Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MĨ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRUUWNGF QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.95 KB, 89 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MỸ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Nước ta có số lượng nghề, làng nghề rất lớn, hình thành và phát triển khắp
cả nước nằm rải rác theo các triền đê và ven các dòng sông lớn và tập trung
đông nhất tại vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với hàng trăm nghề và hàng nghìn làng
nghề lâu đời và nổi tiếng như: Gốm sứ có Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng,
Thổ Hà…; tơ lụa có Vạn Phúc, Vân Phương…; tranh dân gian có Đông Hồ,
Hàng Trống, Kim Hoàng,… Sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam có nết riêng
độc đáo đến mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản
phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra nó nổi tiếng.
Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà
luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Bởi những sản
phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩm
kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những
tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho nền văn hóa xã hội, cho mức phát triển kinh
tế, cho trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của dân tộc. Điều đặc biệt nữa là
các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa như
trong một công xưởng sản xuất mà nó là cả một môi trường văn hóa, kinh tế,
xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ
thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, được thể hiện qua bàn tay,
khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm mang bản sắc
riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả dân tộc Việt Nam. Ở mỗi làng nghề
xưa và nay tự nó đã mang trong mình hai yếu tố cơ bản: Truyền thống văn hóa

1


và truyền thống nghề nghiệp. Hai yếu tố này hòa quyện không tách rời nhau


tạo nên văn hóa làng nghề nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Khi nói đến làng nghề truyền thống nước ta không quên một làng nghề nổi
tiếng đó là: làng gốm Bát Tràng, làng cũng tuân theo bốn quy luật chung về
điều kiện hình thành và phát triển của một làng nghề truyền thống Việt Nam là:
Vị trí địa lý môi trường, kỹ thuật truyền thống, kinh nghiệm lâu đời, trình độ
của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, nhu cầu của người tiêu dùng trên thị
trường. Đồng thời nó cũng mang trong mình hai yếu tố cơ bản của một làng
nghề truyền thống. Trong các dòng sản phẩm của Bát Tràng ta không thể
không kể đến gốm sứ mỹ nghệ. Đây là nhóm sản phẩm được đánh giá là tiềm
năng nhất. Bởi không ở sản phẩm nào lại kết tinh đầy đủ tính nghệ thuật và
đậm chất “Việt Nam” trong đó như vậy. Tại sao không phải gốm sứ gia dụng?
cũng không phải gốm sứ làm đồ thờ cúng? Hay cũng không phải là gốm sứ xây
dựng? Có thể ở cả ba loại sản phẩm gốm sứ này, chỉ cần công nghệ nung, chất
men, thiết kế mới mẻ là đã đủ để cho một sản phẩm được coi là chất lượng rồi.
Như vậy, sản phẩm gốm sứ châu Âu, gốm sứ Trung Quốc làm tốt hơn ở ta.
Nhưng cái đặc biệt ở hàng gốm sứ mỹ nghệ đó tính chất thủ công, sự khéo léo
của cả bàn tay và khối óc trong đó, mà không phải nơi đâu cũng làm được. Hơn
nữa, trong sản phẩm là sự kết tinh cái “hồn” của một dân tộc. Nhìn vào sản
phẩm gốm mỹ nghệ Bát Tràng người ta có thể biết đây là một sản phẩm riêng
có của Việt Nam. Đây cũng là dòng sản phẩm mang lại giá trị xuất khẩu cao
cho các DN làng nghề này. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh
tranh, quảng bá hình ảnh sản phẩm gốm mỹ nghệ của Bát Tràng trên thị trường
quốc tế .
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 vừa qua, sản phẩm
gốm sứ Bát Tràng nói chung, và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng bị ảnh hưởng
không nhỏ. Đã có rất nhiều các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất kinh

2



doanh nhỏ lẻ bị phá sản hoặc rơi vào tình trạng khó khăn. Ảnh ưởng tới phát
triển kinh tế, an sinh xã hội của làng gốm sứ này. Do vậy, việc đưa ra giải pháp
để vực lại sự hưng thịnh của gốm mỹ nghệ Bát Tràng cũng như các sản phẩm
của các làng nghề khác trong giai đoạn hiện nay là một việc làm rất cấp bách.
Cũng chính vì những lý do trên nêu nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng
trên thị trường quốc tế” với mong muốn sẽ đóng góp một phần nào đó cho sự
phát triển của gốm sứ mỹ nghệ Bát tràng, rộng hơn là của cả ngành gốm sứ
cũng như các nghề truyền thống khác của Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung nghiên cứu đề tài là xác lập luận cứ khoa học và thực tiễn
của việc triển khai, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Từ
đó làm cơ sở phân tích, đánh giá về kết quả năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm
sứ mỹ nghệ Bát Tràng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm gốm mỹ nghệ Bát Tràng trên thị trường quốc tế trong bối cảnh
hậu khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của

sản phẩm xuất khẩu nói chung và sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng nói
riêng.
- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ
Bát Tràng xuất khẩu sang các thị trường chủ lực trên thế giới.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng sang thị trường quốc tế trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng xuất khẩu.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình năng lực cạnh tranh sản phẩm
gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng xuất khẩu giai trong đoạn hiện nay (2004 - 2011)
và tầm nhìn đến 2020.
Phạm vi không gian: Tập trung vào các thị trường xuất khẩu chính của sản
phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng. Đơn vị nghiên cứu trọng điểm là các doanh
nghiệp và một số hộ gia đình ở làng gốm Bát Tràng. Do hạn chế về thời gian
và nguồn lực nên đề tài vẫn chưa thể đi sâu vào nghiên cứu từng đối thủ cạnh
tranh trên một số thị trường xuất khẩu. Nên đề tài sẽ đánh giá một cách chung
nhất về các đối thủ cạnh tranh của các quốc gia có giá trị xuất khẩu hàng gốm
sứ mỹ nghệ lớn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Dữ liệu sơ cấp
Đề tài tiến hành thu thập bằng các biện pháp:
- Điều tra xã hội học bằng cách thiết kế mẫu bảng hỏi điều tra các doanh
nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gốm sứ mỹ nghệ ở Bát Tràng.
Về thực trạng xuất khẩu, tình hình cạnh tranh của sản phẩm gốm mỹ nghệ Bát
Tràng trên thị trường quốc tế. Các câu hỏi được thiết kế phần lớn là các câu hỏi
đóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người được hỏi dễ dàng trả lời. Phương pháp
thu thập số liệu chủ yếu là gửi qua gmail, phát phiếu bảng hỏi trực tiếp.
- Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn một số chủ xưởng sản xuất nhỏ để thu
được những đánh giá khách quan hơn.
4.1.2. Dữ liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các nguồn thông tin sau:
- Báo cáo tổng hợp phát triển kinh tế xã hội các năm trên trang web của
tổng cục thống kê.
- Tham khảo thêm sách, báo, tạp chí, giáo trình.

4


- Số liệu thống kê của trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm gốm sứ
xuất khẩu Bát Tràng.
- Số liệu công bố trên các trang web: battrang.info, chogombattrang.vn,
gomsubattrang.com.
4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích định lượng: tiến hành tổng hợp, thống kê, tính
toán, so sánh và lập bảng so sánh.
- Phương pháp định tính: từ kết quả khảo sát thực tế, phỏng vấn nhóm tác
giả đưa ra các nhận định đánh giá, giải thích kết quả.
5. Kết cấu
Trong đề tài nghiên cứu khoa học ngoài phần: Lời cảm ơn; mục lục; danh
mục bảng biểu; danh mục sơ đồ hình vẽ; danh mục từ viết tắt; kết luận; tài liệu
tham khảo; phụ lục, phần nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 4
chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MỸ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MỸ NGHỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
GỐM SỨ MỸ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ MỸ NGHỆ BÁT
TRÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
SẢN PHẨM GỐM MỸ NGHỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Các khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

5


Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh doanh nói riêng có nhiều
cách hiểu khác nhau. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, canh tranh trong kinh
doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ
cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
Theo các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách
cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016” thì có
thể hiểu: cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một
số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị
trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận,
doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa
với ganh đua.
Tóm lại, cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các chủ thể
kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, tiêu dùng...) nhằm giành lấy những vị thế
tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình. Trong cạnh tranh sẽ nảy sinh người mạnh, kẻ yếu hoặc sản phẩm
cạnh tranh mạnh, sản phẩm cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh tranh này được gọi
là năng lực canh tranh.

Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng kiểm soát các lợi thế tương đối
so với đối thủ cạnh tranh. Theo OECD, “năng lực cạnh tranh” được định nghĩa
là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các cơ sở sản xuất
hiệu quả làm cho các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp phát triển bền
vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh là khả năng của một đất
nước trong việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao
và bền vững.

6


Như vậy, có nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh mà ta có thể tổng kết
rằng: năng lực cạnh tranh là tổng thể sức mạnh của một các nhân hoặc tổ
chức nhằm cạnh tranh với đối thủ và đạt được mục tiêu của mình. Năng lực
cạnh tranh được chia thành ba loại: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được
nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay
nói một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần
của sản phẩm đó trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc
vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán,
thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v.....
Từ đó, ta có thể hiểu là: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu là
khả năng sản phẩm đó được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, đáp ứng nhu cầu
khách hàng nước ngoài về chất lượng, giá cả, kiểu dáng, thương hiệu, bao bì,
tính độc đáo hay sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc
tế. Các yếu tố có liên quan đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm:
• Chất lượng sản phẩm: kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc
đáo.

• Chi phí: bao gồm chi phí đầu vào chủ yếu, cơ cấu giá thành, chi phí quản
lý và các chi phí khác.
• Giá bán sản phẩm.
• Khả năng sinh lời trên một sản phẩm.
• Khả năng đổi mới, thay thế sản phẩm.
2. Quan điểm về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
gốm sứ Bát Tràng
2.1. Quan điểm cạnh tranh của P.Kotler.
Theo P.Kotler, công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm là tạo
đặc điểm khác biệt cho sản phẩm Marketing. Đối với những sản phẩm có tiêu
chuẩn hóa cao thì sự cải biến thường nhỏ. Đối với sản phẩm có khả năng tạo ra

7


sự khác biệt thì những yếu tố chủ yếu tạo ra đặc điểm khác biệt cho sản phẩm
gồm: tính chất, chất lượng, độ bền, độ tin cậy, kiểu dáng, dịch vụ kèm theo.
Tính chất là những đặc trưng bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm.
Doanh nghiệp có thể sáng tạo ra những mẫu sản phẩm phụ bằng cách bổ sung
thêm tính chất cho sản phẩm. Các tính chất là một công cụ cạnh tranh tạo ra sự
khác biệt cho sản phẩm một cách hiệu quả.
Chất lượng sản phẩm được xem xét bao gồm chất lượng công dụng và chất
lượng đồng đều. Chất lượng công dụng là mức độ hoạt động theo những tính
năng chủ yếu của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ trả nhiều tiền hơn cho những
sản phẩm có công dụng nhiều hơn. Chất lượng đồng đều là mức độ thiết kế và
tính năng của một sản phẩm gần với tiêu chuân mục tiêu. Nó phản ánh các đơn
vị sản phẩm khác nhau được làm ra đồng đều và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Độ bền là mức độ, tuổi thọ mà sản phẩm có thể duy trì. Người mua sẽ trả
nhiều tiền hơn cho sản phẩm có độ bền lâu hơn. Tuy nhiên điều này phải được
thực tế thẩm định.

Độ tin cậy là số đo xác suất để sản phẩm đó không bị hư hỏng trong một
thời kỳ nhất định. Người mua cũng sẽ sẵn sàng trả thêm tiền nếu độ tin cậy cao
hơn.
Kiểu dáng là hình thức, dáng vẻ bên ngoài mà người mua cảm nhận được.
Kiểu dáng tạo sự khác biệt, khó bắt chước, là bao bì đập vào mắt người mua
đầu tiên, làm cho người mua chú ý hay bỏ qua sản phẩm.
Dịch vụ kèm theo là các dịch vụ đi kèm sản phẩm làm tăng thêm mức độ
thỏa mãn của khách hàng như: dịch vụ giao hàng tận nơi, dịch vụ tư vấn...Các
dịch vụ kèm thao thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ khách hàng của mình, từ đó
giúp sản phẩm cạnh tranh tốt hơn.
2.2. Những nội dung cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm
sứ mỹ nghệ Bát Tràng xuất khẩu.

8


2.2.1.

Chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là mức độ các đặc tính của sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu. Trong các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, có những chỉ tiêu quan trọng
như chỉ tiêu về công dụng, về thẩm mỹ, về kinh tế …Thông thường, chất lượng
sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn vào quá trình nghiên cứu, thiết kế, tạo sản phẩm,
yếu tố con người, công nghệ sản xuất…
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng đối với sản phẩm gốm sứ mỹ
nghệ Bát Tràng. Đó là lực lượng lao động ở làng nghề mà chủ yếu là các nghệ
nhân. Các nghệ nhân là người sáng tạo ra sản phẩm, quyết định chất lượng sản
phẩm từ thiết kế, hình dáng cho đến hoa văn trang trí...
Công nghệ sản xuất: cùng một sản phẩm có nhiều phương pháp sản xuất

khác nhau. Công nghệ càng hiện đại thì hiệu quả càng cao, góp phẩn tăng năng
suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm…Tuy nhiên, đối với sản phẩm gốm sứ
mỹ nghệ thì nhận xét trên lại trở nên thiếu chính xác. Đặc điểm của gốm sứ mỹ
nghệ nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ nói chung là các sản phẩm được sáng
tạo bằng phương pháp thủ công theo sự tinh tế, khéo léo, tinh xảo và điêu
luyện của người thợ. Vì vậy, các sản phẩm này là sự kết tinh các đặc điểm văn
hóa truyền thống của làng nghề nên có tính độc đáo, khác hẳn với các sản
phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc. Yếu tố công nghệ
sản xuất ở đây được xét trên góc độ góp phần cải thiện môi trường làng nghề,
giảm ô nhiễm môi trường mà hiệu quả làm việc, chất lượng của gốm nung vẫn
được đảm bảo.
Như vậy, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra năng
lực cạnh tranh của sản phẩm trong thời kỳ nền kinh tế phát triển. Chất lượng
sản phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường, tăng doanh thu,
mở rộng quy mô sản xuất. Còn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đây không phải

9


là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mặc
dù vẫn đem lại các lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
2.2.2.

Giá thành sản phẩm.

Trong thời kỳ suy thoái của nền kinh tế, giá cả trở thành phương thức cạnh
tranh hiệu quả và là yếu tố quan trọng nhất tạo ra năng lực cạnh tranh của sản
phẩm. Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật khiến cho sản phẩm của
các doanh nghiệp trở nên tương đồng, khả năng thay thế cao hơn thì cạnh tranh
về giá cả lại trở nên cần thiết hơn. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị

sản phẩm mà người bán dự tính có thể nhận được thông qua việc mua bán trên
thị trường. Giá cả có vai trò rất quan trọng, nó nằm trong khâu cuối cùng của
hoạt động lưu thông của doanh nghiệp sản xuất, đối với người tiêu dùng, nó là
yếu tố quyết định xem nên mua hay không mua sản phẩm. Cạnh tranh về giá
được hình thành qua việc lựa chọn các chính sách giá sau:
- Chính sách định giá thấp: là định giá sản phẩm thấp hơn giá thị trường
để thu hút khách hàng, từ đó, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận, giúp
doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường cũ, thâm nhập thị trường mới.
- Chính sách định giá ngang bằng giá thị trường: chính sách này giúp
doanh nghiệp giữ khách hàng. Đồng thời, khi doanh nghiệp thực hiện chính
sách giá thấp sẽ vẫn thu được lợi nhuân nhờ tăng sản lượng tiêu thụ.
- Chính sách định giá cao: định giá sản phẩm cao hơn giá thị trường.
Chính sách này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền hoặc
là chất lượng sản phẩm vượt trội. Với chính sách này, doanh nghiệp thu được
lợi nhuận siêu ngạch.
Để định giá sản phẩm, doanh nghiệp cần dựa trên các yếu tố sau: chi phí
sản xuất, lợi nhuận mục tiêu, mức giá hiện hành, giá trị nhận thức được. Ngoài
việc lựa chọn chính sách giá trên, doanh nghiệp cần xem xét và bổ sung thêm
các hoạt động khác như: giảm giá, chiết khấu thương mại,... để thu hút khách

10


hàng. Để thực hiện các chính sách về giá, doanh nghiệp cần đổi mới sản xuất,
khai thác lợi thế theo quy mô để giảm chi phí sản xuất, từ đó, giảm giá thành
sản phẩm.
2.2.3.

Thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm.
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu


là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hoặc
dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi một cá nhân hoặc một tổ chức.
Cũng theo WIPO, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Một nhãn hiệu đạt được mức độ
nhận biết nhất định khi có lượng cảm thụ về sự khác biệt, ấn tượng, liên kết
phong phú. Nhãn hiệu tạo ra lợi thế hình ảnh trên thị trường.
Nhãn hiệu được chia thành nhãn hiệu nhận biết rộng rãi và nhãn hiệu
chỉ có năng lực gợi nhớ. Nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn khả năng
xâm nhập thị trường của các thương hiệu trùng lặp. Đây là nhân tố góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu khi sản phẩm xuất khẩu
có nhãn hiệu đảm bảo dễ nhận biết, có màu sắc, kiếu dáng đặc trưng, hình ảnh
chữ viết phù hợp với thị trường.
Trong khi đó, một thương hiệu tốt sẽ giúp phổ biến sản phẩm trên thị
trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng. Nó tác động đễn tâm
lý và quyết định mua của khách hàng.
2.2.4.

Dịch vụ kèm theo.
Trong trường hợp khó tạo ra lợi thế về giá, chất lượng, thương hiệu thì

dịch vụ trở thành yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Các dịch
vụ kèm theo gồm: dịch vụ phân phối, dịch vụ xúc tiến và truyền thông, dịch vụ
trước và sau bán, dịch vụ tín dụng. Ở đây, chúng ta xem xét một số loại hình
dịch vụ phổ biến sau:

11


Dịch vụ phân phối: phân phối là khâu quan trọng, quyết định sự đúng

đắn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, là khâu liên kết doanh
nghiệp với khách hàng.dịch vụ phân phối tốt giúp sản phẩm tiếp cận thị trường
và có chỗ đứng trên thị trường. Dịch vụ phân phối được thể hiện qua các nội
dung chủ yếu sau: khả năng đa dạng hóa các kênh phân phối; tìm kênh phân
phối thích hợp; hệ thống bán hàng phong phú; khả năng hợp tác giữa các người
bán trên thị trường.
Dịch vụ xúc tiến và truyền thông gồm 5 thành tố: quảng cáo, xúc tiến
bán, tuyên truyền, bán hàng cá nhân và quan hệ công chúng. Được phối hợp để
doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình về sản phẩm như: tăng cường
hình ảnh so với đổi thủ cạnh tranh; thông tin, giáo dục, tác động tới hành vi
tiêu dùng của khách hàng qua đó góp phần mở rộng thị trường, tăng doanh thu.
Nói về dịch vụ trước và sau bán, chúng ta tập trung vào việc thực hiện:
trong khi bán cần có thái độ niềm nở và chân thành với khách hàng, sau khi
bán cần theo dõi khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào. Dịch vụ bảo hành
sản phẩm là một dịch vụ quan trọng sau bán, nó giúp khách hàng yên tâm sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo cho các khách hàng sự cố thuộc
về bản thân sản phẩm sẽ được khắc phục nhanh chóng vả hiệu quả, từ đó giúp
doanh nghiệp củng cố niềm tin về sản phẩm, về doanh nghiệp.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm
gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng trên thị trường quốc tế
3.1. Môi trường quốc tế.
Các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Bát Tràng chủ yếu được tiêu thụ trên
các thị trường xuất khẩu. Chính bởi vậy nên môi trường quốc tế đã tác động lên
năng lực cạnh tranh của sản phẩm này một cách trực tiếp và gián tiếp.
3.1.1.

Môi trường kinh tế quốc tế.

12



Đây là một trong những yếu tố quan trọng cần xét tới. Các yếu tố thuộc
môi trường kinh tế thế giới như sự biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh; tỷ
lệ tăng trưởng, lạm phát chung; tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới; giá cả của
một số mặt hàng thiết yếu; sự hội nhập liên kết; các rào cản thương mại; chính
sách ngoại thương…dù ít hay nhiều tác động tới tới năng lực cạnh tranh của
sản phẩm. Đặc biệt là chưa bao giờ câu chuyện hội nhập kinh tế thế giới, tự do
hóa thương mại lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Khi Việt Nam càng hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sự chi phối này diễn ra cành mạnh mẽ.
Trong giai đoạn 2000 – 2007: nền kinh tế gặp rất nhiều thuận lợi và đạt
được những bước phát triển, tăng trưởng cao. Thị trường gốm sứ mỹ nghệ của
Bát Tràng không ngừng mở rộng. Đặc biệt là giai đoạn 2004 – 2007 được coi
là giai đoạn “hóa rồng”của gốm sứ nói chung và gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng
nói riêng. Nhu cầu tiêu dùng, trang trí tăng cao khiến cho khách hàng nước
ngoài liên tục ký kết đơn đặt hàng với sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Bát
Tràng.
Đến giai đoạn 2008 -2009 vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã
ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng. Do kinh tế
khó khăn, thu nhập giảm, đồng đola liên tục mất giá nên nhu cầu về những mặt
hàng không thiết yếu nhanh chóng sụt giảm mạnh, trong đó có sản phẩm gốm
mỹ nghệ Bát Tràng nói riêng và gốm sứ Việt Nam nói chung. Các bạn hàng
nước ngoài liên tục hủy các đơn đặt hàng, hạn chế đặt hàng, và thay đổi tiêu
chí lựa chọn sản phẩm. Chỉ giữ lại và chọn những đơn đặt hàng có giá thành rẻ,
chất lượng ở mức độ trung bình. Vì vậy chỉ những sản phẩm thực sự cạnh tranh
mới tồn tại được.
Trong thời gian tới, khi bức tranh nền kinh tế thế giới có nhiều khởi sắc có
thể sẽ mang đến nhiều cơ hội cho sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng.

13



Việc Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006, đầu năm 2007 và các diễn
đàn, tổ chức kinh tế khác cùng các cam kết mở cửa của ta vừa mang đến các cơ
hội lại vừa tạo ra các nguy cơ cho sản phẩm gốm mỹ nghệ Bát Tràng. Tự do
hóa thương mại sẽ diễn ra sâu rộng hơn, làm cho sản phẩm của Bát Tràng có
cơ hội thâm nhập nhiều hơn vào thị các nước khác, và sự cạnh tranh giữa các
đối thủ cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn.
3.1.2.

Môi trường luật pháp và chính trị quốc tế

Đã là kinh doanh trên thị trường quốc tế thì không những chịu bị chi phối
bởi các luật lệ nước mình mà còn bị dẫn dắt, tác động của các thông lệ, quy tắc,
luật pháp quốc tế và các nước đối tác. Việc không hiểu rõ luật pháp quốc tế sẽ
gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh sản phẩm. Các hàng
rào phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sức khỏe khi sử dụng sản
phẩm, mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm đối với môi trường xung quanh…
cũng là vấn đề rất đáng phải quan tâm, được quy định rõ trong các văn bản luật
của các quốc gia. Hơn nữa để tránh khỏi rắc rối và thiệt thòi trong các vấn đề ví
dụ như việc thanh toán, bảo hiểm, vi phạm luật chống bán phá giá, chống trợ
cấp, các nước đối tác áp dụng biện pháp tự vệ đối kháng… phải hiểu rõ các
thông lệ và luật pháp quốc tế.
Tình hình chính tri xã hội ở các nước đối tác cũng cần phải quan tâm. Nếu
một quốc gia luôn chịu những tác động của bất ổn chính trị sẽ có thể dẫn tới
cản trở việc thâm nhập thị trường của sản phẩm.
3.1.3.

Môi trường văn hóa, xã hội quốc tế

Các sản phẩm xuất khẩu được tiêu dùng ở trường ngoài nước nên chịu sự

ảnh hưởng của tập quán và văn hóa tiêu dùng của khách hàng quốc tế. Sản
phẩm sẽ không có năng lực cạnh tranh tốt khi không đáp ứng được yêu cầu và
sự thỏa mãn của khách hàng ở thị trường nước ngoài nào đó. Vì vậy, muốn

14


nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì phải hiểu được nhu cầu
của khách hàng quốc tế.
Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ định hướng cách ứng xử khác nhau cho các
thành viên trong cộng đồng mình và tạo ra các nhu cầu khác nhau. Không thể
mang các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ mang truyền thống của châu Âu sang áp
đặt cho các thị trường châu Á. Cũng không thể mang các sản phẩm chứa đựng
văn hóa của đạo phật sang bán cho các quốc gia theo đạo Hồi hay đạo thiên
chúa. Tập quán tiêu dùng của khách hàng quốc tế tác động không nhỏ tới năng
lực cạnh tranh của mỗi loại sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh của mình. Điều
đó có nghĩa là, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chúng ta bên
cạnh việc tiêu chuẩn hóa ở các thị trường có nét tương đồng về văn hóa thì phải
thích nghi hóa sản phẩm ở các thị trường có sự khác biệt lớn về văn hóa. Các
DN phải tiến hành nghiên cứu thị trường một cách tổng cụ thể trước khi xâm
nhập vào một thị trường mới nào đó.
3.1.4.

Môi trường khoa học - công nghệ quốc tế.

Với tốc độ phát triển chóng mặt hiện nay, khoa học công nghệ là một trong
những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một sản phẩm trên thị
trường. Nếu trên thế giới xuất hiện những công nghệ sản xuất và xúc tiến hiện
đại mà DN chưa kịp nắm bắt và ứng dụng công nghệ đó thì sản phẩm sản xuất
ra sẽ không cạnh tranh được so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nước

ngoài. Công nghệ cũ, lạc hậu thường khiến cho chi phí sản xuất cao, chất lượng
thấp và mẫu mã hạn hẹp. Đẩy nhanh giai đoạn suy thoái của sản phẩm trên thị
trường.
3.2. Môi trường quốc dân.
Cũng như môi trường quốc tế, môi trường quốc dân là một môi trường bên
ngoài của DN làng nghề. Việc biến động của bất kỳ yếu tố nào đểu tác động tới
năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

15


3.2.1.

Môi trường kinh tế.

Các yếu tố thuộc một trường kinh tế của Việt Nam cần xét đến như tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất…
Xét về phương diện kinh tế Việt Nam là một nước đang phát triển, đang
trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những
năm gần đây, Việt Nam đã có những bước nhảy vọt về kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng hàng năm đều ở mức cao. Tuy nhiên, sau tác động của khủng hoảng
kinh tế 2008 – 2009 nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn. Hiện
nay đang là sự căng thẳng về tỷ lệ lãi suất, áp lực lam phát tăng cao. Ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Đăc biệt là các DN họ
kinh doanh nhỏ lẻ trong đó có làng nghề gốm Bát Tràng. Thực tế đã có nhiều
DN phá sản, số còn lại thì đang sản xuất và kinh doanh cầm chừng. Các Dn và
hộ kinh doanh đang rất khó khăn trong việc đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản
xuất, tăng cường xúc tiến thương mại,… nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi
là rất khó khăn…
3.2.2.


Môi trường chính trị, pháp luật.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
của sản phẩm xuất khẩu. Nhìn chung, trong những năm qua Việt Nam đều có
quan hệ tốt đẹp với các quốc gia mà ta đã đặt quan hệ ngoại giao. Các hoạt
động chính trị, pháp luật của Việt Nam khá ổn định và thông thoáng. Nhà nước
luôn tạo điều kiện cho các DN và hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ có quyền bình
đẳng trong kinh doanh. Hơn nữa, cũng tạo điều kiện cho các đối tác nhập khẩu
của Việt Nam trong vấn đề thủ tục và giấy phép. Điều đó đã đặt nền móng cho
quan hệ thương mại song phương và đa phương. Điều đó đã giúp thúc đẩy sản
phẩm gốm sứ mỹ nghệ.
3.2.3.

Môi trường khoa học - kỹ thuật.

16


Khoa học - kỹ thuật là một nhân tố không thể thiếu trong số các nhân tố tác
động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua tác động tới chất lượng,
chi phí sản xuất, và vòng đời của sản phẩm sản phẩm quốc tế. Trong những
năm gần đây, vấn đề khoa học – công nghệ đã được nhà nước có những quan
tâm đúng mức. Không ngừng hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN được tiếp cận khoa
họa kỹ thuật bằng việc tổ chức các triển lãm, hội trợ về khoa học công nghệ,
ngoài ra còn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ.
3.3. Môi trường bên trong các DN và hộ kinh doanh của làng nghề Bát Tràng.
3.3.1.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của sản

phẩm đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vì cái quan trọng tạo ra sự
khác biệt và giá trị sản phẩm là sự khéo léo, sáng tạo của nghệ nhân. Cũng
chính nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao, nhạy bén với sự thay đổi
của môi trường, hiểu biết luật pháp và thị trường quốc tế sẽ có khả năng quản
lý, phát triển hoạt động kinh doanh của làng nghề. Muốn có được nguồn nhân
lực chất lượng cao, các DN làng nghề phải tiến hành đào tạo để nâng cao tay
nghề hơn nữa.
3.3.2.

Nguồn lực về tài chính

Tài chính là một nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm. Nếu một DN có năng lực tài chính tốt sẽ có điều kiện
nâng cao chất lượng lao động, đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển thị
trường từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các DN nước
ngoài. Nhưng điều xảy ra ngược lại với một DN đang gặp khó khăn về mặt tài
chính. Điều đó sẽ hạn chế khả năng phát triển của DN, có thể khiến DN lâm
vào tình trạng phá sản. Nếu nguồn lực tài chính của DN lại chủ yếu phụ thuộc
vào vốn vay, quy mô sản xuất manh mún thì rất dễ bị tác động của môi trường
bên ngoài khi nền kinh tế gặp khó khăn. Các DN và hộ gia đình ở làng nghề

17


Bát Tràng hiện nay chủ yếu có số vốn đầu tư thấp, nếu muốn mở rộng kinh
doanh thì lại phải vay vốn. Trong tình trạng lãi suất cao và thị trường đầu ra
đang gặp khó khăn như hiện nay thi đó là thách thức cho các DN.
3.3.3.

Trình độ tổ chức quản lý.


Trình độ quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị,
bầu không khí và đặc biệt là nề nếp, văn hóa của DN. Một DN muốn phát triển
thì phải có bộ máy có trình độ quản lý cao. Sẽ dẫn dắt DN đạt được mục tiêu
và luôn đi đúng hướng của nó bằng việc đưa ra các chiến lược phát triển cho
DN. Tổ chức bộ máy nhân lực, tổ chức sản xuất, tổ chức các hoạt động
Marketing… Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm các
DN cần chú trọng tới việc nâng cao trình độ tổ chức quản lý DN.
3.3.4.

Nguồn lực về khoa học công nghệ.

Trình độ khoa học công nghệ, máy móc, dây chuyền sản xuất của DN làm
lên năng lực cạnh tranh của sản phẩm của DN. Nếu một DN sở hữu một dây
chuyền, máy móc sản xuất tiên tiến thì sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng hơn, giá
thành thấp hơn, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã hơn so với các đối thủ cạnh
tranh của mình thì sản phẩm đó sẽ có ưu thế hơn. Nhất là đối với sản phẩm
gốm sứ.

CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỐM SỨ
MỸ NGHỆ BÁT TRÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Giới thiệu chung về làng gốm Bát Tràng
1.1. Đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển
Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giao Cao thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội. Trước năm 1945, Bát Tràng và Giao Cao là hai xã riêng biệt. Thời hậu

18


Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang

thời nhà Nguyễn, năm 1922 trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Kinh, năm 1931
đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia
Lâm, phủ Thuận An.
Bát Tràng nằm ở tả ngọn dòng sông Hồng, từ Hà Nội, có thể theo đường thủy
từ bến Chương Dương, xuôi sông Hồng đến Bát Tràng, hay cũng có thể qua
cầu đường bộ qua cầu Chương Dương rồi theo đê tả sông Hồng đến dốc Giang
Cao rẽ xuống Bát Tràng khoảng 15km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải 1 km
sẽ tới trung tâm làng cổ Bát Tràng.
Có rất nhiều giả thiết khác nhau về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng. Theo
kí ức và tục lệ dân gian thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và
lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội
của làng. Có ý kiến cho rằng, năm 1010 khi mà nhà vua Lý Thái tổ dời đô từ
Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì dòng họ Nguyễn
Ninh Tràng từ Trường Vĩnh Ninh (Ninh Bình) đã cùng theo về để sản xuất loại
gạch Vĩnh Ninh Trường phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh thành mới.
Bạch Thổ Phường (phường đất sét trắng) là tên gọi đầu tiên của làng gốm Bát
Tràng vào thời kì sơ khai, hiện nay đình Bát Tràng còn lưu giữ bức hoành phi
“Bạch thổ danh sơn” ghi dấu mốc son này. Nếu tính từ cái mốc dòng họ
Nguyễn Ninh Tràng di cư ra đất Bát Tràng ngày nay thì làng Bát Tràng đã có
khoảng 1000 năm lịch sử.
Một giả thuyết khác cho rằng, vào thời Lý có 3 vị Thái học sinh là Hứa Vĩnh
Kiều, Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn
tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (nay là Triều châu –
Quảng Đông – Trung Quốc) gặp phải bão nghỉ lại. Ở đây có là gốm nổi tiếng,
ba ông đến học được một số kĩ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê
hương, Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến

19



truyền cho Thổ Hà (Việt Yên – Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu
Phong Tú truyền cho Phù Lãng (Quế Võ – Bắc Ninh) nước men màu đỏ vàng
thẫm. Câu chuyện này cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít
nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy thì nghề gốm đã ở Bát Tràng đã có từ
thời Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
Tương truyền, gần 6 thế kỉ trước, có một nghệ nhân cao tuổi râu tóc đã bạc
trắng, từ làng Bồ Bát (Thanh Hóa) đến Bát Tràng hành nghề rồi truyền lại nghề
gốm bàn xoay cho làng. Gọi là gốm bàn xoay bởi cách nặn, chuốt đồ gốm trên
một cái mâm luôn luôn được đạp cho quay tròn. Câu chuyện về nghệ nhân tóc
bạc trắng này chỉ là truyền khẩu.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của 3 nhân vật
trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Theo sử biên niên có thể xem
thế kỉ 14 – 15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng:
Đại Việt sử kí toàn thư chép “Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thứ 12 (1352)
mùa thu tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập.
Khoái Châu, Hồng Châu và thuận An bị hại nhất”. (Xã Bát là xã Bát Tràng, xã
Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông nhị - sông Hồng ngày
nay).
Cũng theo Đại việt sử kí toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc nam chinh,
đoàn chiến thuyền của vua Trần Huệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo
sông Nhị Hà đi qua bến sông xã Bát tức sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén” và còn
có đoạn “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang.
Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải
thâm…”

20


Cái tên Bát Tràng được xuất hiện lần đầu tiên đầy đủ và chính xác như ngày

nay trong tác phẩm “Dư địa chí của Nguyễn Trãi” vào thế kỉ 15. Cái tên này là
ghi chép của hai từ Ninh Tràng và Bồ Bát.
Cùng với sự ra đời của làng là sự ra đời của nghề gốm sứ. Từ xưa, dân Bát
Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ với việc khai thác 72 gò đất
trắng của phường Bạch Thổ.
Đến cuối thời Lê nguồn đất sét để làm đồ gốm đã cạn, người Bát Tràng phải
mua đất từ làng Cổ Điển bên Vĩnh phú hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh.
Hàng gốm Bát Tràng thời kì đầu là gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang gốm
đàn. Gốm đàn là loại gốm “xương” đỏ, miệng loe, mỏng và thấp.
Hiện nay Bát Tràng vẫn sử dụng đất của vùng dâu canh nhưng đồng thời họ
cũng sử dụng cả đất cao lanh Lạc Tử, đất sét trắng Hổ Lao và Trúc Thôn
(Đông Triều – quảng Ninh) để sản xuất đồ sành trắng.
Thế kỉ 15-16: Chính sách của nhà Mạc trong thời kì này với công thương
nghiệp rất cởi mở, không ức thương như trước nên kinh tế hàng hóa có điều
kiện phát triển thuận lợi, nhờ đó mà sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông
rộng rãi. Sản phẩm gốm Bát Tràng thờ kì này nhiều sản phẩm có minh văn ghi
rõ năm chế tạo, tạo tên người đặt hàng và tên người mua hàng. Sản phẩm đã có
mặt rộng khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Thế kỉ 16 -17: Sau các cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ 15, nhiều nước phát
triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Hàng loạt các công ty được thành
lập, hoạt động mậu dịch Đông Nam Á phát triển rất sôi động. Trong khi đó ở
Trung Quốc nhà Minh chủ trương bế quan tỏa cảng tạo điều kiện cho gốm Bát
Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á và Nhật Bản. Thế kỉ 15- 17 là
giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm sứ xuất khẩu Việt Nam
với hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu (Nam SáchHải Dương). Với hai đô thị, hai trung tâm mậu dịch lớn ở đàng ngoài là Thăng

21


Long và Phố Hiến (Hưng Yên), sản phẩm gốm Bát Tràng đã có mặt tại nhiều

nước trong khu vực và trên thế giới.
Cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18: Việc buôn bán và xuất khẩu gốm sứ Việt Nam
bị giảm sút nhanh chóng do lúc này triều Thanh (Trung Quốc) đã bãi bỏ chính
sách bế quan tỏa cảng, buôn bán với nước ngoài, nên gốm sứ của nước ta nói
chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng phải cạnh tranh khốc liệt với đồ gốm
Trung quốc.
Thế kỉ 18 – 19: Thời kì này chính quyền Trịnh, Nguyễn thực hiện chính sách
hạn chế ngoại thương làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam bị
giảm sút trong đó có các mặt hàng gốm sứ. Điều này đã khiến cho một số làng
nghề gốm bị gián đoạn sản xuất như làng gốm Chu Đậu, gốm Bát Tràng tuy
cũng bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được sức sống lâu bền bởi nhờ một thị
trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với các đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí,
gạch xây. Và làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền
thống có tiếng trong nước.
Từ thế kỉ 19 đến nay: Trong thời pháp thuộc, các là gốm Bát Tràng tuy bị một
số xí nghiệp gốm sứ và hàng nhập ngoại cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được
hoạt động bình thường.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tại Bát Tràng một loạt các xí nghiệp,
các hợp tác xã gốm sứ được thành lập như: Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng, xí
nghiệp X51, HTX Hợp Thành… các cơ sở này cung cấp những mặt hàng tiêu
dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Với các
nghệ nhân nổi tiếng như: Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Tấn…
Sau năm 1986 làng gốm sứ Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh
tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển sang thành các công
ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn tốn tại nhiều tổ sản

22


xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Và nơi đây trở

thành trung tâm gốm lớn của cả nước.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài
mặt hàng truyền thống, các lò gốm còn sản xuất nhiều sản mới đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước cũng như các đơn đặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm gốm
Bát Tràng có mặt tại nhiều nước trên thế giới từ Á sang Âu.
Cùng với biến thiên của lịch sử, Bát Tràng đã trải qua nhiều tên gọi khác
nhau, duy có một điều dường như bất biến: Nghề gốm của Bát Tràng không
ngừng phát triển, chất lượng kiểu dáng mẫu mã không ngừng được cải thiện
nâng cao. Trong quá trình phát triển nghề gốm Bát Tràng có sự giao lưu, tiếp
nhận một số ảnh thưởng của gốm sứ Trung Quốc.
Từ đời này sang đời khác, những người thợ gốm cứ lặp đi lặp lại quy trình kĩ
thuật sản xuất: chọn, xử lý, pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn trang trí, phủ
men và cuối cùng là nung sản phẩm. Ở Bát Tràng cũng như các làng nghề gốm
khác, quy trình đã được đúc kết thành phong cách truyền thống riêng. Người
Bát Tràng lưu truyền một quan niệm quý báu được đúc kết thành câu:
“Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”
Vậy là đồ gốm được coi như một cơ thể sống hài hòa trong tự nhiên. Theo tư
tưởng, triết lý phương Đông trong đó có các tổng hòa giữa các yếu tố của ngũ
hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – thổ. Sự phát triển của nghề gốm ở đây luôn
luôn được xem như mối quan hệ bền vững của ngũ hành. Điều đó được thể
hiện rõ ngay trong từng công đoạn sản xuất cũng như toàn bộ quy trình công
nghệ gốm.
Những thành tựu sáng chế đặc sắc nhất trong lịch sử nghề gốm sứ Việt Nam
phần lớn đều xuất hiện từ Bát Tràng, hoặc được thợ gốm Bát Tràng thử nghiệm
rồi sản xuất hàng loạt. Những loại gốm quý và độc đáo nhất nước ta, nổi tiếng
trong và ngoài nước, đó là: Gốm men ngọc thời Lý, gốm men nâu hay gốm

23



men nâu cuối Trần đầu Lê, gốm men rạn thời Lê – Trịnh, gốm men trắng ngà
thế kỉ 17 – 19.
Nhiều sản phẩm gốm men ngọc, men rạn, men hoa lam của thợ gốm Bát
Tràng rất hoàn mỹ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật gốm Việt
Nam. Nhưng đáng tiếc một thời gian khá dài gốm men ngọc đã bị thất truyền,
mãi đến những năm gần đây cố họa sĩ lão thành Nguyễn Văn Y và một số thợ
gốm Bát Tràng đã khôi phục được công nghệ làm men ngọc cổ.
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng gồm có:
• Đồ gốm sứ gia dụng các loại bát, đĩa, chậu hao, âu, thạp, ang, khay trà,
ấm,điếu, bình vôi, nậm rượu, bình, lọ, chóe, hũ.
• Đồ gốm sứ dung làm đồ thờ: gồm các loại chân đèn, chân nến, lư
hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm.
• Đồ gốm sứ trang trí (gốm mỹ nghệ): gồm tranh gốm, đèn gốm sứ, đĩa
trang trí, tượng gốm sứ, chậu hoa lọ hoa nghệ thuật.
• Đồ gốm sứ xây dựng: nổi tiếng với gạch Bát Tràng cổ, gạch hoa kính
hiện đại, các loại ngói như ngói lưu ly, ngói mũi hài, ngói ồng…
Bát Tràng hiện nay song song phát triển sản xuất hai chủng loại gốm lớn:
Gốm giả cổ và gốm bằng chất liệu, phương pháp cổ truyền; gốm hiện đại gần
gũi với kỹ thuật đồ sứ.
Gốm bát tràng có 5 dòng men đặc trưng thể hiện qua mỗi thời kì khác nhau
để tạo nên những dòng sản phẩm đặc trưng khác nhau. Trên sản phẩm người
thợ không chỉ tạo dáng uyển chuyển mà còn trang trí rồng uốn khúc, đắp nổi
những hoa lá tinh tế, những đồ án hoa văn khắc chìm trổ thủng rất sinh động tế
nhị như đồ ren bằng tơ sợi muôn màu.
1.2. Các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ chủ lực của Bát Tràng
1.2.1. Đồ gốm trang trí
 Trang trí nội thất
Gốm sứ trang trí nội thất của Bát Tràng gồm rất nhiều chủng loại khác nhau
- Lọ hoa: gồm lọ hoa trang trí, lọ hoa sơn mài, lọ hoa men kết tinh, lọ lục


24


bình giả cổ…
- Đĩa trang trí: Thường được dùng để trang trí riêng hoặc kết hợp trang trí
với một số đồ nội thất khác. Chủ yếu để trưng bày trong tủ, giá, kệ; hoặc ghép
lên tường,...
- Tranh gốm sứ: Phần lớn với cảnh đồng quê, ao sen, hay mô phỏng theo
tranh dân gian… Thích hợp với treo trên tường, tạo một không gian thanh bình,
cổ điển.
- Đèn gốm: Với nhiều hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau. Ánh đèn
phản chiều màu men, nên cho những tia ánh sáng dịu. Thích hợp trang trí trong
phòng ngủ, phòng ăn. Thường cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn làm đèn
trang trí.
 Trang trí ngoại thất.
- Gồm tranh gốm khổ lớn, tranh ốp tường, chậu hoa cỡ lớn. Với kích thước
lớn, sản phẩm như được tạo trực tiếp trên nền tường. Đặc biệt, với những bức
tranh họa tiết đồng quê, mang đến một cảm giác dân giã, quen thuộc, yên bình.
Các sản phẩm này đang được rất ưa chuộng hiện nay.
- Tượng men sứ giả cổ: đây là loại tượng sử dụng lớp men tráng là men
rạng, một loại men truyền thống của Bát Tràng. Sauk hi nung sản phẩm trở nên
cũ kỹ như đã từng trải qua khoảng thời gian dài cả trăm năm. Trên lớp men
xuất hiện lớp hoa văn rạn như mạng nhện, đều, đẹp và hết sức tự nhiên.
- Tượng gốm, sứ trang trí sân vườn: gồm tượng gốm, tranh gốm sứ non
bộ,…
1.2.2.

Đồ gốm sứ lưu niệm

Gồm các loại vòng cổ, vòng tay, tượng gốm nhỏ,…

1.3. Các thị trường xuất khẩu chính
Những năm đầu thập niên 90, gốm sứ Bát Tràng được xuất sang thị trường
Angieria. Mặt hàng xuất khẩu chính trong thời kỳ này là gốm sứ mỹ nghệ và
dân dụng như hộp phấn, lọ hoa ... với các loại hoa văn tinh xảo. Kế đó là thị
trường Đài Loan. Lúc đầu là các loại bát hoa, chậu hoa để bàn nhỏ xinh, sau đó
là các loại chậu hoa, ống dù cỡ lớn. Từ năm 1997 trở lại đây, song song với các

25


×