Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

DỆT MAY VIỆT NAM THÒI KÌ SUY THOÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 141 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................4
Chương 1..................................................................................................................................8
SUY THOÁI KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI...........................8
Chương 2................................................................................................................................36
THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ SUY THOÁI.....................................36
............................................................................................................................................52
Chương 3................................................................................................................................64
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ SUY THOÁI..............................64
3.1.2. Chiến lược phát triển của ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020.....................68
KẾT LUẬN..............................................................................................................................109
PHỤ LỤC................................................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................137


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ACFTA
ADB
AFF
ASEAN
CAGR
DOANH
NGHIệP
EU
FED
GDP
ISO 14000


ISO 9000
SA 8000
SAFSA
TTCK
VINATEX
VITAS
Việt Nam
WTO

Nội dung
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
Ngân hàng phát triển Châu Á
Liên đoàn Thời trang Châu Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tỷ lệ tăng trưởng cộng dồn
Doanh nghiệp
Liên minh Châu Âu
Cục dự trữ liên bang Mỹ
Tổng sản phẩm quốc nội
Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường
Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội
Chuỗi cung ứng Dệt may ASEAN
Thị trường chứng khoán
Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Việt Nam
Tổ chức thương mại quốc tế

DANH MỤC HÌNH

Hình số
Nội dung
1.1
Sơ đồ chu kỳ kinh tế

Trang
11


1.2
1.3

Suy thoái hình chữ V (suy thoái kinh tế Mỹ năm 1953)
Suy thoái hình chữ U (suy thoái kinh tế Mỹ 1973

14
14

1.4

-1975)
Suy thoái hình chữ W (suy thoái kinh tế Mỹ đầu thập

15

1.5
2.1

niên 1980)
Suy thoái hình chữ L (Thập kỷ mất mát Nhật Bản)

Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam trong những

15
39

2.2
2.3

năm gần đây
Tỉ giá hối đoái so với đồng đôla Mĩ năm 2011
Tăng trưởng chỉ số chứng khoán của một số nước năm

40
42

2.4

2011
Số dự án và vốn đầu tư FDI vào ngành Dệt may giai

47

2.5

đoạn 1988 – 2008
Cơ cấu nhập khẩu đẩu vào của ngành Dệt may 2007 -

52

2.6

2.7
2.8
3.1

2011
Tình hình nhập khẩu bông qua các tháng
Mức lương bình quân theo ngành
Xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam qua các năm
Tiêu dùng cho may mặc thị trường nội địa Việt Nam

53
57
60
95

DANH MỤC BẢNG
Bảng số
2.1

Nội dung
Thống kê số lượng doanh nghiệp Dệt may

Trang
44

2.2
2.3

Việt Nam
Tình hình xuất NK hàng Dệt may, 2000-2008

Kim ngạch NK vải bông của Việt Namtừ Hoa

48
53

2.4
2.5

Kỳ
Giá NK bông trung bình của Việt Nam
So sánh giá nhân công và giá trị gia tăng theo

54
58

lao động ngành may Trung Quốc và Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, Dệt may là một trong những ngành công nghiệp
truyền thống không chỉ đem lại nguồn tích luỹ cho đất nước mà còn góp
phần quan trọng giải quyết việc làm, mang lại thu thập cho người lao
động, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập
quốc tế thì việc tận dụng các lợi thế so sánh là điều căn bản để tạo nên
sức cạnh tranh và lợi ích khi tiến hành trao đổi quốc tế và Dệt may chính
là ngành hàng xuất khẩu có những lợi thế sẵn có như nguồn nhân công
dồi dào, chi phí lao động thấp. Ngành Dệt may Việt Nam có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, giúp cung cấp các mặt hàng thiết yếu
cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời

đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp vào nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước. Sau hơn 10 năm chú trọng xuất khẩu hàng dệt


may, Dệt may Việt Nam đã vươn lên đứng trong tốp 5 nước có qui mô
xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bùng phát và nhanh
chóng lan rộng ra khắp thế giới, ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế. Việt
Nam hiện nay đã hội nhập khá sâu rộng nên chịu ảnh hưởng khá nhiều từ
cuộc khủng hoảng này. Ngành Dệt may Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó
khăn, bất ổn. Khá nhiều doanh nghiệp đang loay hoay tìm cách để vượt
qua giai đoạn khủng hoảng này. Vậy thì đâu là hướng đi cho ngành Dệt
may để có thể phát triển bền vững?
Trả lời được câu hỏi này giúp chúng ta không chỉ vượt qua suy
thoái mà còn giúp doanh nghiệp có chiến lược phát triển bền vững. Vì
vậy nhóm tác giả chọn Đề tài “DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ SUY
THOÁI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN” nhằm đưa ra
một cái nhìn tổng quan về toàn ngành Dệt may với những cơ hội và thách
thức trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như đưa ra một vài giải
pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam tận dụng tốt hơn
nguồn lực sẵn có để phát huy hết khả năng của mình, tạo ra lợi nhuận tối
đa, từng bước đưa thương hiệu Dệt may Việt Nam ra thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa những vấn đề lí luận và
thực tiễn về suy thoái kinh tế nói chung và những tác động của nó đến
ngành Dệt may Việt Nam. Đồng thời nó cũng đề xuất một số giải pháp
chung cũng như cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có chiến lược vượt qua
giai đoạn khó khăn này.
Qua nghiên cứu đề tài này chúng ta có thể trả lời được các câu hỏi
sau:



- Suy thoái kinh tế là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát
triển của ngành Dệt may thế giới? Các nước có ngành Dệt may
phát triển đã chống chọi với suy thoái như thế nào?
- Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp
tới ngành Dệt may Việt Nam như thế nào?
- Giải pháp nào giúp cho ngành Dệt mayViệt Nam bước ra khỏi suy
thoái và phát triển bền vững? Thực hiện chiến lược đã đặt ra như
thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ngành Dệt mayViệt Nam trong thời kì suy
thoái kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm tất cả những nội dung bao quanh hoạt
động của ngành Dệt may.
- Hoạt động sản xuất và nguồn cung về nguyên liệu, vốn, lao động
của ngành Dệt may trong điều kiện bị suy thoái kinh tế tác động.
- Hoạt động tiêu thụ hàng Dệt may trong thị trường nội địa và thị
trường thế giới
- Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, những gì doanh nghiệp Việt
Nam đã làm được và chưa làm được.
-

Xu thế chung của ngành Dệt may thế giới và khả năng thích nghi
của doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.

- Sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức liên quan đối với doanh
nghiệp Dệt may.



4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu từ lí luận đến thực tiễn, đánh giá hoạt động
thực tiễn và những vấn đề còn bất cập của ngành Dệt may, kết hợp lí
thuyết và thực tế để hướng tới giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Các phương pháp cụ thể: sử dụng các tài liệu, dữ liệu thứ cấp, phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu... để trình bày các vấn đề lí luận và thực
tiễn. Sử dụng phương pháp nhận định thực chứng và chuẩn tắc kết hợp để
đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Thông tin, số liệu được thu thập qua sách, báo chí, Internet cùng
với những đánh giá, ý kiến từ nhiều góc độ như người tiêu dùng, người
bán hàng và nhận định của những chuyên gia thông qua sự chọn lọc của
nhóm tác giả.
5. Kết cấu bài viết
Đề tài nghiên cứu này được trình bày chia thành 3 phần: mở đầu,
nội dung, kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương.
Chương 1: Suy thoái kinh tế và tác động của nó đến ngành Dệt may
thế giới.
Chương 2: Thực trạng của ngành Dệt may Việt Nam thời kỳ suy thoái.
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành Dệt may Việt Nam thời kì suy
thoái.
Dựa trên lí luận để làm nền tảng, nhóm tác giả nghiên cứu những
thực trạng của ngành Dệt may Việt Nam từ bối cảnh chung đến hoàn


cảnh cụ thể. Và từ thực tế đó nhóm tác giả phân tích, đánh giá và đề xuất
những giải pháp hợp lí nhằm giúp các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
vượt qua giai đoạn khủng hoảng và phát triển một cách bền vững.

Chương 1

SUY THOÁI KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
Mục tiêu của chương 1 nhằm thu thập, phân tích, xử lý thông tin để
có một cái nhìn toàn cảnh về suy thoái kinh tế và các tác động của suy
thoái đến ngành Dệt may thế giới. Để thực hiện được mục tiêu trên,
chương 1 có nhiệm vụ nghiên cứu và làm rõ các câu hỏi sau: Thế nào là
suy thoái kinh tế? Các biểu hiện và phân loại suy thoái kinh tế? Nguyên
nhân của suy thoái kinh tế? Các tác động của suy thoái kinh tế đến ngành
dệt may thế giới là như thế nào? Các nước xuất khẩu Dệt may lớn trên
thế giới đã phàn ứng và vượt qua suy thoái ra sao? Đây chính là cơ sở lý
luận cho việc phân tích và đánh giá thực trạng của ngành Dệt may Việt
Nam dưới tác động suy thoái kinh tế 2008 ở chương 2.
Nội dung chương này đề cập tới các vấn đề:


1.1.

Vài nét về suy thoái kinh tế
1.1.1. Biều hiện của suy thoái kinh tế
1.1.2. Phân loại suy thoái kinh tế
1.1.3. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế

1.2.

Tác động của suy thoái kinh tế đến ngành Dệt may thế giới
1.2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc suy
thoái kinh tế toàn cầu
1.2.2. Tác động của suy thoái kinh tế đến ngành Dệt may thế
giới và bài học kinh nghiệm của các nước xuất khẩu
Dệt may


1.1 Vài nét khái quát về suy thoái kinh tế
1.1.1 Biểu hiện của suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự
suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong thời gian hai
hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên
tục trong hai quý). Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi
là khủng hoảng kinh tế.


Hình 1.1: Sơ đồ chu kỳ kinh tế. Nguồn: Wikipedia
Trong thời kì đầu suy thoái kinh tế, lạm phát, đồng tiền mất giá,
hàng hóa trở nên đắt đỏ và người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu làm cho cầu
hàng hóa giảm mạnh làm doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất. Đồng
thời khi lạm phát tăng cao, người dân mất lòng tin vào nhà nước và có xu
hướng giữ tiền mặt nhiều hơn, cầu tiền tăng làm cho lãi suất thực tế tăng
nhanh và đầu tư sẽ giảm. Tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, doanh nghiệp cắt
giảm sản lượng dẫn tới GDP thực tế giảm sút.
Doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, cầu về lao động giảm, đầu tiên là
giảm số giờ làm sau đó là cắt giảm nhân công. Thất nghiệp tăng cao ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Đó không chỉ là nỗi lo cơm áo gạo
tiền của mỗi gia đình mà còn là nỗi lo của toàn xã hội. Lạm phát và thất
nghiệp là nguyên nhân của nghèo đói và những tệ nạn xã hội khác. Khi
mất việc làm, người lao động có nhiều thời gian dư thừa để đáp ứng nhu
cầu của bản thân nhưng lại không có tiền trả cho những thứ ấy, thậm chí
chỉ là những nhu cầu thiết yếu nhất. Nó đẩy họ vào con đường sa ngã và
phạm pháp để kiếm tiền, góp phần làm gia tăng bất ổn an ninh xã hội.


Cầu về đầu vào sản xuất giảm làm giá nguyên liệu giảm. Cho dù

vậy nền kinh tế không vì thế mà sáng sủa hơn vì cầu thị trường giảm
nhiều hơn. Lợi nhuận = doanh thu – chi phí. Chi phí giảm nhưng doanh
thu giảm nhiều hơn hoặc không có thì lợi nhuận vẫn sẽ giảm. Chi tiêu ít
đi, hoạt động sản xuất cầm chừng, nền kinh tế trì trệ.
Lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời kì này tụt dốc, thị trường
chứng khoán (TTCK) sụt giảm, cổ phiếu mất giá, giao dịch thưa thớt, thị
trường bất động sản đóng băng, cầu về vốn vay giảm, doanh nghiệp
không có khả năng hoàn vốn cho ngân hàng… cân bằng trên thị trường bị
phá vỡ.
Trong khoảng thời gian này giá cả của một vài loại hàng hóa như
vàng, dầu sẽ thay đổi một cách chóng mặt. Giá vàng tăng đột biến chủ
yếu do ba yếu tố (1) nhu cầu tăng cao trên thị trường, (2) đồng USD suy
yếu so với những đồng ngoại tệ khác, (3) giá dầu thô biến động cùng
những bất ổn chính trị tại một số quốc gia hay vùng lãnh thổ. Khi nền
kinh tế rơi vào suy thoái, đồng tiền mất giá làm cho người dân hoang
mang dùng vàng thay thế tiền như một phương tiện cất trữ, chính phủ dữ
trữ vàng và ngoại tệ nhiều hơn để ổn định thị trường tiền tệ, bảo vệ đồng
tiền trong nước, tránh lệ thuộc vào đồng đôla Mỹ (USD) và cầu về vàng
tăng lên, đẩy giá vàng lên cao. Đồng USD suy yếu chứng tỏ nền kinh tế
không còn ổn định, lạm phát có xu hướng gia tăng và các nhà đầu tư có
xu hướng đẩy mạnh mua vàng để bảo toàn vốn. Giá dầu thô biến động
cùng với sự bất ổn chính trị là tiền đề cho sự bất ổn kinh tế và điều này
thúc đẩy giới đầu cơ gia tăng tích trữ vàng đẩy giá vàng tăng đột biến.
Hầu hết các ngân hàng đều thua lỗ, vốn bỏ ra không thể thu hồi.
Khủng hoảng thanh khoản xảy ra trước hết đến với người đi vay, mong
đợi nguồn tiền để trả nợ là tiền thu được từ việc bán các chứng khoán


mua được với giá cao hơn nhưng trong suy thoái thì mọi cổ phiếu đều tụt
giá trầm trọng, lãi không có mà vốn cũng mất. Khi người vay không trả

được nợ thì đến lượt các ngân hàng cho vay gặp khó khăn. Nó ảnh hưởng
đến toàn bộ ngân hàng, hệ thống tài chính của quốc gia, tác động tới mọi
mặt của đời sống, sản xuất, kinh doanh tạo nên một sức ép vô cùng lớn
lên nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính chỉ là cái bắt đầu của suy thoái
kinh tế thế giới. Vì rằng trong nền kinh tế hiện đại đầu cơ tài chính chiếm
khối lượng giá trị cao nhất, mọi hoạt động của các thị trường khác đều
chịu sự chi phối của thị trường tài chính. Phần lớn các cuộc khủng hoảng
trên thế giới đều bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính sau đó lan ra toàn bộ nền
kinh tế.
Các tác động của suy thoái ảnh hưởng lẫn nhau như một hiệu ứng
“domino” ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội.
1.1.2 Phân loại suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế được miêu tả theo hình dáng của đồ thị tăng
trưởng theo quý. Có 4 kiểu suy thoái kinh tế hay được nhắc tới:
Suy thoái hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn,
tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục hồi cũng ngắn và tốc độ phục
hồi cũng nhanh; điểm đổi chiều giữa hai pha này rõ ràng. Đây là kiểu suy
thoái thường thấy.


Hình 1.2: Suy thoái hình chữ V (suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm
1953)
Nguồn: Wikipedia
Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất
hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kì suy thoái mạnh tiến sang thời
kì vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kì thoát khỏi suy thoái có thể
có những quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.

Hình 1.3: Suy thoái hình chữ U (suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ 19731975)
Nguồn: Wikipedia

Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. nền kinh tế
vừa thoát khỏi suy thoái một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào thời
kì suy thoái.


Hình 1.4: Suy thoái hình chữ W (suy thoái kinh tế ở Mỹ đầu thập niên
1980)
Nguồn: Wikipedia
Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào
thời kì suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi
suy thoái. Một số nhà kinh tế học gọi tình trạng suy thoái không lối thoát
này là khủng hoảng kinh tế.

Hình 1.5: Suy thoái hình chữ L (Thập kỷ mất mát Nhật Bản)
Nguồn: Wikipedia
1.1.3 Nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng
tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách


mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết
hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên
ngoài (ngoại sinh). Có nhiều cách luận giải nguyên nhân gây ra suy thoái:
từ trong ra ngoài, từ trực tiếp đến gián tiếp. Tuy nhiên có ba nguyên nhân
chủ yếu gây ra suy thoái kinh tế: (1) những bất cập trong chính sách quản
lí vĩ mô nền kinh tế của chính phủ, (2) những vấn đề trong hành vi của
các chủ thể kinh tế, (3) những nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát
của các nhà nước quốc gia và các thiết chế hiện hành.
1.1.3.1


Những bất cập trong chính sách quản lí vĩ mô của chính
phủ

Nền kinh tế hiện nay vận hành dưới tác động của hai cơ chế: một
là bàn tay vô hình (cơ chế thị trường), hai là bàn tay hữu hình (cơ chế
điều tiết của chính phủ). A.Smith đã nhận định rằng khi một cá nhân hoạt
động kinh tế nhằm tạo lợi nhuận cho anh ta thì đồng thời cũng mang lại
lợi ích cho xã hội nên chỉ cần để nguyên đó thì thị trường sẽ làm tốt các
công việc của nó. Điều này không đúng trong thực tế bởi thị trường trong
thực tế không hoàn hảo và bàn tay vô hình không thể khắc phục được
mọi khiếm khuyết của thị trường như thiếu hụt thông tin, độc quyền… và
thực hiện tốt các mục tiêu phúc lợi xã hội như giải quyết các vấn đề về
công bằng, thất nghiệp... Vì vậy vai trò của chính phủ là không thể thiếu.
Tuy nhiên khi nào chính phủ cần can thiệp và can thiệp ở mức độ nào thì
còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế từng vùng, từng quốc gia và mục tiêu
của quốc gia đó. Mỗi một chính sách chỉ phù hợp với một hoàn cảnh
trong từng thời kì nhất định. Nếu chính phủ can thiệp quá sâu sẽ triệt tiêu
động lực phát triển của các chủ thể kinh tế. Minh chứng rõ nét nhất chính
là nền kinh tế bao cấp của Việt Nam trước thời kì đổi mới (trước năm
1986): chính phủ can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất bằng những
mệnh lệnh nhưng lại không chịu trách nhiệm cho quyết định của mình,


quan hệ tiền tệ - hàng hóa bị coi nhẹ, nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư
nhân, xây dựng nền kinh tế khép kín đã đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng
trì trệ, khủng hoảng.
Theo một chiều hướng ngược lại thì khi cơ chế thị trường được đề
cao và vai trò của nhà nước bị xem nhẹ thì các chính sách tài chính - tiền
tệ bị buông lỏng, tín dụng dễ dãi thiếu kiểm soát đã tạo cơ hội cho nạn
đầu cơ hoành hành. Khủng hoảng kinh tế năm 1929 là bài học đắt giá cho

sự thiếu kiểm soát của chính phủ trong tín dụng, vay nợ dễ dàng, tín dụng
với lãi suất thấp.
Sự mất cân đối trong nền kinh tế là một trong những nguyên nhân
tất yếu sẽ dẫn tới suy thoái kinh tế. Đối với các nước đang phát triển thì
mục tiêu phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu còn những thứ khác bị
xem nhẹ. Kết quả là tăng trưởng kinh tế cao nhưng kèm theo đó là môi
trường suy thoái, nguồn tài nguyên cạn kiệt, chất lượng sống của con
người đi xuống, giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, tệ nạn xã hội
gia tăng…Đến một mức độ nhất định tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại
thậm chí sẽ âm nếu như chính phủ không có sự can thiệp. Tăng trưởng
kinh tế không đi đôi với giảm nghèo ở Châu Á, mà còn làm gia tăng sự
phân hóa giàu nghèo, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng 1.
Tăng trưởng kinh tế sẽ giúp cho giáo dục và y tế có thêm kinh phí để xây
trường học, bệnh viện. Tuy nhiên, nếu người dân không có điều kiện chi
trả cho những dịch vụ này thì thành quả tăng trưởng sẽ mất đi ý nghĩa.
Giáo dục và y tế không tốt sẽ khiến cho chất lượng của nguồn lao động
giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, tạo nên một bước
cản to lớn trong phát triển kinh tế.
1.1.3.2
1

Những vấn đề trong hành vi của các chủ thể kinh tế

Nghiên cứu của Ngân phát triển Châu Á năm 2010


Các chủ thể kinh tế có thể theo đuổi các mục tiêu đi ngược lại với
lợi ích chung của toàn xã hội vì lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội thường
không đồng thuận. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vẫn là động
lực đích thực, tối cao cho sự phát triển. Khi mục tiêu lợi nhuận được đặt

lên hàng đầu và ai nấy đều chạy theo lợi nhuận, tìm cách hạ thấp chi phí
sản xuất như tăng giờ làm mà không tăng lương, cắt giảm những chi phí
cho bảo hộ người lao động, xả thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi
trường, trốn thuế… Một số doanh nghiệp độc quyền dựa vào ưu thế cạnh
tranh mà tùy tiện nâng giá làm thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phúc lợi xã hội. Vụ việc nhà máy Vedan xả thải
trực tiếp ra sông Đồng Nai gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sinh thái và đời sống của nhân dân xung quanh là
một bài học đắt giá cho sự yếu kém trong khâu quản lí và mục tiêu tăng
trưởng bằng mọi giá. Các hành vi buôn lậu, trốn thuế không chỉ làm cho
ngân sách nhà nước thất thu mà còn góp phần bóp nghẹt nền sản xuất
trong nước, làm giảm GDP thực tế, từng bước, từng bước dẫn tới suy
thoái.
Vì mục tiêu lợi nhuận mà các chủ thể kinh tế, đặc biệt là giới đầu
tư tư bản, đã lợi dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học, công nghệ
để tạo ra nhiều chứng khoán phái sinh2, mở rộng, cách rất xa so với giá trị
thực. Hệ quả của nó là hình thành nên trạng thái ảo mà người ta thường
gọi là bong bóng chứng khoán và nạn đầu cơ. Khi những bong bóng này
vỡ tan và những sản phẩm lại trở về với giá trị thực của nó thì nhà đầu tư
trở thành những con nợ mất đi khả năng thanh toán, hệ thống tín dụng tê
liệt và kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

Chứng khoán phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có
như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi
nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Nguồn: Wikipedia.
2


Khi tham vọng cá nhân và năng lực thực tế để hiện thực hóa không
đồng nhất thì vô hình chung đã tạo nên một sự khập khiễng trong phát

triển. Đó là việc mở rộng quy mô sản xuất được hỗ trợ bằng các chính
sách tín dụng dễ dãi mà không kiểm tra khả năng hoàn vốn và khả năng
thanh toán thực tế của đối tượng đi vay. Khi thị trường gặp vấn đề, người
đi vay không thể hoàn trả khoản vay đúng hạn cho ngân hàng làm cho
ngân hàng không có tiền để trả cho khách hàng. Nếu như tình trạng này
xảy ra đồng loạt trên quy mô lớn thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng bất
ổn. Niềm tin của người tiêu dùng vào tương lai cũng như chính sách của
chính phủ giảm, cầu tiền mặt tăng mạnh, người ta đổ dến ngân hàng rút
tiền càng làm cho tình trạng xấu đi. Nền kinh tế rơi vào bất ổn trầm
trọng.
1.1.3.3

Những nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của
nhà nước và các thiết chế hiện hành

Sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống tài chính, tiền tệ, khoa học
công nghệ là một trong những nhân tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát của
nhà nước quốc gia và các thiết chế hiện hành. Nếu nền kinh tế không có
sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp thì sẽ gây sốc cho hoạt động kinh tế
trong nước.Tỉ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ cũng cần được ổn
định vì tỷ giá là “huyệt” quan trọng trong cơ chế kinh tế, không chỉ đối
với xuất nhập khẩu mà còn đối với công nợ, lạm phát, dự trữ ngoại tệ và
quan trọng hơn là tác động đối với lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Sự ổn
định của tỷ giá cần được thực hiện từ khâu kiểm tra, xử lý việc niêm yết,
mua bán ngoại tệ trên thị trường đến phương thức điều hành tỷ giá của
Ngân hàng Trung ương.
Kinh doanh tiền tệ, tín dụng mang tính chất đầu cơ trong sự vận
hành kinh tế toàn cầu là góp phần đắc lực tạo nên và kích hoạt mạnh mẽ



bất ổn của nền kinh tế, gây ra suy thoái đồng thời cũng làm tăng khả năng
lây lan suy thoái. Hội nhập kinh tế càng sâu rộng, sự luân chuyển các
dòng vốn diễn ra càng nhanh, mạnh, vì thế cơ hội đầu tư tài chính càng
hấp dẫn trong khi lượng cung ngoại tệ luôn có xu hướng thấp hơn cầu do
những biến động về tâm lí, chính trị… Dù không khuyến khích nhưng thị
trường vẫn phải chấp nhận đầu cơ như một xu hướng bởi tính pháp lí
nhất định của nó dù chỉ là lách qua kẽ hở của pháp luật. Cùng với sự trợ
giúp của công nghệ hiện đại, đầu cơ đã dễ dàng tránh khỏi sự kiểm soát
của các nhà quản lí kinh tế, thực hiện hàng ngàn giao dịch ảo vượt xa
khỏi giá trị thực nên càng làm tăng tính hấp dẫn của nó. Cho dù thế nào
thì hoạt động này vẫn đầy tính bất ổn giống như một bong bóng xà phòng
sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào, đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Xu hướng toàn cầu hóa và thương mại quốc tế mà thiếu sự kiểm
soát đi kèm sẽ làm cho suy thoái lan rộng. Các giao dịch quốc tế vượt
khỏi biên giới quốc gia giống như huyết mạch nuôi dưỡng nền kinh tế
phát triển một cách mạnh mẽ nhưng khi xảy ra suy thoái hay bất ổn kinh
tế tại một quốc gia hay một khu vực, huyết mạch này sẽ dẫn “chất độc”
lan nhanh ra toàn cầu với một sự càn quét mạnh mẽ. Thiệt hại kinh tế sẽ
lớn hơn, khắc phục hậu quả sẽ khó khăn hơn, thời gian phục hồi cũng sẽ
lâu hơn và đòi hỏi phải có sự hợp tác trong nhiều mặt nhiều lĩnh vực của
tất cả các thành viên.

1.2 Tác động của suy thoái kinh tế đến ngành Dệt may thế giới
1.2.1 Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc suy thoái
kinh tế toàn cầu


Khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát tại Mỹ và lan rộng
toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng
lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo.

Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng
hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Các nhà đầu cơ lớn thi nhau làm giá để
kích thích thị trường và kiếm lợi đã khuyến khích các nhà đầu tư xây
dựng lao vào lập các dự án lớn và thu hút vốn từ những nhà đầu tư nhỏ,
những người muốn đầu cơ vào địa ốc để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Bong
bóng bất động sản càng lúc càng phình to. Đến khi bong bóng địa ốc tan
vỡ, nhà đầu cơ mất khả năng chi trả xảy ra, các ngân hàng cho vay mua
bán bất động sản lâm vào tình trạng rủi ro không thể chống đỡ được đã
đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc
gia châu Âu vào thế nguy hiểm, nhiều định chế tài chính lâu năm bị đẩy
đến bờ vực phá sản. IMF đã chỉ ra những bất ổn trên thị trường nhà đất
của Mỹ, mức rủi ro cao của hoạt động cho vay, cầm cố tại Mỹ 3. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến các cổ phiếu được thế chấp để vay vốn, và tiếp đó tính
thanh khoản trên thị trường tài chính sẽ giảm. Dư nợ trong mảng này
nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ
thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008,
hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba
các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, cục dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm
2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực
quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt
đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. Trước tình hình trên, các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... đã mua lại các hợp đồng thế
chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (World Economic Outlook) của Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) tháng 10-2007
3


trường. Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức

định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều
công ty bảo hiểm, trong đó có AIG (American International Group, một
công ty bảo hiểm lớn của Mỹ), còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp
đồng hoán đổi này. Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro
cho những khoản vay bất động sản. Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu ứng
sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ
hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường
nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động
sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính
tại Mỹ và tràn sang nhiều nước Châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá
sản.
Trong vòng chưa đầy một năm, toàn thế giới đã được chứng kiến
hai định chế tài chính lớn nhất của Mĩ là Freddie Mac và Fannie Mae sụp
đổ. Đây là hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ đóng vai trò chủ chốt trong
sự vận hành thị trường nhà ở Hoa Kì. Hai công ty này đã được hưởng trợ
cấp trong gói trợ cấp 168 tỉ USD mà chính quyền tổng thống Bush đưa ra
vào tháng 3-2008, đồng thời cũng được kho bạc Mỹ và FED cho phép
tiếp cận nguồn vốn không hạn chế của họ để năng cao tính thanh khoản.
Tuy nhiên đến 07/9/2008, Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ bất ngờ được thông
báo rằng chính phủ Mỹ trực tiếp bảo trợ hay nói thẳng ra là quốc hữu hóa
hai công ty này vì chúng đã mất khả năng thanh khoản. Và cơn địa chấn
tài chính đã thực sự nổ ra. Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ vỡ
với những tên tuổi lớn khác. Vào ngày 15/9, Ngân hàng đầu tư lớn thứ 4
nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản.
Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn
nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ USD. Ngoài ra,
do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill


Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Tháng 9 và 10 cũng trở

thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt tới 25%
giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn này, biến
động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và
giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá.
Không chỉ vậy, vượt khỏi biên giới quốc gia, bóng đen của cuộc
khủng hoảng bao trùm lên nền kinh tế toàn cầu. Northern Rock, ngân
hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi mất thanh khoản
nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, đã phải cầu
cứu Ngân hàng Trung ương Anh. Nhà đầu tư ùn ùn kéo đến rút tiền khiến
Chính phủ buộc phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này. Iceland là nước
đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão khủng hoảng
tài chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ
thống ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế
giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và
quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của
nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ. Tại châu Á, kinh tế
Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ đầu
năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và Liên minh châu Âu (EU) tuyên
bố rơi vào suy thoái. Hoa Kì, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa
nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy
ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh
cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới
hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp
phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái.4

4

Nguồn: Wikipedia, Báo cáo kinh tế của WTO và Báo cáo tài chính của IMF 2007.



Trong nền kinh tế thị trường hiện đại các nhà tư bản lớn đã tìm
cách chuyển từ sản xuất sang kinh doanh các công cụ tài chính. Khi làn
sóng đầu tư vào các thị trường tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là làn sóng
tăng lên của các thị trường phi sản xuất, như thị trường tài chính, thị
trường địa ốc, thị trường ngoại tệ… tính ảo của thị trường sẽ xuất hiện.
Nghĩa là người mua ở đây không còn là người “tiêu thụ” sản phẩm mà
chủ yếu là những nhà đầu cơ, kể cả trong thị trường sản xuất cũng mang
nặng tính đầu cơ. Quá trình này đã làm cho các thị trường bành trướng
mau lẹ, sự mất cân bằng tăng lên đỉnh điểm đạt mức quá sức chịu đựng
của thị trường và phải đi đến sự sụp đổ. Do đó có thể nói bong bóng thị
trường bất động sản Mỹ vỡ không phải là nguyên nhân gây ra khủng
hoảng, mà nó chỉ là cái khởi đầu cho sự khủng hoảng. Sự khủng hoảng đã
tiềm ẩn trong các nền kinh tế, ngay cả trong nền kinh tế nhỏ và mới phát
triển như Việt Nam. Trong điều kiện toàn cầu hóa khủng hoảng tài chính
thường bắt nguồn từ các nước lớn, những nước vay nợ nước ngoài lớn để
nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ và sau đó là đến lượt các nước xuất khẩu,
khi mà các nước lớn không còn muốn nhập khẩu nữa. Trên phạm vi toàn
cầu các nước lớn là các nước nắm chặt các công cụ tài chính nên họ vẫn
là nước ít thiệt hại, các nước nhỏ luôn phải chịu đựng gánh nặng to lớn
của của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, tùy vào những mặt
hàng xuất khẩu là gì mà mức độ thiệt hại sẽ lớn hay nhỏ, suy thoái kinh tế
sẽ kéo dài bao lâu.


1.2.2 Tác động của suy thoái kinh tế đến ngành Dệt may thế giới và
bài học kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu Dệt may
1.1.1.1. Suy thoái kinh tế tác động tiêu cực đến ngành Dệt may
a.


Suy thoái tác động tiêu cực đến nhiều nước xuất khẩu Dệt
may trên thế giới

Khủng hoảng kinh tế Mỹ 2008 kéo theo sự sụt giảm về tiêu dùng
Dệt may ở các nước nhập khẩu, đẩy các nhà cung cấp vào tình trạng khó
khăn. Sự tác động tùy thuộc vào qui mô xuất khẩu của từng quốc gia.
Xuất khẩu hàng may mặc sẵn (RMG) của Ai Cập đã giảm 25% từ
giữa tháng 9 năm 2008 và tháng 2 năm 2009 trong đó trên 60% được cập
cảng vào thị trường Mỹ. Cũng trong mấy năm gần đây, ngành công
nghiệp Dệt may của Marốc đã giảm 12% và nhiều nhà máy phải đóng
cửa. Nhiều đơn hàng lớn với EU đã bị trì hoãn hay hủy bỏ là yếu tố chính
tác động mạnh đến ngành công nghiệp Bắc Phi.5
Trong số các quốc gia châu Mỹ Latinh, Peru và Colombia vẫn là 2
nước từ trước tới nay phụ thuộc vào thị trường Mỹ với 80% lượng hàng
may mặc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ngành công nghiệp may mặc ở
hai nước này cũng chiếm được vị trí ưu thế trong thị trường nội địa. Tuy
nhiên, cả hai nước, trong những tháng đầu năm 2009 đều phải đối mặt với
tình trạng không có các đơn hàng. Vì vậy, việc tìm kiếm và tiếp cận đến
5

Theo báo cáo 2007 của IMC (Intergrated Marketing Communication)


các thị trường xuất khẩu mới, như EU chẳng hạn, sẽ là những bước ưu
tiên trước hết. Do chưa quen với những yêu cầu "thắt chặt" về chất lượng
dịch vụ và chính sách giá cả ở Châu Âu nên những thiệt hại cho các
doanh nghiệp xuất khẩu tại khu vực này là khó tránh khỏi.
Từ trước tới nay Bangladesh luôn là một nhà cung cấp quan trọng
của Anh. Các chủ nhà máy của Bangladesh cho biết xuất khẩu của họ đã
giảm 17% về lượng và 23% về giá trị. Với lợi nhuận xuất khẩu trung bình

là 20%, các nhà máy đang phải gồng mình để duy trì hòa vốn hay là giảm
thiệt hại về lỗ đến mức tối đa.6 Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi mà theo
thông lệ Bangladesh vẫn phụ thuộc vào các đơn hàng dài hạn. Người mua
phải đặt hàng sản xuất trước 4-5 tháng, điều này có nghĩa là các nhà xuất
khẩu nước này thường từ chối nhận các đơn hàng quá mức công suất lớn
nhất của họ. Khủng hoảng xảy ra, những người mua hàng châu Âu đã đặt
đơn hàng cho đến tháng 6 năm 2009 nói rằng họ sẽ không đặt hàng quá
tháng 3. Kết quả là hàng loạt doanh nghiệp Bangladesh không còn nhận
được đơn hàng. Các nhà xuất khẩu nước này cho hay tình trạng suy giảm
trong số lượng đặt hàng hiện tại đã được hạn chế, tuy nhiên áp lực về giá
cả khiến cho họ không còn khả năng đáp ứng.
Trong các nước sản xuất hàng may mặc ở Châu Á thì Indonesia là
nước đã xây dựng được mối liên kết bền chặt giữa các công đoạn sản xuất
theo chiều dọc, từ khâu sản xuất chỉ sợi may đến sản xuất quần áo. Ngành
công nghiệp hàng dệt kim của Indonesia xếp thứ 4 trên thế giới về năng
lực sản xuất. Thành công này nhờ việc lựa chọn phân đoạn thị trường
hạng trung ở Châu Âu. Tuy nhiên trong năm 2008, khi bảo hộ nhập khẩu
chống lại các sản phẩm Trung Quốc bị dỡ bỏ, Indonesia lại phải đối mặt
với đối thủ cạnh tranh đáng nể là Trung Quốc. Năm 2009, xuất khẩu của

6

Theo một cuộc khảo sát của CBI (Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển)


×