Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.63 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

============

TRỊNH VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ
THỊ TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU
QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT VÙNG TÂY BẮC

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

62 62 01 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


ii

CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:

VIỆN CHĂN NUÔI


Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Vũ Chí Cương
2. TS. Đinh Xuân Tùng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:
Viện Chăn nuôi, Từ Liêm, Hà Nội
Vào hồi: … giờ ngày ….. tháng …… năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp
2. Thư viện Viện Chăn nuôi
3. Thư viện Quốc gia Hà Nội


iii

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.

Trinh Van Tuan, Nguyen Thi Phuong, Hoang Xuan Truong,
Dang Thi Hai and Luong Anh Dung. February, 2014.
Factors influencing the production scale of fattening cattle
of households in Sonla province. Trang: 65 - 73. Journal of
Animal Science and Technology. Vol .46.


2.

Trinh Van Tuan, Hoang Xuan Truong, Dang Thi Hai and
Nguyen Thi Phuong. February, 2014. Current production
and solutions for SonLa’s beef development. Trang: 74 - 89.
Journal of Animal Science and Technology. Vol .46.

3.

Trịnh Văn Tuấn, Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương,
Stephen Ives, Aduli Malau - Aduli, Nguyễn Duy Linh và
Nguyễn Thị Thanh Hoài. Tháng 4, 2015. Ảnh hưởng của bổ
sung rơm ủ urê hoặc rơm ủ urê cộng với thức ăn tinh đến
tăng khối lượng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò đang sinh
trưởng chăn thả tại Điện Biên. Trang 57 - 76. Tạp chí Khoa
học Công nghệ Chăn nuôi. Năm thứ 10. Số 53.


1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ khai thác hiệu quả nguồn
tài nguyên, đặc biệt tài nguyên thiên nhiên là lựa chọn ưu tiên đối với
sản xuất nông nghiệp của vùng miền núi phía Bắc. Vùng núi Tây Bắc
là một trong những vùng nghèo nhất cả nước, chăn nuôi bò thịt là
một phần quan trọng trong hệ thông sản xuất của hộ nông dân nhỏ
nhờ vào các lợi thế như: đất đai rộng, nguồn lao động gia đình dồi
dào, tiềm năng thức ăn sẵn có cao...
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra trong chăn nuôi bò thịt tại

vùng Tây Bắc còn nhiều trở ngại, hạn chế như quy mô chăn nuôi nhỏ
lẻ, phân tán, chất lượng con giống chưa cao, phương thức chăn nuôi
quảng canh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên… Đồng thời người sản
xuất chưa quan tâm đến thị trường và nhu cầu người tiêu dùng nên
năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ chưa cao như mong
đợi. Vì vậy, việc nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt
của vùng Tây Bắc theo hướng hàng hóa được xem như một nhu cầu
của cả hai khu vực sản xuất và tiêu dùng. Đây là nhu cầu cần thiết
đặt ra trong đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật và thị
trường nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt vùng Tây
Bắc”, đã được tiến hành.
2. MỤC TIÊU
- Xác định được một số trở ngại chính và tiềm năng để nâng
cao năng suất và hiệu quả của chăn nuôi bò thịt nông hộ.
- Xác định được một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng
cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đã xác định được một số trở ngại chính, đồng thời xác định được
tiềm năng của địa phương đối với chăn nuôi bò thịt nông hộ vùng
Tây Bắc.
- Đã xác định được một số giải pháp kỹ thuật về giống, nuôi dưỡng
và thị trường nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi bò thịt.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu tiếp theo, làm tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo,
các cơ quan khuyến nông và bà con nông dân áp dụng.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đề tài luận án sử dụng phương pháp từ nghiên cứu đến tác động với
cách tiếp cận từ dưới lên nên các giải pháp gắn liền với thực tiễn sản
xuất của địa phương.



2

- Đối tượng nghiên cứu tập trung vào giống bò Vàng địa phương, là
giống bò chiếm đa số trong chăn nuôi nông hộ vùng Tây Bắc, trong
khi các nghiên cứu trước đây chủ yếu trên bò lai.
- Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nông hộ, những kết
quả của nghiên cứu có thể áp dụng cho sản xuất một cách thuận tiện.
- Đã kết hợp giữa giải pháp kỹ thuật và giải pháp thị trường để khắc
phục trở ngại, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt trong
nông hộ.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Toàn bộ luận án gồm 151 trang, 3 chương, 52 bảng, 6 hình, tham
khảo 175 tài liệu trong và ngoài nước, trong đó 103 tài liệu tiếng Việt
và 72 tài liệu tiếng Anh. Có 3 các công trình nghiên cứu khoa học có
liên quan đến luận án được công bố.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở VIỆT NAM
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với cây lúa nước là cây
trồng chính. Bò được nuôi trong các hộ gia đình nông dân với mục
đích chính là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: cày ruộng, lấy
phân, kéo xe... Vùng núi Tây Bắc là nơi có điều kiện phát triển chăn
nuôi bò thịt do có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng do khí hậu lạnh
giá nên thường thiếu hụt trầm trọng thức ăn xanh trong vụ đông,
trong khi đó dù có nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào nhưng lại
chưa được sử dụng hợp lý. Mặt khác, thị trường vẫn chưa được quan
tâm đúng mức do sản phẩm còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố ảnh

hưởng đến chăn nuôi bò thịt nông hộ là: Yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ
thuật, yếu tố tổ chức sản xuất, yếu tố kinh tế thị trường và yếu tố văn
hoá dân tộc.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt bao gồm: Giống bò,
nuôi dưỡng, tuổi mổ thịt, tính biệt và thiến và môi trường chăn nuôi.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bao gồm: Yếu tố kinh tế - xã
hội và yếu tố kỹ thuật.
Chuỗi giá trị và mối liên kết trong chuỗi
Chuỗi giá trị là một hệ thống gồm nhiều tác nhân tham gia, thực
hiện nhiều hoạt động khác nhau để đưa một sản phẩm từ sản xuất


3

đến tiêu dùng. Trong chuỗi giá trị có hai hình thức liên kết là liên kết
ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là liên kết của những tác nhân
cùng chức năng, liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân khác nhau
trong chuỗi giá trị.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Xác định những trở ngại chính ảnh hưởng đến năng suất và
hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ vùng Tây Bắc và tiềm năng để
khắc phục trở ngại nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi bò thịt.
- Tìm ra giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phát huy tiềm năng
của địa phương để khắc phục trở ngại, nâng cao năng suất và hiệu
quả chăn nuôi bò thịt.
- Tìm ra giải pháp thị trường thích hợp nhằm khắc phục trở ngại
và nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ.
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Bò Vàng địa phương;
- Rơm ủ urê;
- Bột sắn và bột lá sắn; các thức ăn khác;
- Các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị bò thịt và thí nghiệm
giải pháp thị trường: hộ chăn nuôi, thu gom, lò mổ, cửa hàng bán lẻ,
người tiêu dùng.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2010 đến năm 2015
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc
2.2.2. Thử nghiệm một số giải pháp về kỹ thuật nâng cao năng
suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt
Nội dung này gồm 3 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Tuyển chọn bò đực khối lượng lớn làm giống nhằm
nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của bò địa phương.
- Thí nghiệm 2: Sử dụng rơm ủ urê và thức ăn tinh nâng cao khả năng
tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho bò sinh trưởng.
- Thí nghiệm 3: Sử dụng bột sắn và bột lá sắn vỗ béo bò.

2.2.3. Thử nghiệm giải pháp thị trường
- Liên kết nhóm chăn nuôi bò thịt với các tác nhân thị trường kết hợp
hệ thống nhận diện sản phẩm
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc



4

Phương pháp thu thập thông tin hiện trạng chăn nuôi
- Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp
- Số lượng mẫu điều tra: 105 hộ chăn nuôi bò tại Điện Biên và 82 hộ
chăn nuôi bò tại Sơn La.
Phương pháp thu thập thông tin hiện trạng thị trường
- Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp: Tác nhân sản xuất (45 hộ), tác nhân thu
gom (45 người), tác nhân lò mổ (15 lò mổ), tác nhân bán lẻ (25 tác
nhân), tác nhân tiêu dùng (120 người)
Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin và xử lý số liệu
- Số liệu điều tra được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả,
xử lý trên phần mềm Excel và phần mềm chuyên dụng SPSS.
- Phương pháp so sánh: so sánh theo thời gian và theo địa điểm
nghiên cứu.

2.3.2. Thí nghiệm tuyển chọn bò đực khối lượng lớn làm giống
nhằm nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của bò địa
phương
Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La
- Thời gian: 2008 - 2010
Bố trí thí nghiệm
Gia súc: Bò đực 5 - 6 tuổi, bò cái từ lứa 2 đến lứa 5.
- NT đối chứng (NTĐC): 3 bò đực đại trà phối với 30 bò cái đại trà.
- NT1: 3 bò đực khối lượng lớn phối với 30 bò cái đại trà.

- NT2: 3 bò đực khối lượng lớn phối với 30 bò cái tuyển chọn.
Phương pháp tiến hành
- Khảo sát, đánh giá đàn bò hiện có,
- Tuyển chọn những bò đực giống tốt của địa phương: tuổi 5 - 6 tuổi.
- Tuyển chọn đàn bò cái sinh sản làm nền: tuổi đẻ từ lứa 2 đến lứa 5.
- Theo dõi bò cái động dục, phối giống.
- Bê sinh ra được theo mẹ đến khi cai sữa (thường là 6 - 7 tháng).
Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, số liệu được tính toán thô trên bảng Excel sau
đó xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên
phần mềm Minitab 14.0. Mô hình ANOVA tổng quát như sau:
Yij =  + Ai + ij
Trong đó: Yij là biến phụ thuộc,  là trung bình tổng thể, Ai ảnh
hưởng của nghiệm thức, ij là sai số ngẫu nhiên.


5

Nếu ANOVA cho thấy có sự sai khác thì phương pháp so sánh
cặp số trung bình Tukey sẽ được áp dụng để xác định sai khác giữa
các nghiệm thức.

2.3.3. Thí nghiệm sử dụng rơm ủ urê và thức ăn tinh nâng cao
khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho bò
sinh trưởng
Địa điểm và thời gian
Địa điểm: xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên.
Thời gian: 84 ngày từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2013
Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu này gồm hai nội dung là: (i) Thí nghiệm in vitro gas

production và (ii) Nuôi dưỡng trong nông hộ.
Nội dung in vitro gas production
Mục đích của nội dung này là xác định hàm lượng năng lượng
trao đổi và động thái phân giải của thức ăn trong điều kiện in vitro.
Để xác định động thái lên men của thức ăn và hàm lượng năng
lượng trao đổi (ME - Metabolizable energy) của rơm ủ urê và thức
ăn tinh hỗn hợp. Nội dung in vitro gas production được tiến hành
theo phương pháp của Menke và Steingass (1988).
Nội dung nuôi dưỡng trong nông hộ
Tổng số 15 bò đực đang sinh trưởng, 15 tháng tuổi, giống bò
Vàng Việt Nam, khối lượng 176 - 178 kg được đưa vào nuôi dưỡng
trong nông hộ 84 ngày.
Bảng 2.1. Thiết kế thí nghiệm
-

Chỉ tiêu

ĐVT

Số gia súc
Thời gian nuôi chuẩn bị
Thời gian thí nghiệm
Thời gian chăn thả
Rơm ủ urê 4%
Thức ăn tinh

Con
Ngày
Ngày


Nghiệm
thức 1
5
15
84
8h - 16h
Không
Không

Nghiệm
thức 2
5
15
84
8h - 16h
Tự do
Không

Nghiệm
thức 3
5
15
84
8h - 16h
Tự do
0,5 % khối
lượng cơ thể

Chú thích: Nghiệm thức 1: Chăn thả; Nghiệm thức 2: Chăn thả + rơm ủ urê 4%
tự do; Nghiệm thức 3: Chăn thả + rơm ủ urê 4% tự do + thức ăn tinh 0,5% khối

lượng cơ thể.

Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn
(completely randomized block design - CRBD) với 3 nghiệm thức
thí nghiệm:
- Nghiệm thức 1 (Đối chứng): Chăn thả không bổ sung thức ăn;


6

- Nghiệm thức 2: Chăn thả + bổ sung rơm ủ urê ăn tự do (ad libitum)
tại chuồng;
- Nghiệm thức 3: Chăn thả + bổ sung rơm ủ urê ăn tự do (ad libitum)
+ thức ăn tinh tại chuồng (tương đương 0,5% khối lượng cơ thể).
Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, số liệu được tính toán thô trên bảng Excel sau
đó xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên
phần mềm Minitab 14.0. Mô hình ANOVA tổng quát như sau:
Yij =  + Ai + ij
Trong đó: Yij là biến phụ thuộc,  là trung bình tổng thể, Ai ảnh
hưởng của khẩu phần, ij là sai số ngẫu nhiên.
Nếu ANOVA cho thấy có sự sai khác thì phương pháp so sánh
cặp số trung bình Tukey sẽ được áp dụng để xác định sai khác giữa
các nghiệm thức.

2.3.4. Thí nghiệm sử dụng bột sắn và bột lá sắn vỗ béo bò
-

Địa điểm và thời gian
Địa điểm: xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Thời gian: 84 ngày từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2010
Đối tượng và vật liệu thí nghiệm:
Bò tơ 18 tháng tuổi,
Bột sắn và bột lá sắn: phơi khô, nghiền nhỏ,
Cỏ xanh: cỏ tự nhiên được thu cắt hàng ngày.
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu

Số gia súc
Tuổi gia súc
KL bắt đầu TN
T.gian nuôi thích nghi
Thời gian TN
Cỏ xanh tự nhiên
Bột sắn
Bột lá sắn

ĐVT

NTĐC

con
tháng
kg
ngày
ngày
kg
kg


Lô thí nghiệm
NT1

NT2

5
18

5
18

5
18

154,0  4,02
15
84
Tự do
-

153,8  4,21
15
84
Tự do
1,0
-

156,4  4,83
15
84

Tự do
0,5
0,5

Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu theo dõi được tổng hợp và xử lý với công cụ Excel và
phần mềm SPSS 15. Các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê
mô tả, so sánh và phân tích hồi quy tuyến tính.
Mô hình phân tích hồi quy sử dụng regression technique cho hàm


7

hồi qui bậc 1 có dạng:
Yij =  + i + eij
Trong đó: Y: Giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm i;
: Hằng số;
i: Ảnh hưởng của yếu tố i (khẩu phần);
eji: Sai số ngẫu nhiên.
Nếu hệ số xác định R2 có giá trị cao và xác xuất loại bỏ mô hình
nhỏ hơn 0,05 thì mô hình có ý nghĩa thống kê và yếu tố thí nghiệm i
giải thích được tỷ lệ % biến động của giá trị Y tương ứng giá trị R2.

2.3.5. Thí nghiệm liên kết nhóm chăn nuôi bò thịt với các tác
nhân thị trường kết hợp hệ thống nhận diện sản phẩm
Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và TP Hà Nội.
- Thời gian: 2012 - 2014
Đối tượng tham gia
- Các hộ chăn nuôi: quy mô chăn nuôi từ 2 con trở lên và bán bò

trong 3 năm gần đây ít nhất là 2 con.
- Lò mổ ở Sơn La.
- Các cửa hàng bán lẻ theo hướng chất lượng cao (ATTP) tại Hà Nội.
Phương pháp thí nghiệm
Các hộ tham gia được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 hộ:
- Nhóm hộ I: giữ nguyên hệ thống bán sản phẩm như cũ,
- Nhóm hộ II: hộ chăn nuôi bò được tổ chức thành tổ hợp tác chăn
nuôi bò thịt (liên kết ngang), liên kết các nhóm này với các tác nhân
thị trường (liên kết dọc) để cùng bán sản phẩm.
Tính toán hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO) của hộ: là phần giá trị sản xuất tạo ra trong
năm của hộ từ bò đã bán, bò đang nuôi hiện tại:
GO= QiPi
Trong đó:
Q: số lượng bò thịt
P: Giá đơn vị của sản phẩm bò thịt
i: Loại bò thịt
- Tổng chi phí sản xuất trung gian (IC): giống, thú y, thức ăn, lao
động, vay lãi và các chi phí sản xuất vật chất khác.
- Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ phần giá trị sản xuất tăng lên
VA=GO - IC
Trong đó: VA: giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC: chi phí trung gian


8

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ THỊ TRƯỜNG BÒ THỊT

TÂY BẮC

3.1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc
Quy mô chăn nuôi
Bảng 3.1. Quy mô chăn nuôi bò trong các hộ
Quy mô (con/hộ)
Từ 1 - 2
Từ 3 - 5
Từ 6 - 9
≥ 10
Trung bình

Điện Biên (n=105)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
45
42,86
44
41,90
11
10,48
5
4,76
3,51

Sơn La (n=82)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
16
19,51

33
40,24
24
29,27
9
10,98
5,44

Quy mô trung bình phổ biến tại Điện Biên và Sơn La theo thứ tự
là 3,51 con/hộ và 5,44 con/hộ, trong đó quy mô dưới 5 con/hộ chiếm
tỷ lệ lần lượt là 84,76% và 59,75%.
Giống bò
Bảng 3.2. Tỷ lệ giống bò trong các hộ chăn nuôi
Chỉ tiêu
Số hộ khảo sát
Tổng số bò
Bò đ. phương
Tỷ lệ
Bò lai Sind
Tỷ lệ
Bò lai khác
Tỷ lệ
Tỷ lệ TB bò
địa phương

Hộ
Con
Con
%
Con

%
Con
%

Điện Biên (n=105)
<5
6-9
Từ 10
con
con
con
89
11
5
258
65
77
252
57
66
97,67
87,69 85,71
1
3
5
0,39
4,62
6,49
5
5

6
1,90
7,69
7,79

Sơn La (n=82)
<5
6-9
Từ 10
con
con
con
49
24
9
181
159
160
176
139
136
97,24 87,42 85,00
2
9
11
1,10
29,27 14,00
3
11
13

1,70
6,90
8,10

%

93,75

90,20

ĐV
T

Trên 90% bò nuôi ở các nông hộ là giống địa phương (bò Vàng)
có tầm vóc nhỏ, khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ phù
hợp với phương thức chăn nuôi quảng canh.
Thực trạng và nguồn thức ăn cho bò
Thức ăn cho bò chủ yếu là nguồn thức ăn tự nhiên, chia 2 giai
đoạn là: (i) Giải đoạn từ tháng 4 đến giữa tháng 11: cỏ tự nhiên sẵn
có, nhiều phụ phẩm nông nghiệp như thân lá ngô, rơm, lá sắn...và (ii)
Giai đoạn từ giữa tháng 11 đến tháng 3 năm sau: thiếu thức ăn xanh,
người chăn nuôi sử dụng rơm khô, thân cây ngô cho bò ăn nhưng chủ


9

yếu sử dụng ở dạng thô (chưa được chế biến).
Bảng 3.3. Sự sẵn có của thức ăn thô xanh trong năm (%)
Tháng
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10 11
Đủ
0
0
2
72 100 100 100 100 100 96 88
Thiếu
100 100 98 28
0
0
0
0
0
4
12
Ghi chú: Đánh giá tương đối của người chăn nuôi về lượng thức ăn tự nhiên

12
40
60

Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp của hộ

Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp ở vùng này là tương đối lớn,
đặc biệt là ở Sơn La. Đây là tiềm năng để khắc phục sự thiếu hụt của
nguồn thức ăn tự nhiên và mở rộng quy mô chăn nuôi bò thịt.
Bảng 3.4. Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp và khối lượng VCK
của phụ phẩm nông nghiệp trong các hộ
Khối lượng VCK (kg/hộ)
Loại phụ phẩm
Điện Biên
Sơn La
Rơm lúa
2.725
2.504
Thân, lá ngô
2.317
7.269
Lõi ngô
324
1.024
Ngọn, lá sắn
66
727
Tổng số
5.431
11.524

3.1.2. Hiện trạng thị trường bò thịt vùng Tây Bắc
Thị trường nội tỉnh đóng vai trò quan trọng và chiếm trên 85%
trong tiêu thụ sản phẩm bò thịt của vùng Tây Bắc, 15% còn lại được
tiêu thụ ở thị trường ngoại tỉnh. Tham gia vào thị trường tiêu thụ bò
thịt Tây Bắc bao gồm nhiều nhóm tác nhân.

Tác nhân sản xuất
Bảng 3.5. Số lượng bò bán và tần suất bán bò của các hộ
Chỉ tiêu
Tỷ lệ hộ có bán bò (2007 - 2011)
Tổng số bò bán (2007 - 2011)
Trung bình số bò bán/năm
Thời gian bán 1 con bò

ĐVT
%
con
con
năm

Điện Biên
(n=105)
62,86
70
0,21
4,67

Sơn La
(n=82)
62,20
114
0,35
2,85

Chăn nuôi bò thịt của vùng Tây Bắc chưa mang tính hàng hóa
cao, chỉ có khoảng 62% số hộ có bán bò trong thời gian 5 năm (2007

- 2011), còn lại 38% số hộ không bán. Thời điểm bán bò tập trung
chủ yếu trong các tháng 10, 11, 12 và tháng 1.
Tác nhân thu gom/lò mổ
Có 3 nhóm lò mổ tham gia trong chuỗi giá trị bò thịt Sơn La và


10

Điện Biên là quy mô nhỏ, quy mô trung bình và quy mô lớn.
Bảng 3.6. Yêu cầu của các lò mổ ở Hà Nội đối với bò thịt vùng
Tây Bắc
Quy mô giết mổ (con/ngày)
Yêu cầu
ĐVT
<5
6-9
10-20
> 20
Khối lượng Kg
90 -160 150 -180
90 -180
150thịt xẻ
180
Độ tuổi
Năm
2-3
2-3
Tất cả
2-5
Ngoại hình

To, khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, ưu tiên
mua bò đực
Nhìn chung bò thịt Tây Bắc chưa đáp ứng được các yêu cầu của
thị trường Hà Nội và thị trường cao cấp. Vì vậy, để xây dựng mối
liên kết tiêu thụ bò thịt vùng Tây Bắc đến thị trường Hà Nội thì cần
ổn định nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Tác nhân bán lẻ
Người bán lẻ tại địa phương: trung bình khoảng 10 kg/ngày.
Người bán lẻ tại các chợ dân sinh của Hà Nội: Khối lượng thịt
bò bình quân bán mỗi ngày là 15 - 20 kg.
Cửa hàng chuyên bán thực phẩm an toàn và siêu thị: Tiêu thụ
khoảng 25% khối lượng thịt bò của các lò mổ.
Đặc điểm của người tiêu dùng theo thu nhập
Đặc điểm chung của người tiêu dùng theo mức thu nhập bình
quân đầu người/tháng gồm 4 nhóm chính như bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tỷ lệ người tiêu dùng thịt bò theo các mức thu nhập
Chỉ tiêu
Tổng số hộ điều tra
Thu nhập bình quân/người/tháng
Dưới 2 triệu
Từ 2 đến dưới 5 triệu
Từ 5 đến dưới 10 triệu
Từ 10 triệu trở lên

Hà Nội
Tỷ lệ
n
(%)
60
100

5,83
100
5
8,33
24
40,00
21
35,00
10
16,67

Tây Bắc
Tỷ lệ
n
(%)
60
100
3,05
100
32
53,33
21
35,00
7
11,67
0
0,00

Thu nhập của người tiêu dùng thịt bò Hà Nội có mức thu
nhập bình quân/người/tháng cao lớn hơn so với vùng Tây Bắc (5,83

triệu đồng so với 3,05 triệu đồng).
Lượng thịt bò tiêu thụ theo thu nhập khác nhau
Kết quả khảo sát cho thấy lượng tiêu thụ thịt bò chịu ảnh hưởng
lớn từ thu nhập, đặc biệt là người tiêu dùng ở Hà Nội.


11

Bảng 3.8. Lượng thịt bò tiêu thụ/tháng của người tiêu dùng theo
các mức thu nhập khác nhau
Hà Nội
Tây Bắc
So sánh Hà
Chỉ tiêu
(kg)
(kg)
Nội/Tây Bắc (%)
Dưới 2 triệu
1,59
1,03
154,37
Từ 2 đến dưới 5 triệu
1,78
1,21
147,11
Từ 5 đến dưới 10 triệu
2,16
1,51
143,05
Từ 10 triệu trở lên

3,14
Mức độ sẵn sàng chi trả
Ở cả hai thị trường, nhóm tiêu dùng chỉ sẵn sàng trả giá tăng từ 5
đến dưới 15% so giá bán hiện nay. Từ 15% trở lên chiếm 80% nhưng
chủ nhóm thu nhập từ 10 triệu trở lên ở Hà Nội.
Bảng 3.9. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả
Thay đổi giá


Nội

Tây
Bắc

Không thay đổi
Tăng dưới <5%
Tăng từ 5 đến < 10%
Tăng từ 10 đến < 15%
Tăng từ 15 đến < 20%
Tăng trên 20%
Không thay đổi
Tăng dưới <5%
Tăng từ 5 đến < 10%
Tăng từ 10 đến < 15%
Tăng từ 15 đến < 20%
Tăng trên 20%

Dưới 2
triệu
60,00

40,00
0,00
0,00
0,00
0,00
78,13
21,88
0,00
0,00
0,00
0,00

Từ 2
đến < 5
triệu
29,17
45,83
16,67
8,33
0,00
0,00
57,14
28,57
9,52
4,76
0,00
0,00

Từ 5
đến < 10

triệu
9,52
9,52
52,38
14,29
9,52
4,76
0,00
42,86
28,57
14,29
14,29
0,00

Từ 10
triệu trở
lên
0,00
0,00
10,00
10,00
50,00
30,00
-

3.2. TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC KHỐI LƯỢNG LỚN LÀM
GIỐNG NHẰM NÂNG CAO TẦM VÓC VÀ KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỊA PHƯƠNG
Khối lượng cơ thể đàn con sinh ra qua các mốc tuổi
Khối lượng cơ thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh

giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc, đồng thời nó cũng biểu
hiện khả năng sản xuất của chúng (bảng 3.10).
Khối lượng cơ thể đàn con sinh ra ở các giai đoạn tuổi của NT1 và
NT2 không có sự khác biệt nhưng hoàn toàn khác biệt với NTĐC.


12

Bảng 3.10. Khối lượng cơ thể bê ở các mốc tuổi sơ sinh đến 24
tháng tuổi (kg)
Tháng
tuổi
Sơ sinh
6 tháng
12
tháng
24
tháng

Tính
biệt
Đực
Cái
Đực
Cái
Đực
Cái
Đực

n

10
10
10
10
10
10
10

NTĐC
Mean ± SE
13,83a±0,13
13,01a±0,17
65,89a±1,07
61,29a±1,02
103,90a±1,45
97,81a±1,16
170,80a±1,40

NT1
Mean ± SE
14,85b±0,13
13,84b±0,13
68,82b±1,47
65,71b±1,11
109,45b±1,47
103,83b±1,29
182,09b±1,49

NT2
Mean ± SE

15,38b±0,14
14,05b±0,21
71,77b±0,77
67,14b±1,09
113,33b±1,17
107,42b±1,15
185,40b±1,67

Cái
10
156,77a±1,58
166,16b±0,43
171,38b±1,89
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a,b khác
nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Tốc độc sinh trưởng của đàn con sinh ra
Tăng khối lượng của đàn con sinh ra giai đoạn 0 - 24 tháng tuổi
giữa 2 NT thí nghiệm là không có sự khác biệt nhưng cao hơn so với
NTĐC (từ 5,90 - 9,37% đối với con cái và từ 6,61 - 8,48% đối với
con đực). Qua đó cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của khối lượng bò bố, bò
mẹ đến tăng khối lượng của đàn con.
Bảng 3.11. Tăng khối lượng của đàn con sinh ra (g/ngày)
NTĐC
NT1
Giai Tính
đoạn
biệt
Mean ± SE
Mean ± SE

Đực 287,94a ± 6,15 303,69b ± 7,93
0-6
tháng Cái 268,72a ± 5,07 288,27b ± 6,29
7 - 12 Đực 211,17a ± 2,87 225,72b ± 8,54
tháng Cái 202,89a ± 5,46 211,78b ± 9,48
13-24 Đực 185,83a ± 2,69 201,78b ± 3,16
tháng Cái 163,78a ± 2,15 173,14b ± 2,88
0 - 24 Đực 217,69a ± 1,95 232,07b ± 1,98
tháng Cái 199,79a ± 2,09 211,57b ± 0,54
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một
nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

NT2
So sánh (%)
Mean ± SE
NT1/ĐC NT2/ĐC
313,27b ± 4,18 105,47
108,80
294,95b ± 5,21 107,28
109,76
230,89b ± 6,27 106,89
109,34
223,78b ± 4,51 104,38
110,30
200,19b ± 3,05 108,58
107,73
177,67b ± 3,85 105,71
108,48
236,14b ± 2,31 106,61
108,48

218,52b ± 2,39 105,90
109,37
hàng mang các chữ cái a,b khác

Kết quả nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của khối lượng bò bố
đến khối lượng đàn con sinh ra là rõ ràng, từ đó trong thực tiễn sản
xuất cần chọn lọc đàn bò thường xuyên nhằm cải tạo tầm vóc và khối
lượng đàn bò.
Mối tương quan giữa khối lượng bò đực bố, bò cái mẹ và
khối lượng con sinh ra
Mối tương quan giữa khối lượng bò đực bố, bò cái mẹ và khối
lượng con sinh ra được thể hiện qua hệ số tương quan và phương
trình hồi quy ở bảng 3.12.


13

Bảng 3.12. Hệ số tương quan giữa khối lượng bò bố, bò mẹ và
khối lượng con
TT
Mối tương quan
Hệ số tương Giá trị p
quan
Với KL con sơ sinh
0,383(**)
0,030
0,350(**)
0,006
1 KL bò Với KL con 6 tháng tuổi
đực bố Với KL con 12 tháng tuổi

0,554(**)
0,000
Với KL con 24 tháng tuổi
0,474(**)
0,000
Với KL con sơ sinh
0,148
0,258
0,157
0,232
KL bò Với KL con 6 tháng tuổi
2
cái mẹ Với KL con 12 tháng tuổi
0,196
0,132
Với KL con 24 tháng tuổi
0,079
0,551
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy có mối tương quan thuận giữa khối
lượng bò đực bố và khối lượng con sinh ra ở các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau (p<0,05).
Phương trình hồi qui ảnh hưởng của khối lượng bò được bố đến
khối lượng đàn còn sinh ra có kết quả như bảng 3.13.
Bảng 3.13. Phương trình hồi quy giữa khối lượng bò đực bố đến
khối lượng con sinh ra (n = 60)
TT
1
2
3
4


Chỉ tiêu
Giữa KL bò đực bố với KL
con sơ sinh
Giữa KL bò đực bố với KL
con 6 tháng tuổi
Giữa KL bò đực bố với KL
con 12 tháng tuổi
Giữa KL bò đực bố với KL
con 24 tháng tuổi

Phương trình
Y1 = 7,631 +
0,023*X
Y2 = 38,024 +
0,102*X
Y3 = 40,726 +
0,238*X
Y4 = 84,507 +
0,312*X

R2

SE

p

0,146 0,906 0,003
0,123 4,396 0,006
0,307 5,755 0,000

0,225 9,326 0,000

Ghi chú: Y: Khối lượng con theo các giai đoạn tuổi khác nhau; X: Khối lượng bò
đực bố; R2: Cho biết mức độ phù hợp của mô hình hồi quy. SE: Sai số chuẩn; P:
Xác suất để loại bỏ mô hình hồi quy.

Tóm lại, muốn có khối lượng của bê đời con cao thì phải sử dụng
bò đực giống và bò cái giống khối lượng lớn. Trên thực tế, sử dụng
bò đực khối lượng to phối với bò cái được tuyển chọn sẽ cho khối
lượng đời con cao vì khối lượng bò đực giống và cái giống đều làm
tăng khối lượng đàn con.
3.3. SỬ DỤNG RƠM Ủ URÊ VÀ THỨC ĂN TINH NÂNG CAO
KHẢ NĂNG TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
THỨC ĂN CHO BÒ SINH TRƯỞNG
Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tăng khối lượng của bò


14

Thay đổi khối lượng và tăng khối lượng của bò (bảng 3.14).
Bảng 3.14. Thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nghiệm thức 1
KL.đầu thí nghiệm (kg) 177,3ab ±20,51
KL.sau 28 ngày TN (kg) 178,4bc ± 2,67
ADG sau 28 ngày TN
0,04c ± 0,01
(kg/con/ngày)
KL.sau 56 ngày TN (kg) 182,2c ± 22,25
ADG 29- 56 ngày TN

0,14c ± 0,03
(kg/con/ngày)
KL.sau 84 ngày TN (kg) 187,8c ± 23,59
ADG 57-84 ngày TN
0,200c ± 0,08
(kg/con/ngày)
ADG toàn thí nghiệm
0,125c ± 0,12
(kg/con/ngày)

Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
178,2ab ±12,21 176,2a± 11,25
181,2ab ±16,31 187,2a ± 16,97
0,120b ± 0,04
0,396a ± 0,08
191,6b ± 14,62
0,371b ± 0,08

201,5a ± 17,93
0,509a ± 0,12

201,0b ± 15,51
0,340b ± 0,06

218,5a ± 15,95
0,609a ± 0,10

0,271b ± 0,09

0,504a ± 0,09


Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau trong cùng một
hàng sai khác thống kê (P<0,05).

Tăng trọng trung bình cả giai đoạn thí nghiệm cho nghiệm thức 1,
2 và 3 tương ứng là: 0,125, 0,271 và 0,504 kg/con/ngày (P<0,05).
Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính theo ME
Bảng 3.15. Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính
theo ME
Tăng trọng tính theo ME (Mean ±SE)
Chỉ tiêu
Thực tế
Lý thuyết
P
0,0390±0,001
0,0350±0,004 NS
ADG Nghiệm thức 1
0-28 Nghiệm thức 2
0,1070±0,105
0,0945±0,0928 NS
ngày Nghiệm thức 3
0,3960±0,127
0,349±0,112
NS
0,1357±0,0385
0,1197±0,0340 NS
ADG Nghiệm thức 1
29-56 Nghiệm thức 2 0,3714± 0,0345
0,3277±0,0305 NS
ngày Nghiệm thức 3

0,5085±0,0483
0,4487±0,0427 NS
0,2000±0,0368
0,1765± 0,0324 NS
ADG Nghiệm thức 1
57-84 Nghiệm thức 2 0,3357± 0,0290
0,2962±0,0256 NS
ngày Nghiệm thức 3
0,6094±0,0462
0,5377±0,0408 NS
Nghiệm thức 1
0,1250±0,0533
0,1103±0,0470 NS
ADG
Nghiệm thức 2
0,2714±0,0418
0,2395±0,0369 NS
cả kỳ
Nghiệm thức 3
0,5045±0,0391
0,4451± 0,0345 NS
Kết quả cho thấy, nếu áp dụng các nhu cầu ME cho duy trì của
Kearl (1982) và nhu cầu tăng trọng của Agnew và cs. (2004) và NRC
(2001) kết quả ước tính tăng trọng sẽ khá chính xác.
Ước tính lượng NLTĐ ăn vào được từ chăn thả


15

Kết quả ước tính lượng năng lượng trao đổi và chất khô ăn vào

thu được từ chăn thả được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Lượng năng lượng trao đổi (MJ/con/ngày) và vật chất khô
Chỉ tiêu
Tổng nhu
cầu
NLTĐ
ước tính*
NLTĐ từ
thức ăn
bổ sung
NLTĐ từ
chăn thả
VCK ăn
vào từ
thức ăn
bổ sung
VCK ăn
vào từ
chăn thả

thu được (Kg VCK/con/ngày)
Giai đoạn
Nghiệm
Nghiệm
thí nghiệm
thức 1
thức 2
Từ 0-28 ngày
25,21a±3,53
26,94b±2,82

Từ 28-56 ngày
27,63a±1,23 33,57b±0,492
Từ 58-84 ngày
29,55a±1,67
33,76b±1,14
a
Bình quân cả TN
27,62 ±1,77
31,65b±1,32
Từ 0-28 ngày
15,91b±1,02
Từ 28-56 ngày
20,71b±1,27
Từ 58-84 ngày
23,70b±1,61
Bình quân cả TN
20,11b±1,13
a
Từ 0-28 ngày
25,21 ±3,53
11,03b±3,03
a
Từ 29-56 ngày
27,63 ±1,23
12,85b±1,19
a
Từ 57-84 ngày
29,55 ±1,67 10,07b±0,590
Bình quân cả TN
27,62a±1,77 11,54b± 0,951

Từ 0-28 ngày
1,787b±0,114
Từ 29-56 ngày
2,327b±0,142
Từ 57-84 ngày
2,663b±0,181
Bình quân cả TN
2,259b±0,127
a
Từ 0-28 ngày
2,980 ±0,418 1,304b±0,358
Từ 29-56 ngày
3,266a±0,145 1,519b±0,141
Từ 57-84 ngày
3,493a±0,197 1,190b±0,0698
Bình quân cả TN 3,265a±0,210 1,364b±0,112

Nghiệm
thức 3
33,63a±3,35
37,45a±1,53
41,281a±0,76
37,67a±1,35
21,46a±0,915
29,35a±0,946
33,04a±0,343
27,95a±0,665
12,18b±2,78
8,10c±0,916
8,24c±1,00

9,72c±0,720
2,337a±0,103
3,215a±0,104
3,6204a±0,036
3,0574a±0,073
1,439b±0,329
0,957c±0,108
0,974c±0,118
1,149c±0,085

Ghi chú: TN: thí nghiệm; Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c khác nhau
trong cùng một hàng sai khác thống kê (P<0,05). (*): Ước tính dựa trên: Khối
lượng 0,75 x 0,5 MJ/ngày + Tăng trọng (kg/con/ngày) x 25,5 MJ/kg tăng trọng.

Lượng NLTĐ thu được từ chăn thả có xu hướng giảm khi bò
được bổ sung thức ăn (P<0,05). Trong khi ở nghiệm thức 1: chăn thả
không bổ sung lượng NLTĐ thu được từ chăn thả trung bình cả thí
nghiệm là 27,62 MJ NLTĐ/con/ngày, thì ở nghiệm thức 2, số liệu
này là 11,54 và ở nghiệm thức 3 là 9,719 MJ NLTĐ/con/ngày.
Lượng NLTĐ thu nhận này là khá thấp nhưng cũng phù hợp vì đồng
cỏ tự nhiên ở đây thực chất chỉ là các bãi chăn tự nhiên không được
kiểm soát trong mùa khô và các bờ bãi ven ruộng lúa, ruộng ngô và
các cây trồng khác.
Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến lượng thức ăn bổ sung
ăn vào, tổng lượng chất khô thức ăn ăn vào và hệ số chuyển
đổi thức ăn


16


Bảng 3.17. Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn
Chỉ tiêu

Giai đoạn

Tổng vật chất 0-28 ngày
29-56 ngày
khô ăn vào.
(kg
57-84 ngày
VCK/con/ngày)
Cả TN
0-28 ngày
HQSDTĂ (kg
29-56 ngày
VCK/kg tăng
57-84 ngày
trọng)
Cả TN

Nghiệm
thức 1
2,980b±0,418
3,266c±0,145
3,493c±0,197
3,265c±0,210
22,23b±9,00
31,09a±6,63
20,96a±5,07
24,76a±14,7


Nghiệm thức
2
b
3,091 ±0,333
3,8468b±0,056
3,853b± 0,126
3,623b± 0,151
26,40a±1,53
10,713b±0,981
11,717b±0,740
15,07b±2,92

Nghiệm thức
3
a
3,776 ±0,391
4,172a±0,174
4,5948a±0,091
4,206a±0,154
9,409c±0,980
8,398c±0,548
7,693c±0,519
8,446c±0,358

Chú thích: TN: Thí nghiệm; HQSDTĂ: Hiệu quả sử dụng thức ăn; Các giá trị trung
bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b c khác nhau thì sai khác có ý nghĩa
thống kê, P< 0,05.

Sau 3 tháng thí nghiệm thì NT1, NT2 và NT3 có ADG tương ứng

là: 0,125; 0,271 và 0,504 kg/con/ngày. FCR tương ứng của bò sau 3
tháng thí nghiệm là: 24,76; 15,07 và 8,446 kg DM/kg tăng trọng.
Ước tính hiệu quả kinh tế
Bảng 3.18. Ước tính hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu
Khối lượng
Mua bò Đơn giá
Thành tiền
Khối lượng
Mua urê Đơn giá
Thành tiền
Khối lượng
Mua
thức ăn Đơn giá
tinh
Thành tiền
Khối lượng
Bán bò
Đơn giá
Thành tiền
Thu nhập
So sánh với NT1

ĐVT
Kg/con
1.000đ/kg
1.000đ/con
Kg/con
1.000đ/kg
1.000đ

Kg/con
1.000đ/kg
1.000đ
Kg/con
1.000đ/kg
1.000đ/con
1.000đ/con
1.000đ/con

NT1
177
90
15.930
188
110
20.680
4.750
0

NT2
178
90
16.020
12,3
10
123
201
110
22.110
5.967

1.217

NT3
176
90
15.840
12,2
10
122
77
7,8
603
219
110
24.090
7.525
2.775

Kết quả bảng 3.18 cho thấy NT2 và NT3 có hiệu quả cao hơn
NTĐC là 1.217 và 2.775 nghìn đồng sau 84 ngày thí nghiệm.
Tóm lại, dù ở thời điểm nào thì bổ sung hợp lý cũng là phương án
mang lại lợi ích về kinh tế cho người chăn nuôi bò thịt.
3.4. SỬ DỤNG BỘT SẮN VÀ BỘT LÁ SẮN VỖ BÉO BÒ
Lượng thức ăn ăn vào
Lượng thức ăn ăn vào của bò thí nghiệm (bảng 3.19).


17

Bảng 3.19. Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein

thô mỗi cá thể bò thu nhận hàng ngày
Tuần
tuổi
0-4

5-8

9 -12

0-12

Chỉ tiêu
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)

NTĐC
Mean  SE
3,44a ± 0,02
31,03a ± 0,16
416,6a ± 2,16

3,80a ± 0,04
34,26a ± 0,33
459,6a ± 4,5
3,65a ± 0,04
32,92a ± 0,34
441,6a ± 4,54
3,63a ± 0,02
32,74a ± 0,15
439,3a ± 1,96

Lô thí nghiệm
NT1
NT2
Mean  SE
Mean  SE
3,94b ± 0,05
3,97b ± 0,03
b
38,42 ± 0,48
37,67b ± 0,30
b
391,8 ± 6,44
501,2c ± 4,05
b
4,15 ± 0,02
4,22b ± 0,03
b
40,32 ± 0,18
39,93b ± 0,26
b

417,2 ± 2,35
531,4c ± 3,40
b
4,10 ± 0,06
4,26b ± 0,03
b
39,86 ± 0,56
40,29b ± 0,23
b
411,0 ± 7,46
536,4c ± 3,12
b
4,06 ± 0,04
4,15b ± 0,02
b
39,53 ± 0,40
39,30b ± 0,20
b
406,7 ± 5,33
523,0c ± 2,66

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b, c khác
nhau thì có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Lượng VCK, NLTĐ và Pr thô có sự sai khác giữa 2 NT thí nghiệm
so với NTĐC, trong khi giữa hai NT thí nghiệm không có sai khác.
Bảng 3.20. Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein
thô bò thu nhận trên 100 kg thể trọng
Tuần
tuổi

0-4

5-8

9-12

0-12

Chỉ tiêu
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)
VCK (kg)
NLTĐ (MJ)
Pr. thô (g)

NTĐC
Mean  SE
2,12a ± 0,03
19,07a ± 0,25
256,2a ± 3,42
2,23a ± 0,03
20,09a ± 0,29
269,5a ± 3,91

2,05a ± 0,02
18,52a ± 0,18
248,4a ± 2,46
2,13a ± 0,02
19,23a ± 0,19
258,0a ± 2,69

Lô thí nghiệm
NT1
NT2
Mean  SE
Mean  SE
2,35b ± 0,05
2,31b ± 0,04
22,89b ± 0,48
21,95b ± 0,39
b
233,4 ± 5,67
291,9c ± 5,22
b
2,31 ± 0,03
2,27b ± 0,03
b
22,44 ± 0,31
21,49b ± 0,31
b
232,2 ± 3,41
286,0c ± 4,15
b
2,16 ± 0,05

2,17b ± 0,03
b
21,00 ± 0,47
20,50b ± 0,26
b
216,5 ± 5,65
272,9c ± 3,47
b
2,27 ± 0,04
2,25b ± 0,03
b
22,11 ± 0,42
21,31b ± 0,31
b
227,4 ± 4,88
283,7c ± 4,11

Ghi chú: VCK: vật chất khô; NLTĐ: năng lượng trao đổi; Pr. thô: Protein thô. Các
giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b, c khác nhau thì có sự
sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)


18

Kết quả bảng 3.20 cho thấy không có sự khác nhau có ý
nghĩa thống kê về lượng chất khô ăn vào trên 100 kg thể trọng của bò
ăn các khẩu phần khác nhau, lượng VCK ăn vào tính cả giai đoạn từ
2,13 - 2,27 kg/con/ngày.
Tăng khối lượng của bò thí nghiệm
Bảng 3.21. Tăng khối lượng bình quân của bò qua các giai đoạn

thí nghiệm
Tiêu chí
Khối lượng bắt đầu TN (kg)
Khối lượng sau 4 tuần (kg)
Khối lượng sau 8 tuần (kg)
Khối lượng sau 12 tuần (kg)
Tăng KL 0 - 4 tuần
(g/con/ngày)
Tăng KL 5 - 8 tuần
(g/con/ngày)
Tăng KL 9 - 12 tuần
(g/con/ngày)
Tăng KL trung bình
(g/con/ngày)

NTĐC
(Mean  SE)
154,2 ± 1,80
162,7 ± 1,76
170,6 ± 1,81
177,8 ± 1,77
304 ± 10,73

Lô thí nghiệm
NT1
NT2
(Mean  SE) (Mean  SE)
153,8 ± 1,88 156,4 ± 2,16
168,0 ± 2,19 171,8 ± 2,18
179,8 ± 2,16 185,9 ± 1,45

190,0 ± 2,19 196,6 ± 1,86
507 ± 13,42
550 ± 8,94

281 ± 8,50

421 ± 7,16

503 ± 13,86

257 ± 7,16

364 ± 7,16

383 ± 7,16

281 ± 3,13

431 ± 4,47

479 ± 5,81

Có sự khác nhau về khối lượng khi kết thúc thí nghiệm có
thể giải thích thông qua lượng thức ăn ăn vào ở bảng 3.21. Do lượng
thức ăn ăn vào không khác nhau nên tăng khối lượng của bò giữa hai
NT thí nghiệm là không khác nhau (479 g/ngày và 431 g/ngày), tuy
nhiên lượng thức ăn ăn vào của các NT thí nghiệm cao hơn so với
NTĐC vì vậy bò ở hai NT thí nghiệm tăng khối lượng cao hơn so với
NTĐC (479 g/ngày và 431 g/ngày so với 281 g/ngày).
Hiệu quả sử dụng thức ăn

Bổ sung thức ăn đã làm tăng khả năng tăng khối lượng của bò và
giảm lượng thức ăn tiêu tốn trên 1 kg tăng khối lượng.
Hiệu quả sử dụng VCK của bò ở NT2 (bổ sung cả bột sắn và bột
lá sắn) là cao nhất, tăng 1 kg khối lượng tiêu tốn 8,93 kg VCK và
thấp nhất là NTĐC (chỉ cho ăn cỏ xanh tự nhiên) tăng 1 kg khối
lượng tiêu tốn 13,05 kg VCK (không có sự khác nhau giữa hai NT
thí nghiệm).


19

Bảng 3.22. Tiêu tốn vật chất khô, năng lượng trao đổi, protein
thô cho 1 kg tăng khối lượng
NT thí nghiệm
NT1
NT2
(Mean  SE) (Mean  SE)
VCK/1kg TT 0-4 tuần (kg)
11,37a 0,43
7,79b 0,22
7,23b 017
a
b
VCK/1kg TT 5-8 tuần (kg)
13,53  0,33
9,86  0,22
8,42b 0,19
a
b
VCK/1kg TT 9-12 tuần (kg)

14,24  0,43 11,26  0,18 11,14b 0,21
VCK/1kg TT cả TN (kg)
13,05a 0,11
9,64b 0,12
8,93b 0,10
a
b
NLTĐ/1kg TT 0-4 tuần (MJ)
102,61 3,85 75,95 2,16 68,60b 1,55
NLTĐ/1kg TT 5-8 tuần (MJ)
122,00a2,94 95,73b2,08 79,61b 1,83
NLTĐ/1kg TT 9-12 tuần (MJ)
128,40a3,87 109,55b 1,72 105,33b 2,02
Tiêu tốn NLTĐ/1kg TT cả TN (MJ) 117,67a0,97 93,74b 1,16 84,51b 0,96
Protein thô/1kg TT 0-4 tuần (kg)
1,377a 0,05 0,775b 0,02 0,913b 0,02
Protein thô/1kg TT 5-8 tuần (kg)
1,636a0,04
0,991b0,02 1,059b 0,02
a
Protein thô/1kg TT 9-12 tuần (kg)
1,722 0,05 1,129b 0,02 1,402b 0,03
Protein thô/1kg TT cả TN (kg)
1,57a0,013 0,965b 0,01 1,125b 0,01
Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái a, b, c khác
nhau thì có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Chỉ tiêu

NTĐC
(Mean  SE)


Ước tính hiệu quả kinh tế
Giá mua thức ăn (cỏ xanh, bột sắn, bột lá sắn), giá mua bò, bán bò
tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm và không tính đến chi
phí công lao động. Các chi phí này được coi như ngang nhau.
Bảng 3.23. Ước tính hiệu quả kinh tế để vỗ béo 1 con bò
Chỉ tiêu
Khối lượng
Mua bò
Đơn giá
Thành tiền
Khối lượng
Mua cỏ
Đơn giá
xanh
Thành tiền
Khối lượng
Mua bột sắn Đơn giá
Thành tiền
Khối lượng
Mua bột lá
Đơn giá
sắn
Thành tiền
Khối lượng
Bán bò
Đơn giá
Thành tiền
Thu nhập
So sánh với NTĐC


ĐVT
kg
1.000 đ
1.000 đ
kg
1.000 đ
1.000 đ
kg
1.000 đ
1.000 đ
kg
1.000 đ
1.000 đ
kg
1.000 đ
1.000 đ
1.000 đ
1.000 đ

NTĐC
154,2
90
13.878
1.090,9
1,2
1.309
177,8
95
16.891

1.704
0

NT1
153,8
90
13.842
1.042,2
1,2
1.250
84,0
4
336
190,0
95
18.05
2.622
918

NT2
156,4
90
14.076
1.065,2
1,2
1.278
42,0
4
168
42,0

5
210
196,6
95
18.677
2.945
1.241


20

Kết quả này cho thấy tùy theo phương thức nuôi, lợi nhuận thu
được tại 2 NT thí nghiệm cao hơn NTĐC từ 918.000 - 1.241.000
đồng/con/12 tuần nuôi.
3.5. LIÊN KẾT NHÓM CHĂN NUÔI BÒ THỊT VỚI CÁC TÁC
NHÂN THỊ TRƯỜNG KẾT HỢP HỆ THỐNG NHẬN DIỆN SẢN
PHẨM
Hiện trạng chung của 2 nhóm hộ trước thí nghiệm
Tổng số 60 hộ tham gia thí nghiệm, mỗi nhóm là 30 hộ theo tiêu
chí số bò nuôi/hộ từ 2 con trở lên và có bán bò trong 3 năm.
Bảng 3.24. Hiện trạng của 2 nhóm hộ tham gia thí nghiệm
TT
1
2
3
4
5

Tiêu chí
Số hộ tham gia

Tổng số bò (2013)
Quy mô nuôi trung bình
Số bò bán (2011 - 2013)
Số bò bán TB/hộ/năm

ĐVT
Hộ
Con
Con/hộ
Con
Con

Nhóm I
30
106
3,53
32
0,36

Nhóm II
30
101
3,37
33
0,37

Trung bình quy mô nuôi bò thực tế của cả 2 nhóm hộ tham gia thí
nghiệm là 3,53 và 3,37 con/hộ, số bò bán trung bình/hộ/năm của nhóm
I là 0,36 con và của nhóm II là 0,37 con.
Xây dựng các hoạt động chung cho nhóm

Trong thời gian thí nghiệm, mối liên kết giữa các hộ tham gia
nhóm II đã có nhiều thay đổi như liên kết để cùng nhau thực hiện các
hoạt động chung như: xác định thời gian, địa điểm bán bò...
Bảng 3.25. Sự khác nhau về các hoạt động giữa hai nhóm
TT
Chỉ tiêu
Nhóm I
Nhóm II
1 Xác định thời
Riêng lẻ theo từng
Thống nhất chung cả
điểm bán
hộ, mọi thời điểm
nhóm, bán vào cuối
trong năm
năm
2 Xác định địa
Tại nhà
Tại 1 điểm tập trung
điểm bán
3 Xác định khối
Quan sát, ước lượng Dựa trên một số chiều
lượng
bằng mắt thường
đo (VN2 x DTC)
4 Xác định giá bán Tự thỏa thuận
Chung cả nhóm
5 Chia sẻ thông tin Không
Có chia sẻ thông tin
thị trường

trong nhóm
6 Người mua bò
Thu gom xã
Thu gom lớn/lò mổ
Hiệu quả của liên kết ngang
Mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi, các hoạt động trong nhóm II
đã làm giảm chi phí trung gian cho việc thu mua, tạo điều kiện để


21

người thu gom đưa ra mức giá thu mua cao hơn cho người nông dân.
Bảng 3.26. Hiệu quả bán bò từ mô hình liên kết sản xuất
TT
Tiêu chí
ĐVT
Nhóm I Nhóm II
1 Có chia sẻ thông tin thị
%
0
86,67
trường
2 Số bò bán thời gian thử
Con
36
42
nghiệm
3 Giá bán bò bình quân
1.000 đ/con 15.700
16.200

4 Doang thu từ bán bò
Tr đồng
560,2
680,4
So sánh với nhóm I
1.000 đ
0
500
Lợi ích của cả nhóm
1.000 đ
0
21.000
Nhóm I bán 36 bò với giá bán trung bình là 15,7 triệu đồng/con
và doanh thu là 565,2 triệu đồng. Nhóm hộ II bán ra 42 con bò, giá
bán trung bình là 16,2 triệu đồng/con và doanh thu đạt được 680,4
triệu đồng. Giá bán trung bình 1 con bò của nhóm hộ II cao hơn
3,18% so với nhóm hộ I, tương đương 500.000 đồng/1 bò thịt bán.
Thiết kế và sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm

Logo nhận diện
Poster giới thiệu
Nhãn mác thịt bò
thịt bò Sơn La
thịt bò Sơn La
Sơn La
Đây là công cụ góp phần nâng cao uy tín, tạo lòng tin và nâng cao
khả năng cạnh tranh và giá bán tại các thị trường tiềm năng.
Bảng 3.27. Hiệu quả sử dụng nhãn mác đến giá bán thịt bò
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

Chỉ tiêu

ĐVT

Giá bán của lò mổ Sơn La
1000 đ
Chi phí vận chuyển lò mổ-bán lẻ 1000 đ
Chi phí đóng gói, dán nhãn
1000 đ
Chi phí bảo quản
1000 đ
Tổng chi phí
1000 đ
Giá bán của người bán lẻ
1000 đ/kg
Lợi ịch người bán lẻ/1kg
1000 đ/kg
Tăng so với nhóm I/1kg thịt bò 1000 đ/kg
Tăng trung bình/1 bò thịt
1000 đ


Không
nhãn mác
230
9.5
0
0.5
240
255
15
0
0

Sử dụng
nhãn mác
230
9.5
3
0.5
243
290
47
32
2,240


22

Kết quả bán thử nghiệm cho thấy, chi phí cho đóng gói và gắn
nhãn mác của nhóm thử nghiệm tăng thêm 3000 đồng/1kg, trong khi
đó giá bán thì có sự khác biệt nhau rõ rệt giữa nhóm không sử dụng

nhãn mác và nhóm sử dụng nhãn mác lần lượt là 255.000 đồng/kg và
290.000 đồng/kg tương đương với lợi nhuận thu được/1kg của người
bán lẻ 15.000 đồng và 47.000 đồng.
Các cửa hàng bán lẻ cao cấp Hà Nội bán sản phẩm thịt bò Sơn La
đã sử dụng hệ thống nhận diện cho sản phẩm và tăng giá bán. Giá
bán lẻ thịt bò Sơn La tăng lên 13,72% cho 1 kg thịt bò từ lò mổ đến
người tiêu dùng tương đương 32.000 đồng.
Tỷ lệ phân bổ giá trị gia tăng theo kênh phân phối
Kết quả thử nghiệm kênh phân phối cho thấy:
Bảng 3.28. Tỷ lệ giá trị gia tăng tạo ra trong kênh
Người
chăn
nuôi bò
Kênh phân phối tại thị trường Sơn La
Tổng chi phí
1000 đ 515.996
Tổng doanh thu
1000 đ 565.200
Tổng giá trị gia tăng
1000 đ
49.204
Trung bình thu
1000
1.366,8
nhập/con
đ/con
Tỷ lệ phân phối thu
%
31,23
nhập

Kênh phân phối đến thị trường Hà Nội
Tổng chi phí
1000 đ 610.994
Tổng doanh thu
1000 đ 689.400
Tổng thu nhập
1000 đ
78.406
Trung bình thu
1000
1.866,8
nhập/con
đ/con
Tỷ lệ phân phối thu
%
35,15
nhập
Tăng với từng tác
%
3,92
nhân
Diễn giải

ĐVT

Thu
gom xã

Thu
gom/Lò

mổ lớn

Tác
nhân
bán lẻ

584.200
605.200
21.000

633.172
665.100
31.928

698.100
753.550
55.450

583,0

886,9

1.540,3

13,32

20,26

35,19


-

695.100
745.710
50.610

790.340
874.120
83.780

-

1.205

2.240

-

22,68

42,17

-

2,42

6,98

Khi tham gia mô hình liên kết nhóm với các tác nhân thị trường
đã làm tăng giá trị cho người chăn nuôi là 500 ngàn đồng/1 bò bán.

Tác nhân thu gom cũng tăng thu nhập là 318,1 ngàn đồng/1 bò, trong
khi đó nhóm tác nhân bán lẻ khi sử dụng hệ thống nhận diện thì tăng
thu nhập là 2.240 ngàn đồng/1 bò bán. Tuy nhiên, giá trị gia tăng
trung bình của 1 người bán lẻ cũng chỉ đạt được là 320 ngàn đồng/1
bò thịt (trung bình 1 cửa hàng bán lẻ được 10kg thịt bò/ngày).


×