Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.37 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
1.1. Giới thiệuchung về tài chính vi mô và tín dụng vi mô...........................6
1.2. Thực tiễn của việc sử dụng tín dụng vi môtrong xóa đói giảm nghèo...8
1.2.1. Kinh nghiệm áp dụng trên thế giới.................................................8
1.2.2. Tín dụng vi mô ở Việt Nam.............................................................9
1.3. Hiệu quả của tín dụng vi mô ở Việt Nam và những nghiên cứu trước 13
1.3.1. Sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả của tín dụng vi mô.........14
1.3.2. Các chỉ số đo lường hiệu quả của dịch vụ tín dụng vi mô............15
1.3.3. Các yếu tố phát sinh chi phí..........................................................16
1.3.4. Những nghiên cứu đo lường hiệu quả của tín dụng vi mô tại Việt
Nam trước đây.........................................................................................17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ
CỦA DỊCH VỤ TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.............................................................................20
2.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................20
2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................20
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế..................................................20
2.2. Thiết kế câu hỏi phỏng vấn..................................................................22
2.2.1. Câu hỏi phỏng vấn cán bộ tín dụng..............................................22
2.2.2. Câu hỏi phỏng vấn khách hàng vi mô...........................................23
2.3. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................24
2.3.1. Dữ liệu sơ cấp...............................................................................24
2.3.2. Chọn mẫu......................................................................................25
2.3.3. Dữ liệu thứ cấp..............................................................................25
2.4. Phương pháp phân tích....................................................................26
2.5. Các vấn đề về đạo đức..........................................................................27
3.1. Sơ lược về Quỹ tình thương TYM.......................................................28
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ tình thương TYM...............28


3.1.2. Sản phẩm và dịch vụ của Quỹ tình thương TYM..........................29


3.1.3. Tư cách pháp nhân mới – những cơ hội và thách thức.................30
3.1.4. Mô hình ASA hướng tới sự bền vững trong hoạt động TDVM......30
3.2. Mối quan hệ giữa chỉ số đo lường hiệu quả và các yếu tố phát sinh chi
phí 32
3.2.1. Chỉ số OER và giá trị trung bình các khoản vay..........................33
3.2.2. Chi số CPC và giá trị trung bình các khoản vay..........................35
3.2.3. Chỉ số OER và mô hình cho vay...................................................36
3.2.4. Chỉ số OER và số lượng khách hàng............................................37
3.2.5. Chỉ số OER và năng suất của cán bộ tín dụng.............................39
3.3. Kết luận về thực trạng hiệu quả của dịch vụ TDVM tại Quỹ tình
thương TYM Hà Nội...................................................................................40
3.4. Kết quả phỏng vấn cán bộ tín dụng tại Quỹ tình thương Hà Nội.........41
3.1.5. Đặc điểm của quy trình cho vay....................................................41
3.1.6. Một số đặc điểm về công việc của cán bộ tín dụng.......................45
3.5. Kết quả phân tích phiếu điều tra khách hàng.......................................47
3.1.7. Khoản vay.....................................................................................47
3.1.8. Thu nhập hàng tháng....................................................................47
3.1.9. Phương thức tiếp cận dịch vụ.......................................................48
3.1.10. Mục đích sử dụng vốn.................................................................49
3.1.11. Ý kiến về lãi suất.........................................................................50
3.1.12. Ý kiến về tiết kiệm tự nguyện.......................................................51
3.1.13. Chất lượng dịch vụ......................................................................51
3.6. Kết luận về chất lượng dịch vụ và đánh giá nguyên nhân của mức độ
hiệu quả hoạt động TDVM tại Quỹ tình thương TYM Hà Nội...................52
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ
CỦA DỊCH VỤ TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.............................................................................54
4.1. Nhóm giải pháp nâng cao độ tiếp cận dịch vụ của khách hàng............54



4.1.1. Chủ động tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng vi mô..........54
4.1.2. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng..............................................54
4.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ TDVM.........................57
4.1.3. Tăng tính tương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng................57
4.1.4. Đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...................................59
4.3. Nhóm giải pháp giảm thiếu chi phí......................................................60
4.1.5. Tăng cường nhân lực dưới hình thức cộng tác viên tình nguyện..61
4.1.6. Đề xuất miễn trừ thuế thu nhập doanh nghiệp..............................61
4.4. Tour du lịch vi mô – Hướng đi nhân văn trong huy động vốn.............62
4.5. Nhóm giải pháp về chính sách của Chính phủ.....................................64
KẾT LUẬN....................................................................................................65
PHỤ LỤC.........................................................................................................1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB
AIDS
ALS
APEC
CEP
CPC
HEPR
HIV
MO
NGO
OER
PCFs
ROSCA
SBV
TCVM

TDVM
TNHH MTV
TYM
UBND
UNDP
VBARD
VBP
VBSP
VLSS
VPSC
VWU

: Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno
Deficiency Syndrom)
: Giá trị trung bình các khoản vay (Average Loan Size)
: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (AsiaPacific Economic Cooperation)
: Quỹ hỗ trợ công nhân - Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
: Chi phí trên mỗi khách hàng (Cost per client)
: Chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo (Hunger Eradication and
Poverty Reduction Programs)
: Vi rút suy giảm miễn dịch ở người (Human
Immunodeficiency Virus)
: Tổ chức quần chúng (Mass organization)
: Tổ chức phi chính phủ (Non-government organizations)
: Tỷ lệ Chi phí Hoạt động (Operating Expense Ratio)
: Quỹ Tín dụng Nhân dân (People Credit Funds)
: Hội tiết kiệm và tín dụng quay vòng (Rotating Savings and
Credit Association)
: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam)

: Tài chính vi mô
: Tín dụng vi mô
: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
: Quỹ tình thương TYM
: Ủy ban Nhân dân
: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations
Development Program)
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Vietnam
Bank for Agiculture and Rural Development)
: Ngân hàng cho Người nghèo Việt Nam (Vietnam Bank for
the Poor)
: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (Vietnam Bank for
Social Policies)
: Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Living
Standard Survey)
: Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện (Vietnam Post Savings
Company)
: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Vietnam Women’s Union)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân khúc TCVM ở Việt Nam....................................................12
Bảng 3.1: Mô hình ASA................................................................................31
Bảng 3.3: Các loại vốn vay............................................................................42


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhịp đập của tăng trưởng kinh tế có thể được cảm nhận từ
mọi góc nhìn của cuộc sống. Bức tranh kinh tế - xã hội toàn cầu nói chung và
kinh tế Việt Nam nói riêng đang có nhiều chuyển biến rõ rệt. Mức sống của
người dân ngày càng tăng cao nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn chưa được
cải thiện đáng kể. Các nước trên cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội đã
và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo, hướng tới mục
tiêu đầu tiên trong “Nhóm các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” của Liên
hợp quốc được cam kết thực hiện bởi 189 quốc gia thành viên, trong đó có
Việt Nam.
Trong những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự
hào về tăng trưởng kinh tế, đem lại những kết quả vượt bậc trong công cuộc
đẩy lùi đói nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ người
dân thuộc diện nghèo. Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam từ sau năm 2008 đã
mở rộng trở thành một trong những thủ đô lớn nhất của thế giới. Phạm vi Hà
Nội không chỉ còn gói gọn trong khu trung tâm thành phố, nơi đa số người
dân có mức sống tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước, mà đã
mở rộng ra các vùng lân cận có mức sống thấp hơn.Tính đến 2011 vẫn còn
148.148 hộ nghèo, chiếm 9,6% tổng số hộ chung toàn thành phố. Đa phần các
hộ nghèo này thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh (34,76% theo thống kê của
UBND thành phố Hà Nội). Trong khi đó, lạm phát ở mức chóng mặt khiến
Chính phủ phải nâng lãi suất và thắt chặt tín dụng. Trong thời buổi người giàu
còn khó đi vay, người nghèo sẽ phải làm gì để vay mượn nhằm xoay xở cho
có thêm thu nhập để sống? Tín dụng vi mô, hay khoản cho vay nhỏ với lãi


2
suất hợp lý – một trong những sản phẩm của TCVM– là một công cụ hứa hẹn
nâng cao mức sống người dân Hà Nội, nhất là các vùng mới mở rộng.
TCVM đang ngày càng nhận được sự quan tâm từ phía Nhà nước và

chính quyền các cấp. Trong những ngày cuối năm 2011, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt đề án xây
dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”. Đề án khi
thực hiện sẽ “xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức TCVM an toàn, bền
vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”. Bên cạnh
đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đề xuất “Kế hoạch thực hiện mục tiêu
giảm nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015” với 6 nhóm giải pháp,
trong đó tín dụng ưu đãi với hộ nghèo là điểm sáng trong nhóm giải pháp đầu
tiên. Cho đến đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu về TCVM được thực
hiện nhưng phạm vi nghiên cứu tương đối rộng về nội dung và không gian.
Bởi vậy, những nghiên cứu chuyên sâu và có tính ứng dụng cao về TCVM
trên địa bàn Hà Nội là cần thiết.
Hiện tại có rất nhiều tổ chức TCVM hoạt động trên địa bàn Hà Nội,
bao gồm cả nhóm chính thức và phi chính thức. Trong đó,Tổ chức Tài chính
Quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM), tiền thân là Quỹ Tình
Thương TYM, là tổ chức đầu tiên được cấp phép. Thành lập vào năm 1991,
TYM là tổ chức đầu tiên triển khai mô hình tín dụng vi mô tại Việt Nam với
mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Với sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống
và cải thiện địa vị cho phụ nữ nghèo, nghèo nhất và gia đình họ thông qua
các dịch vụ tài chính và phi tài chính phù hợp, TYM đã góp phần mang lại
cơ hội cải thiện cuộc sống cho các hộ dân nghèo không chỉ ở Hà Nội mà còn
trên toàn đất nước.


3
Tính đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá dịch vụ
TDVM của TYM chuyên biệt trong phạm vi Hà Nội. Bên cạnh đó, đánh giá
về mức độ hiệu quả (Efficiency) đưa ra cái nhìn chính xác và hữu ích về hoạt

động của một tổ chức TCVM dựa trên sự kết hợp giữa mục tiêu tài chính và
xã hội. Tính hiệu quả, hiểu một cách đơn giản là việc đánh giá mức tối đa hóa
sản phẩm trên một tập hợp nguyên liệu đầu vào cho trước, vì vậy sẽ là nền
tảng then chốt để các nhà đầu tư, nhà tài trợ và ban lãnh đạo nắm bắt được
thực trạng hoạt động của tổ chức, qua đó quá trình ra quyết định sẽ trở nên
chính xác hơn. Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm đưa ra những phân tích,
đánh giá về tính hiệu quả của dịch vụ TDVM của TYM trên địa bàn Hà Nội
cùng với một số ý kiến, giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả của dịch vụ,
chúng tôi xin được nghiên cứu đề tài “Tín dụng vi mô tại Quỹ Tình thương
TYM trên địa bàn Hà Nội – Đánh giá tính hiệu quả và giải pháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba mục tiêu chủ yếu sau đây:
Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tín dụng vi mô và hiệu quả
hoạt động của dịch vụ này trong việc thực hiện chính sách cho vay xóa đói
giảm nghèo.
Hai là, đánh giá hiệu quả của dịch vụ tín dụng vi mô tại Quỹ tình
thương TYM Hà Nội dựa trên hai khía cạnh chủ yếu là
- Hiệu quả về hoạt động tài chính của Quỹ tình thương TYM Hà Nội
- Hiệu quả về chất lượng dịch vụ của Quỹ tình thương TYM Hà Nội
đối với người vay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của
dịch vụ tín dụng vi mô tại Quỹ tình thương TYM Hà Nội.


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ hướng tới việc đánh giá hiệu quả hoạt động TDVM tại
chi nhánh của TYM thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng. Cụ thể, chi nhánh huyện

Sóc Sơn sẽ được lựa chọn bởi đây là chi nhánh duy nhất của TYM hoạt động
trên địa bàn Hà Nội mở rộng.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: TCVM là một định nghĩa rộng bao hàm nhiều dịch vụ tài
chính ưu đãi dành cho các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập thấp. Công
trình này chỉ nghiên cứu về tín dụng vi mô và đánh giá tính hiệu quả hoạt
động tín dụng vi mô của Quỹ tình thương TYM trên địa bàn Hà Nội trên các
khía cạnh:
+ Hiệu quả về hoạt động tài chính của Quỹ tình thương TYM Hà Nội
+ Hiệu quả về chất lượng dịch vụ của Quỹ tình thương TYM Hà Nội
đối với người vay.
Công trình này không đề cập đến hiệu quả về kết quả xóa đói giảm
nghèo trong hoạt động tín dụng vi mô của Quỹ tình thương TYM Hà Nội.
- Về không gian: Công trình tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng vi mô
của Quỹ tình thương TYM trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Thông tin tài chính và phi tài chính của các chi nhánh được
lựa chọn nhằm tính toán các chỉ số đo lường hiệu quả và phân tích định tính
trong khoảng thời gian 6 năm (2006 – 2011).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp định lượng
Nghiên cứu sẽ chọn lọc các chỉ số đo lường tính hiệu quả của TDVM,
từ đó phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả của dịch vụ. Đồng thời, các yếu tố
phát sinh chi phí (cost drivers) cũng được giải thích thông qua phương pháp


5
phân tích hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra mối tương quan giữa các chỉ số đo

lường và các yếu tố phát sinh chi phí.
4.2.

Phương pháp định tính

Để thực hiện mục tiêu thứ 2 là đánh giá chất lượng dịch vụ TCVM và
tìm ra nguyên nhân cho kết luận về tính hiệu quả ở mục tiêu thứ nhất, phương
pháp phỏng vấn trực tiếp được thực hiện với hai đối tượng: nhà cung cấp (cán
bộ tín dụng, trưởng chi nhánh) và khách hàng vi mô (các hộ dân nghèo đã và
đang sử dụng dịch vụ TDVM của TYM). Từ đó, kết quả được hệ thống hóa
trên cơ sở phân tích định tính.
5. Kết cấu đề tài
Nghiên cứu bao gồm 4 chương:
Chương 1:Một số lý luận về hiệu quả hoạt đọng của tín dụng vi mô
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu mức độ hiệu quả của dịch vụ tín dụng vi
mô tại Quỹ tình thương TYM trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Kết quả nghiên cứu mức độ hiệu quả của dịch vụ tín dụng vi mô
tại Quỹ tình thương TYM trên địa bàn Hà Nội
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ tín dụng vi mô tại Quỹ
tình thương TYM trên địa bàn Hà Nội


6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ
1.1.

Giới thiệuchung về tài chính vi mô và tín dụng vi mô
Tài chính vi mô (TCVM), theo định nghĩa của Ngân hàng Phát triển


Châu Á (ADB), là việc cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như tín dụng,
tiết kiệm, bảo hiểm và chuyển tiền cho những cá nhân hoặc hộ gia đình có thu
nhập thấp (Nghiêm và cộng sự, 2006). Điều khác biệt cốt lõi giữa TCVM(hay
tín dụng vi mô) với hợp đồng cho vay truyền thống nằm ở sự lược bỏ yêu cầu
thế chấp nhằm đảm bảo độ an toàn của khoản vay. Nguồn gốc của TCVM
được biết đến nhiều nhất qua câu chuyện của giáo sư Muhammad Yunus –
Sáng lập viên của Ngân hàng Grameen Băng-la-đét, người đã bắt đầu cho dân
làng địa phương vay những khoản nhỏ vào những năm 1970. Cho vay những
khoản tài chính nhỏ (tín dụng vi mô) – thành phần chủ yếu của mô hình
TCVM (Green và Gangemi, 2006), được nhận định một cách rộng rãi như là
việc cung cấp các khoản vay nhỏ, miễn thế chấp cho thành viên các hợp tác
xã, những người khó có thể tiếp cận đủ vốn để thực hiện những dự án kinh
doanh nhỏ (Hossain, 2002). Trong nghiên cứu này, thuật ngữ ‘tín dụng vi mô’
(TDVM) sẽ được sử dụng một cách nhất quán nhằm nhấn mạnh phạm vi
nghiên cứu.
TDVM đã trở thành một trong những công cụ đắc lực trong công cuộc
xóa đói giảm nghèo nhờ vào khả năng tạo cơ hội khởi nghiệp và phát huy
tiềm năng sáng tạo của họ (Yunus, 2001). Mặc dù các học thuyết kinh tế
không ủng hộ việc miễn thế chấp cho những hộ gia đình thu nhập thấp, ý
tưởng mang tính cách mạng của Yunus đã cung cấp 5,4 tỷ Đô-la Mỹ tới hơn
155 triệu người trên toàn thế giới thông qua 3.552 tổ chức TCVM tính đến
tháng 12 năm 2007 (Dalay-Harris, 2009).


7
Mô hình cho vay theo nhóm đã đóng góp một phần rất quan trọng vào
sự thành công lan tỏa của dịch vụTDVM, trong đó người vay dựa vào mối
quan hệ gần gũi giữa hàng xóm láng giềng để có được khoản vay cho hộ gia
đình không có tài sản thế chấp (Besley và Coate, 1995; Armendáriz de

Aghion, 1990a). Như vậy, một nhóm những người có cùng nhu cầu vay vốn
(thường là 5 người) tập hợp lại với nhau để bắt đầu vòng vay vốn đầu tiên
bằng cam kết ràng buộc trách nhiệm với nhau. Nếu có bất cứ người nào trong
nhóm không thể hoàn trả khoản vay, những người khác sẽ phải gánh trách
nhiệm trả cho họ hoặc cả nhóm sẽ phải đối diện với nguy cơ không được tiếp
cận những khoản vay trong tương lai. Sự ràng buộc trách nhiệm này tạo cho
khách hàng một động lực để hoàn trả vốn vay đúng hạn, quản lí những thành
viên trong nhóm, và chọn lựa những người có trách nhiệm để thành lập nhóm
vay ban đầu (Fugelsang và Chandler, 1993).
Nhằm nắm bắt thông tin và đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng,
vòng vay vốn chỉ bắt đầu với một khoản vay nhỏvà tăng dần nếu người vay
thể hiện được độ tin cậy nhất định với nhà cung cấp. Việc này khiến cho hợp
đồng vay vốn vi mô giống với một khoản vay tiêu dùng hơn là khoản vay
doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu rủi ro tiềm tàng mà các tổ chức tín dụng
phải gánh chịu. Hình thức vay nhóm vì vậy đã tận dụng được thông tin địa
phương, sự hỗ trợ của cộng đồng và nếu cần thiết, tạo áp lực từ nhóm lên
người đi vay (Armendáriz và Morduch, 2005) để xây dựng một hệ thống cơ
chế TCVM bền vững.
Những năm gần đây đã có những ghi nhận về thành công của việc áp
dụng TCVM. Năm 2005 được Liên Hợp Quốc đặt tên là “Năm Quốc tế của
Tín dụng vi mô”. Một năm sau đó, giải Nô-ben Hòa Bình được trao cho
Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen, ghi nhậnnhững nỗ lực phát triển
kinh tế-xã hội của mô hình TCVM.


8
1.2.

Thực tiễn của việc sử dụng tín dụng vi môtrong xóa đói giảm nghèo


1.2.1. Kinh nghiệm áp dụng trên thế giới
Tổng quan các nghiên cứu gần đây cho thấy kết quả đa dạng, nhưng
tựu chung lại đều thể hiện hiệu quả cao của TDVM trong việc chống đói
nghèo. Banerjee và cộng sự (2009) cùng Dupas và Robinson (2009) đã chỉ ra
một số ảnh hưởng tích cực của TDVM lên đời sống của những đối tượng
nghèo tại Kenya và Ấn độ. Trong khi đó, Karlan và Zinman (2010) tìm ra
rằng sự mở rộng của khoản vay vi mô cho dân cư ở Manila, Philippines nhìn
chung không có ảnh hưởng lên tình trạng đói nghèo hay thu nhập, mặc dù có
tăng lợi nhuận kinh doanh cho những nam giới đi vay. Nhìn chung, những
nghiên cứu này cho thấy tín dụng vi mô có tác động tích cực tới các hoạt động
kinh doanh trong khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng không có ảnh
hưởng trong việc giảm thiểu đói nghèo. Ngược lại, bằng chứng ở một số quốc
gia có triển khai các chương trình TDVM cho thấy thành công trong việc hỗ
trợ tài chính cho người nghèo: Tại Băng-la-đét, tỉ lệ nghèo đói của khách
hàng sử dụng TDVMgiảm 5% mỗi năm (Khandker, 1995), trong khi Ấn Độ
dù không có ảnh hưởng nào tới tổng thu nhập hay tỉ lệ đi học nhưng TDVM
đã mang về lợi nhuận cho các gia đình đang làm kinh doanh (Banerjee và
cộng sự, 2009).
Bên cạnh những tranh cãi về những thất bại trong việc xóa nghèo đói,
bền vững về tài chính là thách thức cơ bản đối với hệ thống TDVM. Việc cân
bằng giữa mục tiêu xã hội (phục vụ người nghèo) và nhu cầu cần được trang
trải chi phí hiện đang là chủ đề tranh luận rất sôi nổi của các tổ chức TDVM.
Theo quan sát của Hossain (2008), Deheija và cộng sự (2005),“tỉ lệ hoàn trả
vốn vay cao là chưa đủ để tạo ra một cuộc cách mạng về tài chính vi mô”. Kết
quả là, họ quả quyết rằng lãi suất cao rất quan trọng trong việc sinh lợi nhuận,
nhằm mục đích giảm sự lệ thuộc của các tổ chức TDVM vào các nguồn vốn
bên ngoài. Mặc dùngười nghèo vô cùng nhạy cảm trước việc tăng lãi suất (thể


9

hiện ở khả năng sụt giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính trong nhóm này),
lãi suất thực tế lại thấp hơn đáng kể so với lãi suất áp đặt bởi những cá nhân
cho vay tại địa phương (nhóm phi chính thức), như Hossain (2002) đã khẳng
định là nằm trong khoảng 100 đến 150%. Luận điểm này cũng được ủng hộ
bởi Moll (2005), người giải thích rằng lãi suất cao xuất phát từ chi phí giao
dịch nảy sinh ra bởi nguy cơ trong việc cho người nghèo vay, cũng như là chi
phí thu thập thông tin nhằm đánh giá năng lực trả nợ của người đi vay.
Tổng quan, nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của tín dụng vi
mô, bao gồm những bằng chứng khả quan và cả những mặt hạn chế. Tuy
nhiên, cần nhấn mạnh rằng TDVM nên được sử dụng kết hợp cùng các công
cụ phát triển kinh tế-xã hội khác hơn là chỉ dựa trên những mặt hạn chế mà dè
dặt trong việc áp dụng mô hình này. Suy cho cùng, như Mallick (2002) đã
phân tích, đói nghèo không thể chỉ đơn thuần được giải quyết bằng tín dụng vi
mô. Thay vào đó, tín dụng vi mô nên được xem như một công cụ phát triển
đóng góp vào công cuộc giảm gánh nặng đói nghèo.
1.2.2. Tín dụng vi mô ở Việt Nam
1.2.2.1. Lịch sử tín dụng vi mô ở Việt Nam
Trước năm 1988, Việt Nam sử dụng hệ thống ngân hàng một tầng
(mono-tier), gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò kép là Ngân
hàng Trung ương và ngân hàng thương mại cùng hai định chế tài chính
chuyên biệt: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng Ngoại thương.
Sau Đổi Mới (1988) về hệ thống tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ tập trung
vào nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương.Bốn ngân hàng thương mại quốc
doanh sau đó được thành lập, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (VBARD), cùng vớimột ngân hàng phi lợi nhuận là Ngân
hàng người nghèo Việt Nam (VBP) được thành lập năm 1995, hoạt độngvới
mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đổi mới hệ thống tài chính cũng dẫn
đến sự giải thể của các hợp tác xã tín dụng truyền thống và làm mất niềm tin



10
của người dân vào hệ thống tài chính tiền tệ. Mục đích của hệ thống hợp tác
xã từng để thu thập những khoản đóng góp nhỏ và cung cấp khoản vay cho cá
nhân, nông trang, hợp tác xã kinh doanh nhỏ và hợp tác xã sản xuất. Sự sụp
đổ của hệ thống hợp tác xã, theo sau là sự hình thành các ngân hàng quốc
doanh tập trung vào tín dụng, đã thúc đẩy chính phủ thành lập Quỹ Tín dụng
Nhân dân (PCFs) vào năm 1993 để huy động tiết kiệm từ người dân.
Sau Đổi Mới, Chương trình Xóa đói Giảm nghèo (HEPR) phát động
bởi Chính phủ Việt Nam năm 1997 tập trung vào nâng cao khả năng tiếp cận
của người nghèo với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Các
ngân hàng quốc doanh (VBARD và VBP) trở thành nguồn cung chính về các
dịch vụ tài chính cho bộ phận dân cư thu nhập thấp, trong khi PCFs tập trung
vào huy động vốn và tín dụng. Các ngân hàng cổ phần ở nông thôn đóng vai
trò nhỏ hơn nhiều. Cùng thời gian đó, khu vực bán chính thức chứng kiến việc
triển khai các chương trình tín dụng vi mô vào những năm 1990, hợp tác với
những tổ chức lớn như Hội Phụ nữ Việt Nam (VWU) dưới sự quản lý của các
tổ chức phi chính phủ. Các quỹ xã hội bắt đầu chuyên môn hóa vào TDVM,
ví dụ như Quỹ Tình thương TYM, Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
(Banking with the Poor, 2005).
1.2.2.2. Hiện trạng tín dụng vi mô ở Việt Nam
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong công cuộc đẩy lùi đói
nghèo với việc giảm tỉ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống 14.5% năm 2008
(APEC, 2011). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tỉ trọng cửa TDVM trongthành tựu
này. Ngành TCVM ở Việt Nam dù còn non trẻ nhưng đã và đang phát triển
rất nhanh để trở thành nguồn giải pháp chính đối với vấn đề đói nghèo ở Việt
Nam. Cụ thể, số lượng các chương trình được tài trợ bởi các tổ chức phi chính
phủ đã tăng từ mức không đáng kể vào đầu những năm 1990 lên đến hơn 60
vào năm 2005 (Banking with the Poor, 2005).



11
Tuy vậy, khả năng tiếp cận của người nghèo - đối tượng chính của
TCVM - đến những nguồn tài chính này chắc chắn vẫn rất khiêm tốn. Mặc
cho sự tồn tại của các định chế tài chính cung cấp dịch vụ TDVM, khả năng
tiếp cận nguồn tín dụng chính thức ở vùng nông thôn rất thấp, chưa đến 25%
dân số nông thôn tiếp cận được các dịch vụ tài chính (ADB, 2011). Điều này
có thể coi là một nhược điểm đặc trưng của ngành tài chính Việt Nam.
1.2.2.3. Khung pháp lý cho hoạt động tín dụng vi mô tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 28/2005/NĐ-CP và
165/2007/NĐ-CP cho phép những tổ chức TDVM hiện thời được quyền hoạt
động dưới tư cách pháp nhân của một công ty TNHH dưới sự quản lý và điều
tiết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn một
số hạn chế. Thách thức chủ yếu tới các tổ chức TCVM, và nguyên nhân cơ
bản khiến họ không thể đáp ứng những yêu cầu căn bản, lại liên quan đến tu
cách pháp nhân hiện tại là những tổ chức bán chính thức, đặc biệt sự lệ thuộc
vào các tổ chức quần chúng (mass orgnizations). Quy mô và những điều kiện
cần thiết để thành lập các tổ chức TCVM không được phân loại một cách
chính xác, dẫn đến nhiều khó khăn cho các nhà tài trợ quốc tế hoặc nhà đầu tư
trong việc tiến hành đầu tư hay thành lập các tổ chức trong ngành. “Thêm vào
đó, trên phương diện hợp pháp, các điều luật để các tổ chức TCVMhiện tại
được hoạt động ở Việt Nam vẫn còn nhiều giới hạn” (Ông Nguyễn Ngọc
Tuấn, Tổng giám đốc Nhóm Công tác TCVM Việt Nam, 2009).
Khung pháp lý mới được Nhà nước ban hành đã tạo ra một bước ngoặt
quan trọng với sự phát triển của ngành TCVM. Nhờ có Luật Các tổ chức tín
dụng (ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010), mô hình hoạt động của doanh
nghiệp TNHH được áp dụng cho các tổ chứcTCVM, cho phép các tổ chức
này cung cấp dịch vụ tiền gửi và tín dụng tới khách hàng, cũng như đóng vai
trò đại lí cho các công ty bảo hiểm. Quỹ Tình thương Tao Yêu Mày (Quỹ
TYM) là tổ chức TCVM đầu tiên được cấp phép hoạt động theo mô hình này



12
và đổi tên thành Tổ chức Tài chính Quy mô nhỏ TNHH một thành viên Tình
Thương (TYM). Thêm vào đó, dự thảo Chiến lược quốc gia về TCVM bởi
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra tầm nhìn về một khu vực TCVM ổn
định và đa dạng hơn. Nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thuyết phục được
các cơ quan chức năng ở các tỉnh thành chia sẻ tầm nhìn và giúp sức triển
khai, khu vực này sẽ trở nên bền vững hơn (Eric Duflos, 2011).
1.2.2.4. Cơ cấu ngành tài chính vi mô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dịch vụ TCVM được cung cấp theo ba nhóm chính:chính
thức, bán chính thức và phi chính thức.
Bảng 1.1: Phân khúc TCVM ở Việt Nam
Tổ chức tài
chính

Khách
hàng
(Triệu
người)

Phần trăm trên tổng
khách hàng

Khoản vay đã cấp
(Triệu Đô-la Mỹ)

Phần trăm trên tổng
khoản vay

VBSP


7,0

57

3.000

40

VBARD

3,2

27

3.500

46

PCF

1.3

11

1.000

13

NGO/MFI


0,6

5

75

1

Ghi chú: Số liệu về VBARD và PCF chỉ tính trên những khách hàng thuộc diện đói nghèo.
Số liệu về VBSP bao gồm tất cả các khoản vay, kể cả khoản vay sinh viên.
Nguồn: Đánh giá Ngành TCVMViệt Nam và Các yếu tố chính cho Chiến lược Tài chính vi
mô; Chuẩn bị Chương trình Phát triển Khu vực Tài chính vi mô, ADB, 2010

Nhóm chính thức bao gồm hai ngân hàng quốc doanh - Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VBARD) và Ngân hàng Chính sách Xã
hội Việt Nam (VBSP); Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Việt Nam
(VPSC); và một mạng lưới gần 1.000 PCFs hoạt động dưới hình thức hợp tác
xã tín dụng và tiết kiệm. Mặc dù tồn tại những tổ chức này, việc tiếp cận đến
nguồn tài chính chính thức ở các khu vực nông thôn vẫn thấp, với tỉ lệ người
tiếp cận được các dịch vụ tài chính thấp hơn 25% tổng số dân cư.


13
Những thành phần tham gia vào khu vực bán chính thức của TCVM có
thể kể đến các tổ chức phi ngân hàng, là những thành viên của các tổ chức
quần chúng, tổ chức phi chính phủ (NGOs) và bộ phận tín dụng của các
chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh nguồn vốn, các
NGOs còn đem đến kinh nghiệm triển khai trên thế giới về cung cấp tài chính
cho người nghèo. Bộ phận tín dụng của các chương trình NGOs thường được

triển khai ở vùng sâu vùng xa và tập trung vào cung cấp những khoản vay
nhỏ, ngắn hạn theo hình thức trả góp. Bởi vì lượng vay nhỏ, nên đóng góp của
NGOs với thị trường tín dụng nông thôn là khá khiêm tốn, chỉ 13% tổng danh
mục cho vay (ADB, 2010).
Nhómphi chính thứclà tập hợp của những cá nhân cho vay tiền tại địa
phương (money lenders) và những nhóm tiết kiệm và tín dụng thường được tổ
chức một cách tự phát giữa cộng đồng, bạn bè hay họ hàng, tương tự như các
hội tiết kiệm và tín dụng quay vòng (ROSCA). Theo Khảo sát mức sống hộ
gia đình Việt Nam (VLSS, 1992), 73% tín dụng nông thôn được cung cấp
thông qua nhóm phi chính thức. Mặc dù vai trò của nhóm này ở khu vực nông
thôn đang giảm dần bởi sự mở rộng của các khu vực chính thức và bán chính
thức, nguồn cung tín dụng phi chính thức vẫn đóng một vai trò quan trọng
trong công cuộc phát triển nông thôn Việt Nam với hơn 36% giao dịch tín
dụng nông thôn đã được ghi nhận (Barslund và Tarp, 2008). Ưu thế chủ đạo
của các nguồn tín dụng này là quy trình xin vay đơn giản. Khoản vay từ khu
vực tín dụng phi chính thức cũng có thể được sử dụng cho mục đích tiêu
dùng,tuy nhiênlãi suất cho vay thường cao hơn đến ba lần lãi suất vay của
ngân hàng chính thức.
1.3.

Hiệu quả của tín dụng vi mô ở Việt Nam và những nghiên cứu
trước


14
1.3.1. Sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả của tín dụng vi mô
Trong khi rất ít nghiên cứu được thực hiện trước 2005 về việc đánh giá
hiệu quả của TCVM1, chủ đề này lại trở nên rất nóng hổi trên phương diện
học thuật hiện nay (Hudon và Balkenhol, 2011). Theo quan điểm của Hudon
và Balkenhol (2011),mức độ hiệu quả là nền tảng then chốt giúp cho nhà tài

trợ, nhà đầu tư và ban lãnh đạo có thể đánh giá năng lực hoạt động của một tổ
chức TCVM, góp phần khiến quá trình ra quyết định chính xác hơn so với
việc chỉ dựa trên năng lực tài chính. Hơn nữa, sẽ không hợp lí nếu chỉ lấy
thành công về thương mại làm thước đo xem một tổ chức TCVM có xứng
đáng đầu tư hay nhận trợ cấp từ Nhà nước hay không. Ngược lại, những mục
tiêu mang ý nghĩa xã hội lại mâu thuẫn với sự bền vững cần thiết về tài chính
của một định chế. Tính hiệu quả (Efficiency), đơn giản là việc đánh giá khả
năng tối đa hóa sản phẩm trên một tập hợp nguyên liệu đầu vào cho trước, vì
vậy sẽ dung hòa giữa mục tiêu tài chính và mục tiêu xã hội của tổ chức
TCVM. Theo ý tưởng này, nghiên cứu sử dụng định nghĩa của Annim (2010)
về tính hiệu quả trong hoạt động TCVM như sau: “sự kết hợp tối ưucác
nguyên liệu đầu vào (thời gian làm việc, nhân công, chi phí hoạt động) nhằm
tối đa hóa số lượng khoản vay và khách hàng, đặc biệt là những người nghèo,
thông qua sự cung cấp một chuỗi các dịch vụ có giá trị”.
Định nghĩa trên đã khẳng định rõ ràng rằng TCVM là một loại hình
dịch vụ cho người nghèo. Khách hàng vi mô như những khách hàng của các
mảng dịch vụ phổ biến khác, vì lí do đó, cần được cung cấp một dịch vụ đạt
chất lượng yêu cầu. Sẽ là thiếu thích đáng nếu một tổ chức TCVM được đánh
giá là hiệu quả trong khi khách hàng lại cảm thấy không hài lòng với dịch vụ
mà nó cung cấp. Bởi vậy, hiệu quả hoạt động của một tổ chức TCVM trong
nghiên cứu này sẽ được đánh giá dựa trên chất lượng cung ứng dịch vụ với kỳ

1

Ngoại trừcác nghiên cứu của Bazoberry (2001), Brand (2000) và Christen (2000)


15
vọng rằng, kết quả đánh giá về chất lượng dịch vụ sẽ góp phần minh chứng và
giải thích nguyên nhân của những kết luận về mức độ hiệu quả.

1.3.2. Các chỉ số đo lường hiệu quả của dịch vụ tín dụng vi mô
1.3.2.1. Tỷ lệ Chi phí hoạt động (OER)
Nhằm đánh giá hiệu quả của dịch vụ tín dụng vi mô, nghiên cứu này áp
dụng khung lí thuyết của Hudon (2011) và Rosenberg (2009) qua việc sử
dụng Tỷ lệ Chi phí Hoạt động (Operating Expense Ratio - OER), chỉ số phổ
biến nhất để thể hiện những chi phí phi tài chính theo tỉ lệ phần trăm trong
tổng danh mục cho vay:
Chi phí quản trị và nhân
OER =

sự
Tổng danh mục cho vay

Tỷ lệ này giúp ta so sánh nhanh chóng giữa lượng tiền cho vay và chi
phí để tạo ra và quản lí các khoản vay đó. Tuy nhiên, Rosenberg (2009) chỉ ra
một nhược điểm lớn của OER; theo đó, chỉ số này sẽ khiến các tổ chứccho
vay khoản nhỏ kém hiệu quả hơn các tổ chức cung cấp khoản vay lớn hơn2.
Trên thực tế, chỉ một vài tổ chức thực sự hiệu quả mới có OER dưới 10%
(Rosenberg, 2009). OER trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
vào khoảng 20.38% trong giai đoạn 2005 đến 2010 (Mixmarket, 2010).
Theo cách đánh giá này, một tổ chức có thể dễ dàng trở nên hiệu quả
hơn bằng cách từ chối các khách hàng vay khoản nhỏ mà không cần bất kì
một cải thiện nào trong hệ thống hoạt động. Điều này phá hỏng mục tiêu xã
hội của một tổ chức TCVM. Chỉ số ‘Chi phí trên mỗi khách hàng’ vì vậy trở
nên hữu dụng hơn để khắc phục hạn chế này.
1.3.2.2. Chi phí trên mỗi khách hàng
2
Ví dụ, giả sử như hai tổ chức TCVM đều có chi phí hoạt động là 10 triệu đồng mỗi năm để phục vụ
các hồ sơ cho 20.000 khoản vay. Một tổ chức có dư nợ cho vay trung bình là 200.000 đồng sẽ có OER là
10.000.000 / (200 x 20.000) = 25%. Một tổ chức có quy mô dư nợ chỉ 100.000 đồng sẽ có OER bằng 50%,

mặc dù cả hai đều được quản lí một cách hiệu quả.


16
Báo cáo Vi Ngân hàng (MicroBanking Bulletin)năm 2005 đề xuất việc
sử dụng chỉ số ‘chi phí trên mỗi khách hàng’ nhằm thay thế OER, dựa trên số
lượng khách hàng đã phục vụ thay vì tổng số tiền cho vay:
Chi phí quản trị và nhân
Chi phí trên mỗi khách
hàng

=

sự
Số khách hàng hiện thời

Chỉ số này cho thấy chi phí bỏ ra để chuyển giao dịch vụ tới mỗi khách
hàng, không kể đến số tiền cho vay, vì vậy là một công cụ đánh giá chính xác
hơn khi so sánh giữa nhiều tổ chức. Chi phí trên mỗi khách hàng trung bình
của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương báo cáo rơi vào khoảng 63 Đô-la
Mỹ trong giai đoạn từ 2005 đến 2010.
1.3.3. Các yếu tố phát sinh chi phí
Các chỉ số đo lường hiệu quả được lựa chọn trong ngiên cứu này chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố phát sinh chi phí (cost drivers), theo ghi nhận từ
Báo cáo Vi Ngân hàng (2007), bao gồm hai nhóm chính: đặc điểm cấp tổ
chức và đặc điểm cấp quốc gia. Do giới hạn chuyên môn, nghiên cứu chỉ sử
dụng nhóm thứ nhất (cấp tổ chức) nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố
phát sinh chi phí và chỉ số đo lường hiệu quả. Cụ thể, Giá trị khoản vay trung
bình (Average Loan Size - ALS) phản ánh rằng các khoản vay nhỏ sẽ tốn kém
hơn khi giải ngân (trên mỗi Đô-la Mỹ cho vay) so với khoản vay lớn hơn.

ALSđược tính theo công thức sau:
Tổng danh mục cho vay
=
Tổng
số khách hàng cho vay
ALS

Số lượng người vay (Number of client) được tính đến để chỉ ra khả
năng dàn trải chi phí cố định trên số lượng khách hàng hiện thời. Mô hình cho
vay cũng tác động gián tiếp lên tính hiệu quả thông qua việc quyết định năng
suất làm việc của cán bộ tín dụng (Loan officer productivity).
Năng suất cán
bộ

Tổng số khách hàng cho vay
Tổng số cán bộ tín dụng
=


17
1.3.4. Những nghiên cứu đo lường hiệu quả của tín dụng vi mô tại
Việt Nam trước đây
Nhìn nhận một cách khách quan, hiện nay, có rất ít nghiên cứu đưa ra
cái nhìn đa chiều về ngành TCVM nói chung cũng như tín dụng vi mô nói
riêng về vấn đề này ở Việt Nam. Trong khi, Việt Nam, một quốc gia đang
phát triển, đang còn tồn tại nhiều gánh nặng tài chính cho các hộ nghèo. Điều
này rất cần được quan tâm dưới góc nhìn toàn diện và đa chiều hơn là một cái
nhìn tổng thể.
Trong một nghiên cứu khác về mức độ hiệu quả và tính bền vững của
TCVM ở Nam Á, Qayyum và Ahmad đã sử dụng 28 chỉ số dưới đây để đánh

giá chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ tại 3 quốc gia khác nhau. Những chỉ
số này sẽ được phân tích và sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi bởi
chúng tôi cũng hướng đến nghiên cứu chất lượng dịch vụ của tổ chức tín dụng
giống như cách Qayyum và Ahmad đã phân tích trong nghiên cứu tín dụng vi
mô ở Ấn Độ, Pa-kít-xtan và Băng-la-đét, tức là giải thích những yếu tố khiến
hiệu quả hoạt động tốt hơn. Vì thế, chúng tôi nhắm đến việc tìm hiểu nguyên
nhân vì sao hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ tín dụng thể hiện mức độ
hiệu quả cao hay yếu kém.
Nghiên cứu về TCVM nhìn chung khó có thể phản ánh toàn bộ thực tế
nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Đặc biệt hơn, các nghiên cứu trước đây không
thể thâu tóm toàn bộ những vấn đề ở mỗi vùng miền đặc trưng và đưa những
giải pháp thực tiễn. Kết quả thực nghiệm cho thấy điểm hiệu quả kỹ thuật
trung bình của đề án khảo sát là 80% (Nghiêm Hồng Sơn, Tim Coelli và
Prasada Rao, 2006), trong khi độ tuổi trung bình và địa điểm của đề án đều bị
ảnh hưởng lớn bởi hiệu quả. Trong thực tế, dân cư ở những địa điểm và thuộc
văn hóa khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về tuổi, đặc biệt là ở
nông thôn, nơi có lối quan niệm đi vào tiềm thức của các thế hệ. Vì vậy, mục
đích của khoản vay từ MFI rất phong phú và sự cởi mở để đưa lời khuyên cho
những dịch vụ theo sau của MFI không phải lúc nào cũng được hoan nghênh.


18
Hơn nữa, những nghiên cứu trước đây cũng đề cập đến ý tưởng về mối quan
hệ giữa giới tính và tài chính vi mô, và thực tế là TCVM ở nông thôn Việt
Nam chủ yếu thông qua những người phụ nữ. Đây chỉ là trường hợp cho rất
nhiều dự án của tổ chức phi chính phủ, một tỷ lệ không chắc chắn những
khoản cho vay thông thường (không chính thức). Tuy nhiên, đa số các khoản
vay ở nông thôn lại được cấp cho nam giới (Adam McCarty và Đội MDE,
2001). Bởi vậy, cả khu vực nông thôn lẫn trong nội thành Hà Nội đều không
phù hợp cho việc lấy mẫu đại diện cho đề tài nghiên cứu.

Hơn nữa, địa điểm không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân
địa phương, nghiên cứu cũng cần phải tính tới những phương diện nhà cung
cấp dịch vụ, liệu họ có đưa các quỹ tín dụng vi mô và những dự án toàn diện
đến những địa phương xa xôi và những cộng đồng dân tộc đang rất cần sự
giúp đỡ để cải thiện cuộc sống và liệu những quỹ và dự án này sẽ hoạt động
ra sao ở những khu vực này. Việc cho người dân địa phương ở các làng mạc
hoặc vùng núi biết về chương trình tín dụng vi mô liệu có thực tế hay không?
Tại Việt Nam, dù có nền đại đoàn kết dân tộc, nhưng những khác biệt vùng
miền vẫn rất quan trọng. Mặt hạn chế trong nghiên cứu này chính là sự khác
biệt về khả năng tiếp cận của người nghèo vốn có trình độ giáo dục rất khác
nhau ở mỗi khu vực như đồng bằng, ven miền trung du, khu vực miền núi,
ngoại ô thành phố hoặc thậm chí trung tâm thành phố. Ví dụ, ở vùng ven biển
Nam Trung Bộ, vai trò của Ngân hàng quốc doanh tương đối mờ nhạt. Lý do
vay vốn cũng rất phong phú (Adam McCarty và Nhóm MDE, 2001). Vì vậy,
có vẻ như không thích đáng khi thu thập thông tin và quan điểm từ một nhóm
nhất định để đại diện cho cả Việt Nam nói chung. Điều này chứng minh rằng
thị trường tài chính nội địa Việt Nam đang bị sai lệch rất nhiều bởi đặc điểm
nhân khẩu học, và bị phân đoạn trong thập kỷ mới. Bởi vậy, điểm then chốt
nên được cân nhắc ở đây là việc thu hẹp phạm vi nghiên cứu về độ hiệu quả
của chương trình TCVM nhằm xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương.


19
Về phương pháp, những nghiên cứu trước đây đã sử dụng phương pháp
Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) để đánh giá hiệu
quả kỹ thuật của các dự án TCVM. Thuật ngữ DEA được phát triển lần đầu
bởi Charnes và cộng sự (1978) mặc dù khái niệm này xuất phát từ công trình
của Farrell (1957). Phương pháp này đo cấp độ hiệu quả bằng cách so sánh tỷ
lệ tổng hợp nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra của mỗi doanh nghiệp
nhằm thể hiện hiệu quả hoạt động một cách trọn vẹn trên cơ sở dữ liệu từ việc

lập trình tuyến tính. Bởi vậy, phương pháp DEA đã được chứng tỏ là một chỉ
số lý tưởng cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả của khu vực dịch vụ
công.


20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ
CỦA DỊCH VỤ TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1.

Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tại Việt Nam, TYM được coi là một trong những tổ chức hàng đầu
trong TCVM bán chính thức. Trong 20 năm hoạt động, chi nhánh TYM đã
được mở rộng trên 15 tỉnh của Việt Nam và đóng góp đáng kể vào công cuộc
xoá đói, giảm nghèo. Nghiên cứu sẽ hướng tới việc đánh giá hiệu quả hoạt
động TDVM tại chi nhánh của TYM thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng. Cụ thể,
chi nhánh huyện Sóc Sơn sẽ được lựa chọn bởi đây là chi nhánh duy nhất của
TYM hoạt động trên địa bàn Hà Nội mở rộng.
Trong nghiên cứu này, mức độ hiệu quả trong dịch vụ tín dụng vi mô
của TYM sẽ được đánh giá qua hai phương pháp: phân tích chỉ số và đánh giá
chất lượng dịch vụ.
Trong đó, các chỉ số đo lường mức độ hiệu quả sẽ được thu thập từ báo
cáo tài chính của TYM Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2011. Bên cạnh đó, chất
lượng dịch vụ TDVM của Quỹ tình thương được đánh giá qua quá trình
phỏng vấn từ cả hai phía người sử dụng dịch vụ và cán bộ tín dụng của TYM.
Từ đó, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để đưa ra
kết luận về mức độ hiệu quả trong chất lượng dịch vụ của TYM.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
Dự án nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế
(Case Study). Trong đó, dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được kết hợp. Dữ liệu thứ
cấp có lợi thế về tiết kiệm thời gian và chi phí, đặc biệt là nguồn thông tin uy
tín từ Mix Market, trang web mà thông tin về các tổ chức khác nhau cung cấp


×