Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.5 KB, 80 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các hoạt động đầu tư ngày càng
phát triển sôi động ở phạm vi cả trong nước và trên thế giới. Trong đó, hoạt
động đầu tư ra nước ngoài nổi lên như một xu thế chung của các quốc gia,
nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng
nguồn tài nguyên và nhân lực ở nước tiếp nhận, tránh hàng rào bảo hộ và
tận dụng các chính sách ưu đãi của nước sở tại, Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu thế đó.
Ngành dầu khí nước ta hôm nay có vị trí trong cộng đồng các quốc
gia khai thác dầu trên thế giới và đứng thứ ba ở khu vực Ðông - Nam Á. Với
lòng yêu nghề và khát vọng tìm dầu, những người làm dầu khí nước ta
không chỉ nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, mà còn vượt qua những
thách thức để tìm kiếm, khai thác nhiều dầu và khí cho Tổ quốc. Nhằm thực
hiện mục tiêu xây dựng PVN ngày càng lớn mạnh, phát triển bền vững, hoàn
thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cùng với việc
thúc đẩy các hoạt động điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò gia tăng trữ
lượng tài nguyên dầu khí trên đất liền và thềm lục địa Việt Nam, mở rộng
hoạt động đầu tư tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài, cùng
với đó là phát triển các nghành kinh doanh - dịch vụ liên quan đến dầu khí
được xem là hướng đi chiến lược của Tập đoàn. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu tích cực, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp trong nước vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc, khó khăn. Có thể
kể đến một số những khó khăn chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt


2


như: khuôn khổ pháp lý thiếu đồng bộ và minh bạch, tình trạng thiếu thông
tin, hiệu quả của dự án đầu tư còn chưa cao, số lượng các dự án đầu tư còn
hạn chế,...
Do đó, cần có sự nhìn nhận, đánh giá cụ thể và khách quan về thực
trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực
nhằm khắc phục những vướng mắc còn tồn tại, củng cố và phát huy thành
tựu đã đạt được, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phát triển hơn nữa
trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài này
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của nghành dầu khí đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước, chuyên đề “Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam” tập trung xem xét tình hình đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá
những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất
những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài trong thời gian tới.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam từ 1999 đến nay, và tầm nhìn đến 2025.


3

4. Các câu hỏi nghiên cứu

- Tập đoàn Dầu khí ở Việt Nam phát triển như thế nào trong thời gian
qua đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế? Những thành tựu và
hạn chế trong qua trình phát triển ?
- Tại sao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần mở rộng hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài ?
- Để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần
tuân theo những quy định nào ? Trình tự thủ tục ra sao?
- Những hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam trong thời gian qua là gì? Hình thức nào là chủ yếu?
- Những khu vực hợp tác chủ yếu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
trong thời gian qua khi đầu tư ra nước ngoài ? Khu vực nào chiếm tỷ trọng
lớn nhất ?
- Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
thành tựu, hạn chế ?
- Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trực
tiếp Tập đoàn Dầu khí ra nước ngoài?Các phương pháp, công cụ được sử
dụng?
- Một số giải pháp, kiến nghị góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư của
Tập đoàn Dầu khí ra nước ngoài và nâng cao hiệu quả của hoạt động này ?
5. Các phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, quan sát, nhận xét và
phân tích các số liệu, phương pháp so sánh và dự báo, phương pháp duy vật
biện chứng để đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời gian từ năm 1999 đến nay và dự
báo xu hướng phát triển đến năm 2025.


4

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài danh mục các từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và danh
mục tàiliệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm có ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam.


5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm, vai trò, phân loại
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Đầu tư: tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một
chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài
nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cộng đồng.
- Ðầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) :
+ Định nghĩa của tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) đã đưa ra vào năm
1977 như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện
để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế
khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư
còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và
mở rộng thị trường”.
+ Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam: có đưa ra định nghĩa về đầu tư

trực tiếp (phân biệt với đầu tư gián tiếp – FII (Indirect Foreign Investment)
như sau “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư .” (Điều 3.2 Luật Đầu tư )
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Theo Luật Đầu Tư Việt Nam 2005
( có hiệu lực từ ngày 1/7/2006): Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà
đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra


6

nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn toàn vì mục đích lợi
nhuận. Nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư,
do đó họ trực tiếp chịu trách nhiệm trước sự thành công hay thất bại trong
quyết định đầu tư của mình. Trong quá trình hợp tác đầu tư, quyền lợi của
các bên tham gia phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ mỗi bên đầu tư vào dự
án.
1.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.2.1 Đối với nước đi đầu tư:
- Đứng trên góc độ quốc gia:
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các quốc gia có
thể mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia
khác mà mình sẽ đầu tư.
Mặt khác, khi đầu tư FDI nước đi đầu tư có rất nhiều có lợi về kinh tế
cũng như chính trị.
+ Thứ nhất, quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế
của nước đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế.
+ Thứ hai, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi trong nước
sản phẩm đang thừa mà nước sở tại lại thiếu.

+ Thứ ba, giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đầu
tư sang nước khác, thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn
gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời tránh được việc phải
khai thác các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm
môi trường.


7

+ Thứ tư, đó là vấn đề chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi
dụng những kẻ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đãi của
Chính phủ nước sở tại sẽ có những mục đích khác như làm gián điệp.
- Đứng trên góc độ doanh nghiệp:
Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia
thường là lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Một khi trong nước hay
các thị trường quen thuộc bị tràn ngập những sản phẩm của họ và sản phẩm
cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì họ phải đầu tư ra nước khác để tiêu thụ
số sản phẩm đó. Trong khi đầu tư ra nước ngoài, họ chắc chắn sẽ tìm thấy ở
nước sở tại những lợi thế so sánh so với thị trường cũ như lao động rẻ hay
tài nguyên chưa bị khai thác nhiều.Một nguyên nhân nữa là họ có thể bán
được những máy móc và công nghệ cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do
thời gian với giá cao nhưng lại là mới đối với nước nhận đầu tư (khi nước
đầu tư là nước đang phát triển).Thêm vào đó, là sản phẩm của họ được bán
tại thị trường này sẽ ngày càng tăng uy tín và tiếng tăm cho nó và làm tăng
sức cạnh tranh đối với các đối thủ có sản phẩm cùng loại.
1.1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao
động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này, khắc phục tình
trạng thiếu vốn kéo dài. Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới

giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học – kỹ thuật mới. Các tổ
chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại,
lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như
hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Và FDI giúp tăng thu
cho ngân sách Nhà nước.


8

1.1.2.3. Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các
nước đang phát triển
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng
có hiệu quả nguồn lực "dư thừa" tương đối trong nước, nâng cao tỷ suất đầu
tư, khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia. Khi đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài, các quốc gia này sẽ đem các nguồn lực có lợi thế của mình để tiến
hành đầu tư và có thể sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn khi tiến hành đầu tư
trong nước bởi: trong môi trường mới, nguồn lực mà nhà đầu tư đem đi đầu
tư sẽ được khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn, các nguồn lực được khai thác
tối đa.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tìm kiếm
và tận dụng được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở
trong nước, xây dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với giá cả
hợp lý. Nguồn lực và khả năng khai thác các nguồn lực này tại mỗi quốc gia
khác nhau là khác nhau. Do vậy, mới dẫn đến tình trạng là có những nơi
"thừa" tương đối và "thiếu" tương đối các nguồn lực. Khi tiến hành sản xuất
kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều phải luôn tìm cách tối thiểu chi phí và tối
đa lợi nhuận nên họ cố gắng sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất
và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách để thâm nhập vào thị

trường nước ngoài. Thâm nhập thị trường theo cách này sẽ giúp người tiêu
dùng nước sở tại làm quen với sản phẩm của nước đầu tư do vậy góp phần
mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.


9

Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được
hàng rào thương mại
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thuế quan, hạn ngạch
và các hình thức phi thuế quan khác để kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ. Thông thường chính phủ của các nước kiểm soát thương mại
quốc tế nhằm mục đích tăng thu ngân sách, bảo hộ các ngành công nghiệp
và thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế của mình.
Ngoài thuế quan và hạn ngạch, chi phí vận tải cũng là một bộ phận
cấu thành hàng rào thương mại. Các loại sản phẩm như khoáng sản, xi măng,
vật liệu xây dựng... có hàm lượng giá trị tương đối thấp lại cồng kềnh nên
chi phí vận chuyển chúng đã thực sự làm giảm lợi nhuận biên của nhà sản
xuất và là trở ngại thực sự cho việc xuất khẩu.Trong các trường hợp như
vậy, các nhà sản xuất thay vì xuất khẩu hàng hoá, họ xuất khẩu tư bản hay
đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm chi phí và tránh được hàng rào bảo hộ
thương mại của các nước.
Thứ năm, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho các nhà
đầu tư kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đổi mới công nghệ thông qua việc
di chuyển công nghệ cũ, đã hao mòn về vô hình sang các nước nhận đầu tư
Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài nước đầu tư có thể nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao được năng lực quản lý thông qua
việc học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh tế.


1.1.3. Phân loại đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:


10

Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được thực hiện qua 2 kênh
chủ yếu là : Liên minh sát nhập ( M&A) và Đầu tư mới ( GI ).
1.1.3.1. Liên minh và sát nhập ( M&A ):
Liên minh và sát nhập là hình thức chủ yếu được thực hiện ở những
nước phát triển, chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sát
nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài.Nguyên tắc cơ bản để tiến hành
sáp nhập và mua lại (M&A) là phải tạo ra được giá trị cho cổ đông, giá trị
của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai
công ty khi còn đứng riêng rẽ. Ngoài ra, những công ty mạnh mua lại công
ty khác nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt
hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cao
hơn…
Tại điều 107 và điều 108 Luật Doanh Nghiệp Việt Nam đã có định
nghĩa rõ ràng về hình thức đầu tư này:
Hợp nhất doanh nghiệp là: “Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là
công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty
hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ vàlợi ích hợp
pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị
hợp nhất”.
Sáp nhập là: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp
nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập”.



11

1.1.3.2. Đầu tư mới (GI): là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước
ngoài thông qua một doanh nghiệp mới, đây là kênh đầu tư thường thấy ở
các nước đang phát triển.
Đầu tư mới (GI) được áp dụng thông qua các hình thức chủ yếu sau:
(1) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau
dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này có đặc điểm:
 Không thành lập pháp nhân mới.
 Hoạt động dựa trên văn bản ký kết giữa các bên. Khi hết thời
hạn hiệu lực thì các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý.
(2) Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc
nhiều chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp tại nước sở tại
trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Đặc điểm:
 Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
 Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận
và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
(3) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đây là hình thức doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn
bộ vốn để thành lập. Đặc điểm:
 Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn
toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên


12


nước ngoài tự thành lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh.
 Doanh nghiệp là một pháp nhân của nước nhận đầu tư.
(4) Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh và chuyển giao.
Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở
tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ
tầng trong một thời gian. Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao
không bồi hoàn hoặc với một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại.
Các hình thức biến tướng của BOT là BT và BTO.
- BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư
nước ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây
dựng xong nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ
nước sở tại sẽ cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong
một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi.
- BT là hình thức văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà
đầu tư nước ngoài về xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây
dựng song nhà đầu tư nước n i nhuận hợp lý.
1.2. Động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp
Tháng 2-2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Thúc đẩy
đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài". Đây được xem như "bệ phóng" cho các
doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài với quy mô và tầm nhìn mang
tính chiến lược Không chỉ tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các
thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Nga...
mà còn từng bước mở rộng đầu tư sang các nước, thị trường mới như Mỹ La
tinh, Đông Âu, châu Phi...Vậy đâu là động lực cho các doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài?


13


1.2.1. Định vị trên bản đồ kinh tế thế giới
Cùng với tiếp nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài
là hướng đi tất yếu và phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay nhằm
tận dụng tài nguyên tại chỗ (nước tiếp nhận đầu tư), mở rộng thị trường,
quảng bá hình ảnh…Đầu tư ra nước ngoài là xu thế tất yếu, đồng thời là lựa
chọn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay nhằm
tận dụng có hiệu quả tài nguyên tại chỗ (địa bàn tiếp nhận dòng vốn đầu tư),
mở rộng thị trường,tăng cường sức cạnh tranh cũng như đẩy mạnh quảng bá,
tiếp thị hình ảnh Việt Nam, vươn mình ra thế giới.
1.2.2. Thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư
Trên dòng chảy toàn cầu, doanh nghiệp sẽ vươn mình ra một thị
trường rộng lớn hơn và tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Ví dụ nhiều công ty chế biến mì ăn liền đầu
tư vào Nga, Ucraina… đã tạo ra các sản phẩm mì ăn liền hợp với khẩu vị
người châu Âu và sử dụng sản phẩm bột mì tại chỗ, nhờ đó mà giảm giá
thành sản xuất.
Rõ rang đây chính là cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư Việt Nam hội
nhập vào một đại dương rộng lớn hơn với những “chú cá khổng lồ” mang lại
những cơ hội vàng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

1.2.3. Giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh
Doanh nghiệp tham gia vào thị trường toàn cầu có nghĩa là tích lũy
kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; học hỏi tiếp thu công nghệ và bí
quyết công nghệ; sử dụng đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật bản xứ…và
áp dụng những thành công ở nước ngoài vào hoạt động kinh doanh của công


14


ty mẹ trong nước. Tiếp thu và học hỏi là những kỹ năng quan trọng của tư
duy giúp cho quá trình quản lý doanh nghiệp trở nên đồng bộ hơn, chất
lượng nguồn nhân lực được nâng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn dẫn đến
tăng cường sức mạnh cho toàn bộ doanh nghiệp, tạo ra sức cạnh tranh mạnh
mẽ trên thị trường.
1.2.4. Đầu tư ra nước ngoài tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện
”chuyển giá”
Tăng chi phí và giảm doanh thu đến mức lợi nhuận âm là phương thức
để nhiều doanh nghiệp giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống
công ty đóng ở các nước khác nhau. Nhờ đó mà tối đa hóa lợi nhuận thu
được. Hiện nay nhiều công ty VN mở công ty con của mình tại Singapore để
thực hiện mục tiêu ”chuyển giá”, vì Singapore có môi trường kinh doanh tốt
với hệ thống thuế thấp.
1.2.5. Đầu tư ra nước ngoài giúp các công ty phát triển vốn vô hình của
mình
Nguồn lực trong doanh nghiệp bao gồm nguồn lực hữu hình và vô
hình.Nếu như sự hữu hình làm nên một sản phẩm thì những yếu tố vô hình
lại làm nên sức sống của sản phẩm đó trong lòng người tiêu dùng.Thương
hiệu, công nghệ, bí quyết công nghệ….của doanh nghiệp chính là nguồn vốn
vô hình đó. Khi doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài cũng có nghĩa là mang
theo những yếu tố vô hình ra thi thố với bạn bè thế giới. Việc mở rộng thị
trường, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các bên chính là làm cho thương
hiệu, công nghệ và bí quyết của mình được thế giới biết đến và công nhận
Ví dụ: thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bệnh viện Châm cứu…
1.2.6. Đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có điều kiện phân tán rủi
ro kinh doanh


15


Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới đầy biến động
về kinh tế – chính trị như hiện nay.Người xưa đã có câu “ không nên bỏ
trứng vào một giỏ” là hàm ý về sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nếu
doanh nghiệp chỉ đầu tư trong nước, khi có những biến động lớn xảy ra như
khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị thì nền sản xuất cũng lao đao theo có
nghĩ là rủi ro rất lớn. Nhưng khi các doanh nghiệp đã vươn mình ra thế giới,
đầu tư vào nhiều nước hơn thì nguy cơ này cũng được giảm thiểu có nghĩa là
một cách phân tán rủi ro trong kinh doanh hiệu quả.Chính vì thế mà các
dòng vốn đầu tư trực tiếp trên toàn cầu hiện nay đang luân chuyển rất nhanh
chóng và mạnh mẽ.
Tuy nhiên đầu tư ra nước ngoài cũng không hẳn là không có những
nhược điển riêng của nó. Đối với doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài là hoạt
động đầu tư phức tạp, nhiều rủi ro, liên quan đến luật lệ khác biệt, văn hóa,
ngôn ngữ, chính trị, xã hội, sắc tộc…
Tuy có những hạn chế, nhưng theo khảo sát của UNCTAD thì lợi ích
khi đầu tư ra nước ngoài vẫn nhiều hơn, mang lại lợi ích cho các nước đi đầu
tư lẫn nước tiếp cận đầu tư, cho nên hoạt động này vẫn phát triển và ngày
càng khẳng định vai trò đối với quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, mà VN
không phải là ngoại lệ.

1.3. Quy trình thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Ngày nay, các doanh nghiệp VN được chính phủ khuyến khích đầu tư
ra nước ngoài. Theo đó, thủ tục đầu tư ra nước ngoài được quy định như
dưới đây.


16

1.3.1. Cơ sở pháp lý
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Luật Đầu tư năm 2005.
- Luật của nước tiếp nhận đầu tư.
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/09/2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu Tư.
1.3.2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
Theo quy định tại điều 76 Luật Đầu tư Để được đầu tư ra nước ngoài
theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
- Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà
nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài.
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
1.3.3. Cơ quan thụ lý
Nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể tại
Cục Đầu tư Nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực
hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau (Điều 23 Nghị định
số 78/2006/NĐ-CP):
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
- Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp
nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.


17

Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và vào Việt
Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua
một tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ được mở tại một tổ
chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và cung ứng ngoại hối.

Sau khi mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài nêu trên, nhà đầu tư
phải đăng ký tài khoản này với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận trước khi chuyển vốn đầu tư ra
nước ngoài (khoản 2 Điều 18 Nghị định số 160/2007/NĐ-CP).
1.4. Kinh nghiệm quốc tế hoá của một số công ty dầu khí quốc gia
thành công trên thế giới.
1.4.1. Petronas
Petronas (Malaysia) không có tiềm lực tài chính lớn nhưng cũng đã
tiến ra nước ngoài rất mạnh mẽ với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận dựa vào
ưu thế kinh nghiệm kỹ thuật và lợi thế của một quốc gia Hồi giáo trong quan
hệ với các nước Hồi giáo đang nắm giữ phần lớn nhất trong tổng trữ lượng
dầu khí còn lại của thế giới.Gần đây Petronas đã có những thành công ngoạn
mục trong các cuộc đấu thầu quốc tế giành quyền thăm dò- khai thác dầu khí
ở Trung Đông, ở Phi Châu và nhiều nơi khác mà kinh nghiệm của họ là
những bài học rất bổ ích đối với chúng ta.
Trước khi đầu tư ra nước ngoài các công ty dầu phải xác định rõ mục
tiêu, đối tượng mà mình nhắm tới sao cho tương thích với tầm vóc của
mình.Sau đó, điều tối quan trọng là phải hiểu biết về địa chất khu vực một
cách tương đối đầy đủ để từ đó chọn địa bàn hoạt động sao cho ít rủi ro nhất.
Công việc này thường do các viện dầu khí và các trường đại học tiến
hành, các công ty dầu tiếp tục nghiên cứu tỉ mỉ những lô, những mỏ, những


18

tầng chứa…mà họ dự định tham gia đấu thầu để cùng với những kết quả
nghiên cứu về luật pháp, về môi trường đầu tư nói chung, nhất là những rủi
ro để làm cơ sở cho những quyết định lựa chọn đề án, quyết định đầu tư.
Khi không có đủ điều kiện để tiến hành các công việc nói trên thì
Petronaschọn phương án tham gia vào các đề án đã có chủ là những công ty

có tiềm lực và uy tín lớn.
1.4.2 PTTEP
PTTEP là công ty đầu tiên và duy nhất của Thái Lan hoạt động trong
lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí (E&P) với nhiệm vụ chính là thăm dò,
phát triển và khai thác các nguồn dầu khí từ các mỏ trên bờ và ngoài khơi tại
Thái Lan và các nước khác. PTTEP đã mở rộng hoạt động kinh doanh chủ
yếu về thăm dò và khai thác dầu khí (E&P) khi ra đời một kế hoạch đầu tư
vào E&P độc đáo như chế biến khí hóa lỏng tự nhiên bằng tàu nổi (FLNG),
một cách để tăng thêm giá trị cao nhất cho các dự án mà PTTEP đang thực
hiện.
PTTEP cũng đang đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt
Nam tại Khu B & 48/95, Block 52/97, Lô Lô 9-2 và 16-1.
Hiện nay, PTTEP có 40 dự án dầu khí ở Thái Lan, Malaysia,
Myanmar, Indonesia, Campuchia, Oman, Iran, Bahrain, Algérie, Ai Cập,
New Zealand và Australia.
PTTEP cùng với Unocal Thái Lan và Moeco Thái Lan đã đầu tư vào
dự án thăm dò dầu khí ở ngoài khơi phía Tây - Nam của Việt Nam từ năm
2000.
Nói chung , các công ty lần đầu đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếmthăm dò khai thác dầu khí thường chọn phương án giảm thiểu rủi ro bằng


19

con đường liên doanh, liên danh, liên kết với các công ty khác hoặc mua các
mỏ đang khai thác.
Rủi ro khó đánh giá nhất là rủi ro địa chất, rủi ro an ninh, chính trị và
rủi ro thị trường nên các công ty thường rất thận trọng, không phiêu lưu
trong quyết định của mình. Đối với một đơn vị sản xuất- kinh doanh thì tiêu
chí quan trọng nhất là đầu tư phải có lãi.
Cuối cùng để đánh giá hoạt động đầu tư trong lĩnh vực thượng nguồn

người ta dùng 3 chỉ tiêu sau đây để xem xét:
- Khả năng vất thể hóa kết quả đầu tư: Chỉ tiêu này được phản ảnh qua
số lượng phát hiện dầu khí thương mại , cụ thể là số mỏ, số trữ lượng tại
chỗ, trữ lượng thu hồi gia tăng trong mỗi năm.
- Hiệu quả vốn đầu tư, thể hiện qua chi phí phát hiện và chi phí khai
thác - vận chuyển trên mỗi thùng dầu trữ lượng thu hồi.
- Tốc độ đưa phát hiện vào khai thác: Thông thường một công ty dầu
được đánh giá là giỏi khi thời gian từ khi phát hiện mỏ thương mại đến khi
khai thác dòng dầu đầu tiên nằm trong khoảng từ 2 đến 3 năm.

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DN
1.5.1. Tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài
Đây là chỉ tiêu được tính trên tổng số các dự án mà một quốc gia đã
tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong một giai đoạn nhất định hay cả
một quá trình đầu tư. Nếu số lượng các dự án đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp càng lớn thì hoạt động đầu tư trực tiếp của quốc gia đo càng
lớn mạnh.
1.5.2. Số lượng quốc gia có các dự án FDI của quốc gia đi đầu tư


20

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng khai thác thị trường thế giới của các
doanh nghiệp đồng thời xem xét quốc gia nào được các nhà đầu tư quan tâm
nhiều nhất và lý do vì sao nhà đầu tư lại chọn thị trường đó.
1.5.3. Quy mô bình quân của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn đầu tư dăng ký trung bình trên một dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp và được tính theo công thức
Quy mô bình quân 1 dự án = Số vốn đầu tư đăng ký /Số dự án đầu tư đăng


1.5.4. Tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp qua các năm và được tính theo công
thức sau:
(tổng số vốn đầu tư năm nay- tổng số vốn đầu tư năm trước) * 100%
Tổng số vốn đầu tư năm trước

1.5.5. Doanh thu tăng thêm / vốn đầu tư
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư, một đồng vốn
bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt
động đầu tư càng hiệu quả. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Doanh thu tăng thêm của năm đang xem xét so với năm trước
Vốn đầu tư của năm đang xem xét
1.5.7. Lợi nhuận tăng thêm / vốn đầu tư


21

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư, một đồng vốn
bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi Nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt
động đầu tư càng hiệu quả. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận tăng thêm của năm đang xem xét so với năm trước
Vốn đầu tư của năm đang xem xét

1.6. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động tìm kiếm và khai thác dầu khí
ra nước ngoài
Dầu khí là ngành công nghiệp lâu đời và phát triển của thế giới,
nhưng là một ngành công nghiệp trẻ của Việt Nam.Có thể nói ngành dầu khí
trên thế giới đang sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các
lĩnh vực và đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công

nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Chính vì vậy mà hoạt động đầu tư ra nước
ngoài chính là một trong những phương thức ngắn nhất giúp cho tất cả các
nước đang phát triển nói chung, cho ngành dầu khí Việt Nam nói riêng có
thể trực tiếp tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật cao của thế giới, học hỏi
những ứng dụng mới trong công nghệ, làm quen và thích nghi với thị trường
thế giới. Qua đó ngành dầu khí Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh
tranh, dần tạo được vị thế trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề cung cấp năng lượng
của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; với mục tiêu đảm bảo an ninh
năng lượng cho đất nước, cân đối nhu cầu năng lượng phục vu cho phát triển
kinh tế; những năm gần đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã không ngừng
đẩy mạnh, mở rộng hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí ra nước
ngoài. Hoạt động đầu tư này không chỉ cung cấp một nguồn dầu khí bổ sung


22

cho nhu cầu năng lượng của đất nước, mà còn tạo được một nguồn thu ngoại
tệ đáng kể, góp phần vào việc duy trì, phát triển nền kinh tế đất nước nói
chung và ngành dầu khí nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT
NAM

2.1. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn dầu khí VN
2.1.1. Giới thiêu chung về PVN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty nhà nước được Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam ký quyết định; là Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (tên giao dịch là Tập đoàn Dầu khí



23

Việt Nam) tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18-6-2010. Tên giao dịch
quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết
tắt là PVN.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt
Nam, được biết nhiều trong khu vực và trên thế giới.
 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tại Quyết định số 190/QĐ-TTg ngày 29-01-2011, Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam. PVN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
a) Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ
chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu
khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế
biên dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con
và với các tổ chức, cá nhân khác.
b) Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của
pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp
khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện bằng hợp
đồng kinh tế.
c) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy
định của pháp luật và điều lệ này.
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại
công ty con và công ty liên kết.
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
e) Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho PVN
và theo các quy định tại Điều lệ này.



24

 Sứ mệnh: Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu
kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước việt nam hùng cường.
 Slogan: Petrovietnam - Năng lượng cho phát triển đất nước
 Tầm nhìn chiến lược đến 2025:
“Tập đoàn kinh tế dầu khí hàng đầu trong khu vực - Niềm tự hào của
dân tộc Việt Nam".
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt nam
Sau đây xin nêu vắn tắt về các lĩnh vưc hoạt động chính của Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010:
2.1.2.1. Công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí
Công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí được triển khai tích cực
ở cảtrong nước và ngoài nước. Việc kêu gọi đầu tư nước ngoài tiến hành tìm
kiếm thăm dò dầu khí ở những lô còn mở, các lô nước sâu, xa bờ, nhạy cảm
ở trong nước và công tác tìm kiếm dự án và triển khai hoạt động thăm dò
dầu khí ở nướcngoài của Petrovietnam đã thu được kết quả tốt, đã đạt được
nhiều phát hiện dầu khí mới ở cả trong và ngoài nước.
2.1.2.2. Công nghiệp khí
Trong giai đoạn 2008-2010, các hệ thống đường ống dẫn khí Rạng
Đông - Bạch Hổ - Bà Rịa-Vũng Tàu và Nam Côn Sơn tiếp tục được vận
hành an toàn và hiệu quả, đảm bảo ổn định nguồn khí cung cấp cho phát
triển công nghiệp và các hộ tiêu thụ dân sinh trong cả nước.
Từ các đường ống dẫn khí của Tập đoàn, trong 5 năm 2006-2010 đã
cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ khí trong nước:


25


- Khí khô là 35,97 tỷ m3;
- Sản phẩm khí hoá lỏng (LPG) là 1.372 nghìn tấn;
-

Condensat là 385 nghìn tấn.

2.1.2.3. Công nghiệp điện
Trong giai đoạn này, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch về sản lượng
điện sản xuất, góp phần tích cực cùng ngành điện đảm bảo an ninh năng
lượng điện quốc gia. Tiến độ đầu tư các dự án điện (đặc biệt là các dự án
trọng điểm nhà nước Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1) được đảm bảo, đã góp
phần đáng kể vào việc giảm bớt căng thẳng về nguồn cung điện phục vụ cho
công nghiệp, quốc phòng, dân sinh và các lĩnh vực khác.
Từ năm 2007, tổng sản lượng điện Tập đoàn đã cung cấp cho lưới
điện quốc gia là 25,53 tỷ KWh, bằng 102,1% kế hoạch.
2.1.2.4. Công nghiệp chế biến dầu khí
Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến dầu khí được đẩy mạnh
và đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt Việt Nam đã chính thức có
sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước, từ tháng 2-2009. Trong đó điển
hình là Nhà máy đạm Phú Mỹ và Nhà máy lọc dầu Dung Quất, ngoài ra
trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, hàng loạt dự án lọc dầu và hóa
dầu được triển khai nghiên cứu và khởi công xây dựng.
2.1.2.5. Hoạt động dịch vụ dầu khí
Hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã có bước phát triển vượt bậc,
đạt tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu toàn
ngành. Việc xúc tiến mở rộng thị trường dịch vụ sang các nước trong khu



×