Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.44 KB, 3 trang )

1

A. Mở đầu
Trong phần mở đầu của đề tài đề cập đến tính cấp thiết của đề tài
nghiên cứu đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng, đối với các doanh
nghiệp đã đang và sẽ đầu tư ra nước ngoài nói chung.
Sau đó, phần mở đầu còn đề cập đến mục đích, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cùng với các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài “Tăng cường đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”.
B. Nội dung
Nội dung của đề tài nghiên cứu này bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho
Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Trong đó:
Chương 1: Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
nói về tổng quan chung nhất các nội dung của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bao gồm các nội dung chủ yếu về khái niệm, cách phân loại và vai trò
của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các chính phủ nước đẩu tư, nước tiếp
nhận đầu tư và ý nghĩa của nó với các doanh nghiệp đầu tư.
Các nội dung về động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước
ngoài như: định vị trên bản đồ kinh tế thế giới; thâm nhập sâu vào thị trường


2

thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư; giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh
doanh; tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện ”chuyển giá” ; giúp các
công ty phát triển vốn vô hình của mình và giúp doanh nghiệp có điều kiện


phân tán rủi ro kinh doanh.
Thêm vào đó, chương 1 còn đề cập đến quy trình thủ tục để thiết lập
một dự án đầu tư nước ngoài, các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động
đầu tư và kinh nghiện quốc tế hóa của hai công ty dầu khí quốc gia thành
công trên thế giới là PETRONAS và PTTEP.
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Tập đoàn dầu khí Việt Nam giới thiệu một cách tổng quan về Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam và thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn.
Nội dung của chương 2 gồm có nội dung về lĩnh vực hoạt động hiện
tại của Tập đoàn là thăm dò và khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, các hoạt
động dịch vụ hỗ trợ,…Các nhân tố về pháp luật, về nhu cầu và đặc điểm
kinh tế - kỹ thuật của ngành dầu khí (công nghệ cao và phức tạp, nhu cầu
nguồn vốn, sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên, rủi ro trong hoạt động đầu
tư) ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài của PVN.
Trong đó, nội dung chính của chương là thực trạng đầu tư ra nước
ngoài của PVN. Cho đến hết năm 2010, Tập đoàn có 26 dự án đầu tư ra
nước ngoài tại 18 quốc gia trải dài trên khắp thế giới với số vốn trên 1 tỷ
USD. Sự thành công của chính sách đầu tư thể hiện ở việc tăng trưởng số
lượng, cũng như quy mô của nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tư ra
nước ngoài của PVN cũng gặp nhiều khó khăn cần được giải quyết.
Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho
Tập đoàn dầu khí Việt Nam đưa ra các giải pháp để tăng cường thúc đẩy hơn


3

nữa việc đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí của Việt Nam và tăng
hiệu quả của các dự án.
Nội dung chi tiết bao gồm các quan điểm, chính sách đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của hoạt động đầu tư ra

nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay. Phương hướng và mục tiêu để
tăng cường đầu tư ra nước ngoài: tăng cường hợp tác đầu tư trong lĩnh vực
dầu khí tại các quốc gia khác theo hướng đồng bộ, bao gồm các hoạt động
tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch
vụ và xuất- nhập khẩu... Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thăm dò khai thác ra nước
ngoài đồng thời theo cả 2 hướng: triển khai có hiệu quả các dự án hiện có;
tiếp tục tìm kiếm cơ hội kí thêm các hợp đồng mới tại các khu vực trọng
điểm có tính hấp dẫn cao về dầu khí.
Cuối cùng, chương 3 đưa ra các giải pháp cho Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam: đa dạng hóa lĩnh vưc đầu tư; phương thức đầu tưhát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ như lọc, hóa dầu…; tăng cường nghiên cứu, đẩy mạnh
áp dụng khoa học công nghệ. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lưc và
oàn thiện công tác đánh giá dự án. Cùng với đó là đề nghị giải pháp dưới
góc độ của Chính phủ Việt Nam.



×