Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.86 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 35 (2009 – 2013)

Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRƯỚC VÀ
SAU KHI TÁI ĐỊNH CƯ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phan Trung Hiền

Dương Thanh Thùy
MSSV: 5095471
Lớp: Luật Thương mại 3-K35

Cần Thơ, tháng 5/2013


LỜI CẢM ƠN
--

Bốn năm được theo học, được là sinh viên của Trường Đại Học Cần Thơ,
đặc biệt là một thành viên dưới mái nhà chung của Khoa Luật. Người viết cảm
thấy rất hạnh phúc và hết sức vinh hạnh, bởi không chỉ được quý Thầy, Cô
truyền đạt những kiến thức mà còn cả những trải nghiệm trong cuộc sống của


mình cho các trò. Đó là những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báo mà em sẽ
coi đó là hành trang để em bước vào đời. Rất chân thành cảm ơn quý Thầy Cô
đã tận tình dạy bảo trong suốt thời gian qua.
Người viết xin gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy, Cô Khoa Luật – Đại Học
Cần Thơ, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy- TS. Phan Trung
Hiền người đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình. Qua Thầy em đã học tập được rất nhiều điều bổ ích. Xin chân thành cảm
ơn Thầy! Đồng thời người viết xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm phát triển quỹ
đất Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, các Cô - Chú đang sống tại Khu dân
cư Thới Nhựt 2 bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Cầu Rạch Ngỗng 1 tại Quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ người viết trong quá trình
tiếp cận thực tiễn tại đây.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh Viên:

Dương Thanh Thùy


NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Cần Thơ ngày..…tháng..…năm 2013


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
5. Kết cấu của luận văn .....................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI ĐỊNH CƯ ......................................5
1.1 Các khái niệm cơ bản..................................................................................5
1.1.1Thu hồi đất ..............................................................................................5
1.1.2 Bồi thường .............................................................................................5
1.1.3 Hỗ trợ .....................................................................................................6
1.1.4 Tái định cư .............................................................................................6
1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc tái định cư .....................................................7
1.2.1 Mục đích. ...............................................................................................7
1.2.2 Ý nghĩa của chính sách tái định cư ......................................................8
1.3 Các quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về tái định cư .................9
1.3.1 Nguyên tắc tái định cư ..........................................................................9

1.3.2 Đối tượng được tái định cư ...................................................................9
1.3.3 Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt phương án tái định cư ...........10
1.3.3.1 Yêu cầu đối với phương án tái định cư ............................................. 10
1.3.3.2 Lập phương án tái định cư ................................................................. 10
1.3.3.3 Thẩm định phương án tái định cư .................................................... 13
1.3.3.4 Phê duyệt phương án và công bố công khai phương án tái định cư
............................................................................................................................. 13

1.3.4 Các trường hợp được bố trí tái định cư .............................................14
1.3.4.1 Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất ở ........................................ 14
1.3.4.2 Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là diện tích đất ở còn lại ...... 14
1.3.4.3 Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích đất ở nằm trong hành lang
an toàn................................................................................................................ 15
1.3.4.4 Trường hợp trong hộ gia đình, cá nhân có nhiều thế hệ ............... 18
1.3.5 Các hình thức tái định cư ..................................................................18
1.3.5.1 Tái định cư bằng nhà ở ....................................................................... 18
1.3.5.2 Tái định cư bằng giao đất ở mới ....................................................... 19
1.3.5.3 Tái định cư bằng tiền .......................................................................... 19
1.3.5.4 Tái định cư đối với dự án đặc biệt .................................................... 20
1.3.6 Bố trí tái định cư ................................................................................21
1.4 Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chổ ở. .....22
1.4.1 Quyền của người dân trong khu tái định cư .....................................22
1.4.2 Nghĩa vụ của người dân trong khu tái định cư ................................ 22
1.5 Quy định của pháp luật về tái định cư qua các giai đoạn .....................23
1.5.1 Giai đoạn Luật đất đai năm 1987 .......................................................23
1.5.2 Giai đoạn từ Luật đất đai năm 1993 ..................................................24
1.5.3 Giai đoạn từ Luật đất đai 2003 đến nay ............................................25


CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRƯỚC VÀ SAU

KHI TÁI ĐỊNH CƯ, NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT THÁO GỠ KHÓ KHĂN.
...............................................................................................................................27
2.1 Đời sống người dân trước và sau khi tái định ........................................27
2.1.1 Giới thiệu cuộc khảo sát ......................................................................27
2.1.1.1 Mục đích cuộc khảo sát....................................................................... 27
2.1.1.2 Phạm vi và phương pháp chọn mẫu của cuộc khảo sát. ................. 27
2.1.1.3 Cách thức tiến hành khảo sát ............................................................. 28
2.1.1.4 Thuận lợi và khó khăn của cuộc khảo sát. ....................................... 29
2.1.1 Tìm hiểu sơ lược về dự án quy hoạch xây dựng Cầu Rạch Ngỗng 1
tại Quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ. ................................................29
2.1.2 Tìm hiểu sơ lược về khu tái định cư Thới Nhựt 2 Khu vực 1, phường
An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. .....................................30
2.1.3 Tác động của tái định cư đối với kinh tế của người dân ..................31
2.1.3.1 Vấn đề việc làm của người dân trước và sau khi tái định cư ......... 31
2.1.4 Về cơ sở hạ tầng xã hội của người dân trước và sau khi tái định cư.
.......................................................................................................................34
2.1.4.1 Nhà ở .................................................................................................... 34
2.1.4.2 Điều kiện về trường học ..................................................................... 35
2.1.4.3 Điều kiện về giao thông công cộng .................................................. 36
2.1.4.4 Điều kiện về khám chữa bệnh ........................................................... 37
2.1.4.5 Về môi trường sống xung quanh nơi ở ............................................. 38
2.1.4.6 Về nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ .......................................... 39
2.1.4.7 Về tình hình an ninh ............................................................................ 40
2.1.4.8 Điều kiện về văn hóa tinh thần và quan hệ về tình làng nghĩa xóm
............................................................................................................................. 41

2.1.5 Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................................43
2.1.5.1 Về hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước ...... 43
2.1.5.2 Về hệ thống điện sinh hoạt và thông tin liên lạc .............................. 43
2.1.6 Mức tiền bồi thường và sự tiếp nhận của chính quyền địa phương

nơi tái định cư ...............................................................................................45
2.1.6.1 Mức tiền bồi thường ............................................................................ 45
2.1.6.2 Sự tiếp nhận của chính quyền địa phương ....................................... 46
2.1.8 Đánh giá về chất lượng cuộc sống và nguyện vọng của các hộ gia
đình tái định cư.............................................................................................47
2.1.9 Tập quán và tâm lý người dân trong bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư ...................................................................................................................48
2.2 Nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân sau khi tái
định cư ..............................................................................................................50
2.3.1 Đánh giá về việc thực hiện chính sách tái định cư ...........................50
2.3.2 Nguyên nhân .......................................................................................51
2.3.2.1 Chính sách bồi thường còn bất cập ................................................... 52
2.3.2.2 Cơ sở hạ tầng các khu tái định cư chưa hoàn chỉnh ....................... 52
2.3.2.3 Những tồn tại trong vấn đề việc làm và đào tạo nghề .................... 53
2.3.2.5 Chính quyền và các cơ quan đoàn thể địa phương chưa làm tốt vai
trò đón tiếp người dân tái định cư .................................................................. 55
2.4 Giải pháp ....................................................................................................56
2.4.1 Đào tạo nghề kết hợp với việc giới thiệu nơi làm việc mới................56


2.4.2 Giải pháp đối với chính sách bồi thường thiệt hại ............................58
2.4.3 Giải pháp đối chính sách về công tác tái định cư ..............................59
2.4.4 Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương ..................................60
2.5 Đề xuất........................................................................................................61
2.6 Kết luận ......................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................65
PHỤ LỤC.............................................................................................................67
PHIẾU TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ CUỘC SỐNG NGƯỜI
DÂN TRƯỚC VÀ SAU KHI TÁI ĐỊNH CƯ ...................................................67



Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

LỜI NÓI ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Nhà ở luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi tầng lớp dân cư, là một trong
những nhu cầu tất yếu của cuộc sống đối với mỗi con người, mỗi gia đình. Trong
những năm qua Việt Nam ta đã và đang thực hiện chủ trương công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trên khắp các vùng miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp với
quy mô khác nhau, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình
công cộng phục vụ lợi ích quốc gia cũng đang diễn ra rất nhanh trên phạm vi cả
nước. Và điều đó đi liền với việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp
đối với một bộ phận dân cư, chủ yếu là ở các vùng ven đô thị, vùng có điều kiện
giao thông thuận lợi, vùng có tiềm năng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và nơi ở của người dân, bởi đất họ đang sinh
sống, đang kinh doanh sản xuất thì bị thu hồi, đặc biệt là thu hồi toàn bộ diện tích
dẫn đến cuộc sống bị xáo trộn mất nhà ở, mất việc làm và nhiều hệ lụy khác từ
việc thu hồi đất. Thế nên với chính sách tái định cư của Nhà nước ta là một trong
những giải pháp hiệu quả nhất đối với giải quyết vấn đề nhà ở của người dân khi
bị thu hồi đất.
Song bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách tái định cư vẫn tồn tại
nhiều khó khăn và hạn chế. Bởi tái định cư không chỉ dừng lại ở việc đưa một bộ
phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà tái định cư còn liên quan đến rất
nhiều vấn đề như công ăn việc làm, thu nhập, học hành, điều kiện khám chữa
bệnh, mua sắm, sử dụng dịch vụ, điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại nơi
ở…Và công tác thực hiện các vấn đề nêu trên hiện nay khi tái định cư chưa được
đảm bảo và đồng bộ, điều đó gây khó khăn nhiều cho người dân khi sống tại nơi
ở mới như:

Về chất lượng, diện tích và cách bố trí nhà tái định cư cho người dân chưa
hợp lý, nhiều nhà ở do chủ đầu tư xây dựng gấp hay vì lợi ích riêng nên kém chất

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 1

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

lượng, mau hư hõng và nguy hiểm. Về diện tích nhà hẹp hơn trước gây bất tiện
trong sinh hoạt. Đặt biệt cách bố trí khu tái định cư cũng như nhà ở cách xa các
khu trung tâm mua sắm, bệnh viện, trường học…gây khó khăn trong việc đi lại ,
kinh doanh mua bán của của người dân.
Về cơ sở hạ tầng xã hội, chưa được chú trọng xây dựng đồng bộ với khu tái
định cư nên người dân gặp nhiều khó khăn khi phải quay lại nơi ở cũ, khoảng
cách xa hơn, giao thông không thuận tiện làm tốn thêm chi phí và mất nhiều thời
gian cho người dân.Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật
nên không đảm bảo chất lượng.
Vấn đề nỗi trội nhất là việc làm của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi khi di chuyển chổ ở kéo theo hàng loạt những thay đổi. Đa số việc làm của
người dân trước kia là nhờ vào địa hình, một bộ phận nằm ngay mặt đường mặt
phố nên chủ yếu dựa vào điều kiện thuận lợi đó để kinh doanh buôn bán. Một bộ
phận là nông dân chủ yếu là trông trọt, đặc biệt là làm vườn và làm ruộng nên khi
bị thu hồi đất họ bị mất đất sản xuất lại không có nghề gì trong tay nên khó mà
tìm việc làm mới.Trong khi đó tại nơi tái định cư chính quyền địa phương còn
đón tiếp chưa tận tình, chưa giới thiệu việc làm hay đào tạo nghề cho người dân
chuyển đổi nghề nghiệp bởi dựa vào mức tiền bồi thường họ không thể trang trải

hết cho cuộc sống “ hậu tái định cư”. Vì có nhiều nơi mức tiền bồi thường không
tương xứng nên người dân không có vốn để đầu tư cho việc chuyển đổi nghề
nghiệp hay kinh doanh.
Về các thói quen như tập quán sinh sống, điều kiện văn hóa tinh thần của
người dân cũng bị tác động. Đặc biệt nước ta là một nền văn minh nông nghiệp
coi trọng kinh nghiệm, lối mòn, thói quen khiến họ rất “rành rọt” trong môi
trường sinh sống quen thuộc, nhưng sẽ là rụt rè, cẩn trọng, không thoải mái
trong những môi trường mới, xạ lạ với cuộc sống hằng ngày của họ. Nói chung,
khả năng thích nghi với môi trường mới của người dân là chưa cao, do vậy, một
số trường hợp người dân không muốn vào khu tái định cư sinh sống là điều dễ
hiểu.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 2

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

Vì những lý do đó mà chính sách tái định cư cần phải được chú trọng hơn
nữa vì đất nước ta từng bước đang phát triển việc thu hồi đất để phục vụ cho
các dự án lớn nhỏ khắp cả nước đang từng ngày diễn ra vì mục đích phát triển
kinh tế, xã hội.Và điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận dân
cư vì thế mà chính sách tái định cư phải được đảm bảo về số lượng và chất
lượng cũng như những điều kiện tất yếu của cuộc sống để ổn định cuộc sống
cho người dân.
Từ những nguyên nhân thực tế nêu trên người viết đã chọn đề tài “ Tìm
hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư” để hiểu rõ hơn về

cuộc sống người dân khi bị thu hồi đất cũng như những bất cấp đang tồn tại
trong chính sách tái định cư.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá sự biến đổi các đặc điểm kinh tế
xã hội và những thuận lợi, khó khăn của các hộ gia đình sau khi tái định cư. Trên
cơ sở đánh giá đó mà phát hiện những vấn đề bức xúc cần giải quyết và đề xuất
một số giải pháp để hỗ trợ nhằm mục đích khôi phục và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân khi tái định cư.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tìm hiểu những quy định của pháp luật về
chính sách tái định cư, đồng thời khảo sát các hộ gia đình có đất bị thu hồi để xây
dựng Cầu Rạch Ngỗng 1 tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và được bố trí
vào khu tái định cư Thới Nhựt 2 phường An Khánh quận Ninh kiều, thành phố
Cần Thơ để thu thập số liệu làm cơ sở cho đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp khai thác các số liệu và thực hiện
những cuộc điều tra thực tế bổ sung để làm rõ một số khía cạnh của việc nghiên
cứu;
Phương pháp tổng hợp, phân tích nghiên cứu lý luận dựa trên tài liệu sách
báo liên quan đến những quy định của pháp luật về chính sách tái định cư;

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 3

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư


Phương pháp phân tích luật viết để phân tích những quy định của pháp luật
hiện hành;
Ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp sưu tầm những tài liệu từ các
bài viết trước đây có liên quan đến chính sách tái định cư để tham khảo.
5. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm ba phần: Lời nói đầu, nội dung và kết luận. Trong
phần nội dung gồm hai chương:
Chương 1 : Lý luận chung về tái định cư
Trong chương này, là phần nội dung đóng góp những luận cứ quan trọng của
luận văn, những quy định của pháp luật được đề cập và nghiên cứu một cách hệ
thống của chính sách tái định cư. Quy định quá trình lập khu tái định cư, thẩm
quyền lập, cách bố trí, hình thức tái định cư và nhiều vấn đề có liên quan đến tái
định cư.
Chương 2 Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư
Trong chương này người viết đã tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu về đời
sống người dân khi bị thu hồi đất và sau khi được bố trí tái định cư. Từ đó phát
hiện ra những vấn đề bất cập còn tồn tại tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải
pháp khắc phục để giúp cuộc sống người dân ổn định hơn.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 4

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI ĐỊNH CƯ


1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1Thu hồi đất
Theo Hiến pháp 1992 thì đất đai cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định
là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối
với đất đai, Nhà nước có quyền quyết định địa vị pháp luật của đất đai. Đây là
quyền năng duy nhất và tuyệt đối của Nhà nước thể hiện ở chổ bao trùm lên toàn
bộ vốn đất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, ngoài nhà nước không ai được phép
định đoạt. Thu hồi đất là một trong những hành vi pháp luật thể hiện quyền định
đoạt đó.
Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn quản lý theo quy định Luật đất đai. (Theo khoản 5 Điều 4 Luật đất đai năm
2003)
Việc nhà nước thu hồi đất phục vụ mục tiêu chung trong phạm vi quy định
tại khoản 1 Điều 38 Luật đất đai năm 2003 trường hợp thu hồi đất vì mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục tiêu phát triển
kinh tế. Trong phạm vi này thì người sử dụng đất không vi phạm bất kỳ nguyên
tắc nào về quản lý và sử dụng đất. Vì vậy khi nhà nước thu hồi đất cần phải bù
đắp lại những thiệt hại không tránh khỏi đối với người bị thu hồi đất, đó là bồi
thường.
1.1.2 Bồi thường
Khi Nhà nước Thu hồi đất thì các tổ chức cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu
hồi sẽ được Nhà nước bồi thường, chi trả, hỗ trợ bù đắp cho những tổn thất về

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 5

SVTH: Dương Thanh Thùy



Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

đất đai, tài sản trên đất, chi phí vận chuyển để đảm bảo ổn định cuộc sống đến
nơi ở mới .
Bồi thường là bồi đắp bằng tiền, nhà hoặc đất để bù đắp những thiệt hại do
thu hồi đất gây ra.
Khái niệm bồi thường bắt đầu từ Luật đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001). Đến Luật đất đai năm 2003 khái niệm này tiếp tục được sử dụng.“Bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi”. Ngoài ra, nhà nước cũng
bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng.( Điều 16 Nghị định số
69/2009/NĐ-CP)
1.1.3 Hỗ trợ
Khi Nhà nước thu hồi đất, bên cạnh việc bồi thường, Nhà nước còn thực hiện
biện pháp hỗ trợ đối với các chủ thể bị thu hồi đất nhằm giúp họ ổn định đời
sống, việc làm khắc phục những khó khăn có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp
từ việc thu hồi đất của Nhà nước. Mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau
nên việc quy định mức hỗ trợ cũng khác nhau theo điều kiện của từng địa
phương.
Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới (Khoản 7 Điều 4 Luật đất đai năm 2003)
1.1.4 Tái định cư
Việc thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu đô thị mới đòi hỏi phải thu hồi đất đã làm cho người dân tại
vùng quy hoạch dự án buộc phải di chuyển chổ ở. Điều này đã làm ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống của người dân. Vì vậy nhà nước phải giải quyết các vấn đề về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị ảnh hưởng. Tái định cư theo quy

định của Nhà nước là tạo lập nơi ở mới cho người có đất bị thu hồi phải di
chuyển chổ ở, có thể bằng tiền, bằng đất hoặc bằng nhà tùy trường hợp cụ thể và
nguyện vọng của họ.(Điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP).

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 6

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc tái định cư
1.2.1 Mục đích.
Khi người dân có đất bị thu hồi có nghĩa là quan hệ pháp luật về đất đai
chấm dứt. Và điều đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng đất, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước của xã hội,
lợi ích của người hưởng lợi từ việc thu hồi đất như các nhà đầu tư, doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức, cá nhân…Do vậy việc giải quyết hậu quả của việc thu hồi đất
gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Nếu giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ mang lại ý nghĩa trên nhiều phương diện.
Về phương diện chính trị: là một nước Nông nghiệp vấn đề đất đai ở Việt
Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, các chính sách , pháp luật về đất đai có ảnh
hưởng rất lớn đến sự ổn định về chính trị. Nếu giải quyết tốt các chủ trương,
chính sách pháp luật về đất đai, phù hợp với thực tiễn và được thực thi nghiêm
túc sẽ góp phần vào việc duy trì và củng cố sự ổn định chính trị. Và chính sách
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cũng được
xã hội đặc biệt quan tâm, bởi lẽ vấn đề này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị thu hồi đất, họ không những mất quyền sử dụng đất mà còn

buộc phải di chuyển chổ ở làm cho cuộc sống bị xáo trộn. công ăn việc làm bị
ảnh và rất nhiều các yếu tố khác, do vậy nếu chính sách về bồi thường hổ trợ, tái
định cư không được giải quyết thỏa đáng thì người dân sẽ phản ứng rất gay gắt
thông qua việc khiếu nại, khiếu kiện ..một số trường hợp còn phản đối bằng
những hành vi bất hợp pháp..Và điều đó gây mất ổn định đến chính trị và cũng
trở thành một mối quan tâm lớn của xã hội. Vì vậy nếu giải quyết tốt vấn đề bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư là Nhà nước ta đã thực hiện tốt chính sách an dân để
phát triển kinh tế xã hội góp phần vào việc duy trì, củng cố sự ổn định về chính
trị.
Về phương diện kinh tế- xã hội: Thực tiễn cho thấy bồi thường, giải phóng
mặt bằng luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Các dự án chậm triển khai thực
hiện theo tiến độ đề ra có nguyên nhân do công tác bồi thường, giải phóng mặt

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 7

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

bằng không nhận được sự đồng thuận từ phía người dân. Xét dưới gốc độ kinh tế,
dự án chậm triển khai thực hiện ngày nào là chủ đầu tư , các doanh nghiệp bị
thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh tế do máy móc, vật tư, thiết bị, người lao động
không có việc làm trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương, trả chi phí duy trì
các hoạt động thường xuyên và trả lãi suất vay vốn cho ngân hàng… Vì vậy, thực
hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là
điều kiện để doanh nghiệp sớm có mặt bằng triển khai các dự án đầu tư góp phần
vào việc thúc đẫy tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn của môi

trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa, duy trì được tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững sẽ có điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp
phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề cho các bước phát triển
tiếp theo.
1.2.2 Ý nghĩa của chính sách tái định cư
Vì mục tiêu phát triển chung của toàn xã hội và sự phát triển của đất nước
nên Nhà nước ta thực hiện việc thu hồi đất của nhân dân, làm cho một bộ phận
dân cư phải rời bỏ nơi ở trước đây của mình và họ phải lâm vào tình trạng không
nhà ở . Với chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện bằng
các dự án, các công trình xây dựng quy mô. Điều đó mang lại nhiều ý nghĩa thiết
thực:
Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người dân khi Nhà nước thu hồi
đất và cũng khẳng định được chủ trương xây dựng đất nước của Đảng.
Chính sách tái định cư còn giúp đẫy mạnh sự phát triển bộ mặt về kinh tế của
đất nước, tạo vẽ mỹ quan cho đô thị xóa bỏ những túp lều tạm bợ, đường sá hư
hỏng, hệ thống điện, nước không có , an ninh không có gây mất trật tự…
Cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, đảm bảo an ninh trật tự , góp phần
thiết thực chính sách an ninh xã hội của Nhà nước ta. Từ đó, những yếu tố trên
góp phần đẫy mạnh được các dự án, các công trình xây dựng được thực hiện quy
hoạch xây dựng theo đúng tiến độ.

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 8

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư


Tái định cư còn có ý nghĩa đối với những chủ thể không còn đất sau khi bị
thu hồi đất nhằm tạo lập nơi ở mới ổn định cho người dân với điều kiện tốt hơn
hoặc bằng nơi ở cũ, cho thấy chính sách của Đảng và nhà nước cùng phối hợp
với nhau tạo điều kiện chăm lo cho cuộc sống của người dân.
1.3 Các quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về tái định cư
1.3.1 Nguyên tắc tái định cư
Theo quy định tại điều 42 Luật đất đai 2003, nguyên tắc tái định cư là Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái
định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu
hồi đất mà phải di chuyển chổ ở. Nguyên tắc này được cụ thể hóa tại điều 35,
Nghị định 197/2004 /NĐ-CP cụ thể như sau:
- Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
- Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.
- Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải
được xây dựng, cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo cho người xây dựng tốt hơn hoặc
bằng nơi ở cũ.
1.3.2 Đối tượng được tái định cư
Đối tượng tái định cư là hộ gia đình, cá nhân có đất bị nhà nước thu hồi để
thực hiện vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,
mục đích phát triển kinh tế mà phải di chuyển chổ ở và hộ gia đình, cá nhân sử
dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn của công trình công cộng có hành lang
bảo vệ an toàn mà không sử dụng để ở được và có nhu cầu di chuyển chổ ở thì
được xét bố trí tái định cư hoặc giao đất ở mới.
Tái định cư chỉ được thực hiện đối với một trong các trường hợp:
- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chổ ở do bị thu hồi hết đất ở hoặc phần
diện tích còn lại sau thu hồi nhỏ hơn 40m2 đối với đất đô thị hoặc nhỏ hơn
100m2 đối với đất nông thôn ( trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu
cầu tái định cư)


GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 9

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

- Phần diện tích còn lại sau khi thu hồi không phù hợp xây dựng nhà ở của hộ
gia đình, cá nhân.
- Người đang thực tế sử dụng nhà, đất để ở, khi phải giải tỏa toàn bộ, có nhà
ở và có đất được bồi thường theo quy định của pháp luật thì được bố trí nhà hoặc
đất tại các khu vực quy hoạch dân cư.
1.3.3 Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt phương án tái định cư
1.3.3.1 Yêu cầu đối với phương án tái định cư
Việc đưa ra yêu cầu đối với phương án tái định cư góp phần làm cho phương
án thêm hoàn chỉnh và có khả năng thực hiện. Nhưng phương án khi đưa ra cần
phải đảm bảo một số yêu cầu sau 1:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát
triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng
phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo
ra động lực phát triển kinh tế - xã hội;
- Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự
nhiên, đặc điểm lịch sử , kinh tế- xã hội; tiến bộ khoa học và công nghệ của đất
nước trong từng giai đoạn phát triển;
- Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững thỏa mãn các
nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di
sản văn hóa, bảo tồn di tích lich sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và

phát triển bản sắc văn hóa dân tộc;
- Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư
xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị,
điểm dân cư nông thôn.
1.3.3.2 Lập phương án tái định cư
Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của
dự án đầu tư do nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu
1

Điều 13 luật xây dựng 2003

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 10

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt hoặc không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét chấp thuận phương án tổng thể về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng giúp nhà đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư2.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật xây dựng năm 2003 thì: “ Đối với
dự án co nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và
phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng”. Do đó, theo quy định
thì việc lập phương án tái định cư phải được tiến hành trước khi thu hồi đất vì lúc

này phải đảm bảo cho người thu hồi đất phải di chuyển chỏ ở có nơi ở mới sau
khi bị thu hồi đất. Theo đó, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách
nhiệm lập phương án tái định cư.3

 Nội dung phương án tái định cư:
Mỗi phương án tái định cư được lập riêng cho từng dự án, do mỗi dự án đều
có số lượng người bị thu hồi đất khác nhau cũng như diện tích đất thu hồi cũng
không giống nhau. Vì vậy tùy từng dự án và điều kiện thực tế của từng địa
phương mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có những phương án khác nhau
cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình. Nhưng theo quy định
của pháp luật thì nội dung của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái địnhc ư bao
gồm những nọi dung sau:
Tiêu chuẩn được bố trí tái định cư. Việc tuân theo tiêu chuẩn tái định cư áp
dụng theo quy định chung tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
- Địa điểm tái định cư.
- Diện tích từng lô đất
- Giá nhà, giá đất tái định cư.
- Các biện pháp hỗ trợ và mức hỗ trợ tái định cư.
2

Khoản 1 Điều 20 Thông tư 14/2009/ TT-BTNMT, ngày 01/10/2009

3

Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ- CP, ngày 13/8/2009

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 11


SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

- Danh sách các hộ thuộc diện tái định cư.

 Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 4:
Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy
ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để
người bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý
kiến;
Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban
nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người
có đất bị thu hồi.
Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là 20 ngày, kể từ
ngày đưa ra niêm yết.

 Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 5:
Sau thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu
rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác
đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương
án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên
môi trường để thẩm định; Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển đến
cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
Phương án tái định cư lập ra với mục đích cuối cùng là làm sao đảm bảo nó
thực hiện được trên thực tế, muốn được như vậy thì yếu tố đầu tiên nhất là nó

phải đạt được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân mà đặc biệt đây là những
người dân bị thu hồi đất phải di chuyển chổ ở, các nhà quản lý khi lập phương án
tái định cư phải đứng từ gốc độ của người dân được tái định cư để xem họ cần gì
và phương án này phải xuất phát từ quyền lợi thiết thực của họ chứ không phải
4

Khoản 2 Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009

5

Khoản 3 Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 12

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

đứng từ phía của người quản lý để lập phương án, vì đôi khi nó không đạt được
sự đồng thuận của nhân dân. Thậm chí có thể đưa đến tình trạng phản tác dụng vì
thực tế đã có nhiều khu tái định cư xây dựng nên nhưng người dân không chịu
vào định cư. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý phải có một phương án tái định cư
đảm bảo được tính khả thi và đặt quyền lợi của người tái định cư lên trên hết.
1.3.3.3 Thẩm định phương án tái định cư 6.
Sau khi thu thập ý kiến đóng góp của người dân về phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư thì cơ quan làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có
trách nhiệm xem xét đánh giá và hoàn chỉnh phương án tái định cư. Sau đó gửi

phương án đã hoàn chỉnh đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Cơ quan có
thẩm quyền thẩm định phương án tái định cư là cơ quan tài chính cấp tỉnh hoặc
cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cho phù hợp với từng đặc
điểm tính chất của từng dự án tái định cư.
Trường hợp cần thiết, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành
lập Hội đồng thẩm định do Giám đốc sở tài chính làm chủ tich hội đồng.
Thời gian thẩm định tối đa là 15 ngày làm việc¸ kể từ ngày nhận được đề
nghị phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án; sau thời hạn trên,
nếu cơ quan thẩm định không có ý kiến thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền phê duyệt phương án tái định cư.
1.3.3.4 Phê duyệt phương án và công bố công khai phương án tái định cư 7.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất, cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư theo quy định:
Sở tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp không thuộc quy
định điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

6
7

Khoản 3,4 Điều 41 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004
Khoản 2 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 13

SVTH: Dương Thanh Thùy



Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

Trong thời hạn không quá ba ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường
tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị
thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ về bố trí nhà hoặc tái định cư
(nếu có), thời gian, địa điểm chi trả bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất
đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc tổ chức phát triển quỹ đất
thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư
1.3.4 Các trường hợp được bố trí tái định cư
1.3.4.1 Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất ở
Có nghĩa là , theo quy định thì hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chổ ở do
bị thu hồi hết đất ở mà không có chổ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị
trấn nơi có đất bị thu hồi thì được bố trí tái định cư.( trừ trường hợp hộ gia đình
cá nhân không có nhu cầu tái định cư) 8.
Trường hợp này được ưu tiên đầu tiên khi xem xét tái đinh cư cho người bị
thu hồi đất khi họ không còn nơi nào khác để ở.Vì theo Luật đất đai 2003 quy
định thì những người nào bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc
giao đất mới có cùng mục đích sử dụng. Vì vậy khi Nhà nước thu hồi đất ở của
hộ gia đình, cá nhân thì Nhà nước phải ưu tiên tái định cư cho họ vì đất mà họ bị
thu hồi là đất ở chứ không phải là đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp mà
Nhà nước chỉ cần bồi thường là đủ.
1.3.4.2 Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là diện tích đất ở còn lại 9
Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu
hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà

không có chổ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
8
9

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT
Khoản 2 Điều 18 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 14

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

Trong trường hợp này thì cũng được xét tái định cư, vì người bị thu hồi đất
không bị thu hồi hết đất ở nhưng phần diện tích còn lại không phù hợp với quy
hoạch xây dựng nhà ở của địa phương tức là cũng không thể xây dựng nhà trên
phần diện tích còn lại vì nếu xây dựng sẽ vi phạm Luật xây dựng. Vấn đề này sẽ
dẫn đến tình trạng người dân xây những căn nhà siêu mỏng vì họ không muốn
rời bỏ nơi sinh sống quen thuộc của mình, những ngôi nhà như vậy cũng tạo ra
một vấn nạn mới cho xã hội, bên cạnh đó thì người tái định cư cũng không còn
nơi ở. Diện tích còn lại không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở có thể
hiểu là diện tích còn lại nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định được phép xây
dựng công trình, cụ thể là:
- Nếu diện tích còn lại nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc có chiều
sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng.
- Nếu phần diện tích còn lại từ 15m2 đến nhỏ hơn 40m2 có chiều rộng mặt
tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì chỉ được

phép xây dựng không quá 2 tầng.
Cũng chính vì thế mà pháp luật đã xếp cho các đối tượng bị thu hồi một phần
đất trên vào một trong các trường hợp được hưởng suất tái định cư nhằm giúp họ
ổn định cuộc sống ít nhất thì cũng từ bằng đến hơn nơi ở trước đây của họ.
Trong trường hợp diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi nhỏ hơn hạn mức
giao đất ở mới theo quy định của địa phương, thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ hướng dẫn sử dụng diện tích đất còn lại theo quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; nếu người bị
thu hồi đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích còn lại thì cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi 10.
1.3.4.3 Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích đất ở nằm trong hành lang an
toàn
Điều 97 Luật đất đai năm 2003 quy định: Đất xây dựng công trình công cộng
có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy
10

Khoản 1 Điều 14 Nghj định 197/2004/NĐ-CP

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 15

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ
thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang
bảo vệ an toàn các công trình này.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành
lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong
lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm
đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên nghành có liên quan về
bảo vệ an toàn công trình.
Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành
lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích
đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công
trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu
không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của
pháp luật.
Vậy làm sao để xác đinh như thế nào là đất đó có ảnh hưởng hay không có
ảnh hưởng, cản trở hay không có cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình. Điều
này phụ thuộc vào tiêu chuẩn do pháp luật quy định đối với từng lĩnh vực, từng
ngành khác nhau.
Để bảo vệ công trình và lợi ích của người sử dụng đất, tổ chức trực tiếp quản
lý công trình có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng như Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn và phòng tài nguyên và môi trường nơi có công
trình tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an
toàn công trình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Nếu diện tích đất mà người dân đang sử dụng có ảnh hưởng đến việc bảo vệ
an toàn của công trình hoặc trường hợp hoạt động của công trình có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống, sức khỏe của người đang sử dụng đất thì cơ
quan chức năng có thẩm quyền trực tiếp quản lý đối với công trình tiến hành
khảo sát xem mức độ ảnh hưởng của công trình đối với người sử dụng đất ra sao,

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 16


SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

nếu như ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng đất cần phải thu hồi đất thì
đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi diện tích đất
đó, còn nếu như việc sử dụng đất gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ an toàn
công trình thì Nhà nước không tiến hành thu hồi ngay mà để cho chủ công trình
và người sử dụng đất khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước mới
tiến hành thu hồi. Khi Nhà nước thu hồi đất thì sẽ được bồi thường về đất theo
quy định hiện hành, trường hợp Nhà nước không thu hồi thì đất nằm trong phạm
vi hành lang an toàn được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất,
thiệt hại về tài sản gắn liền với đất 11.
Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất: Làm thay đổi mục đích sử
dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, từ đất ở sang đất
nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi
nông nghiệp ( không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân
với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng; làm tahy đổi mục đích sử dụng đất từ
đất phi nông nghiệp ( không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi
thường bằng chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với
giá đất nông nghiệp nhân với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng 12.
Còn nếu kết quả thẩm định việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu tới công
trình và cũng không ảnh hưởng đến người sử dụng đất thì người đang sử dụng
đất vẫn tiếp tục sử dụng đất đó.
Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ
điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình) nhưng làm hạn
chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế .
Mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với

thực tế ở địa phương; Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng
khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng khi có nhà ở, công trình của một
chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường 13.
11

Điều 8 Thông tư 14/2009/ TT- BTNMT
Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, ngày 01/10/2009
13
Khoản 2, 3 Điều 8 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, ngày 01/10/2009
12

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 17

SVTH: Dương Thanh Thùy


Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

Tóm lại, việc xây dựng công trình có hành lang an toàn mà hộ gia đình, cá
nhân có đất trong hành lang an toàn đều được xét tái định cư ngay cả việc có thu
hồi đất hay không. Quy định này nhằm bảo vệ an toàn và lợi ích chính đáng cho
người dân trong khu vực này.
1.3.4.4 Trường hợp trong hộ gia đình, cá nhân có nhiều thế hệ 14
Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ ( nhiều cập vợ chồng) cùng
chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử
dụng thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực
tế tại địa phương để quy định diện tích, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.
Trường hợp này Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ngoại việc bố trí chổ ở đối với hộ

chính ( hộ gốc đứng tên trên giấy tờ đất đai đủ điều kiện tái định cư) và xem xét
bố trí một nền theo quy hoạch cho mỗi hộ phụ còn lại nếu có yêu cầu. Quy định
này vừa đem đến nhiều thuận lợi cho phía cơ qua Nhà nước tong việc quản lý hộ
gia đình về sau lại vừa có thể mang lại những lợi ích nhất định cho các hộ dân.
Những hộ gia đình phụ có đủ điều kiện và cơ hội để tách hộ về mặt pháp lý và cả
không gian sống. Họ sẽ trở thành những hộ gia đình độc lập, có nhà riêng, sở hữu
tài sản riêng, tự mình tạo lập cuộc sống mới. Nó phù hợp với nguyện vọng của
đại bộ phận các hô gia đình, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại như hiện nay.
1.3.5 Các hình thức tái định cư 15
Sau khi bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chổ ở thì người dân sẽ được
bố trí vào khu tái định cư, tùy theo đặc điểm, cũng như yêu cầu đối với mỗi dự án
phát triển mà có thể áp dụng các hình thức tái định cư khác nhau. Tuy nhiên có
03 hình thức được phổ biến nhất hiện nay: tái định cư bằng nhà ở, tái định cư
bằng giao đất ở mới, tái định cư bằng tiền để lo chổ ở mới.
1.3.5.1 Tái định cư bằng nhà ở
Tái định cư bằng nhà ở là việc chủ đầu tư sẽ xây dựng hoàn chỉnh khu tái
định cư bao gồm: nhà, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ

14
15

Khoản 4 Điều 18 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT, ngày 01/10/2009
Điều 4 Nghị định 197/2004/NĐ- CP

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 18

SVTH: Dương Thanh Thùy



Đề tài: Tìm hiểu về đời sống người dân trước và sau khi tái định cư

cho đời sống con người như điện, nước, đường giao thông, trường học, khu vui
chơi giải trí,…để khi người dân nhận nhà là có thể ổn định cuộc sống.
Tái định cư bằng nhà được áp dụng đối với những người có đủ điều kiện
được tái định cư, đối với những trường hợp không đủ điều kiện hoặc thuộc diện
tạm cư thì được xem xét mua nhà.
Vấn đề mà người tái định cư quan tâm nhất là giá nhà tại khu tái định cư và
họ có phải trả tiền khi nhận nhà không.
Cho đến hiện tại thì chưa có văn bản pháp luật nào quy định giá nhà cụ thể
áp dụng cho các loại nhà ở những khu vực khác nhau, mà chỉ là cách thức để có
thể tính được giá nhà cho từng dự án.Giá nhà được tính căn cứ vào các yếu tố
như: Vị trí đất xây nhà, cấu trúc nhà, vị trí hạ tầng…
1.3.5.2 Tái định cư bằng giao đất ở mới
Loại hình tái định cư này là một trong những hình thức tái định cư phổ biến
vì nó phù hợp với nhu cầu hiện nay của người dân có thể họ muốn xây dựng căn
nhà của mình và cách trang trí theo sở thích riêng.
Hình thức tái định cư bằng giao đất ở mới được hiểu là việc chủ đầu tư sẽ
xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước,… sau đó
tiến hành phân lô, cấp nền cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư để
họ tự xây dựng nhà để ở nhưng việc xây dựng này cũng phải đảm bảo phù hợp
theo quy hoạch.
1.3.5.3 Tái định cư bằng tiền
Tái định cư bằng tiền là trường hợp người bị thu hồi đất đủ tiêu chuẩn, điều
kiện được bố trí vào khu tái định cư tập trung nhưng có nguyện vọng tái định cư
phân tán tức là dùng tiền hỗ trợ để tự lo chổ ở. Hoặc trường hợp không có khu tái
định cư thì người bị thu hồi đất ở được nhà nước bồi thường bằng tiền hoặc được
ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi
thường đất ở đối với khu vực nông thôn.

Hình thức tái định cư bằng tiền có hai trường hợp:

GVHD: TS. Phan Trung Hiền

Trang 19

SVTH: Dương Thanh Thùy


×