Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời sống người dân xã thượng nhật, huyện nam đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.53 KB, 56 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2007 -2008, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được thành công lớn
trong công tác xóa đói giảm nghèo, gần 6000 hộ dân đã thoát nghèo, ổn định
cuộc sống và vươn lên trở thành triệu phú đó là sự phát triển từ chương trình
cao su tiểu điền. Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993,
theo các dự án trong Chương trình 327 – Phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc
đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền,
Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng hiệu quả kinh tế
của cao su trên vùng đất khắc nghiệt này.
Bởi trước đó, hàng chục loại cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu, chè,
sắn, mía đường được triển khai rầm rộ với mong muốn tìm cho Thừa Thiên
Huế một loại cây trồng chủ lực xóa đói giảm nghèo, nhưng đã không đem lại
hiệu quả kinh tế như mong muốn. Hàng chục ngàn ha đồi núi trọc, khai hoang
phải bỏ không chưa biết lấy cây gì thế chỗ thì cây cao su như là một lựa chọn
“bất đắc dĩ” đối với nhiều người.
Thế nhưng, cây cao su lại thích hợp và phát triển nhanh đến không ngờ,
thành quả vượt trên cả sự mong đợi, nhiều hộ trồng cao su đã có thu nhập
khoảng 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu khoảng 50 triệu đồng/ha
/năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích cao su cũng tăng lên
tương ứng. Nếu giai đoạn 1993 – 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600 ha, thì đến
giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500 ha, tập trung nhiều nhất là
huyện Nam Đông với gần 3.000 ha, Phong Điền 2.500 ha, Hương Trà 2.500
ha, năm 2010 thì diện tích cao su đạt trên 12.000 ha, dẫn đầu các tỉnh duyên
hải miền Trung về sản lượng cao su thành phẩm. Ở huyện Nam Đông, nông
trường chè khốn đốn vì không tiêu thụ được sản phẩm, nhờ có cây cao su cứu
cánh thay thế cây chè nên Công ty Cao su Nam Đông hình thành và làm ăn
phát đạt, đời sống của người dân cũng đổi thay từng ngày. Cây cao su đã thực
sự làm đổi thay những vùng đất nghèo khó và kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và chế biến xuất khẩu ngay tại vùng
nguyên liệu. [20]


1
Sau gần 18 năm có mặt trên đất Nam Đông, cây cao su đã khẳng định
được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa
phương, là “cây vàng” của hơn 2000 hộ dân, đặc biệt là đối với bà con dân tộc
thiểu số trong đó có xã Thượng Nhật - với hơn 90 % là đồng bào người Cơ tu.
Xã Thượng Nhật là một trong những xã trồng nhiều cao su nhất của huyện
Nam Đông, tuy nhiên thu nhập từ cây cao su của họ vẫn thấp hơn so với các
vùng khác đồng thời vẫn chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể về tác
động của chương trình mang lại cho người dân cả về đời sống kinh tế lẫn đời
sống xã hội, vậy nên xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề
tài: ‘Nghiên cứu tác động của chương trình cao su tiểu điền đối với đời
sống người dân xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.’
Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng chương trình cao su tiểu điền trên địa bàn toàn
huyện Nam Đông và tại xã Thượng Nhật.
- Phân tích các thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với người dân trong
quá trình sản xuất cao su tại địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu những tác động của chương trình cao su tiểu điền đến đời
sống của người dân xã Thượng Nhật.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Ở nước ta hiện nay sản xuất cao su theo 3 hình thức:
Cao su quốc doanh do tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức,
tiền thân là Tổng công ty cao su Việt Nam, công ty cao su quốc doanh thực
hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su. Mô hình tổ
chức hoàn chỉnh gồm 5 cấp: Tổng công ty – công ty – nông trường – đội – tổ

chức sản xuất. Tổ chức cao su quốc doanh có ưu điểm là tập trung được
nguồn vốn, có tư cách pháp nhân được liên doanh với nước ngoài, ứng dụng
công nghệ mới nhanh Nhược điểm của mô hình này là đòi hỏi nguồn vốn
đầu tư phải lớn, đầu tư dài hạn, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bộ máy
quản lý tốn kém
Cao su quốc doanh địa phương: đó là các công ty hay các nông trường
quốc doanh trực thuộc tỉnh.
Cao su tiểu điền: phần lớn là do người nông dân hay công nhân có đất
trồng và vốn nên tự trồng cao su với quy mô trồng từ 1 – 5 ha. Hầu hết chất
lượng của các vườn cây chưa cao do chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống
cây và phương pháp trồng, chăm sóc và khai thác mủ. Sản phẩm thu hoạch
bán cho thị trường tự do dưới dạng mủ tươi nên giá cả chỉ ở mức trung bình
hoặc thấp hơn. [16]
Chương trình cao su tiểu điền là chương trình phát triển nông thôn
thuộc các dự án của chính phủ nước ta nhằm nâng cao đời sống người dân
nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc tạo tiền đề cho
sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước thông qua hỗ trợ người dân nhân rộng
mô hình sản xuất cao su tiểu điền hay đơn giản hơn thì đó là hình thức trồng
cao su tiểu điền có sự ưu đãi dành cho người trồng cao su.
Quá trình đánh giá dự án phụ thuộc vào loại hình đánh giá dự án đó để
thực hiện. Căn cứ vào giai đoạn và thời điểm đánh giá về cơ bản, có thể chia
thành 3 loại hình đánh giá chủ yếu:
3
Đánh giá khả thi: là đánh giá trước khi thực hiện (hay thẩm định dự án)
nhằm xem xét tính hợp lý và khả thi của dự án.
Đánh giá tiến độ thực hiện dự án: được tiến hành trong quá trình thực
hiện dự án. Bao gồm: đánh giá tiến độ định kỳ là thường xuyên phân tích và
đánh giá một dự án; hoặc đánh giá giữa kỳ là đánh giá nhằm xem xét kết quả
của một giai đoạn thực hiện. Đánh giá trong quá trình thực hiện nhằm xem dự
án có mang lại kết quả như dự định không và để đưa ra những biện pháp để

sửa chữa kịp thời cho giai đoạn tiếp theo. Trong nhiều trường hợp do những
hoàn cảnh bất thường xảy ra ngoài dự kiến, dự án không thể đạt được kết quả
như dự định. Nếu hoàn cảnh đó được xác định sớm, thì có thể đưa ra các giải
pháp bổ sung nhằm đảm bảo cho dự án sẽ đưa lại kết quả như mong muốn.
Đánh giá sau khi kết thúc dự án: là để xem dự án có đạt được những
mục đích đã đề ra không, đồng thời để xem xét kết quả tổng thể mà dự án đã
đạt được, bao gồm cả những ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và lâu dài. Trong
loại đánh giá này những lợi ích trực tiếp và gián tiếp, những ảnh hưởng bất lợi
của dự án đều phải được xem xét. Đánh giá sau khi kết thúc dự án có ý nghĩa
lớn cho việc đúc rút kinh nghiệm và để bổ sung cho chu kỳ của dự án tiếp
theo. Tùy theo mục đích đánh giá kết thúc cũng có thể chia làm 2 loại: đánh
giá ngay sau khi kết thúc, hoặc đánh giá sau khi dự án đã hoàn thành một thời
gian nhằm xác định những tác động của dự án.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào hình thức tổ chức đánh giá có thể chia thành
tự đánh giá (đánh giá nội bộ) và đánh giá độc lập (đánh giá mời từ bên ngoài).
Tùy theo mục đích mà có thể xác định các nội dung đánh giá khác nhau.
Tuy nhiên, trong đánh giá các dự án nói chung và dự án phát triển nông thôn
nói riêng, 5 nội dung chính thường được quan tâm là:
- Đánh giá tính thích hợp của dự án
- Đánh giá kết quả dự án
- Đánh giá hiệu quả dự án
- Đánh giá tác động dự án
- Đánh giá tính bền vững dự án
4
Khi tiến hành đánh giá một dự án, tùy vào tính chất, mục tiêu đánh giá
mà 5 tiêu chí này có thể đều được chú trọng hoặc chỉ chú trọng hơn đến một
vài tiêu chí trong 5 tiêu chí đó. [12]
Đánh giá tác động là xem xét chương trình đã tạo ra những tác động gì
cả về tiêu cực lẫn tích cực, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài tới các
đối tượng hưởng lợi của trên các phương diện khác nhau về kinh tế, xã hội,

văn hóa, môi trường, chính sách, thể chể Quá trình đánh giá tác động cần
xem xét ở 3 yếu tố đó là đối tượng tác động – khía cạnh tác động – mức độ
tác động. Thông thường đối với các dự án thì việc đánh giá tác động cần dựa
trên mục tiêu tổng thể và cụ thể và theo nhiều phương diện khác nhau theo
những tiêu chí khác nhau cho từng dự án khác nhau. Nó bao gồm các tiêu chí
cụ thể như về kinh tế là xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập, đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội về văn hóa
xã hội là nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, tăng cường tình làng nghĩa
xóm, nâng cao tính cố kết cộng đồng, giảm khoảng cách giàu nghèo, đẩy lùi
tệ nạn xã hội, bình đẳng giới về chính sách là góp phần thay đổi chính sách
phát triển, hỗ trợ các chính sách khác tạo hiệu quả đồng bộ [12]
Bên cạnh đánh giá tác động của một chương trình, dự án thường đi kèm
với quá trình đánh giá tính bền vững của nó có nghĩa là xem xét khả năng duy
trì kết quả khi chương trình đó không còn được thực hiện nữa và xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của dự án. Việc đánh giá tính bền vững
của chương trình cũng đồng thời đánh giá những tác động về lâu dài mà
chương trình mang lại cho đối tượng hưởng lợi. [12]
2.1.1.2. Vai trò, vị trí và ý nghĩa kinh tế của cây cao su
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70 % dân số sống ở vùng nông
thôn và có tổng diện tích đất tự nhiên là 32.925,1 ha. Nên việc phát triển
ngành nông nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn
cũng như sử dụng quỹ đất có hạn này là vấn đề hết sức có ý nghĩa. Chương
trình cao su tiểu điền trong dự án đa dạng hóa nông nghiệp đã là một giải
pháp tích cực cho vấn đề này.
Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm không những có giá trị về mặt
kinh tế mà còn có tác dụng rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho nhiều
lao động nông nghiệp nông thôn.
5
* Giá trị kinh tế
- Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn

hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi Là nguyên liệu không thể thiếu
trong đời sống hàng ngày của con người thông qua các đồ dùng sinh hoạt.
- Cao su là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp không nhỏ vào kim
nghạch xuất khẩu của Việt Nam, hiện nay cao su là mặt hàng nông sản xuất
khẩu lớn thứ 3 sau gạo và cà phê.
- Cao su đem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp. Ngoài ra, khi cây cao su hết niên hạn phải thanh lý thì gỗ cây
cao su là một sản phẩm rất quan trọng, một nguồn thu nhập đáng kể.
* Tác dụng đối với môi trường và xã hội
- Bảo vệ môi trường sinh thái: trên các loại đất bạc màu, đất đồi dốc,
đất trống đồi trọc, cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ
xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ môi trường nhờ tán lá cao su rậm che
phủ toàn bộ mặt đất. Ngoài ra, do chu kỳ sống của cây dài từ 28 – 35 nên việc
bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững trong thời gian dài.
- Ổn định xã hội và tạo công ăn việc làm: đối với cao su tiểu điền thì
mỗi người nông dân cũng đồng thời là người làm chủ rừng cao su của gia
đình đồng nghĩa với khả năng tạo việc làm lâu dài và nguồn thu nhập gắn liền
với hộ hàng năm.
- Cây cao su là loại cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả đối với tiến trình
phát triển kinh tế xã hội nông thôn của nước ta, qua đó từng bước tạo ra sự ổn
định cho nền kinh tế xã hội cho địa phương, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc
cho sự phát triển đồng bộ và bền vững nông nghiệp nông thôn trong tương lai.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của cao su tiểu điền:
- Giai đoạn trước 1990
Cây cao su được du nhập vào VN được trên 110 năm (kể từ 1897). Thời
rực rỡ của cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920- 1940. Năm 1930
đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn. Năm 1950, sản xuất 92.000
tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha nhờ chính sách khuyến khích của
chính quyền thuộc địa (chính sách đất đai và cho vay lãi suất thấp). Cuối thập

niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu điền
6
(small holding) như Malaysia, Indonesia và Thailand, nhưng với nét khác biệt
là chương trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập liên
canh, liên địa thành diện tích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là GT1,
PB86… Chương trình cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200.000 ha ở
những vùng sinh thái thích hợp (miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây Nguyên).
Từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha. [13]
- Giai đoạn sau năm 1990 đến nay
Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su cũng không phát triển được vào
những năm cuối thập niên 90. Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là
250.000 ha và sản lượng là 103.000 tấn. Nhờ chủ trường phát triển kinh tế thị
trường những năm 90, cao su tiểu điền lại được khuyến khích phát triển thông
qua các chương trình phát triển nông thôn, phát triển kinh tế xã hội đất nước
và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đã lên đến đỉnh với 1.500
USD/tấn, và ngành cao su khởi sắc trở lại. Đến năm 2000 sản lượng cao su
đạt 290,8 ngàn tấn. Năm 2006, diện tích cao su tiểu điền là 170.000 chiếm
37,44 % tổng diện tích cao su cả nước, đến năm 2010 thì diện tích cao su Việt
Nam tăng lên 720.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu
điền 370.000 ha. Tuy nhiên cao su tiểu điền được đầu tư vốn nhỏ, đa phần
nằm ở vùng sâu vùng xa nên rất khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng
bộ. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền trồng phân tán nên khó thu gom mủ, chất
lượng mủ giảm và giá thành cao. Sản phẩm làm ra chưa gắn với khâu chế
biến, thường bị tư thương ép giá khiến người nông dân thua thiệt. [13]
2.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
- Giá cao su trên thị trường:
Giá cao su trung bình trong năm 2011 được dự báo sẽ vẫn cao hơn mức
trung bình trong năm 2010, dựa trên các cơ sở phân tích tình hình thị trường:
+ Theo dự báo của IMF, mức cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2011 sẽ
tăng trưởng khoảng 7,7 %/năm, đạt 12,4 triệu tấn trong năm 2011. Trong khi

đó nguồn cung cao su tự nhiên, vốn không đáp ứng đủ nhu cầu trong năm
2010, chỉ tăng trưởng khoảng 3,8 %, chưa tính tới các ảnh hưởng xấu của điều
kiện thời tiết tại các nước xuất khẩu cao su lớn như Thái Lan, Indonesia … đã
làm cản trở khai thác và vận chuyển mủ dẫn đến sản lượng phục vụ xuất khẩu
giảm và tổng diện tích khai thác không được mở rộng nhiều. Trong khi nguồn
7
cung sụt giảm thì nhu cầu cho sản xuất lốp ôtô tăng vọt ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Việc nhu cầu tăng trong khi nguồn cung không đáp
ứng đủ nhu cầu sẽ tạo tác động đẩy giá cao su tăng.
+ Những bất ổn tại Trung Đông, Bắc Phi, đặc biệt là bạo động tại Libi
chưa có dấu hiệu chấm dứt có thể sẽ neo giá dầu ở mức cao và sẽ tác động
đến giá cao su tự nhiên.
+ Về thị trường Trung Quốc, việc tạo cú sốc cầu giảm sẽ khó có thể kéo
dài do nhu cầu cao su của nước này vẫn đang tăng. Dự tính, nhu cầu cao su sẽ
tăng 35 % trong vài năm tới, giá mủ cao su ở mức cao do Trung Quốc phát
triển và tăng trưởng sản xuất xe hơi và giá dầu mỏ cũng ở mức cao. Trong
năm 2011, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu khoảng 1,75 triệu tấn mủ cao su
(năm 2010 là 1,72 tấn). Dự báo, ngành công nghiệp sản xuất ôtô sẽ phát triển
mạnh ở cả Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 10 năm tới, kéo theo nhu cầu
mủ cao su thiên nhiên, với khoảng 14 triệu tấn/năm, trong khi đó sản lượng
cao su thế giới mới đạt ngưỡng 10 triệu tấn/năm.
+ Chính Phủ Thái Lan, nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế
giới, đã có một số biện pháp như chi 8 tỷ baht (tương đương 263 triệu USD)
để mua cao su nhiên trong nước vào ngày 15/03 và ra quyết định đình chỉ
xuất khẩu cao su vào ngày 16/03 nhằm tránh tình trạng cao su mất giá. Đồng
thời, Chính phủ nước này cũng khuyến cáo nông dân không nên bán cao su
dưới mức giá tối thiểu, qua đó việc thực hiện các biện pháp này chắc chắn sẽ
gây tác động tiết cung mạnh lên thị trường cao su. [19]
Mặc dù ngành sản xuất cao su tự nhiên chịu ảnh hưởng của thị trường
biến động thì giá cao su trung bình trong năm 2011 vẫn sẽ ở mức cao hơn

năm 2010 và các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc này. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất cao su tự nhiên trong nước còn được
hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá, đầu ra của các doanh nghiệp trong nước vẫn
được đảm báo và có khả năng hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh đề
ra. [15]
Tình hình sản xuất cao su trên thế giới:
Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã dự kiến, sản
lượng cao su thiên nhiên tăng 6,2 % trong năm nay. Mục tiêu tăng trưởng 6,4
% trong năm 2010 đã đạt được, sản lượng cao su toàn cầu đạt 10,06 triệu tấn
8
trong năm 2011 so với 9,47 triệu tấn năm ngoái. Lý do là diện tích trồng cao
su đã tăng thêm 203.000 ha trong năm nay. Tổng diện tích trồng cao su dự
kiến là 7,19 triệu ha so với 6,99 triệu ha trong năm 2010. Năng suất trung
bình đạt 1.398 kg/ha (năm 2010 là 1.355 kg/ha).
Nguồn cung của Thái Lan, nước sản xuất lớn nhất thế giới, tiếp tục
chiếm 34 % tổng nguồn toàn cầu, tăng 5,5 %, đạt 3,43 triệu tấn trong năm nay
do tăng diện tích. Khoảng 114.550 ha cây cao su được trồng trong năm 2004
và 173.000 ha đã được trồng trong năm 2005, dự kiến sẽ được thu hoạch
trong năm nay. ANRPC dự báo, nguồn cung của Inđônêxiatăng sẽ tăng 8 %
nguồn cung, tương đương 2,95 triệu tấn. Đây là nước sản xuất cao su lớn thứ
hai thế giới nên Inđônêxia chiếm 29 % nguồn cung của toàn cầu. Malaixia
cung cấp khoảng 975.000 tấn so với chỉ tiêu 1,05 triệu tấn mà Chính phủ đã
đặt ra. Nguồn cung của Ấn Độ có thể đạt 884.000 tấn trong năm nay, tăng 3,9
% so với năm ngoái do tăng 14.000 ha cây cao su và đạt năng suất cao hơn.
Ấn Độ hiện nay có năng suất cao su thiên nhiên cao nhất trên thế giới.
Theo số liệu của ANRPC, sản lượng cao su của các nước đứng đầu
khác như Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ tăng trong năm nay. Việt Nam sẽ
có sản lượng: 755.000 tấn, Trung Quốc: 647.000 tấn, Srilanka: 153.000 tấn,
Philippin: 99.000 tấn và Campuchia: 42.000 tấn.
2.1.2.3. Tình hình phát triển của cao su Việt Nam

Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su, đã
phát triển thêm diện tích từ 30.000 - 40.000 ha và đứng thứ 4 thế giới về sản
lượng xuất khẩu cao su tự nhiên. Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su của
Việt Nam năm 2010 tăng từ 10-15 % so với năm 2009. Năm 2010, mức tiêu
thụ cao su thiên nhiên đạt khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8 % so năm 2009 và
giá cả cũng được cải thiện ở mức mang lại lợi nhuận cho người trồng cao su.
Năm 2011, sản lượng cao su của Việt Nam được dự báo tăng 4 %, đạt
780.000 tấn do diện tích được mở rộng thêm 5.000 ha. Chính phủ Việt Nam
cũng đã ban hành Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 về Quy hoạch phát
triển ngành Cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, mục
tiêu cả nước sẽ có 800.000 ha cao su vào năm 2015, sản lượng mủ đạt 1,2
triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2020. [17], [21]
9
-Thị trường xuất khẩu cao su của nước ta:
Bảng 1: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam
ĐVT: %
Trung
Quốc
Malaysia Đài
Loan
Hàn
Quốc
Đức Ấn
Độ
Mỹ Nhật
Bản
Các nước
khác
61,5 7,8 4,2 4,6 3,7 3,0 3,1 1,3 10,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ khi cây cao su du nhập và phát triển đến nay, thị trường xuất khẩu
cao su không ngừng mở rộng và nâng cao sản lượng cũng như chất lượng,
hiện nay nước ta xuất khẩu cao su qua hơn 39 quốc gia trên thế giới. Trung
Quốc vừa là thị trường lớn nhất, có nguồn cầu rất cao vừa có sức ảnh hưởng
lớn đối với cao su Việt Nam khi thị trường này có nhu cầu chiếm hơn 3/5 thị
trường xuất khẩu của nước ta. Đầu năm 2011, Trung Quốc tăng cường mua
cao su dự trữ trước khi vào mùa vụ thấp điểm sản lượng của cây cao su (tháng
3 và tháng 4) khiến giá cao su tăng rất nhanh trong tháng 2. Ngày 18/02/2011,
chỉ 10 ngày sau khi tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố
nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thêm 0,5% áp dụng từ
24/02/2010. Biện pháp kiềm chế lạm pháp này của Trung Quốc, nước tiêu thụ
cao su lớn nhất thế giới, đã làm giảm nhu cầu về hàng hóa, trong đó có cao su
và ngay lập tức gây tác động giảm đến giá cao su trên toàn thế giới. Không
chỉ vậy, cú sốc giảm cầu đột ngột để hạ giá bằng cách sử dụng biện pháp hạn
chế số doanh nghiệp nhập khẩu theo hệ tiểu ngạch qua các cửa khẩu cũng tác
động không nhỏ đến giá cao su, trong đó có cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Qua đó cho thấy thị trường này không những chỉ ảnh hưởng với nước ta mà
còn có sức ảnh hưởng đến toàn cầu, dù vậy thì tình trạng tạo cú sốc giảm cầu
chỉ là biện pháp tạm thời không thể kéo dài nên việc cao su giảm giá chỉ mang
tính chất chủ quan. Bên cạnh các thị trường khác thì thị trường cao su Nhật
Bản cũng đang bị ảnh hưởng nhiều do thảm họa kép động đất và song thần
mà nước này phải gánh chịu vào tháng 3/2011, tuy nhiên theo phân tích của
các chuyên gia thị trường cao su thế giới thì sự ảnh hưởng này là không lớn so
với dự đoán ban đầu bởi vì hiện nay nước này chỉ chiếm 7 % lượng nhập khẩu
và tiêu thụ cao su toàn thế giới, với Việt Nam, thị trường Nhật Bản chỉ chiếm
hơn 1 % sản lượng xuất khẩu cao su. [15]
10
Tại thời điểm tháng 4/2011 thị trường xuất khẩu cao su đã dần ổn định
và nước ta vẫn đang thực hiện cách chính sách kinh tế nhằm tạo ra sự phát
triển ‘bài bản’ và bền vững cho cao su Việt Nam.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su
2.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Mỗi ngành sản xuất đều có những đối tượng để tác động, do vậy đối với
những người sản xuất cần phải hiểu được bản chất của đối tượng sản xuất mà
mình hướng đến để từ đó vạch ra những kế hoạch, phương hướng sản xuất
phù hợp. Ngành nông nghiệp cũng như vậy, do đối tượng sản xuất của ngành
là cây trồng – vật nuôi, đều là những cơ thể sống, do đó nhân tố tự nhiên sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của chúng ta đặc biệt là ngành
trồng trọt.
Từ những đặc điểm thực vật học của cây cao su mà nó yêu cầu về điều
kiện sinh thái nhất định. Để trồng cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao
cần chú ý đến nhóm nhân tố tự nhiên cơ bản sau:
- Điều kiện địa hình: cây cao su có khả năng sinh trưởng tốt ở địa hình
không cao so với mực nước biển. Thường địa hình bằng phẳng hoặc dốc 5° là
tốt nhất nhưng phải tránh tình trạng ngập úng. Do vậy, cây cao su được phân
bố chủ yếu ở trên vùng đất gò đồi và vùng đất thấp, có địa hình chia cắt nhẹ,
dốc thoai thoải sẽ có khả năng thoát nước tốt nên địa hình quá cao so với mực
nước biển thì cây càng chậm lớn và năng suất càng thấp, hơn nữa những diện
tích trên đất dốc sẽ phải có hệ thống về đê, mương, cũng như gặp khó khăn
trong quá trình khai thác và vận chuyển mủ cao su.
- Điều kiện về đất đai: đất cao su có thể phát triển trên các loại đất khác
nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhưng mỗi loại đất lại có những ảnh hưởng
khác nhau về tốc độ sinh trưởng, năng suất, tuổi thọ cũng như chất lượng mủ
cao su. Nhìn chung cây cao su thích hợp với nhóm đất đỏ Bazan và đất phù sa
cổ. Những yếu tố về độ sâu tầng đất, lý tính, hóa tính, hàm lượng chất dinh
dưỡng trong đất luôn ảnh hưởng lớn đến khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc cao
su, nó quyết đến mật độ cây trồng, lượng phân bón, thời gian kiến thiết cơ bản
và thời gian tiến hành khai thác mủ cao su.
11
- Điều kiện khí hậu thời tiết: do cây cao su có nguồn gốc từ vùng nhiệt

đới cho nên chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ gió và các yếu tố thời tiết khác
đều có ảnh hưởng rất lớn đến cây cao su. Đặc biệt tại dải đất miền trung thì
thường xuyên gặp phải các trận thiên tai mưa bão, đó lại là nhân tố nguy hại
nhất trong gần 30 năm trồng cao su. Với tính chất thân, cành dễ gãy thì những
trận gió lớn có khả năng phá hủy rất cao có thể làm người trồng cao su không
có lợi nhuận mà còn mất vốn đã đầu tư. [9]
2.2.2. Nhóm nhân tố kỹ thuật
Cây cao su là loại cây trồng lâu năm, đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, mỗi
biện pháp kỹ thuật trong quy trình sản xuất đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế. Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su dài 7 – 8 năm, sau đó cây cao su
sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác mủ và chu kỳ kinh tế kéo dài 28 – 35 năm.
Năng suất cây cao su phụ thuộc vào mức độ thâm canh của thời kỳ đầu, do
vậy việc trồng và chăm sóc cao su vào giai đoạn này là yếu tố hết sức quan
trọng để tạo ra hiệu quả kinh tế như mong muốn sau này.
- Qui trình kỹ thuật canh tác: Qui trình kỹ thuật bao gồm các khâu: chọn
đất, thiết kế đất trồng, thiết kế lô thửa, đào hố, bón phân lót, phân vô cơ, chọn
giống, trồng dặm
Đầu tiên yếu tố chọn đất cần phải dựa vào đặc điểm thích nghi của cây
cao su thích hợp với loại đất nào mới được chọn, đất xám trên phù sa cổ là
phù hợp nhất.
+ Chuẩn bị đất trồng: bao gồm các khâu khai hoang, phát thực bì, làm
cỏ Đối với đất ở vùng gió mạnh phải trừa lại hệ thống đai rừng phòng hộ
khoảng 6 – 10 m.
+ Thiết kế lô thửa và hàng trồng: tùy từng khu vực hình thức trồng cao
su mà thiết kế lô thửa có kích thước khác nhau.
+ Đào hố và bón lót: Hố trồng cao su được trồng với kích thước
60×60×70. Đào hố để ải đất trước khi bón phân lấp hố 15 ngày. Bón lót mỗi
hố 15 kg phân chuồng và 0,2 kg lân.
+ Giống: cần phải chọn giống có năng suất cao, sản lượng ổn định, lâu
dài, chất lượng và hàm lượng mủ tốt đồng thời phải thích ứng với điều kiện tự

nhiên của vùng. Các giống phổ biến hiện nay là GT1, RRIM600, PB235,
VN515, RRIC110 việc trồng cao su phải đảm bảo cùng một loại giống trên
cùng một đơn vị diện tích đã định.
12
+ Chọn cây con: Tùy theo điều kiện thời tiết và khả năng đầu tư, khả năng
huy động nguồn lao động để quyết định lựa chọn loại cây nào cho phù hợp.
+ Trồng dặm: là quá trình trồng theo cây chết ngay sau năm trồng mới,
cây trồng dặm phải cùng giống với lô trồng và cùng tháng tuổi để đạt được độ
đồng đều cao.
- Kỹ thuật chăm sóc:
+ Làm cỏ theo băng: sau khi trồng mới hoàn chỉnh hàng cây cao su phải
được làm cỏ theo một băng rộng 2 – 3 m cách gốc cao su mỗi bên từ 1- 1,5m.
Năm thứ nhất làm cỏ từ 3 – 4 lần, năm thứ 2 làm cỏ từ 5 – 6 lần, từ năm thứ 3
đền năm thứ 7 nên làm cỏ 4 – 5 lần và có thể dùng thuốc diệt cỏ.
+ Tủ gốc để giữ độ ẩm: cuối mùa mưa hàng năm phải tiến hành tủ gốc
cho cây cao su để giữ độ ẩm cho mùa khô tới, vật liệu tủ ẩm nên dùng các loại
cây họ đậu trồng xen hoặc rơm rạ, cỏ khô và chú ý đến việc phòng cháy.
+ Tỉa chồi non: Sau khi trồng mới 2 tháng tuổi cây cao su thường nảy
chồi ngang, đó là chồi thực sinh nên phải tỉa bỏ để chồi ghép chính phát triển.
Khi tỉa dùng kéo cắt sát phần thân cây để vỏ tái sinh được liền da trơn láng
không u lồi.
+ Bón phân: là khâu quan trọng nhất trong quá trình đầu tư thâm canh.
Cần bón theo rãnh một bên của cây cao su ( rãnh dài 1 m, sâu 14 – 15 cm)
cách gốc cây 1 m, rải phân chôn lấp đất. Thời gian bón 2 lần trong năm, vào
tháng 4 và tháng 9, thường bón sau khi làm sạch cỏ.
+ Phòng trị bệnh: cần phòng trị bênh cho cây cao su cụ thể là bệnh rụng
lá, phấn trắng. Phòng trị bằng cách bón tăng lượng đạm và kali giúp cho cây
ra lá tập trung. Sớm ổn định để tránh ra lá non vào các tháng mà bệnh phát
triển, phun phòng trừ bằng lưu huỳnh bột hoăc phun lưu huỳnh nước vào lúc
trời mát lặng gió. [10]

2.2.3. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
- Vốn: là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là
đối với cây cao su thì nguồn vốn là yếu tố hàng đầu. Đặc biệt cây cao su là
loại cây có chu kỳ sống khá dài từ 28 – 35 năm, vốn đầu tư cho thời kỳ kiến
thiết cơ bản rất lớn, khả năng quay vòng vốn chậm. Do vậy, việc huy động
vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là nhân tố ảnh hưởng cực kỳ to lớn
đến vấn đề kinh doanh cây cao su.
13
- Nguồn lao động: trong mọi nhân tố thì nguồn lực về con người là yếu
tố chủ chốt, dù tất cả yếu tố cần thiết đều đảm bảo mà con người không đạt
yêu cầu thì cũng không thể thực hiện bất cứ công việc gì. Trong tiến trình
phát triển cây cao su cũng vậy, bên cạnh nguồn vốn thì nguồn lao động rất
quan trọng, mặt khác cây cao su lại yêu cầu nhiều về tính kiên nhẫn và sự
kiên trì trong sản xuất bởi thời gian đầu tư công sức ít nhất là 7 năm. [10]
- Cơ cở hạ tầng: cơ sở hạ tầng phát triển tốt kéo theo sản xuất cũng phát
triển. Do đặc điểm của cây cao su đòi hỏi phải trồng tập trung, tính chuyên
môn hóa cao và thường được trồng trên những vùng đất gò đồi nên yếu tố bố
trí kết cấu hạ tầng như điện, giao thông đi lại, nhà máy chế biến phải phù hợp
và thuận lợi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại vùng sản xuất cao su nếu
đảm bảo được yếu tố cơ sở hạ tầng thì không những giảm thiểu được rất nhiều
rủi ro trong chăm sóc và tiêu thụ mà còn phòng ngừa được những bất lợi về
thiên tai và tăng giá trị của mủ cao su tại đó.
- Thị trường – giá cả: trong nền kinh tế thị trường vừa là điều kiện vừa
là phương tiện để thực hiện tái sản xuất, là khâu trung gian cần thiết giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. Xác định thị trường cho sản phẩm của
mình có tác dụng quan trọng trong việc nhắm đúng mục tiêu, kế hoạch sản
xuất của ngành, vì vậy nghiên cứu thị trường luôn là vấn đề quan tâm đối với
các đơn vị sản xuất kinh doanh, các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như những
cá nhân thực hiện trồng cao su. Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì
vấn đề về giá cả và các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra là yếu tố

quyết định thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cây cao su là cây
công nghiệp lâu năm nên yếu tố này biến động có sức ảnh hưởng rất lớn và
sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy nó luôn gắn liền với thị
trường và giá cả cũng như sự tác động của chúng. [10]
- Tổ chức sản xuất: đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước, sản xuất cao su phải được tiến hành trên diện rộng, do
vậy việc qui hoạch, nghiên cứu, tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng,
lợi thế đất đai của từng vùng là rất quan trọng
- Các chính sánh kinh tế - xã hội: đây là những tác động vĩ mô của nhà
nước đối với hoạt động sản xuất, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc
14
điều tiết nền kinh tế xã hội nói chung và trong sản xuất cao su nói riêng. Mỗi
chính sách phù hợp với mỗi thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện
kinh tế xã hội nhất định vì vậy các chính sách cần được điều chỉnh sao cho
phù hợp nhất. Đối với sản xuất cao su trên qui mô lớn, tập trung và yêu cầu về
vốn lớn nên cần có chính sách chung và chính sách riêng và phù hợp với đặc
điểm của tình hình của từng vùng từng địa phương khác nhau, trong thời điểm
khác nhau nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của tiến trình phát triển đất nước.
15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây cao su và các hộ dân thuộc địa bàn xã
Thượng Nhật, qua đó tìm hiểu đời sống của các hộ tại địa bàn nghiên cứu và
tình hình phát triển, hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình cao su tiểu điền.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi các hộ gia đình thuộc
xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, trong đó không thu thập số liệu từ các hộ
người Kinh bởi vì phần lớn họ không trồng cao su mà có nguồn thu nhập

chính từ lương theo nhân viên công chức và một số công việc kinh doanh.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu dựa trên các chỉ tiêu, các tiêu chí và các chỉ số
phản ánh những tác động của chương trình cao su tiểu điền.
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3
2.1.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 6
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÂY CAO SU

11
2.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên 11
2.2.2. Nhóm nhân tố kỹ thuật 12
2.2.3. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội 13
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16
3.2.1. Nội dung nghiên cứu 16
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
- Phương pháp luận trong đánh giá: 17

- Phương pháp thu thập thông tin: 17
18
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
4.1. THỰC TRẠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN

19
4.1.1. Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại huyện Nam Đông 19
4.1.2. Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật 21
16
4.2. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI XÃ THƯỢNG NHẬT

26
4.2.1. Những thách thức, khó khăn trong quá trình sản xuất cao su đối với người dân xã Thượng Nhật
26
4.2.2. Những thuận lợi trong sản xuất của người dân 28
4.2.3. Hình thức tham gia của người dân vào chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật: 29
4.3. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
XÃ THƯỢNG NHẬT

30
4.3.1. Những tác động về kinh tế của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã Thượng Nhật
30
4.3.2. Những tác động về văn hóa xã hội của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã
Thượng Nhật 39
4.3.2.5. Tác động tổng hợp trong tương lai của chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật 46
4.3.3. Những tác động về chính sách của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã Thượng
Nhật 47
4.3.4. Những tác động về môi trường của chương trình cao su tiểu điền đối với người dân xã Thượng
Nhật 48
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận trong đánh giá:
+ Phương pháp so sánh trước và sau khi có dự án: không thể thực hiện
đánh giá trước và sau khi có chương trình bởi khoảng cách giữa 2 mốc thời
gian này quá lớn nên độ lệch của thông tin dữ kiệu rất lớn cho nên đề tài
không nhấn mạnh đánh giá mà chú trọng nghiên cứu các tác động của chương
trình ở 2 thời điểm: trước và sau khi khai thác mủ cao su.
+ Phương pháp so sánh giữa đối tượng ảnh hưởng bởi dự án và đối
tượng không ảnh hưởng bởi dự án, qua đó so sánh, phân tích sự khác nhau
của 2 nhóm hộ có trồng cao su và hộ không trồng cao su để làm rõ những thay
đổi trong quá trình tác động của chương trình cao su tiểu điền.
- Phương pháp thu thập thông tin:
* Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
+ Chọn điểm điều tra: tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
+ Chọn mẫu điều tra: tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
không lặp lại ở cấp hộ theo 3 nhóm hộ: hộ đã khai thác cao su (20 hộ) – hộ
chưa khai thác cao su (20 hộ) – hộ không trồng cao su (10 hộ), ngoài ra còn
tiến hành khảo sát hiện trường, quan sát thực địa.
* Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình theo
bảng hỏi đã chuẩn bị kết hợp quan sát thực tế tình hình cụ thể của địa phương.
* Thu thập số liệu thứ cấp:
17
+ Thu thập thông tin qua các tài liệu liên quan đến những cơ sở lý luận,
cơ sở thực tiễn về cây cao su, các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, các báo cáo kế hoạch phương hướng nhiệm vụ và các đề án, dự
án có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở vùng nghiên cứu.
+ Tham khảo ý kiến của các cán bộ kỹ thuật cũng như cán bộ xã về
thông tin chuyên sâu của địa phương.

* Những hạn chế trong quá trình thu thập thông tin:
- Do đặc thù của các hộ dân tại địa bàn xã Thượng Nhật đều là người
dân tộc Cơ Tu nên thông tin về những khoảng thời gian trước khi có chương
trình cao su tiểu điền không chính xác và một số hạn chế về kiến thức và
phong tục tập quán nên dữ liệu có được cũng có độ chính xác chưa cao.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp phân tích kinh tế: thống kê để phân tích các thông tin dữ
liệu làm rõ những vấn đề có tính quy luật, những nhận xét phù hợp và chính
xác đối với các tiêu chí đánh giá tác động đã đặt ra theo nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp xử lý số liệu cơ bản: dựa vào các hàm trên hệ thống xử
lý excel để tính toán và xử lý thông tin đã thu thập.
18
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng của chương trình cao su tiểu điền
4.1.1. Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại huyện Nam Đông
4.1.1.1. Tình hình chung của huyện Nam Đông
Nam Đông là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố
Huế khoảng 50 km về phía tây nam, được tái lập vào tháng 10/1990, với tổng
diện tích tự nhiên khoảng 65.194 ha, chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên
45.915 ha chiếm 70 % diện tích. Địa hình rừng núi, có nhiều hang động bị chi
cắt bởi hệ thống núi non và khe suối.
Toàn huyện có 10 xã, bao gồm Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ,
Hương Sơn, Hương Hòa, Thượng Nhật, Hương Giang, Hương Hữu, Thượng
Long, Thượng Quảng và 1 thị trấn là Khe Tre. Dân số khoảng 5.162 hộ,
khoảng 23.875 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc khoảng 2161 hộ, khoảng
10.292 khẩu chiếm 43% dân số toàn huyện. [1]
Nam Đông là huyện có ít dân số nhưng địa bàn phức tạp, trình độ dân trí
chưa cao, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm
qua, huyện cũng đã được quan tâm đầu tư của các cơ quan ban ngành, các cấp

chính quyền nên công tác định canh định cư của đồng bào dân tộc thiểu số
ngày càng đi vào ổn định và bền vững, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, đời
sống người dân từng bước được cải thiện. Trong vòng 5 năm ( 2006 - 2010), hệ
thống kết cấu cơ sở hạ tầng ở huyện miền núi Nam Đông được nâng cấp xây
dựng và từng bước được hoàn thiện. Đời sống vật chất và tinh thần người dân
được cải thiện, ngày càng nâng lên rõ rệt, đó cũng là tiền đề để Nam Đông xây
dựng phát triển thành một huyện nông thôn mới trước năm 2015.
Theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện, xã Thượng Nhật đã
được chọn làm vùng thí điểm xây dựng nông thôn mới với mục tiêu sẽ hoàn
thành trong năm 2015. Thời gian qua xã Thượng Nhật tập trung mọi nguồn
lực để đầu tư nâng cấp, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn,
cùng với Thượng Nhật, huyện cùng đã tiến hành đầu tư xây dựng và nâng cấp
nhiều công trình giao thông thủy lợi ở các xã trên địa bàn để đảm bảo phục vụ
đời sống của người dân cũng như yêu cầu sản xuất. Hệ thống đường nội thị
19
cũng như nông thôn đều được huyện đầu tư chỉnh trang, sửa chữa sạch đẹp.
Hàng loạt cây cầu bê tông vắt qua sông qua, suối được xây dựng hoàn thành
và đưa vào sử dụng kịp thời, tạo diện mạo nông thôn mới khang trang hơn.
Huyện cũng đã triển khai quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư như Tà
Rinh, Tà Rị nhằm bố trí, sắp xếp lại dân cư phù hợp với điều kiện đời sống,
sản xuất của bà con; tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ sản xuất,
lương thực đảm bảo ổn định đời sống nhân dân; tiếp tục nghiên cứu, ứng
dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng vật nuôi mới có giá trị
kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế… Đồng thời huyện
Nam Đông cũng đang phối hợp với các chủ đầu tư, đơn vị thi công tập trung
đẩy nhanh tiến độ các dự án đường La Sơn – Nam Đông, đường 74, nhà máy
xi măng Nam Đông, các dự án thuỷ điện và chương trình trọng điểm khác.
Với những đầu tư và chuẩn bị như trên, trong năm 2010, ngành nông
nghiệp của huyện đạt được kết quả khá toàn diện: Tổng diện tích gieo trồng
cây hàng năm 2.209,5 ha, đạt 101,6% so với kế hoạch; tổng sản lượng lương

thực có hạt đạt 4.038,6 tấn; tổng sản lượng cây có củ lấy bột 17.318,5 tấn;
năng xuất bình quân lúa nước cả năm đạt 47,78 tạ/ha; tổng diện tích cây cao
su 3.538 ha, năm 2010 đưa vào khai thác 1.100 ha, đến nay đã khai thác 800
tấn mủ đã qua chế biến, đạt 40 tỷ đồng; tổng giá trị kinh tế vườn đạt 14 tỷ
đồng; khai thác keo nguyên liệu 580 ha, giá trị 18 tỷ đồng; sản lượng cau
3.600 tấn; cây chuối cho sản lượng 4.000 tấn; tổng đàn gia súc hiện có 15.106
con, tổng đàn gia cầm 92.835 con. Tóm lại kinh tế huyện Nam Đông đang đổi
thay rõ rệt theo từng ngày và đời sống của người dân cũng đang phát triển
nhanh chóng hơn bao giờ hết. [1]
4.1.1.2. Tình hình thực hiện chương trình cao su tiểu điền tại huyện Nam Đông
Huyện Nam Đông là vùng đất gò đồi nằm về phía tây nam của tỉnh
Thừa Thiên Huế nên cũng là vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát
triển của cây cao su. Nắm bắt được ưu thế đó, chính phủ và các cơ quan các
cấp đã quyết định thực hiện chương trình phát triển nông thôn tại vùng đất
này và cây cao su là trọng tâm của chương trình đó. Sau những hội nghị và
nhiều nghiên cứu khác nhau vào các năm 1993 thì chương trình cao su phát
triển kinh tế xã hội nông thôn đã được bắt đầu và trở thành mũi nhọn kinh tế
của toàn huyện.
20
Ban đầu chương trình cao su tiểu điền được thực hiện tại những xã có
điều kiện tự nhiên đáp ứng phù hợp nhất cho việc trồng rừng cao su, nhưng
cho đến nay hầu như tất cả các xã trong huyện đều tham gia trồng cao su. [2]
Bảng 2: Tổng hợp tình hình cao su trên địa bàn huyện Nam Đông
ĐVT: ha

Cao su đã trồng Cao su đã chăm sóc Cao su khai thác
Diện tích Số hộ Diện tích Số hộ Diện tích Số hộ
Hương Phú
657,01 478 640,87 467 133,56 202
Hương Lộc

100,58 88 99,18 86 3 2
Thượng Lộ
174,06 176 140,01 136 0 0
Hương Hòa
333,45 257 332,05 257 80,65 107
Hương Sơn
219,72 197 199,97 185 90,02 107
Thượng Nhật
313,05 290 281,84 263 69,08 95
Hương Giang
61,06 43 51,16 36 27,95 27
Hương Hữu
191,56 201 191,36 201 76,62 109
Thượng Long
499,02 403 418,28 349 171,16 199
Thượng Quảng
402,77 246 393,4 243 227,82 189
Tổng cộng
2.952,28 2.379 2.748,33 2.223 879.86 1.037
Nguồn:Báo cáo điều tra cao su năm 2010 của huyện.
Như vậy, tính đến hết năm 2009 tổng diện tích cao su toàn huyện là
2.952,28 ha, trong đó diện tích cao su thuộc chương trình 327 là 124,36 ha,
sau 10 năm thì diện tích hiện nay tăng gấp 23 lần, có 5 xã đạt diện tích trên
300 ha. Hiện nay có khoảng 50 % các hộ trồng cao su đang có thu nhập từ cây
cao su và 93,44 % hộ luôn quan tâm chăm sóc cho rừng cao su của mình. [2]
4.1.2. Thực trạng chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật
4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình chung của xã Thượng Nhật
- Vị trí địa lý:
Thượng Nhật là một xã miền núi nằm về phía Nam của huyện Nam Đông
cách thị trấn Khe Tre 7 km. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Hương Hòa
+ Phía Tây giáp xã Hương Giang, Hương Hữu và Thượng Long
+ Phía Nam giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam
21
+ Phía Đông giáp xã Thượng Lộ
- Điều kiện tư nhiên:.
Bảng 3. Các loại đất tự nhiên của xã Thượng Nhật.
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất tự nhiên 11.377,97 100
Đất nông nghiệp 10.155,56 89,26
Đất phi nông nghiệp 141,73 1,24
Đất chưa sử dụng 1.080,68 9,5
Nguồn:Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Thượng Nhật năm 2010
Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp của xã Thượng Nhật là rất lớn tuy
nhiên diện tích đất vẫn còn chưa đưa vào sử dụng vẫn còn cao hơn nhiều so
với các vùng đất dùng cho mục đích phi nông nghiệp gần 7,5 lần.
Bảng 4: Diện tích đất sản xuất của xã Thượng Nhật
ĐVT: ha
Đất trồng Cao su Rừng
trồng
Vườn
nhà
Nuôi trồng
thủy sản
Lúa Cây có củ
lấy bột
Loại
khác
Diện tích 335,12 481,0 35,3 3,8 61,0 184,5 30,0
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2010

Trong diện tích đất sản xuất của vùng thì rừng trồng chiếm tỷ lệ cao
nhất 42,52 % và cây cao su chiếm phần lớn diện tích còn lại với tỷ lệ 29,62
%, bên cạnh đó thì diện tích vườn cây, lúa và cây có củ lấy bột cũng góp phần
tạo ra thu nhập cho người dân.
- Đặc điểm địa hình:
+ Địa hình xã Thượng Nhật kéo dài theo hướng Bắc, xã có tỉnh lộ 14B
chạy qua theo hướng Bắc – Nam nối liền các xã trong huyện. Địa hình của xã
chủ yếu là đồi núi phân bố ở phía Nam và phía Đông, độ cao trung bình là
248m so với mực nước biển ( cao nhất là núi Sáp cao 374m), còn lại là dãy gò
đồi thấp, nó phân chia xã thành 2 bộ phận: vùng đất thấp chạy theo sông Tả
Trạch và vùng núi thấp, trung bình chiếm diện tích lớn phân bố đều từ Bắc
đến Nam.
22
- Đặc điểm khí hậu:
+ Xã Thượng Nhật nằm trong khu vực miền trung phía Bắc đèo Hải
Vân nên khí hậu của xã thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thời tiết
tương đối khắc nghiệt, khí hậu trong năm được phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa
khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
+ Nhiệt độ: về mùa khô chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô
nóng, về mùa lạnh chịu sự ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên mưa nhiều và
trời lạnh. Nhìn chung Thượng Nhật có nền nhiệt độ tương đối cao và khá ổn
định: nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 24,6°C, nhiệt độ cao nhất trong
năm khoảng 40°C nhiệt độ thấp nhất trong năm khoảng 16°C, nền nhiệt độ
này rất phù hợp cho sự phát triển nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là các cây công nghiệp lâu năm như cao su hay trồng rừng kinh tế
như keo lai. [6]
- Tình hình chung của xã Thượng Nhật
Xã Thượng Nhật là một xã đặc biệt khó khăn của vùng cao huyện
Nam Đông, bao gồm 7 thôn: Ta Rinh ( thôn 1), Lập ( thôn 2), A Tin ( thôn
3), Ta Lu ( thôn 4), A Xách ( thôn 5), La Vân ( thôn 6), Hợp Hòa ( thôn 7).

Toàn xã có 456 hộ, 2.008 nhân khẩu, trong đó nam chiếm 1.012 người và
lao động trong độ tuổi là 168 người, đồng bào dân tộc thiểu số 433 hộ có
khoảng 1.856 nhân khẩu chiếm 92,52 % dân số toàn xã.
Xã được thành lập trước thời kỳ chống Pháp, với khoảng 150 hộ, 300
nhân khẩu và thuộc 6 thôn người dân tộc thiểu số, sau đó thôn 7 được thành
lập với phần lớn là người Kinh lên lập nghiệp. Từ năm 1975 đến 1989 đời
sống của người dân trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa
phát triển, tỷ lệ hộ thiếu đói, thiếu mặc ở mức cao trên 85 %, hoạt động của
hệ thống chính trị chưa đủ mạnh, nền kinh tế mọi mặt chưa phát triển, quốc
phòng an ninh chưa vững chắc. Văn hóa tư tưởng của người dân chưa cao,
người dân vẫn còn du canh du cư về phía sau làm nương rẫy, đời sống nhân
dân bất ổn và thiếu thốn. Từ những năm 1990 đến nay nhờ các chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, đặc biệt là nghị quyết 07 của
tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các chương trình phát triển nông thôn bên
cạnh sự lãnh đạo của các cấp, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp
23
giữa các mặt trận đoàn thể với quần chúng nhân dân đã thúc đẩy kinh tế địa
phương lên tầm mới với diện mạo mới khang trang hơn. Sự phát triển đó
được bắt đầu từ chương trình 327, tại thời điểm người dân xã Thượng Nhật
biết đến loài cây cao su, loại cây trồng lâm nghiệp lâu năm mà ít người nông
dân nào nắm bắt được một số ít thông tin, kiến thức về cao su nhưng đến nay
đời sống của họ đã đổi thay đến không ngờ. [5]
4.1.2.2. Thực trạng của chương trình cao su tiểu điền tại xã Thượng Nhật:
Bảng 5: Diện tích cao su đã khai thác tính theo năm trồng
ĐVT: ha
Năm
Cao su đã trồng Cao su đã chăm sóc Cao su đã khai thác
tính theo năm trồng
Diện tích Số hộ Diện tích Số hộ Diện tích Số hộ
1993 9,86 16 8,56 15 9,86 16

1995 0,2 1 0,2 1 0,2 1
1996 4,67 17 4,67 17 4,67 17
2001 29,04 50 28,73 49 29,04 50
2003 22,41 34 21,94 33 22,41 34
2004 42,19 53 36,64 45 42,19 53
2005 36,61 59 35,13 57 0,18 1
2006 64,44 73 54,27 61 0 0
2007 29,89 42 25,84 35 0 0
2008 68,97 67 61,09 56 0 0
2009 4,77 6 4,77 6 0 0
2010 22,07 - - - 0 0
Tổng 335,12 290 281,84 263 108,55 95
Nguồn:Báo cáo điều tra cao su của huyện năm 2010
Chương trình cao su tiểu điền được bắt đầu vào năm 1993 theo chương
trình 327, với mục tiêu là phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp phát triển kinh
tế nông – lâm nghiệp cho các xã vùng cao khó khăn trong đời sống kinh tế xã
hội. Theo kế hoạch đề ra, ban đầu chương trình thực hiện trồng khoảng 50
(ha) tại 3 xã Hương Hòa khoảng 30 (ha), Hương Phú khoảng 5 (ha), Thượng
Nhật khoảng 15 (ha). Vùng đất mà chương trình lựa chọn để chia lô cho
24
người dân địa phương nằm phía Tây Bắc của xã Thượng Nhật với diện tích
mỗi lô là 0,5 – 1 (ha). Chương trình thực hiện đến năm 1997 thì bị gián đoạn
do thiếu hụt nguồn vốn, tại thời điểm đó người dân xã Thượng Nhật không
mấy tin tưởng về giá trị kinh tế của loài cây này cho nên diện tích cao su trên
toàn địa bàn xã theo chương trình chỉ khoảng 30 (ha), hiện nay chỉ còn
khoảng 14,37 ha do gãy đỗ và sâu bệnh hại, lúc đó chỉ có khoảng 34 hộ mạnh
dạn tham gia trồng cao su. Tuy nhiên cái khó khăn thì cũng chẳng thể nào dập
tắt hi vọng về tương lai của cây cao su luôn ‘đau đáu’ trong lòng người dân
nghèo vùng cao Thượng Nhật.
Hộp 1: Tâm lý người dân khi chương trình cao su tiểu điền mới bắt đầu

Bà Hồ Thị Dìn, cho biết: “Năm đó, bà được chia 1 ha đất trồng cao su nhưng
bà đã không dám trồng vì không biết đó là cây gì và đã cho người khác, bây
giờ người đó có tiền nhiều nhờ cây cao su rồi. Bây giờ bà cũng tiếc lắm.”
Nguồn: Phỏng vấn hộ bà Hồ Thị Dìn, thôn 3, xã Thượng Nhật, năm 2011
Sau khoảng thời gian từ 1998 – 2000 gián đoạn thì chương trình cao
su tiểu điền lại tiếp tục được xây dựng với cùng mục tiêu mà chương trình
ban đầu đã đề ra, lần này chương trình nhận được sự tiếp quản, hỗ trợ của dự
án đa dạng hóa nông nghiệp nông thôn. Trong giai đoạn này, xã Thượng
Nhật mở rộng diện tích thêm gần 30 (ha) cao su với mong muốn vươn lên
thoát nghèo, ổn định cuộc sống cho bản thân người và cho sự phát triển kinh
tế của toàn xã trong tương lai. Diện tích cao su ban đầu không nhiều nhưng
đến khi cây cao su thể hiện giá trị mà nó mang lại trong thời điểm hiện nay
thì diện tích cũng tăng lên tương ứng với tốc độ nhân rộng khoảng 20
ha/năm, tổng diện tích cao su của toàn xã vào năm 2010 là 335,12 ha đã cho
khai thác khoảng 32,1 %. Hiện nay diện tích cao su trồng nhiều nhất là năm
2008 và 2006, trong tổng diện tích cao su đã trồng có 84,1 % đã được chăm
sóc, hơn 32,8 % hộ đang trực tiếp hưởng lợi từ chương trình cao su tiểu
điền. Qua năm 2011, dự kiến sẽ có khoảng thêm 19,6 % hộ dân sẽ có thu
nhập từ cây cao su, góp phần nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện sinh
hoạt cho người dân.
25

×