Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi OLYMPIC Hà Nội Amsterdam năm 2011 Hóa học 10 Chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.5 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM

ĐỀ THI OLYMPIC HÀ NỘI - AMSTERDAM 2011
Môn thi: Hóa lớp 10 chuyên
Ngày thi: 25/3/2011
Thời gian làm bài: 150 phút.
(Đề thi gồm có 02 trang)
Câu 1 (1,0 điểm)
1/ Nguyên tố clo (Z = 17) có các số oxi hóa là -1, +1, +3, +5 và +7.
a) Với mỗi số oxi hóa của clo nêu trên hãy dẫn ra một chất để minh họa.
b) Hãy biểu diễn sự phân bố các electron hóa trị của clo ở trạng thái cơ bản và các trạng thái kích
thích, từ đó giải thích tại sao clo có các số oxi hóa đó.
2/ Sắp xếp theo chiều tăng dần năng lượng ion hoá thứ nhất của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl.
Giải thích.
Câu 2 (1,0 điểm)
1/ Nguyên tố Xenon Xe tạo được nhiều hợp chất trong đó có XeF2, XeF4 và XeO3
a) Vẽ cấu trúc Lewis của mỗi phân tử.
b) Biểu diễn dạng hình học của phân tử trong không gian và dự đoán góc liên kết trong phân tử các
chất trên.
c) Trong các phân tử trên, phân tử nào phân cực? không phân cực? Giải thích.
d) Giải thích vì sao các hợp chất này rất hoạt động.
2/ So sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của CO2 và SO2. Giải thích.
Câu 3 (1,0 điểm)
Cho các số liệu nhiệt động của một số phản ứng ở 298K
Số thứ tự phản ứng
(1)
(2)
(3)
(4)


Phương trình hóa học của phản ứng
2NH3 + 3N2O  4N2 + 3H2O

Ho298 (kJ)
 1011

N2O + 3H2  N2H4 + H2O
2NH3 + 0,5O2  N2H4 + H2O

 317

+ 0,5O2  H2O

 286

H2

 143

S0298 (N2H4) = 240 J/K.mol ; S0298 (H2O) = 66,6 J/K.mol
S0298 (N2) = 191 J/K.mol ; S0298 (O2) = 205 J/K.mol
a) Tính nhiệt tạo thành Ho298 của N2H4 , N2O và NH3.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy hidrazin bằng khí oxi. Tính Ho298 , Go298 và
hằng số cân bằng K của phản ứng này.
Câu 4 (1,0 điểm)
a) Cho 64,40 gam một hỗn hợp gồm NO2 và N2O4 vào một bình chân không có thể tích 15 lit ở
nhiệt độ cố định 300K. Tính áp suất trong bình khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng.
b) Áp suất trong bình sẽ bằng bao nhiêu nếu ta thêm vào bình 56,00 gam Argon
Cho biết:
H0s 298 kJ,mol1

NO2(k )
N2O4(k )

S0298 K 1.mol1

33,20

240,1

9,16

304,3

R  8,314 J.K 1.mol1 ;

Ar  40g.mol1

Điều kiện tiêu chuẩn: P0 = 1,0000.105Pa, T = 298K.
Câu 5 (1,0 điểm)
Xét phản ứng: CH3Br + KOH  CH3OH + KBr
(1)
Tốc độ ban đầu của phản ứng, các nồng độ ban đầu của CH3Br và KOH được cho ở bảng dưới đây,
tất cả các thí nghiệm đều tiến hành ở 25oC.


CoCH3Br (mol/l)
0,10
0,10
0,033


Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3

CoKOH (mol/l)
0,10
0,17
0,20

vo (mol/l/s)
2,80.10-6
4,76.10-6
1,85.10-6

a) Xác định bậc riêng phần, bậc toàn phần và hằng số tốc độ của phản ứng (1).
b) Trong thí nghiệm 1, cần thời gian là bao nhiêu để nồng độ KOH là 0,05 M.
Câu 6 (1,0 điểm)
Cho pin điện hóa sau ở nhiệt độ 298K:
a) Hãy cho biết: ý nghĩa của kí hiệu " " và vai trò của nó.
b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi pin hoạt động.
c) Tính suất điện động tiêu chuẩn của pin và biến thiên năng lượng tự do chuẩn Go của phản ứng.
Biết ECro / Cr  0,741V ; EBro (l ) / 2 Br  1,090V .
3



2

2


Câu 7 (1,0 điểm)
Trong nước axit hiđrazoic HN3 là một axit yếu, có hằng số phân li axit Ka bằng 2,8.10-5 ở 25 °C.
A là dung dịch axit hiđrazoic 0,050 M.
a) Tính pH của dung dịch A ở 25 °C.
b) Thêm 0,80 gam natri azit NaN3 vào 0,150 lit A, muối tan hoàn toàn thu được dung dịch B. Tính
pH của dung dịch B ở 25°C. Coi thể tích của dung dịch không đổi.
c) Thêm 0,075 lit dung dịch NaOH 0,100 M vào 0,150 lit A thu được dung dịch D. Tính nồng độ ion
OH- của dung dịch D ở 25 °C.
Câu 8 (1,0 điểm)
O2
Cl2
Cl2
 C+D
Cho sơ đồ chuyển hóa:
lưu huỳnh 
 A 
 B 
Fe ( III )
130o C
Biết:
Hợp chất A là chất lỏng màu vàng chứa 52,50% Cl và 47,50% S.
Hợp chất B là chất lỏng màu đỏ, dễ hút ẩm.
Hợp chất C là chất lỏng không màu chứa 59,6% Cl; 26,95% S và 13,45% O.
Hợp chất D có khối lượng mol phân tử tương đối là 134.96 g. mol–1. Hợp chất D có thể thu được bằng
phản ứng trực tiếp của C với O2.
Cho biết công thức phân tử và công thức cấu trúc ( hình vẽ công thức Lewis) các hợp chất từ A
đến D.
Câu 9 (1,0 điểm)
1/ Hoàn thành các phản ứng oxi hóa - khử sau, chỉ rõ sự oxi hoá, sự khử:
a) Cl2 + I2 + OH- →

b) NaClO + KI + H2O →
c) F2 + ……
→ OF2 + …..+…….
d) Na2SO3 +…….
→ Na2S2O3
2/ a) Hãy xếp các hợp chất sau theo thứ tự giảm dần tính axit: SiF4, SiI4, SiCl4, SiBr4. Giải thích.
b)Hãy giải thích tại sao flo không thể tạo ra các oxiaxit như clo?
Câu 10 (1,0 điểm)
Trong một thí nghiệm, Ernest Rutherford quan sát được rằng một mẫu 88Ra226 có khối lượng 192 mg
sau khi để 83 ngày thì sinh ra 6,83 mm3 khí He ở 273 K và 1 atm.
a) Hãy tính số mol He sinh ra trong thí nghiệm trên.
Số phân rã tạo ra bởi 1g Ra trong một giây là 4,6 ×1010 phân rã.
b) Hãy cho biết số phân rã quan sát được trong thí nghiệm của Rutherford.
c) 226Ra phân rã phát ra tia  và tạo thành 214Pb. Hãy tính số nguyên tử He được sinh ra trong thí
nghiệm của Rutherford.
d) Sử dụng các số liệu cho ở trên, hãy tính số Avogadro.
------------------------------------------------------Cho: N = 14, O = 16, Na = 23, Cl = 35,5; S = 32, Ar = 40



×