Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi OLYMPIC Hà Nội Amsterdam năm 2011 Hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.94 KB, 1 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM

ĐỀ THI OLYMPIC HÀ NỘI - AMSTERDAM 2011
Môn thi: Hóa học lớp 11
Ngày thi: 25/3/2011
Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1. (4,5 điểm)
1/ Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết ứng dụng của từng phản ứng?
a) PdCl2 + H2O + CO → …
b) Si + KOH + H2O → …
c) Zn3P2 + H2O → …
2/ So sánh và giải thích:
a) Nhiệt độ sôi của photphin (PH3) và amoniac.
b) Nhiệt độ sôi của silan (SiH4) và metan.
3/ Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các anion có trong dung dịch hỗn hợp gồm:
(NaNO3, Na2SO4, Na2SO3, Na2CO3, Na3PO4).
Câu 2. (4,5 điểm)
1/ Khi chiếu sáng hỗn hợp gồm metan và clo, người ta thấy ngoài các dẫn xuất clo của metan còn thu
được etan. Hãy giải thích.
2/ Từ CH4, NaCl, nước, các chất xúc tác và các điều kiện cần thiết có đủ, hãy viết các phương trình
hóa học điều chế:
a) Policloropren
b) Poli(butadien stiren)
3/ ''Trong các hóa chất hữu cơ do con người sản xuất ra thì etilen đứng hàng đầu về sản lượng'', hãy
nêu lí do làm cho etilen chiếm được thứ hạng cao như vậy và dùng những phản ứng hóa học để minh
họa cho ý kiến của mình.
Câu 3. (3,0 điểm)
1/ Hỗn hợp khí X gồm ankan B và H2 có tỷ lệ thể tích tương ứng là 4:1. Đốt cháy hoàn toàn 12,2 gam
hỗn hợp X thu được 23,4 gam nước. Tìm công thức phân tử của B.
2/ Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm B, C2H4 và H2 thu được 18 gam nước.


a) Hỗn hợp khí Y nặng hay nhẹ hơn khí metan.
b) Dẫn hỗn hợp khí Y đi qua xúc tác Ni đun nóng, sau phản ứng thu được 8,96 lít hỗn hợp khí Z ở
điều kiện tiêu chuẩn. Z không làm mất màu dung dịch nước brom. Xác định thành phần % về thể tích
khí C2H4 trong Y.
Câu 4. (4,0 điểm).
Hỗn hợp A gồm 3 oxit FeO, Fe3O4 và Fe2O3 với số mol bằng nhau. Dẫn chậm khí CO qua ống
sứ đựng m1 gam A nung nóng, CO phản ứng hết. Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 thu được hấp thụ hết vào
bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2, có m2 gam kết tủa trắng tách ra. Chất rắn còn lại trong ống sứ
sau phản ứng có khối lượng là 19,2 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Cho chất rắn này tác dụng hết
với dung dịch HNO3, thu được 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất.
1/ Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2/ Tính m1, m2 và số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
Câu 5. (4,0 điểm)
1/ Trong phòng thí nghiệm có sẵn dung dịch NH3 0,1M. Cần bao nhiêu ml dung dịch NH3 trên và bao
nhiêu ml nước cất để pha chế được 0,5 lít dung dịch NH3 có pH=11. Coi thể tích dung dịch không đổi
khi pha trộn. NH3 có Kb = 1,8.10-5.
2/ Một học sinh lấy 100 ml benzen (D=0,879 g/ml ở 200C), brom lỏng (D=3,1 g/ml, 200C) và bột sắt
để điều chế brombenzen.
a) Tính thể tích brom cần dùng.
b) Để hấp thụ toàn bộ khí sinh ra cần dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH.
c) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy brombenzen ra khỏi hỗn hợp phản ứng. Biết: brombenzen là chất
lỏng, sôi ở 1560C, D=1,495 g/ml ở 200C, tan trong benzen, không tan trong nước và không phản ứng
với dung dịch kiềm.
d) Sau khi tinh chế, thu được 80ml brombenzen (ở 200C). Tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzen.
------------------------------------------------------Cho NTK: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na =23, Fe = 56, Br = 80, Ba =137.



×