Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chính sách ngăn chặn của Truman

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.63 KB, 2 trang )

Chính sách ngăn ngặn của Harry S. Truman
I.

Tại sao lại có tiêu đề trên( chính sách ngăn chặn)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện thế giới chuyển sang một bước ngoặt lớn. Mỹ

trở thành đế quốc đầu sở thế giới, lớn mạnh về quân sự, kinh tế cũng như uy tín chính trị. Từ đó,
Truman cho rằng, nước Mỹ phải lãnh đạo thế giới. Song, sau chiến tranh thì Liên Xô cũng trở
thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Âu, là trung tâm của phong trào cộng sản quốc tế, là lực
lượng chủ yếu chống lại âm mưu bá chủ của Mỹ. Trước tình hình đó, Mỹ - cường quốc mạnh
nhất trong thế giới tư bản, dựa vào thực lực kinh tế hùng hậu, sự độc quyền hạt nhân đã cùng với
các nước liên minh phương Tây phát động chiến tranh lạnh và thực hành chiến lược toàn cầu”
ngăn chặn” chống chủ nghĩa cộng sản, chống Liên Xô và cách mạng thế giới.
Dựa trên kiến nghị của nhà ngoại giao Kennan, đại biện lâm thời của Mỹ ở Matsxcova trong
1 bức điện tín số 51 ngày 22/12/1946 cho chính phủ Mỹ dài 8000 chữ và 1 bài báo mang tên “
Nguồn gốc hành động của Liên Xô” đăng trên tạp chí” các vấn đề đối ngoại” ( 7/1947). Trong
bức điện và bài báo trên, Kennan cho rằng, đối vs Liên Xô, điều cốt lõi là “ phải có 1 chính sách
dài hạn, liên nhẫn nhưng cương quyết ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô”, nhằm làm cho
Liên Xô yếu dần, rốt cuộc bị tan rã. Ngày 12/3/1947, trong Thông điệp liên bang, Truman vu
khống Liên Xô xâm lược, áp đặt chính thể cực quyền đối với các nước tự do và tuyên bố chính
sách của Mỹ là” buộc Liên Xô lùi bước, sẽ làm tan rã nhà nước Liên Xô, xóa bỏ chủ nghĩa cộng
sản bất cứ ở đâu trên thế giới”.
II.

Chính sách được thực hiện như thế nào

Chính quyền Mỹ đã sử dụng các công cụ kinh tế, chính trị và quân sự,” cây gậy và của cà rốt” để
triển khai thực hiện chiến lược trong đó dùng quân sự là chủ yếu để bao vây, phong tỏa, ngăn
chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, chủ yếu chĩa mũi nhọn và Liên Xô.
Về kinh tế: Mỹ đã đưa ra kế hoạch Marshall, còn được gọi là chương trình phục hưng châu Âu.
Ngay trong thông điệp ngày 12/3/1947, Truman đã yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua ngân khoản


400 triệu USD viện trợ quân sự và kinh tế cho các chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Hi Lạp đang có
nguy cơ bị phong trào nhân dân đánh đổ. Mỹ coi châu Âu là địa bàn chiến lược quan trọng nhất
không thể để rơi và tay cộng sản, đã đưa ra kế hoạch viện trợ đại quy mô cho các nước Tây Âu.
Thông qua công cụ viện trợ với 12 tỉ USD tín dụng và trợ cấp nhằm khống chế không những về
kinh tế mà còn về chính trị và quân sự với các quốc gia này. Trong vòng chưa đầy một năm,
hàng loạt quốc gia đã tiếp nhận viện trợ của Mỹ: Anh, Pháp, Đức, Áo….
Về quân sự: Mỹ thành lập các liên minh quân sự bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa. Nội dung cơ bản là dựa trên cơ sở độc quyền về vũ khí nguyên tử, đe dọa, ngăn chặn, đẩy
lùi Liên Xô và các dân tộc đứng lên tự giải phóng. Một loạt các tổ chức quân sự ra đời như: Tổ
1


chức Hiệp ước tương trợ liên Mỹ ( RIO), Tổ chức Hiệp ước Bắc đại tây dương( NATO), Tổ
chức Hiệp ước an ninh Thái Bình Dương ( ANZUS). Trong đó, Mỹ sử dụng NATO làm công cụ
kiếm soát các nước Tây Âu, bao vây và ngăn chặn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu.
Mỹ còn sử dụng các đồng minh và chư hầu tham gia các liên minh đa phương và song
phương do họ đóng vai trò chủ chốt, thực hiện liên minh tay đôi với nhiều nước với danh nghĩa
thực hiện các cam kết đồng minh và chiến lược ngăn chặn. Từ giữa năm 1959, Mỹ đã ồ ạt đưa
quân của họ và 16 nước khác là thành viên của liên hiệp quốc tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ
trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, Washington còn thi hành chính sách tìm kiếm, liên kết với các thế lực sô – vanh
hiếu chiến nhằm chống phá phong trào cách mạnh, uy hiếp hòa bình trên thế giới, nổi bật nhất là
việc thành lập nhà nước Ixraen để chống phá phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Cận Đông.
III.

Đánh giá và kết luận:

Chiến lược đánh dấu sự chuyển hướng bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ thời
G.Washington, khi hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới ra đời chủ trương” không can dự” vào các vấn

đề quốc tế. Chiến lược đã đưa nước Mỹ lao nhanh trên con đường chạy đua vũ trang, đặt nền
tảng cho chiến lược ngăn chặn Liên Xô, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, đặt cơ sở cho việc hình
thành các cơ cấu tổ chức và các công cụ chủ yếu để tiến hành cuộc chiến tranh lạnh trong hơn
bốn thập kỉ.

2



×