Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.29 KB, 16 trang )

Mục lục
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG....................................1
CỦA SINH VIÊN VỀ NHÀ TRỌ...............................................................................1
1.1. Các khái niệm cơ bản......................................................................................................1
1.1.1. Nhà trọ ....................................................................................................................1

1.1.1.1. Khái niệm........................................................................................1
1.1.1.2. Ý nghĩa của nhà trọ đối với sinh viên.............................................1
1.1.2. Khái niệm sv.............................................................................................................1
1.1.3. Mức độ hài lòng của sv về nhà trọ...........................................................................1

1.1.3.1 Khái niệm.........................................................................................1
1.1.3.3. Lợi ích nghiên cứu mức độ hài lòng của sv về nhà trọ...................2
1.1.3.4. Mô hình chỉ số hài lòng của sinh viên về nhà trọ...........................2
(Nguồn: Đề tài: “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam – chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Hoàng Xuân Bích Loan, luận văn thạc sỹ kinh tế, năm 2008”).
............................................................................................................................................................2
(Nguồn: Đề tài: “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam – chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Hoàng Xuân Bích Loan, luận văn thạc sỹ kinh tế, năm 2008”).
............................................................................................................................................................3
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv về nhà trọ hiện nay.......................3
1.2.1. Chi phí thuê trọ........................................................................................................3
1.2.2. Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD..........................................................3
1.2.3. Điều kiện về vệ sinh, chỗ nấu ăn, chỗ phơi quần áo................................................3
1.2.4. Điều kiện về an ninh.................................................................................................3
1.2.5. Điều kiện về môi trường giải trí ..............................................................................3
1.2.6 Điều kiện về học hành ( như tiếng ồn, không khí )....................................................3

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI
LÒNG CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ
HIỆN NAY...................................................................................................................4


2.1. Thực trạng nhà trọ hiện nay của sv trường Đại học Kinh tế Quốc dân............................4


2.1.1 Phân bố địa điểm thuê trọ và khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD............4
Phần lớn sv trường ĐHKTQD thuê trọ tập trung trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng và
quận Hoàng Mai. Trong đó tập trung nhiều nhất là tại quận Hai Bà Trưng với 52,9% số người được
hỏi thuê trọ tai quận Hai Bà Trưng và 22,9% thuê trọ tại quận Hoàng Mai, các quận khác chỉ chiếm
10,2%..................................................................................................................................................4
2.1.2. Mối quan hệ giá nhà trọ, diện tích nhà trọ và số người cùng ở trong nhà trọ.........4
2.1.3. Mối quan hệ giữa số lần chuyển trọ với giá thuê trọ, môi trường sống, tình hình an
ninh trật tự và ý thức tự học của sv................................................................................................6
2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv trường Đại học Kinh tế
Quốc dân về nhà trọ hiện nay.............................................................................................................7
2.2.1.Chi phí thuê trọ ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài lòng của sv trường Đại
học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay......................................................................................9
2.2.2. Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD ảnh hưởng như thế nào đến mức độ
hài lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay.........................................10
2.2.3. Điều kiện vệ sinh, nấu ăn ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài lòng của sv
trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay.................................................................10
2.2.4. Chất lượng môi trường sống xung quanh ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài
lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay...............................................10
2.2.5. Mối quan hệ của bạn với chủ nhà trọ ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài
lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay...............................................10
2.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu............................................................................10

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG
CƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
DÂN VỀ NHÀ TRỌ HIỆN NAY..............................................................................12

3.1. Mục tiêu về nhà trọ cho sv trường ĐHKTQD trong giai đoạn tới...............................................12

3.2. Giải pháp để tăng mức độ hài lòng của sv về nhà trọ ..................................................12


1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA SINH VIÊN VỀ NHÀ TRỌ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Nhà trọ
1.1.1.1. Khái niệm
“Nhà trọ hay quán trọ là những ngôi nhà ở hay là cơ sở, công trình kiến trúc
được xây dựng hoặc sử dụng để cung cấp cho du khách có thể tìm kiếm chỗ ở, ngủ lại
qua đêm và có thể được cung cấp thức ăn uống và phải trả cho người chủ trọ một
khoản phí là tiền thuê trọ”1. Nhà trọ thường nằm ở mặt tiền các đường phố nhưng cũng
có thể nằm trong các hẻm phố.
1.1.1.2. Ý nghĩa của nhà trọ đối với sinh viên
Nhà trọ là nơi mà sinh viên thuê dùng để làm nơi ở, nơi sinh hoạt trong thời
gian học tập trên ghế giảng đường. Nhà trọ vừa là nơi ở, vừa là nơi mà sinh viên nghỉ
ngơi.
1.1.2. Khái niệm sv
“Sv là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp.
Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc
sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá
trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua
bậc tiểu học và trung học.”2
1.1.3. Mức độ hài lòng của sv về nhà trọ
1.1.3.1 Khái niệm
Hài lòng là sự cảm thấy hợp lý vì đã đáp ứng đầy đủ đòi hỏi đã đặt ra 3
Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn - hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác
của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản

phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của anh ta. Mức độ hài lòng phụ thuộc vào sự khác
biệt kết quả nhận được và kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì anh ta
không hài lòng, nếu kết quả thực tế tương xứng với kỳ vọng thì anh ta sẽ hài lòng, nếu
kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì anh ta rất hài lòng
1.1.3.2 Phân loại sự hài lòng của sinh viên
Hài lòng tích cực
Hài lòng ổn định
1

/> />3
/>2


2
Hài lòng thụ động
1.1.3.3. Lợi ích nghiên cứu mức độ hài lòng của sv về nhà trọ
Đối với sv: Giúp sv tìm được những nhà trọ ưng ý hơn, phục vụ tốt cho học
hành, giải trí. Nhà trọ ưng ý được thể hiện ở mức giá thuê nhà, giá điện, giá nước phù
hợp với điều kiện mỗi gia đình, tình hình an ninh xung quanh khu trọ đảm bảo, môi
trường giải trí thuận tiện và mối quan hệ giữa bạn với chủ nhà trọ luôn tốt đẹp.
Đối với chủ nhà trọ: Giúp các chủ nhà trọ biết được tình hình thực tế khu trọ
mình như giá thuê nhà, giá điện, giá nước. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với sự gắn bó
lâu dài của sv ở khu trọ đó. Từ đó, các chủ nhà trọ có biện pháp điều chỉnh sao cho
hợp lý, từ đó mới có những sv gắn bó lâu dài với mình. Điều đó cũng tạo ra nguồn thu
ổn định cho họ.
Đối với nhà nước: Giúp nhà nước đưa ra chính sách quản lý giá thuê nhà, giá
điện, giá nước phù hợp với mức chung của toàn xã hội; tránh trường hợp để người dân
tự định giá, không có cơ quan quản lý. Đồng thời, nhà nước cũng nên tổ chức lực
lượng đảm bảo an ninh khu trọ; xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho sv. Vì đây là
nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng và bảo vệ đất nước

1.1.3.4. Mô hình chỉ số hài lòng của sinh viên về nhà trọ
Hình 1.1: Mô hình chỉ số hài lòng sinh viên của Mỹ

(Nguồn: Đề tài: “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam – chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Hoàng Xuân Bích Loan, luận văn thạc
sỹ kinh tế, năm 2008”).


3
Hình 1.2: Mô hình chỉ số hài lòng sinh viên của các quốc gia Châu Âu

(Nguồn: Đề tài: “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam – chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Hoàng Xuân Bích Loan, luận văn thạc
sỹ kinh tế, năm 2008”).
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv về nhà trọ hiện nay.
1.2.1. Chi phí thuê trọ
1.2.2. Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD
1.2.3. Điều kiện về vệ sinh, chỗ nấu ăn, chỗ phơi quần áo
1.2.4. Điều kiện về an ninh
1.2.5. Điều kiện về môi trường giải trí
1.2.6 Điều kiện về học hành ( như tiếng ồn, không khí )


4

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ HIỆN NAY
2.1. Thực trạng nhà trọ hiện nay của sv trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2.1.1 Phân bố địa điểm thuê trọ và khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD

Từ những số liệu thu thập được qua việc điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi đối
với sv trường ĐHKTQD và tiến hành phân tích các số liệu đã đưa ra một vài kết luận
Phần lớn sv trường ĐHKTQD thuê trọ tập trung trên địa bàn các quận Hai Bà
Trưng và quận Hoàng Mai. Trong đó tập trung nhiều nhất là tại quận Hai Bà Trưng
với 52,9% số người được hỏi thuê trọ tai quận Hai Bà Trưng và 22,9% thuê trọ tại
quận Hoàng Mai, các quận khác chỉ chiếm 10,2%
Bảng 2.1. Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD
Khoảng cách từ nhà
trọ đến trường

<1

1–3

3–5

>5

ĐHKTQD (km)
Tỷ lệ (%)
8,6
47,1
31,4
Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

12,9

Từ bảng số liệu trên ta thấy, khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD từ
1 – 3 km chiếm tỷ lệ cao nhất 47,1% số lựa chọn, tiếp sau đó là khoảng cách từ 3 – 5
km chiếm tỷ lệ 31,4% số lựa chọn, thấp nhất là khoảng cách nhỏ hơn 1 km. Khoảng

cách trung bình từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD là 2,87 km
2.1.2. Mối quan hệ giá nhà trọ, diện tích nhà trọ và số người cùng ở trong nhà trọ
Bảng 2.2. Giá thuê nhà trọ và diện tích nhà trọ của 70 quan sát
Giá cho thuê nhà trọ
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)

<1

1 - 1,5

1,5 - 2

>2

2,9

38,5

38,6

20

Diện tích nhà trọ (m2)
< 10
10 - 15
15 - 20
Tỷ lệ (%)
5,8
34,8

39,1
Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

> 20
20,3

Từ bảng số liệu phân tích cho thấy các nhà trọ mà các bạn sv trường Đại học
KTQD thuê có giá thuê từ 1-2 triệu là phổ biến nhất với 77,1% số lựa chon. Trong đó
phòng có giá từ 1-1,5 triệu chiếm 38,5% số lựa chọn và phòng có giá 1,5-2 triệu chiếm


5
38,6% số lựa chọn, phòng có giá trên 2 triệu cũng chiếm tỷ lệ khá cao tới 20% số lựa
chọn, các phòng có giá dưới 1 triệu chiếm tỷ lệ nhỏ vào khoảng 5,8% số lựa chọn, giá
thuê trọ bình quân là 1,67 triệu/phòng với độ lệch chuẩn là 0,04382.
Diện tích nhà trọ phổ biến ở khoảng từ 10-20m 2 với 73,9% số sv thuê nhà trọ
có diện tích trong khoảng này. Trong đó nhiều nhất là loại nhà có diện tích từ 15-20m 2
với 39,1% số sv được hỏi thuê nhà trọ có diện tích trong khoảng này, số sv thuê nhà
trọ có diện tích dưới 10m2 chiếm tỷ lệ khá thấp 5,8%. Diện tích nhà trọ trung bình theo
tính toán là 17,35m2 với độ lệch chuẩn là 0,4534
Mối quan hệ giữa diện tích nhà trọ với giá thuê nhà trọ và số người ở cùng
phòng trọ
Xây dựng hàm hồi quy: hàm hồi quy có dạng
Y = C + β1X + β2Z
Trong đó
Y: diện tích thuê nhà trọ (m2)
C: hệ số chặn của mô hình hồi quy
X: giá thuê trọ (triệu đồng)
Z: số người cùng ở trong nhà trọ
β1, :hệ số góc của biến X cho biết khi biến X tăng thêm một đơn vị thì biến Y

tăng thêm β1 đơn vị
β2: hệ số góc của biến Z cho biết khi biến Z tăng thêm 1 đơn vị thì biến Y tăng
thêm β2 đơn vị
Y = 4.140 + 5.727*X + 1.365*Z
Với mức ý nghĩa 5% ta thấy các hệ số prob đều nhỏ hơn 5% cho ta kết luận các
hệ số ước lượng β1, β2 đều có ý nghĩa thống kê
Ý nghĩa các hệ số ước lượng
C = 4,140 phù hợp với lý thuyết kinh tế vì ngay cả khi không có ai thuê trọ thì
diện tích nhà vẫn lớn hơn 0
β1, = 5,727 cho biết khi giá thuê nhà tăng thêm 1 triệu đồng thì diện tích nhà trọ
thuê được tăng thêm trung bình 5,727m 2 và ngược lại. Điều này phù hợp với thực tiễn
vì với các điều kiện khác không đổi khi tiền thuê trọ tăng thì sẽ thuê được nhà trọ rộng
rãi hơn
β2 = 1,365 cho biết khi có thêm một người cùng ở trong phòng thì diện tích nhà
trọ tăng thêm trung bình 1,365m2 và ngược lại . Điều này là phù hợp với cơ sở thực tế
vì khi có thêm người ở thì cần phải tăng thêm diện tích nhà trọ để đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt. Ta có thể thấy yếu tố giá có tác động rất lớn tới diện tích nhà trọ mà sv thuê


6
Hệ số R-square = 0,687337 cho biết các yếu tố giá thuê nhà trọ (X) và số người
cùng ở trong nhà trọ (Z) giải thích được 68,7337% sự biến động của biến diện tích nhà
trọ (Y)
Ta có thể kiểm tra sự hài lòng của hàm hồi quy trên.Với các số liệu về giá thuê
trọ trung bình và số người cùng ở trong nhà trọ trung bình ở bảng trên
Xtb=1,6793 (triệu đồng)
Ztb=2,6571 (người)
Thay vào hàm hồi quy
Y = 4.140 + 5.727*X + 1.365*Z
Ta được Y*=17,384 m2 xấp xỉ Ytb=17,3851m2

Việc xây dựng mô hình hồi quy giải thích sự biến động của diện tích nhà trọ
phụ thuộc vào giá thuê trọ và số người thuê trọ . Cho thấy tác động của từng yếu tố tới
diện tích của nhà trọ mà các sv muốn thuê
=> Từ đó ta có thể tìm hiểu được mức độ hài lòng về từng loại diện tích nhà trọ
mà các sv muốn thuê ứng với mức giá mà họ muốn trả và số người cùng ở trong nhà
trọ
2.1.3. Mối quan hệ giữa số lần chuyển trọ với giá thuê trọ, môi trường sống, tình
hình an ninh trật tự và ý thức tự học của sv
Mô hình hồi quy
M = C+a1+a2X+a3H+a4A+a5E
Trong đó:
M: Số lần chuyển nhà trọ trong một năm của sv
C: Hệ số chặn của mô hình
X: Giá thuê nhà trọ (triệu đồng)
H : Ý thức tự học của sv, để tiện cho phân tích ta đặt H là biến giả với
+ H = 1 : Ý thức học tốt
+ H = 0 : Ý thức học không tốt
A : Tình hình an ninh trật tự
+ A = 1 : An ninh trật tự tốt
+ A = 0 : An ninh trật tự không tốt
E : điều kiện môi trường sống
+ E = 1 : Điều kiện môi trường tốt
+ E = 0 : Điều kiên môi trường không tốt
M = 1.297 + 0.566*X - 0.544*H - 0.673*A - 0.922*E


7
Với mức ý nghĩa để bác bỏ các kết luận thống kê là 0,1. Ta thấy giá trị prob
của tất cả các hệ số ước lượng đều nhỏ hơn 0,1 cho ta kết luận là tất cả các hệ số ước
lượng hồi quy đều có ý nghĩa thống kê

Ý nghĩa các hệ số ước lượng
C=1,297 cho biết khi các yếu tố khác không có thì sv vẫn có nhu cầu chuyển
nhà trọ, điều này là phù hợp với thực tế vì có rất nhiều các nguyên nhân để sv chuyển
nhà trọ chứ không chỉ các yếu tố trên mới quyết định số lần chuyển nhà trọ của sv
a1=0,566 cho biết khi giá nhà trọ tăng 1 triệu đồng thì số lần các sv chuyển nhà
trọ tăng lên trung bình 0,566 lần và ngược lại, a 1 > 0 phù hợp với thực tế do khi giá nhà
tăng lên thì các sv có xu hướng chuyển tới nhà trọ có mức giá rẻ hơn . Điều này cũng
phù hợp với giá trị hệ số tương quan của M và X là giá trị dương biểu hiện mối quan
hệ đồng chiều
a2= - 0,544 cho biết khi ý thức tự học tốt H=1 thì số lần chuyển trọ giảm trung
bình 0,544 lần. Điều này phù hợp với giá trị hệ số tương quan của M và H là giá trị âm
biểu hiện mối quan hệ nghịch chiều
a3= - 0,673 cho biết khi tình hình an ninh trật tự tốt A=1 thì số lần chuyển trọ
giảm trung bình 0,673 lần.Mối quan hệ của biến M và a là mối quan hệ nghịch chiều
a4= - 0,922 cho biết khi chất luợng môi trường sống tốt E = 1 thì số lần chuyển
trọ trung bình giảm 0,922 lần. Số lần chuyển trọ cũng tỷ lệ nghịch với điều kiện môi
trường sống
2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv trường Đại học
Kinh tế Quốc dân về nhà trọ hiện nay.
Mẫu số liệu thu thập được 70 sv ĐHKTQD, chúng tôi phân tích các biến bằng
phần mềm SPSS 16 ta có được kết quả như sau


8
Bảng 2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv về nhà trọ
Mức độ

Rất hài
lòng


Hài

Bình

Không

lòng

thường

hài lòng

(3)
%
27,1
27,1
41,4
35,7
28,6

(4)
%
47,1
44,3
27,1
28,6
18,6

(1)


Nhân tố

(2)
%
%
1 . Chi phí thuê trọ
2,9
8,6
2. Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD
5,7
12,9
3 . Điều kiện khu vệ sinh và chỗ nấu ăn
5,7
22,9
4. Chất lượng môi trường sống xung quanh
4,3
25,7
5. Mối quan hệ của bạn với chủ nhà trọ
14,3
30,0
Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

Rất không
hài lòng
(5)
%
14,3
10,0
2,9
5,7

8,6

Từ bảng trên ta thấy, mức độ rất hài lòng và hài lòng thì mối quan hệ với chủ
nhà trọ chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 14,3% và 30,0% số lựa chọn; mức không hài
lòng và rất không hài lòng về chi phí thuê trọ chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,1% và 14,3%
số lựa chọn. Điều này cho thấy rằng, chi phí thuê trọ (bao gồm tiền thuê trọ, tiền điện,
nước, internet,…) sv phải trả hàng tháng cao, không phù hợp với thu nhập hàng tháng
của sv
Bảng 2.4. Điểm trung bình về mức độ hài lòng của sv qua các yếu tố
Yếu tố

Quan sát
Chi phí thuê trọ
70
Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD
70
Điều kiện khu vệ sinh và chỗ nấu ăn
70
Chất lượng môi trường sống xung quanh
70
Mối quan hệ của bạn với chủ nhà trọ
70
Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

Điểm trung bình
3,61
3,4
2,99
3,06
2,77


Điểm trung bình về mức độ hài lòng qua các yếu tố cho biết mức độ hài lòng
của sv. Điểm trung bình dao động từ 1 – 5, điểm trung bình càng lớn thì mức hài lòng
càng thấp, điểm trung bình càng nhỏ thì mức hài lòng càng lớn.
Quan sát bảng trên ta thấy, sv hài lòng nhất về mối quan hệ của họ với chủ nhà
trọ, tiếp đó là điều kiện về khu vệ sinh và nấu ăn; không hài lòng nhất vẫn là chi phí
thuê trọ, sau đó là không hài lòng về khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD và
chất lượng môi trường sống xung quanh. Đó là kết quả khảo sát trên 70 quan sát tại
trường ĐHKTQD. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích từng nhân tố để hiểu rõ hơn
về mức độ hài lòng của sv về nhà trọ hiện nay.


9
2.2.1.Chi phí thuê trọ ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài lòng của sv trường
Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay
Về giá thuê nhà: giá thuê nhà trọ được đưa ra không theo quy định gì, không
có các cấp, các ngành quản lý; những chủ nhà trọ thường dựa vào vị trí địa lý như có
gần trường hay không, đi đến trường mất bao nhiêu phút,…từ đó họ tự đưa ra mức giá
mà theo họ là xứng đáng. Họ thường có câu nói : “Nếu không ở thì có người khác ở,
thiếu gì người,…”, sv vì nhu cầu học tập, muốn tìm chỗ ở gần trường do vậy sv phải
chịu những mức giá thuê nhà cao.
Nếu so sánh với sv ở trong ký túc xá ĐHKTQD thì ta thấy được chi phí thuê trọ
ngoài của sv là cao. Đối với sv ở trong ký túc xá thì tiền thuê trọ trung bình hết
200.000 đồng/tháng/người (với những sv bình thường), đối với sv thuộc diện ưu tiên
(con thương binh hay thuộc hộ nghèo,…) thì tiền thuê trọ trung bình hết 160.000
đồng/tháng/người (đã được trợ giá từ nhà trường là 20% so với tiền thuê trọ trung bình
chung). Trong khi đó, đối với sv thuê trọ ngoài tiền thuê trọ trung bình là 1,67 triệu
đồng/tháng/phòng, tính ra mỗi người chi trung bình từ 700.000 đồng – 900.000
đồng/tháng cho việc thuê trọ; cao hơn gấp từ 3 – 5 lần so với sv ở trong ký túc xá
Về giá điện: Giá điện này do các chủ nhà trọ tự quy định, không tuân theo một

quy định nào của nhà nước. Họ cho rằng giá điện sv đang dùng là giá điện dùng cho
sản xuất, đồng thời do hóa đơn tiền điện tính lũy tiến, ….Thực chất, các chủ nhà trọ
đang cố tình làm sai hoặc hiểu sai bản chất của vấn đề, mục đích để kiếm được ít lợi
nhuận từ tiền điện này. Theo hướng dẫn thực hiện giá bán điện (Ban hành kèm theo
Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Bộ Công Thương) có
quy đinh rõ: sinh viên là đối tượng được áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc
thang
So với sv ở trong ký túc xá ĐHKTQD: đối với sv ở trong ký túc xá, giá điện là
1.000 đồng/kwh, mỗi sv được nhà trường hỗ trợ 10 kwh đầu tiên. Trong khi đó, đối
với sv thuê trọ ngoài giá điện phải trả trung bình từ 3.000 đồng/kwh – 5.000
đồng/kwh; cao hơn gấp từ 3 – 5 lần so với sv ở trong ký túc xá.
Về giá nước: Giá nước cũng do chủ nhà tự quy định, không tuân theo một quy
định nào của nhà nước. Số tiền nước sv thuê trọ ngoài phải trả dao động từ 10 nghìn
đồng – 15 nghìn đồng/m3. Trong khi đó, đối với sv ở trong ký túc xá ĐHKTQD thì giá
nước là 4.000 đồng/m3 và được nhà trường hỗ trợ 4 m 3 đầu. Sv thuê trọ ngoài đang
phải trả tiền nước hàng tháng cao hơn gấp từ 2 – 4 lần so với sv ở trong ký túc xá.
Qua đó, ta thấy chi phí thuê trọ của sv ĐHKTQD thuê trọ ngoài phải trả hàng
tháng là cao, số tiền những sv này phải trả cao hơn mức trung bình chung, nó chiếm


10
phần lớn trong thu nhập của sv (nguồn trợ cấp từ bố mẹ). Điều đó làm mức độ hài lòng
về chi phí thuê trọ của sv ĐHKTQD là thấp và ở mức độ là không hài lòng.
2.2.2. Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD ảnh hưởng như thế nào đến
mức độ hài lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay
Khoảng cách trung bình từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD ảnh hưởng trực tiếp
đến việc học hành, sinh hoạt của sv. Mức độ không hài lòng rất cao, điều này thể hiện
rằng: sv ĐHKTQD đang phải thuê trọ xa trường, cung nhà trọ gần trường không đáp
ứng được hết nhu cầu thuê trọ của sv. Thuê trọ xa làm tăng chi phí đi lại như tiền xăng,
tiền vé xe buýt,…và mất nhiều thời gian để đến trường hơn. Đồng thời thuê trọ xa,

điều kiện về giải trí không tốt như thuê trọ gần trường (như khu vui chơi ở trong ký túc
xá, công viên Thống Nhất,…). Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến mức độ hài lòng
của sv trường ĐHKTQD về nhà trọ.
2.2.3. Điều kiện vệ sinh, nấu ăn ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài lòng của
sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay
Khu vệ sinh và chỗ nấu ăn là hai nơi rất cần thiết với sv khi ở trọ. Theo xu
hướng hiện nay, nhu cầu về nhà trọ có vệ sinh khép kín và có chỗ nấu ăn là rất cao.
Bởi khi có nhà vệ sinh khép kín rất tiện cho sinh hoạt, không ai phải chờ ai khi vào
những giờ “cao điểm” – lúc đó ai cũng muốn sử dụng. Đồng thời, nâng cao ý thức giữ
gìn vệ sinh, tự bảo quản tránh trường hợp hỏng trang thiết bị trong nhà vệ sinh.
Chỗ nấu ăn được hiểu là có không gian riêng để nấu, tách biệt với chỗ ngủ.
Đây là điều kiện cần thiết đối với cuộc sống của sv, nhất là đối với các bạn nữ - những
người hay đi chợ để nấu ăn.
2.2.4. Chất lượng môi trường sống xung quanh ảnh hưởng như thế nào đến mức
độ hài lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay
Chất lượng môi trường sống xung quanh thể hiện ở điều kiện giải trí (các khu
công viên, các sân bóng, …), ở điều kiện ăn uống ( các chợ, siêu thị, quán ăn, cửa
hàng tạp hóa)
Nhìn chung thì chất lượng môi trường sống tại nơi mà sv thuê được đánh giá là
ở mức trung bình, cho thấy chất lượng môi trường sống ảnh hưởng khá tới mức độ hài
lòng của sv.
2.2.5. Mối quan hệ của bạn với chủ nhà trọ ảnh hưởng như thế nào đến mức độ
hài lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay
Ta thấy, mối quan hệ giữa chủ nhà trọ và sv tốt. Điều này sẽ làm cho sv an tâm,
có không khí gia đình, bao bọc, ấm cúng như ở nhà.
2.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


11
Giả thuyết 1: Chi phí thuê trọ càng cao thì mức độ hài lòng của sv càng thấp.

Giả thuyết này đúng.
Giả thuyết 2: Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD càng xa thì mức độ
hài lòng của sv về nhà trọ càng thấp. Giả thuyết này đúng.
Giả thuyết 3: Điều kiện khu vệ sinh, chỗ nấu ăn tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng
của sv về nhà trọ. Giả thuyết này đúng.
Giả thuyết 4: Chất lượng môi trường sống xung quanh tỷ lệ thuận với mức độ
hài lòng của sv về nhà trọ. Giả thuyết này đúng.
Từ ý nghĩa của hệ số ước lượng, ta có a4= - 0,922 cho biết khi chất luợng môi
trường sống tốt E = 1 thì số lần chuyển trọ trung bình giảm 0,922 lần. Số lần chuyển
trọ cũng tỷ lệ nghịch với điều kiện môi trường sống.
Từ kết quả thống kê, lượng ý kiến đánh giá môi trường sống đang ở là không
hài lòng chiếm khá cao (chiếm 28,6% ý kiến được hỏi).
Giả thuyết 5: Mối quan hệ của sv với chủ nhà trọ tỷ lệ thuận với mức độ hài
lòng của sv về nhà trọ. Giả thuyết này đúng.
Từ kết quả thống kê, tỷ lệ hài lòng về mối quan hệ với chủ nhà tro với sv chiếm
tỷ lệ lớn nhất (30,0% số lựa chọn


12

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM TĂNG CƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ
HIỆN NAY
3.1. Mục tiêu về nhà trọ cho sv trường ĐHKTQD trong giai đoạn tới
Đáp ứng nhu cầu về nhà trọ cho sv ĐHKTQD, đồng thời đảm bảo chất lượng
nhà trọ ngày càng được cải thiện, giá thuê được quản lý chặt chẽ. Bố trí lực lượng
kiểm tra, giám sát các khu trọ ở các quận như quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai –
nơi tập trung đông các sv ĐHKTQD thuê trọ
Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhà trọ cho sv ĐHKTQD. Việc đầu từ xây

dựng nhà trọ sv phải gắn với quy hoạt phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, đảm bảo
đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt, văn
hóa, thể dục – thể thao, nhằm tạo môi trường sống văn hóa và lành mạnh; phù hợp với
quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
Việc đầu tư xây dựng nhà trọ sv phải căn cứ vào nhu cầu thực tế, phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình đặc điểm của TP Hà Nội và trường
ĐHKTQD; được tổ chức quản lý đầu tư xây dựng quy định, đảm bảo chất lượng công
trình xây dựng, quản lý sử dụng có hiệu quả, thực hiện công khai, minh bạch, tránh
thất thoát, lãng phí.
Theo Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số
65/2009/QĐ-TTg của Thủ trướng Chính phủ thì đến năm 2015 phấn đấu giải quyết
cho khoảng 60% số học sinh, sinh viên có nhu cầu được thuê chỗ ở tại các dự án nhà ở
sinh viên trên địa bàn cả nước. Đây là Chương trình đảm bảo an sinh xã hội rất lớn của
Đảng và Nhà nước cần được tiếp tục triển khai đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ
hoặc ngân sách nhà nước.
3.2. Giải pháp để tăng mức độ hài lòng của sv về nhà trọ
* Về phía nhà nước:
- Có chính sách quản lý giá thuê nhà, giá điện, giá nước hợp lý, theo một quy
định chung, phù hợp với từng quận. Các quận phối hợp với nhà cung cấp điện, nước
kiểm soát chặt chẽ đối tượng sử dụng điện, nước để từ đó công khai mức giá áp dụng
với từng đối tượng nhất là sv. Chủ tịch quận, phường tăng cường công tác chỉ đạo,


13
giám sát, quản lý giá thuê nhà trên địa bàn mình; có những chế tài xử phạt thật nặng
nếu chủ khu trọ thu tiền thuê nhà quá cao hoặc tăng giá bất hợp lý.
- Theo quyết định số 76/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, ngày 06
tháng 05 năm 2004 phê duyệt định hướng phát triển nhà đến năm 2020, có thể hiện
rõ giải pháp phát triến nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp
- Tổ chức công tác điều tra, đánh giá và xác định cụ thể nhu cầu về nhà ở của
người lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, nhu cầu nhà ở của sinh
viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn để có cơ sở
bố trí quy hoạch, kế hoạch xây dựng nhà ở phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương.
- Chú trọng việc quy hoạch xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu phát triển khu
công nghiệp; huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, sử dụng lao động kết hợp
với phần đóng góp của người lao động để đầu tư xây dựng nhà ở.
- Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp,
sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuê.
- Có chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở cho sv ĐHKTQD
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP vào tháng 4/2009 về “Một số cơ chế,
chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sv các cơ sở đào tạo và
nhà ơ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, người thu nhập thấp tại
khu vực đô thị”.
- Xây dựng các tiêu chí về tiêu chuẩn của nhà trọ cho sv ĐHKTQD
* Về phía nhà đầu tư
Chúng tôi đề xuất giải pháp xây dựng nhà trọ tập thể cho sv trên phương diện là
nhóm nghiên và với các chính sách hỗ trợ của nhà nước (về quỹ đất và vốn vay). Hiện
nay, do quỹ đất hạn hẹp nên chúng tôi chỉ đề xuất mô hình với diện tích là 5000m 2 đáp
ứng được 2000 chỗ ở cho SV gồm 2 block nhà với chiều cao 15 tầng: Trong đó có các
công trình phục vụ như sân đá bóng mini, bóng chuyền, hồ bơi, thư viện, siêu thị mini,
trạm y tế, các câu lạc bộ… các loại hình này không chỉ phục vụ cho sv mà còn có thể
kết nối cộng đồng bằng cách cho thuê một số loại hình dịch vụ.
* Về phía các chủ nhà trọ
Nên tu bổ, cải thiện nhà trọ mình, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, có không gian
vui chơi giải trí cho sv. Đồng thời, họ luôn phải tạo ra không gian tự do và đảm bảo



14
tình hình an ninh khu trọ mình. Các chủ khu trọ phải thực hiện đúng việc khai báo tạm
trú, tạm vắng cho sinh, từ đó nâng cao quyền lợi cho sv khi bị mất cắp đồ đạc, ...
* Về phía các bạn sv ĐHKTQD
Vào các dịp bắt đầu của năm học mới, các bạn sv khóa trước nên tổ chức đội
thanh niên tình nguyện cùng nhau đi đến các khu dân cư cho sv thuê nhà để tìm kiếm
đồng thời vận động các hộ dân cho sv thuê nhà. Từ đó giúp đỡ được các bạn sv đang
có nhu cầu tìm kiếm nhà trọ và thuê với giá phải chăng. Đặc biệt, là các anh chị khóa
trước – những người đã có kinh nghiệm để tìm được chỗ trọ tốt nhất nên chia sẻ cho
các sv mới nhập trường trong các buổi giao lưu như trong đội tình nguyện trường hay
đội đồng hương,... như đội đồng hương Nghệ An – Hà Tĩnh, đội đồng hương Quảng
Ninh, …



×