Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.44 KB, 5 trang )

Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại
song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở
khắp mọi nơi trên hành tinh xanh. Môi trường sinh sống, hoạt động và phát triển của con người vẫn đang ngày
ngày bị tàn phá mặc dù cộng đồng quốc tế vẫn đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường. Do đó, trong vài năm gần
đây, thuật ngữ “an ninh sinh thái” đã xuất hiện và trở thành một trong những mục tiêu chiến lược phát triển của
nhiều quốc gia. Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế thế giới như thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh
tế thần kỳ của nhiều nước. Song sự lợi dụng tự nhiên của con người cũng ngày càng phá hoại môi trường nghiêm
trọng hơn. Một loạt các vấn đề an ninh sinh thái, môi trường và tài nguyên mang tính toàn cầu và khu vực như sự
thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu, tầng ozone bị phá hỏng, tài nguyên nước bị thiếu nghiêm trọng và khủng
hoảng năng lượng đe doạ đến sự phát triển bền vững của con người. Ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề
toàn cầu và buộc mọi quốc gia phải liên kết với nhau để cùng tìm phương thức giải quyết. Hơn thế, vấn nạn sinh
thái này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và đời sống chính trị quốc tế.
Bài tiểu luận sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ về vấn đề ô nhiễm môi trường với tư cách là một vấn đề toàn
cầu. Nguyên nhân nào làm môi trường sinh thái bị ô nhiễm và tàn phá. Thực trạng của vấn đề ra sao trên phạm vi
toàn cầu. Tác động của vấn đề đến quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế là tích cực hay tiêu cực. Cuối cùng, giải
pháp nào là hiệu quả cho vấn đề sinh thái toàn cầu này. Câu trả lời sẽ có trong nội dung chi tiết của bài tiểu luận.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I.
Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên những biến đổi nghiêm trọng về chất
lượng của các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí…vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh
thể( dẫn đến biến dạng hoặc chết hàng loạt) và con người( ốm đau, bệnh tật,suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả chết
người )
Ngưỡng chịu đựng tự nhiên của các loài sinh vật khác nhau không giống nhau. Đối với con người, ngưỡng
chịu đựng được xác định bằng những tiêu chuẩn môi trường – là những quy định về chuẩn mực, giới hạn cho
phép đối với các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí… làm căn cứ để quản lí môi trường, nhằm đảm
bảo sức sống của sinh thể, bảo vệ sức khoẻ, sự sống và khả năng lao động của con người.
II. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, các tia vũ trụ,v.v..
Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sống trên trái đất gắn liền với nước. Ô


nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượng nước bởi các chất lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống của
các sinh vật, đến sự sống và sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp , công nghiệp,
ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…Nếu xét theo các tác nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm
nước có các loại như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lí..
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm biến đổi thành phần và chất
lượng của không khí theo chiều hướng xấu đối với sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có hai nguồn: nguồn gốc tự
nhiên ( do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong tự nhiên,v.v..) và nguồn gốc
nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên.
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng của thạch quyển, dưới tác động tổng
hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc hại, các sinh vật và vi sinh vật..theo chiều hướng tiêu cực đối với
sự sống của sinh vật và con người
Sa mạc hoá là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của sự suy thoái và ô nhiễm đất. Hiện tượng sa
mạc hoá diễn ra đặc biệt mạnh ở các vùng thường xuyên bị khô hạn. Hiện nay trên thế giới có tới 3,6 tỉ ha đất
đang chịu ảnh hưởng của sự suy thoái đất.
III. Thực trạng của ô nhiễm môi trường hiện nay
Ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với tất cả chúng ta.Chỉ mất vài phút để đốn đổ một cái
cây nhưng lại phải mất rất nhiều năm , thậm chí cả trăm năm để trồng lại được một cái cây như thế. Chính những
hành động của con người đã và đang tàn phá nghiêm trọng đến môi trường sinh thái . Dưới đây là một vài con số
thống kê giật mình, trên thực tế những con số này có lẽ còn cao hơn nữa.
Khoảng 50% dân số trên hành tinh không có nước sạch
80% diện tích rừng đang bị tàn phá hoặc suy thoái, 6 triệu ha đất trồng đã bị biến thành hoang mạc. Nếu tốc
độ khai thác rừng tiếp tục như hiện nay thì chỉ khoảng trong 170 năm nữa, rừng trên toàn cầu sẽ hoàn toàn biến
mất.
¼ các loài động vật có vú và hàng loạt những loài động thực vật quý hiếm khác đang
có nguy cơ tuyệt chủng
IV. Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường
1. Đến sức khoẻ con người
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm khác về môi trường đã ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả

các căn bệnh gây ra bởi vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da..
Theo tổ chức y tế thể giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người chết vì các căn bệnh
liên quan đến môi trường
Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra hiện tượng “ làn khói giết người”. Người ta đo được hàm lượng khí
Sunfua trong không khí đã cao tới 3,8mg/m3 - gấp 6 lần so với bình thường. Nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3
cao gấp 10 lần so với thường ngày. Dân trong thành phố đều cảm thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong
vòng có 4,5 ngày đã có hơn 4000 người bỏ mạng, trong đó phần lớn là trẻ con và người già, hai tháng sau lại có
8000 người nữa tiếp tục chết. Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại những hậu quả lâu
dài có khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự bùng nổ làng ung thư ở Việt Nam. Sau một làng ung thư đầu tiên ở
Thạch Sơn – Phú Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới ở Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An,
Quảng Nam và mới đây nhất là làng ung thư ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3
dân số của làng, bao gồm cà người già và trẻ em – tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm
trọng
2. Đến kinh te:
Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên
cho sản xuất như sụ tổn thất trong nghề cá( do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của rừng do đất bị xói mòn..
Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường không
ngừng tăng lên. Ở Nhật Bản, thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường 1955 là 132 triệu USD, đến năm 1970
( 15 năm sau) con số này đã lên tới 13 tỷ USD, tức là tăng 174 lần. Ước tính thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi
trường gây ra ở các nước Tây Âu tương ứng với 6% tổng thu nhập quốc dân.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn tác động trỏ lại môi trường tự nhiên. Sự ô nhiễm môi trường nước, không
khí dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống. Sự ô nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo bằng các
hiện tượng chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon, mưa axit, sa mạc hoá, sự đa dạng sinh học bị
giảm sút, v.v ..đó chính là những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra cho toàn nhân loại. Một sự biến đổi nguy hiểm
nhất do tác động ngược của ô nhiễm môi trường chính la sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Có thể coi sự biến đổi
của khí hậu trên trái đất là hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường gây nên. G.H
Bronteman nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường và phát triển thế giới đã nói rằng trừ chiến tranh hạt nhân ra thì sự
biến đổi của khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đối với con người. Nó không những đe doạ sự tồn vong của con
người mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất.

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Nguyên nhân con người
Quan điểm duy nhân loại lấy con người làm trung tâm từ xa xưa, đặc biệt là trong thế kỉ XVII- XVIII đã trở
thành một quan niệm ăn vào tiềm thức của con người . Con người là tâm điểm của mọi sự chú ý, có quyền uy tối
thượng, còn giới tự nhiên chỉ là một bộ máy vô tri vô giác. Con người thống trị tự nhiên nên có thể tuỳ ý tác động
lên nó, lấy đi của tự nhiên tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống của mình, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy,
nhất là từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã khai thác, vơ vét tất cả những nguồn tài
nguyên thiên nhiên để đưa vào sản xuất, bất chấp các quy luật tồn tại và phát triển của chúng, miễn là thu được
lợi nhuận một cách cao nhất, nhanh nhất, khi mà lợi ích kinh tế trở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất của sự
phát triển xã hội, một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển. Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế do
đâu mà có? Phải chăng con người đã cướp bóc từ thiên nhiên và vay mượn các thế hệ tương lai. Những khối tài
nguyên khổng lồ mà con người đem vào trong sản xuất lẽ ra phải được coi là cái vốn của sản xuất, thế nhưng
trong thực tế, chúng lại được xem như là thu nhập xã hội, là lợi ích kinh tế mà con người được hưởng thụ. Điều
đó cũng có nghĩa là các thế hệ mai sau khó có cơ hội để thoả mãn các nhu cầu của mình từ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên trái đất.
II. Nguyên nhân xã hội
1. Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền sản xuất xã hội.
Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền văn minh nông nghiệp và
công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên và thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu cầu
ngày càng tăng của con người, nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn
và ngày càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, xã hội
buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài
nguyên nào đó chỉ dùng một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm
nhiên liệu. Chính vì điều đó mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác nhiều thì các chất thải bỏ độc hại ra
môi trường ngày càng lớn. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo bề
rộng là tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.
2. Bùng nổ dân số.
Tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức
tổng quát: I=C.P.E

Trong đó:
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới
E: su gia tang tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên mà con người khai thác.
Các tác động tiêu cự của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới nói chung và
sự bùng nổ dân số ở một số quốc gia và khu vực nói riêng biểu hiện ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục
vụ cho các nhu cầu nhà ở,sản xuất lương thực, thực phẩm,sản xuất công nghiệp..
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô
thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự
phát triển dân cư, kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên.
3. Chiến tranh.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ trong đó có 44
triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con
người cũng như môi trường sống cho đến nay vấn chưa tình toán được hết vì sự tàn phá khủng khiếp của nó.
Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lần thứ nhất, 30% cây rừng bị chết ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô
nhiễm, động vật chết vì nhiễm độc, nhiều thảm rừng đến nay vấn không có loại cây nào có thể mọc được … minh
chứng tiêu biểu cho sức tàn phá của chiến tranh lên môi trường tự nhiên.
Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh có sức huỷ diệt lớn, và từng ngày từng giờ
vẫn xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo… Bên cạnh những thiệt hạỉ khủng khiếp về người
và của thì hậu quả tác động đến ô nhiễm môi trường đang là một lời cảnh bảo.
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỚI QUAN HỆ
QUỐC TẾ
Sau khi đã hiểu được những nguyên nhân nào gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường (ÔNMT) cùng những
thực trạng đáng báo động của vấn nạn này, chắc hẳn chúng ta cũng đoán được phần nào những tác hại khôn
lường mà ô nhiễm môi trường gây ra cho các lĩnh vực khác trong cuộc sống con người. Môi trường là nơi diễn ra
mọi hoạt động của con người, là một “nhà kho khổng lồ” dự trữ và cung cấp cho con người nguyên nhiên liệu để

sản xuất và phát triển kinh tế. Do đó, khi mà mái nhà chung ấy bị tàn phá sẽ gây ra ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực
của đời sống. Trong từng cá thể là một quốc gia, môi trường suy thoái sẽ gây tổn thất cho quốc gia đó. Nhưng
đồng thời các ca thể khác của mái nhà Trái đất cũng không đứng ngoài vòng ảnh hưởng. Từ đó, giữa các cá thể sẽ
nảy sinh những vấn đề. Đó có thể là hợp tác hoặc mâu thuẫn hay xung đột. Quan hệ giữa các quốc gia hay quan
hệ quốc tế nói chung sẽ thay đổi ra sao khi môi trường sinh thái trên toàn Trái đất bị tàn phá. Liệu có mối liên
quan nào giữa vấn nạn sinh thái này với sự ổn định của nên chính trị quốc tế? Câu trả lời là có!

×