Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ảnh hưởng của phật giáo thời lý (1010 – 1225)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.69 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ
(1010 – 1225)
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS-KHOA NĂNG LẬP

DANH ĐIỆP
MSSV: 6095926
LỚP: SP Lịch sử K35

Cần Thơ, tháng 5-2013


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và bạn bè, cũng như sự động viên của gia đình. Trong đó, tôi chân trọng
gửi lời cảm ơn đến Thầy Khoa Năng Lập là giáo viên hướng dẫn luận văn của tôi. Thầy


đã tận tâm hướng dẫn cho tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Sư phạm, Bộ môn
Lịch sử đã tạo những điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do còn những hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm trong nghiên
cứu nên khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của
quý thầy cô và bạn bè.
Cần Thơ, tháng 5 năm 2013
Người viết
Danh Điệp

SVTH: Danh Điệp

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
SVTH: Danh Điệp

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
SVTH: Danh Điệp

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
6. Bố cục luận văn .............................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 6
Chương 1. SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM TRƯỚC THỜI LÝ VÀ
SỰ THÀNH LẬP NHÀ LÝ........................................................................................ 6
1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam trước nhà Lý ............................. 6
1.1.1. Thời Bắc thuộc ....................................................................................... 6
1.1.2. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê .................................................................... 10
1.1. Sự hình thành và phát triển của nhà Lý .................................................... 14
1.1.1 Sự thành lập Nhà Lý ............................................................................... 14
1.1.2. Những thành tựu cơ bản của nhà Lý .................................................... 17
Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO VỀ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG –
THỜI LÝ .................................................................................................................... 23
2.1. Về chính trị ................................................................................................. 23
2.1.1. Về tổ chức bộ máy nhà nước ................................................................. 23
2.1.2. Về đạo trị nước của các vị vua triều Lý ................................................ 25
2.1.3. Về tính khoan dung và nhân đạo trong Luật pháp .............................. 31
2.1.4. Về đường lối ngoại giao hòa hiếu .......................................................... 35
2.2. Về tư tưởng ................................................................................................. 38
2.2.1. Phật giáo với tính “thuần từ” trong thế giới quan tư tưởng thời Lý ... 38
2.2.2. Sự sùng bái Phật giáo trong giới vua quan, quý tộc ............................. 40
SVTH: Danh Điệp

MSSV: 6095926



Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

2.2.3. Phật giáo với sự dung hòa tư tưởng Nho giáo, Lão giáo ...................... 43
2.2.4. Tính nhập thế tích cực của Phật giáo thời Lý ....................................... 46
Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN TÌNH HÌNH VĂN HÓA –
GIÁO DỤC THỜI LÝ................................................................................................ 51
3.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tình hình văn hóa ...................................... 51
3.1.1. Phật giáo với ý thức xây dựng một nền văn hóa độc lập – tự chủ ....... 51
3.1.2. Những đóng góp của Phật giáo trên lĩnh vực sáng tác văn học ........... 53
3.1.3. Những đóng góp của Phật giáo trên lĩnh vực kiến trúc – mỹ thuật ..... 63
3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tình hình giáo dục ..................................... 70
3.2.1. Vai trò của Phật giáo đối với sự phát triển của nền giáo dục
thời Lý ........................................................................................................................ 70
3.2.2. Hành trạng của một số thiền sư trong việc đào tạo nhân tài cho
quốc gia ....................................................................................................................... 72
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 81
PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................................................... 83

SVTH: Danh Điệp

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tôn giáo là một lĩnh vực nghiên cứu đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều
người. Đây là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức cho
những ai muốn tìm hiểu. Bởi tôn giáo là một ý thức hình thái xã hội thuộc kiến trúc
thượng tầng. Nó có những tác động to lớn đến đời sống xã hội con người trên rất nhiều
lĩnh vực từ chính trị - tư tưởng, văn hóa - giáo dục đến lối sống đạo đức và tâm tư tình
cảm của con người.
Mỗi tôn giáo đều có những giáo lý khác nhau, nhưng suy cho cùng đều hướng con
người đến cái tốt, cái đẹp. Phật giáo cũng là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và
có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội con người. Phật giáo ra đời từ thế kỉ thứ
VI trước công nguyên và du nhập vào nước ta từ rất sớm. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập
nhưng Phật giáo Việt Nam có những bản sắc riêng của dân tộc. Với những triết lý nhân
sinh sâu sắc, phù hợp với truyền thống đạo đức, tâm tư, tình cảm của dân tộc, Phật giáo
đã nhanh chóng được nhân dân ta tiếp nhận và xem đó như là “mạch sống của dân tộc”.
Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo đã hòa quyện với truyền thống
thương người như thể thương thân của người Việt để hun đúc nên chủ nghĩa nhân đạo và
tính nhân văn sâu sắc của người Việt.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể, mà Phật giáo có những lúc thịnh suy
khác nhau. Nhưng dù có những bước thịnh suy thế nào đi chăng nữa thì Phật giáo vẫn
luôn là một tôn giáo của dân tộc, một tôn giáo của tình thương và trí tuệ. Nói đến Phật
giáo Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Phật giáo thời Lý. Đây là giai đoạn
phát triển cực thịnh của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo có những ảnh hưởng sâu sắc
đến mọi mặt đời sống chính trị, xã hội đương thời. Nhìn lại xuyên suốt chiều dài của lịch
sử, Phật giáo luôn luôn đồng hành với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây
là một điều hết sức đáng quý và đáng trân trọng không phải tôn giáo nào cũng có được.
Để tìm hiểu sâu hơn về điều này, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu Ảnh
SVTH: Danh Điệp

1


MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225) cho luận văn tốt nghiệp của mình. Có thể nói,
Phật giáo thời Lý đã đạt đến đỉnh cao trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, cũng
như văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo thời Lý đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của
nền văn minh Đại Việt sau hơn một ngàn năm bị phương Bắc đô hộ. Dưới thời Lý, Phật
giáo đã phát huy được những bản sắc tốt đẹp của dân tộc, đưa nền văn minh Đại Việt lên
một tầm cao mới, mở ra thời đại văn minh thịnh trị lâu dài đầu tiên trong lịch sử dân tộc,
sánh ngang với cả phong kiến Trung Hoa. Chính những điều này đã thôi thúc tôi tìm hiểu
và nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.

2. Đối tượng nghiên cứu
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Phật giáo luôn luôn đồng hành
với dân nhân ta qua những chặng đường thăng trầm của đất nước. Kể từ khi được truyền
bá vào nước ta, Phật giáo đã luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước, cũng như luôn
hoàn thành tốt sự nghiệp giáo hóa chúng sinh, hoằng dương Phật pháp. Phật giáo luôn
xem sứ mệnh của dân tộc như là sứ mệnh của chính mình.
Suốt chiều dài khoảng hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo đã chứng minh được sự
hiện hữu của mình trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và có
những đóng góp, những ảnh hưởng quan trọng vào các mặt nói trên. Đặc biệt, Phật giáo
thời Lý đã phát triển một cách cực thịnh và là quốc giáo của nước ta. Từ vua quan, quý
tộc đến tầng lớn nông dân đều rất sùng Phật giáo. Do đó mà địa vị của Phật giáo trong xã
hội rất được coi trọng.
Với sự ảnh hưởng lớn đến xã hội đương thời, Phật giáo đã có những đóng góp tích
cực đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt thời Lý. Có thể nói đây là thời kỳ

“vàng son của Phật giáo Việt Nam”, cũng là một thời kỳ phát triển hưng thịnh và lâu dài
đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Suốt hơn hai thế kỉ tồn tại, nhà Lý đã có được những bước
tiến quan trọng trong công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước. Có được
những bước phát triển đó, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của Phật giáo - một
tôn giáo có sức chi phối đời sống tâm linh, chính trị, tư tưởng và văn hóa - xã hội. Do đó,
nhằm để tìm hiểu những tinh hoa Phật giáo, đặc biệt là dưới thời Lý, tôi đã quyết định
chọn đề tài nghiên cứu về Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý qua các mãn chính trị - tư
SVTH: Danh Điệp

2

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

tưởng, văn hóa - giáo dục đương thời.

3. Phạm vi nghiên cứu
Như đã nói ở trên, tôn giáo là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn nhưng cũng đầy khó
khăn và thử thách. Bởi đề tài tôn giáo vốn rộng lớn và khá phức tạp, hơn nữa Phật giáo
lại là một tôn giáo lớn trên thế giới, có nhiều triết lý sâu rộng, có sức ảnh hưởng lớn đến
đời sống xã hội con người. Dưới thời Lý, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng vào
việc xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt một cách thịnh trị. Đặc biệt, với vai
trò cố vấn cho triều đình, các nhà sư Phật giáo đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của
chính trị – tư tưởng, văn hóa – giáo dục.
Xét về cả phương diện vật chất và tinh thần, Phật giáo trong giai đoạn này đã có
những ảnh hưởng to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị – xã hội đương thời. Do sự ảnh
hưởng sâu rộng như vậy nên tôi chỉ có thể nêu lên những nét chính trong sự ảnh hưởng

của Phật giáo đến các lĩnh vực chính trị – tư tưởng và văn hóa – giáo dục. Trong đó, vấn
đề văn hóa là một vấn đề rộng lớn, đặc biệt là trên các lĩnh vực văn học, kiến trúc - mỹ
thuật. Do đó, tôi cũng chỉ có thể nêu lên những lên những nét khái quát nhất nhằm cho
thấy được sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với các lĩnh vực trên.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính trị – tư tưởng, văn hóa – giáo dục là những đề tài nghiên cứu sâu rộng, có
nhiều khó khăn, thách thức. Hơn nữa, khi nghiên cứu ở thời đại nhà Lý – một thời đại mà
Phật giáo phát triển cực thịnh và có nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội đương thời
thì lại có nhiều khó khăn hơn. Nhưng đây cũng là một đề tài thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều người.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến các vấn đề chính trị – tư tưởng, văn hóa – giáo dục
thời Lý không phải là một đề tài mới. Trước đây, vài vấn đề trong luận văn này đã được
đề cập trong nhiều tác phẩm như:
Sách Đạo Phật và dòng sử Việt của tác giả Đức Nhuận, do nhà xuất bản Phương
Đông, xuất bản năm 2009. Cuốn sách này đã trình bày được quá trình gắn bó giữa Phật
giáo Việt Nam với quá trình xây dựng đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Riêng ở triều đại
SVTH: Danh Điệp

3

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

Lý, tác giả đã cho thấy được sự ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đối với chính trị - xã hội
thời Lý. Từng giai đoạn phát triển của đất nước đã cho thấy được mối quan hệ mật thiết
giữa nhà nước phong kiến và Phật giáo.

Tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử lược của tác giả Thích Mật Thể, đã khái về quá
trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Trong đó về Phật giáo thời Lý, tác
giả đã nêu lên được những nét chính về Phật giáo đối với chính trị và xã hội qua các đời
vua thời Lý.
Sách Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý của tác giả Hoàng
Xuân Hãn, do nhà xuất bản Hà Nội in năm 2010. Sách đã phản ánh được những nét khái
quát về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở nước ta đến thời Lý. Đồng thời,
cuốn sách này cũng đã nói lên sự ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý đến đời sống chính trị
và văn hóa dân tộc. Và đặc biệt, sách này tập trung sâu về người anh hùng dân tộc Lý
Thường Kiệt, một người rất sung Phật cũng là người đã có nhiều cống hiến cho đất nước
trong công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Sách Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, do nhà xuất bản Văn
hóa – Hà Nội, xuất bản năm 1994. Tác phẩm này đã nêu lên được quá trình hình thành và
phát triển của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Trong đó, có nêu những nét tổng quan
của Phật giáo thời Lý về chính trị, văn hóa và mỹ thuật.
Sách Lược sử Mỹ thuật Việt Nam của tác giả Trịnh Quang Vũ, do nhà xuất bản
Văn hóa – Thông tin in ấn năm 2002. Cuốn sách đã khái quát về quá trình hình thành và
phát triển của mỹ thuật Việt Nam qua các triều đại, trong đó có nêu nổi bật một số vấn đề
về kiến trúc và mỹ thuật thời Lý cũng như quá trình giao lưu văn hóa giữa kiến trúc Việt
Nam và Chămpa.
Sách Mỹ Thuật Lý – Trần: Mỹ Thuật Phật giáo của tác giả Chu Quang Chứ, do
nhà xuất bản Thuận Hóa, xuất bản năm 1998. Cuốn sách này đã đi sâu phân tích về
những nét đẹp tiêu biểu trong kiến trúc Phật giáo thời đại Lý – Trần. Qua đó, tác giả đã
khắc họa rõ nét về kiến trúc Phật giáo ở thời đại Lý – Trần, là hai triều đại phát triển nổi
bật của Phật giáo.

SVTH: Danh Điệp

4


MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

Trên đây là những tác phẩm tiêu biểu có viết về Phật giáo thời Lý. Ngoài ra, còn
nhiều bài viết trên nhiều tập chí, các trang điện tử, các bài luận văn,...có liên quan đến đề
tài. Tuy nhiên, gốc độ nghiên cứu của mỗi người cũng có nhiều điểm khác nhau. Các bài
viết trên chỉ có đề cập đến một phần nào của luận văn chứ chưa đề cập đầy đủ các khía
cạnh của luận văn này. Do đó, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thế hệ đi trước, tôi đã
mạnh dạn nghiên cứu và viết nên bài luận văn này.

5. Phương pháp nghiên cứu
Tôn giáo là một đề tài nghiên cứu sâu rộng, có nhiều khó khăn và thách thức.
Trước đây, đề tài này đã được nhiều người nghiên cứu qua. Tuy nhiên, mỗi người lại có
phạm vi nghiên cứu, cũng như phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Trong luận văn này, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp logic, liệt kê, so sánh, phân
tích, kết hợp đánh giá tổng thể nhằm thấy được sự ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đế sự
hình thành và phát triển của nhà Lý.

6. Bố cục của luận văn
Luận văn này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Riêng
trong phần nội dung được chia làm 3 chương:
 Chương 1. Nhà Lý và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam trước thời Lý
 Chương 2. Ảnh hưởng của Phật giáo về chính trị - tư tưởng thời Lý
 Chương 3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tình hình văn hóa – giáo dục thời Lý
Do tôn giáo là một đề tài sâu rộng, cũng như còn những hạn chế trong nghiên cứu
khoa học nên khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đền tài này. Vì vậy,
nếu có điều sai sót, tôi mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè!


SVTH: Danh Điệp

5

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM
TRƯỚC THỜI LÝ VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ LÝ
1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam trước thời Lý
1.1.1. Thời Bắc thuộc
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên tại Ấn Độ và phát
triển nhanh chóng sang nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Đạo Phật được truyền
vào nước ta theo hai con đường chính là đường biển từ phía nam lên gọi là Nam truyền
và đường bộ từ phía bắc xuống gọi là Bắc truyền.
Về đường Nam truyền, vào thời cổ đại vùng Viễn Đông và Thái Bình Dương đã là
nơi buôn bán phồn thịnh. Người Ấn Độ có quan hệ thông thương với các nước Đông
Nam Á. Do đó mà Phật giáo từ Ấn Độ được truyền qua Thái Lan, Miến Điện, Lào,
Campuchia,... rồi từ các nước này truyền bá vào khu vực phía Nam của nước ta.
Về đường Bắc truyền, Phật giáo từ Ấn Độ được truyền qua Tây Vực và các vùng
đệm giữa Ấn Độ và Trung Quốc rồi truyền bá sang Trung Hoa theo con đường tơ lụa. Sau
đó, Phật giáo lại từ Trung Hoa mà truyền vào nước ta.
Theo nhiều sử sách cũng như truyền thuyết kể lại thì ngay từ những năm đầu công
nguyên, Phật giáo đã được truyền bá vào nước ta. Tương truyền, tại thành Nê Lê (nay là
Đồ Sơn – Hải Phòng) có một nhà sư Ấn Độ đến lập am để tu hành và thuyết pháp, tại đây

có xây bảo tháp Asoka. Trong Lĩnh Nam chích quái cũng có ghi lại truyền thuyết từ thời
Hùng Vương, câu chuyện có nhắc đến việc Chử Đồng Tử và Tiên Dung được nhà sư Phật
Quang ở Quỳnh Viên Sơn (tức là Chùa Hang nổi tiếng ở Hải Phòng ngày nay) truyền dạy
Phật pháp nên giác ngộ và được trao cho pháp khí là chiếc gậy và cái nón lá. Dựa vào câu
chuyện này, có thể Phật giáo đã được truyền vào nước ta trước cả thời Bắc thuộc nhưng
chưa được phát triển mạnh.
Dựa vào câu chuyện về Bát Nàn phu nhân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng, đã đi
SVTH: Danh Điệp

6

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

xuất gia khi cuộc kháng chiến thất bại (năm 43) và việc trồng hoa uất kim cương để cúng
Phật do Dương Phù chép lại năm 100 sau công nguyên. Trong Nghiên cứu về Mâu Tử, Lê
Mạnh Thát cho rằng khoảng cuối thế kỉ I sau công nguyên, “Phật giáo đã hiện diện với tư
cách là một bộ phận tín ngưỡng đầy quyền uy đến nỗi dân ta phải trồng một thứ hoa để
cúng Phật gọi là uất kim cương”. Như vậy, đến thế kỉ I sau công nguyên, Phật giáo đã
được truyền bá khá rộng rãi và có sức ảnh hưởng nhất định trong xã hội thời bấy giờ. Với
những chi tiết trên, ta có thể nhận định Phật giáo đã được truyền bá vào nước ta từ những
năm trước công nguyên.
Dưới thời Bắc thuộc, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng được truyền bá rộng rãi
vào nước ta nhưng chỉ có Phật giáo là được nhân dân ta tiếp nhận nồng nhiệt nhất. Tư
tưởng cốt lõi của Phật giáo là hướng đến một thế giới bình đẳng, hòa bình, không có sự
bốc lột giữa người với người. Phật giáo đã lấy tư tưởng tự chủ phổ biến trong quần chúng
để chống lại tư tưởng nô dịch của phong kiến Trung Hoa. Tư tưởng bình đẳng của Đức

Phật dạy cho con người phải phá bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội, chống lại sự áp
bức, bốc lột của phong kiến Trung Hoa. Do vậy, Phật giáo chẳng những không biến thành
công cụ để thống trị nhân dân ta như bọn phong kiến phương Bắc đô hộ mong muốn mà
còn là một nguồn động lực để nhân dân ta đứng lên giành lại quyền tự chủ dân tộc. Sự
xuất hiện của Phật giáo như là một nguồn nước tươi mát, tưới lên những linh hồn khô héo
dưới ác đô hộ tàn bạo của phương Bắc. Chính sự du nhập của Phật giáo vào nước ta đã
góp phần chống lại chính sách đồng hóa của phương Bắc.
Có thể điểm qua một số giai đoạn phát triển tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam thời
Bắc thuộc:
– Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (hay Liên Lâu) thế kỉ II - III:
Để đồng hóa nhân dân ta, chính quyền phong kiến phương Bắc đã đẩy mạnh việc
truyền bá Phật giáo vào nước ta nhằm lợi dụng tôn giáo như là một công cụ thống trị
nhân dân. Tuy nhiên, khi được truyền bá vào nước ta Phật giáo không hề bị chính quyền
phong kiến đô hộ thao túng mà còn phát huy những tính tích cực riêng của nó. Nhân dân
ta tiếp nhận Phật giáo không phải bởi sự áp đặt của giai cấp thống trị mà bởi những triết
lý của Phật phù hợp với những tâm tư, nguyện vọng, cũng như đạo lý cổ truyền của nhân
SVTH: Danh Điệp

7

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

dân ta thời bấy giờ.
Các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng trung tâm Phật giáo Luy Lâu là do Phật
giáo từ Ấn Độ trực tiếp truyền sang nước ta bằng đường biển, tức là con đường Nam
truyền, chứ không phải từ Trung Hoa truyền vào. Trong cuộc đàm đạo giữa Thái hậu Linh

Nhân và sư Trí Không vào năm 1096, nhà sư có dẫn lời của sư Đàm Thiên về việc vua
Tùy Cao Tổ muốn xây chùa ở Giao Châu (nước ta) nên tâu rằng: “Xứ Giao Châu có
đường thông trực tiếp với Thiên Trúc (Ấn Độ) khi Phật pháp mới đến Giang Đông (nước
Tề), thì ở Luy Lâu (kinh đô Giao Chỉ, nay là làng Lũng Khê ở phủ Thuận Thành tỉnh Bắc
Ninh), đã có hơn hai mươi ngôi chùa, chọn hơn 500 vị tăng, và tụng 15 quyển kinh rồi. Vì
đó, người ta cho đã nói rằng Giao Châu theo Phật trước chúng ta”1. Qua lời tâu của
Pháp sư Đàm Thiên càng chứng minh sự phát triển của Phật giáo ở Giao Châu lúc bấy
giờ là hơn hẳn cả Trung Hoa.
Như vậy, trung tâm Phật giáo Luy Lâu được thiết lập là do sự viếng thăm của các
thương gia và tăng sĩ Ấn Độ bằng đường biển trên tuyến đường thông thương giữa Ấn
Độ với các nước Đông Nam Á và Trung Hoa. Do vị trí nước ta nằm giữa tuyến đường
giao thông biển từ Ấn Độ sang Trung Hoa nên Đạo Phật đã theo các thương thuyền của
người Ấn Độ truyền bá vào đây, “Đạo Phật tại Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực
tiếp, không phải là từ Trung Hoa truyền xuống”2. Bằng những sử liệu trên chúng ta có thể
khẳng định, Phật giáo được truyền bà vào nước ta đầu tiên là từ Ấn Độ truyền sang theo
con đường Nam truyền.
Ở thế kỉ II – III, Luy Lâu là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Giao
Châu, là cửa ngõ quan trọng giữa Trung Hoa và các nước phía Nam. Do có vị trí thuận
lợi, Phật giáo đã sớm được truyền bá và phát triển ở Luy Lâu. Một số nhà truyền giáo nổi
tiếng trong giai đoạn này như Ma-ha-kì-vực (Marhajivaka), Khương Tăng Hội, ChiCương-Lương (Kalaruci), Mâu Bác,…
– Phật giáo thời Tiền Lý (542 – 603) và sự xuất hiện của dòng thiền Tỳ Ni Ða
Lưu Chi (Vinitaruchi):
Nếu như trong giai đoạn đầu, Phật giáo chủ yếu được truyền bá vào nước ta theo

SVTH: Danh Điệp

8

MSSV: 6095926



Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

con đường Nam truyền thì ở các giai đoạn sau, Phật giáo phát triển mạnh thông qua con
đường Bắc truyền. Cùng với sự tiếp nối công cuộc phát triển của Phật giáo Luy Lâu, đến
thế kỉ thứ VI, Phật giáo đã có những bước tiến quan trọng. Với việc Lý Nam Đế lập ra
nhà nước Vạn Xuân (544) đã đánh dấu một bước phát triển mới của Phật giáo Việt Nam.
Vừa mới giành được độc lập, nhà Tiền Lý đã cho lập chùa Khai Quốc trên nền cũ của
chùa Yên Trì đã có từ thời Hồng Bàng ở Long Biên (Hà Nội). Việc thành lập nhà nước
Vạn Xuân (với ý nghĩa tồn tại lâu dài) và dựng chùa Khai Quốc (chùa mở nước) cho thấy
được sự gắn bó mật thiết giữa nhà nước và Phật giáo trong giai đoạn đầu dựng nước và
giữ nước. Chính tinh thần của Phật giáo đã góp phần thúc đẩy ý thức độc lập dân tộc.
Đến năm 580, Tỳ Ni Ða Lưu Chi đã sang nước ta dưới thời vua Lý Phật Tử và lập
nên thiền phái đầu tiên ở nước ta gọi là Thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi (Thiền Pháp Vân). Bấy
giờ, Ngài đến trụ trì chùa Pháp Vân (Thuận Thành – Bắc Ninh) mà dân gian thường gọi
là chùa Dâu. Tỳ Ni Ða Lưu Chi là người miền bắc Ấn Ðộ, một vùng tôn sùng Phật giáo
Ðại Thừa chuyên về thiền định. Năm 574, Ngài đến kinh đô Trường An (Trung Quốc).
Ngài theo học Tam Tổ Tăng Xán, truyền nhân đời thứ ba của Đạt Ma – người sáng lập ra
Thiền tông Trung Hoa và được khuyên nên đi về phương Nam mà hoằng hóa Phật pháp.
Ở nước ta, Tỳ Ni Ða Lưu Chi đã dịch được hai quyển kinh quan trọng là Tượng
Ðầu Tinh Xá và Ðại Thừa Phương Quảng Tổng Trì. Thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi chú trọng
nhiều về thực hành, nặng ảnh hưởng Phật giáo Ðại Thừa của Ấn Ðộ, trong đó có tính
thần bí của Mật Tông. Dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi tồn tại qua nhiều thế kỉ, tổng cộng có 20
đời, đến cuối thời Lý thì không còn.
– Phật giáo thời thuộc Tùy – Đường và sự xuất hiện của dòng thiền Vô Ngôn
Thông (Bất Ngữ Thông):
Năm 602, nhà Tùy cho quân xâm lược nước ta, lật đổ nhà nước Vạn Xuân nước ta
thành một phủ của Trung Hoa. Dưới thời nhà Tùy, Phật giáo có những bước phát, biến
triển nổi bật. Sau khi nhà Tùy sụp đổ, nhà Đường được thiết lập (618 – 960). Dưới ách

thống trị của nhà Đường, một chế độ cai trị được coi là hà khắc nhất trong lịch sử ngàn
năm Bắc thuộc được thiết lập, nhân dân ta vô cùng cực khổ. Dưới ách thống trị thời Tùy
– Đường, Phật giáo cũng có những bước phát triển quan trọng, có nhiều vị cao tăng ở
SVTH: Danh Điệp

9

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

nước ta đã sang Trung Hoa để học hỏi và giảng kinh Phật.
Đây là giai đoạn đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Phật giáo Việt Nam
với sự xuất hiện của dòng Vô Ngôn Thông. Dòng Vô Ngôn Thông là dòng thuyền thứ hai
du nhập vào nước ta. Dòng thiền này do nhà sư Vô Ngôn Thông truyền bá vào nước ta
năm 820. Nhà sư vốn họ Trịnh, tính tình ít nói nhưng thông minh nên người đời mới gọi
sư là Vô Ngôn Thông. Cũng từ đây, Phật giáo Việt Nam mang đậm màu sắc của thiền
tông của Phật giáo Trung Hoa, đặc biệt là dòng Nam phương của Lục tổ Huệ Năng,
truyền nhân đời thứ sáu của Đạt Ma. Dòng Vô Ngôn Thông tồn tại trong vòng năm thế kỉ,
truyền tới thiền sư Tiêu Diêu và Nhất Tông quốc sư được 16 đời.
Sự xuất hiện của dòng thiền Vô Ngôn Thông – dòng thiền tông thứ hai ở Việt Nam
cho thấy được sự phát triển của Phật giáo nước ta giai đoạn bấy giờ. Đồng thời cũng cho
thấy được sự đa dạng của Phật giáo Giao Châu, cũng như xu hướng tiếp nhận những
luồng tư tưởng mới ở đây.
Đến năm 905, nhân nhà Ðường suy yếu, Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở
Hải Dương nổi lên thiết lập nền tự chủ dân tộc. Vì nhà Ðường đã suy yếu nên cũng đành
phải phong họ Khúc làm Tiết Ðộ Sứ để tránh gây ra chiến tranh. Đến đây, dù trên danh
nghĩa nước ta chỉ là một bộ phận của Trung Hoa nhưng cơ bản nhân dân ta đã giành lại

nền tự chủ dân tộc, chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc.

1.2.2. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
Sau hơn ngàn năm bị phương Bắc đô hộ, đất nước ta có nhiều biến đổi to lớn. Đến
thế kỉ thứ X, nền độc lập tự chủ dân tộc được thiết lập và củng cố, xã hội Việt Nam bước
sang một giai đoạn mới. Cùng với giai đoạn phát triển mới của đất nước, Phật giáo Việt
Nam cũng có những bước phát triển mới.
Dưới thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, Phật giáo có nhiều bước tiến mới và trở thành
quốc giáo ở nước ta thời Đinh – Tiền Lê. Trong buổi đầu xây dựng nền độc lập dân tộc,
các vị vua Ngô – Đinh – Tiền Lê đều là những người xuất thân võ tướng, ít học, nhờ vào
loạn lạc mà nắm được chính quyền. Do đó, họ rất cần những người học rộng, tài cao để
phò trợ việc trị nước an dân, cũng như đưa ra những quyết sách quan trọng nhằm ổn định
SVTH: Danh Điệp

10

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

tình hình chính trị xã hội. Chỉ có những nhà sư là người có học thức sâu rộng, ít có thành
kiến về chính trị, lại có đức độ đủ khả năng để gánh vác trọng trách giang sơn, nên rất
được trọng dụng.
Dưới thời Ngô (938 - 967), với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (938) đã đánh dấu
sự chấm dứt hoàn toàn hơn ngàn năm Bắc thuộc. Ngô Quyền lên ngôi vua, thiết lập nền
độc lập dân tộc. Do mới giành được độc lập, đất nước còn nhiều bất ổn, thời gian tồn tại
ngắn nên Phật giáo trong giai đoạn này chưa có bước phát triển nổi bật. Đến năm 968,
nhà Đinh được thiết lập. Ngay khi lên ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước

ta là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, lập triều chính, chỉnh đốn đội ngủ Tăng quan. Hệ
thống Tăng quan bao gồm cả tăng quan Phật giáo và Đạo giáo. Nhà vua định phẩm trật
cho những nhà tu hành học rộng, tài cao nhằm giúp vua trị nước, phong cho nhà sư Ngô
Chân Lưu chức Khuông Việt Thái sư (Khuông Việt có nghĩa là giúp nước Việt) đứng đầu
đội ngũ Tăng quan, pháp sư Trương Ma Ly giữ chức Tăng Lục Đạo sĩ, đạo sĩ Đặng
Huyền Quang làm Sùng Chấn Uy nghi. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu việc xác
lập vị thế của Phật giáo trong bộ máy chính quyền. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc,
Phật giáo được triều đình chính thức công nhận và định giai phẩm cho tăng nhân. Vua
Đinh Tiên Hoàng đã dựa vào Phật giáo là thành phần xã hội có uy tín nhất trong xã hội
thời bấy giờ để duy trì tôn ti và trật tự đất nước, ổn định tình hình chính trị và xã hội.
Việc các nhà sư bước lên vũ đài chính trị đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch
sử phát triển của Phật giáo Việt Nam. Trong nước nhiều chùa tháp mới được xây dựng.
Riêng ở kinh đô Hoa Lư, năm 973, Nam Việt vương Đinh Liễn (con trưởng của Đinh
Tiên Hoàng) đã cho dựng 100 cột bằng đá để khắc kinh Phật (gọi là Kinh Tràng) là một
kinh phổ biến của Mật Tông. Có lẽ do sự sám hối nên Đinh Liễn cho dựng 100 cột đá này
nhằm để cầu siêu cho người em đã bị mình giết là Hạng Lang. Việc dựng 100 cột đá khắc
kinh Phật cho thấy Phật giáo thời Đinh đã bước sang một giai đoạn phát triển mới.
Bước sang thời Tiền Lê, các nhà sư vẫn là những vị quan cố vấn quan trọng trong
triều. Về cơ bản nhà Tiền Lê vẫn giữ hệ thống tăng quan như thời Đinh. Vua Lê Đại
Hành đã triệu thỉnh Khuông Việt Thái sư làm cố vấn cho mình, vua rất kính trọng nhà sư,

SVTH: Danh Điệp

11

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập


“hết thẩy những chính sự quân quốc triều đình đều được dự bàn”3. Nhà vua thường
xuyên triệu các vị sư vào triều để hỏi về kế sách trị nước và đàm đạo Phật pháp.
Dưới thời Tiền Lê, Phật giáo ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống nhân
dân cũng như trong triều đình, những chủ trương, đường lối trị quốc an dân đều do các
thiền sư đề ra. Năm 981, quân Tống sang xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý
kiến thiền sư Vạn Hạnh về sự thành bại của cuộc chiến. Nhà sư liền thưa: “trong vòng ba
bảy ngày giặc tất lui quân”. Kết quả đúng như vậy. Khi sắp đi đánh Chiêm Thành do
nước này thường xuyên xâm phạm biên giới nước ta, vua Đại Hành cũng cho hỏi ý kiến
sư Vạn Hạnh. Sư đề nghị nếu đánh nhanh thì sẽ giành được chiến thắng. Nhà vua nghe
theo nên đã giành được thắng lợi lớn.
Ngoài ra, với học thức uyên bác của mình, các nhà sư còn là những nhà ngoại giao
đại tài, góp phần bảo vệ độc lập nước nhà, tạo uy thế với các nước lân bang. Vào thời
Tiền Lê, nhà Tống luôn ngắm ngầm chờ cơ hội để xâm chiếm nước ta. Năm Thiên Phúc
thứ 7 (986), nhà Tống cử Lý Giác làm sứ giả sang nước ta nhằm thăm dò tình hình để tìm
cơ hội sang xâm lấn. Trong nước không có ai là nho học lỗi lạc nên vua Lê Đại Hành đã
nhờ nhà sư Khuông Việt giữ việc ngoại giao và cử nhà sư Pháp Thuận (có tài liệu ghi là
Đỗ Thuận vì nhà sư họ Đỗ) cải trang làm người lái đò chở sứ giả Tống qua sông. Khi
đang qua sông tình cờ có đôi ngỗng bơi trên mặt nước, Lý Giác vốn rất thích thơ văn liền
ngâm hai câu thơ:
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nga.
Nhà sư đang lái đò liền đáp tiếp hai câu sau:
Bạch mao phô lục thủy,
Hồng trạo bải thanh ba.
Dịch bốn câu lại là:
Song song ngỗng một đôi
Ngửa mặt ngó ven trời.
Lông trắng phơi gióng biếc,
SVTH: Danh Điệp


12

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

Sóng xanh chân hồng bơi.
(Bản dịch của Thích Mật Thể)
Lý Giác nghe được rất thán phục tài văn chương người lái đò cũng như học thuật
của nước ta. Qua những lần đối đáp với Khuông Việt Thái sư và Pháp Thuận, Lý Giác tỏ
ra rất khâm phục. Vua Đại Hành cũng cho làm bài thư tiễn Lý Giác về. Khi ra về, Lý
Giác còn lại vua nước ta. Đây là một hành động hiếm thấy trong quan hệ ngoại giao giữa
ta và Trung Hoa, bởi các sứ thần Trung Hoa lúc nào cũng cho mình là nước lớn nên rất
ngạo mạn. Trước khi ra về, Lý Giác còn viết một bài thơ tặng nhà sư Pháp Thuận, trong
đó ngụ ý khen nước ta ngang hàng với nước Tống. Điều này thể hiện được vị thế sức
mạnh của nước ta được nhà Tống hết sức kiên nể mà vai trò lớn thuộc về tài trí của các
bậc thiền sư.
Có lần vua Đại Hành hỏi nhà sư Pháp Thuận về vận nước dài ngắn thế nào? Ngài
liền đọc bài kệ rằng:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch:
Vận nước như dây quấn
Trời Nam mở thái bình
Trên điện không sanh sự

Đâu đó dứt binh đao.
Theo quan điểm của thiền sư Đỗ Thuận thì giang sơn là không phải của riêng một
ai mà là của cả cộng đồng. Vì vậy, muốn cho vận nước được dài lâu thì phải có sự thống
nhất, đoàn kết giữa cá nhân với cộng đồng, giữa vua và nhân dân. Nhà vua phải biết quan
tâm, cho lo cho nhân dân, thấu hiểu nổi khổ của họ. Đây là một tư tưởng cốt lõi nói lên
truyền thống hòa hợp, cũng như tư tưởng lấy dân làm gốc trong đạo trị nước của các vị
vua chúa.
SVTH: Danh Điệp

13

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

Trong thời kỳ đầu xây dựng nền độc lập tự chủ, vị thế của các nhà sư được đề cao,
các nhà sư được ban tước vị, phẩm hàm như tầng lớp quan lại cao cấp. Những nhà sư có
học thức cao vừa là quân sư cho nhà vua, vừa là các nhà ngoại giao đại tài, góp phần
quan trọng trong việc củng cố chính quyền và quốc gia vững mạnh.

1.2. Sự hình thành và phát triển của nhà Lý
1.2.1. Sự thành lập nhà Lý
Đầu thế kỉ thứ XI, tình hình đất nước lâm vào khủng hoảng. Sau khi vua Lê Đại
Hành mất, một cuộc chiến giành giật ngôi vua giữa các con của ông kéo dài suốt 8 tháng.
Đầu năm 1006, Lê Long Việt đánh bại các hoàng tử khác lên ngôi vua, tức là vua Lê
Trung Tông. Tuy nhiên, vua Trung Tông lên ngôi mới được ba ngày thì bị em cùng mẹ là
Lê Long Đĩnh giết chết. Bầy tôi đều chạy chốn, chỉ có Lý Công Uẩn là ôm thương khóc.
Long Đĩnh khen Công Uẩn là người trung nghĩa nên không giết mà còn phong cho làm

Tứ sương quân4 phó chỉ huy sứ. Lê Long Đĩnh tự lập làm vua, lúc đầu nhà vua cũng
chăm lo chính sự nhưng về sau lại không bận tâm nữa, từ đó tình hình đất nước ngày
càng sa sút. Vua tính thích chơi bời, sa đọa, lại bị bệnh trĩ không ngồi được, phải nằm mà
coi chầu nên được sử cũ gọi là vua Ngọa Triều.
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép rằng: “Vua tính thích giết
người, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt để cho lửa
cháy gần chết; hoặc sai kép hát người Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xẻo
từng mảnh, để cho không được chết chóng. Người ấy đau đớn kêu gào thì Thủ Tâm nói
đùa rằng: “Nó không quen chịu chết”. Vua cả cười”5.
Có lần, Ngọa Triều từng sai người róc mía trên đầu sư Quách Ngang để làm trò
cười; lại nuôi nhiều bọn hề làm trò khôi hài trong triều để làm loạn lời tâu việc của các
quan. Do những việc làm đó, Ngọa Triều dần bị quan lại và dân chúng căm ghét.
Năm 1009, Ngọa Triều chết, con nối ngôi còn nhỏ, Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công
Uẩn lên thay, lập ra nhà Lý. Sự chuyển giao quyền lực từ họ Lê sang họ Lý không đơn
thuần chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ một vị vua bạo ngược (Ngọa Triều) sang một vị
vua anh minh được lòng dân (Lý Công Uẩn) mà còn thể hiện vai trò to lớn cũng như tầm
SVTH: Danh Điệp

14

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo đến chính trị đương thời. Triều đình nhà Lý ra đời là
kết quả của sự vận động và giúp đỡ của các nhà sư mà tiêu biểu nhất là nhà sư Vạn Hạnh
– người thầy của Lý Công Uẩn. Thông qua những câu sấm lưu truyền trong dân gian, nhà
sư Vạnh Hạnh đã khéo léo vận động, thống nhất nhân tâm, tạo được sự tin tưởng của

quần chúng nhân dân cùng ủng hộ Lý Công Uẩn.
Trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, ở hương Diên Uẩn (châu Cổ Pháp) có
cây gạo bị sét đánh hiện ra chữ:
Phiên âm

Dịch

Thụ căn diểu diểu

Gốc cây thăm thẳm

Mộc biểu thanh thanh.

Ngọn cây xanh xanh.

Hòa đao mộc lạc

Cây hòa đao rụng

Thập bát tử thành.

Mười tám hạt thành.

Đông a nhập địa

Cành đông xuống đất

Dị mộc tái sinh.

Cây khác lại sinh.


Chấn cung kiến nhật

Đông mặt trời mộc

Đoài cung ẩn tinh.

Tây sao náo hình.

Lục thất niên gian

Khoảng sáu bảy năm

Thiên hạ thái bình.

Thiên hạ thái bình.

Nhà sư Vạn Hạnh tự đoán riêng rằng: câu “Thụ căn diểu diểu”, chữ căn nghĩa là
gốc, gốc tức là vua, chữ diểu đồng âm với yểu; “Mộc biểu thanh thanh”, chữ biểu nghĩa
là ngọn, ngọn tức là bề tôi, chữ thanh đồng âm với chữ thanh, nên đọc là thanh nghĩa là
thịnh; “hòa đao mộc” (ghép lại) là chữ Lê; “thập bát tử” là chữ Lý; đông a là chữ Trần;
nhập địa là phương Bắc vào cướp; câu “dị mộc tái sinh” là họ Lê khác lại nổi lên; câu
“chấn cung kiến nhật”, thì chấn là phương Đông, kiến là mọc ra, nhật là thiên tử; câu
“đoài cung ẩn tinh”, thì đoài là phương tây, ẩn cũng như lặn, tinh là thứ nhân. Mấy câu
này ý nói là vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất thì họ Lý sẽ nổi lên, thiên tử ở
phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất, trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ lại

SVTH: Danh Điệp

15


MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

được thái bình. Ngoài ra ở mấy câu sau, nhà sư Vạn Hạnh còn tiên đoán được việc nhà
Trần sẽ thay nhà Lý, rồi giặc phương Bắc vào cướp và nhà Lê khác sẽ được thành lập.
Thông qua những bài sấm, nhân dân càng có niềm tin hơn vào sự thành lập của
nhà Lý. Chính những câu sấm này đã góp phần quan trọng trong việc ổn định lòng dân,
từ những câu sấm trong dân gian đã tạo một bước tiến cho việc thiết lập nên nhà Lý. Qua
những bài sấm, nhà sư Vạn Hạnh không chỉ thấy rõ thế cuộc của đất nước, mà ông còn
đưa ra một cách chính xác cả thời gian lên ngôi của Lý Công Uẩn.
Ngoài ra, ở châu Cổ Pháp cũng xuất hiện một hiện tượng lạ: có con chó đẻ con sắc
trắng hiện ra chữ “thiên tử”. Đó là điềm nói người sinh năm “tuất” sẽ lên làm vua. Lý
Công Uẩn cũng sinh vào năm Giáp Tuất, đúng như những gì câu sấm lưu truyền. Hay
truyện khi Công Uẩn mới sinh ra trên hai bàn tay đã có bốn chữ “sơn hà xã tắc”,... Có lần
vua Ngọa Triều ăn quả khế lại thấy hột mận (chữ lý cũng có nghĩa là mận), mới tin lời
sấm ngữ trong dân gian. Do đó, Ngọa Triều mới tìm người họ Lý mà giết đi để trừ hậu
họa nhưng lại không đề phòng Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh.
Bằng những câu sấm và điềm báo trong dân gian, nhà sư Vạn Hạnh đã khéo léo
vận động dân chúng, thống nhất nhân tâm, tạo điều kiện vững chắc cho sự ra đời của nhà
Lý. Với những câu sấm trên, cho thấy được vai trò to lớn của Phật giáo đối với sự thành
lập của vương triều nhà Lý. Ngoài ra, sự ra đời của nhà Lý còn nhận được sự giúp đỡ tích
cực của đại thần Đào Cam Mộc.
Với sự đồng lòng của các đại thần và sự tin tưởng của nhân dân, cùng tôn Lý Công
Uẩn lên làm vua: “Tất cả cùng theo giúp vua lên khánh điện lập làm Thiên Tử trăm quan
đều hô vạn tuế”6. Như vậy, ta thấy rằng vương triều Lý ra đời là kết quả của sự vận động
của song hành của Đào Cam Mộc đối với quan lại trong kinh thành và cuộc vận động của

nhà sư Vạn Hạnh bằng những câu sấm trong dư luận dân chúng. Nhờ đó, cuộc chuyển
giao quyền lực từ họ Lê sang họ Lý diễn ra một cách nhanh chóng, không đỗ máu mà vai
trò quan trọng thuộc về đội ngũ tăng quan, nhất là nhờ vào vai trò của nhà sư Vạn Hạnh.
Sự ra đời của nhà Lý mang đậm những sắc thái huyền bí, từ xuất thân của Lý
Công Uẩn đến những câu sấm trong dân gian, thể hiện rõ ảnh hưởng của Phật giáo đối
SVTH: Danh Điệp

16

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

với chính trị - xã hội đương thời. Chính thiền sư Vạn Hạnh là người đã nuôi dưỡng, giáo
dục Lý Công Uẩn từ nhỏ cho đến khi lớn lên và chuẩn bị mọi mặt cho việc lên ngôi của
ông. Ngay từ nhỏ, ông đã được thiền sư Vạn Hạnh trụ trì chùa Lục Tổ nhận xét: “Đứa trẻ
này không phải người thường, sau này lớn lên, tất có thể giải được mọi khó khăn, làm
vua giỏi trong thiên hạ”7. Như vậy, nhà sư Vạn Hạnh đã tiên đoán được tương lai của Lý
Công Uẩn sẽ là một vị minh quân của thiên hạ. Do đó, ông đã tích cực chuẩn bị những
điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao quyền lực từ họ Lê sang họ Lý.
Nhà sư Thích Thuận Đức trong Đạo Phật và Dòng sử Việt nhận xét: “Cứ công
minh mà nói thì Lý Công Uẩn quả là vị quan chính trực, đạo hạnh, can đảm, có khả năng
đứng trước các biến cố nguy hiểm và bất ngờ mà vẫn bình tĩnh sáng suốt hành động. Lý
Công Uẩn không cần phải dùng thế lực đình thần của mình để đoạt ngôi. Đó cũng là một
điều quý. Ngài Vạn Hạnh đưa đệ tử của mình lên ngôi là đã làm một việc hợp lý vì thầy
hiểu trò hơn ai khác”8. Hơn nữa, ta cũng thấy rằng trong giai đoạn này, ngoài Lý Công
Uẩn ra không còn ai có đủ tài chí cũng như nhân đức để phục chúng. Do đó, việc Lý
Công Uẩn lên ngôi hoàng đế đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử cũng như

nguyện vọng của đông đảo quan lại trong triều và nhân dân cả nước, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi sự phát triển của Phật giáo ngày càng sâu rộng.
Sự ra đời của vương triều Lý đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước, mở
ra một giai đoạn phát triển ổn định và lâu dài đầu tiên trong lịch sử, đánh dấu quá trình
phục hưng của Đại Việt sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, cũng như quá trình củng cố chính
quyền phong kiến trung ương tập quyền. Dưới thời Lý, Phật giáo đã có những đóng góp
quan trọng, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của nền văn minh Đại Việt ngày càng
phồn vinh, thịnh trị trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là sự tác động
của Phật giáo trên các lĩnh vực chính trị - tư tưởng và văn hóa – giáo dục. Suốt hơn hai
thế kỉ tồn tại, ta thấy Phật giáo luôn đồng hành và gắn kết mật thiết với nhà nước phong
kiến triều Lý.

1.2.2. Những thành tựu cơ bản của nhà Lý
 Dời đô về Thăng Long (Hà Nội):
SVTH: Danh Điệp

17

MSSV: 6095926


Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

Một sự kiện quan trọng đánh dấu việc thiết lập và củng cố nền quân chủ phong
kiến tập quyền dưới thời Lý là việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà
Nội). Bởi Hoa Lư là một vùng đất chật hẹp khó có thể mở mang thành một vùng đất đô
hội, cũng như không có tầm vóc của đế vương. Hơn nữa, Hoa Lư ban đầu được xây dựng
nên với mục đích chính là một kinh đô thiên về khả năng phòng thủ. Còn thành Đại La là
một vùng đồng bằng rộng lớn có địa thế là “trung tâm của trời đất”, là nơi “đô hội trọng

yếu để bốn phương sum họp” thuận lợi để phát triển thành một kinh đô lớn, một trung
tâm chính trị, văn hóa, xã hội, thương mại mang tầm vóc và diện mạo mới của quốc gia
Đại Việt vững mạnh, thịnh cường. Điều này đã được thể hiện rõ trong Thiên đô chiếu:
“Đây là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng
đô kinh sư mãi muôn đời”. Việc định đô phải nhằm “mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho
con cháu muôn vạn đời”, đem lại lợi ích cho thế hệ sau, phát huy tinh thần dân tộc, khẳng
định vị thế của một quốc gia độc lập tự chủ.
Vì vậy, tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), vua Lý Thái Tổ đã dời đô
từ Hoa Lư về thành Đại La. Khi đến thành Đại La thì thấy rồng vàng bay lên nên đổi tên
Đại La thành Thăng Long. Đổi châu Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư thành
phủ Trường Yên. Việc dời đô về Thăng Long đã cho thấy được tầm nhìn chiến lược,
cũng như bản lĩnh của một đấng minh quân, sáng suốt, mở ra một giai đoạn phát triển
cường thịnh và lâu dài cho dân tộc.
Ngay cả tên gọi thành Thăng Long cũng đã thể hiện được hùng khí đi lên của dân
tộc. Đây là việc làm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định vị thế của một nước
quân chủ, độc lập và phát triển. Sự việc này được sử thần Ngô Thì Sĩ khen là “quyết đoán
sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không theo kịp”9. Qua việc dời
đô càng góp phần khẳng định hơn nữa vị thế của nhà Lý cũng như quốc gia phong kiến
quân chủ Đại Việt, mang khát vọng về một quốc gia độc lập, tự cường, phồn vinh và phát
triển lâu dài.
 Củng cố và hoàn thiện dần bộ máy nhà nước phong kiến quân chủ trung
ương tập quyền:

SVTH: Danh Điệp

18

MSSV: 6095926



Ảnh hưởng của Phật giáo thời Lý (1010 – 1225)
GVHD: Khoa Năng Lập

Nhà Lý được xem như là một triều đại hoàn thành sự nghiệp thống nhất nhà nước
phong kiến tự chủ. Nhà Lý kế tục công cuộc xây dựng và phát triển của các triều đại Ngô
- Đinh - Tiền Lê để hoàn thiện nhà nước phong kiến quân chủ và bắt đầu thiết lập một
nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Chế độ quân chủ phong
kiến phân tán quyền ở các thời Ngô - Đinh - Tiền Lê dần dần chuyển sang chế độ quân
chủ phong kiến tập quyền dưới thời Lý. Nhà Lý là một triều đại rất quan tâm đến việc
củng cố chính quyền.
Để củng cố nền quân chủ, nhà Lý đã thiết lập một bộ máy nhà nước ngày càng
chặt chẽ hơn, quyền lực được tập trung vào tay nhà vua. Bộ máy nhà nước được tổ chức
thành 3 ban: Võ ban, Văn ban, Tăng ban. Năm 1087, trên cơ sở điều chỉnh trong điển
chương của các triều đại trước và của Trung Hoa, nhà Lý đã cho biên soạn và ban hành
bộ quy chế về chính trị hành chính đầu tiên, gọi là Hội điển. Với những thành tựu to lớn
trong việc xây dựng và củng cố chính quyền, bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến dần
được hoàn thiện, đánh dấu quá trình phục hưng của nền độc lập, tự chủ dân tộc sau hơn
ngàn năm Bắc thuộc.
 Về Luật pháp và quân đội:
Luật pháp: Ở các thời Đinh - Tiền Lê, luật pháp còn hà khắc và chưa rõ ràng. Do
đó, vua Lý Thái Tông bèn sai quan Trung thư san định các luật lệ cũ, cũng như các lục
tục trong dân gian mà lập thành bộ Hình thư (1042). Bộ luật này được xem như là bộ luật
thành văn đầu tiên ở nước ta. Với sự ra đời của bộ Hình thư, quyền lực phong kiến được
củng cố, luật lệ và trật tự xã hội được quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng, các hình thức
xử phạt đối với tội nhân được quy định rõ ràng không tùy tiện như các đời trước. Ngoài
ra, luật Hình thư còn quy định việc bảo vệ sức sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho
nền nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được ổn định. Sự ra đời của bộ Hình thư
đánh dấu một bước tiến quan trọng trên con đường xác lập và củng cố nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền. Đây còn là bộ luật chứa đựng nhiều tính nhân văn, nhân đạo
sâu sắc của dân tộc ta, thể hiện được đạo trị nước thương dân của các vua thời Lý.

Quân đội: Nhà Lý đã xây dựng nên một đội quân hùng mạnh nhằm bảo vệ nền độc
lập dân tộc, cũng như nhà nước quân chủ phong kiến. Nhà Lý thực hiện chính sách tuyển
SVTH: Danh Điệp

19

MSSV: 6095926


×