Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Bài tiểu luận khủng hoảng nợ argentina 2001 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.8 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Khủng hoảng nợ
Argentina (2001-2002)
GVHD:
TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo

Nhóm 7
Lê Thanh Nhật Quang

Hồ Thiên Thanh

Trương Đình Quang

Trần Thị Cẩm Duyên

Đặng Thị Thu Hiền

Hồ Trung Thịnh

Trần Thị Hoa

Nguyễn Thị Phượng

Nguyễn Phương Thúy

Huỳnh Đặng Tiến Lâm


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Argentina đất nước của những lễ hội nổi tiếng, carnival và điệu nhảy Tango đầy
quyến rũ, một vùng đất với phong cảnh mê hoặc từ các đồng bằng bụi bặm Patagonia đến
đỉnh Andes phủ tuyết trắng. Đất nước ấy đã từng là thiên đường của người dân nơi đây
khi Argentina phát triển một cách ngoạn mục trong suốt những năm của thập niên 1990.
Argentina được cho là một điển hình của sự thần kì mới với những thành tựu đã đạt được.
Nhưng cũng giống như Đông Á, sau đổi mới Argentina đã đạt được những thành
công nhất định nhờ vào những thành công từ việc ổn định giá trị đồng nội tệ cùng với tốc
độ tăng trưởng ngoạn mục. Lần này đến lượt Argentina chọn đi trên vết xe đổ của các
nước Đông Á, họ đã ngủ quên trên chiến thắng, lại trở thành nạn nhân từ chính sự thành
công của mình.
Tháng 12/2001 hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những
trung tâm kinh tế năng động và thành công nhất tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau
một đêm, đất nước này rơi vào cảnh đói nghèo. Tình cảnh sau đó hết sức hỗn độn. Chỉ
trong vòng 1 tuần, có tới 5 vị Tổng thống lên và xuống chức. Người dân, công nhân, viên
chức xuống đường biểu tình. Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách
mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới áp dụng tại đây từ những năm 1990.
Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này do đâu? Đó là một vấn đề lớn mà
nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề tài mà nhóm
chúng em đưa ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam cũng được xem là một thần kì mới.
Page 2


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

Page 3



Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

Trước khi đi vào tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế Argentina, chúng ta cần phải
nắm được một vài khái niệm căn bản sau:
Khủng hoảng tài chính là gì?
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế
trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.
Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính:
• Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
• Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể
hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
• Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Khủng hoảng nợ là một dạng khủng hoảng tài chính xuất hiện hai yếu tố 1 và 2.
Một trong những nước xuất hiện khủng hoảng nợ điển hình không ai khác chính
là Argentina.

I. ARGENTINA TRƯỚC KHỦNG HOẢNG:
Trong thập niên 1990, Argentina đã thực hiện các chương trình tái cấu trúc nền
kinh tế bao gồm:
• Năm 1991 lập một hệ thống tiền tệ (currency board) với nhiệm vụ gắn chặt tỷ giá
đồng peso với đồng dollar theo tỷ giá 1 đổi 1, và chỉ phát hành vừa đủ tiền peso
cho việc trao đổi trên thị trường. Đây là giải pháp nhằm khống chế lạm phát,
nhưng đồng thời nó cũng hạn chế khả năng của ngân hàng trung ương trong việc
hỗ trợ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và giúp đỡ các ngân hàng thương mại
tăng cường tính thanh khoản.
• Xây dựng hệ thống tiền tệ kép (bi-monetary) đảm bảo vai trò ngang nhau giữa
đồng peso với ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Người dân Argentina có quyền trả
bằng bất kỳ đồng tiền nào trong các giao dịch của mình.

Page 4


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

• Tự do hóa hoàn toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa gần như tất cả
các ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trung
bình và lớn cho nước ngoài.
• Tự do hóa hoàn toàn việc luân chuyển tư bản - cả tài chính lẫn đầu tư trực tiếp mà không có bất kỳ hạn chế nào.
• Tư nhân hóa các công ty nhà nước từ công ty hàng không đến công ty điện và Bưu
điện, trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ.
• Loại bỏ gần như tất cả các hàng rào phi thuế quan, và cắt giảm thuế từ trung bình
45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000.
• Từ chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh, tư hữu hóa ào ạt, nhất
là việc bán chúng cho các ông chủ nước ngoài, bước đầu đã đem lại một lượng dự
trữ ngoại tệ khá lớn cho quốc gia này.
Nguồn thu từ chương trình tư hữu hóa cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp
Chính phủ Argentina ổn định giá trị của đồng nội tệ. Tất cả điều này đã làm nền tảng cho
các tăng trưởng ngoạn mục sau đó. Thêm vào đó, những thành tựu kinh tế và sự ổn định
trong giá trị đồng nội tệ đã dẫn tới một hệ quả đương nhiên, đó là dòng vốn quốc tế chảy
ồ ạt vào Argentina. Những yếu tố đó khiến Argentina được ngợi khen như là một điển
hình của sự thần kỳ mới và là một trong những “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận.
Những biện pháp này có tác dụng tức thời. 3 năm sau đó nền kinh tế phát triển tốt
trong khi lạm phát giảm. Nhưng cùng với cái gọi là thần kỳ đó là ảo tưởng ngủ quên trên
chiến thắng.

Page 5


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)


II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG:
Chính từ sự tăng trưởng ngoạn mục như đã nêu trên mà chính phủ Argentina đã
tận dụng uy tín đang lên của quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài. Cứ như thế các
khoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lên dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới
50% GDP (35% trong năm 1995 cho đến gần 65% năm 2001). Các khoản nợ nước ngoài
này dẫn đến hậu quả tai hại là làm chính phủ mất đi sức đề kháng trước những rủi ro
trong thâm hụt ngân sách, với suy nghĩ dù gì đi chăng nữa, chính phủ cũng dư sức bù đắp
thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả... vay nợ nữa. Thất nghiệp
leo đến mức kỷ lục. Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Kinh tế nối nhau từ chức. Tổng
thống ban bố tình trạng khẩn cấp rồi từ chức.
Từ những năm 1999, Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong chi
tiêu ngân sách. Do đã tư hữu hóa ào ạt các xí nghiệp quốc doanh trong thời gian trước đó,
chính phủ giờ đây đã không còn nguồn thu nào khác ngoài thuế để bù đắp thâm hụt, đó là
chưa kể vấn đề còn bị trầm trọng thêm bởi chính phủ liên tục phải trả nợ cho các hóa đơn
vay nợ nước ngoài trước đây. Tháng 12 năm 1999, Tổng thống Fernando De La Rua đắc
cử, ông phải đối mặt với một đất nước mà tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao, và các hiệu
ứng không mong muốn của tỷ giá hối đoái cố định đang biểu thị một cách mạnh mẽ. Năm
1999 GDP của Argentina đã giảm 4% và cả nước bắt đầu bước vào một cuộc suy thoái.
Tỷ lệ chi ngân sách/GDP tăng từ 27% năm 1997 lên 30% vào năm 2000. Các điểm
yếu trong nền kinh tế lộ ra dẫn đến cuộc tháo chạy ồ ạt của nhà đầu tư nước ngoài.
Argentina bắt buộc phải cầu viện IMF và tổ chức này - với những chính sách kỳ quặc - đã
làm tình hình trở nên cực kỳ tồi tệ.

Page 6


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

Tăng trưởng GDP 91-02 (%/năm)

Nguồn: IMF* Ước tính; + Dự báo
Trung tuần tháng 9 năm 2000, sau sáu tháng trì hoãn, Thượng viện đã thông qua
Dự luật kinh tế khẩn cấp. Dự luật này cho phép Chính phủ của Tổng thống DE LA RUA
điều chuyển hoặc sa thải các nhân viên hợp dồng và hoãn trả các khoản nợ. Quốc hội phê
chuẩn Đạo luật này cùng với - Luật cải cách lao động (thông qua tháng từ năm 2000) và
Luật chống thất thu thuế (thông qua ngày 6 tháng Chín năm 2000) là một phần trong chương trình phục hồi kinh tế cả gói của Chính phủ nhằm đạt tỷ lệ tăng GDP 3% trong năm
2000, giảm thâm hụt ngân sách từ' 7,1 tỷ USD xuống còn 4,7 tỷ USD trong năm 2000.
Đối với các nhà tài trợ quốc tế, khi đang còn trong giai đoạn mặn nồng thì điều gì
cũng là tốt đẹp, thậm chí ngợi khen hết lời, nhưng khi những bất ổn xảy ra thì sự hủy hoại
sẽ đến rất nhanh. Bằng chứng là ngay sau khi Quốc hội Argentina họp khẩn cấp để triển
khai cái gọi là “giảm thâm hụt ngân sách xuống bằng không” (zero deficit plan) vào ngày
11-7-2001, các nhà tài trợ quốc tế đã phản ánh rất hài hước về kế hoạch này. Moody"s và
S&P đã hạ thấp điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia Argentina ngay sau khi quốc hội thông
qua kế hoạch hoang tưởng này, các chỉ số niềm tin liên tục sút giảm như một tín hiệu
phản ứng trước vụ việc nước đến chân mới nhảy của quốc hội nước này. Thêm vào đó,
IMF lại ngưng không hỗ trợ tín dụng cho Argentina, khủng hoảng kinh tế toàn diện là
điều tất yếu phải xảy đến sau đó.
Cuối năm 2001 dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương chỉ còn đúng 2 tỷ. Tổng
thống Fernando de la Rua quyết định người dân chỉ được rút tối đa 1000 USD/tháng,
chính sách này được duy trì cho đến đầu năm 2002. Và cũng trong thời điểm cuối năm
2001, IMF ngừng cấp các khoản cho vay mới với lý do Argentina không đáp ứng được
các đòi hỏi tài chính. Argentina tuyên bố phá sản ngay sau đó.
Page 7


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

Trong bối cảnh đó, cướp bóc và bạo loạn nổ ra khắp nơi, nhiều người Argentina
trở nên điên loạn và đổ xô xuống đường ở các thành phố , đặc biệt là Buenos Aires. Họ
tham gia vào một hình thức phản kháng đã trở thành phổ biến được biết đến như

cacerolazo (đập nồi và chảo). Các cuộc biểu tình đã xảy ra đặc biệt là trong giai đoạn
2001-2002. Lúc đầu, các cacerolazos được đơn giản chỉ ồn ào cuộc biểu tình, nhưng ngay
sau họ bao gồm phá hủy tài sản, thường xuyên xảy ra tại các ngân hàng, các công ty tư
nhân nước ngoài, đặc biệt là các công ty lớn của Mỹ và châu Âu.
Tổng thống Fernando de la Rua tuyên bố tình trạng khẩn cấp (bất hợp pháp vì nó
cần xác nhận của Quốc hội), nhưng điều này chỉ làm tình hình càng tồi tệ hơn, và là
nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình bạo lực vào ngày 20 và 21/12/2001 tại Plaza de
Mayo. Cuộc biểu tình đã kết thúc với một vài người chết, và sự sụp đổ của chính phủ. De
la Rua cuối cùng đã chạy trốn khỏi Rosada Casa trong một chiếc trực thăng vào ngày
21/12/2001.
Năm 2002, tình hình lạm phát và thất nghiệp tăng cao khiến cho nền kinh tế càng
khủng hoảng nghiêm trọng. Tỷ lệ 1:1 đã tăng vọt lên gần 4 pesos mỗi USD. Nhiều doanh
nghiệp đóng cửa hoặc phá sản, chất lượng cuộc sống mức trung bình của Argentina đã
giảm sút.

Page 8


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

Tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ Argentina:


10/12/1999: Fernando de la Rua nhậm chức tổng thống, hứa hẹn sẽ làm kinh tế trở
lại phồn thịnh sau 10 năm dưới thời Carlos Menem.



Tháng 9/ 2000, sau sáu tháng trì hoãn, Thượng viện đã thông qua Dự luật kinh tế
khẩn cấp.


• 16/3/2001: Bộ trưởng Kinh tế Lopez Murphy đưa ra chương trình kinh tế thắt lưng
buộc bụng 4,45 tỷ USD trong 2 năm, giảm mạnh chi phí cho giáo dục.
• 19/3/2001: Lopez Murphy từ chức sau khi 9 quan chức chính phủ bỏ chức vụ để
phản đối chính sách của ông.
• 20/3/2001: Domingo Cavallo, nguyên bộ trưởng kinh tế dưới thời Menem, được
mời vào chính phủ với những quyền lực đặc biệt để tái cơ cấu nền kinh tế.
Page 9


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

• 3/6/2001: Argentina loan báo đã giải quyết xong 29,5 tỷ USD nợ, hoãn trả 7,8 tỷ
lãi tới năm 2002.
• 3/7/2001: Thị trường cổ phiếu sụt giảm tới mức thấp nhất trong 28 tháng sau khi
có tin đồn ông De La Rua sẽ từ chức.
• 11 - 26/7/2001: 3 tổ chức đánh giá hấp lực đầu tư quốc tế đưa Argentina xuống vị
trí thấp hơn, khiến uy tín của nước này giảm mạnh.
• 30/7/2001: Dự thảo kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ được thông qua,
bao gồm những biện pháp đảm bảo cho ngân sách không tiếp tục thâm hụt, giảm
13% lương cho nhân viên chính phủ và trợ cấp hưu trí.
• 21/8/2001: Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề xuất cấp thêm 8 tỷ USD, bổ sung vào khoản
vay dự phòng 14 tỷ của Argentina.
• 1/11/2001: Ông Cavallo thông báo các biện pháp kinh tế mới.
• 30/11/2001: Người Argentina đổ xô tới ngân hàng: 1,3 tỷ USD được rút khỏi các
tài khoản cá nhân.
• 1/12/2001: Ông Cavallo quyết định hạn chế số tiền mà công chúng được rút ra,
nhằm cứu nguy cho hệ thống ngân hàng. Tháng 12/2001, Chính Phủ ra hạn mức
rút tiền là 1000 USD/tháng. Thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủ
thời hạn 10 năm

• Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.
• 5/12/2001: IMF thông báo sẽ không giải ngân khoản viện trợ 1,3 tỷ USD cho
Argentina.
• 6/12/2001: Ông Cavallo chỉ thị chuyển quỹ lương hưu một phần thành trái phiếu
kho bạc và phần kia dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trả nợ.
• 13/12/2001: Thất nghiệp leo đến mức 18,3%, cao nhất kể từ giữa năm 1998.


14/12/2001: Bộ trưởng Tài chính Daniel Marx từ chức nhưng đồng ý làm cố vấn
trong các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ.



17/12/2001: Chính phủ đưa ra chương trình ngân sách 2002 bao gồm khoản cắt
giảm chi tiêu gần 20%.



18/12/2001: IMF nói Argentina có thể hoãn trả khoản nợ 940 triệu USD (theo hạn
phải hoàn vào 1/2002).
Page 10


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)


19/12/2001: Argentina ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với các cuộc biểu
tình phản đối chính sách kinh tế của ông Cavallo. Hạ viện bãi bỏ các quyền đặc
biệt ông Cavallo được hưởng trước đó.




20/12/2001: Tổng thống De La Rua và Bộ trưởng Kinh tế Cavallo từ chức vì biểu
tình đã biến thành bạo loạn khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.



Tháng 1/2002: Thả nổi tiền, Peso mất giá 29%, USD/peso = 1,4.



Tháng 3/2002: Tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, các ngân hàng
lỗ khoảng 10-20 tỷ USD. USD/peso=3,75, các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền mặt.

• Tháng 4/2002: Các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vô thời hạn.

Page 11


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

III.NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG:
1. Các cú sốc từ bên ngoài:
• Năm 1999 khi nước Brazil láng giềng phá giá đồng real, các nhà đầu tư và thương
nhân nước ngoài nhận ra mình có thể dùng đồng USD mua được nhiều hàng hóa
hơn ở Brazil và một số nước khác trong vùng so với ở Argentina. Vì thế đầu tư
nước ngoài vào Argentina và ngành xuất khẩu của nước này (chủ yếu là hàng
nông phẩm) đã sụt giảm thê thảm.
• Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 97-98 mà tiêu biểu là các đợt tấn công đầu
cơ vào đồng baht xảy ra vào tháng 7 năm 1997đã làm chính phủ Thái Lan phải bảo

vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ. Khi dự trữ ngoại tệ gần
cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá. Khủng hoảng nhanh chóng lan ra các
nước Đông Á khác. Đồng nội t ệ của Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia vả
Philippines đều chịu s ức ép. Sự phá giá đồng nội tệ ở các nước này cùng với lãi
suất gia tăng đã làm nhiều doanh nghiệp trước đây vay nợ bằng ngoại tệ không
còn khả năng chi trả. Khó khăn của doanh nghiệp nhanh chóng trở thành khó khăn
của các tổ chức tài chính và khủng hoảng xảy ra.
• Đô la lên giá áp lực Peso lên giá theo làm ảnh hưởng xuất khẩu.
• Mêhico phá giá đồng Peso năm 94.
2. Hệ thống “Chuẩn tiền tệ” (currency board):
Cơ chế vận hành của “Chuẩn tiền tệ”. Nói một cách ngắn gọn, chế độ tỷ giá
“chuẩn tiền tệ” quy định: cấm không cho phép ngân hàng trung ương phát hành các
khoản nợ - tiền có quyền lực cao (high-power money) - nếu như không được bảo đảm hỗ
trợ 100% bằng lượng dự trữ ngoại tệ tương đương. Nói cách khác, hệ thống này chỉ cho
phép ngân hàng trung ương phát hành thêm một lượng tiền tương ứng với lượng ngoại tệ
vừa mới bổ sung. Do đó, giá trị đồng tiền luôn được bảo đảm và đồng thời cũng giúp
kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hệ thống “chuẩn tiền tệ” (currency board) khác với hệ
thống “tỷ giá cố định” (fixed exchange rate system). Bởi vì, “tỷ giá cố định” mặc dù cũng
Page 12


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

duy trì giá trị đồng tiền như “chuẩn tiền tệ” nhưng lại không có độ tin cậy cao, nói là “tỷ
giá cố định” nhưng thật ra đồng tiền cũng có khả năng bị phá giá. Còn “chuẩn tiền tệ” thì
không như vậy, nó luôn giữ đúng tỷ giá trao đổi đã được ấn định trước đó. Do đó, “chuẩn
tiền tệ” luôn đạt được sự tin tưởng cao từ các nhà đầu tư.

Nhược điểm:
Đầu tiên là việc chính phủ không thể tự chủ trong chính sách tiền tệ. Đơn giản là

vì lãi suất của đồng nội tệ phải đúng bằng lãi suất của đồng ngoại tệ, nếu không hoạt
động arbitrage sẽ xảy ra. Do đó, chính phủ không thể giảm lãi suất để kích thích đầu tư
hoặc tăng lãi suất để kiềm hãm lạm phát.
Thứ hai, chuẩn tiền tệ có khuynh hướng khuyến khích các nhà đầu tư trong nước
kinh doanh quốc tế vay nợ bằng ngoại tệ mà không hề có bất cứ biện pháp phòng ngừa
rủi ro nào cả, dẫn đến vay nợ quá mức. Chính vì vậy mà khi khủng hoảng xảy ra, các nhà
đầu tư này sẽ là những người chịu thiệt hại lớn nhất.
Thứ ba, Ngân Hàng Trung Ương không thể thực hiện chức năng là người cho vay
cuối cùng (nguyên nhân là do hệ thống currency board quy định không cho phép ngân
hàng phát hành tiền nếu không có lượng ngoại tệ tương ứng bổ xung). Do đó, khi khủng
hoảng niềm tin xảy ra, ngân hàng trung ương không thể cung cấp cho các ngân hàng
thương mại những khoản vay ngắn hạn được, làm cho các ngân hàng thương mại này
không thể chi trả các khoản nợ sắp đáo hạn cho khách hàng. Cuối cùng, tất yếu là hệ
thống ngân hàng sẽ sụp đổ.
Thứ tư, do không thể in thêm tiền và dự trữ ngoại tệ ngày càng ít đi nên ngân sách
chính phủ sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng. Chính vì vậy, chính phủ Argentina phải bù đắp
thăm hụt ngân sách bằng các khoản vay nợ từ nước ngoài. Điều này làm cho tình trạng nợ
nước ngoài của Argentina ngày càng gia tăng.
Thứ năm, chính sách “chuẩn tiền tệ” làm cho hàng hoá xuất khẩu ngày càng mắc
lên (do đồng đôla tăng giá) và hàng nhập khẩu ngày càng rẻ đi. Do đó, hàng trăm doanh
Page 13


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

nghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài, buộc phải
dẫn đến phá sản.
Thứ sáu, việc đôla hoá nền kinh tế đã tạo ra một hệ thống “tiền tệ kép”
(bimonetary system), cho phép người dân tự do quy đổi từ Peso sang đôla một cách dễ
dàng. Điều này đã làm cho một lượng lớn ngoại tệ “chảy” ra nước ngoài (nguyên nhân là

từ những chuyến du lich, nghỉ mát, mua hàng hóa nhập khẩu với giá rẻ từ nước ngoài),
dẫn đến dự trữ ngoại tệ trong nước bị giảm sút.
Tuy nhiên nếu ta vội kết luận ngay rằng “chuẩn tiền tệ” là nguyên nhân chính dẫn
đến khủng hoảng ở Argentina là sai lầm. Bởi vì, nếu chính sách “chuẩn tiền tệ” là đỉnh
của kim tự tháp thì kinh tế và chính trị là đáy của cái tháp đó. Do đó, nếu đáy của cái tháp
đó (kinh tế và chính trị) bất ổn thì sẽ dẫn đến phần đỉnh tháp (chính sách “chuẩn tiền tệ”)
không phát huy được tác dụng.
3. Bất ổn về hệ thống chính trị :
Đây là nhân tố chính đưa Argentina lún sâu vào khủng hoảng. Ta phải nói đến
tổng thống De la Rua. Trước khi trở thành tổng thống, De la Rua từng giữ chức thị
trưởng, ông đã đẩy lùi nạn tham nhũng, làm cho ngân sách thành phố từ thâm hụt trờ nên
dư dã. Khi vận động tranh cử, ông đã từng hứa rằng sẽ “lấy tiền từ túi của những kẻ tham
nhũng để phân phát cho nhân dân”. Tuy nhiên, chính nhờ thành tích đó, sau khi trở thành
tổng thống, ông đã gặp phải nhiều sự chống đối ngầm từ phía các đồng minh, điển hình là
chủ tịch Thượng viện Carlos Alvarez và chủ tịch phong trào Frepaso, người đồng minh
quan trọng nhất đột ngột từ chức vì bất đồng, để lại De la Rua một mình lèo lái con
thuyền Argentina đầy sóng gió. Chính vì điều này, ông đã đưa ra một quyết định cực kỳ
sai lầm: đề cử cựu bộ trưởng kinh tế Domigo Cavallo đầy tai tiếng và bê bối trở lại chính
trường để giúp ông xử lý khủng hoảng. Tuy nhiên, việc mời Cavallo chẳng giúp ích được
gì cho ông. Cuối cùng thì De la Rua cũng phải từ chức. Theo sau ông là Ramon Peurta và
Adolfo Rodriguez, cả hai chỉ giữ chức tổng thống chưa tới 1 tuần. Chỉ tới khi Eduardo
Dulhalde lên làm tổng thống thì kinh tế Argentina mới có dấu hiệu khởi sắc.
Page 14


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

4. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm:
Sai lầm đầu tiên của chính phủ Argentina là việc tự do hóa hoàn toàn hệ thống
ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa hoàn toàn gần như tất cả các ngân hàng nhà nước ở

địa phương và bán một ít tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài.
Thứ hai, đó là việc tự do cho luân chuyển tư bản - cả trực tiếp và gián tiếp - mà
không có bất kỳ hạn chế nào, dẫn đến việc ngoại tệ bị “bay hơi” sau này.
Thứ ba, tư nhân hóa các công ty nhà nước. Và do phần lớn các công ty tư nhân
hóa thuộc lĩnh vực dịch vụ nhu yếu như cung cấp điện, nước... nên các công ty này đẩy
giá cả các mặt hàng dịch vụ của mình cao hơn. Cuộc khủng hoảng của Argentina trở nên
trầm trọng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản và
ngày càng có thêm nhiều người bị sa thải. Trong khi Argentina không hề có luật lệ mạnh
và đầy đủ, dẫn đến nguồn thu ngân sách của chính phủ không có gì ngoài thuế, không thể
tự chủ trong thu-chi ngân sách.
Thứ tư, loại bỏ gần như hoàn toàn hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế từ trung
bình 45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000.
Thứ năm, vì mục đích tranh cử mà tổng thống Carlos Menem sẵn sàng bỏ qua các
nguyên tắc thị trường, lắp đầy sự thâm hụt trong ngân sách chính phủ bằng các khoảng
vay nợ từ nước ngoài trong suốt thời kỳ cầm quyền. Măc dù chính sách này làm cuộc
sống người dân được tăng lên rõ rệt nhưng Argentina lại trở thành con nợ khổng lồ: 132
tỷ USD. Nó đã góp phần đưa Argentina đi vào khủng hoảng.
Tóm lại, các yếu tố trên đã kết hợp lại khi người dân bắt đầu nghi ngờ rằng đồng
peso sẽ bị mất giá nên đổ xô đến các ngân hàng yêu cầu chuyển số tiền của mình sang
đồng USD theo tỷ giá 1:1 đúng theo chính sách của ông D.Cavallo. Trước tình hình này,
ông Cavallo phải đưa ra giới hạn số tiền rút ra trong một tháng là 1.000 USD nhằm tránh
tình trạng các ngân hàng bị kiệt quệ. Song giải pháp này chỉ càng làm người dân cảm

Page 15


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

thấy bất ổn và trở nên giận dữ hơn, dẫn đến tình trạng nhiều người kéo nhau đập phá các
cửa hiệu và nổ ra những cuộc biểu tình đòi chính phủ từ chức.

5. Thâm hụt ngân sách quá lớn:
Sự thâm hụt ngân sách quá lớn tạo ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khả
năng trả nợ. Chính phủ gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếu
của mình và không thể tài trợ bằng các khoản cho vay nước ngoài; để xử lý vấn đề khó
khăn về ngân sách, chính phủ buộc các ngân hàng phải mua một lượng lớn trái phiếu.

Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng của chính phủ trong việc hoàn trả
các khoản nợ, thì giá của chúng giảm xuống, tạo nên một lỗ hổng lớn trong bảng tổng kết
tài sản của ngân hàng thương mại. Sự suy yếu như vậy trong bảng tổng kết tài sản làm
ngân hàng có ít nguồn lực để cho vay và tình hình thiếu vốn cho vay góp phần tạo ra sự
thu hẹp trong hoạt động kinh tế.
Lợi dụng uy tín quốc gia vay nợ nước ngoài để bù đắp ngân sách và ổn định đồng
nội tệ, khi không có đủ ngoại tệ để chi trả thì tất yếu sẽ dẫn đền vỡ nợ. Gắn liền với việc
chính phủ của Tổng thống Carlos Menem trong nhiệm kỳ thứ hai của mình đã vay nợ
Page 16


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

"thẳng tay" khiến tổng số nợ hiện nay lên đến 132 tỷ USD, tương đương 1/7 toàn số nợ
của các nước đang phát triển. Mỗi khi bị lâm vào khủng hoảng, Argentina lại cần được
vay nợ nên phải chấp nhận lãi suất cao (hiện Argentina phải trả lãi 15% cho khoản nợ của
mình). Việc chính phủ mắc nợ nhiều đã làm lãi suất trong nước gia tăng. Nhiều công ty
trong nước đã phải đóng cửa vì tín dụng cho sản xuất, kinh doanh trở nên quá khả năng
thanh toán.
Các nhà phân tích cho rằng giới lãnh đạo trên thế giới có thể rút ra nhiều bài học
từ công tác điều hành thiếu sót của Chính phủ Argentina: chi nhiều hơn thu, bỏ qua một
cách thô bạo những quy tắc của kinh tế thị trường, không chú trọng đạt được sự nhất trí
giữa các đảng phái chính trị và nhắm mắt trước nạn tham nhũng. Xã luận của tờ Thương
mại (Peru) cho rằng có một "quy tắc vàng" trong kinh tế mà không phải nhờ đến IMF

hoặc phải là một nhà kinh tế nổi tiếng mới biết được: chỉ thu được 2 đồng thì không nên
chi 3 nếu không muốn làm sụp đổ nền kinh tế nước mình.
Tóm lại bản chất của cuộc khủng hoảng của Argentina là:
• Tăng trưởng kinh tế suy giảm làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về khả năng
trả nợ của chính phủ Argentina: Việc bán trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài
trở nên khó khăn, đồng thời hàng loạt các khoản nợ đền kỳ đáo hạn. Đây chính là
khủng hoảng nợ chính phủ.
• Chính phủ tìm nguồn tài trợ khác: Buộc các ngân hàng và quỹ lương hữu nội địa
mua trái phiếu chính phủ. Đàm phán để vay của IMF. Những sự kiện này làm
người dân đổ đi rút tiền từ ngân hàng (15 tỷ USD được rút ra khỏi ngân hàng từ
T7 đến T11/2001.Từ T12/2001, trần 1000 USD/tháng tiền gửi có thể rút ra được
áp dụng) dẫn đến khủng hoảng ngân hàng.
• Tòa án phủ quyết lệnh đóng băng tài khoản của chính phủ . Tiền tiếp tục được rút
ra buộc ngân hàng trung ương phải in tiền để tạo tính thanh khoản cho các ngân
hàng thương mại. Cơ chế hội đồng tiền tệ được hủy bỏ và đồng peso được phá giá
dẫn đến khủng hoảng tiền tệ.
Page 17


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

IV. HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG :
Nhiều công ty tư nhân đã bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng: tiêu biểu
Aerolineas Argentinas - một trong những công ty bị ảnh hưởng nhất Argentina, phải
ngừng tất cả các chuyến bay quốc tế cho các ngày khác nhau trong năm 2002. Các hãng
hàng không đến gần phá sản, nhưng đã sống sót.
Nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng: Các sản phẩm Argentina bị từ chối tại một số thị
trường quốc tế, vì lo sợ rằng chúng có thể hư hỏng. Mĩ hạn chế thực phẩm và thuốc của
Argentina.
Sản xuất các kênh truyền hình đã buộc phải sản xuất thực tế nhiều hơn bất kỳ loại

hình khác, bởi vì các chúng rẻ hơn so với các chương trình khác. Hầu như tất cả các
chương trình giáo dục - truyền hình liên quan đã bị hủy bỏ.
Cuộc khủng hoảng có tác động lớn đối với các nước láng giềng, ảnh hưởng đến
thương mại hàng hoá và dịch vụ, nguồn vốn từ các nguồn lực nước ngoài và kiều hối từ
lao động di cư, hệ thống ngân hàng và lợi nhuận của các công ty nước ngoài có vốn đầu
tư tại Argentina và khu vực, cũng như ảnh hưởng đến tăng biến động trên thị trường
ngoại hối và các chính sách kinh tế.
Nhập khẩu Argentina bị "thả nổi", tính vào khoảng hai phần ba trong bốn tháng
đầu năm 2002, chịu ảnh hưởng bởi sự mất giá mạnh và điểm yếu trong nước. Điều này
ảnh hưởng đến các nước Mercosur và Chile, với Uruguay ảnh hưởng nhiều nhất. Trong
bốn tháng đầu năm 2002, xuất khẩu hàng hoá của mình cho Argentina đã giảm 70% so
với cùng kỳ năm 2001, năm đánh dấu một sự suy giảm đáng kể. Hơn nữa, các vấn đề
phát sinh với các khoản thanh toán xuất khẩu, khi Argentina nhập khẩu, quỹ đã bị chặn
và họ mất tất cả các tiếp cận tín dụng. Du lịch từ Argentina cũng đã giảm một nửa.
Tại Brazil, dù thực tế là nền kinh tế lớn hơn ba lần so với Argentina và mặc dù đa
dạng hóa thị trường, nhưng sự suy giảm mạnh trong xuất khẩu vào Argentina do doanh
Page 18


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

số bán hàng hóa ở nước ngoài giảm gần 6%. Năm 2001, Argentina đã mua 8,6% kim
ngạch xuất khẩu của Brazil, gần một phần tư sản phẩm sản xuất của nó, làm cho Brazil
khó khăn để chuyển hướng sang các thị trường khác trong ngắn hạn. Hơn nữa, xuất khẩu
của Brazil phải đối mặt với khó khăn trong việc có được thanh toán tiền bán hàng. Du
lịch cũng bị ảnh hưởng.
Tại Paraguay, xuất khẩu sang Argentina đã giảm khoảng hai phần ba trong những
tháng đầu năm 2002.
Tại Chile, khu vực thực sự của nền kinh tế thương mại song phương hàng hóa, du
lịch và lợi nhuận của các công ty Chile với các công ty con ở Argentina bị ảnh hưởng.

Mặc dù xuất khẩu vào Argentina chỉ chiếm 3,2% của tổng số của Chile vào năm 2001.
Thật khó để tính toán tác động của cuộc khủng hoảng của Argentina trong lĩnh
vực tài chính, vì những biến động trên toàn hệ thống đã ảnh hưởng những thị trường mới
nổi từ năm 1997. Tuy nhiên, sự suy giảm dòng vốn đầu tư từ các thị trường tài chính
quốc tế là đáng kể, làm cho tín dụng tại Brazil và Uruguay đắt hơn, mặc dù Chile đã
không bị ảnh hưởng.
Khả năng thanh toán của các hệ thống tài chính cũng bị ảnh hưởng. Các ngân hàng
lớn nước ngoài - Mỹ, Tây Ban Nha và các nước khác ở châu Âu - với các công ty con ở
Argentina đã “bị thương” rất nặng bởi cuộc khủng hoảng. Một số ngân hàng Brazil gặp
khó khăn, nhưng thiệt hại của họ không lớn lắm. Ngược lại, ba ngân hàng Uruguay lại
ảnh hưởng lớn từ Argentina. Trong những tháng đầu năm 2002, những sự kiện này đã
châm ngòi cho việc rút tiền gửi ngoại tệ nhiều nhất thực hiện trong năm 2001, kết quả là
tạo ra một sự suy giảm đáng kể trong dự trữ quốc tế của Uruguay. Tương tự như vậy,
không có khả năng xử lý tiền gửi ngân hàng ở Argentina tạo ra việc đóng cửa tạm thời
của một ngân hàng Uruguay.
Cuối cùng, đề cập đến tác động của cuộc khủng hoảng về tài sản dựa trên các công
ty xuyên quốc gia, mà có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực.
Page 19


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

Trong toàn khu vực, quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất vì đầu tư vào Argentina là Chile,
với giá trị đầu tư khoảng 3.2 tỉ $.Giá trị của cổ phiếu giảm 12% trong những tuần sau phá
giá tại Argentina. Thu nhập giảm từ 208 triệu USD trong năm 2000 xuống 114 triệu USD
vào năm 2001, và dự kiến là số không vào năm 2002.
Argentina nhanh chóng mất đi niềm tin của nhà đầu tư và các “chuyến bay của
tiền” từ nước này tăng lên. Người dân lo sợ cho sự an toàn của số tiền đã gửi và không
biết chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng, người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng rút
tiền, dẫn đến tình trạng hoảng loạn ngân hàng bắt đầu từ ngày 11/10/2001. Tình hình này,

cộng với nhận thức chính phủ sẽ tuyên bố vỡ nợ , dẫn đến tới cuộc tấn công đầu cơ vào
đồng peso của Argentina và đồng tiền này đã sụp đổ- giảm tới trên 70% giá trị. Nó làm
cho các doanh nghiệp có mức nợ cao bằng đồng tiền nước ngoài hoàn toàn mất khả năng
trả nợ. Tình hình này càng làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức. Kết quả,
người cho vay trong nước và nước ngoài ít sẵn sàng cho vay hơn nữa làm sụt đổ hoạt
động kinh tế và tốc độ tăng GDP thực tế đã giảm. Sự suy giảm trong dòng tiền mặt và
bảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp và các hộ gia đình làm cho tình trạng khủng
hoảng ngân hàng ngày càng tồi tệ hơn làm cho vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức
trên thị trường tài chính xấu đi do ngân hàng ít có khả năng đóng vai trò truyền thống của
mình là trung gian tài chính.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, khủng hoảng đem lại hậu quả rất xấu đối
với Argentina, nhưng tác động ra thế giới bên ngoài thì không đáng kể, chỉ có Tây Ban
Nha và Nam Phi, nơi có nhiều công ty có quan hệ làm ăn lớn với Argentina, chịu tác
động một phần của cuộc khủng hoảng kinh tế. Cổ phiếu của các ngân hàng Tây Ban Nha
- một chủ nợ lớn của Argentina - sụt giá mạnh nhất, khiến chỉ số chứng khoán của nước
này giảm 1,1% trong phiên giao dịch hôm qua. Đồng rand của Nam Phi cũng giảm xuống
mức lịch sử so với USD, bảng Anh và euro. Trong khi đó, các nhà đầu tư trên thế giới
vẫn tỏ ra lạc quan trước những cuộc bạo động ở Argentina do ảnh hưởng của nó với các
thị trường lớn là rất khiêm tốn.

Page 20


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

V.

TÁC ĐỘNG CỦA IMF ĐỐI VỚI ARGENTINA:
Phần lớn vấn đề của Argentina là do nước này gây ra, nhưng IMF cũng đã mắc


một số sai lầm nghiêm trọng trong việc tư vấn và trong những hành động của mình đã
thực hiện tại Argentina.
IMF hỗ trợ tăng thuế để cân bằng ngân sách chính phủ Argentina dẫn đến việc làm
tăng thêm gánh nặng thuế đã rất cao tại Argentina, đồng thời việc đó cũng làm ngăn cản
sự phát triển kinh tế.
Các quan chức IMF ủng hộ sự phá giá đồng peso, được chứng minh là sai lầm
trầm trọng, vì họ nghĩ rằng nó đã được định giá quá cao, mặc dù các tính toán trong báo
cáo quốc gia riêng của IMF về Argentina lại khác. Họ ngăn cản việc đô la hóa (thay thế
cho đồng peso với đồng USD là đồng tiền chính thức), một phần trong các lý do sai lầm
đó là tính khả thi.
Đến giữa năm 2001 mặc dù Argentina đã cố gắng điều chỉnh các chính sách nhưng
không thành công trong việc khôi phục tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ gia tăng của nợ
chính phủ. Mặc dù vậy, vào tháng Chín năm 2001, IMF chấp thuận tăng 8 tỷ USD cho
vay đối với Argentina. Thế nhưng đến tháng mười hai năm 2001, IMF cho rằng nếu họ
cho vay tiền nhiều hơn sẽ là một sự lãng phí nên đã ngừng giải ngân phần còn lại của
khoản vay. Điều này thật mâu thuẫn với những gì họ đã làm trước đó và khiến cho tình
hình của Argentina trở nên tồi tệ hơn.
Ngày 5/9/2002, IMF cho phép Argentina hoãn trả các khoản vay trị giá 2,8 tỷ
USD trong một năm. Ngày 14 Tháng 11, Argentina không trả đúng hạn một khoản vay từ
Ngân hàng Thế giới. Ngày 15/1/2003, Argentina không thanh toán đúng hạn cho Ngân
hàng phát triển liên Mỹ, và có nguy cơ sẽ không trả đúng hạn cho các khoản nợ IMF bắt
đầu từ ngày 17/01/2003. Argentina là một trong những người đi vay lớn nhất từ cả ba tổ
chức. Sự vỡ nợ của Argentina đã có thể phá hỏng truyền thống không có rủi ro về việc
Page 21


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

không trả nợ đúng hạn của các nước thành viên. Để bảo vệ truyền thống đó, các nước
công nghiệp là cổ đông lớn nhất của IMF gây áp lực để gia hạn cho đến tháng Tám cho

các khoản vay đến hạn. Các nhân viên của IMF không muốn cho gia hạn khoản vay vì
theo thủ tục thông thường đây là những khoản nợ không được gia hạn. 17/1/2003, giám
đốc quản lý của IMF tuyên bố ông sẽ đề nghị gia hạn, do đó, Argentina đã không rơi vào
tình trạng vỡ nợ mặc dù đã không thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngày 24 tháng 1,
IMF duyệt các khoản nợ có tổng giá trị 6,8 tỷ đô, nhờ đó Argentina sẽ không phải hoàn
lại bất kỳ khoản vay cũ đến hạn trước tháng 8 năm 2003. Trong thực tế, việc Argentina
giành chiến thắng trong việc chống lại các tổ chức tài chính quốc tế và các cổ đông chính
phủ lớn nhất của các tổ chức đó đã thiết lập một tiền lệ xấu cho những con nợ lớn khác
trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Page 22


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

VI. CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ:
Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 5/2003,Chính phủ của Tổng thống Néstor
Kirchner đã bắt đầu thực hiện các kế hoạch hành động trong hàng loạt lĩnh vực Nhà
nước, ban hành và áp dụng chiến lược, chính sách, cơ cấu kinh tế để đưa Argentina ra
khỏi khủng hoảng và ông cũng đã áp dụng giải pháp bỏ chính sách cố định tỷ giá hối
đoái, giữ đồng peso yếu để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, cho phép thay thế nhập
khẩu và khuyến khích xuất khẩu.
1. Chính sách thương mại:
Tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và phát triển các ngành sản xuất trong
nước. Chính sách đồng peso yếu và thúc đẩy xuất khẩu là một trong những chính sách
phát triển kinh tế của Argentina sau khi nước này đối mặt với một trong những cuộc
khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng nhất lịch sử từ cuối năm 2001.
Nỗ lực của Chính phủ trong việc đạt được thặng dư ngân sách liên tục trong 2 năm
đã từng bước góp phần làm lành mạnh lĩnh vực tài chính công, tăng dự trữ ngoại hối, chi
trả một phần lãi vay và các khoản nợ đến hạn, cải thiện được một phần hình ảnh của

Argentina với các tổ chức tài chính quốc tế. Vai trò và uy tín của Chính phủ và tổng
thống ngày càng được củng cố. Chính Phủ ưu tiên, khuyến khích, củng cố và phát triển tư
bản dân tộc với chính sách đẩy mạnh sản xuất và tăng cường hỗ trợ các doanh nhiệp nhỏ
và vừa .Sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, từng bước nới lỏng các hạn
chế về tài chính, liên tục giảm lãi suất tiền vay.
Các vấn đề tiếp theo là giải quyết vấn đề năng lượng và giá cả. Giữ vững được
thặng dư tài chính và cân bằng ngoại thương. Giải quyết tốt được vấn đề nợ đối với nước
ngoài, cân bằng được cán cân thanh toán và điều chỉnh tăng số dư tài chính.
Chính phủ Argentina đề ra các biện pháp kinh tế và kế hoạch “Đột biến- Shock”
phải thực hiện là: tăng cường thu thuế Nhà nước và giảm chi phí công cộng; Giữ vững và
Page 23


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

tăng thặng dư thương mại, tăng số tiền thu thuế từ việc xuất khẩu, với số tiền tăng do thu
thuế, sẽ trợ cấp để giảm giá lương thực, thực phẩm, tăng mức thuế về điện và gas, giữ
vững tỉ giá tiền tệ, giảm lãi suất ngân hàng, tiếp tục bảo đảm bảo hiểm xã hội, tăng cường
thương lượng với các tổ chức nước ngoài để họ tiếp tục cho nợ các khoản vay mà chưa
phải trả.
Argentina đã phát động một chiến dịch “Nhãn hiệu Argentina” để thúc đẩy phát
triển các mặt hàng xuất khẩu có tên tuổi của Argentina trên nhiều thị trường các nước
như: Patagonia, Tango, Iguazu, Malbec, Polo hoặc Bariloche v.v… Bộ ngoại giao, ngoại
thương, các phòng thương mại mặt hàng của Argentina đã tổ chức nhiều đợt, chiến dịch
quảng cáo, triển lãm, hội chợ quốc tế, các cuộc hội đàm thương mại quốc tế, hội nghị, hội
thảo… để xúc tiến thương mại va trao đổi thông tin với khách hàng trên toàn thế giới, do
đó, có rất nhiều nước xa xôi hoặc trước kia không biết đến Argentina thì nay đã bắt đầu
buôn bán và phát triển quan hệ thương mại với Argentina và ở một số nước đã có những
dấu hiệu đặc trưng hàng hóa của Argentina như ở Nam Phi, Mexico v.v...
2. Chính sách đối ngoại:

Chính phủ của Tổng thống Kirchner đã có chính sách đối ngoại độc lập hơn so với
các Chính phủ tiền nhiệm gần đây, đặc biệt là trong chính sách quan hệ với Mỹ.
Ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, tích cực ủng hộ chính sách liên kết khu
vực Mercosur, Chile, tăng cường quan hệ với Venezuela, Mexico, chú trọng trong quan
hệ kinh tế với EU, Mỹ, các nước lớn, củng cố và tăng cường phát triển kinh tế và buôn
bán với Trung quốc và Nhật bản. Đặc biệt hiện nay, dưới thời của Tổng thống Cristina,
bà chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tăng
cường hợp tác khối v.v…
3. Chính sách đầu tư:
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực kinh tế của đất nước, đặc
biệt là vào lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực sản xuất, thay thế việc nhập khẩu ở nước
ngoài mà có thể gây nên hiện tượng nhập siêu.
Page 24


Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)

Ví dụ: kêu gọi Brazil đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ phận ô
tô ở Argentina, thay thế việc nhập khẩu các bộ phận này ở Brazil. Chính phủ Argentina
tăng cường thỏa thuận với Chính phủ Brazil và với các nước khác để ký các Hiệp định
trung hạn, dài hạn về đầu tư, chẳng hạn đề nghị Brazil xây dựng các nhà máy sản xuất
các bộ phận ô tô ở Argentina. Ngoài ra Argentina còn tăng cường xuất khẩu lúa mì, các
hàng nông sản và các mặt hàng có thế mạnh của mình sang Brazil và các nước khác để
giảm bớt hiện tượng nhập siêu.
4. Chính sách tài chính:
Khôi phục việc quản lý ngoại hối, buộc các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ trong
nước và hạn chế việc vốn bị tuồn ra nước ngoài.
Quản lý thuế xuất khẩu, góp phần tạo ra cân đối ngân sách và giảm tác động của
việc đồng peso mất giá đối với giá cả trong nước.
Chính sách tiền tệ linh hoạt.

Chính sách hối đoái nhằm tránh đồng peso tăng giá thông qua sự can thiệp của
Ngân hàng Trung ương,
Đồng giá dịch vụ công cộng, có nghĩa là : Giữ vững giá cả các mặt hàng quan
trọng của nền kinh tế, đúng với những chi phí sản xuất (xí nghiệp) của chúng và trong
mối tương quan với mức lương thực tế.
Trước mắt, lối thoát khả dĩ nhất là để đồng peso trôi nổi, giúp Argentina tạo ra một
hàng rào bảo vệ, chống những mặt hàng bên ngoài, thêm nữa điều này sẽ cải tạo cán cân
thương mại (nhập siêu) với các nước như Brazil, Mexico với tỉ giá đô la tự do. Tuy nhiên,
biện pháp này mang theo rất nhiều rủi ro lớn. Một trong số đó là rủi ro về việc đồng peso
giảm giá trị và bùng nổ lạm phát.

Page 25


×