Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tác động của truyền thông đến dư luận xã hội và ngươc lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.15 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

Chương 1 : LỜI MỞ ĐẦU
Chương 2 : NỘI DUNG CHÍNH
1 Khái niệm truyền thông và dư luận xã hội
1.1 Định nghĩa dư luận xã hội
1.2 :Khái niệm Truyền thông là gì?
2: Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội
3.Sự kiện để chứng minh: Báo chí với việc Phụ nữ Việt Nam lấy
chồng ngoại
3.1 Nhìn từ Hàn Quốc
3.2Dư luận xã hội trong nước về việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài.
3.3 Truyền thông đại chúng và sự điều chỉnh dư luận xã hội

Chương 3: KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo


Chương 1 : LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọng đối
với đời sống xã hội. Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản là
quá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý,
giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì
Cùng với truyền thông đại chúng ,dư luận xã hội cũng là sự thể hiện tâm
trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân
nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở
các quan hệ xã hội đang tồn tại. Đối với dư luận xã hội, truyền thông đại
chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện. Vấn
đề dư luận xã hội và vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội đã


được thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết trên báo cáo và
tạp chí thời gian qua. Đặc biệt có nhận xét rằng ‘truyền thông tạo nên dư
luận xã hội nhưng dư luận xã hội cũng là nguồn cung cấp tư liệu cho truyền
thông đại chúng ‘’.Trong khuôn khổ bài tiểu luận, em xin trình bày ba vấn
đề chính sau đây :
1.Khái
niệm
truyền
thông
và

luận
xã
hội
2.Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội
3.Ví dụ để chứng minh mối quan hệ hai chiều giữa truyền thông và dư luận
xã hội


Chương 2 : NỘI DUNG CHÍNH
1 Khái niệm truyền thông và dư luận xã hội

1.1

Định

nghĩa




luận



hội

Thuật ngữ Dư luận xã hội được nhà văn và cũng là nhà hoạt động nhà nước
người Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ 12. Tuy nhiên, chính
Rousseau mới được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo
nghĩa hiện đại khi ông là bộ Trưởng Bộ ngoại giao Pháp. Trong tiếng Việt,
thuật ngữ Dư luận xã hội còn được gọi theo những cách khác bằng những
thuật ngữ tương đương như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công
luận, ý kiến quần chúng…Thuật ngữ này sử dụng nhiều trong đời sống xã
hội, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và trong một số ngành
khoa học cũng như chính trị học, triết học và trong tâm lý học xã hội. …Tuy
nhiên, cho dù được sử dụng khá phổ biến, nhưng khái niệm này lại không có
nội dung xác định, không có một ý nghĩa thống nhất. Chính vì vậy, có những
trường hợp cả hai nhóm ủng hộ và phản đối một vấn đề gì đấy thì được nói
rằng Dư luận xã hội đứng về phía họ. Nói cách khác, trong nhiều lĩnh vực,
người ta sử dụng khái niệm Dư luận xã hội như một thói quen, mà không có
định

nghĩa

cụ

thể

về


nó.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Dư luận xã hội. Theo Young, Dư luận
xã hội được hình thành theo cách hợp lý hoá. Dư luận xã hội là sự đánh giá
của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có tầm quan trọng chung, sau
mộDư luận xã hội thảo luận công cộng.


Dư luận xã hội đó là ý kiến của nhóm có đủ thông tin - Dư luận xã hội có thể
được xem là tình cảm, về bất kì chủ đề gì mà đựơc những người có nhiều
thông tin nhất, trí tuệ nhất, và đạo đức nhất của cộng đồng ấp ủ.
Theo quan điểm của Folson, Dư luận xã hội là ý kiến chỉ của nhóm thứ cấp:
khi có sự tham gia của công chúng, hay là một nhóm thứ cấp hơn là nhóm sơ
cấp nhóm giao tiếp trực diện, chúng ta có Dư luận xã hội.
Hiểu một cách chung nhất, Dư luận xã hội chính là ý kiến còn lại sau quá
trình thảo luận, trao đổi trong xã hội. Nói cách khác, nó là kết quả của quá
trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức
nào tùy theo bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hoá và tính
thuần nhất của mỗi quốc gia.
Dư luận xã hội mang tính chỉnh thể:
Dư luận xã hội được hình thành trên các cơ sở ý kiến của cá nhân nhưng nó
không phải là một tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân. Nói các khác, không
thể coi Dư luận xã hội là đơn giản chỉ là kết quả trung bình cộng cơ học của
những ý kiến khác biệt của các cá nhân. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, kết
quả trưng cầu ý kiến thể hiện qua thảo luận, đối thoại của người trả lời với
các cá nhân và nhóm xã hội khác hoặc đối thoại với chính bản thân họ thông
qua những chuẩn mực và giá trị xã hội mà họ công nhận. Người trả lời trong
các cuộc điều tra Dư luận xã hội chỉ là người thể hiện (người mang Dư luận
xã hội)
Như vậy, dư luận xã hội là những thái độ, những cảm xúc, hay ý tưởng của

một bộ phận lớn những người dân về những vấn đề công chúng quan
tâm.Dưới sự lý giải của nhà truyền thông, dư luận xã hội được cho là hiệu
quả tức thì của truyền thông đại chúng.


1.2 :Khái niệm Truyền thông là gì?
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông
là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn
nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được
truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao
đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển
các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra
hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học
được cú pháp của ngôn ngữ.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu.
Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu
biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này
được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay
bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm
chí là chính người tổ chức gửi đi thông tin.
Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông
không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền
thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ.
Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp
bằng ngôn từ tới người khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta
đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định ví dụ như quốc
huy của một quốc gia.
Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với
qui mô khác nhau. Qui mô của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất
của cuộc hội thoại. Truyên thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa ba



đến mười hai cá nhân và khác biệt với trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn
hơn như công ty hay cộng đồng. Hình thức truyền thông này được hình
thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề cập tới như một mô
hình tâm lý học trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người
nhận qua một kênh thông tin. Ở cấp độ lớn nhất, truyền thông đại chúng
chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình truyền thông diễn ra liên tục. Khi bạn ngồi yên lặng trong góc
phòng, mặc cho mọi người xung quanh nói hay làm gì thì cũng đang gửi
những tín hiệu truyền thông không bằng lời cho những người xung quanh
(cho dù vô tình hay cố ý).
Bởi truyền thông là quá trình gửi và nhận thông tin, các mốc phát triển
truyền thông thường gắn liền với tiến bộ công nghệ.

2: Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận xã hội
Ta có thể thấy hai khía cạnh sau :
Dư luận xã hội là đối tượng phản ánh báo chí, vì mọi thông tin trong xã hội
đêù là đối tượng của báo chí
Báo chí tác động bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức thông qua các kệm
hay một con đường nào đó đến với dư luận xã hội, đối tượng chấp nhận có
khả năng làm theo chỉ dẫn thông tin đã tạo nên những hành động của cá
nhân và các tập thể đoàn người
Báo chí truyền thông định hướng cho dư luận xã hội: thể hiện trách nhiệm
xã hội của nhà báo. Bên cạnh việc phản ánh dư luận xã hội, truyền thông còn


có một nhiệm vụ quan trọng là định hướng đúng đắn dư luận xã hội, cho
thông tin đi vào đúng luồng, phân biệt cái đúng cái sai, góp phần vào định

hướng hành vi của cá nhân trong xã hội, vì lợi ích của cộng đồng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Định hướng dư luận xã hội có nghĩa là làm
cho dân hiểu và quyết tâm làm cách mạng và giữ độc lập tự do cho dân
tộc.Định hướng dư luận xã hội là tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu, do đó
cán bộ phải ‘tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu” và không làm theo cách
‘hạ lệnh, cách cưỡng bức’.Từ đó cho thấy cách giải thích hiệu quả nhất cho
số đông là giải thích định hướng trên báo chí
3.Sự kiện để chứng minh: Báo chí với việc Phụ nữ Việt Nam lấy chồng

ngoại
3.1 Nhìn từ Hàn Quốc
Tháng 4 năm 2006, có một bài viết đăng trên báo Chosun (Hàn quốc) đề cập
đến phụ nữ Việt nam lấy chồng Hàn quốc, bài báo đã tạo nên một làn sóng
dư luận phản đối dữ dội không chỉ ở Việt Nam mà cả ở HQ, và nó không
dừng ở lĩnh vực truyền thông đại chúng mà còn tác động đến cả lĩnh vực
ngoại giao.Nhưng, điều gì tạo nên làn sóng phản đối quyết liệt như vậy?

Có thể nói, người phụ nữ Việt Nam được xem như một món hàng rất dễ
mua, qua các quảng cáo trên báo chí ở HQ. Hiện nay ở HQ, trên bất kỳ nhật
báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo như “Cô dâu Việt Nam
đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”.
Phải chăng vì lấy vợ Việt Nam dễ, giá thấp lại có chất lượng cao, nên xu
hướng đàn ông HQ lấy vợ Việt Nam ngày càng nhiều?


Bên cạnh những quảng cáo cho việc lấy vợ Việt Nam như một món hàng dễ
mua, cũng có những bài viết cho thấy sự khó khăn trong đời sống gia đình
của những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài “Phụ nữ Châu Á đến HQ để
kết hôn và có cuộc sống mới đều gặp rất nhiều khó khăn vì sự khác biệt về
mặt văn hoá và những định kiến ở Hàn quốc” . “Thật đáng buồn khi nghĩ

đến chuyện thanh niên ở các vùng quê phải ra nước ngoài để kiếm vợ chỉ vì
không thể kiếm được vợ ở Hàn quốc”(Tuổi trẻ, 5.5.2006). Những kiểu
quảng cáo xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam như vậy đã tạo nên làn
sóng phản ứng dữ dội ở HQ và đặc biệt ở Việt Nam, bởi vì đó không đơn
giản chỉ là “nỗi đau về trách nhiệm, mà đây còn là nỗi nhục hình ảnh phụ nữ
Việt Nam dưới con mắt người nước ngoài”(Võ Văn Kiệt).
Có thể nói, dư luận HQ dẫu rằng có những phản ứng với nhật báo Chosun về
bài viết của phóng viên Chae Sung Woo, nhưng cũng không thể phủ nhận
một thực tế: những quảng cáo đó đang đáp ứng nhu cầu của một bộ phận
nam giới HQ đang gặp khó khăn trong hôn nhân với phụ nữ trong nước.

3.2Dư luận xã hội trong nước về việc phụ nữ Việt Nam
kết hôn với người nước ngoài.
Ở Việt Nam, từ nhiều năm trước dư luận xã hội và báo chí cũng đã nhiều lần
lên tiếng và cảnh báo trước hiện tượng kết hôn với người nước ngoài ngày
càng gia tăng.
Có những luồng dư luận/ý kiến trái ngược nhau về vấn đề kết hôn với người
nước ngoài. Có thể chia ra hai quan điểm chính: ủng hộ và phản đối.
Những ý kiến phản đối việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài,
vì đó thực chất là buôn bán phụ nữ: “Có cả một dịch vụ mua bán phụ nữ


Việt Nam cho người nước ngoài diễn ra và vẫn còn tiếp tục diễn ra rộn rịp,
phát đạt, vui vẻ, không hề giấu diếm, một ngành buôn người thật
sự”(Nguyên Ngọc, 2006)
Ý kiến ủng hộ, nhìn từ bên ngoài: trong bài viết của mình, Han Guk Yeom đại diện Trung tâm Nhân quyền của phụ nữ nhập cư tại HQ – đăng trên báo
Joong Ang, một tờ báo lớn của HQ, đã viết rằng: “Sự thay đổi về cách nhìn
nhận phụ nữ châu Á là điều quan trọng nhất. Xem cuộc hôn nhân của phụ nữ
nhập cư với đàn ông Hàn quốc như “một cách chạy trốn đói nghèo” là một
cách nhìn kỳ thị và sai lầm. Nếu mọi người tiếp tục nghĩ họ “lấy chồng vì

tiền” thì sẽ rất khó ngăn chặn tình trạng vi phạm nhân quyền và nguy cơ
buôn người..... Chúng ta nên nhìn nhận họ như những người tiên phong
trong cuộc sống và tôn trọng họ”(Tuổi trẻ, ngày 5.5.2006)
các quan chức nước ngoài cũng ủng hộ việc kết hôn của nam giới HQ với
phụ nữ Việt Nam, qua cái nhìn tích cực của tuỳ viên báo chí và thông tin đại
sứ HQ tại Việt Nam “Hàn quốc phải cảm ơn Việt Nam vì đã cho chúng tôi
những cô dâu ngoan và tuyệt vời”, bởi lẽ khó khăn trong hôn nhân của đàn
ông HQ đang là một vấn đề xã hội “Một vấn đề xã hội lớn hiện nay tại HQ
là nhiều người đàn ông, nhất là ở nông thôn, rất khó lập gia đình.

Hai luồng quan niệm trái ngược nhau trước hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết
hôn với người nước ngoài là biểu hiện của đặc tính thống nhất và xung đột
của dư luận xã hội

3.3 Truyền thông đại chúng và sự điều chỉnh dư luận xã
hội


Dư luận xã hội qua các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ phản
ánh thực trạng đời sống hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mà còn cho thấy
quy trình của việc tuyển chọn “cô dâu”. Bên cạnh đó, điểm nổi bật qua các
bài viết trên phương tiện truyền thông đại chúng đã cho thấy sự biến đổi về
quan niệm, về giá trị hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Cộng đồng, xã hội
không còn cái nhìn phán xét nghiêm ngặt như trước, trong khi lên án những
hành vi môi giới mà thực chất là buôn bán phụ nữ
Không chỉ dư luận xã hội trong nước mà dư luận xã hội ở nước ngoài cũng
không tán đồng với những bài viết xúc phạm nhân phẩm các cô dâu Việt
Nam lấy chồng nước ngoài.
Điều quan trọng hơn, qua dự luận xã hội, đã tác động đến các nhà lập pháp,
những người xây dựng chính sách, để điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với

hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.

Đương nhiên, nếu chỉ có Luật pháp của Việt Nam sửa đổi thì chưa hẳn đã có
hiệu quả cao, . Sẽ rất tốt nếu như các nước trong khu vực cũng có quan điểm
như HQ sẽ xây dựng một hệ thống tổng quát hỗ trợ phụ nữ nước ngoài đã
kết hôn và di cư đến HQ, giúp họ sớm ổn định cuộc sống” (Báo PNVN, số
54/2006


Chương 3: KẾT LUẬN
Qua nội dung trên ta thấy rằng truyền thông và dư luận xã hội có mối quan
hệ hai chiều.Dưới sự lí giải của truyền thông, dư luận xã hội được coi là hiệu
quả tức thì của truyền thông đại chúng.Dư luận xã hội tích cực là một điều
kiện dẫn đến ổn định chính trị xã hội.Từ dư luận xã hội sẽ dẫn đến các hành
vi xã hội rộng lớn,tạo sức ép thúc đẩy, tạo ra những khuôn khổ bắt buộc đối
với việc nhận thức và giải quyết tốt các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Bởi truyền thông là phương tiện chủ yếu tuyên truyền hệ tư tưởng
chính trị, truyền thông đại chúng thiết lập và củng cố thông tin trong công
chúng, hợp pháp hoá các thể chế quyền lực. Truyền thông đại chúng là một
nhân tố của sự kiểm soát xã hội, được giới cầm quyền sử dụng để hợp pháp
hoá các chính sách, ổn định hoá hệ thống chính trị và kinh tế.


Danh mục tài liệu tham khảo
1/ Xã hội học về dư luận xã hội- Nguyễn Quý Thanh- NXB Đại học QGHN
2. Trang web :
- />ui=2&ik=d31bc69dc0&view=wtatt&th=1284059d4e3ee58d&attid=0.1&dis
p=attd&zw
3.Trang web:
/>ui=2&ik=d31bc69dc0&view=att&th=1284059d4e3ee58d&attid=0.2&disp=

vah&realattid=f_g8ixtecn1&zw
4.Vai trò của truyền thông đại chúng trong Giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện
nay- Trần Ngọc Tăng, NXB chính trị QG 2001



×