Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.01 KB, 95 trang )

Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH
THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
Sinh viên : BÙI THỊ QUỲNH TRANG
Lớp : A4-K38B KTNT
____________________________________________________________________

1
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................4
Chương I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY KHU VỰC
CHÂU Á..................................................................................................................... 6
I. Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường .................................. 6
II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trong
khu vực châu á...........................................................................................10
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy..................................................10
2. Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy .......................................................17
2.1. Thị trường bột giấy.................................................................................17
2.2. Thị trường giấy loại.............................................................................. 19
2.3. Thị trường giấy thành phẩm...................................................................20
III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy
trong thời gian tới........................................................................................21
1. Thị trường giấy................................................................................................21
2. Thị trường bột giấy .........................................................................................24
Chương II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC............................ 26


I. Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam............. 26
1. Nghề làm giấy cổ truyền và những tiền đề để phát triển ngành giấy ở
Việt Nam..........................................................................................................26
2. Vài nét về công nghiệp giấy nước ta...............................................................30
____________________________________________________________________

2
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong
những năm gần đây.....................................................................................33
1. Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam .....................................33
2. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng giấy của Việt Nam.......................................38
2.1.Tình hình tiêu thụ trong nước................................................................38
2.2. Tình hình xuất khẩu ra nước ngoài.......................................................40
3. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng giấy từ nước ngoài...................................41
3.1. Thị trường nhập khẩu...........................................................................41
3.2. Kim ngạch nhập khẩu...........................................................................42
III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành giấy Việt Nam...................................................................................44
1. Khó khăn.........................................................................................................44
1.1. Còn quá nhiều bất cập trong việc cung cấp nguyên liệu cho
ngành giấy...........................................................................................44
1.2. Công nghệ lạc hậu................................................................................48
1.3. Trình độ quản lý yếu kém.....................................................................49
1.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp..............................................50
1.5. Thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phức tạp và kéo dài............................53
1.6. Quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp............................................54
2. Thuận lợi .........................................................................................................55

2.1. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đối lớn 55
2.2. Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn...........................................56
2.3. Đây là ngành được Nhà nước quan tâm đầu tư....................................59
____________________________________________________________________

3
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ
KHU VỰC...................................................................................................................
61
I. Các cơ hội và thách thức đối với ngành giấy Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế khu vực .............................................................................61
1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam..........................................61
2. Các cơ hội........................................................................................................64
3. Các thách thức.................................................................................................66
II. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam. 67
1. Về phía Nhà nước............................................................................................67
1.1. Xây dựng phương án chủ động về nguyên liệu cho ngành giấy..........67
1.2. Xúc tiến việc triển khai các dự án đầu tư cho ngành giấy....................74
1.3. Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường............75
1.4. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy.........................................77
2. Về phía doanh nghiệp......................................................................................78
2.1. Nâng cao trình độ công nghệ................................................................78
2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.......................................83
2.3. Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh..................85
2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại...................................86
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................90
____________________________________________________________________

4
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
LỜI NÓI ĐẦU
Trước khi giấy viết ra đời, ngay từ thời cổ con người đã biết viết, biết vẽ trên
nhiều chất liệu khác nhau như đá, mai rùa, xương thú vật, đất sét, đất nung, thẻ tre,
nứa, trúc, lá cọ, lụa, đồng, ... Từ xa xưa, ở nước ta, cả người Kinh lẫn người Thái,
Mường, Tày, Nùng, Chăm, Khơmer,... đều đã biết viết vẽ trên một số chất liệu như
vậy.
Ngày nay, người ta đã khẳng định một người Trung Quốc tên là Thái Luân
sống vào đầu thời Hán chính là người đầu tiên phát minh ra giấy. Ông được người
Trung Quốc tôn làm ông Tổ của nghề làm giấy. Giấy viết ra đời thực sự đánh dấu
một bước phát triển cao của khoa học - kỹ thuật và đưa loài người bước vào kỷ
nguyên văn minh. Giấy là loại sản phẩm đặc biệt, phục vụ rộng rãi các lĩnh vực từ
văn hoá, giáo dục, sản xuất công nông nghiệp đến những nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày của con người. Chính vì thế, đã có lúc người ta đánh giá trình độ văn minh của
một quốc gia qua lượng tiêu thụ giấy bình quân đầu người của nước đó. Ngành giấy,
vì thế, đã trở thành một ngành được xã hội dành cho nhiều ưu đãi. Ngành giấy Việt
Nam cũng vậy, cũng được Nhà nước dành cho rất nhiều ưu đãi và đã có một lịch sử
phát triển tương đối lâu dài.
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là một xu thế diễn ra hết sức
mạnh mẽ trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình hội
nhập kinh tế khu vực đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam. Đứng trước xu
thế đó, ngành giấy - một ngành được coi là "đứa con cưng" của công nghiệp Việt
Nam - sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn, thách thức do quá trình hội nhập đặt
ra, làm gì để tận dụng những cơ hội mà hội nhập đem lại và làm gì để biến những

thách thức thành cơ hội cho chính mình? Câu hỏi đó chính là lý do thúc đẩy tôi tìm
hiểu sâu hơn về ngành giấy Việt Nam để có thể đóng góp một số giải pháp khắc
____________________________________________________________________

5
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
phục những hạn chế còn tồn tại của ngành giấy, đưa ngành giấy bắt kịp với xu thế
hội nhập kinh tế khu vực của cả nước hiện nay.
Tôi đã chọn đề tài: "Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội
nhập kinh tế khu vực châu Á" cho luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn bao
gồm các phần sau:
 Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châu
Á
 Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực
 Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy
Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Phạm Thu
Hương, xin cảm ơn Khoa Kinh tế ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Hà Nội ngày 7/12/2003
Sinh viên
Bùi Thị Quỳnh Trang
____________________________________________________________________

6
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT

____________________________________________________________________
Chương I
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY KHU
VỰC CHÂU Á
I. Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường
Trong cơ cấu công nghiệp của các nước, ngành sản xuất bột giấy và giấy được
xếp là một ngành công nghiệp nặng bởi ngành này mang đầy đủ các đặc trưng của
một ngành công nghiệp nặng.
Thứ nhất, vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy là rất
lớn vì khi tiến hành một dự án đầu tư vào ngành này, ta không những phải đầu tư cơ
sở, dây chuyền sản xuất các sản phẩm giấy mà còn phải tính đến việc xây dựng vùng
nguyên liệu cung cấp bột cho dự án sản xuất giấy. Chỉ xét riêng chi phí dành cho
xây dựng cơ sở, dây chuyền sản xuất đã là một con số rất lớn. Để đầu tư một máy
giấy mới, chi phí trung bình đã là 1000 đến 1500 USD cho một tấn sản phẩm một
năm (tính cho riêng thiết bị). Do đó, để đầu tư một dây chuyền sản xuất giấy in và
giấy viết (giấy cao cấp) có công suất 50.000 tấn/năm thì chi phí đầu tư thiết bị sẽ lên
đến 50 đến 75 triệu USD. Với những dây chuyền sản xuất có công suất lớn hơn thì
chi phí đầu tư cũng lớn hơn nhiều lần. Lấy dây chuyền sản xuất cáctông hòm hộp từ
nguyên liệu giấy loại được đầu tư bởi Cheng Loong - nhà sản xuất giấy giấy bao gói
lớn nhất Đài Loan và hai nhà sản xuất giấy khác của Nhật Bản là Tokai Pulp &
Paper và Mitsubishi Corporation làm ví dụ. Với công suất đạt 300.000 tấn/năm, tổng
mức đầu tư của dây chuyền đã lên tới 130 triệu USD - một con số không hề nhỏ.
Một ví dụ nữa là dây chuyền sản xuất cáctông hòm hộp 4 lớp mặt trắng (WLC) có
tráng mà Metso Paper kết hợp với công ty Valmet-Tây An (Trung Quốc) cung cấp
cho công ty Dongguan Jian Hui (Trung Quốc) được lắp đặt tại tỉnh Quảng Đông và
dự kiến sẽ được khởi chạy vào tháng 4-2004. Tổng giá trị hợp đồng ước tính khoảng
____________________________________________________________________

7
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38

KTNT
____________________________________________________________________
35 triệu EURO. Dự án nhà máy bột giấy KonTum đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt theo Quyết định số 873/QĐ-TTg ngày 13/09/1999 cũng là một ví dụ. Với
công suất 130.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư cho dự án dự kiến đã là 239,5 triệu
USD và trên thực tế có thể còn lớn hơn.
Thứ hai, chi phí đầu tư lớn khiến cho thời gian thu hồi vốn kéo dài, vốn quay
vòng rất chậm. Với chi phí đầu tư cho mỗi dây chuyền sản xuất lớn như vậy, được
tính bằng con số hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD thì doanh thu của toàn
Tổng công ty giấy Việt Nam dường như quá khiêm tốn. Năm 1995, tổng doanh thu
của Tổng công ty là 1.306 tỷ VND, đến năm 1998 lên tới 2.274 tỷ VND, năm 1999
đạt 2.100 tỷ VND... Với doanh thu như vậy thì liệu đến bao giờ máy móc mới được
khấu hao hết?
Hơn nữa, khả năng sinh lời của ngành giấy lại không cao. Lợi nhuận thu về rất
nhỏ so với tổng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành giấy rất
thấp, chỉ đạt 1%-2%, thấp hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệp khác.
Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khả năng sinh lời không cao, vậy tại
sao nhiều nước vẫn tiếp tục đầu tư để duy trì và phát triển ngành công nghiệp sản
xuất bột giấy và giấy? Nguyên nhân là bởi ngành này mặc dù còn nhiều hạn chế
như vậy nhưng lại có nhiều tác động tới quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
của từng địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung.
Tác động tới nền kinh tế đất nước và phát triển kinh tế địa phương
Thứ nhất, hàng năm ngành giấy đã đóng góp trực tiếp cho ngân sách của Nhà
nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp
thuộc ngành giấy phải nộp các loại thuế: thuế lợi tức, thuế doanh thu, thuế giá trị gia
tăng cho chính quyền địa phương và trung ương.
Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất giấy tiêu thụ rất nhiều nguyên vật liệu sản
xuất trong nước như nguyên liệu giấy (gỗ, tre, nứa...), than, bột đá, muối,... Điều này
đồng nghĩa với việc góp phần làm tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm và thu nhập
cho những người cung cấp nguyên nhiên vật liệu nội địa như khai khoáng, lâm

____________________________________________________________________

8
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
nghiệp, hoá chất và dầu khí. Đến lượt mình, các ngành này lại làm tăng thêm hoạt
động của các ngành phục vụ khác có liên quan đến hoạt động của nó.
Ngành giấy và bột giấy gắn liền với việc trồng rừng và bảo vệ môi trường,
tăng khả năng giữ nước ở các khu vực đất cao đã nâng cao sản lượng nông nghiệp,
góp phần vào các chương trình xoá đói giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa.
Ngành này còn tạo đầu ra cho các sản phẩm lâm nghiệp. Các sản phẩm thu
được từ rừng như gỗ thông, bạch đàn, keo, luồng và các loài tre ... đều có thể sử
dụng làm nguyên liệu cho ngành giấy. Ngành giấy phát triển kéo theo việc trồng
rừng được quan tâm nhiều hơn không chỉ về mặt lượng mà cả về mặt chất, tức là
không chỉ được khuyến khích tăng thêm diện tích rừng trồng mà còn được đầu tư
cho việc nghiên cứu lai tạo các loại giống cây mới, nghiên cứu điều kiện địa lý khí
hậu từng vùng để xác định loại cây trồng phù hợp và phương thức chăm sóc hiệu
quả ... Khuyến khích trồng rừng một mặt góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện
đời sống và ổn định thu nhập cho người dân địa phương, mặt khác còn có tác động
rất tích cực đến môi trường. Diện tích rừng mở rộng giúp cải thiện điều kiện môi
trường, làm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một nặng nề. Bên
cạnh đó, ngành công nghiệp giấy còn sử dụng các nguồn nguyên liệu từ giấy vụn,
giấy loại, bã mía, ... cũng là một cách để làm giảm ô nhiễm môi trường. Nhật Bản và
Hàn Quốc là hai nước châu Á điển hình có tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái sinh cao trên
thế giới. Tỷ lệ bột giấy từ giấy loại thu hồi để tái chế sử dụng tại Hàn Quốc lên đến
72%. Xuất phát từ những lý do này mà trên thế giới, các nước có diện tích đất đai
lớn như Inđônêxia, Thái Lan, Ôtxtrâylia, ... đều chú trọng phát triển công nghiệp bột
giấy và giấy.
Mặt khác, công nghiệp bột giấy và giấy là ngành công nghiệp sử dụng hầu hết

các sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. Trước tiên phải kể đến ngành động
lực và cơ khí. Để phát triển công nghiệp bột giấy và giấy, cần phải trang bị rất nhiều
loại máy móc trang thiết bị như máy xeo giấy, máy tráng, hệ thống ép, sấy,... có giá
trị rất lớn. Muốn nâng cao hiệu quả và năng suất lao động phải sử dụng các sản
____________________________________________________________________

9
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
phẩm của ngành điều khiển và tin học. Đặc biệt trong công nghiệp giấy sử dụng rất
nhiều các sản phẩm của ngành hoá chất như xút, sunfat, perôxit hyđrô, silicat natri,...
ngay từ công đoạn đầu tiên sản xuất bột giấy cho đến những công đoạn sau này.
Ngay cả những thành tựu của công nghệ sinh học cũng đã được áp dụng rất triệt để
vào các công đoạn của quá trình sản xuất giấy. Trước tiên là áp dụng vào việc tạo
giống cây trồng. Công nghệ sinh học giúp các nhà nghiên cứu tạo ra được những
giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, cho năng suất cao, có
vòng đời ngắn, kỹ thuật chăm sóc đơn giản thay thế cho những loại cây lấy gỗ
truyền thống trước đây, ví dụ như các dòng vô tính bạch đàn (PN2, PN14, PND3,
GU8, U6), các dòng vô tính keo lai (BV10, BV16, BV32) và nhiều dòng khác đang
được khảo nghiệm hoặc đã đưa vào sản xuất đại trà. Ngoài ra công nghệ sinh học
còn tạo ra nhiều chế phẩm ứng dụng trực tiếp vào sản xuất giấy như các loại enzym
dùng trong công nghệ tẩy trắng bột giấy, ...
Không chỉ vậy, ngành giấy còn góp phần làm hình thành nên một số ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác. Đó là ngành gia công, chế biến các sản
phẩm từ giấy của các nhà máy như: xén, kẻ giấy, đóng tập vở, làm bìa cáctông,...
Thứ ba, ngành giấy sản xuất ra các sản phẩm như giấy viết, giấy in, giấy
photocopy, khăn giấy, các loại giấy chuyên dụng,... đáp ứng nhu cầu trong nước
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Việc tự đáp ứng được nhu cầu trong
nước sẽ góp phần giảm được nhập khẩu giấy, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

Thứ tư, ngoài những đóng góp cho nền kinh tế của cả quốc gia, việc xây dựng
các nhà máy sản xuất giấy tại các địa phương cũng có nhiều đóng góp cho nền kinh
tế của chính địa phương đó. Lấy ví dụ như Nhà máy giấy Bãi Bằng đặt tại huyện
Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của cả tỉnh. Ngoài việc đóng
góp gián tiếp thông qua việc tạo thu nhập ổn định cho trên 3.000 cán bộ, công nhân
viên và gia đình họ, nhà máy còn tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các
hoạt động kinh tế của địa phương qua việc mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm
cho các công đoạn gia công tiếp theo cho các cơ sở sản xuất của địa phương. Theo
____________________________________________________________________

10
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
thống kê, có khoảng 80% hàng bán của các doanh nghiệp địa phương là phục vụ
hoặc trực tiếp cho nhà máy hoặc gián tiếp cho các nhu cầu phát sinh từ nhà máy.
Tính đến hết năm 2002, huyện Phong Châu có 42 cơ sở xén kẻ giấy, 2 cơ sở xeo
giấy vệ sinh, 3 cơ sở sản xuất vôi, một số cơ sở chế biến than xỉ, sản xuất cáctông,
keo thuỷ tinh,... với hàng trăm lao động.
Tác động tới việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Mỗi một nhà máy giấy được xây dựng sẽ kéo theo hàng loạt các chương trình
đào tạo nghề, đào tạo chuyển giao kiến thức quản lý và vận hành nhà máy, chương
trình hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ quản lý, thành lập và hỗ trợ trường dạy nghề giấy,...
Các chương trình này không chỉ giúp nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên
về kiến thức kỹ thuật chuyên ngành giấy mà còn bổ sung các kiến thức về quản lý,
về kinh tế và các kiến thức luật pháp, chính trị,...
II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước
trong khu vực châu á
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy
Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực bị ảnh hưởng khá nặng nề

của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm
dẫn đến nhu cầu giấy và năng lực sản xuất giấy cũng bị giảm sút đáng kể, trừ một số
nước như Trung Quốc, Việt Nam.
Thêm nữa, sự bùng nổ của dịch viêm phổi cấp tính (SARS) trong thời gian
vừa qua đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với công nghiệp bột giấy và giấy châu Á.
Trung Quốc, Hồng Kông và Xingapo là những quốc gia được báo cáo là có tỷ lệ
nhiễm dịch cao nhất khu vực và nền kinh tế của các nước này đã và đang phải hứng
chịu hậu quả trực tiếp của bệnh dịch.
Cáctông hòm hộp là sản phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Trong tháng 6-
2003, dịch bệnh lên đến đỉnh điểm đã khiến cho nhiều hoạt động mua bán bị đình
____________________________________________________________________

11
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
trệ. Ngay từ cuối tháng 4-2003, một số ít nhà cung cấp Trung Quốc đã giảm giá
OCC (cáctông hòm hộp cũ) xuống 10 USD/tấn nhằm tăng sức mua của khách hàng
nhưng động thái này dường như không mấy hiệu quả. Hàng loạt hội chợ thương mại
tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo bị huỷ bỏ do sự bùng nổ của
SARS. Hệ quả là nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng như đồ điện tử, đồ điện và đồ
gia dụng đã phải cắt giảm sản xuất trong thời gian này khiến cho nhu cầu về cáctông
hòm hộp giảm sút.
Giấy bao gói cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù sản phẩm này không bị ảnh hưởng
mạnh mẽ như cáctông hòm hộp sau khi nhiều hội chợ bị huỷ bỏ nhưng nhiều hợp
đồng đã không được ký kết. Tuy nhiên, trong thời gian qua mức độ tiêu dùng sản
phẩm dược tăng mạnh nên đã bù đắp được phần nào tổn thất trên. Giấy bao gói hiện
vẫn đang là vật liệu bao gói chủ yếu của sản phẩm dược châu Á.
Giấy in báo giảm sút. Tỷ lệ thu thập và quay vòng của giấy báo cũ và nhu cầu
tiêu thụ giấy in báo vẫn ở mức thấp. Các nhà sản xuất và buôn bán giấy in báo trong

khu vực cho rằng dịch SARS không những không thúc đẩy tiêu thụ mà dường như
còn là một yếu tố làm giảm sức tiêu thụ. Hệ quả là hoạt động kinh tế ngừng trệ,
quảng cáo giảm sút và các báo xuất bản đều cắt giảm trang in.
Giấy in từ bột hoá cũng trì trệ. Trong thời gian dịch SARS hoành hành, một số
Chính phủ trong khu vực đã tung ra những chiến dịch quảng cáo sâu rộng nhằm giáo
dục ý thức cho dân chúng về dịch bệnh SARS. Chiến dịch này đã tiêu thụ hàng triệu
bản tin nhanh và các tờ rơi. Động thái này chỉ diễn ra ở những nơi đang có ổ dịch
bùng phát, thúc đẩy tiêu thụ giấy in từ bột hoá nhưng cũng không bù đắp được cho
sự trì trệ, giảm sút của thị trường các nước khác.
Tuy vậy, trong Hội nghị bột giấy và giấy Đông Nam Á (FAPPI) lần thứ 11 tổ
chức tại Hà Nội vào ngày 26/9/2002, ASEAN vẫn được đánh giá là khu vực có mức
tiêu thụ các sản phẩm giấy rất lớn, cao gấp 3 lần mức bình quân của thế giới.
Trong khu vực châu Á, hiện nay Trung Quốc và Nhật Bản là nước có sản
lượng giấy đứng thứ hai trên thế giới. Sự phát triển của từng quốc gia này đều có
____________________________________________________________________

12
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
những ảnh hưởng nhất định đối với ngành giấy khu vực và thế giới. Sau đây chúng
ta sẽ nghiên cứu năng lực và thực tế sản xuất và tiêu thụ của ngành giấy một số nước
trong khu vực.
 Nhật Bản
Đối với Nhật Bản, đến tháng 6-2002 dấu hiệu phục hồi cũng hết sức chậm và
trong khoảng tháng 9-2002, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản ở mức âm 0,9%,
kéo theo nhu cầu tiêu thụ giấy xuống mức âm 2,4%. Giá thị trường giấy cũng xuống
thấp gây bất lợi cho nhà sản xuất, đặc biệt là giấy bao bì. riêng tình hình giấy in có
khá hơn nhưng lợi nhuận vẫn đạt thấp. Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng cũng
phần nào làm tăng giá giấy từ 10 - 15%. Để ổn định nguồn nguyên liệu, các công ty

Nhật Bản đang phát triển trồng nguyên liệu tại các nước như Ôtxtrâylia, Chi Lê,
Trung Quốc, Nam Phi và Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là nước có sản lượng giấy
cao thứ hai trên thế giới, đạt 30,7 triệu tấn giấy và 10,8 triệu tấn bột giấy năm 2001.
Ngành giấy Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội giấy Nhật Bản bao gồm 44 thành
viên, các thành viên hầu hết là các công ty lớn. Mỗi công ty này có hơn 400 công ty
vừa và nhỏ trực thuộc. Nguồn thu nhập duy nhất cho hoạt động của Hiệp hội này là
lệ phí của các hội viên, bình quân khoảng 1 tỷ Yên mỗi năm. Nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học và đầu tư phát triển do từng doanh nghiệp tự tổ chức vì đây là các đơn vị
rất lớn, có mục tiêu, mặt hàng và thị trường khác nhau. Việc tổ chức nghiên cứu
riêng sẽ thuận lợi hơn cho mỗi đơn vị và đầu tư sát với mục tiêu, đặc điểm riêng và
tránh được tình trạng lãng phí.
Đối với vấn đề môi trường, Nhật Bản đang hướng tới một "Kế hoạch hành
động đầy thiện chí vì môi trường", trong đó mục tiêu chủ yếu là giảm thiểu số lượng
tiêu thụ năng lượng đến năm 2010 là 10% so với năm 1990 (đến năm 200 đã giảm
được 7,2% so với năm 1990), mở rộng diện tích rừng trồng trong nước và ở nước
ngoài đến năm 2010 là 550.000 ha (hiện là trên 400.000 ha) và gia tăng tỷ lệ sử dụng
giấy vụn tái chế tới 60% vào năm 2005 (năm 2001 là 58%).
 Trung Quốc
____________________________________________________________________

13
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
Sơn Đông, Hà Nam, Triết Giang, Quảng Đông, Hà Bắc và Giang Tô là sáu
tỉnh có nền công nghiệp giấy lớn nhất Trung Quốc. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm
2001, sản lượng giấy bìa của 6 tỉnh này đã đạt 14,418 triệu tấn chiếm 70% tổng sản
lượng của toàn Trung Quốc.
Tỉnh Sơn Đông: Trong nhiều năm trở lại đây Sơn Đông luôn chiếm vị trí số 1
về sản lượng bìa Trung Quốc. Giấy văn hoá là sản phẩm chủ đạo nhưng Sơn Đông

có tốc độ sản xuất giấy bao gói công nghiệp cũng rất mạnh. Nguyên liệu thô được sử
dụng chủ yếu là bột gỗ nhập khẩu, giấy loại và bột phi gỗ sản xuất tại địa phương.
Các công ty giấy lớn của Sơn Đông là Chenming Paper, Huatai Paper, Sun Paper,
Bohui Paper và Tralin Paper.
Tỉnh Triết Giang: Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp giấy Triết Giang là giấy
bao gói và cáctông hòm hộp. Năm 2001, sản phẩm của Triết Giang chiếm 19,3% và
13,8% tương ứng. Nguyên liệu chủ yếu là bột gỗ thương phẩm nhập khẩu và giấy
loại. Tỷ lệ sử dụng giấy loại chiếm 76% và năm 2001 tiêu thụ 2,4 triệu tấn.
Tỉnh Giang Tô: Hiện nay Giang Tô có tới 80 nhà máy sản xuất giấy và bột
giấy. Đây cũng là nơi có nhiều công ty liên doanh lớn như APP, UPM, Stora-Enso...
Năm 2000, tổng sản lượng giấy bìa các loại của Giang Tô đạt 2,8 triệu tấn. Giang Tô
là trung tâm sản xuất giấy và bìa có tráng lớn nhất Trung Quốc.
Tỉnh Quảng Đông: Quảng Đông hiện đang là nơi sản xuất loại sản phẩm có
mức độ tiêu thụ mạnh nhất Trung Quốc là giấy in báo và giấy bao gói công nghiệp.
Giấy loại nhập khẩu và thu thập trong nước là nguồn nguyên liệu thô chủ yếu của
Quảng Đông. Quảng Đông có một số nhà máy sản xuất bột giấy cơ học. Các công ty
lớn ở Quảng Đông là Guangzhou Paper, Dongguan Nine Dragon Paper, L&M Paper
và Lianhe Hongxing Paper.
Tỉnh Hà Nam và Hà Bắc: Các nhà máy giấy tập trung tại hai tỉnh này đều có
quy mô vừa và nhỏ. Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là bột rơm rạ và giấy loại thu hồi.
Sản phẩm là giấy văn hoá và giấy bìa bao gói có chất lượng thấp. Công nghiệp giấy
____________________________________________________________________

14
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
của hai tỉnh này đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường và hiệu quả
hoạt động thấp.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư hàng loạt các dự án sản xuất

giấy bìa, cáctông. Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 có
thêm 33 máy xeo bìa, cáctông mới với công suất tối thiểu mỗi dây chuyền xeo là
50.000 tấn/năm.
Bảng 1:
Công suất bìa cáctông của Trung Quốc gia tăng trong giai đoạn 2000-2004
(chỉ tính máy xeo có công suất >50.000 tấn/năm)
Năm đầu tư Số lượng máy xeo Công suất (1.000 tấn)
2000 6 965
2001 6 720
2002 12 1990
2003 6 1010
2004 3 1200
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy số 121 tháng 1/2003)
Như vậy, có thể thấy tổng công suất sản xuất bìa cáctông của Trung Quốc
trong giai đoạn 2000-2004 sẽ tăng khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó khoảng 2 triệu tấn
gia tăng công suất là của các dự án đầu tư trong năm 2002.
Năm 2002, một lần nữa Trung Quốc lại dẫn đầu khu vực với việc khởi chạy
các dây chuyền mới, gia tăng các công suất giấy, bìa mới trong khu vực. Trong năm
2002 đã có trên 1,6 triệu tấn công suất mới cáctông hòm hộp đi vào hoạt động ở đất
nước này. Chỉ tính riêng thành phố Đông Quan (Quảng Đông) đã có tới hai dây
chuyền cáctông hòm hộp của Nine Dragons - 400.000 tấn/năm và Lee & Man -
____________________________________________________________________

15
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
300.000 tấn/năm được đưa vào sản xuất thương mại năm 2002. Riêng công ty Nine
Dragons trong năm 2002 đã lên kế hoạch đầu tư khổng lồ với tổng công suất cáctông
hòm hộp mới lên tới 3 triệu tấn /năm. Dây chuyền đầu tiên PM5 của kế hoạch này

xeo giấy kraftliner công suất 450.000 tấn/năm sẽ hoạt động vào quý I/2004, tiếp theo
đó là dây chuyền xeo bìa hòm hộp có tráng công suất 400.000 tấn/năm. Cả hai dây
chuyền này đều được lắp đặt tại Đông Quan (Quảng Đông). Tháng 6-2002, Stora
Enso đã hoàn tất báo cáo khả thi và đã được phê duyệt dây chuyền giấy tráng công
suất 450.000 tấn/năm tại Tô Châu, gần Thượng Hải.
Hàn Quốc
Một trong những nước có khả năng phục hồi nhanh chóng nhất trong khu vực
sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 là Hàn Quốc. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm
2000 đạt trên 10% và năm 2001 là 3%, 6 tháng đầu năm 2002 là 6,1%. Việc tổ chức
thành công giải chung kết bóng đá thế giới là cơ hội thuận lợi, tạo được nhiều tiền đề
mới cho việc phát triển nền kinh tế Hàn Quốc trong tương lai. Do vậy, nền công
nghiệp giấy cũng phát triển khá ổn định, sản lượng giấy sản xuất năm 2001 là 11,4
triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2002 là 6,12 triệu tấn. Hàn Quốc cũng là một trong những
nước sử dụng bột giấy từ giấy loại thu hồi để tái chế cao hơn thế giới, chiếm 72%.
Các nhà sản xuất Hàn Quốc trong năm 2002 đã được hưởng sự bùng nổ của
thị trường chưa từng có vì nhu cầu trong nước tăng đột ngột, chủ yếu là do các hoạt
động trong nước và sự kiện quốc tế được tổ chức tại đây như FIFA World Cup,
Busan Asian Games và cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng theo Hiệp hội sản xuất giấy
Hàn Quốc (KPMA) thì sự tăng đột ngột doanh thu của các nhà sản xuất giấy chủ yếu
do nỗ lực không ngừng nhằm tăng năng suất và tính cạnh tranh quốc tế của sản
phẩm giấy Hàn Quốc kể từ năm 2001. Công nghiệp giấy của Hàn Quốc không bị
tác động của suy thoái kinh tế và tỷ giá hối đoái dao động là do biện pháp quản lý và
giảm chi phí hợp lý, tăng năng suất lao động cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm ở ngoài nước.
____________________________________________________________________

16
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________

Công nghiệp giấy của Hàn Quốc nhờ sự phục hồi của xuất khẩu, đang trên đà
tăng trưởng mạnh mặc dù tình hình suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục. Theo KPMA thì
sản lượng giấy sản xuất trong nước chỉ riêng quý I đã đạt 3,41 triệu tấn, tăng 8,6%
so với năm 2002. Nhu cầu giấy trong nước cũng tăng 5,8% lên 2,53 triệu tấn trong
quý đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Ngành giấy đang dẫn đầu về tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp, với tỉ lệ tăng trưởng 17%, lên
875.000 tấn. Trong những tháng đầu năm 2003, cả sản lượng, nhu cầu nội địa và
kim ngạch xuất khẩu ngành giấy đều vượt qua con số tương ứng đạt được trong năm
2002.
Tuy vậy, các nhà sản xuất trong nước vẫn tiếp tục lên kế hoạch điều chỉnh chi
phí để chuẩn bị mở cửa toàn diện thị trường giấy bắt đầu từ đầu năm 2004 theo cam
kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thuế suất của WTO đối với giấy nhập
khẩu hạ từ 8% xuống 7,5% trong năm 2001, tiếp tục giảm xuống 2,5% trong năm
nay và sẽ bỏ thuế nhập khẩu từ năm 2004.
Trong tương lai, Hàn Quốc sẽ tiếp tục có những biện pháp gia tăng nhu cầu
tiêu thụ giấy ở thị trường nội địa và xuất khẩu, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị,
dịch vụ kỹ thuật để nước này trở thành nước sản xuất giấy thứ 9 thế giới. Mục tiêu
những năm tới của Hàn Quốc là phát triển đa dạng hoá nhiều loại mặt hàng có giá trị
thay vì gia tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng mẫu mã các loại sản phẩm để
tăng ưu thế cạnh tranh.
Inđônêxia
Những nỗ lực tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ của Công ty bột giấy và giấy châu
Á APP (Asia Pulp & Paper) Inđônêxia trong năm 2002 là tâm điểm chú ý của ngành
công nghiệp giấy của toàn khu vực và châu lục. Nỗ lực tái cơ cấu khoản nợ lên đến
13,9 tỷ USD của APP được Ngân hàng tái thiết Inđônêxia (IBRA) hỗ trợ đã giữ một
vai trò chủ đạo trong kế hoạch trả nợ của công ty. Mặc dù đang phải gánh một
khoản nợ rất lớn nhưng APP vẫn quyết định tiến hành thực hiện dự án xây dựng một
____________________________________________________________________

17

Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
nhà máy bột giấy khổng lồ tại Hải Nam (Trung Quốc). Nhà máy sản xuất bột giấy
kraft gỗ cứng tẩy trắng, công suất 1 triệu tấn/năm sẽ khởi chạy vào cuối năm 2004.
Đài Loan
Đài Loan là một trong những nước châu Á có ngành giấy phát triển khá sớm,
từ thập niên 1960. Sau đợt khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế phục hồi chậm, 6 tháng
đầu năm 2002, tăng trưởng kinh tế chưa cao, thị trường tiêu thụ giấy trong nước đã
bão hoà và họ đang trông chờ vào những nỗ lực phát triển của thị trường xuất khẩu.
Sản lượng giấy và bao bì của Đài Loan năm 2001 là 4,2 triệu tấn (thấp hơn năm
1995). Trong 6 tháng đầu năm 2002, do có những chính sách cải cách về kinh tế,
sản lượng bán ra rất khả quan, tăng 10,3%, trong đó giấy bao bì tăng 14,5%. Sản
lượng bột tự sản xuất năm 2001 là 370.000 tấn, giảm 3,9% so với năm 2000 đáp ứng
31% nhu cầu bột giấy cần cho sản xuất. Tỷ lệ sử dụng bột giấy từ giấy loại tái chế
cũng đạt ở mức cao, đạt 60,4% năm 2001, 6 tháng đầu năm 2002 tăng 6%. Do ảnh
hưởng của trận lũ lụt ở Đài Bắc gây thiệt hại nặng nề về sản lượng hàng hoá nông
sản và công nghiệp. 6 tháng đầu năm 2002, giá giấy loại tăng 5% so với cùng kỳ
năm 2001 trong khi giấy trong nước khó có khả năng cạnh tranh so với giấy nhập
khẩu. Đài Loan đã phấn đấu và gia nhập WTO vào năm 2002, do đó cũng sẽ phải
thực hiện giảm thuế nhập khẩu bằng 0% vào năm 2004. Đây là một thách thức đòi
hỏi sự nỗ lực lớn của các nhà sản xuất giấy trong nước, đẩy mạnh đầu tư ở nước
ngoài, tăng cường ưu thế cạnh tranh của sản phẩm ở mức độ toàn cầu.
Philippin
Philippin là một quốc gia có sản lượng giấy tương đối nhỏ so với khu vực.
Tuy nhiên, sản lượng giấy hiện nay của nước này là mục tiêu của ngành giấy Việt
Nam đạt tới vào năm 2010. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 cho đến nay,
Philippin đã đầu tư hơn 300 triệu USD để nâng công suất sản xuất giấy và bao bì lên
1,7 triệu tấn/năm. Philippin có 37 nhà máy, trong đó có một nhà máy lớn nhất sản
xuất bột giấy và giấy, 4 nhà máy sản xuất bột, 33 nhà máy tái chế. Các nhà máy đều

chú trọng đến việc đạt được các chứng chỉ quốc tế như ISO 9001/9002, 14001 và
____________________________________________________________________

18
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
18001. Trong gần 10 năm liền, tổ chức SIDA (Thuỵ Điển) đã giúp đỡ nước này về
môi trường trong lĩnh vực sản xuất giấy. Giai đoạn 4 của dự án do SIDA tổ chức tập
trung vào việc hoàn thiện những điều luật mang tính hướng dẫn cho ngành công
nghiệp đặc trưng, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn BAT (Best Available Technology)
cho tất cả các ngành công nghiệp giâý và bột giấy sau này. Mục tiêu trong những
năm tới của Philippin là gia tăng lượng sử dụng bột giấy từ giấy loại tái chế, tăng
chủng loại mặt hàng và giảm bớt nhập khẩu, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng,
giảm chi phí sản xuất, tăng cường cho công tác nghiên cứu khoa học và đầu tư phát
triển, computer hoá hệ thống kiểm soát vận hành, mở rộng các nhà máy hiện có, mở
rộng quan hệ với các nước ASEAN, thúc đẩy chính quyền dành sự công bằng về
kinh doanh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (chủ yếu là nước thải).
2. Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy
2.1. Thị trường bột giấy
Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, nhu cầu bột giấy của các nước châu Á suy
giảm khiến cho giá bột giấy giao ngay và bột giấy theo hợp đồng kỳ hạn, nhất là bột
gỗ cứng đều sụt giảm. Chuyển động giảm giá mạnh nhất tại thị trường bột giấy châu
Á là ở thị trường Trung Quốc. Các khách hàng trên khắp châu Á đều muốn các nhà
cung cấp và nhà buôn giảm giá xuống ngang bằng với mức giá tại Trung Quốc.
Thị trường bột giấy châu Á vào quý II/2003 tương đối ổn định. Lượng hàng
dự trữ của các khách hàng châu Á luôn ở mức thấp do có tâm lý trông chờ vào sự
giảm giá hơn nữa sẽ diễn ra. Trong khi đó một nguyên nhân thúc đẩy giá gia tăng là
lượng hàng tồn kho của khu vực Norscan đã xuống thấp 1,475 triệu tấn.
Vào đầu quý III/2003, giá bột giấy thị trường châu Á đối với hợp đồng kỳ hạn

và giao ngay đều ổn định. Nhưng các nguồn tin dự báo sẽ có sự thay đổi lớn vào thời
gian tới. Trung Quốc đã quyết định áp dụng mức thuế VAT đầy đủ 17% đối với bột
giấy từ Nga thay cho mức thuế 8,5% trước kia. Nhưng thay vào đó các nhà sản xuất
Trung Quốc đang hi vọng vào giá bột giao ngay từ Nga sẽ giảm 30-70 USD/tấn còn
____________________________________________________________________

19
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
420-460 USD/tấn đối với bột NBSK và 20-60 USD/tấn còn 325-335USD/tấn đối với
bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (NBHK) từ đầu tháng 6/2003.
Do ảnh hưởng kéo dài của dịch SARS, giao dịch bột giấy tại thị trường Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vào thời điểm này cũng rất ảm đạm. Do nhu cầu thấp nên
các nhà buôn đều kỳ vọng vào mức giảm tối thiểu 40 USD/tấn đối với bột NBSK từ
Nga.
Ngay sau khi các nhà cung cấp Canada thông báo tăng giá tại mọi thị trường
vào tháng 9/2003, giá giao ngay và hợp đồng kỳ hạn các loại bột gỗ mềm tẩy trắng
đều tăng giá tại thị trường châu Á. Trong khi đó, bột gỗ mềm không tẩy vẫn không
thay đổi.
Giá hợp đồng kỳ hạn bột NBSK tăng 20 USD/tấn tại Nhật Bản và Hàn Quốc,
giá giao ngay bột NBSK tại Trung Quốc lại tăng thêm 10 USD/tấn sau khi đã tăng
20-30 USD/tấn vào đầu tháng 8/2003. Các nhà cung cấp Canada đang nỗ lực tăng
giá giao ngay NBSK tại Trung Quốc lên đến 510 USD/tấn. Động thái này đã đẩy
nhu cầu tiêu thụ bột gỗ thông đỏ, thông phương nam và bột gỗ mềm tẩy trắng của
Nga gia tăng. Bột gỗ thông đỏ tăng 30-40 USD/tấn đạt 460-480 USD/tấn tại Trung
Quốc, bột gỗ mềm tẩy trắng Nga tăng 60 USD/tấn đạt 450-460 USD/tấn, bột thông
phương nam tăng 20 USD đạt 430-450 USD/tấn.
Khách hàng hợp đồng thường xuyên hầu khắp châu Á đều cắt giảm khối
lượng NBSK và chuyển sang nguồn bột gỗ cứng. Giá bột gỗ cứng vẫn ổn định, trái

với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ. Trong khi đó hãng Aracruz (Braxin) đã tăng giá bột
bạch đàn tại thị trường châu Á lên 20 USD/tấn từ 1/9/2003, đạt 470 USD/tấn.
2.2. Thị trường giấy loại
Trong quý II/2003, do nhu cầu suy giảm, nguồn cung gia tăng dẫn đến giá
giấy loại liên tục giảm giá tại thị trường châu Á. Mặc dù giá giảm nhưng khối lượng
giao dịch vẫn ở mức thấp. Thị trường cáctông hòm hộp và giấy in báo châu Á đang
trong tình trạng trì trệ nên tỷ lệ thu hồi cáctông hòm hộp cũ (OCC) và giấy báo cũ
(ONP) tại khu vực ở mức thấp.
____________________________________________________________________

20
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
Bảng 2:
Tình hình biến động giá cả giấy loại châu Á từ tháng 11/2002
đến tháng 8/2003
Đơn vị: USD/tấn, CIF cảng châu Á
Tháng 11/2002 12/2002 3/2003 4/2003 5/2003 8/2003
OCC 120-135 105-120 145-155 120-145 115-125 130-145
Lề kraft 2 lớp mới 130-150 130-150 150-165 150-165 150-165 160-175
ONP 140-155 125-140 150-160 135-145 120-130 130-135
Giấy loại hỗn hợp 90-105 90-105 115-120 115-120 95-105 110-115
Lề trắng lựa chọn 225-245 225-245 240-270 240-270 240-260 230-270
Lề trắng cứng 330-350 330-350 350-365 350-365 360-395 340-395
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy năm 2002 và 2003)
Thị trường giấy loại châu Á thay đổi thất thường, nhất là giai đoạn cuối tháng
8/2003. OCC nhập khẩu từ Mỹ tăng giá trong tuần kết thúc vào ngày 22/8/2003
nhưng lại giảm ngay vào tuần sau đó.
Hiện tượng lên xuống thất thường của thị trường châu Á đã ảnh hưởng đến thị

trường Mỹ, nguyên nhân là do các nhà sản xuất cáctông hòm hộp cũ từ nguyên liệu
giấy loại tại Trung Quốc đột ngột ngừng giao dịch.
Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái sinh cao ở
châu Á và trên thế giới. Trước đây nguồn nguyên liệu từ giấy tái sinh chủ yếu để sản
xuất trong nước, nhưng từ năm 2002, do nhu cầu sử dụng giấy tái sinh của các nước
ASEAN gia tăng nên Nhật Bản đã có khuynh hướng gia tăng lượng xuất khẩu giấy
tái sinh với sản lượng mục tiêu của năm 2003 là 2 triệu tấn.
2.3. Thị trường giấy thành phẩm
Giấy in báo
Một số nền kinh tế châu Á có dấu hiệu cải thiện đã làm gia tăng hoạt động
quảng cáo và tỷ lệ phát hành báo chí. Do sự gia tăng mạnh của số đầu báo phát hành
____________________________________________________________________

21
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
tại châu Á, nhu cầu giấy in báo hiện đang ổn định và có xu hướng gia tăng trên toàn
khu vực.
Theo thông báo của Hiệp hội báo chí thế giới, trong năm 2002, doanh thu báo
chí của Nhật Bản giảm 1,2%, đây cũng là năm suy giảm thứ 6 liên tục. Nhưng hiện
nay Nhật Bản vẫn là nước có số lượng báo phát hành lớn thứ hai trên thế giới sau
Trung Quốc. Trung Quốc có lượng báo phát hành ngày lên đến 82 triệu bản, Nhật
Bản là 70,815 triệu bản, sau là ấn Độ 57,844 triệu bản và thứ tư là Mỹ với 55,186
triệu bản. Điều này cho thấy châu Á là thị trường có tiềm năng rất lớn đối với mặt
hàng giấy in báo.
Kể từ đầu tháng 8/2003, thị trường giấy in báo bắt đầu biến động mạnh, giá
giấy in báo tăng. Một trong những nguyên nhân của sự tăng giá là sự ổn định của
đồng yên Nhật Bản và đồng euro đã kéo theo sự tăng giá của giấy báo khi thanh toán
bằng USD. Cước vận tải từ châu Âu về châu Á gia tăng, đồng euro ổn định vững đã

làm giảm lượng giấy in báo theo hợp đồng giao ngay từ châu Âu. Điều này đã làm
ổn định thị trường và hỗ trợ cho việc tăng giá giấy.
Tại Malaixia, nhập khẩu giấy in báo đang bị lắng xuống do bị áp dụng thuế
chống bán phá giá đối với giấy nhập khẩu từ Canada, Inđônêxia, Hàn Quốc,
Philippin và Mỹ. Mức thuế chống bán phá giá 7,91%-43,24% được áp dụng từ tháng
6/2003. Nhưng trước đó các nhà nhập khẩu Malaixia đã tích trữ một lượng lớn khi
thuế chống bán phá giá còn chưa được ban hành và giá giấy in báo còn ở mức thấp.
Giấy tráng từ bột hoá
Thị trường giấy không tráng từ bột hoá liên tục giảm giá, trong khi đó giấy
tráng từ bột hoá lại có biến động ngược lại. Chính phủ Trung Quốc đã phát hiện ra
các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã bán phá giá giấy tráng từ bột hoá nên
đã quyết định nâng mức thuế từ 5,58% lên đến 71,02%. Do tác động này mà trong
thời gian qua giấy tráng từ bột hoá nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc liên tục tăng
giá. Lượng nhập khẩu đã bị giảm sút do các nhà cung cấp đã rút bớt sang các thị
trường châu Á khác mà không bị luật chống phá giá chi phối.
____________________________________________________________________

22
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy
trong thời gian tới
1. Thị trường giấy
Theo dự báo dài hạn, nền kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 2,9%/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất sẽ là Trung Quốc, châu Á - Thái Bình
Dương và Đông Âu với mức 4-7%/năm. Các quốc gia phát triển sẽ đạt tốc độ phát
triển 1,5-2,6%/năm đến 2015. Tốc độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy tiêu dùng các loại
hàng hoá. Giấy là một mặt hàng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nên
lượng tiêu thụ chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh.

Dân số thế giới sẽ tăng 1,2%/năm từ 6 tỷ người năm 2000 lên 7,2 tỷ người
năm 2015. Dân số tăng mạnh nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi. Như vậy số
lượng người tiêu dùng cũng tăng lên rất nhiều và tất yếu là nhu cầu sử dụng các sản
phẩm giấy cũng tăng lên.
Nói chung, in ấn trên giấy vẫn là phương thức quảng cáo phổ biến và có giá
trị thu hút mạnh mẽ nhất. Quảng cáo trên Internet sẽ gia tăng mạnh mẽ, nhưng trong
năm 2000 mới chỉ chiếm có 1% trong tổng chi phí quảng cáo toàn cầu và sẽ đạt tốc
độ tăng trưởng 4-5% vào năm 2005. Đây cũng là một điều kiện dẫn tới nhu cầu giấy
trong tương lai duy trì ở mức cao.
Khăn giấy, giấy vệ sinh
Tỷ lệ người già trong cơ cấu dân số thế giới sẽ gia tăng. Điều đó sẽ liên quan
đến công nghiệp giấy như thiết kế bao gói cho lứa tuổi già, nhu cầu sản phẩm cho
giáo dục và sự thay đổi của thị trường khăn giấy.
Tốc độ gia tăng của sản phẩm giấy sử dụng trong sinh hoạt gia đình sẽ cao
hơn so với mức tăng dân số. Tại Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản mức tăng dân số sẽ là
0,3%/năm, nhưng sản phẩm giấy sử dụng trong sinh hoạt gia đình sẽ đạt 1,0%/năm.
____________________________________________________________________

23
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
Sản lượng khăn giấy toàn cầu hiện nay vào khoảng 25 triệu tấn, trị giá khoảng
30 tỷ USD, một nửa tiêu thụ tại Bắc Mỹ, tiếp theo là châu Âu, châu Á và các thị
trường khác. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân toàn cầu của ngành công nghiệp này vào
khoảng 4%/năm trong suốt thập kỷ qua. Tính đến cuối năm 2004, trên thế giới sẽ có
thêm 57 máy xeo khăn giấy mới được đưa vào sản xuất và sẽ tăng thêm khoảng 2
triệu tấn cho sản lượng toàn thế giới.
Bắc Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người 22 kg/người/năm, cao gần gấp
đôi Nhật Bản và châu Âu với mức tiêu thụ 13kg/người/năm cho thấy tiềm năng khai

thác của thị trường này còn rất lớn.
Tiêu thụ khăn giấy bình quân đầu người trên toàn thế giới vào khoảng 3,4kg.
Một số nhà dự báo cho rằng nhu cầu khăn giấy trên toàn thế giới sẽ tăng bình quân
3,2%/năm đến năm 2010. Như vậy có nghĩa là thị trường khăn giấy sẽ tăng thêm
khoảng 30 triệu tấn chỉ trong vòng 7 năm tới. Sự tăng trưởng mạnh nhất sẽ tập trung
ở Trung Quốc và một số khu vực ở châu Á, nơi có mức sống và thu nhập có thể sẽ
tăng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Giấy bìa
Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy bìa trên toàn thế giới được dự báo sẽ đạt
453 triệu tấn vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 2,2% với
khối lượng giao dịch cụ thể đạt trên 200 triệu tấn.
Dự báo đến năm 2015, gia tăng tiêu thụ các sản phẩm giấy, bìa sẽ đạt mức cao
nhất tại châu Á, khoảng 66 triệu tấn và 171 triệu tấn, chiếm trên 50% mức tăng
trưởng tiêu thụ toàn cầu trong giai đoạn 2000-2015. Châu Á sẽ chiếm 38% trong
tổng mức tiêu thụ giấy toàn cầu vào năm 2015. Khu vực Tây Âu sẽ đạt mức tăng
tiêu thụ 22 triệu tấn và Bắc Mỹ là 12 triệu tấn vào năm 2015.
Giấy bao gói
Thị trường giấy bao gói sẽ có nhiều thay đổi, cáctông hòm hộp và các ngành
công nghiệp liên quan sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa hòm hộp
cáctông sóng và các loại vật liệu bao gói mới khác.
____________________________________________________________________

24
Luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Quỳnh Trang-A4 K38
KTNT
____________________________________________________________________
Thị trường hiện nay đã hướng tới nhu cầu sử dụng cáctông hòm hộp chất
lượng cao thay cho việc sử dụng cáctông nhiều mức chất lượng như trước đây. Các
công ty đa quốc gia khi xuất khẩu hàng hoá đều cần các sản phẩm cáctông hòm hộp
cóchất lượng cao, do đó xu hướng sử dụng các sản phẩm cáctông chất lượng cao sẽ

tăng lên đáng kể.
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm giấy bao gói công nghiệp của các nước trên
thế giới rất lớn và ngày càng tăng. Riêng khu vực Đông Nam Á năm 1999 cần tới
8,4 triệu tấn, năm 2000 nhu cầu tăng lên 12,9 triệu tấn. Dự báo năm 2010 nhu cầu
giấy bao gói công nghiệp của khu vực này sẽ là 27 triệu tấn. Đây là khu vực thị
trường có tiềm năng lớn cần chú trọng phát triển của ngành giấy.
Giấy in báo
Trong khi việc tiêu thụ giấy in báo được dự báo sẽ trì trệ tại Bắc Mỹ, Tây Âu
và Nhật Bản thì lại rất phát triển ở các khu vực khác. Nhu cầu giấy in và giấy viết
toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng ổn định cao ở 2,6%/năm.
Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người có liên quan mật thiết với thu nhập
bình quân đầu người (GDP). Mối liên quan này càng chứng tỏ ảnh hưởng của công
nghiệp giấy đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đời sống kinh tế xã hội nói
chung. Các quốc gia có mức thu nhập thấp và vừa với lượng dân số đông đúc như
châu Á - Thái Bình Dương và châu Mỹ – Latinh sẽ là khu vực tăng trưởng tiềm năng
của công nghiệp giấy trong tương lai lâu dài.
2. Thị trường bột giấy
Thị trường bột giấy đã có những dấu hiệu phục hồi, nhưng chỉ khi nào các dự
án đầu tư lớn được quyết định thì thị trường mới thực sự sôi động trở lại. Tăng
trưởng của công nghiệp bột giấy được dự báo là sẽ khó có thể phục hồi trước năm
2004. Chi phí dành cho quảng cáo không hề gia tăng sẽ hạn chế rất nhiều khả năng
phục hồi của công nghiệp giấy và bột giấy.
____________________________________________________________________

25

×