Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp và vấn đề tái cơ cấu sau khủng hoảng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.13 KB, 24 trang )

Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ .................. 2
1.1. Khái niệm .................................................................................................. 2
1.2. Những cơ sở lý thuyết xác định xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành
kinh tế ............................................................................................................... 3
1.2.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel ....................................................... 3
1.2.2. Quy luật về đổi mới kỹ thuật và tăng năng suất lao động của
A.Fisher ..................................................................................................... 5
1.3. Các xu thế dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế ......................................... 6
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ......... 7
1.4.1. Các nhân tố bên trong ..................................................................... 7
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ..................................................................... 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH VIỆT NAM .................. 9
2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam ............................................................... 9
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời gian qua . 9
2.2.1. Sự dịch chuyển về tỷ trọng các ngành trong cơ cấu và trong nội bộ
từng ngành ................................................................................................. 9
2.2.2. Sự dịch chuyển theo xu hướng “mở” ............................................. 12
2.3. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời gian qua
........................................................................................................................ 13
2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 13
2.3.2. Hạn chế ......................................................................................... 14
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................. 15
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU SAU
KHỦNG HOẢNG .......................................................................................... 17
Kinh tế phát triển


Đỗ Thị Phượng – CH18L
3.1. Định hướng cho cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam và sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế Việt Nam .......................................................................... 17
3.2. Giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tái cơ cấu
kinh tế sau khủng hoảng ................................................................................ 18
3.2.1. Thay đổi cơ cấu đầu tư .................................................................. 18
3.2.2. Nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa 19
3.2.3. Phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực. ..................... 19
3.2.4. Tạo lập đồng bộ các loại thị trường .............................................. 20
3.2.5. Cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ........................ 20
KẾT LUẬN .................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 22
Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tăng trưởng của mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu
ngành linh hoạt và phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài có vai
trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên tính chất bền vững, hiệu quả của
quá trình tăng trưởng. Nó có tác dụng củng cố thành quả của công nghiệp hóa
và tiếp theo là tác dụng đến các mục tiêu khác của công nghiệp hóa như mục
tiêu về xã hội, môi trường.
Thêm vào đó, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng
phát triển thì việc lựa chọn dạng và chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện được
các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh
tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng
lợi, giành được vị trí xứng đáng và có hiệu quả cao trong việc tham gia vào
chuỗi dây chuyền giá trị toàn cầu.
Vì những lý do trên, việc đánh giá thực trạng cơ cấu ngành kinh tế,
phân tích những yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch của nó để đưa ra
những giải pháp để có một cơ cấu ngành hợp lý cũng như những giải pháp về

sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đạt cơ cấu hợp lý đó là rất cần thiết.
Nhận thức được vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “Cơ cấu ngành kinh tế
Việt Nam, thực trạng và giải pháp và vấn đề tái cơ cấu sau khủng hoảng
kinh tế”.
Nội dung đề án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ cấu ngành
Chương 2: Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế và vấn đề tái cơ cấu sau khủng hoảng kinh tế.
1
Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1. Khái niệm
Cơ cấu ngành kinh tế: là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền
kinh tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số
lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình
thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn vận động và
hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Theo liên hiệp quốc (UN), các ngành kinh tế được phân thành 3 khu
vực hay gọi là 3 ngành gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư
nghiệp, khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng, khu vực III gồm
các ngành dịch vụ. Trong mỗi nhóm ngành lại bao gồm các ngành khác nhau,
gọi là các ngành cấp 1.
Chuyển dịch cơ cấu ngành: Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ
trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn
với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự dịch chuyển cơ cấu ngành
kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các
ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất
mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải

dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tọa
cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn
thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến đổi cơ cấu mới hiện đại và phù hợp
hơn.
Trên khía cạnh các bộ phận cấu thành phát triển kinh tế thì cơ cấu
ngành của nền kinh tế phản ánh mặt chất về kinh tế của quá trình phát triển.
Dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu
nhiều nhất, vì nó phản ánh về cơ bản sự phát triển của khoa học công nghệ,
lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất.
Dấu hiệu thuyết phục nhất để đánh giá và so sánh trình độ phát triển kinh tế
2
Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
thường là dạng (trạng thái) cơ cấu ngành kinh tế mà mỗi quốc gia đạt được.
Trong cuốn “Các giai đoạn phát triển kinh tế”, Rostow đã tổng kết sự lựa
chọn dạng cơ cấu ngành hợp lý, tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh
tế.
Trong đó: dạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hay nông – công nghiệp
được đặc trưng bởi tỷ trọng nông nghiệp chiếm từ 40-60%, công nghiệp từ
10-20% , dịch vụ từ 10-30%, dạng cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ hay
công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp thường có các tỷ trọng nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ tương ứng là 15-25%, 25-35%, 40-50%, khi nền kinh tế
đạt được dạng cơ cấu dịch vụ - công nghiệp thì tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn
dưới 10%, công nghiệp 35-40%, dịch vụ từ 50-60%.
Chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục, gắn liền với
quá trình công nghiệp hóa và được xem là kết quả của quá trình công nghiệp
hóa đối với các nước đang phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình mang tính khách quan, dưới
sự tác động của các yếu tố phát triển: lực lượng sản xuất, phân công lao động
xã hội, thị trường, quan hệ cung – cầu hàng hóa. Chúng ta không nên tạo

dựng một cơ cấu ngành theo ý muốn chủ quan của mình. Sự tác động của
chính phủ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nằm ở chỗ: nắm bắt các
yếu tố có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu, định hướng phát triển và sử dụng
các chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển dịch phù hợp.
1.2. Những cơ sở lý thuyết xác định xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành
kinh tế
1.2.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel
Đây là quy luật phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu
nhập cho tiêu dùng cá nhân đối với hàng hóa lương thực thực phẩm. Engel
cho rằng, chi tiêu cho lương thực là một chỉ số tốt phản ánh về phúc lợi của
3
Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
quốc gia đó, cụ thể là phần chi tiêu cho hàng hóa lương thực càng thấp trong
tổng thu nhập tiêu dùng dân cư, là biểu hiện phúc lợi càng cao.
Đường Engel (Engel Curve) là một đường biểu thị mối quan hệ giữa
thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể. Đường Engel
được minh họa:
Độ dốc của đường Engel ở bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu
dùng biên của hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay
đổi thu nhập, nó phản ảnh độ co giãn của tiêu dùng một loại hàng hóa cụ thể
đối với thu nhập dân cư. Bằng quan sát thực nghiệm, Engel đã nhận thấy rằng
khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ
chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Như vậy, đường Engel thể
hiện quy luật tiêu dùng đối với hàng hóa là lương thực thực phẩm có xu
hướng dốc lên với độ dốc cao ở đoạn đầu, sau độ dốc giảm dần (độ co giãn
của cầu hàng hóa theo thu nhập dương) và cuối cùng là có xu hướng xuống
khi thu nhập gia đình đạt một độ nhất định (độ co giãn âm). Do chức năng
chính của khu vực nông nhiệp là sản xuất lương thực thực phẩm nên có thể
suy ra là tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu

nhập tăng lên đến một mức độ nhất định.
Quy luật Engel được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực thực phẩm
nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu xu hướng
tiêu dùng của các hàng hóa khác. Các nhà kinh tế gọi hàng hóa nông sản là
hàng hóa thiết yếu, các hàng hóa công nghiệp là các hàng hóa lâu bền và cung
cấp sản phẩm dịch vụ là hàng hóa cao cấp. Qua quá trình nghiên cứu, họ phát
hiện ra rằng: trong quá trình gia tăng thu nhập, thì tỷ lệ gia tăng chi tiêu cho
hàng hóa lâu bền có xu hướng gia tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức độ
tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng
tăng, độ đôc của đường Engel đối với hàng hóa này càng ngày càng cao và
đến một mức thu nhập nào đó thì tốc độ tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng thu
nhập.
4
Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
1.2.2. Quy luật về đổi mới kỹ thuật và tăng năng suất lao động của A.Fisher
Năm 1935, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, trên
cơ sở quan niệm nền kinh tế gồm 3 khu vực: khu vực thứ nhất bao gồm ngành
nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản, khu vực thứ 2 bao gồm các
ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và khu vực thứ 3 gồm các ngành dịch
vụ. A.Fisher đã phân tích: có hai nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình dịch
chuyển cơ ngành đó là chuyên môn hóa và sự thay đổi trong công nghệ, tiến
bộ kỹ thuật. Quá trình chuyên môn hóa, mở đường cho việc trang bị kỹ thuật
hiện đại, hoàn thiện tổ chức, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất
lao động. Theo xu thế phát triển khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dễ
có khả năng thay thế lao động nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị
và các phương thức canh tác mới tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng
suất lao động. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nông sản sẽ có xu
hướng ngày càng giảm đi theo sự phát triển kinh tế. Kết quả là để đảm bảo
nhu cầu lương thực thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến một lưc

lượng lao động như cũ và như vậy, tỷ lệ lực lượng lao động nông nghiệp có
xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế. Trong khi đó, ngành công
nghiệp khó có khả ngăn thay thế lao động hơn nông nghiệp do tính chất phức
tạp hơn của việc sử dụng kỹ thuật mới, mặt khác độ co giãn của cầu tiêu dùng
loại sản phẩm này là đại lượng lớn hơn không vì vậy theo sự phát triển kinh
tế, tỷ trọng lao động công nghiệp có xu hướng tăng lên. Quá trình chuyên
môn hóa cũng hình thành những ngành chế biến cao hơn, làm cho tỷ trọng
của cá ngành truyền thống giảm đi, tỷ trọng các ngành đòi hỏi kỹ thuật mới
tăng lên. Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất
do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho sự thay thế công
nghệ và kỹ thuật mới rất cao. Trong khi đó, độ co giãn của nhu cầu sản phẩm
dịch vụ khi nền kinh tế ở trình độ phát triển cao là lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng
cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Xã hội càng bước sang những giai
đoạn phát triển cao, nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ, nhất là dịch vụ
5
Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
cao cấp trở nên phong phú, đa dạng và quy mô lớn. Vì vậy, tỷ trọng ngành
dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và tăng càng nhanh khi nền kinh tế càng phát
triển. Những kết luận của A.Fisher đã gợi ra những nội dung khá rõ nét khi
nghiên cứu về xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát
triển.
1.3. Các xu thế dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể tút ra một xu hướng có tính
quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đó là chuyển dịch
theo hướng CNH, HĐH đất nước. Muốn chuyển từ một nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế dựa trên cơ sở tiêu dùng cao, cần phải trải qua các
bước: chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công – nông nghiệp, để
từ đó chuyển từ sang nền kinh tế công nghiệp – dịch vụ, và cuối cùng là xã
hội tiêu dùng cao với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp. Các xu hướng cụ thể được

thể hiện như sau :
Trong quá trình phát triển, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi, tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng lấn
át trong cơ cấu kinh tế do tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu hướng ngày
càng nhanh hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp.
Trong quá trình phát triển , tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có
dung lượng vốn cao chiếm ngày càng lớn và tăng trưởng với tốc độ nhanh
hơn
Xu hướng “mở” trong cơ cấu ngành kinh tế: Đặc trưng nổi bật của dạng
này là cơ cấu sản xuất khác với cơ cấu tiêu dùng trong nước. Theo đó, cho
phép các nước chọn được một cơ cấu ngành sản xuất hiệu quả nhất. Khi đó
quốc gia có thể tạo ra một khối lượng tối đa các sản phẩm có lợi thế và thu lợi
nhuận từ việc xuất khẩu hàng hóa đó ra thị trường quốc tế. Thêm vào đó, cơ
cấu mở đã giúp các nước tăng tiêu dùng hàng hóa (cả quy mô và chủng loại),
6
Kinh tế phát triển
Đỗ Thị Phượng – CH18L
kể cả các hàng hóa không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất trong nước
thiếu hiệu quả thông qua con đường nhập khẩu hoặc trao đổi hai chiều. Để
đánh giá và phân tích cơ cấu kinh tế mở, chúng ta cần lưu ý đến các câu hỏi:
trước tiên, nền kinh tế của quốc gia này đã mở hay chưa? (căn cứ vào quy mô
của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với quy mô thu nhập của toàn
bộ nền kinh tế), Nếu là nền kinh tế mở thì mở như thế nào? (thể hiện ở chỉ số
cán cân thương mại quốc tế so với GDP), Đi sâu vào hoạt động xuất và nhập
khẩu như thế nào? (để xác định tính hiệu quả trong trao đổi xuất nhập khẩu
hàng hóa của các nước và đánh giá xu hướng chuyển dịch của cơ cấu này).
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.4.1. Các nhân tố bên trong
Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép có thể phát triển ngành
sản xuất nào một cách thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trình độ nguồn

nhân lực; những điều kiện kinh tế, văn hóa của đất nước.
Ngoài ra, nhu cầu của từng xã hội, thị trường ở mỗi giai đoạn lại là cơ
sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chất
lượng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các
ngành nghề trong nền kinh tế.
Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của từng quốc gia có
tác động quan trọng đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế vì mặc dù cơ cấu
kinh tế mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội nhưng lại chịu tác động, chi
phối rất lớn bởi mục tiêu của Nhà nước. Nhà nước có thể tác động gián tiếp
lên tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định hướng phát triển, đầu tư,
những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển các ngành nghề nhằm
bảo đảm sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ra trong từng giai đoạn
nhất định.
7

×