Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bài tập phản ứng ỗi hóa khử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.25 KB, 2 trang )

Tài liệu khóa học: Luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm hóa học

Bài 1 : Phản ứng oxi hóa - khử
Câu 1: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì 2 phân
tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 22 electron.
B. nhận 22 electron.
C. nhường 26 electron.
D. nhường 24 electron.
Câu 2: Trong phản ứng: 3K2MnO4 + 2H2O → 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH
Nguyên tố Mn
A. chỉ bị oxi hoá.
B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
D. không bị oxi hoá, không bị khử.
Câu 3: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
Phân tử NO2
A. chỉ là chất oxi hoá.
B. chỉ là chất khử.
C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
D. không phải chất oxi hoá, không phải chất khử.
o

t
Câu 4: Trong phản ứng phân huỷ: 4HNO3 
→ 4NO2 + O2 + 2H2O
Axit nitric đóng vai trò gì ?
A. Chỉ là chất tạo môi trường.
B. Chỉ là chất khử.
C. Chỉ là chất oxi hoá.
D. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá.


Câu 5: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của sắt là
A. dd FeSO4 + dd NaOH.
B. dd FeCl3 + dd AgNO3.
C. Fe2O3 + dd H2SO4 đặc, nóng.
D. Fe(OH)2 + dd HNO3 loãng.
Câu 6: Trong phản ứng:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 
→ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Axit H2SO4 đóng vai trò
A. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. B. chỉ là chất khử.
C. chỉ là chất tạo môi trường.
D. chỉ là chất oxi hoá.
Câu 7: Cho phản ứng: a Al + b HNO3 
→ c Al(NO3)3 + d NH4NO3 + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (d + e) bằng
A. 15.
B. 9.
C. 12.
D. 18.
Câu 8: Có phản ứng: 4Mg + 5H2SO4 
→ 4MgSO4 + X + 4H2O
Cho biết tất cả các hệ số đều đúng. Hỏi X là chất gì ?
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Trang 1


Tài liệu khóa học: Luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm hóa học
A. SO2.


B. S.

C. SO3.

D. H2S.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 
→ Fe(NO3)3 + NO + H2O
Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất là
A. 34.
B. 55.
C. 47.
D. 25.
Câu 10: Cho phản ứng: a FexOy + b HNO3 
→ c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a + b + e) bằng
A. 24x – 4y + 3.
B. 1 + 9x – 3y.
C. 18x – 3y + 3.
D. 1 + 12x – 2y.
Câu 11: Cho phản ứng:
(5x – 2y) M + (18x – 6y) HNO3 → (5x – 2y) M(NO3)n + 3NxOy + (9x – 3y) H2O
Biết tất cả các hệ số đều đúng. Kim loại M là
A. Zn.
B. Ag.
C. Cu.
D. Al.
Câu 12: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 
→ Fe(NO3)3 + NxOy+ H2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số
nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 13x – 9y.

B. 46x – 18y.

C. 45x – 18y.

D. 23x – 9y.
Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn
Nguồn:

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Hocmai.vn

Trang 1



×