Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.44 KB, 12 trang )

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Môi trường là gì ?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân
tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người,
nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi
sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước...
Vai trò của môi trường :
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là
nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con
người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác
động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là
nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy,
chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh
đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường nhân
tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi
trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo...Môi trường cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài
nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã
hội...môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát
triển.
Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi
tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới ô nhiễm
môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường
đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật
hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất


thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc
tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Nguyên nhân dẫn đên viêc ô nhiễm môi trường là do:
+ Sự thiếu ý thức của người dân
Đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các
bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để
làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác
lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không
đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình
nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người
tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ
môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người
dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy
được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
+ Một số doanh nghiệp vì lợ nhuận trước mắt mà bất chấp hậu quả đa trực tiếp
gây ô nhiễm môi trường bằng những thứ nước thải công nghiệp độc hại.
Các dạng ô nhiễm chính
+ Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người
khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào
môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các
loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều
bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và

các cánh đồng
_Nguyên nhân dẫn đên ô nhiễm không khí
Về tự nhiên
• Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa
vì nó được phun lên rất cao.
• Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy
ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
• Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
• Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành
các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô
nhiễm không khí.
Vê nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
• Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
• Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được
hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
• Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm;
Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao
thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
+ Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.
Ở các đại dương thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được
thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá
học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh
hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề
mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt
đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa
học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ
động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân
bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa
ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu
+ Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người lam thay đổi các
nhân tố sinh thái vưot qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp
và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu
hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người.
Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đến con người
- Khai thác vàng thủ công.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Thủy ngân gây tổn hại đến thận, giảm trí nhớ, đau khớp,

đẻ non, khó thở, tổn hại thần kinh và có thể gây chết người.
- Ô nhiễm mặt nước.
Hậu quả đối với sức khỏe con người là gây hại đến hệ thống tiêu hóa, bệnh đường
ruột. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm nước là một trong
các nguyên nhân chính gây tử vong từ yếu tố môi trường.
- Ô nhiễm nước ngầm.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Điều này lệ thuộc vào loại ô nhiễm. Thường là bệnh
đường ruột. Các loại kim loại nặng ở trong nước có thể gây ung thư.
- Ô nhiễm không khí trong căn hộ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Viêm phổi, ung thư phổi, lao, đau mắt. Theo ước tính,
mỗi năm có khoảng 3 triệu người bị chết vì hít phải khí độc hại trong các căn hộ
chật chội.
- Khai khoáng công nghiệp.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Thường rất đa dạng và gây hại kéo dài như: đau mắt,
gây hại đối với hệ thống hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, thận, gan và hệ thần kinh.
- Các lò nung và chế biến hợp kim .
Ảnh hưởng đến sức khỏe: có dạng gây hại ngay hoặc mãn tính như gây hại mắt, hệ
hô hấp, da, gan, thận và hệ thần kinh. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến hệ tim
mạch và phổi, thậm chí có thể gây tử vong do tích lũy lâu dài trong cơ thể.
- Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Uran.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: chất phóng xạ có thể ảnh hưởng tới chức năng của cơ
thể, về lâu dài có thể gây một số bệnh ung thư. Những người bị ảnh hưởng phóng
xạ với nồng độ thấp có những biến đổi đối với máu, chóng mặt, mệt mỏi, gây quái
thai, mù mắt, trì độn. Nếu bị tác động của tia phóng xạ với nồng độ cao sẽ bị chết
chỉ sau vài giờ.
- Nước thải không được xử lý.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: tình trạng trên dẫn đến một loạt bệnh như tả, thương
hàn, kiết lị, viêm gan A và bệnh giun sán. Theo dự đoán của WHO mỗi năm có
khoảng 1,5 triệu người bị chết liên quan đến nước thải không được xử lý.
- Ô nhiễm không khí ở các đô thị.

Ảnh hưởng đến sức khỏe: một số bệnh mãn tính về đường hô hấp và hệ tuần hoàn.
Bụi mịn gây các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung thư
phổi. Trẻ em và người già dễ bị các căn bệnh này. Theo dự đoán của WHO mỗi
năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.
- Tái tạo bình ắc quy.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×