ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
NGUYỄN QUANG HƯƠNG
AN TOÀN BỨC XẠ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ 18F-FDG TẠI TRUNG TÂM MÁY
GIA TỐC 30MeV - BỆNH VIỆN 108
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
NGUYỄN QUANG HƯƠNG
AN TOÀN BỨC XẠ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ 18F-FDG TẠI TRUNG TÂM MÁY
GIA TỐC 30MeV - BỆNH VIỆN 108
Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử
Mã số: 60440106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đàm Nguyên Bình
Hà Nội – Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trung tâm Máy gia tốc Cyclotron 30 MeV
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đàm Nguyên Bình
đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Tôi xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng hữu ích trong những năm học
vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Lãnh đạo và các anh chị tại
Trung tâm Máy gia tốc Cyclotron 30 MeV, Ban Giám hiệu, Khoa Vật lý, Bộ môn
Vật lý hạt nhân và Phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Học viên
Nguyễn Quang Hương
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Quang Hương, học viên cao học khóa 2011 – 2013,
chuyên ngành Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao, trường Đại học
Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan Luận văn thạc
sĩ ‘‘An toàn bức xạ trong quá trình sản xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG tại
Trung tâm máy gia tốc 30 MeV, Bệnh viện 108’’ là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép.
Học viên
Nguyễn Quang Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU . ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. AN TOÀN BỨC XẠ TRONG SẢN XUẤT ĐỒNGVỊ PHÓNG XẠ
TRÊN MÁY GIA TỐC CYCLOTRON ............................................................................. 4
1.1. Máy gia tốc Cyclotron dùng cho sản xuất đồng vị phóng xạ ................................ 4
1.2. Tác hại của bức xạ đến sức khỏe con người ......................................................... 8
1.3. Tiêu chuẩn về an bức xạ trong tiếp xúc, vận chuyển vật liệu phóng xạ và quản
lý chất thải phóng xạ ................................................................................................. 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 18
2.1. Sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc cyclone 30 tại Trung tâm Máy gia
tốc – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ............................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ........................................ 37
3.1. Suất liều bức xạ tại một số vị trí quan trọng Trung tâm Máy gia tốc Cyclotron
30 MeV – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong quá trình sản xuất 18F-FDG 34
3.2. Độ nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt tại phòng hotcell tổng hợp, chia liều 18F-FDG 44
3.3. Xác định hoạt độ phóng xạ của một số đồng vị phóng xạ có trong màng mỏng
của cửa sổ buồng bia ................................................................................................. 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 62
PHỤ LỤC 1. BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT SUẤT LIỀU BỨC XẠ GAMMA TẠI
TRUNG TÂM MÁY GIA TỐC ....................................................................................... 64
PHỤ LỤC 2. BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT SUẤT LIỀU BỨC XẠ NEUTRON TẠI
TRUNG TÂM MÁY GIA TỐC ....................................................................................... 66
PHỤ LỤC 3. BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỘ NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ BỀ MẶT
TẠI PHÒNG HOTCELL TỔNG HỢP, CHIA LIỀU 18F-FDG ....................................... 67
PHỤ LỤC 4. BẢNG SỐ LIỆU DÙNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG
LÁ HAVAR ..................................................................................................................... 68
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Ý nghĩa
Cyclotron
Máy gia tốc vòng
PET
Positron Emission Tomography; Chụp cắt lớp bằng bức xạ
Positron
SPECT
Single Photon Emission Computed Tomography; Chụp cắt lớp
bằng bức xạ đơn Photon
FDG
Fludeoxyglucose
RF
Radio frequency
D
Điện cực Dee
α, β, γ, neutron
Bức xạ anpha, beta, gamma và nơ tron
DNA
Deoxyribonucleic acid; là nguyên liệu di truyền ở người
CT
Computed Tomography; Chụp cắt lớp vi tính
QCVN
Quy chuẩn Việt nam
BKHCN
Bộ Khoa học và Công nghệ
RFLL
Radio frequency low level
Coil
Cuộn dây
FDM
Fluorodeoxymannose
Hotcell
Xưởng nóng, nơi tổng hợp, pha chế dược chất phóng xạ
Lab
Phòng thí nghiệm
NNDC
National Nuclear Data Center
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Nguyên lý gia tốc cyclotron. ............................................................................... 5
Hình 1.2. Sơ đồ chung một cơ sở sản xuất đồng vị phóng xạ dùng gia tốc Cyclotron. ...... 6
Hình 1.3. Minh họa đứt gãy liên kết trong phân tử AND do bức xạ ion hóa. .................. 12
Hình 2.1. Máy gia tốc Cyclone 30 của hãng IBA . ........................................................... 19
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống máy gia tốc Cyclone 30. .......................................................... 19
Hình 2.3. Sơ lược cấu tạo nguồn ion . ............................................................................... 20
Hình 2.4. Sơ lược cấu tạo hệ thống bơm chùm ion dọc trục............................................. 21
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống RF, Các điện cực Dee, lỗ và khớp nối RF. .............................. 21
Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo đường chùm . .............................................................................. 22
Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý đưa proton ra. ......................................................................... 23
Hình 2.8. Giản đồ miêu tả dòng proton có thể chuyển ra ở 5 cổng khác nhau. ................ 23
Hình 2.9. Hình dạng bề ngoài (trái) và bên trong (phải) của hệ thống hotcell ................. 25
Hình 2.10. Cửa sổ thủy tinh chì để quan sát hoạt động của cánh tay rôbốt . .................... 25
Hình 2.11. Điều khiển hệ thống hoạt động thông qua máy tính bên ngoài. ..................... 26
Hình 2.12. Cấu trúc phân tử 18F-FDG. .............................................................................. 26
Hình 2.13. Sơ đồ mặt bằng khu vực máy gia tốc và các điểm khảo sát suất liều bức xạ,
nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt . ............................................................................................ 28
Hình 2.14. Thiết bị AT6012A sử dụng đo suất liều bức xạ gamma ................................. 29
Hình 2.15. Phản ứng giữa neutron và He3 ........................................................................ 30
Hình 2.16. Máy đo Thermo (hình trái) và cấu tạo bên trong (hình phải). ........................ 30
Hình 2.17. Các vị trí đo độ nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt trong phòng hotcell. ................. 32
Hình 2.18. Thiết bị Radiagem 2000. ................................................................................. 32
Hình 2.19. Đầu dò nhiễm bẩn α/β SAB – 100. ................................................................. 32
Hình 2.20. Sơ đồ khối hệ phổ kế bán dẫn BEGe-Canberra . ............................................ 34
Hình 2.21. Khối phân tích số DSA-1000 .......................................................................... 36
Hình 3.1. Mặt ngoài hệ hotcell. ......................................................................................... 39
Hình 3.2. Khe hở đường ray cửa buồng bia dẫn đến lọt bức xạ neutron. ......................... 40
Hình 3.3. Sự thăng giáng suất liều bức xạ gamma và neutron tại cửa buồng bia trong
quá trình bắn chùm tia vào bia theo các ngày sản xuất đồng vị. ....................................... 40
Hình 3.4. Sự thay đổi độ nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt tại phòng hotcell tổng hợp, chia
liều 18F-FDG. ................................................................................................................... 45
Hình 3.5. Cấu tạo của bia lỏng đặt ngoài dùng sản xuất 18F-FDG.................................... 47
Hình 3.6. Đường chuẩn năng lượng. ................................................................................. 50
Hình 3.7. Đường cong hiệu suất ghi. ................................................................................ 52
Hình 3.8. Tỉ lệ đóng góp hoạt độ các đồng vị phóng xạ trên lá Havar được đo. .............. 56
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giới hạn của Việt Nam về liều chiếu xạ đối với các đối tượng theo quy định
tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ . 16
Bảng 2.1. Một số phản ứng hạt nhân tại hệ thống bia....................................................... 24
Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật đầu dò của phổ kế AT6102A. ............................................. 29
Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật đầu dò neutron FH 40 GL-10. ............................................ 31
Bảng 3.1. Trung bình suất liều bức xạ gamma tại các vị trí trong khu vực kiểm soát
Trung tâm máy gia tốc. ..................................................................................................... 38
Bảng 3.2. Trung bình suất liều bức xạ neutron tại các vị trí trong thời gian bắn chùm tia
gia tốc vào buồng bia. ....................................................................................................... 38
Bảng 3.3. Trung bình độ nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt tại phòng hotcell tổng hợp, chia
liều 18F-FDG. ................................................................................................................... 44
Bảng 3.4. Phản ứng hạt nhân có thể xảy ra khi chùm proton và neutron thứ cấp tương
tác với lá Havar. ................................................................................................................ 48
Bảng 3.5. Thông tin nguồn gamma chuẩn. ....................................................................... 49
Bảng 3.6. Số liệu các tia gamma được chọn để chuẩn năng lượng và vị trí cực đại
(kênh) tương ứng. .............................................................................................................. 50
Bảng 3.7. Diện tích đỉnh hấp thụ toàn phần của các đỉnh năng lượng được chọn để xây
dựng đường cong hiệu suất ghi. ........................................................................................ 51
Bảng 3.8. Hiệu suất ghi của hệ đo với các đỉnh năng lượng được chọn để xây dựng
đường cong hiệu suất ghi. ................................................................................................. 51
Bảng 3.9. Danh sách các đồng vị phóng xạ sinh tra trên lá Havar. .................................. 54
Bảng 3.10. Kết quả xác định hoạt độ các đồng vị phóng xạ trên lá Havar. ...................... 56
Bảng 3.11. Mức hoạt độ miễn trừ. .................................................................................... 57
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ứng dụng kỹ thuật bức xạ và
hạt nhân hiện đang được sử dụng ngày càng nhiều và rộng rãi trên thế giới trong các
lĩnh vực của đời sống như y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, vv…
và đem lại những hiệu quả kinh tế, xã hội đáng ghi nhận. Qua nhiều thập kỉ, các chất
phóng xạ nhân tạo đã đem lại nhiều lợi ích to lớn trong chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng
như trong kỹ thuật khoa học, nghiên cứu, nông nghiệp và công nghiệp. Những thành
tựu này đã góp phần cải thiện cuộc sống trên Trái đất với mức độ khó có thể đánh giá
được.
Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân cũng tiềm ẩn nhiều nguy
cơ mất an toàn và an ninh bức xạ, hạt nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên làm
việc và cộng đồng nếu không được kiểm soát và bảo vệ chặt chẽ. Vấn đề quản lý, vận
chuyển, lưu giữ chất thải phóng xạ, ảnh hưởng của phóng xạ đối với môi trường và con
người là những vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý pháp quy về an toàn bức
xạ. Trong số các cơ sở bức xạ, đáng lưu ý là các cơ sở sử dụng máy gia tốc dùng sản
xuất đồng vị phóng xạ, đặc thù của các cơ sở này là thường có nhiều chất phóng xạ tồn
tại bên trong hệ thống máy gia tốc, mặc dù các cơ sở vận hành máy gia tốc được thiết
kế rất công phu, nhằm đảm bảo các chất phóng xạ được giam giữ trong hệ thống tòa
nhà máy gia tốc nhưng rõ ràng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể xảy ra các tai nạn ví
dụ như các hỏng hóc hoặc hư hại máy móc, thiết bị vv…, các thiếu sót trong thiết kế,
các thao tác chủ quan sai lầm của các nhân viên vận hành hoặc việc không quan tâm
đúng mức tới công tác quản lý chất lượng, kiểm tra theo dõi thường xuyên để đề phòng
những phát sinh bất thường.
Hiện nay Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đang quản lý và vận hành một
máy gia tốc Cyclotron 30 MeV của hãng IBA đặt tại Trung tâm Máy gia tốc Cyclotron
30 MeV. Máy gia tốc Cyclotron 30 MeV có khả năng gia tốc hai loại hạt là proton và
deuteron, 3 kênh dẫn chùm tia dùng để bắn vào các bia rắn, lỏng, khí và một kênh dùng
cho nghiên cứu cơ bản về vật lý, hóa học. Máy gia tốc Cyclotron 30MeV này có khả
1
năng tạo ra khoảng 10 loại đồng vị phóng xạ được sử dụng nhiều trong y học hạt nhân
là: 124I, 123I, 201Tl, 67Ga, 111In, 11C, 18F,13N, 15O, 22Na, 48V.
Việc sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc Cyclotron 30MeV, quá trình
tổng hợp, kiểm nghiệm, vận chuyển các dược chất phóng xạ, lưu trữ các vật liệu phóng
xạ sinh ra từ quá trình sản xuất dược chất phóng xạ đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn
bức xạ phải được quan tâm một cách nghiêm ngặt, nhất là trong quá trình bắn chùm tia
gia tốc vào bia để tạo đồng vị phóng xạ, các tia bức xạ gamma, tia X, chùm tia neutron
được sinh ra có thể gây nguy hiểm cho các kỹ sư vận hành cũng như các nhân viên làm
việc ở phạm vi gần nếu không được che chắn phù hợp. Việc khảo sát, đo đạc suất liều
bức xạ gamma và suất liều chùm tia neutron trước, trong và sau khi vận hành máy gia
tốc sản xuất đồng vị là việc hết sức quan trọng để đánh giá mức độ an toàn bức xạ và
khả năng che chắn của các khối vật liệu.
Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mức độ an toàn bức xạ
dựa vào các biện luận khoa học từ các phép đo suất liều bức xạ gamma và neutron, độ
nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt tại một số địa điểm xung quanh khu vực máy gia tốc
Cyclotron 30MeV trước, trong, sau khi sản xuất đồng vị phóng xạ 18F. Ngoài ra Luận
văn còn tiến hành các phép đo và tính toán nhằm xác định hoạt độ của một số đồng vị
phóng xạ có trong màng mỏng của cửa sổ buồng bia máy gia tốc Cyclotron 30MeV,
các màng mỏng này bị kích hoạt trở thành vật liệu phóng xạ trong quá trình bắn chùm
tia gia tốc vào bia, kết quả của việc xác định hoạt độ sẽ làm cơ sở tham khảo cho công
tác quản lý và lưu giữ các vật liệu phóng xạ này trước khi thải ra môi trường.
Với mục đích nêu trên, Luận văn được hoàn thành với bố cục gồm 3 chương:
Chương 1. An toàn bức xạ trong sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc
cyclotron: Trình bày khái quát về máy gia tốc cyclotron, các loại bức xạ phát ra trong
quá trình sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc cyclotron; tác hại của bức xạ đến
sức khỏe con người; các tiêu chuẩn an toàn bức xạ trong tiếp xúc, vận chuyển và quản
vật liệu phóng xạ của Việt Nam.
2
Chương 2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Trình bày nội dung và đối
tượng khảo nghiên cứu của Luận văn, giới thiệu về máy gia tốc cyclotron 30 MeV
dùng sản suất đồng vị phóng xạ, hệ thiết bị tổng hợp, chia liều dược chất phóng xạ 18FFDG, quy trình sản xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG, các phương và thiết bị được sử
dụng để khảo sát suất liều bức xạ gamma, neutron, độ nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt và
xác định hoạt độ đồng vị phóng xạ trong màng mỏng của cửa sổ buồng bia máy gia tốc.
Chương 3. Kết quả thực nghiệm và bàn luận: Trình bày kết quả khảo sát thực
nghiệm phông bức xạ, suất liều bức xạ gamma và neutron trong quá trình sản xuất
dược chất phóng xạ
18
F-FDG tại một số vị trí quan trọng trong khu vực máy gia tốc
Cyclotron 30 MeV; xác định độ nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt tại khu vực hệ thiết bị
tổng hợp, chia liều dược chất phóng xạ 18F-FDG; xác định hoạt độ của một số đồng vị
phóng xạ trong màng mỏng của cửa sổ buồng bia.
3
CHƯƠNG 1
AN TOÀN BỨC XẠ TRONG SẢN XUẤT ĐỒNGVỊ PHÓNG XẠ TRÊN
MÁY GIA TỐC CYCLOTRON
1.1. MÁY GIA TỐC CYCLOTRON DÙNG CHO SẢN XUẤT ĐỒNG VỊ
PHÓNG XẠ
1.1.1. Giới thiệu
Nguyên lý gia tốc tuần hoàn được khám phá vào khoảng năm 1920 là một nền
tảng quan trọng trong vật lý năng lượng cao. Theo nguyên lý này, sự gia tốc được thực
hiện bằng phương pháp hiệu điện thế biến thiên theo thời gian thay cho hiệu điện thế
tĩnh sử dụng trong các máy gia tốc ví dụ như máy gia tốc Van de Graff. Máy gia tốc
đầu tiên có tầm quan trọng thực tiễn dựa trên nguyên lý gia tốc tuần hoàn là cyclotron,
do Ernest Orlando Lawrence phát minh ra.
Ban đầu, cyclotron được dùng để gia tốc các ion (proton, deuteron và các hạt
nặng hơn) tới động năng cỡ vài MeV sử dụng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân cơ bản,
nhưng sau đó đã trở nên quan trọng trong các ứng dụng y học. Nó cho phép tạo ra các
đồng vị phóng xạ cho y học hạt nhân cũng như tạo ra các chùm proton cho xạ trị.
Trong cyclotron, các hạt được gia tốc theo các quỹ đạo xoắn ốc đi trong hai điện cực
hình bán trụ chân không bởi từ trường đều (khoảng 1T) được tạo ra giữa các cực của
một nam châm lớn. Một điện áp tần số vô tuyến (RF) với tần số từ 10 đến 30MHz được
đặt vào giữa hai điện cực. Các hạt mang điện được gia tốc khi chúng vượt qua khoảng
trống giữa hai điện cực này. Bên trong các điện cực không có điện trường và các hạt
này chuyển động dưới ảnh hưởng của từ trường theo quỹ đạo nửa vòng tròn với tốc độ
không đổi cho tới khi chúng lại đi qua khoảng trống giữa hai điện cực, lúc này điện
trường đổi chiều và hạt sẽ lại được gia tốc khi qua khoảng trống giữa hai điện cực, hạt
có thêm một lượng động năng nhỏ khi di chuyển trong điện cực kia theo nửa vòng tròn
có bán kính lớn hơn nửa vòng tròn trong điện cực trước, tạo nên một quỹ đạo hình
4
xoắn ốc và động năng của hạt tăng dần sau một số lớn lần vượt qua khoảng trống giữa
hai điện cực.
Hình 1.1. Nguyên lý gia tốc cyclotron.
Quá trình gia tốc cứ tiếp diễn cho đến khi hạt đạt được năng lượng danh định và
tiến ra ngoài bán kính tách chùm tia. Năng lượng cực đại mà một ion có thể thu được
bằng gia tốc cyclotron được tính qua công thức:
1
(mv)2
2
2m
Emax = mv2 =
=
Trong đó: Rtach là bán kính tách chùm tia; Rtách =
(qBRtach )2
2m
(1.1)
mv
|q|B
m là khối lượng ion được gia tốc.
v là vận tốc của ion tại bán kính tách.
q là điện tích của ion.
B là từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng chuyển động
của hạt được gia tốc.
Việc sản xuất các động vị phóng xạ bằng gia tốc yêu cầu chùm hạt gia tốc cần
có hai yếu tố sau: Các chùm hạt phải có đủ năng lượng để tạo ra phản ứng hạt nhân cần
thiết và dòng chùm tia đủ lớn để cho hiệu suất thực tế. Thiết kế mặt bằng chung của
một cơ sở sản xuất đồng vị phóng xạ bằng cyclotron được thể hiện trên hình 1.2 [17]
5
Hình 1.2. Sơ đồ chung một cơ sở sản xuất đồng vị phóng xạ dùng gia tốc
Cyclotron.
1.1.2. Các loại bức xạ phát ra trong quá trình sản xuất đồng vị phóng xạ trên
máy gia tốc cyclotron
Như đã đề cập tại mục 1.1.1, để tạo ra các đồng vị phóng xạ, ta cần gia tốc chùm
tia đến năng lượng đủ để xảy ra các phản ứng hạt nhân. Trong quá trình vận hành máy
gia tốc cyclotron, các chùm hạt gia tốc năng lượng cao không những bắn vào bia để tạo
ra đồng vị phóng xạ mà còn có khả năng va đập vào các vật liệu khác tạo ra các loại vật
liệu phóng xạ bên trong hệ thống và cấu trúc xung quanh chùm tia. Các bức xạ sinh ra
trong quá trình sản xuất đồng vị phóng xạ bằng máy gia tốc cyclotron có thể bao gồm:
a. Bức xạ tức thời
Bức xạ tức thời là bức xạ sinh ra do chùm tia gia tốc hoặc từ sự tương tác trực tiếp
của chùm tia gia tốc với các vật liệu. Bức xạ tức thời được sinh ra chỉ khi có chùm tia
gia tốc (máy gia tốc được vận hành). Bức xạ tức thời chủ yếu là tia X (hoặc tia gamma)
năng lượng cao và bức xạ neutron. Việc chiếu xạ trực tiếp do chùm tia gia tốc hoặc bức
xạ tức thời có thể dẫn đến việc nhận liều bức xạ nguy hiểm hoặc gây chết người. (suất
liều quanh chùm tia gia tốc có thể lớn hơn 1,6 Sv/giờ). Do đó các điểm truy cập vào
các khu vực có thể tồn tại bức xạ tức thời cần phải có các rào cản an toàn để ngăn ngừa
6
chiếu xạ do bức xạ tức thời trong quá trình vận hành máy gia tốc. Một số địa điểm mà
mức độ bức xạ tức thời có thể tăng cao do gần với trường chùm tia gia tốc cần được
xem xét như các đường ống đâm xuyên vào phòng máy gia tốc mà không được che
chắn, mặt sàn phía trên trần của phòng máy gia tốc, phần hệ thống che chắn trong vùng
lân cận của chùm tia gia tốc.
b. Bức xạ thứ cấp
Bức xạ tức thời năng lượng cao tương tác với các vật liệu cũng có thể gây ra sự
hình thành các vật liệu phóng xạ. Quá trình này thường được gọi là "kích hoạt" và các
vật liệu phóng xạ được tạo ra lại có khả năng phát các tia bức xạ gọi là "bức xạ thứ
cấp". Vật liệu bị kích hoạt chủ yếu phát ra bức xạ gamma và beta. Một số vật liệu
phóng xạ có thời gian sống ngắn và hoạt độ giảm nhanh chóng trong vòng vài ngày
hoặc vài tuần sau khi bị kích hoạt. Một số vật liệu phóng xạ khác phải mất nhiều năm
để phân rã các đồng vị đến mức ổn định. Việc chiếu xạ do các vật liệu phóng xạ này
chính là phần đóng góp lớn vào liều bức xạ của các nhân viên.
Vật liệu nằm trên các bộ phận đường chùm tia, từ trường, bộ hãm và dừng chùm
tia, bia, detector và các thiết bị thí nghiệm khác là những nơi thường xảy ra việc kích
hoạt vật liệu. Các vật liệu khác có thể bị kích hoạt là các chất bôi trơn, nước làm mát
và không khí bên trong các không gian đường chùm tia. Cần chú ý rằng hệ thống làm
mát khép kín kết hợp bộ hãm chùm tia có thể chứa một số vật liệu kích hoạt dẫn đến
nguy cơ chiếu xạ ngay tại thời điểm máy gia tốc vận hành và cả trong thời gian bảo trì
các hệ thống này. Do vậy các tòa nhà hoặc các phòng làm mát các bộ phận hệ thống
chùm tia năng lượng cao cũng cần thiết phải có các biện pháp kiểm soát ra vào.
c. Các vật liệu nhiễm phóng xạ
Vật liệu bị nhiễm phóng xạ là những thiết bị, công cụ bị nhiễm bẩn phóng xạ bề
mặt có thể tháo rời hoặc vật liệu bị nhiễm bẩn phóng xạ trên bề mặt nhưng có thể được
loại bỏ bằng cách mài mòn hoặc phản ứng hóa học. Các chất lỏng phóng xạ cũng là
một nguồn gây nhiễm bẩn phóng xạ. Các vật liệu kích hoạt có thể trở thành một nguồn
gây nhiễm bẩn phóng xạ trong quá trình hoạt động của máy gia tốc do các tác động
7
mài, giũa, đốt, hàn, gia công, cắt hoặc khoan. Nhiễm bẩn phóng xạ cũng có thể xảy ra
do sự kích hoạt của vật liệu vốn đã bị lão hóa hoặc xuống cấp như bụi, rỉ sét, chất bôi
trơn và chất lỏng.
d. Các nguồn phóng xạ không có nguồn gốc từ chùm tia gia tốc
Các nguồn phóng xạ không có nguồn gốc từ chùm tia gia tốc có thể bao gồm:
Nguồn phóng xạ hoạt độ nhỏ hoặc máy phát tia X được sử dụng trong việc hiệu chuẩn
thiết bị đo, các tần số vô tuyến (RF) sử dụng để gia tốc chùm tia sinh ra các tia X khi
hoạt động, do đó chúng cũng phải được hoạt động trong khu vực đã được che chắn,
kín. Một số thiết bị như ống klystron, nguồn điện áp cao và các thiết bị điện tử năng
lượng cao khác cũng có thể tạo ra tia X khi hoạt động.
1.2. TÁC HẠI CỦA BỨC XẠ ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
1.2.1. Các loại bức xạ ion hóa [1]
Thuật ngữ “bức xạ” được dùng chung để mô tả hiện tương vật lý khi vật chất phát
ra năng lượng dưới các dạng khác nhau vào môi trường. Có hai loại bức xạ là bức xạ
không ion hóa (non - ionizing) và bức xạ ion hóa (ionizing). Bức xạ không ion hóa là
loại bức xạ có đủ năng lượng để di chuyển các nguyên tử trong một phân tử hoặc làm
các nguyên tử rung động, nhưng không đủ năng lượng để bứt các điện tử ra khỏi
nguyên tử (ví dụ: sóng âm, ánh sáng mắt thấy được, sóng vi ba…). Bức xạ ion hóa là
loại bức xạ (một hạt hoặc một tia bức xạ bất kỳ) có đủ năng lượng để bứt các điện tử ra
khỏi các nguyên tử, phân tử hoặc ion và gây ra sự ion hóa môi trường vật chất mà nó đi
qua. Bức xạ ion hóa thường được chia làm hai loại là tia bức xạ hạt (α, β, neutron) và
tia bức xạ điện từ (tia X và tia gamma).
Tia anpha (α): Tia anpha là hạt nhân của nguyên tử hê li, mang điện tích dương
và có tác dụng ion hoá rất mạnh nhưng khả năng đâm xuyên rất kém (vài centimét
không khí hay da là đủ để chặn lại) tuy nhiên, nếu một chất phát tia anpha được đưa
vào trong cơ thể, nó có thể tạo ra liều chiếu trong nguy hiểm đối với các mô nhạy cảm
do các mô này không có lớp bảo vệ bên ngoài giống như da.
8
Tia bêta (β): Tia bêta gồm có hai loại, tia bêta cộng (β+) là hạt positron mang
điện tích nguyên tố dương, tia bêta trừ (β-) là hạt electron mang điện tích nguyên tố âm.
Nói chung khả năng ion hoá của tia bêta kém hơn tia α rất nhiều nhưng tia bêta đâm
xuyên mạnh hơn. Năng lượng của tia β có thể biến thành tia γ hay tia X khi các hạt β bị
hãm lại lúc đi gần một hạt nhân của môi trường vật chất (bức xạ hãm).
Tia gamma (γ): Tia gamma sinh ra từ quá trình phân rã các hạt nhân nguyên tử,
từ các phản ứng hạt nhân, hay tương tác giữa các hạt như quá trình hủy cặp electronpositron. Tia gamma là một loại bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn, nhỏ hơn 10−12 m
[24], không bị từ trường làm lệch hướng chuyển động do không mang điện. Nếu không
tính đến phản ứng hạt nhân, tương tác của bức xạ gamma với vật chất bao gồm: hiệu
ứng quang điện, hiệu ứng compton và hiệu ứng tạo cặp electron - posistron. Khả năng
ion hoá của tia gamma kém hơn rất nhiều nhưng lại có khả năng đâm xuyên rất mạnh
so với các tia α và β.
Bức xạ neutron: Neutron là một hạt hạ nguyên tử có trong thành phần hạt nhân
nguyên tử, trung hòa về điện tích và có khối lượng bằng 1,67492716×10−27 kg [24].
Bức xạ neutron được sinh ra trong quá trình phân hạch các hạt nhân nguyên tử nặng.
Neutron được chia làm 3 loại tùy thuộc vào năng lượng của chúng (neutron nhanh năng
lượng lớn hơn 100 keV, neutron trung bình năng lượng từ 0,025 đến 100 keV, neutron
nhiệt năng lượng nhỏ hơn 0,025 keV) [24].
Neutron là hạt không tích điện và vì vậy chúng không gây ra sự ion hoá trực tiếp
môi trường mà chúng truyền qua, neutron tương tác với môi trường vật chất thông qua
ba phương thức là tán xạ đàn hồi, tán xạ không đàn hồi và hấp thụ neutron. Tương tác
của neutron với môi trường vật chất có thể kích hoạt các hạt nhân môi trường vật chất
phát ra tia gamma hay các hạt tích điện thứ cấp khác gián tiếp gây ra bức xạ ion hoá.
Neutron có khả năng đâm xuyên rất mạnh nhưng tùy thuộc vào năng lượng của chúng.
Tia X: Giống như tia gamma, tia X cũng là bức xạ điện từ nhưng có bước sóng
dài hơn tia gamma. Các tính chất của tia X cũng tương tự như tia gamma.
9
1.2.2. Tác hại của bức xạ ion hóa lên cơ thể con người
Sau khi Becquerel khám ra hiện tượng phóng xạ và việc ông bà Curie tìm ra chất
phóng xạ tự nhiên Radium và Poloium, bắt đầu một kỉ nguyên nghiên cứu và ứng dụng
đồng vị phóng xạ trong y sinh học. Cho đến nay các chất phóng xạ và các thiết bị phát
bức xạ ion hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong y tế. Việc sử
dụng bức xạ đã đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn trong công tác chẩn đoán và
điều trị. Những lợi ích của việc sử dụng bức xạ trong đời sống con người thực sự to lớn
nhưng không vì thế mà con người xem nhẹ những tác hại của chúng.
Có hai con đường bức xạ ion hóa tác động lên cơ thể con người, đó là chiếu xạ từ
bên ngoài và chiếu xạ từ bên trong.
Chiếu xạ từ bên ngoài: Nguồn chiếu xạ nằm ngoài cơ thể con người. Việc chiếu
xạ xảy ra khi con người nằm trên đường đi của các tia bức xạ phát ra từ một thiết bị
phát bức xạ hay các chất phóng xạ nằm bên ngoài cơ thể con người. Việc chiếu xạ có
thể xảy ra đối với toàn bộ cơ thể hoặc đối với một phần cơ thể con người. Việc chiếu
xạ ngoài sẽ kết thúc khi cơ thể thôi tiếp xúc với nguồn phát tia bức xạ.
Chiếu xạ từ bên trong: Chiếu xạ xảy ra khi chất phóng xạ nằm bên trong cơ thể,
các chất phóng xạ này có thể vào bên trong cơ thể con người bằng đường hô hấp, ăn
uống, tổn thương da, sau đó lan truyền bên trong cơ thể. Chiếu xạ bên trong chỉ kết
thúc khi chất phóng xạ bị đào thải ra khỏi cơ thể do sự bài tiết và do sự suy giảm cường
độ phóng xạ theo thời gian.
Đối với cơ thể sống, Tác động sinh học cơ bản và nguy hiểm nhất của bức xạ ion
hóa là quá trình ion hoá xảy ra trong các tổ chức mô khi bức xạ đi qua. Sự ion hóa
những phân tử nước (thành phần chủ yếu của các phân tử cấu tạo nên tế bào) có thể
dẫn đến những thay đổi bên trong phân tử và tạo ra các loại hợp chất gây hại cho các
nhiễm sắc thể. Sự hủy hoại này thể hiện ở sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của
phân tử. Trong cơ thể người, sự thay đổi này có thể tự biểu lộ qua các triệu trứng bệnh
lý như ốm mệt do phóng xạ, đục thủy tinh thể hoặc về lâu dài là ung thư.
10
Cơ chế gây tổn thương trực tiếp: Bức xạ ion hoá trực tiếp truyền năng lượng và
gây nên quá trình kích thích, ion hoá các phân tử sinh học dẫn đến tổn thương các phân
tử đó.
Cơ chế gây tổn thương gián tiếp: Bức xạ ion hoá tác dụng lên các phân tử nước
(chiếm 75% trong tổ chức sống) làm phân ly các phân tử nước tạo thành các ion: H +,
OH- ..., các gốc tự do *H, *OH, ..., các hợp chất có khả năng ôxy hoá cao HO2, H2O2,
..., chúng phản ứng với các phân tử sinh học và gây tổn thương.
Sau khi các phân tử sinh học cấu tạo tổ chức sống chịu tác dụng trực tiếp hoặc
gián tiếp của bức xạ ion hóa, các sản phẩm phản ứng tương tác với các phân tử hữu cơ
quan trọng của tế bào. Các gốc tự do và các tác nhân oxy hóa có thể tấn công các phân
tử phức tạp là thành phần của các nhiễm sắc thể, chúng có thể tự gắn vào một phân tử
hoặc làm gãy các liên kết trong các phân tử dạng chuỗi dài đó. Những tổn thương ở
giai đoạn đầu nếu không được hồi phục sẽ dẫn đến những rối loạn về chuyển hóa. Các
gốc tự do phản ứng với những gốc hoạt động của hệ thống men có nhóm –SH biến
chúng thành những nhóm disulfur không hoạt động. Kết quả là hoạt tính phân giải của
hệ thống men có gốc –SH bị phá hủy, một phần chất men này rất cần thiết đối với sự
tổng hợp nucleoproteit và acid nucleic là những nhân tố quan trọng trong sự sống của
cơ thể. Ngoài ra các gốc tự do và các tác nhân oxy hóalàm suy biến các chất men
enzym protein, các chất enzym này đóng vài trò là xúc tác điều hòa đời sống của tế
bào, nếu chúng bị suy biến thì tế bào không thể hoạt động bình thường dẫn đến tế bào
bị chết hay bị hủy hoại. Do ảnh hưởng của sự chiếu bức xạ ion hóa, số lượng các DNA
và dexexyripo nucleoproteit trong các tổ chức sống và nhân tế bào bị giảm nên tốc độ
hồi phục của chúng chậm.
Các hiệu ứng của bức xạ trên cơ thể con người là kết quả của các thương tổn
trong từng tế bào đơn lẻ. Những hiệu ứng này có thể chia thành hai loại, loại soma và
loại di truyền. Các hiệu ứng soma bắt đầu từ những thương tổn trong các tế bào bình
thường của cơ thể và chỉ ảnh hưởng đến người bị chiếu xạ. Các hiệu ứng di truyền thì
lại do những tổn thương trong các tế bào của cơ quan sinh dục. Sự khác biệt quan trọng
11
trong trường hợp này là những thương tổn đó có thể truyền sang cho con của người bị
chiếu xạ và các thế hệ sau nữa. Các tổn thương do bức xạ ion hóa có thể phân chia như
dưới đây.
a. Các tổn thương xảy ra ở mức độ phân tử
Khi chiếu xạ, năng lượng của chùm tia truyền trực tiếp hoặc gián tiếp cho các
phân tử sinh học từ đó có thể phá vỡ mối liên kết hoá học hoặc phân ly các phân tử
sinh học. Kết quả làm cho các phân tử này bị tổn thương dẫn đến chết hoặc làm thay
đổi các thông tin bên trong của chúng.
Hình 1.3. Minh họa đứt gãy liên kết trong phân tử AND do tác động của bức xạ
ion hóa.
b. Các tổn thương xảy ra ở mức độ tế bào
Khi bị chiếu xạ các đặc tính của tế bào có thể thay đổi ở cả trong nhân và nguyên
sinh chất. Nếu bị chiếu xạ bởi liều cao tế bào có thể bị phá huỷ hoàn toàn. Theo mức
độ tổn thương, tế bào sau khi bị chiếu có thể xảy ra các trường hợp sau:
-
Tế bào hồi phục bình thường;
-
Tế bào chết do tổn thương nặng ở nhân và chất nguyên sinh;
12
-
Tế bào không chết nhưng bị thay đổi. Ví dụ: không phân chia được nhưng số
nhiễm sắc thể tăng gấp đôi và thành tế bào khổng lồ; tế bào phân chia được
nhưng có rối loạn trong cơ chế di truyền...
Các nghiên cứu cho thấy không phải toàn bộ các tế bào cùng có độ nhạy cảm bức
xạ giống nhau mà chúng rất khác nhau. Một số tế bào có độ nhạy cảm với bức xạ cao
như:
-
Các tế bào non đang trưởng thành (tế bào phôi);
-
Các tế bào sinh sản nhanh, dễ phân chia (tế bào cơ quan tạo máu, niêm mạc
ruột, tinh hoàn, buồng trứng ...);
- Các tế bào thần kinh tùy thuộc loại ít phân chia nhưng cũng rất nhạy cảm phóng
xạ.
c. Các tổn thương xảy ra ở mức độ cơ thể
Tổn thương xảy ra ở mức độ cơ thể kèm theo các hiệu ứng biểu hiện theo thời
gian (hiệu ứng sớm, hiệu ứng muộn).
Hiệu ứng sớm: Là hiệu ứng xảy ra khi các cá thể bị chiếu bởi mức liều lớn (liều
toàn thân khoảng > 500mSv [5]). Các biểu hiện bệnh do bức xạ gây ra sẽ xuất hiện sau
khoảng thời gian ngắn. Các biểu hiện đầu tiên xuất hiện tại những cơ quan có tế bào
nhạy cảm với bức xạ như:
Máu và cơ quan tạo máu: xuất huyết, phù nề, thiếu máu, giảm limpho, bạch cầu,
tiểu cầu và hồng cầu.
Hệ tiêu hoá: ỉa chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng cơ thể, những
thay đổi trong hệ thống tiêu hoá thường quyết định hậu quả bệnh phóng xạ.
Da: Sau khi bị chiếu liều cao, các ban đỏ xuất hiện trên da, da bị viêm, xạm, các
tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hoá, hoại tử da hoặc phát triển thành
ung thư da.
13
Hiệu ứng muộn: Các hiệu ứng muộn được chia làm 2 loại là hiệu ứng sinh thể
bao gồm giảm tuổi thọ, tần suất xuất hiện bệnh ung thư cao hơn, thường là ung thư
máu, ung thư da, ung thư xương, ung thư phổi và hiệu ứng di truyền bao gồm tăng xác
suất xuất hiện các đột biến về di truyền, dị tật bẩm sinh, quái thai.
1.3. TIÊU CHUẨN AN TOÀN BỨC XẠ TRONG TIẾP XÚC, VẬN
CHUYỂN VẬT LIỆU PHÓNG XẠ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÓNG XẠ
1.3.1. Tiêu chuẩn đối với liều chiếu xạ cá nhân
An toàn bức xạ bao gồm các hành động thực hiện để ngăn chặn các bức xạ
hoặc để hạn chế hậu quả của bức xạ tại những nơi có sử dụng, vận chuyển và lưu giữ
nguồn phóng xạ như nhà máy điện hạt nhân, y tế, năng lượng, công nghiệp, và sử
dụng quân sự. Mục đích của các tiêu chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ là để ngăn ngừa
những hiệu ứng tất định và hạn chế những hiệu ứng ngẫu nhiên gây bởi bức xạ. Một
tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu về an toàn bức xạ là các giới hạn về liều chiếu xạ
nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ và liều chiếu xạ dân chúng. Liều chiếu xạ của
một cá nhân được xác định như sau:
Hhd,tổng= Hhd,1 + Hhd,2
(1.2)
Hhd,tổng tổng liều hiệu dụng: là đại lượng được dùng để đánh giá liều bức xạ gây
nên cho tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể; Hhd,1: liều hiệu dụng gây bởi chiếu xạ
từ bên ngoài trong một khoảng thời gian xác định; Hhd,2: Liều hiệu dụng gây bởi chất
phóng xạ xâm nhập vào cơ thể trong cùng thời gian đó.
Đơn vị của liều hiệu dụng là jun trên kilogram và được gọi là Sivơ (Sv).
Đối với mọi công việc bức xạ bất kỳ, cần phải bảo vệ nhân viên bức xạ và dân
chúng tránh các rủi ro bức xạ bằng cách giữ cho liều chiếu xạ thấp hơn các giới hạn
liều tương ứng dưới đây.
Bảng 1.1. Giới hạn của Việt Nam về liều chiếu xạ đối với các đối tượng theo quy định
tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ
14
Đối tượng
Giới hạn về liều
- Liều hiệu dụng 20 mSv trong một năm được lấy
trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5
năm) và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
Nhân viên bức xạ
- Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv
chuyên nghiệp trên 18
trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp
tuổi
nhau (100 mSv trong 5 năm)1 và 50 mSv trong một
năm đơn lẻ bất kỳ;
- Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da 500
mSv trong một năm;
- Liều hiệu dụng 1 mSv trong một năm.
- Trong những trường hợp đặc biệt , có thể áp dụng giá
trị giới hạn liều hiệu dụng cao hơn 1 mSv, với điều
kiện giá trị liều hiệu dụng lấy trung bình trong 5 năm
kế tiếp nhau không vượt quá 1 mSv trong một năm.
- Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 15 mSv
trong một năm.
- Liều tương đương đối với da 50 mSv trong một năm.
Dân chúng
- Liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm
bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị
bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ có độ
tuổi từ 16 tuổi trở lên không được vượt quá 5 mSv
trong cả thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều
trị. Liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm
bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị
bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ có độ
tuổi nhỏ hơn 16 tuổi không được vượt quá 1 mSv
15