Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài tập lớn học kỳ môn hình sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.36 KB, 9 trang )

ĐỀ BÀI
A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 8
năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến
đốn thì Nguyễn Văn B thấy A đeo một sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu
tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số
câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà
cháu ở đâu... Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền
vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây
chuyền vàng vừa tháo được. Chiếc dây chuyền vàng của A trị giá 5 triệu đồng.
Về vụ việc trên có các quan điểm:
a. B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
b. B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
c. B phạm tội cướp giật tài sản.
Hỏi:
1. Anh (chị) đồng ý với quan điểm nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và
giải thích rõ tại sao? (3 điểm)
2. Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói “Sao chú
lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây chuyền rồi
bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi hay không? (2 điểm)
3. Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải
chịu trách nhiệm hình sự hay không? Tại sao? (2 điểm)

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 1


TRẢ LỜI
1. Anh (chị) đồng ý với quan điểm nào trên đây hoặc có ý kiến nào
khác và giải thích rõ tại sao?
B phạm “tội trộm cắp tài sản” theo Điều 138 BLHS


Khoản 1 Điều 138 BLHS quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của
người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Điều 138 BLHS không mô tả những dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà
chỉ nêu tội danh. Qua thực tiễn xét xử có thể hiểu:
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và
thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tài sản trộm cắp có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên;
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tích.
Căn cứ vào cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản có thể thấy:


Chủ thể của tội phạm: chủ thể của tội trộm cắp tài sản là chủ thể thường nên chỉ
đòi hỏi năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định. Mặc định B thỏa mãn các điều



kiện trên, nên B là chủ thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm: Tội trộm cắp tài sản xâm phạm quyền sở hữu đối với
tài sản. Cụ thể ở đây là xâm phạm quyền sở hữu chiếc dây chuyền vàng của



cháu A.
Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản đó là hành vi chiếm đoạt. Hành
vi chiếm đoạt trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản mang những đặc
trưng thể hiện ở dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.
Theo từ điển pháp luật hành sự: “Lén lút” được hiểu là hành vi cố ý giấu
diếm, vụng trộm không để lộ ra do có ý gian. Theo đó, dấu hiệu lén lút vừa là
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 2


đặc điểm khách quan của hành vi, vừa chỉ ý thức chủ quan của người phạm tội.
Hành vi chiếm đoạt tài sản có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan
của người thực hiện cũng là lén lút.
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ (Tài sản
đang ở trong sự chiếm hữu của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm; tài sản
đang còn ở trong khu vự quản lý, bảo quản của chủ tài sản).
Có thể thấy, trong tình huống trên hành vi chiếm đoạt của B là lén lút và
được thực hiện bằng việc “B thấy A đeo một sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi
Cháu tên là gì?...” mục đích là nhằm không cho A biết về hành vi chiếm đoạt
của mình và khi thực hiện hành vi B cũng cho rằng A không hề biết về việc
mình bị tháo dây chuyền. Ý thức chủ quan của B cũng là lén lút vì khi thực hiện
hành vi chiếm đoạt B có ý thức che giấu hành vi của mình bằng việc “B xoa đầu
A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A” mục đích của việc xoa đầu A
là làm cho A không để ý nhằm che giấu hành vi tháo dây chuyền của B. Việc
che giấu này ngoài đối với A còn đối với những người xung quanh nữa. Vì nếu
những người xung quanh nhìn vào sẽ tưởng B là người quen của A do B có
những cử chỉ thân mật với A như: xoa đầu, hỏi han... khiến cho những người
xung quanh vẫn biết sự việc xảy ra nhưng không biết đó là hành vi trộm cắp
(Che giấu tính chất phi pháp của hành vi). Thậm chí trong tình huống này việc B
che giấu hành vi của mình đối với những người xung quanh còn quan trọng hơn

là che giấu đối với chủ sở hữu. Vì nếu đây không phải là chỗ đông người qua lại
thì có thể hành vi chiếm đoạt chiếc dây chuyền của B đã là công khai mà không
cần lén lút nữa do B biết chắc rằng cháu A hoàn toàn không có khả năng chống
cự lại hành vi của mình dù cháu A biết ý định của B.
Tài sản mà B có hành vi chiếm đoạt trong trường hợp này chính là chiếc
dây chuyền vàng có trị giá 5 triệu đồng thuộc sở hữu của A.
Về hậu quả xảy ra, B đã lấy đi chiếc dây chuyền của cháu A gây thiệt hại
với tài sản bị chiếm đoạt là 5 triệu đồng (thuộc Khoản 1 Điều 138 BLHS).
Giữa hành vi khách quan và hậu quả xảy ra có quan hệ nhân quả, hậu quả


gây thiệt hại về tài sản là điều tất yếu xảy ra khi B thực hiện hành vi của mình.
Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý
trực tiếp, mục đích vụ lợi.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 3


Ở đây, khi B thực hiện hành vi chiếm đoạt hoàn toàn biết đây là tài sản
đang có chủ (chiếc dây chuyền đó đang nằm trên cổ của A) nhưng vẫn mong
muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình, biết hành vi của mình xâm phạm
quyền sở hữu tài sản của A, thấy trước hậu quả của hành vi do mình gây ra
nhưng B vẫn mong muốn điều đó xảy ra. Do đó, B phạm tội với lỗi cố ý trực
tiếp.
Biểu hiện thứ hai thuộc mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản là mục đích
phạm tội. Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi này thể
hiện được mục đích của người phạm tội, tuy nó không được các nhà làm luật
quy định trong cấu thành tội phạm nhưng nó là dấu hiệu bắt buộc, mục đích này
luôn đặt ra trước khi người phạm tội thực hiện tội phạm. Trong tình huống này,

B mong muốn chiếm đoạt được chiếc dây chuyền của A để biến nó thành tài sản
của mình. Nếu căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tội thì tội trộm cắp tài
sản thuộc nhóm tội có mục đích tư lợi có tính chiếm đoạt (B có mục đích chiếm
đoạt chiếc dây chuyền cho cá nhân mình).
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm chỉ được
coi là hoàn thành khi đã gây ra hậu quả là thiệt hại tài sản. Tình tiết “Sau khi kết
thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo được.” đã
chứng tỏ hành vi của B đã cấu thành tội trộm cắp tài sản đã hoàn thành.
Về vụ việc trên có các quan điểm rằng: B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản hoặc phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc phạm tội cướp giật tài
sản. Nhưng theo ý kiến của cá nhân tôi thì cho rằng B phạm tội trộm cắp tài sản.
Vì dù các tội trên đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản song điểm khác biệt
cơ bản nhất giữa chúng là hành vi phạm tội:
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi ngang nhiên, công khai
chiếm đoạt tài sản, xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn
cản. Do đó, tội của B không phải là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì hành vi
của B không công khai, ngang nhiên lấy chiếc dây chuyền của A mà phải dùng
các thủ đoạn tiếp cận A như: lại gần, hỏi chuyện A... khiến A không hề biết về
hành vi phạm tội của B.
+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ
đoạn gian dối. Hành vi phạm tội của tội này gồm hai hành vi là lừa dối và chiếm
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 4


đoạt. B không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì B không hề có hành vi lừa
dối đối với A (B không hề đưa ra các thông tin sai sự thật nhằm để A tin đó là sự
thật).
+ Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng, công khai chiếm đoạt tài

sản. Như đã phân tích ở trên, hành vi của B không hề công khai mà được thực
hiện một cách lén lút, do đó B không phạm tội cướp giật tài sản.
Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận: B phạm tội trộm cắp tài sản
theo Khoản 1 Điều 138 BLHS.
2. Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói “Sao
chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây
chuyền rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi hay không?
Theo tình huống giả sử trên thì tội danh của B sẽ thay đổi, B không còn
phạm tội trộm cắp tài sản nữa mà tội danh của B sẽ là tội cướp giật tài sản theo
Khoản 1 Điều 136 BLHS.
Tại Khoản 1 Điều 136 BLHS, tội cướp giật tài sản được quy định như sau:
“Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến
năm năm”.
Có thể thấy rằng, điều luật không quy định hành vi cướp giật tài sản được
thực hiện như thế nào, nhưng căn cứ vào lý luận và thực tiễn xét xử thì cướp giật
tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người khác
hoặc đang trong sự quản lý của chủ tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của chủ tài
sản.
Từ đó, có thể định nghĩa: Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng
chiếm đoạt tài sản một cách công khai.
Về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản cũng tương tự
như tội trộm cắp tài sản đã trình bày ở trên. Hai tội này chỉ khác nhau cơ bản ở
hành vi phạm tội:
Xét về mặt khách quan, đặc trưng của tội cướp giật tài sản là hành vi giật
tài sản, tức là giằng mạnh tài sản về phía mình một cách nhanh chóng. Hành vi
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 5



lấy dây chuyền vàng của B có tính chất công khai kể từ khi A biết về hành vi
của B “A cầm lấy tay B và nói: Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?”. Về
phía B, tính công khai thể hiện ở việc B biết hành vi chiếm đoạt của mình có
tính công khai và hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi đó “B hất tay A ra
và giật mạnh chiếc dây chuyền rồi bỏ chạy”. Tính chất công khai hành vi của B
là công khai đối với A và những người xung quanh về hành vi “chiếm đoạt tài
sản”. Đây là dấu hiệu phản ánh bản chất của hành vi cướp giật, không những thể
hiện tính khách quan của hành vi phạm tội mà còn thể hiện ý thức chủ quan của
người phạm tội. Dấu hiệu công khai trở thành dấu hiệu đặc trưng để phân biệt
với các tội chiếm đoạt tài sản khác.
Dấu hiệu nhanh chóng, là dấu hiệu thể hiện bản chất thủ đoạn chiếm đoạt
tài sản của tội cướp giật tài sản. Trong trường hợp này, hành vi của B hoàn toàn
đáp ứng đủ điều kiện về dấu hiệu nhanh chóng “B hất tay A ra và giật mạnh
chiếc dây chuyền rồi bỏ chạy”. Việc B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây
chuyền được thực hiện trong thời gian ngắn đã tạo ra yếu tố bất ngờ đối với A
làm cho A khó có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của B. Ngoài ra,
hành vi của B còn có một đặc trưng của tội cướp giật tài sản nữa đó là “bỏ
chạy” việc B bỏ chạy đã thể hiện đặc trưng nhanh chóng tẩu thoát.
Tài sản mà B có hành vi chiếm đoạt trong trường hợp này chính là chiếc
dây chuyền vàng có trị giá 5 triệu đồng thuộc sở hữu của A.
Về hậu quả xảy ra, B đã lấy đi chiếc dây chuyền của cháu A gây thiệt hại
với tài sản bị chiếm đoạt là 5 triệu đồng (thuộc Khoản 1 Điều 136 BLHS).
Giữa hành vi khách quan và hậu quả xảy ra có quan hệ nhân quả, hậu quả
gây thiệt hại về tài sản là điều tất yếu xảy ra khi B thực hiện hành vi của mình.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi
thực hiện hành vi cướp giật tài sản (vì hành vi cướp giật tài sản đã bao hàm mục
đích chiếm đoạt). Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội
danh. Ở đây B thực hiện hành vi chiếm đoạt với mục đích tư lợi (chiếm đoạt
chiếc dây chuyền của A).


LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 6


Tội cướp giật tài sản có cấu thành vật chất. Như tình huống trên thì hành vi
của B là hành vi nhanh chóng, công khai và chiếm đoạt được tài sản nên B phạm
tội cướp giật tài sản đã hoàn thành.
3. Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có
phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Tại sao?
Việc định tội tội trộm cắp tài sản đối với B nếu căn cứ vào giá trị tài sản
theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLHS và quy định tại Thông tư số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc
hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu”
của BLHS 1999 thì có thể hiểu như sau: “Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng
minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản
có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem
xét việc truy cứu trách nhiệm hành sự đối với người có hành vi xâm phạm”.
Như vậy, việc xác định giá trị tài sản từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng theo Khoản 1 Điều 138 BLHS trong trường hợp trên là căn cứ vào ý
thức chủ quan của người có hành vi chiếm đoạt chứ không phải dựa vào giá thị
trường của tài sản.
Trong tình huống đề bài ra, ta hoàn toàn có thể chứng minh được hành vi
xâm phạm sở hữu của B là hành vi có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ
thể theo ý thức chủ quan của B. Vì khi B nhìn thấy cháu A đeo sợi dây chuyền
“màu vàng” thì B sẽ nghĩ đây là dây chuyền bằng vàng thật. Trên thực tế, khi bố
mẹ có ý định mua đồ trang sức cho con nhỏ thì luôn mua cho con những đồ tốt
nhất có thể và vì đây là sản phẩm “xa xỉ” nên thường chỉ gia đình có kinh tế mới
nghĩ đến; do đó việc B mặc định trong đầu đây là dây chuyền bằng vàng thật là

hoàn toàn có căn cứ.
Như vậy, trong trường hợp này B sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
với tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138 BLHS vì trong ý thức chủ quan
của B luôn cho rằng đây là sợi dây chuyền thật với giá trị là 5 triệu đồng; dù trên
thực tế tài sản mà B trộm chỉ là sợi dây chuyền bằng vàng giả không có giá trị
đến 2 triệu đồng.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 7


Nhưng việc phạm tội của B sẽ được coi là phạm tội chưa đạt vô hiệu. Phạm
tội chưa đạt vô hiệu trong trường hợp này được hiểu là trường hợp chủ thể thực
hiện hành vi nhằm gây thiệt hại cho khách thể nhưng thực tế không gây thiệt hại
được vì đối tượng tác động không có tính chất mà người phạm tội tưởng là có (B
có ý định trộm cắp chiếc dây chuyền bằng vàng thật của A nhưng đây lại là
chiếc dây chuyền giả).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập I, II,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
2. Bộ Luật hình sự năm 1999.
3. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương
XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999.
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 8



4. Đinh Văn Quế - Thạc sĩ luật học, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
phần các tội phạm tập II, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 9



×