Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sinh viên tiếng anh tài chính kế toán với ngành quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.91 KB, 14 trang )

____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

Tên: Hồ Thị Thùy Phương
Lớp: CQ46/51.03

Tên đề tài: Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán
với ngành Quảng Cáo
PHẦN MỞ ĐẦU:
I.

Lí do chọn đề tài:

Theo một khảo sát gần đây nhất, ba ngành đang hút nhân lực nhất trong 3 năm
gần đây (không theo thứ tự) là: tài chính kế toán, công nghệ thông tin, và bán hàng và
marketing, trong đó nhân lực dành cho ngành quảng cáo cũng có nhu cầu rất cao. Thêm
nữa, tiền lương và các khoản phụ thêm đối với ngành marketing quảng cáo được đánh
giá là “khá” hậu hĩnh. Đó là điều dễ hiểu. Trong nền kinh tế đang phát triển với tốc độ
nhanh và nhiều rủi ro như hiện nay, các công ty có thể dễ dàng phá sản bất cứ lúc nào
nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể và hiệu quả. Để có được danh tiếng và sự tin
tưởng của khách hàng, nhân tố được coi là tiên quyết trong sự sống còn của các doanh
nghiệp hiện nay, quảng cáo và quảng bá thương hiệu được liệt vào một trong những
nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển. Từ các công ty hoạt động vì lợi nhuận,
bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, bán hàng, cung cấp dịch vụ như các ngân hàng,
công ty bảo hiểm,... đến các công ty phi lợi nhuận như các tổ chức vì người nghèo, các
tổ chức dự án bảo vệ môi trường... cũng cần đến những chiến lược quảng cáo để nâng
cao sự hiểu biết của dân chúng về doanh nghiệp mình. Đó là cách các doanh nghiệp có
thể chống chọi với thị trường cạnh tranh và giúp phát triển thương hiệu.
Ở Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn quảng cáo và marketing, đó là bởi vì ở
Việt Nam những năm đó marketing phát triển chưa mạnh. Những năm gần đây, hai khái
niệm đó đã được tách biệt một cách rõ ràng hơn. Có thể nói đơn giản, quảng cáo là một
phần nhỏ của chiến lược marketing. Quảng cáo là cách tiếp cận khách hàng, tìm hiểu sự


thích thú của họ đối với sản phầm, từ đó thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản
phầm của mình. Còn marketing là một chiến lược, bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

bước, mà các nhà marketing hiện đại chia ra làm 4 thành phần: sản phẩm, định giá, phân
phối, và xúc tiến bán hàng. Marketing bao gồm các hoạt động từ khi sản phẩm chưa ra
đời, cho đến khi hết chu kỳ sản phẩm và bắt đầu một chu kỳ mới. Do đó, marketing hiện
đại là một bước tiến lớn, giúp phân biệt hai khái niệm quảng cáo và marketing.
Như chúng ta đã biết, quảng cáo là một lĩnh vực rất hấp dẫn những sinh viên
năng động và sáng tạo như các sinh viên Ngoại Ngữ. Để làm được một quảng cáo thành
công, đòi hỏi phải có sự đổi mới, không lặp lại nếu không sẽ gây ra sự nhàm chán cho
khách hàng. Quảng cáo cũng yêu cầu phải có một đội ngũ nhân viên chịu khó, làm việc
không ngừng nghỉ và chịu được áp lực cao, đồng thời phải là những người luôn biết
thay đổi, không bảo thủ khi mà cung cầu trên thị trường là thường xuyên thay đổi.
Nhiều người cho rằng quảng cáo và Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán không có liên
quan nhưng thực chất, 2 mảng kiến thức này bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau:
Trước hết, khi thực hiện quảng cáo, việc đầu tiên cần làm là tính toán tổng chi
phí bỏ ra để xây dựng và tiến hành một chiến dịch quảng cáo: chi phí kỹ thuật, chi phí
cho diễn viên, chi phí cho ekip thực hiện, chi phí billboard, tờ rơi... Bởi vì bất kỳ một
công ty nào cũng hướng đến tìm kiếm lợi nhuận, cho nên mục tiêu đặt ra là “Chi phí
nhỏ nhất nhưng lợi nhuận là lớn nhất” – điều này cần đến đầu óc của các nhà kinh tế
tương lai. Đặc biệt là đối với các công ty nhỏ, khi mà các nhà quảng cáo nội bộ sẽ đảm
nhận luôn việc tính toán chi phí phát sinh cho các chiến lược quảng cáo của mình. Đơn
giản ta có thể lấy một ví dụ về việc so sánh giữa quảng cáo trên nhật báo hay radio, các
nhà quảng cáo phải tính đến số tiền bỏ ra cho một quảng cáo 30s trên radio so với một
trang quảng cáo trên nhật báo, cái nào có lợi hơn cho mình. Không những thế, còn phải
xem xét tỉ suất người đọc/người nghe, hiệu ứng như thế nào, quảng cáo trên báo/kênh

radio nào, quảng cáo trong thời gian bao lâu... Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo nên
một quảng cáo “hiệu quả”.
Bên cạnh đó, các công ty hiện tại không chỉ đơn giản là thỏa mãn nhu cầu trong
nước mà còn hướng đến tấn công thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi chiến dịch quảng
cáo của công ty cũng phải thực hiện bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt phổ biến nhất là
tiếng anh, ví dụ các đoạn quảng cáo truyền hình, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng trên các
chai lọ, các tấm áp phích... Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến phá sản. Để tránh
điều này cần thiết phải có một nhân viên quảng cáo giỏi ngôn ngữ kinh tế như sinh viên
Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán. Trong quảng cáo có một kỹ thuật đặt tên cho quảng cáo
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

được gọi là USP (Unique Selling Proposition), là cách sử dụng các mệnh đề độc đáo để
thu hút khách hàng và thuyết phục họ sử dụng hoặc chuyển đổi sang sử dụng thương
hiệu của mình. Kỹ thuật này buộc người quảng cáo phải có một trình độ hiểu biết tiếng
anh ở mức độ phù hợp, hiểu biết chuyên ngành, có kiến thức kinh tế. Việc tấn công thị
trường nước ngoài không chỉ đơn giản là dịch từ một tiếng này ra một tiếng kia, mà đôi
lúc bắt buộc các nhà quảng cáo phải cho ra đời những quảng cáo mới, bản chất như
nhau nhưng sử dụng từ ngữ khác nhau. Đơn cử một ví dụ, một nhãn hiệu nước ngoài có
tên “speedup” khi tấn công sang thị trường Việt Nam muốn sử dụng một tên nhãn hiệu
thuần Việt. Tuy nhiên công ty gặp phải vấn đề ngôn ngữ, khi “speedup” dịch sang tiếng
Việt không dấu là “tangtoc” tương tự “tang tóc” của tiếng Việt. Do gặp phải rào cản này
buộc công ty phải nghĩ ra một chiến dịch quảng cáo mới. Rào cản ngôn ngữ đang là một
vấn đề lớn của các công ty Việt Nam khi muốn mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Qua khảo sát sinh viên khoa Ngoại Ngữ, ý tưởng sinh viên ra trường làm việc
trong ngành Quảng cáo rất được ủng hộ và yêu thích, đặc biệt có nhiều sinh viên rất tâm
huyết với ước mơ của mình. Tuy nhiên, có thể đây chỉ là ngành cho những năm đầu mới
ra trường, khi mà việc tìm việc trong các ngành tài chính kế toán buộc phải có nhiều

kiến thức chuyên ngành mà sinh viên chúng ta chưa đáp ứng đủ. Đây cũng có thể là ý
tưởng hay cho những sinh viên có ước mơ làm trong ngành này, bởi đây là một ngành
“hot” hiện nay, mà thậm chí trong tương lai.
Với những lí do trên, em đã quyết định chọn đề tài “sinh viên Tiếng Anh Tài
Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo” làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của
mình.

II.

Mục đích nghiên cứu:

Bài viết này hướng sinh viên khoa Ngoại Ngữ đến những kiến thức cơ bản cho
ngành Quảng cáo mà sinh viên có thể tiếp thu ngay trong nhà trường. Trong rất nhiều
sách vở mà sinh viên Ngoại Ngữ được học trong suốt 4 năm đại học sẽ có những bài,
những môn học tập trung vào đề tài quảng cáo. Do đó, bài viết này sẽ giúp cho những
người có tâm huyết có thể tập trung vào những bài, những môn đó để nâng cao kiến
thức của mình.
Ngoài ra, bài viết này còn định hướng cho những sinh viên có ước muốn được
làm trong ngành quảng cáo có định hướng đúng đắn, rèn luyện những kỹ năng cơ bản
cần có và bổ sung những kỹ năng chưa có và còn thiếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

cao của thị trường. Có thể nói rằng, sinh viên Ngoại Ngữ dễ dàng đáp ứng được các yêu
cầu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên không phải là tất cả các yêu cầu. Chúng ta vẫn cần
phải bổ sung, hoàn thiện bản thân từng ngày. Không chỉ đối với ngành quảng cáo, mà
bất kỳ ngành nào cũng có những đặc điểm riêng, những yêu cầu riêng, do đó cần thiết
phải chỉ ra những yêu cầu cần có để dựa trên đó, tự học hỏi và hoàn thiện.


III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng hướng đến: Sinh viên khoa Ngoại Ngữ và những sinh viên khác có
quan tâm
Trong bài viết này, em tập trung vào 4 vấn đề chính sau:
-

Tiền đề để sinh viên Ngoại Ngữ tiếp thu kiến thức ngành Quảng Cáo

-

Nhu cầu trong ngành Quảng Cáo

-

Những yếu tố sinh viên Ngoại Ngữ có thể đáp ứng

-

Những kỹ năng đang thiếu cần được rèn luyện thêm

IV. Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

-

Phương pháp quan sát


-

Phương pháp phân tích tổng hợp

PHẦN NỘI DUNG:
I.

Tiền đề để sinh viên Ngoại Ngữ tiếp thu kiến thức ngành

Quảng Cáo:
Trong nhà trường, sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán được
tiếp cận với khá nhiều kiến thức về lĩnh vực Quảng cáo, thông qua các giáo trình tiếng
anh Coursebook, NorthStar, Skillbook... Dưới đây liệt kê ra một số bài học chú trọng
đến chủ đề quảng cáo.
Ngay từ kì đầu tiên của những năm thứ nhất, sinh viên đã học bài “Marketing”
trong cuốn “ Intelligent Business- Course Book”. Trong bài này, giáo trình đề cập đến 4
giai đoạn cần thiết của một chiến dịch marketing, trong đó quảng cáo là phần kiến thức
sinh viên dễ nắm bắt nhất. Do đó, sinh viên ngoại ngữ có điều kiện hơn sinh viên các
khoa khác khi đã được bước đầu phân biệt được marketing và quảng cáo, mà đó là sự
cần thiết khi muốn tiếp cận quảng cáo dưới con mắt nhìn của những người có chuyên
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

môn. Phải phân biệt được thì chúng ta mới có thể có hướng đi đúng đắn trong nghề
nghiệp sau này.
Bước sang năm thứ 2, bài “Selling”- bán hàng giúp sinh viên định hướng các
phương tiện quảng cáo hỗ trợ bán hàng với tựa đề “Advertising media”. Trước khi học
bài này, rất nhiều sinh viên chưa có được hiểu biết một cách toàn diện về các phương

tiện quảng cáo. Bản thân em là một người rất thích ngành quảng cáo, nhưng em chỉ nghĩ
đến phương tiện quảng cáo hạn hẹp ở mức ti vi, radio, báo, tạp chí, các phương tiện
công cộng, tờ rơi, những nơi dễ thấy, dễ nhận biết. Sau khi đươc giới thiệu một cách
tổng quan và chi tiết hơn các phương tiện quảng cáo, em mới nhận ra rằng, quảng cáo
có thể được thực hiện ở bất kỳ đâu, với mục đích là thu hút được sự chú ý của khách
hàng. Đó có thể là các đoạn quảng cáo chen giữa các phim chiếu rạp (được gọi là
product placement), hay là cách tài trợ đồ uống cho các chương trình truyền hình (ví dụ
coca cola tài trợ nước uống cho ban giám khảo American Idol). Đó cũng có thể là sử
dụng các quảng cáo ngắn trên mạng, bằng việc mua host để đặt quảng cáo sản phầm của
mình trên một trangg web nào đó có lượt view cao mà các nhà quảng cáo gọi đó là
internet pop-ups. Bằng việc nghiên cứu kỹ hơn bài học này, kết hợp với bài Avertising
unit 6 sách Coursebook Upper-Intermedia (đặc biệt chú trọng về celebrity endorsement
– sử dụng người nổi tiếng làm người phát ngôn/đại diện cho một thương hiệu nào đó)
chúng ta sẽ có được những hiểu biết sâu rộng hơn về các phương tiện quảng cáo.
Năm 3, sinh viên có cơ hội nghiên cứu sâu hơn kỹ thuật kỹ xảo quảng cáo thông
qua bài 6 mang tên Advertising, nơi cung cấp kiến thức về ethos, logos và pathos. Bài
học này không chỉ đơn thuần cung cấp cho chúng ta một vài kiến thức về các phương
tiện quảng cáo đã nói ở trên, mà còn đưa ra những thủ thuật mà các nhà quảng cáo sử
dụng như là một phương pháp tiếp cận tâm lý người tiêu dùng. Nói một cách ngắn gọn,
pathos là phương pháp tấn công những phản ứng tâm lý của khách hàng, có thể đánh
vào nhu cầu làm đẹp của phái nữ, cái tôi cá nhân của các đấng nam nhi, hay là sự quyến
rũ giới tính... để gây ra hiệu ứng tích cực đối với sản phẩm. Ethos là việc đưa các
chuyên gia, bác sĩ, hay những người có tầm ảnh hưởng lên các đoạn quảng cáo để đưa
ra các lời khuyên cho người sử dụng, thường thì các quảng cáo kem đánh răng ở Việt
Nam thường áp dụng biện pháp này. Logos là cách chỉ ra một cách trực tiếp cách thức
hình thành sản phẩm, hoặc cách vận hành sản phẩm, hoặc lợi ích của sản phầm thông
qua việc chỉ ra các công dụng riêng có của mình mà các sản phẩm cạnh tranh không có.
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________



____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

Hiện nay, để có được một quảng cáo thành công, các nhà quảng cáo thường áp dụng 2
trong số các kỹ thuật này lại với nhau, để tạo nên hiệu ứng cao hơn trong lòng người
xem, người đọc.
Không thể kể hết được tất cả các bài học mà mảng quảng cáo có liên quan. Có
thể đó không phải là bài học có tựa đề “Quảng cáo”, nhưng là những kiến thức mà từ đó
chúng ta có thể thực hành và học hỏi thêm các kiến thức cần thiết để làm nghề.
Trong học viện có câu lạc bộ Marketing FMC là nơi chắp cánh cho ước mơ làm
việc trong lĩnh vực marketing cũng như quảng cáo của những người có đam mê, mà
trong đó có rất nhiều sinh viên Ngoại Ngữ. Câu lạc bộ này mỗi năm sẽ có một đợt tuyển
thành viên, và nhiều đợt tuyển thành viên mở rộng để thực hiện những chương trình kỷ
niệm cần nhiều nhân lực. Ví dụ như năm 2009 kỷ niệm 5 năm thành lập và hoạt động,
câu lạc bộ đã phải mở thêm đợt tuyển thành viên mới do công việc chuẩn bị cho lễ kỷ
niệm cần nhiều người tham gia. Đầu niên khóa 2010-2011, câu lạc bộ có tổ chức tiệc
đứng cho sinh viên trong trường ở nhà ăn B7 đã thu hút được rất đông các đôi tham gia,
doanh thu bán vé rất cao thậm chí còn cháy vé vào ngày cuối cùng. Còn nhiều nhiều các
chương trình nữa không thể kể hết được, mà trong các chương trình đó, để tất cả các
sinh viên trong trường biết rộng rãi, cần có những nhân tài quảng cáo và tiếp thị thông
báo đến các lớp học, các khu kí túc xá.
Hơn hết, bạn có thể nhìn thấy quảng cáo ở khắp nơi, với nhiều loại, nhiều hình
thức khác nhau. Khi nhìn vào những quảng cáo đó, bạn có những nhận xét riêng cho
mình và từ đó nhen nhóm lên những ý tưởng cho các quảng cáo của riêng bạn. Khi xem
quảng cáo nước xả vải Comfort với hai hình tượng Andi và Lili, em đã nghĩ rằng sẽ
thành công hơn nếu quảng cáo xây dựng 2 hình tượng này màu mè hơn, và đẹp đẽ hơn.
Bởi lẽ quảng cáo này hướng tới trẻ em là chủ yếu, mà màu sắc của Andi và Lili không
được bắt mắt cho lắm. Nhắc đến một quảng cáo thành công mà em thích nhất đó là
series quảng cáo Heineken, đơn giản, không màu mè, không phô trương nhưng lại rất
hay và quyến rũ người xem, bởi đơn giản là bài hát “Quando Quando Quando” vang lên
rất đúng lúc và giai điệu hào hứng, hồ hởi, rất thôi thúc.

Đó là những tiền đề mà sinh viên Ngoại Ngữ có thể tận dụng để có đc những cơ
hội rộng mở cho ngành nghề trong tương lai. Không chỉ dừng lại ở sách vở, quảng cáo
đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn “cách tân” hơn, sáng tạo hơn, thực tế hơn. Thông qua

_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

sách vở bạn chỉ học được một phần nào đó mà thôi, cái mà bạn cần là tự nỗ lực học tập
và trau dồi kiến thức kỹ năng sống của chính bản thân.

II.

Nhu cầu trong ngành Quảng Cáo:

Nhiều công ty quảng cáo đang mọc lên để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của các doanh nghiệp. Theo số liệu tháng 12 năm 2010, ở Việt Nam, tổng chi phí quảng
cáo trên các phương tiện truyền thông là khoảng hơn 500 triệu USD. Ước tính doanh
thu của các công ty quảng cáo vào khoảng 100 triệu USD với tỉ suất lợi nhuận trung
bình 15-20%. Các công ty quảng cáo đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao bởi ngành
nghề này đòi hỏi áp lực cao và sự học hỏi kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Bên cạnh
đó, ngoại ngữ lại là một rào cản cho nhiều sinh viên ra trường đón nhận một công việc
trong ngành Quảng cáo. Hội nhập đòi hỏi các quảng cáo, định vị sản phẩm hay bất kỳ
một chương trình giá cả nào đó đều phải có mặt ngoại ngữ trong đó. Dưới đây là một số
công ty quảng cáo nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam khá nổi tiếng: O&M, DDB,
Saatchi & Saatchi, Dentsu, JWT, DraftFCB, Grey, Richard Moore... (Thông tin trích từ
trang Web: ). Và còn rất nhiều công ty quảng cáo khác nữa..
Hầu hết các công ty quảng cáo hiện nay khi tuyển dụng nhân viên không đòi hỏi
phải có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản (trừ yêu cầu đối với nhân viên thiết

kế đồ họa, vi tính) mà cơ hội được chia sẻ đều cho tất cả các đơn xin việc. Trong các
yêu cầu đưa ra chủ yếu là khả năng chịu được cường độ làm việc cao, khả năng thích
nghi, và đặc biệt là ngoại ngữ. Do đó đây không phải là khó khăn đối với sinh viên mới
ra trường khi đăng ký tuyển dụng vào một công ty quảng cáo. Thêm vào đó, hầu hết các
công ty này đều phải đào tạo lại nguồn nhân lực trước khi bắt đầu vào làm việc chính
thức, kể cả các sinh viên ngành đồ họa mới ra trường. Vì vậy, đây có thể được coi là
một lợi thế quan trọng.
Quảng cáo bao gồm nhiều lĩnh vực cho sinh viên ra trường có thể chọn lựa, có
thể làm việc cho các công ty xây dựng quảng cáo truyền thông thông qua truyền hình,
radio..., quảng cáo dùng thương hiệu của người nổi tiếng (celebrity endorsement),
quảng cáo thông qua các hội chợ, triễn lãm... Hầu hết các vị trí nhân viên thiết kế đồ
họa đều ưu tiên tuyển nam giới, do sức chịu đựng phải làm việc với máy tính nhiều. Tuy
nhiên, các vị trí khác như tìm hiểu khách hàng, tiếp thị... cần đến sự khéo léo và linh
hoạt của các nhân viên nữ. Chị Hoàng Thị Mai Hương, giám đốc công ty Saatchi &

_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

Saatchi tại Việt Nam cho biết, chị rất thích được hợp tác với nữ giới, do nữ giới trong
quan hệ khách hàng có sự mềm dẻo hơn hẳn nam giới. Do đó, cơ hội mở ra là rất lớn.
Dưới đây chúng ta có thể tham khảo các vị trí then chốt trong ngành Quảng cáo
cũng như chức năng, nhiệm vụ và tố chất cần có của mỗi vị trí. (Trích dẫn bài báo “Các
nghiệp vụ chuyên sâu trong ngành quảng cáo” in trên trang web dantri.com của ông Đỗ
Kim Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam kiêm Viện trưởng Viện nghiên
cứu và đào tạo quảng cáo Việt Nam (ARTI Vietnam) - người có gần 20 năm trong nghề
với vai trò điều hành một doanh nghiệp quảng cáo chuyên nghiệp)
1/ Giám đốc chiến lược (Strategy Diretor): Phối hợp cùng Giám đốc marketing
hoặc nhãn hiệu của khách hàng hoạch định chiến lược truyền thông marketing

(marketing communications) để tung sản phẩm mới, hoặc tái tung; chiến lược định hoặc
tái định vị cho một nhãn hàng hoặc một thương hiệu. Vị trí này là quan trọng nhất trong
một đại lý quảng cáo (advertising agency). Họ có tầm nhìn chiến lược, am hiểu về
marketing, thương hiệu, truyền thông marketing và truyền thông sáng tạo (creative
communications). Thông thường ở các công ty cỡ trung thì giám đốc điều hành sẽ giữ
luôn vai trò này.
2/ Giám đốc dịch vụ khách hàng (Account Director): Họ là người chịu trách
nhiệm kết nối, thoả mãn nhu cầu và chăm sóc khách hàng lâu dài. Họ có thể tham gia
hoặc trực tiếp cùng khách hàng xây dựng chiến lược truyền thông dựa trên chiến lược
marketing mà phòng marketing của khách hàng đưa ra. Họ nắm bắt tốt các yêu cầu từ
khách hàng và có trách nhiệm chuyển tải nó về các bộ phận chức năng trong công ty
quảng cáo thực hiện tất cả mọi yêu cầu từ nhỏ tới lớn, từ sáng tạo đến truyền thông…Và
chính họ là người sẽ trình bày các kế hoạch hoặc ý tưởng này cho khách hàng. Công ty
quảng cáo “kiếm tiền” được hay không là do vị trí này. Account Director phải là người
giỏi, thông minh, ăn nói khéo, hài hước, thích ứng cao và (đương nhiên) là kiến thức
rộng. Họ thường học về marketing, thương hiệu, truyền thông (chủ yếu), am hiểu cả về
sáng tạo, PR, Event, POS, OOH ... Nhân viên dưới quyền họ có Account Manager và
Account Excutive.
3/ Giám đốc sáng tạo (Creative Director - CD): Có thể nói 90% các CD này
không xuất phát từ các trường mỹ thuật. Để các mẫu quảng cáo làm thoả mãn khách
hàng mục tiêu (người tiêu dùng) thì CD cần hiểu biết cả: tâm lý học, xã hội học, văn
hoá bản địa, ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, tạo dáng mỹ thuật,…Ngoài ra CD
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

cũng hiểu biết khá nhiều về marketing, thương hiệu và truyền thông. Nhân viên bên
dưới họ có: giám đốc mỹ thuật (art director), viết lời (copywrite), hình ảnh
(photographrie); kế hoạch (plan); design…CD xuất thân từ rất nhiều ngành học khác

nhau, nhưng họ là người có tố chất, năng khiếu cũng như học, đọc rất nhiều kiến thức
khác nhau.
4/ Media Director: Đây là vị quan trọng thứ 4 nhưng dịch ra tiếng Việt rất dễ
nhầm lẫn. Nếu gọi là Giám đốc truyền thông thì không đúng. Truyền thông
(communications) là bao hàm tất cả mọi phương tiện truyền tải thông điệp, hình ảnh
quảng cáo đến công chúng. Nó bao hàm cả truyền thông gián tiếp (ATL: Abote The
Line) hoặc truyền thông đại chúng (mass communications /); cả truyền thông trực tiếp
(BTL: Below The Line) như: PR, event, kích hoạt thương hiệu, POS, POSM…; và cả
các loại truyền thông mới như internet, PR 2.0, bloger, forum…(new communications).
Media chỉ thuần tuý cho 3 loại: truyền hình (TVC), quảng cáo báo/ tạp chí (PrintAd.) và
Radio. Vì 3 loại này luôn chiến trên 60% ngân sách quảng cáo nên vị trí này cũng rất
cần người giỏi, am hiểu về phương tiện media, tính toán các giá trị định lượng trong chỉ
số tiếp cận khách hàng mục tiêu (rating). Nhân viên của họ thường có các vị trí sau đây:
Planning, Booking, Buying, Report, Rating…Giám đố Media thường là nữ, cẩn thận,
giao tiếp khéo léo. Họ cần học về thương hiệu, truyền thông, am hiểu media và có một
ít kiến thức về account cũng rất tốt.
5/ Các vị trí khác như: Promotions, PR, Event, OOH (out of home)…cũng rất
quan trọng nhưng thường chỉ là cấp trưởng phòng quản lý (manager). Trong một đại lý
quảng cáo, các dịch vụ này họ thường hợp tác (mua) bên ngoài từ một công ty chuyên
ngành. Những năm gần đây các loại hình quảng cáo này phát triển rất mạnh, ngân sách
lớn nên đại lý quảng cáo cũng xây dựng nguồn nhân lực của mình để tư vấn khách hàng
lựa chọn mua vị trí, mua chương trình và tìm nhà cung cấp tốt nhất. Vì vậy người làm
quản lý công việc này cần học sâu về chuyên ngành để tác nghiệp nghiệp vụ thật giỏi.
Nhưng để bán, hợp tác tốt được với khách hàng hay đại lý quảng cáo thì họ cũng cần
học thêm kiến thức về account, marketing, thương hiệu. Trên thực tế, các công ty quảng
cáo chuyên ngành hay gọi tên “ Phòng kinh doanh” để tiếp thị, tìm kiếm khách hàng
bán các sản phẩm (pano, bảng hiệu, Media, OOH…), các dịch vụ POS, POSM hoặc các
chương trình, ý tưởng, kế hoạch về PR, Event…

_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________



____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam VAA, hiện nay ở Việt Nam có khoảng
7.000 công ty quảng cáo, nhân lực cho ngành này ít nhất là 70.000 lao động. Thêm vào
đó là các tập đoàn truyền thông, các công ty quảng cáo đang phát triển rầm rộ cũng
đang có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn. Do đó, hầu hết các công ty quảng cáo đều khó
khăn trong việc tìm kiếm nhân sự được đào tạo theo nghề nghiệp này, buộc phải tuyển
dụng người từ các chuyên ngành khác như báo chí, ngoại ngữ, kinh tế và được đào tạo
qua các khoá học ngắn hạn hoặc các học phần nằm trong chương trình đào tạo đại học,
thậm chí có những người làm PR nhưng chưa hề qua một khóa đào tạo nào về PR.

III. Những yếu tố sinh viên Ngoại Ngữ có thể đáp ứng và
những kỹ năng cần phải rèn giũa thêm:
Trước hết, chúng ta phải biết được những kỹ năng được đòi hỏi ở một nhà quảng
cáo chuyên nghiệp:
1.

Kiến thức chuyên ngành Quảng Cáo

2.

Khả năng sáng tạo

3.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

4.


Kỹ năng thuyết phục và giao tiếp tốt

5.

Am hiểu công nghệ vi tính và đồ họa

6.

Khả năng tự học và tiếp thu, hướng ngoại những xu hướng mới

7.

Nhanh nhạy với thị trường và biết nắm bắt cơ hội

8.

Ngoại ngữ ổn, có thể giao tiếp thành thạo, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng

Trung, tiếng Nhật...
Từ danh sách trên, chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều yếu tố sinh viên Ngoại
Ngữ có thể đáp ứng được:
1.

Kiến thức chuyên ngành Quảng Cáo

Chúng ta có một nền tảng kiến thức khá vững chắc trong ngành, nhưng có vẻ đây
vẫn chưa phải là một lợi thế. Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều rằng, không phải bất
kỳ ai được đào tạo chuyên ngành Quảng Cáo với nhiều kiến thức chuyên ngành đều
thành công với công việc chính của mình.

2.

Khả năng sáng tạo

Đây có vẻ là mảng kỹ năng sinh viên Ngoại Ngữ rất mạnh. Bất kỳ sinh viên
Ngoại Ngữ nào cũng được rèn luyện cách để sáng tạo hơn, bởi nếu học Ngoại Ngữ mà

_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________

10


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

không có sáng tạo, đi theo những con đường mòn thì khó có thể thành công được. Bằng
chứng là:
-

Môn Văn học Anh Mỹ có bài assignment là sinh viên lập thành nhóm và

chọn một đoạn kịch mà mình thích nhất để đóng lại, theo phong cách hài hước hay đầy
nước mắt, nhưng phải sáng tạo hơn so với bản chính. Bài kiểm tra giữa kỳ này đã khơi
dậy được sự sáng tạo của sinh viên, và rõ ràng là, sau đó rất nhiều nhân tài được khám
phá.
-

Các chương trình văn nghệ của Khoa Tiếng Anh chứng kiến nhiều vở

kịch, bài biên đạo múa, bài nhảy tự biên tự diễn hết sức sáng tạo.
-


Sách Skillbook là nơi sinh viên có thể thể hiện khả năng sáng tạo của

mình thông qua các tình huống kinh tế, có thể là tự nghĩ ra một công ty và một kế hoạch
mới, sau đó thuyết phục ngân hàng cho vay tiền để thực hiện kế hoạch đó...
3.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

Kỹ năng làm việc theo nhóm hay còn gọi là teamwork là kỹ năng mà sinh viên
Ngoại Ngữ được rèn luyện từ rất sớm:
-

Năm thứ nhất đại học, sinh viên phải chia nhóm để thuyết trình về một

vấn đề nào đó, sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng biểu, máy chiếu... Trong đó, sinh
viên được rèn luyện kỹ răng làm việc theo nhóm để chọn chủ đề hẹp hơn, phân chia
nhiệm vụ cho mỗi người và phối hợp như thế nào cho hợp lý và tiết kiệm thời gian
trong khoảng thời gian hạn hẹp 20 phút.
-

Môn học Văn Học Anh Mỹ cũng cần đến kỹ năng làm nhóm hiệu quả khi

thực hiện một đoạn kịch, trong đó, mỗi thành viên như một phần trong ekip Quảng cáo.
4.

Kỹ năng thuyết phục và giao tiếp tốt

Đây cũng là một thế mạnh của sinh viên Khoa Tiếng Anh.
-


Học tiếng anh buộc sinh viên phải nói nhiều mới có thể nói thành thạo và

trôi chảy được. Điều đó phần nào góp phần giúp cho sinh viên có khả năng thể hiện
được điều mình muốn nói.
-

Các bài thuyết trình ngắn và dài trên lớp là cơ hội rèn giũa cho sinh viên

sự tự tin khi đứng trước đám đông, và thuyết phục người nghe khi họ thắc mắc về một
vấn đề nào đó.
-

Các chương trình Festival Tiếng Anh là nơi tỏa sáng của những nhà hùng

biện tương lai.
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________

11


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

5.

Am hiểu công nghệ vi tính và đồ họa

Hầu như sinh viên Ngoại Ngữ có một kiến thức tiếng anh vừa đủ để hiểu được
các chương trình máy tính và sự tò mò của sinh viên mang mác Ngoại Ngữ sẽ là một lợi
thế nữa.

6.

Khả năng tự học và hướng ngoại đến những xu hướng mới

Sinh viên Ngoại Ngữ là những sinh viên dẫn đầu những xu hướng mới trong học
viện, cho nên chúng ta có cơ sở để nói rằng, sinh viên Khoa NN là những người khá
hướng ngoại và có tinh thần hướng đến những cái mới mẻ.
7.

Ngoại ngữ ổn, có thể giao tiếp thành thạo, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng

Trung, tiếng Nhật...
Đây dường như là điều không cần phải bàn cãi khi Ngoại Ngữ là một yếu tố nổi
trội của sinh viên trong Khoa khi đi xin việc.
Những yếu tố này có thể là lợi thế hay không tùy thuộc vào khả năng tự học tự
hỏi của sinh viên.
Bên cạnh những cái “được” còn có những cái “chưa được” mà sinh viên chúng ta
cần phải rèn luyện thêm, đặt biệt quan trọng đó là kiến thức chuyên ngành Quảng cáo.
Những kiến thức này bạn có thể tiếp thu được thông qua:
-

Học thêm về ngành Quảng cáo trong các lớp học chính thức

-

Kinh nghiệm thực tế khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo của nhà

trường hoặc các tổ chức sinh viên...
Ngoài ra, tất cả những kỹ năng là lợi thế cần phải rèn giũa, bổ sung thêm để hoàn
thiện thêm những kỹ năng của bản thân.

Nói tóm lại, tùy vào từng vị trí cụ thể, mỗi sinh viên có niềm đam mê cần phải
luyện tập cho mình những kỹ năng riêng. Tuy nhiên, đối với sinh viên khoa Ngoại ngữ
thì làm việc trong phòng Sáng tạo hay phòng phục vụ khách hàng sẽ có nhiều lợi thế
hơn các vị trí khác.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Qua bài viết này, em muốn định hướng cho sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế
Toán những định hướng đúng đắn cho những ai muốn tham gia vào ngành Quảng cáo
thông qua việc tập trung vào hình thành những kỹ năng cơ bản, rèn luyện những kỹ
năng đã có, và học tập thêm những kỹ năng còn thiếu.
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________

12


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

Nhìn chung, việc làm việc trong ngành quảng cáo chỉ có thể là công việc ngắn
hạn hoặc tạm thời đối với hầu hết sinh viên, bởi vì môn chuyên ngành Tài chính và Kế
toán chiếm nhiều chương trình học. Do đó, đây có thể là công việc hiện tại giúp cho
chúng ta có nhiều thời gian hơn để tập trung vào chuyên môn để lấy bằng ACCA hoặc
CAT để có một công việc trong ngành tài chính theo đúng chuyên ngành.
Tuy nhiên, làm việc trong ngành quảng cáo là một công việc có lương khá hậu
hĩnh và nhiều khoản phụ thêm và nhiều ích lợi cho bản thân nữa, do đó, nếu ai muốn trở
thành một nhà quảng cáo tương lai, đây sẽ là một cơ hội lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
o Trang web:
o Bài báo trên trang web />
_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03_________________


13


____Nghiên cứu khoa học – Sinh viên Tiếng Anh Tài Chính Kế Toán với ngành Quảng Cáo___

_________________Tên: Hồ Thị Thùy Phương – Lớp: CQ46/51.03 _________________

14



×