Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Kiểm toán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính được áp dụng tại ông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.08 KB, 84 trang )

Lời mở đầu
Hoạt động kiểm toán đang có những bước phát triển vượt bậc trong những
năm gần đây đã chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành, nghề kiểm toán đối với
sự phát triển của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lí. Kiểm toán góp phần củng
cố nền nếp kế toán, lành mạnh hoá các quan tài chính, nâng cao năng lực và hiệu
quả quản lí. Trên mỗi khía cạnh, phương diện hoạt động kiểm toán có những đặc
trưng và ý nghĩa nhất định, trong đó các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do
các công ty kiểm toán độc lập cung cấp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của
kiểm toán độc lập.
Cùng với sự ra đời và phát triển của các công ty kiểm toán trong và ngoài
nước chất lượng của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng nâng cao
do sự chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Chính phủ đồng thời cũng do sự
cố gắng nỗ lực từ bản thân các công ty kiểm toán, trong đó có sự đóng góp của
công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) với vai trò là một
trong những công ty hàng đầu về kiểm toán của Việt Nam.
Một trong những vấn đề được chú trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính
đó là kiểm toán chi phí trong đó chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn có ảnh
hưởng lớn đến các thông tin khác trên báo cáo tài chính như doanh thu, thuế thu
nhập doanh nghiệp đồng thời vấn đề quản lí nhân sự trong doanh nghiệp sao cho
có hiệu quả nhất cũng là một vấn đề được chú trọng. Nhận thức được tầm quan
trọng này, trong thời gian thực tập tại công ty AASC em đã chọn đề tài “ Kiểm
toán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính được áp dụng tại
ông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán”.
- 1 -
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Đặc điểm về tiền lương và nhân viên
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến
đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con


người. Trong mọi chế độ xã hội việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách
rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản
xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh
doanh ở doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì vấn đề
thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu
dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở
các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động họ.
Trong nền kinh tế hàng hoá thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đô giá
trị gọi là tiền lương.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc khối lượng công việc
lao động, lao vụ mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp. Tiền lương của
doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hành chính, lương hưởng theo giờ lao
động hoặc sản lượng công việc thực tế, các khoản thưởng, hoa hồng, các khoản
phúc lợi và các khoản trích theo tiền lương theo qui định hiện hành của pháp
luật hoặc theo sự thoả thuận của đôi bên.
Chu trình tiền lương và nhân viên có một vị trí quan trọng bởi:
CTiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những chi phí chủ
yếu của các doanh nghiệp, nó liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá
thành sản phẩm dịch vụ.
- 2 -
Tiền lương và các khoản trích theo lương là sự xem xét quan trọng khi
đánh giá hàng tồn kho (sản phẩm dở dang) có đúng đắn và hợp lí hay không.
Mặt khác việc tính toán và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản liên quan
không đúng sẽ dẫn đến những sai sót trọng đến kết quả kinh doanh trong kì của
doanh nghiệp.
d Doanh nghiệp có thể bị lãng phí vì tính kém hiệu quả trong việc sử dụng
lao động hoặc bị đánh cắp thông qua sự gian lận trong việc tính toán và thanh
toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Quản lí lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác
quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanh
nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Tổ
chức tốt hạch toán tiền lương giúp công tác quản lý lao động của doanh nghiệp
đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng
suất và hiệu quả công tác. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theo
đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Ngoài ra công tác này được tổ chức
tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương đảm bảo việc trả lương và
trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao
động hoàn thành kế hoạch được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ
chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Công tác tổ chức
hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm:
h Hạch toán tiền lương: là việc ghi chép, phản ánh chính xác những thông tin về
lao động, kết quả lao động, tính lương phải trả, làm cơ sở cho kế toán tổng hợp
tiền lương. Cụ thể:
t Tổ chức hạch toán số lượng lao động: nhằm cung cấp thông tin về số lượng,
kết cấu lao động trong doanh nghiệp như: số lao động trực tiếp, gián tiếp, số lao
động dài hạn, tạm thời, tình hình tăng giảm lao động, di chuyển lao động... như
hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng.
- 3 -
Tổ chức hạch toán thời gian lao động: nhằm cung cấp thông tin về thời gian
lao động, là cơ sở để tính lương phải trả cho người lao động. Chứng từ là bảng
chấm công, phiếu làm thêm giờ, phiếu nghỉ việc tạm thời...
c Tổ chức hạch toán kết quả lao động: nhằm đưa ra chính xác chỉ tiêu, số lượng,
chất lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người,
từng bộ phận, hợp đồng giao khoán, phiếu giao ca, bảng theo dõi công tác của
tổ...
t Tính và lập bảng tính thanh toán lương.
Hạch toán tổng hợp tiền lương có hai đặc điểm cơ bản là:
Thứ nhất: tiền lương là một bộ phận của chi phí

Thứ hai: tiền lương thể hiện mối quan hệ phân phối.
Vì vậy công tác tổ chức hạch toán đối với đặc điểm thứ nhất phải thể hiện
được mối quan hệ giữa chi phí và tiền công. Đối với đặc điểm thứ hai, phải thể
hiện được thanh toán giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Phương pháp hạch toán: khi kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiền
thưởng thì tiến hành phân loại tiền lương, thưởng cho từng nhóm người lao động
theo bộ phận sử dụng và chức năng của người lao động. Trường hợp lao động
trực tiếp nghỉ phép thì doanh nghiệp có thể phân bổ tiền lương, thưởng theo hai
cách: hoặc bố trí nghỉ phép đều đặn giữa các kì hạch toán từ đó phân bổ tiền
lương, thưởng như đối với lao động trực tiếp đang làm việc hoặc có thể dự toán
tiền lương nghỉ phép để trích trước vào chi phí của từng kì hạch toán theo số dự
toán nếu không thể bố trí người lao động nghỉ phép đều đặn.
t Hạch toán bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn
(KPCĐ)
Nhà nước qui định chính sách trên về các quĩ nêu trên nhằm từng bước nâng
cao và mở rộng việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định cuộc sống cho người
lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động ốm đau, mất sức lao
động hoặc bị tai nạn lao động... Tuy nhiên, mỗi quĩ có chức năng trong lĩnh vực
riêng biệt.
- 4 -
Quĩ bảo hiểm xã hội: Dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia
đóng góp các quĩ trong trường hợp họ mất khả năng lao động như: ốm đau, thai
sản ... Quĩ được hình thành bằng cách trích 20% trên tổng số lương cấp bậc và
phụ cấp thực tế của người lao động trong kì hạch toán, trong đó người sử dụng
lao động phải nộp 15% trên tổng quĩ lương trích vào chi phí sản xuất kinh doanh
còn 5% do người lao động trực tiếp đóng góp.
c Quĩ bảo hiểm y tế: Dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng
góp quĩ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Quĩ được hình thành bằng cách
trích 3% trên thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó, người sử dụng lao
động phải nộp 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% do người

lao động trực tiếp đóng góp. Quĩ do cơ quan BHYT thống nhất quản lí và trợ
cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi tính được mức
trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.
p Kinh phí công đoàn: Dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp.
KPCĐ được tính theo tỉ lệ 2% trên tổng quĩ lương phải trả cho người lao động
và người sử dụng lao động phải chịu, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi
tính được mức KPCĐ trong kì thì một nửa doanh nghiệp nộp cho công đoàn cấp
trên, một nửa được sử dụng cho công đoàn tại đơn vị.
Từ những phân tích trên, ta có thể nhận thấy tiền lương và các khoản trích
theo lương là một khoản chi phí rất quan trọng của doanh nghiệp, có ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, chu trình
tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng có một vị trí đặc
biệt, không thể xem nhẹ mà cần được chú trọng để đảm bảo được chất lượng
kiểm toán, đặc biệt đối với khách hàng là doanh nghiệp sản xuất và xây dựng.
2.Các chức năng của tiền lương và nhân viên
Các chức năng liên quan đến tiền lương bao gồm có việc tuyển dụng và thuê
mướn nhân viên; phê duyệt các mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mức
lương, bậc lương; theo dõi và tính toán thời gian động, công việc lao vụ hoàn
- 5 -
thành của nhân viên; tính toán tiền lương và lập bảng thanh toán lương; ghi chép
sổ sách tiền lương; thanh toán tiền lương và đảm bảo số lương chưa thanh toán.
s Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: Việc tuyển dụng và thuê mướn nhân
viên được tiến hành bởi bộ phận nhân sự. Tất cả những trường hợp tuyển dụng
và thuê mướn đều được ghi chép trên báo cáo phê duyệt bởi ban quản lí. Bản
báo cáo phải chỉ rõ về phân công vị trí và trách nhiệm công việc, mức lương
khởi điểm, các khoản lương, các khoản phúc lợi và các khoản khấu trừ đã được
phê duyệt. Bản báo cáo này được lập thành hai bản, một bản để dùng vào sổ
nhân sự và hồ sơ nhân viên lưu tại phòng nhân sự. Một bản gửi xuống kế toán
tiền lương để làm căn cứ tính lương.
t Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi:

những thay đổi mức lương, bậc lương và các khoản đi kèm thường xảy ra khi
các nhân viên được thăng chức, thuyên chuyển công tác hoặc tăng bậc tay nghề
v.v. Khi đó các quản đốc hoặc đốc công sẽ đề xuất thay đổi mức lương cấp dưới
của họ. Tất cả các sự thay đổi đó đều phải được kí duyệt bởi bộ phận nhân sự
hoặc người có thẩm quyền trước khi ghi vào sổ nhân sự.
h Theo dõi, tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc, sản phẩm
hoặc lao vụ hoàn thành: Việc ghi chép phản ánh kịp thời chính xác số ngày
công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc và số lượng
công việc lao vụ hoàn thành của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất,
phòng ban trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong quản lí lao động tiền
lương. Đây chính là căn cứ để tính lương, tính thưởng và các khoản trích trên
lương cho nhân viên.
l Tính lương và lập bảng lương: Căn cứ theo các chứng từ theo dõi thời gian
lao động và kết quả công việc, sản phẩm lao vụ hoàn thành và các chứng từ liên
quan kế toán tiền lương kiểm tra chứng từ và tính tiền lương, thưởng, phụ cấp...
sau đó kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên.
s Ghi chép sổ sách: trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng
cho nhân viên và chứng từ gốc đính kèm kế toán tiên hành ghi sổ và định kì vào
- 6 -
Sổ cái tiền lương. Đồng thời với việc vào sổ, kế toán tiền lương viết phiếu chi
lương và bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho thủ quĩ để thanh toán
lương sau khi người có thẩm quyền phê duyệt
l Thanh toán tiền lương và đảm bảo các khoản lương chưa thanh toán: thủ
qũi sau khi nhận phiếu chi lương và bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng thì
sẽ tiến hành phát lương và yêu cầu người nhận lương kí nhận. Đối với tiền
lương chưa thanh toán thì được ghi chép đầy đủ, chính xác trong sổ kế toán.
3.Hệ thống sổ sách về kế toán tiền lương và nhân viên
3 Sổ sách tiền lương:
Sổ nhân viên: theo dõi các dữ kiện như ngày bắt đầu làm việc, hồ sơ cá
nhân, mức lương, các khoản khấu trừ đã phê chuẩn, đánh giá thực hiện và ngày

kết thúc hợp đồng làm việc.
Nhật kí tiền lương.
Sổ cái.
- 7 -
Bộ phận hoạt động:
Chức năng: theo dõi thời gian,
khối lượng công việc hoàn thành.
Chấm công theo dõi thời gian lao động.
Xác nhận công việc hoàn thành.
Duyệt thời gian nghỉ ốm, ngừng sản
xuất...
Bộ phận kế toán tiền lương:
Tính lương, thưởng và lập bảng thanh toán tiền
lương, thưởng và các khoản phải nộp, phải trả.
Ghi chép sổ sách kế toán.
Thanh toán lương, thưởng và các khoản liên
quan.
Bộ phận nhân sự:
Chức năng: tuyển dụng và thuê mướn.
Tuyển chọn, thuê mướn.
Lập báo cáo tình hình nhân sự.
Lập sổ nhân sự.
Lập hồ sơ nhân sự.

Chứng từ tiền lương:
Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các
doanh nghiệp là Bảng chấm công ( Mẫu 02-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ).
Mọi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đều
được ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công.
Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp, người ta sử dụng các

chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất và đặc điểm sản
xuất của từng doanh nghiệp. Chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch
toán kết quả lao động Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
( Mẫu 06-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), hợp đồng giao khoán ( Mẫu 08-
LĐTL chế độ chứng từ kế toán ) ...
Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán sẽ lập Bảng thanh toán tiền lương
( Mẫu 02-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu
05-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ).
Các chứng từ về BHXH ( Mẫu 03-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), bảng
thanh toán BHXH ( Mẫu 04-LĐTL chế độ chứng từ kế toán )...
t Tài khoản sử dụng: gồm
TK 334 – Tiền lương
Tài khoản sử dụng để hạch toán BHYT, BHXH, KPCĐ: TK 338 – Phải trả
phải nộp khác trong đó:
TK 3382 – KPCĐ
TK 3383 – BHXH
TK 3384 – BHYT
Các tài khoản chi phí tuỳ theo nơi sử dụng như TK622 – Chi phí nhân công
trực tiếp, TK627 – Chi phí sản xuất chung, TK641 – Chi phí bán hàng, TK642 –
Chi phí quản lí doanh nghiệp...
- 8 -
4.Mục tiêu kiểm toán tiền lương và nhân viên
Mục tiêu kiểm toán đề ra có ý nghĩa đối với một cuộc kiểm toán, giúp kiểm
toán viên trong tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết. Các mục tiêu không thay
đổi giữa các cuộc kiểm toán nhưng chứng cứ thì thay đổi phụ thuộc vào các tình
huống cụ thể. Mục tiêu kiểm toán chung được áp dụng cho tất cả các khoản mục
kiểm toán riêng giúp phân đoạn cuộc kiểm toán một cách hợp lí và có hiệu quả.
Các mục tiêu kiểm toán cụ thể sẽ được triển khai trên cơ sở các mục tiêu kiểm
toán chung. Các mục tiêu kiểm toán tiền lương và nhân viên:
Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Tính hợp lí chung Số lượng người lao động và việc hạch toán tiền
lương và các khoản trích theo lương là hợp lí.
Tính hiệu lực Danh sách thanh toán tiền lương và các khoản theo
lương là có thật, bảng chấm công theo thời gian
hoặc theo sản phẩm là có hiệu lực.
Trọn vẹn Doanh nghiệp hạch toán và ghi sổ đầy đủ các khoản
thanh toán về tiền lương và các khoản trích theo
lương phát sinh trong kì.
Phân loại Tiền lương và các khoản trích theo lương được
phân loại đúng thao các tiêu thức phân loại khác
nhau và tập hợp đúng vào các tài khoản tổng hợp và
chi tiết.
Trình bày Việc hạch toán và thanh toán tiền lương và các
khoản trích theo lương được công khai rõ ràng.
Tính giá Việc hạch toán và thanh toán cho người lao động
được thực hiện theo đúng đơn giá, cấp bậc, hợp
đồng và mức khoán đã xác định trước.
Tính chính xác máy móc Kế toán doanh nghiệp thực hiện chính xác về mặt
số học việc tính toán và thanh toán cho người lao
động về tiền lương và các khoản trích theo lương.
Quyền và nghĩa vụ Các khoản tiền lương và các khoản người lao động
- 9 -
được hưởng phản ánh đúng nghĩa vụ của đơn vị kế
toán đối với người lao động.
II. KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH
1.Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai
trò quan trọng, chi phối đến chất lượng và hiệu quả chung của của toàn bộ cuộc
kiểm toán. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua một số

điểm sau:
đ Giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và
có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, từ đó
giúp kiểm toán viên hạn chế sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lí, nâng cao
hiệu quả công việc và giữ vững uy tín đối với khách hàng.
h Giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp
hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên
ngoài... Đồng thời qua đó kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán đúng
chương trình kiểm toán đã lập với chi phí hợp lí, tăng cường sức cạnh tranh cho
công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng.
c Là căn cứ để công ty kiểm toán tránh được bất đồng đối với khách hàng.
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên thống nhất với khách hàng
về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành cũng như trách nhiệm
của mỗi bên...
c Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên có thể kiểm soát và
đánh giá chất lượng của công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa
công ty kiểm toán và khách hàng.
Lập kế hoạch kiểm toán gồm sáu bước công việc như sau:
- 10 -
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng và
thực hiện các thủ tục phân tích
Đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm soát
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro
kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo
chương trình kiểm toán
1.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Khi bắt đầu thu nhận khách hàng thì công ty kiểm toán phải liên lạc với
kiểm toán viên tiền nhiệm. Trên cơ sở chấp nhận kiểm toán thì công ty sẽ tiến
hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho công việc lập kế hoạch kiểm toán:
h Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: trong đó
ĐXem xét hệ thống kiểm soát chất lượng.
XTính liêm chính của Ban giám đốc khách hàng.
T Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm.
L Nhận diện lí do kiểm toán của công ty khách hàng
NLựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
L Hợp đồng kiểm toán
- 11 -
1.2.Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng
quát. Trước hết kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin cơ sở để nhằm đạt được sự
hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong giai đoạn này kiểm
toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra những mức đánh
giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời gian
cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm
toán khác.
t Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng
T Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung
XTham quan nhà xưởng
T Nhận diện các bên hữu quan
NDự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng giúp cho kiểm toán
viên nắm bắt được qui trình mang tính chất pháp lí có ảnh hưởng đến hoạt đọng
kinh doanh của khách hàng. Những thông tin này được thu thập trong quá trình
tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm những loại sau:
t Giấy phép thành lập và điều lệ công ty

GCác báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện
hành hay trong vài năm trước
h Biên bản các cuộc cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc.
BCác hợp đồng và các cam kết quan trọng.
1.4.Thực hiện thủ tục phân tích
Sau khi thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách
hàng kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các
thông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho cho việc lập kế hoạch kiểm toán về bản
chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập
- 12 -
bằng chứng kiểm toán. Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch
kiểm toán nhằm vào các mục tiêu sau:
k Thu thập hiểu biết về nội dung các Báo cáo tài chính và những biến đổi
quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra
từ lần kiểm toán trước.
t Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của
khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định được các vấn đề nghi vấn về khả
năng hoạt động liên tục của khách hàng.
n Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
Các thủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm thủ tục phân tích
ngang và thủ tục phân tích dọc.
1.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
1.5.1.Đánh giá tính trọng yếu
Các bước thực hiện ở trên chỉ thu thập được các thông tin mang tính chất
khách quan về khách hàng, đến bước này kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các
thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch
kiểm toán phù hợp.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức
độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhận

được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai
sót lên báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực
hiện các thử nghiệm kiểm toán. Ở đây kiểm toán viên cần đánh giá mức độ trọng
yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản
mục trên báo cáo tài chính.
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin
rằng ở mức đó các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh
- 13 -
hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Nói cách khác
là những sai sót đó có thể chấp nhận được đối với toàn bộ báo cáo tài chính.
Ước lượng sơ bộ và phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các bộ phận: xây
dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu để giúp cho kiểm toán viên lập kế
hoạch thu thập bằng chứng thích hợp. Sự ước lượng này là một trong những
quyết định quan trọng nhất mà kiểm toán viên phải làm.
Thông thường các bằng chứng được thu thập theo các bộ phận hơn là thu
thập tổng hợp cho toàn bộ báo cáo tài chính. Do vậy việc phân bổ mức trọng yếu
cho mỗi bộ phận là điều thiết yếu. Hơn nữa, nó giúp cho kiểm toán viên xác
định được trọng tâm các bộ phận tiến hành và từ đó đưa ra được mức bằng
chứng hợp lí cần thu thập.
Xác định mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo
lương:
Việc xác định mức trọng yếu đối với tiền lương và các khoản trích theo
lương là một yếu tố quan trọng trong tổ chức công tác kiểm toán. Công việc này
không những có ý nghĩa rất lớn đối với tính chính xác và trung thực của các
thông tin trên báo cáo tài chính mà là yếu tố góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả và hiệu năng của công tác kiểm toán. Tuy nhiên mức trọng yếu đối với với
tiền lương và các khoản trích theo lương được xây dựng trên nhiều yếu tố khác
nhau. Việc đưa ra một mức trọng yếu ban đầu phụ thuộc vào:
n Mức độ lớn của tiền lương và các khoản trích theo lương và tỉ trọng của

nó trong chi phí sản xuất kinh doanh.
n Sự cân nhắc, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Thông thường đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương
kiểm toán viên thường xác định mức trọng yếu với qui mô tương đối lớn, tổng
thể thường được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản tiền lương và
các khoản trích theo lương là doanh thu hoặc giá vốn.
1.5.2.Đánh giá rủi ro kiểm toán
- 14 -
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý
kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có
những sai sót trọng yếu. Do sự giới hạn bởi chọn mẫu của kiểm toán và việc
phát hiện ra các sai phạm cùng với những gian lận đã dược che dấu kĩ là rất khó
khăn nên kiểm toán viên không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu trên
báo cáo tài chính. Vì vậy luôn luôn có rủi ro kiểm toán ngay cả khi kiểm toán
viên tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận chung.
Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn có ý nghĩa quan trọng đối với
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và toàn bộ công tác tổ chức kiểm
toán nói chung.
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ngược
chiều nhau nghĩa là mức độ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và
ngược lại. Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì rủi ro kiểm
toán sẽ giảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy
ra sai sót đó sẽ giảm xuống. Ngược lại, có thể giảm mức độ trọng yếu có thể
chấp nhận, rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trọng yếu và rủi ro đều có tác động đến
lượng bằng chứng cần thu thập. Khi kiểm toán viên ước tính mức độ trọng yếu
càng thấp và rủi ro càng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và
ngược lại.
1.6.Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro
kiểm soát là một phần hết sức quan trọng mà kiểm toán viên cần thực hiện trong

một cuộc kiểm toán. Sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ
sẽ giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận
kiểm toán có hiệu quả.
Việc đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với
công tác kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực hiện kế hoạch
và lập báo cáo kiểm toán. Mức độ rủi ro kiểm soát quyết định nội dung, thời
hạn, phạm vi của các phương pháp kiểm toán cần tiến hành cũng như quyết định
- 15 -
khối lượng công tác kiểm toán cần thiết. Nếu rủi ro kiểm soát cao kiểm toán
viên sẽ không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và áp
dụng phương pháp tuân thủ và khối lượng thử nghiệm cơ bản cũng tăng lên hơn
rất nhiều so lúc kiểm toán viên dựa vào hệ thống kiểm soát. Và ngược lại rủi ro
kiểm soát được đánh giá thấp thì kiểm toán viên có thể dựa vào kiểm soát nội bộ
để giảm các thử nghiệm cơ bản. Do vậy, sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội
bộ cũng như sự đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên:
-Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trên báo
cáo tài chính.
-Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêm
trọng.
Thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát diễn ra theo các bước sau
-Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
-Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiếm soát.
-Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại thử nghiệm cơ bản
1.7.Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán của hầu hết các công ty kiểm toán được thiết kế
thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực
tiếp số dư. Mỗi phần được chia nhỏ thành các chu kì nghiệp vụ và các khoản
mục trên báo cáo tài chính.
Thiết kế trắc nghiệm công việc:

Các thủ tục kiểm toán: thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công
việc thường tuân theo phương pháp luận với bốn bước sau:
v Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang được
khảo sát.
k Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro
kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ .
- 16 -
Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc
thù nói trên .
t Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét
đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quả ước tính của thử
nghiệm kiểm soát.
Quy mô mẫu chọn: thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử
dụng để ước tính tỉ lệ phần tử trong tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc
tính được quan tâm.
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định qui mô mẫu chọn, kiểm toán viên
phải xác định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể.
Thời gian thực hiện: thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng
kiểm toán dài hạn ) hoặc vào thời điểm kết thúc năm.
Thiết kế các trắc nghiệm phân tích
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lí chung của
các tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở của kết quả của thực hiện các
trắc nghiệm phân tích đó kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các
trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, qui
trình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài
khoản và được thực hiện qua các bước sau:
k Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra.
XTính toán giá trị ước tính của các tài khoản cần kiểm tra.
T Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được.
XXác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra.

XKiểm tra số chênh lệch trọng yếu.
KĐánh giá kết quả kiểm tra.
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
- 17 -
Đánh giá trọng yếu và rủi ro của các tài khoản tiền
lương.
Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư của các khoản mục
tiền lương để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù:
Các thủ tục kiểm toán
Qui mô mẫu chọn
Khoản mục được chọn
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình tiền lương và
nhân viên
Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán: Thông qua
việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng này cho từng
khoản mục trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định sai số chấp nhận
cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận cho từng khoản mục càng thấp thì đòi hỏi
số lượng bằng chứng kiểm toán càng nhiều và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số
dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại.
Rủi ro cố hữu của khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán
càng nhiều và trắc nghiệm trực tiếp số dư sẽ được mở rộng và ngược lại.
Đánh giá rủi ro kiểm soát với các chu trình kiểm toán được thực hiện: quá
trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số
lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư
và nghiệp vụ sẽ giảm xuống và do đó chi phí kiểm toán sẽ giảm và ngược lại.
Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc ngiệm phân tích:
Các hình thức trắc nghiệm này được thiết kế với dự kiến đạt một được một số
kết quả nhất định. Các kết quả này theo dự kiến của kiểm toán viên sẽ ảnh
hưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo.
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán

đặc thù của các khoản mục đang xét: các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết
- 18 -
kế dựa trên kết quả ước tính của trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được
thiết kế thành các phần:
Các thủ tục kiểm toán: đựơc dựa trên các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán và được thiết kế dựa vào những xét đoán nghề nghiệp quan trọng.
Quy mô mẫu chọn: được xác định theo phương pháp chọn mẫu thông dụng
để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán để từ đó chọn ra
qui mô mẫu thích hợp.
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định được qui mô mẫu chọn các kiểm
toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình
máy tính hoặc phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại
diện. Trong những trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể sử dụng phương
pháp chọn mẫu phi xác suất để xác định các phần tử đại diện với chi phí thấp
hơn cho cuộc kiểm toán.
Thời gian thực hiện: thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng
kiểm toán dài hạn ) hoặc vào thời điểm kết thúc năm.
2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán tiền lương và nhân viên
2.1.Thực hiện thủ tục kiểm soát tiền lương và các khoản trích theo lương
Thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương và nhân viên được thực hiện theo
các chức năng của chu trình.
Đối với chức năng tổ chức nhân sự: kiểm toán viên tìm hiểu việc thực hiện
các thủ tục tiếp nhận lao động, hợp đồng thuê lao động, việc phê chuẩn mức
lương và tính độc lập (tách biệt về trách nhiệm) giữa các bộ phận quản lí nhân
sự với bộ phận theo dõi thời gian làm việc cũng như hạch toán, thanh toán tiền
lương cho người lao động và để thực hiện những mục tiêu đó kiểm toán viên sử
dụng các tài liệu thông tin về tuyển dụng, thuê mướn lao động, các văn bản, các
quyết định phê chuẩn mức lương và các quyết định khen thưởng nếu có. Đối với
việc cách li trách nhiệm giữa bộ phận quản lí lao động đối với bộ phận chấm
công lao động cũng như hạch toán kế toán kết quả lao động. Kiểm toán viên tiến

hành quan sát và kiểm tra thực tế để khẳng định sự tách biệt về trách nhiệm của
- 19 -
các chức năng trên trong hoạt động quản lí về nhân sự và quản lí tài chính kế
toán trong doanh nghiệp.
Đối với công tác theo dõi thời gian lao động, khối lượng sản phẩm hoàn
thành và lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương:
Chức năng này là chức năng quan trọng nhất trong chu trình tiền lương và
nhân viên vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạch toán ghi sổ các chi phí về tiền
lương cũng như việc hạch toán kế toán các khoản trích trên tiền lương tại doanh
nghiệp. Kiểm toán viên cần đánh giá các quá trình kiểm soát được thiết kế trong
doanh nghiệp có khả năng ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong chấm
công, xác nhận công việc hoàn thành, hạch toán và ghi sổ các khoản thanh toán
về tiền lương. BHYT, BHXH, KPCĐ.
Để thực hiện các mục tiêu trên kiểm toán viên:
ĐXem xét hệ thống tổ chức chấm công lao động hoặc kiểm nhận sản phẩm
hoàn thành về mặt tính thường xuyên cũng như về độ tin cậy của những người
được giao trách nhiệm.
đ Kiểm tra thiết kế các thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp đối với việc thanh
toán kê khai, chấm công tại từng đơn vị sản xuất (tổ, đội, phân xưởng).
t Kiểm tra các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc phê chuẩn, quyết định
các mức lương, tiền thưởng, thanh toán làm thêm giờ...
Đối với công tác thanh toán tiền lương và các khoản trích trích trên lương:
để xác định hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu quả phát hiện
và ngăn ngừa việc thanh toán lương và các hành vi gian lận tài sản công thông
qua việc thanh toán lương. Kiểm toán viên xem xét tính độc lập trong việc phân
công công việc giữa người tính lương, người chi trả lương và người theo dõi
chấm công và lập bảng tính lương. Bên cạnh đó kiểm toán viên đánh giá việc tổ
chức chi trả tiền lương đặc biệt đối với các khoản tiền lương chưa thanh toán
được theo dõi trong sổ sách kế toán như thế nào trong khi nhân viên đi vắng.
Với các khoản trích theo tiền lương kiểm toán viên quan tâm đến việc trích lập

đúng theo tỉ lệ và thời gian qui định.
- 20 -
2.2. Thực hiện thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương
So sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với các niên độ khác:
Việc so sánh này nhằm phát hiện những biến động bất thường qua đó thu thập
những bằng chứng có thể có hoặc xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với các
tìa khoanr chi phí tiền lương có biến động bất thường. Trong quá trình so sánh
kiểm toán viên phải tính đến số lao động thay đổi trong kì kế toán, khối lượng
công việc hoặc sản phẩm hoàn thành hoặc sự thay đổi trong định mức chi trả
lương.
So sánh tỉ lệ chi phí về tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thu
giữa kì này với kì trước, với các kì trước. Việc so sánh này nhằm khẳng định
tính hợp lí về cơ cấu chi phí giữa các kì kế toán. Tuy nhiên khi so sánh đối chiếu
tỉ lệ này kiểm toán viên cũng phải tính đến điều kiện thực tế trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh thu có thể giảm nhưng chi phí về tiền
lương vẫn có thể vẫn giữ nguyên như các kì trước hoặc những biến động về
nguyên vật liệu, về chi phí khấu hao TSCĐ mới đưa vào sử dụng cũng có thể
làm thay đổi cơ cấu chi phí về tiền lương trong giá thành sản phẩm của sản
phẩm hoàn thành giữa các kì kế toán.
So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ giữa các kì kế toán
nhằm phát hiện ra các sai sót trong hạch toán các khoản trích theo lương. Sự
biến động về các khoản trích theo lương thường rất ít xảy ra do phụ thuộc vào số
lượng nhân viên trong doanh nghiệp, phụ thuộc vào mức lương cơ bản, phụ
thuộc vào các văn bản qui định của Nhà nước. Những việc biến động và việc
kiểm tra phát hiện các biến động liên quan đến các khoản trích theo tiền lương là
dấu hiệu để phát hiện ra các phát sinh tăng hoặc giảm của TK BHXH, BHYT,
KPCĐ.
Thủ tục phân tích Khả năng sai phạm
So sánh chi phí tiền lương với các

năm trước.
Sai phạm trong chi phí tiền lương
- 21 -
So sánh tỉ lệ chi phí nhân công trực
tiêp trong giá thành hoặc doanh thu kì
trước.
Sai phạm về chi phí nhân công trực
tiếp
So sánh số dư tài khoản BHXH,
BHYT, KPCĐ các kì trước.
Sai phạm về các khpản trích theo
lương
2.3. Thực hiện thủ tục chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.1.Kiểm tra tiền lương khống
Việc kiểm tra tiền lương khống thông qua kiểm tra số lượng nhân viên
khống và thời gian hay khối lượng sản phẩm hoàn thành
2.3.1.1.Kiểm tra số lượng nhân viên khống
So sánh tên người lao động trong các bảng thanh toán tiền lương với bảng
chấm công hoặc bảng kê khai sản phẩm hoàn thành (chứng từ kết quả động)
trong đó đối chiếu chữ kí của người lĩnh tiền với chữ kí trong hồ sơ nhân viên để
phát hiện các trường hợp doanh nghiệp kê khai khống nhân viên. Cụ thể là tăng
chi phí tiền lương.
Đối chiếu danh sách chi trả tiền lương với danh sách nhân viên được theo
dõi trong phòng tổ chức nhân sự có tương ứng với các quyết định hay các hợp
đồng thuê mướn lao động hay không.
Đối với những nhân viên đã hết hạn hợp đồng hoặc thôi không tiếp tục làm
việc kiểm toán viên đối chiếu giữa thời điểm thôi việc với thời điểm quyết toán
tiền lương. Ngoài ra kiểm tra sổ lương và bảng thanh toán tiền lương kì sau xem
người đó còn được chi trả lương hay không.
Trong một số trường hợp đặc biệt kiểm toán viên có thể yêu cầu thực hiện

một cuộc trả lương hoặc tạm ứng lương đột xuất nhằm xác minh nhân viên có
trực tiếp nhận lương và kí vào sổ lương hay không.
3.2.1.2.Kiểm tra thời gian khống
Để phát hiện giờ công lao động hoặc khối lượng công việc hoàn thành bị
xác nhận khống thì kiểm toán viên thực hiện các thủ tục sau:
- 22 -
Cân đối tổng số giờ công, ngày công hoặc khối lượng công việc hoàn thành
được thanh toán theo sổ lương với số liệu được ghi chép độc lập và được kiểm
tra thường xuyên của bộ phận kiểm soát sản xuất ghi chép độc lập.
Tiếp cận với các nhân viên chịu trách nhiệm chấm công hoặc kê khai và xác
nhận khối lượng công việc hoàn thành để thu thập thông tin về việc tập hợp số
liệu vào các chứng từ về kết quả lao động.
2.3.2.Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương
Việc tính và phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động
không đúng sẽ dẫn đến việc đánh giá lệch giá trị tìa sản trên Bảng cân đối kế
toán, sai lệch trên bảng Kết quả kinh doanh (sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu sản phẩm
dở dang, giá trị thành phẩm, giá vốn hàng tồn kho,giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp...).
Đối với việc phân bổ về tiền lương cho đối tượng chịu chi phí thì kiểm toán
viên thực hiện các thủ tục sau:
v Xem xét tính nhất quán trong hạch toán chi phí giữa các kì kế toán đối với
việc phân loại các bộ phận (trực tiếp sản xuất, bán hàng, quản lí doanh
nghiệp...).
n Xem xét hạch toán tiền lương trên sơ dồ tài khoản có đúng với qui định
hiện hành hay không.
h Có thể đối chiếu (qua chọn mẫu) khối lượng công việc hoàn thành của một
số công nhân viên có phù hợp với việc hạch toán vào các tài khoản hay không.
2.3.3.Kiểm tra số dư các tài khoản trong chu trình
Tài khoản 334: được kiểm tra thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng và các
khonả phải thanh toán khác cho công nhân viên.

Khi tiến hành thử nghiệm trực tiếp số dư tiền lương, kiểm toán viên cần nắm
chắc về chính sách chế độ tiền lương của doanh nghiệp và đánh giá xem nó có
tuân thủ một cách nhất quán không. Khi kiểm toán viên đã xác định chính sách
tiền lương của doanh nghiệp nhất quán giữa các kì thì kiểm toán viên sẽ xem xét
- 23 -
đến thời hạn tính và độ tin cậy của số dư tài khoản 334. Sai sót thường gặp ở đây
là kế toán tiền lương thường không tính đúng, tính đủ thời gian và khối lượng
công việc, sản phẩm hoàn thành của người lao động và do đó người lao động
chưa chưa được trả lương và các khoản phải trả khác tương xứng với thời gian
lao động và khối lượng công việc hoàn thành.
Về các khoản lương tính dồn, ở tại một số doanh nghiệp, chưa trả cho người
lao động vào cuối niên độ thường là khoản mục lớn nếu không ghi chép kịp thời
và chính xác sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Để kiểm tra
khoản tiền thưởng tính dồn này kiểm toán viên xem xét tính kịp thời và tính
chính xác trong ghi sổ các khoản đó thông qua việc đối chiếu với quyết định
hoặc biên bản của Ban quản lí về sự phê duyệt của các khoản tiền thưởng đó đối
với người lao động.
Các khoản phải trả khác cho công nhân viên bao gồm các khoản được chia
từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người lao động được
hưởng. Đối với những khoản này, kiểm toán viên xem xét tính nhất quán trong
cách tính dồn giữa các kế toán. Sau đó
Tài khoản 338: có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như
BHXH (3383), BHYT (3384) và KPCĐ (3382) thì kiểm toán viên có thể khảo
sát bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích
BHXH, BHYT, KPCĐ và với số liệu trên bảng kê khai các khoản phải nộp về
BHXH và KPCĐ và đối chiếu các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các
chứng từ chi tiền mặt. Ngoài ra kiểm toán viên cần kiểm tra thời hạn tính và
trích các khoản trên tiền lương và thời hạn thanh quyết toán các khoản đó.
Đối với các tài khoản chi phí liên quan đến tiền lương như 622- Chi phí
nhân công trực tiếp, 627- Chi phí sản xuất chung, 641- Chi phí bán hàng, 642-

Chi phí quản lý doanh nghiệp. Thì kiểm toán viên thường chỉ tiến hành bổ sung
các thủ tục thử nghiệm cơ bản khi phát hiện các nhược điểm trong cơ cấu kiểm
soát nội bộ của đơn vị kiểm tra liên quan đến hạch toán và ghi sổ các tài khoản
này; các sai sót đáng kể bị phát hiện ở khảo sát các tài khoản Phải trả công nhân
- 24 -
viên – 334, Các khoản phải trả, phải nộp khác – 338 và những biến động lớn
không giải thích được qua các thủ tục phân tích.
Khi khảo sát các tài khoản đó, kiểm toán viên cần so sánh giữa các kì kế
toán hoặc dùng thủ tục phân tích để phát hiện ra những biến động lớn về chi phí
lao động được phản ánh trên các tài khoản đó. Trọng tâm của việc thử nghiệm
thường được hướng tới tính chính xác trong việc phân bổ chi phí tiền lương vào
các đối tượng chịu phí hoặc hướng vào các tài khoản chi trả tiền lương, tiền làm
thêm giờ, tăng ca, bồi dưỡng công nhân sản xuất, công nhân bán hàng hoặc nhân
viên quản lí. Vì vậy, kiểm toán viên cần phải kiểm tra tổng số tiền làm thêm ca,
thêm giờ có phù hợp với thực tế hay không qua việc kiểm tra các bảng kê có xác
nhận của những người có trách nhiệm trên bảng kê đó.
3.Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trước khi công bố báo cáo kiểm toán,
kiểm toán viên phải xem xét và thu thập thêm các bằng chứng về những vấn đề
sau:
s Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn
Nợ ngoài ý muốn là nợ tiềm tàng mà phải được khai báo trong phần ghi chú.
Kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để đảm bảo sự khai báo này là
đúng đắn. Thông thường, để tìm các khoản nợ ngoài ý muốn, kiểm toán viên vận
dụng một số kĩ thuật sau:
d Phỏng vấn.
P Kiểm tra tài liệu.
KXác nhận.
XPhân tích hợp lí.
P Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ

XĐánh giá lại kết quả
Khi kết thúc các thủ tục kiểm toán đặc thù cho các lĩnh vực kiểm toán kiểm
toán viên tập hợp tất cả vào kết luận chung. Kiểm toán viên phải quyết định
- 25 -

×