Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

hiệu quả thuốc cequin 250 và cefotaxim điều trị viêm tử cung, viêm da, nhiễm trùng sau phẩu thuật trên chó, mèo tại phòng mạch chi cục thú y thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 50 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

TRẦN THỊ NGỌC HẰNG

HIỆU QUẢ THUỐC CEQUIN 250 VÀ CEFOTAXIM
ĐIỀU TRỊ VIÊM TỬ CUNG, VIÊM DA, NHIỄM
TRÙNG SAU PHẨU THUẬT TRÊN CHÓ, MÈO
TẠI PHÒNG MẠCH CHI CỤC THÚ Y
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y



Giáo viên huớng dẫn
Nguyễn Thu Tâm
Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Cần Thơ, tháng 9 năm 2012


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Hiệu quả của thuốc Cequin 250 và Cefotaxim điều trị viêm tử

cung, viêm da, nhiễm trùng sau phẩu thuật trên chó, mèo tại phòng mạch
Chi Cục Thú Y thành phố Cần Thơ do sinh viên Trần Thị Ngọc Hằng
thực hiện tại Chi Cục Thú Y Phố Cần Thơ từ tháng 08 đến tháng 11 năm
2012.

Cần Thơ, ngày tháng năm
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày tháng năm
Duyệt giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thu Tâm

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Cần Thơ, ngày tháng năm
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và SHƯD


Lời Cảm Tạ

Xin kính dâng cha mẹ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất bằng tất cả
lòng kính yêu của con. Sự hy sinh, tầng tảo và những giọt nước mắt của mẹ đã tiếp
sức cho con có được ngày hôm nay, cho con được khôn lớn trưởng thành.
Xin gửi lòng biết ơn đến anh, chị của tôi, anh chị đã luôn ủng hộ, khích lệ, lo

lắng về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian tôi học vừa qua.
Xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thu Tâm, đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian làm luận văn với bao công sức và lòng nhiệt tình của cô.
Xin cám ơn cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trưởng phòng nghiên cứu và phát
triển công ty cổ phầ sản xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y Vemedim, đã giúp đỡ
em trong quá trình làm luận văn. Tôi gửi lời biết ơn anh Trí và các anh chị phòng vi
sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn các anh chị phòng mạch chi cục thú y thành phố Cần Thơ đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc lấy mẫu trong suốt thời gian tôi làm luận văn.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô bộ môn Thú Y, và quý thầy cô trường
Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ, truyền đạt cho tôi kiến thức để làm hành trang cho tôi
bước vào đời.

Cuối cùng, xin cám ơn tất cả các bạn lớp liên thông thú y K36 đã giúp đỡ tôi
trong thời gian học vừa qua.


Mục Lục
Lời Cảm Tạ
Mục lục
Danh sách biểu bảng
Danh sách hình
Tóm lược

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
2.1.1 Cơ quan sinh dục chó cái
2.1.2 Sinh lý sinh sản chó cái
2.2 Các dạng viêm nhiễm thường gặp trên chó, mèo
2.2.1 Bệnh trên đường sinh dục chó cái
2.2.1.1 Bệnh tích mủ tử cung
2.2.1.2 Bệnh viêm tử cung cấp
2.2.1.3 Bệnh viêm nội mạc tử cung
2.2.3 Bệnh nhiễm trùng sau phẫu thuật
2.2.4 Bệnh trên da
2.3 Đặc điểm một số vi sinh vật gây bệnh

2.3.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus
2.3.2 Vi khuẩn Escherichia coli
2.4 Thuốc sử dụng điều trị
2.4.1 Thuốc Cequin 250
2.4.2 Thuốc Cefotaxim
2.5 Nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.5.1 Nghiên cứu ngoài nước
2.5.2 Nghiên cứu trong nước

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm

3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
3.1.3 Dụng cụ và hóa chất
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Xác định con vật bệnh tại phòng mạch
3.2.2 Phương pháp lấy mẫu

i
ii
iv
v
vi
1

2
2
2
3
3
3
3
4
5
6
7
7

7
13
16
16
18
20
20
20
22
22
22
22

22
22
22
23


3.2.3 Phân lập vi khuẩn
3.2.4 Phương pháp làm kháng sing đồ
3.2.5 Bố trí thí nghiệm
3.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi

23

28
31
31
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
33
4.1 Một số bệnh đã gặp trong thời gian theo dõi
33
4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli 34
4.3 Kết quả sử dụng thuốc điều trị
36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
38

5.1 Kết luận
38
5.2 Đề nghị
38
Tài Liệu Tham Khảo
39
Phụ chương
41


Danh Sách Biểu Bảng


Bảng 1: Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn E. Coli
Bảng 2: Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Staphylococcus aureus
Bảng 3: Tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn của một số loại vi khuẩn
Bảng 4: Tỷ lệ một số bệnh đã gặp trong thời gian theo dõi
Bảng 5: Kết quả thử kháng sinh đồ đối với Staphylococcus aureus
Bảng 6: Kết quả thử kháng sinh đồ đối với E. coli
Bảng 7: Kết quả thử nghiệm thuốc
Bảng 8: Kết quả điều trị Cequin 250
Bảng 9: Kết quả điều trị Cefotaxim

24
27

31
33
34
35
36
36
37


Danh Sách Hình

Hình 1: Khuẩn lạc E. coli trên môi trường EMB

Hình 2: Phản ứng sinh hóa của E. coli
Hình 3: Khuẩn lạc Staphylococcus aureus trên môi trường MSA
Hình 4: Phản ứng đông huyết tương của Staphylococcus aureus
Hình 5: Đĩa kháng sinh đồ

30
30
30
30
30



Tóm Lược
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung, viêm da, viêm
nhiễm do nhiễm trùng phẩu thuật trên chó, mèo của Cequin 250 và Cefotaxim từ
tháng 7 đến tháng 10 năm 2012 tại bệnh xá phòng mạch số 01 Chi Cục Thú Y thành
phố Cần Thơ. Kết quả thử nghiệm cho thấy: có 32 ca bệnh viêm nhiễm điều trị bằng
Cequin 250 và Cefotaxim khỏi bệnh 100%. Trong đó các bệnh về da chiếm tỷ lệ
cao(56,25%), kế đến là các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật (15,62%), thấp nhất là
nhiễm trùng do thiến cái (3,13%) . Bên cạnh thử nghiệm thuốc một số mẫu dịch
viêm được thu thập qua phân lập vi khuẩn có sự hiện diện của vi khuẩn E. coli và
Staphylococcus aureus. Thử kháng sinh đồ cho thấy E. coli nhạy với Cequinome,
Marbofloxacin, Fosfomycin, vi khuẩn Staphylococcus aureus nhạy với Cefotaxim,
Cequinome, Fosfomycin.



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, việc nuôi chó không chỉ với mục đích giữ nhà, chó ngày càng quen
thuộc và trở thành thú cưng của nhiều gia đình. Người dân ngày càng quan tâm và
chăm sóc đàn chó nhiều hơn, tuy nhiên tình hình dịch bệnh của chúng vẫn xảy ra
phổ biến và phức tạp.
Các bệnh thường xảy ra trên chó như: bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, da lông, tiết
niệu và sinh dục. Trong đó, bệnh trên hệ sinh dục và da chiếm tỷ lệ khá cao, do
nhiều nguyên nhân như: đẻ khó, tổn thương cơ quan sinh dục trong quá trình sinh

sản, giao phối không kiểm soát, da bị tổn thương, kế phát của các bệnh kí sinh
trùng…Đặc biệt, nhiễm trùng cơ hội do vi sinh vật như E. coli, Staphylococcus,
Streptococcus… luôn đi kèm với những nguyên nhân trên.
Khi con vật mắc bệnh người dân thường điều trị nhiều loại kháng sinh và điều trị
không theo đúng liệu trình gây nên sự kháng thuốc của vi khuẩn, làm cho tình trạng
bệnh của chó trở nên nghiêm trọng và khó khăn hơn trong việc điều trị. Xuất phát từ
vấn đề trên được sự đồng ý của bộ môn thú y tôi tiến hành đề tài: “Hiệu quả của
thuốc Cequin 250 và Cefotaxim điều trị viêm tử cung, viêm da, nhiễm trùng
sau phẩu thuật trên chó, mèo tại phòng mạch Chi Cục Thú Y thành phố Cần
Thơ”.
Mục đích là:
Kiểm tra hiệu quả của Cequin 250 và Cefotaxim điều trị viêm nhiễm trên

chó, mèo.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục chó cái
2.1.1 Cơ quan sinh dục của chó cái
Buồng trứng (noãn bào)
Ở chó buồng trứng nhỏ, hình bầu dục, dài và dẹt có cấu trúc tương đối cứng và

đậm đặc. Kích thước buồng trứng thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể. Chó có tầm
vóc lớn thì buồng trứng lớn hơn nhưng chênh lệch không quá 0,2cm (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2003). Chức năng cơ bản của buồng trứng là tạo giao tử cái (noãn) và tiết ra
các kích thích tố như estrogen, progesterone, oxytocine (Trần Thị Dân et al, 2006).
Ống dẫn trứng (noãn quản)
Ống dẫn trứng còn gọi là vòi Fallope gồm có: phễu, phần rộng và phần eo. Ở
chó ống dẫn trứng nhỏ dài 5-8cm, hơi cong bắt đầu từ cạnh bên buồng trứng bởi
một phần loe rộng gọi là phễu. Phễu nở ra để tiếp nhận noãn và có nhiều lông nhung
để gia tăng diện tích tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Chức năng cơ bản của
ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi thụ tinh trong ống dẫn trứng
tiết ra các chất để nuôi dưỡng noãn.
Tử cung

Tử cung có hình chữ Y là nơi thai phát triển, nằm trong xoang chậu, phía dưới
trực tràng và phía trên bóng đái. Gồm 3 phần:
- Sừng tử cung: dài 12-15cm, có đường kính đồng đều và gần như thẳng. Từ
thân chúng rẽ ra thành hình chữ V hướng về mỗi bên thận.
- Thân tử cung: có hình ống, phía trước thông với đầu sừng tử cung, phía sau
thông với âm đạo qua 1 eo hẹp gọi là cổ tử cung. Ở chó, thân tử cung dài khoảng 23cm.
- Cổ tử cung: là chỗ eo lại, ngăn cách cổ tử cung với âm đạo. Có tính chất cứng
rắn hơn các phần khác là do ở trong có các nếp xoắn nhô lên thành giồng. Nhiệm vụ
của cổ tử cung là tiết chất nhày trong lúc động dục có tác dụng làm trơn âm đạo và
ngăn cản ngoại vật vào tử cung (Phan Quang Bá, 2004).

2



Âm đạo
Chó có âm đạo tương đối dài và hẹp ở phần trước, có hình ống nối tiếp với tử
cung phía sau ngăn cách với âm hộ bởi tiền đình. Âm đạo là nơi tiếp nhận dương
vật của chó đực khi giao phối, là nơi thải nước tiểu và là đường ra của thai khi đẻ.
Âm hộ
Âm hộ là phần sau cùng của cơ quan sinh dục cái, thông ra ngoài bởi một khe
thẳng đứng, nằm phía dưới hậu môn, được giới hạn bởi 2 mép dày và chụm lại bằng
một chóp nhọn ở dưới. Lỗ thoát tiểu mở ra về phía trước của mép dưới. Ở thành âm
hộ có các tuyến nhờn (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003). Ngoài ra, ở mép dưới cũng có cơ
quan cảm giác đặc biệt gọi là âm vật, nằm trong một hố nhỏ. Không có chức năng

đặc biệt, là đầu tận cùng của ống sinh dục và là ngõ ra cuối cùng của thai.
2.1.2 Sinh lý sinh sản của chó cái
Theo Nguyễn Văn Thành (2004) chu kỳ động dục của chó cái gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn trước động dục
Âm hộ sưng to, có chất nhờn tiếp theo là máu, một số chó có tiết dịch nhưng âm
hộ không sưng và ngược lại. Giai đoạn này kéo dài từ 8-10 ngày đôi khi hơn 10
ngày.
Giai đoạn động dục
Đây là giai đoạn chấp nhận đực, không còn xuất hiện máu âm hộ, trung bình 10
ngày và kéo dài từ 9-12 ngày. Trứng rụng vào ngày thứ 2, giao phối từ ngày thứ 1013 sau khi xuất hiện máu ở âm hộ sẽ có tỉ lệ đậu thai cao.
Giai đoạn nghỉ ngơi
Là thời kỳ dài nhất trong chu kỳ thường kéo dài 15 tuần, thú không có dấu hiệu

về hoạt động sinh sản, thể vàng teo dần và bắt đầu chu kỳ mới.
2.2 Các dạng viêm nhiễm thường gặp trên chó, mèo
2.2.1 Bệnh trên đường sinh dục chó cái
2.2.1.1 Bệnh tích mủ tử cung
Đặc điểm
Bệnh thường xảy ra trên cả chó và mèo cái.

3


Những rối loạn nội tiết tố, sự lên giống dẫn đến gây bất thường ở nội mạc tử
cung thường là điều kiện dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Trong hoạt động sinh dục,

dịch tiết tử cung tăng lên, đó là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển.
Nguyên nhân
Escherichia coli là vi khuẩn đáng kể nhất trong tình trạng này, kế đến là
Staphylococcus, Proteus spp, Streptococcus, Pseudomonas, và một số vi khuẩn
khác.
Triệu chứng
Tùy thuộc vào sự mở hay đóng của cổ tử cung mà bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ,
có 2 trường hợp:
+ Trường hợp viêm mủ tử cung mở (cổ tử cung mở): dịch tiết có mủ lẫn máu
từ âm đạo 4-8 tuần sau khi lên giống, lừ đừ, suy nhược tiểu nhiều, bỏ ăn ói mửa.
+ Trường hợp viêm mủ tử cung đóng (cổ tử cung đóng): ít biểu hiện bên ngoài
nhưng thực tế chó bệnh nặng hơn do cổ tử cung đóng dịch không bài xuất ra ngoài

được. Có dấu hiệu ói do nhiễm độc huyết, khó chẩn đoán (Nguyễn Văn Biện, 2001).
2.2.1.2 Bệnh viêm tử cung cấp tính
Đặc điểm
Thường xảy ra sau khi đẻ khó, những trường hợp như sẩy thai, nhiễm trùng thai,
sót nhau, … Hay do gieo tinh nhân tạo hoặc phối giống nhiều lần trong một kỳ lên
giống.
Nguyên nhân
Vi khuẩn E.coli là phổ biến nhất khi phân lập từ mủ tử cung bị viêm, ngoài ra
còn có Streptococcus, Staphylococcus…
Triệu chứng
Chó có thể sốt cao ở giai đoạn đầu (39,50C-410C), kèm theo ăn ít hoặc bỏ ăn,
buồn bã, dịch nhày từ âm hộ chảy ra (có khi có mủ hoặc máu). Sau giai đoạn cấp

tính, nếu chó được điều trị, bệnh có thể hết hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính:
chó không sốt hoặc sốt nhẹ (390C-39,50C), dịch tử cung chảy ra từ âm hộ. Chó
thường xoay lại phía sau liếm phần thân sau, thể trạng suy yếu, niêm mạc nhợt nhạt
(Nguyễn Văn Biện, 2001).

4


2.2.1.3 Viêm nội mạc tử cung
Viêm cata
Đặc trưng bệnh này là niêm mạc tử cung mềm nhảo và dầy lên, có khi bị loét và
tổ chức liên kết tăng sinh.

Chó bị bệnh không có dấu hiệu toàn thân, thân nhiệt hơi tăng, ăn uống và lượng
sữa giảm, chu kỳ sinh dục bình thường có khi bị rối loạn. Phối nhiều lần không đậu
hoặc đậu thai sau đó lại sẩy, nhiều trường hợp sẩy thai liên tục.
Kiểm tra thấy niêm mạc âm đạo bình thường hoặc hơi sung huyết, dịch âm đạo
lợn cợn, cổ tử cung hơi mở, sưng và sung huyết, có khi chảy ra niêm dịch đục và
lợn cợn. Niêm dịch chảy nhiều khi con vật động hớn, cũng có trường hợp cổ tử
cung đóng chặt nên niêm dịch không chảy ra.
Viêm cata lẫn mủ: đặc trưng của bệnh này giống viêm nội mạc tử cung mãn tính
thể cata nhưng nặng hơn. Niêm mạc tử cung sưng phù, ứ huyết và sung huyết nặng,
có mủ nhiều, tổ chức thượng bì thoái hóa, hoại tử và tróc ra, tuyến của tử cung có
thể biến thành những u nang.
Chó có triệu chứng toàn thân, ủ rủ, kém ăn, gầy sút, thân nhiệt tăng cao, chu kỳ

động hớn rối loạn, có trường hợp hoàng thể tồn tại nên không động hớn. Từ âm hộ
chảy ra nhiều niêm dịch lỏng màu trắng có mủ. Gốc đuôi, mông và dưới âm hộ có
thể bết lại những đám mủ khô màu vàng xám. Kiểm tra thấy âm đạo và cổ tử cung
sung huyết, sưng phù, có khi có cả mủ. Cổ tử cung hơi mở, buồng trứng có hoàng
thể tồn tại hoặc u nan.
Viêm có mủ: đặc điểm là khi cổ tử cung mở là có mủ chảy ra .Thường có mủ
đặc, thối, chảy ra từ âm hộ, nhất là khi con vật nằm mủ chảy ra càng nhiều. Ở xung
quanh âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều mủ. Nếu lâu mủ khô và bết lại thành những
đám vẩy (Nguyễn Văn Hào, 2001).
Chẩn đoán
Việc khám bệnh nên bắt đầu bằng cách hỏi bệnh sử, đến khám lâm sàng, rồi kết
hợp với chụp X quang vùng bụng. Việc chuẩn đoán sẽ gặp khó khăn khi không biết

rõ lịch sử bệnh, dịch tiết từ âm đạo không phát hiện, hoặc có sự tiết dịch mà không
thấy hiện tượng nở lớn tử cung. Trong những trường hợp này thì cần thực hiện
những phương pháp khám đặc biệt như siêu âm, nội soi âm đạo, mổ ổ bụng. Cần
chuẩn đoán phân biệt với viêm âm đạo, và các trường hợp khác gây ra tiểu nhiều,
khát nước, có dịch tiết từ âm đạo với màu nho chín.
5


Phòng bệnh
Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay
thuốc tím nhất là trước khi phối giống.
Tay của các kỹ thuật viên hay các dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai,

đỡ đẻ hay can thiệp đẻ khó, mổ bắt con đều phải vô trùng.
Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và
thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1%.
Cho con vật ăn uống đủ chất, sạch sẽ, chuồng mát, vệ sinh.
Trị bệnh
Dung một trong các loại kháng sinh sau:
Penicillin 1000UI/kg/ngày tiêm bắp
Ampicillin 10.000UI/kg/ngày tiêm bắp
Kanamycin 10mg kg/ngày tiêm bắp
Điều trị liên tục trong thời gian 5-7 ngày.
(Vương Đức Chất et al, 2004)
2.2.3 Bệnh nhiễm trùng sau phẩu thuật

Đặc điểm
Con đực thiến, con cái thiến, phẫu thuậtdo ung bắt con, cắt đuôi, hay bị tổn
thương do các nguyên nhân khác…Do chủ nuôi không giữ vệ sinh tốt cho vật nuôi,
có thể xảy ra tình trạng bị nhiễm trùng sau giải phẩu.
Nguyên nhân
Do các loài như Staphylococcus, E.coli… chủ yếu gây ra nhiễm trùng sau phẩu
thuật.
Triệu chứng
Khi kiểm tra vết mổ có biểu hiện sưng, mưng mủ, có khi có mủ chảy ra, chổ vết
thương có vết bầm đen hay tím do máu ứ đọng lâu ngày.
Trường hợp nhẹ thì sau thời gian con vật có thể tự khỏi, trường hợp nặng làm
con vật lừ đừ, bỏ ăn, sốt… do tình trạng nhiễm trùng lâu ngày, vết thương rộng

(Nguyễn Văn Biện, 2001).
6


2.2.4 Bệnh trên da
Đặc điểm
Nguyên nhân của da bị bệnh là da bị tổn thương, vết trầy xước, cắn nhau…khi
da bị tổn thương không được vệ sinh thời gian lâu dài là điều kiện tốt cho sự xâm
nhập của vi khuẩn cơ hội như E.coli, Staphyhlococcus, Streptococcus…
Các bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra như: mò ăn lông, cái ghẻ, ve, rận, bọ
chét, mò demodex, hoặc do tổn thương da, sinh mủ trên da do các bệnh truyền
nhiễm… là điều kiện tốt cho nhiễm trùng kế phát, gây nhiễm trùng sinh mủ.

Nguyên nhân
Chủ yếu do E.coli, Staphylococcus, Streptococcus,… gây ra tình trạng nhiễm
trùng.
Triệu chứng
Vùng da đỏ, có mụn mủ, có vòng tròn hơi đỏ viền cứng và rụng lông ở giữa. Và
cuối cùng rất dễ nhầm với nấm da (ringworm) và một số bệnh da khác. Con vật có
biểu hiện ngứa lông toàn thân khô ráp, dễ gãy rụng, dày hoặc bong gàu.
Viêm da bề mặt: da biểu hiện nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước có dịch rỉ ra có mủ lẫn
máu, da sần sùi, viêm đỏ, lâu ngày vỡ ra, nhiễm nặng làm con vật lở loét lây lan
nhanh, lâu ngày chất dịch dính khô lại, con vật có mùi hôi tanh…(Nguyễn Văn
Biện, 2001).
2.3 Đặc điểm một số vi sinh vật gây bệnh

2.3.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)
Đặc điểm
Tụ cầu khuẩn là loại vi khuẩn sinh mủ điển hình, phân bố rộng rãi trong thiên
nhiên. Tụ cầu khuẩn gồm nhiều cầu khuẩn tạo thành hình giống như chùm nho,
Gram (+), không di động, không sinh nha bào, không có vỏ nhày.
Chia làm 3 loài : là Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis và
Staphylococcus saprophyticus.
Sức đề kháng
Tụ cầu khuẩn đề kháng kém với các tác nhân lý, hóa. Ở 700C tụ cầu khuẩn bị
tiêu diệt trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Đun sôi 1000C, tụ cầu khuẩn chết sau 1-2
phút.
7



Tụ cầu khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường, ở nơi khô
ráo tụ cầu khuẩn sống từ 4-5 tháng.
Tụ cầu khuẩn trong mủ có có khả năng đề kháng cao hơn, có thể sống trong mủ
khô nhiều tuần nên cần chú ý đối với vật dụng ở các bệnh xá (Lưu Hữu Mãnh,
2009).
Kỹ thuật nuôi cấy
Tụ cầu khuẩn hiếu khí không bắt buộc. Nhiệt độ thích hợp từ 320C -370C,
pH từ 7,2-7,6.
Trên môi trường nước thịt: sau khi cấy từ 12-24 giờ, nước thịt đục có màng.
Trên môi trường thạch: sau 24 giờ, tụ cầu khuẩn phát triển thành khuẩn lạc tròn,

đục, đường kính khoảng 2mm, có sinh sắc tố.
Staphylococcus citreus sinh sắc tố vàng xanh.
Staphylococcus aureus sinh sắc tố vàng cam, có độc lực.
Staphylococcus albus sắc tố màu trắng.
Trên môi trường thạch máu: Staphylococcus aureus làm dung huyết.
Trong huyết tương thỏ: Staphylococcus aureus làm đông huyết tương (Lưu Hữu
Mãnh, 2009).
Tính gây bệnh
+ Trong tự nhiên: ngựa dễ cảm nhiễm nhất, kế đến là chó, bò, gà, vịt có khả
năng đề kháng tự nhiên với tụ cầu khuẩn.Tụ cầu khuẩn làm nung mủ các vết
thương, nơi xây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng, tạo thành ổ mủ. Có trường hợp
tụ cầu khuẩn xâm nhập vào máu gây chứng huyết nhiễm mủ. Tụ cầu khuẩn gây

viêm vú ở bò sữa, viêm da có mủ ở chó, viêm tử cung ở chó.
Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Do sức đề kháng yếu hay do
sự nhiễm trùng trên da với vi khuẩn có độc lực mạnh gây hiện tượng sưng mủ trên
da hay niêm mạc, gây ung nhọt, viêm vú ở bò và cừu, nhiễm độc do độc tố nhiễm
độc ở người. Sự xâm nhập vi khuẩn vào nang lông gây hoại tử da.
Khả năng gây bệnh của Staphylococcus aureus là do sự phối hợp của các chất
ngoại bào (enzyme và độc tố). Vi khuẩn có thể gây hiện tượng nhiễm trùng máu và
có thể đưa đến các hiện tượng nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm thận cấp viêm

8



màng nảo, viêm khớp ở ngựa, viêm tuyến sữa ở bò trâu và người, viêm tủy xương
và các xoang trong cơ thể.
Tụ cầu khuẩn có thể theo đường máu gây ra mưng mủ ở nội tạng từ đó gây ra
bại huyết và nhiễm độc huyết.
Một số bệnh ở chó do Staphylococcus aureus gây ra là: viêm tử cung cấp tính,
bệnh tích mủ tử cung, viêm vú có nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng
quang, viêm mủ nếp gấp, viêm da mỏm (Nguyễn Văn Biện, 2001).
+ Trong phòng thí ngiệm: thỏ cảm nhiễm nhất
Tiêm vào tĩnh mạch thỏ canh trùng 38-48h làm cho thỏ chết, nếu là độc lực yếu
thì 1- 2 tuần mới chết vì chứng huyết nhiễm mủ, mổ khám thấy nhiều apxe nhất là ở
phủ tạng, thận, bắp thịt, xương, tủy, ở khớp xương, ở lách không có. Lấy mủ ở các
bệnh tích phân lập được vi khuẩn đơn thuần.

Nếu lấy tụ cầu khuẩn tiêm dưới da thì gây apxe cục bộ.
Các chất độc do tụ cầu khuẩn gây bệnh tiết ra:
- Nhân tố diệt bạch cầu (leucocidin):
Làm cho bạch cầu chết, không hoạt động không biến thành không bào, tan rã
thành hạt, mất tính di động, nhân bị phá hủy. Độc tố diệt bạch cầu giữ vai trò quan
trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu.
Độc tố bạch cầu thông qua lọc, ít chịu nhiệt hơn độc tố dung huyết, ở nhiệt độ
56 C- 580C đã bị phá hủy.
0

- Độc tố gây hoại tử da (dermonnecrotoxin) gây hoại tử, viêm da có mủ ở chó:
Chế bằng cách lọc canh trùng tụ cầu. Tiêm vào thỏ độc tố đã được pha loãng

qua 24h ở chổ tiêm phát sinh phản ứng hoại tử, chung quanh nóng và ứ máu.
- Độc tố gây chết (lethal toxin): làm chết thỏ
Nếu tiêm vào động vật cảm nhiễm nước lọc canh trùng tụ cầu thì sẽ sinh ra độc
tố làm chết con vật. Với lượng 0,1- 0,75 ml có thể làm chết con thỏ nặng 1kg. Sau
khi tiêm 15 ml, thỏ bị co giật rất mạnh, thở khó, mê man rồi chết, nếu độc tố không
mạnh lắm thì chuột sẽ chết sau 1 ngày.
- Độc tố dung huyết (haemolysin):
Là loại độc tố có thể làm tan hồng cầu thỏ, dê, và các động vật khác. Ở canh
trùng nước thịt sau 3- 4 ngày đã có nhiều độc tố, sau 7- 10 ngày thì độc tố lên đến
9



mức cao nhất. Độc tố dung giải có thể qua lọc, dung huyết tố không chịu được
nóng, bị tiêu diệt ở 650C sau 30 phút.
Khi cấy tụ cầu vào thạch máu có 5% máu cừu hoặc thỏ thì thấy tan huyết rõ
rệt. Để tủ ấm 370C sau 24 giờ thì thấy chung quanh khuẩn lạc có một vòng dung
huyết.
Dung huyết tố của tụ cầu là một kháng nguyên hoàn toàn nếu tiêm độc tố với
liều không làm chết động vật vào cơ thể thỏ hoặc động vật thì sản sinh một thứ
kháng độc tố đặc hiệu gọi là kháng dung giải tố của tụ cầu. Khi thí nghiêm thấy
kháng dung giải tố có thể trung hòa dung giải tố của tụ cầu (ứng dụng chuẩn độ
dung giải tố của tụ cầu).
Có 4 loại chính:
Dung huyết tố α gây dung giải hồng cầu thỏ ở 370C. Dung huyết tố này cũng

gây hoại tử da và gây chết. Đây là loại ngoại độc tố, bản chất là protein, bền với
nhiệt độ là một kháng nguyên hoàn toàn gây hình thành kháng thể kết tủa và kháng
thể trung hòa. Dưới tác dụng của formone và nhiệt độ nó biến thành giải độc tố có
thể dùng làm vaccine.
Dung huyết tố β gây ly giải hồng cầu cừu ở 40C dung huyết tố này kém độc
hơn dung huyết tố anpha.
Dung huyết tố δ gây dung giải hồng cầu người, cừu, thỏ, ngựa, và gây hoại tử
da.
Dung huyết tố б khác với các loại trên, loại này không tác động lên hồng cầu
ngựa.
Trong 4 loại trên thì dung huyết tố anpha là các đặc điểm cần thiết của các
chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh.

- Độc tố đường ruột (enterotoxin):
Độc tố ruột chỉ do một số tụ cầu tiết ra nó gây nên các bệnh đường tiêu hóa:
nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp.
Độc tố ruột có 4 loại trong đó có 2 loại đã biết.
+ Độc tố ruột A: tạo ra do một chủng phân lập trong quá trình nhiễm độc thức
ăn.
+ Độc tố ruột B: tạo ra do một chủng phân lập trong các bệnh nhân viêm ruột.
10


Độc tố ruột là những loại độc tố bền với nhiệt độ và không bị phá hủy bởi dịch
vị (Nguyễn Như Thanh et al, 1997).

- Men làm tan tơ huyết (fibrinolysin)
Đây là một loại men đặc trưng cho các chủng gây bệnh ở người. Muốn có loại
men này người ta phải nuôi lên vi khuẩn trong vài ngày sau khi vi khuẩn đã mọc.
Những chủng tụ cầu tiết ra men này phát triển trong cục máu, làm cục máu vở thành
những mảnh nhỏ, những mảnh này dời chổ và gây tắt mạch nhỏ hoặc gây mưng mủ,
đôi khi gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn di căn. Có thể dùng rượu hay axeton làm kết
tủa loại men này.
- Men làm đông huyết tương (coagulase)
Men này làm đông huyết tương của người và thỏ, nó có tác dụng lên globulin
trong huyết tương.
Men này là một protein bền vững với nhiệt độ có tính kháng nguyên yếu.
Coagulase là một yếu tố cần thiết của các chủng tụ cầu gây bệnh, nó gây nên

các huyết cục trong tĩnh mạch và gây nên nhiễm khuẩn huyết.
Ngoài ra còn có cogulase cố định, nó tác động trực tiếp lên Fibrinogen, chất
này gắng vào vi khuẩn tạo thành một loại vỏ xung quanh vi khuẩn giúp cho vi
khuẩn chống lại hiện tượng thực bào.
Lấy tụ cầu khuẩn trong canh trùng cho vào huyết tương thỏ hay người có
citrate natri trộn đều rồi để tủ ấm 24 giờ thì thấy huyết tương đông lại.
- Men hyaluronidase:
Men này có tác dụng thủy phân Acid hyarominic là chất cơ bản của mô liên
kết, giúp vi khuẩn lan tràn trong cơ thể.
Đặc tính sinh hóa
Tụ cầu khuẩn lên men đường glucose, lactose, levulose, mannose, saccharose…
Không lên men inulin, riffinose, salicin, galactose.

Catalase dương tính, enzyme này xúc tác gây phân giải H2O2 => O2 + H2O.
Catalase có ở tất cả các tụ cầu nhưng không có ở liên cầu khuẩn.
Coagulase có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã được
chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt Staphylococcus aureus
với tụ cầu khuẩn khác. Coagulase có ở tất cả các chủng Staphyloccus aureus. Hoạt
11


động của coagulase như Thrombokianase tạo thành một áo fibnogen trong huyết
tương.
Coagulase có hai loại: một loại tiết ra môi trường gọi là coagulase tự do và một
loại bám vào vách tế bào gọi là coagulase cố định. Chúng có tác dụng tạo ra các cục

máu đông xung quanh tế bào vi khuẩn. Do vậy Staphylococcus aureus tránh được
tác dụng của kháng thể và thực bào. Trong các mao mạch các cục máu đông này
gây viêm tắc mao mạch.
Các phản ứng khác: Indol âm tính, H2S âm tính, MR dương tính, hoàn nguyên
Nitrat thành Nitrit (Tô Minh Châu et al, 2001).
Vi khuẩn có thêm men phosphatase và desoxyribonuclease là enzyme phân giải
ADN.
* Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên Staphylococcus aureus là hỗn hợp của hơn 30 loại kháng
nguyên. Kháng nguyên bề mặt ở thành tế bào gồm: kháng nguyên thân chủ yếu gồm
hai loại là peptidoglican và protein A.
Peptidoglican là một polysaccharit của thành tế bào có tác dụng giữ cho thành tế

bào vững chắc đồng thời kích thích monocyte sản xuất Interleukin để lôi cuốn thực
bào thực hiện quá trình thực bào. Peptidoglican kích thích cả hai loại miễn dịch tế
bào và dịch thể.
Protein A là kháng nguyên đặc biệt có ở các chủng Staphylococcus aureus, 90%
protein A được tạo thành trong tế bào kết hợp với peptidoglican. Ở hầu hết các loài
động vật ptotein A kích thích tạo kháng thể kết hợp bổ thể.
Sở dĩ kháng nguyên này mang tên protein A là vì protein này gắn được phần Fc
của IgG, điều này dẫn tới làm mất tác dụng của IgG, chủ yếu làm mất đi opsonin
hóa (opsonisation) nên làm giảm thực bào. Sự gắn Fc của IgG cũng làm mất đi vị trí
để bổ thể gắn trên bề mặt và hoạt hóa theo đường thay đổi, làm giảm tác dụng bảo
vệ cơ thể. Những Staphylococcus aureus sản sinh ra rất nhiều protein A thì tác dụng
thực bào giảm đi rõ rệt (Lê Huy Chính, 2003).

Ngoài ra còn có acid teichoic là kháng nguyên ngưng kết chủ yếu của tụ cầu và
làm tăng tác dụng hoạt hóa của bổ thể. Đây còn là chất bám dính của tụ cầu vào
niêm mạc mũi. Acid này gắn vào polysaccharit vách tụ cầu. Đây là kháng nguyên
O.

12


Kháng nguyên Adherin (yếu tố bám): giống như nhiều loại vi khuẩn khác, tụ cầu
có protein bề mặt đặc hiệu, có tác dụng bám vào recepter đặc hiệu tế bào. Adherin
có thể là các protein: laminin, fibrionectin, collagen. Sự bám này có liên quan đến
sự định vị của tụ cầu khuẩn trên mô, sự xâm nhập và chống thực bào (Tô Minh

Châu et al, 2001).
Miễn dịch
Miễn dịch thu được đối với tụ cầu nói chung là thấp. Hàng rào tế bào tự nhiên,
trong đó tế bào thực bào đóng vai trò quan trọng nhất.
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có xảy ra với việc tiết ra các
lymphokin và hoạt hóa đại thực bào. Tuy vậy nhưng không làm tăng sự diệt khuẩn.
Miễn dịch dịch thể cũng xuất hiện để chống lại các yếu tố độc lực (độc tố và
enzyme). Nhưng nó không có vai trò, ý nghĩa bảo vệ vì tụ cầu ít tiếp xúc với kháng
thể hoặc tế bào sản xuất kháng thể. Do vi khuẩn này ẩn trú trong ổ apxe, trong các
cục Fibrin và trong các tế bào bạch cầu (Lê Huy Chính, 2003).
Thú nhiễm bệnh không có khả năng hình thành miễn dịch. Người ta thấy rằng
khi nhiễm lần thứ 2 có hiện tượng thực bào nhanh hơn. Một số loài gia súc có thể

hình thành Antitoxin trong sữa đầu (Trần Thị Bích Liên, 2001).
Như vậy miễn dịch tích cực chống nhiễm tụ cầu ít có vai trò bảo vệ.
2.3.2 Vi khuẩn E. coli
Đặc điểm
E. coli thường xuất hiện sớm ở người và động vật sơ sinh (sau khi sinh khoảng
2 giờ). Chúng thường ở ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non.
E. coli theo phân ra ngoài tồn tại trong đất và nước.
E. coli là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở người và gia súc.
E. coli là trực khuẩn hình gậy, ngắn. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng
riêng lẻ, có khi xếp thành chuỗi ngắn.
Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng có một số không
thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, bắt màu Gram (-).

Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli phức tạp, có đủ 3 loại kháng nguyên: O, H và
K.
13


- Kháng nguyên O: kháng nguyên thân, mỗi type vi khuẩn có một kháng
nguyên O riêng chúng có những yếu tố khác nhau ghi bằng số: I, II, III, IV, và có
gần 150 type kháng nguyên đơn khác.
- Kháng nguyên H: kháng nguyên lông, có khoảng 20 loại, kháng nguyên H
của E. coli chỉ có một pha biểu thị bằng số từ 1-20, ít có ý nghĩa trong chẩn đoán.
- Kháng nguyên K: kháng nguyên bề mặt hay vỏ bọc, chịu nhiệt kém, các

kháng nguyên này có tính ngưng kết chéo với kháng nguyên thân.Vì vậy khi thử
nghiệm cần phải đun sôi để loại bỏ kháng nguyên K. Trong kháng nguyên K có
nhiều loại L, A, B nên tạo nhiều type huyết thanh khác nhau. Phần lớn E. coli có
kháng nguyên K bao phủ kín kháng nguyên O nên khi còn sống, vi khuẩn này
không gây ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng.
+ Kháng nguyên L: ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O.
+ Kháng nguyên A: kháng huyết thanh trộn với E. coli có kháng nguyên A
gây hiện tượng phình vỏ, với nhiệt độ 1200C trong 2 giờ kháng nguyên A mới bị
phá hủy.
+ Kháng nguyên B: gồm nhiều thành phần B1, B2, B3, B4, B5. Kháng nguyên B
cũng ngăn không cho ngưng kết kháng nguyên O của vi khuẩn sống xảy ra, đun
1000C trong một giờ kháng nguyên này bị phá hủy một phần.

Căn cứ vào cấu tạo kháng nguyên O, E. coli được chia làm nhiều nhóm, căn cứ
vào tính chất kháng nguyên O, K, H của E. coli chia làm nhiều type, mỗi type được
ghi bằng số thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K và H.
Đặc tính sinh hóa
E. coli lên men sinh hơi các loại đường glucose, fructose, levulose, xylose,
rammoose, mannitol, lactose.
Có thể lên men hoặc không lên men các loại đường saccharose, rafinose, xalixin,
esculin, dunxit, glyxerol.
Không lên men dextrin, amidon, glycogen, inosit, anpha-metylglucosit (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
Tất cả E. coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi đó là đặc điểm quan
trọng mà người ta dựa vào đó để phân biệt E. coli và Salmonella. Tuy nhiên vẫn có

một vài chủng E. coli không lên men đường lactose.
Sữa: đông sau 24 – 72 giờ ở 370C.
14


Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng đông: không tan chảy.
H2S âm tính, VP âm tính, MR dương tính, Indol dương tính, hoàn nguyên Nitrat
thành Nitrit.
Sức đề kháng
E. coli không chịu được nhiệt độ cao, đun 550C chết trong 1 giờ, 600C trong 30
phút, đun sôi 1000C chết ngay.
Các chất sát trùng thông thường diệt được E. coli: acid phenic, biclorua thủy

ngân, formol, hydroperoxide 10/00 diệt vi khuẩn sau 5 phút.
Ở ngoài môi trường E. coli độc có thể tồn tại trong 4 tháng.
Đặc tính nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, là trực
khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 350C-400C,
thích hợp là 370C, pH 7,2-7,4.
Trong môi trường thạch thường sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn,
ướt, không trong suốt màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm. Nuôi lâu
khuẩn lạc có màu nâu nhạt, mọc rộng ra.
Trong môi trường nước thịt: phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro
nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, có mùi phân
thối.

Trong môi trường Mulle Kauffman, môi trường Malachit: E. coli không mọc.
Trong môi trường Endo: E. coli có khuẩn lạc màu đỏ.
Trong môi trường EMB có khuẩn lạc tím ánh kim.
Tính gây bệnh
Người ta phân biệt E. coli thành 2 loại: loại cơ hội và loại sinh độc tố đường ruột
(enterotoxin). Loại sinh độc tố đường ruột thường được phân biệt thành nhiều
serotype, một số serotype thường gây bệnh cho gia súc gia cầm.
Các vi khuẩn này có thể tạo ra 2 loại độc tố: loại độc tố bền vững với nhiệt và
loại độc tố dễ bị nhiệt phá hủy. Độc tố dễ bị nhiệt phá hủy kích thích men
adenylcyclase làm biến đổi ATP thành AMP. Độc tố bền vững với nhiệt làm tăng sự
tiết ion Cl- và ức chế sự hấp thu Na+ gây mất nước.


15


E. coli có sẵn trong ruột của con vật, nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của
con vật giảm sút (do chăm sóc nuôi dưỡng hoặc thời tiết thay đổi).
Bệnh do E. coli có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế phát trên cơ sở
thiếu vitamin hoặc một bệnh virus hoặc kí sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2-8 ngày.
Đường xâm nhiễm
E. coli còn gọi là vi khuẩn cơ hội do chúng co sẵn trong cơ thể người và động
vật nhưng chỉ khi sức đề kháng của con vật giảm sút đi , chăm sóc quản lý kém vi
khuẩn mới gây bệnh. Hầu hết các trường hợp viêm tử cung điều có sự hiện diện của

vi sinh vật cơ hội thường xuyên có mặt trong âm hộ. Lợi dụng lúc chó sinh sản tử
cung, âm đạo tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập đường sinh dục
gây viêm tử cung (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Chẩn đoán huyết thanh học
Dung bệnh phẩm cấy lên môi trường phân lập, quan sát hình thái trên tiêu
bản, làm các phản ứng huyết thanh ngưng kết và phản ứng sinh hóa, sau đó thử độc
lực trên động vật thí nghiệm.
2.4 Thuốc sử dụng điều trị
2.4.1 Thuốc Cequin 250
Đặc điểm
Cequin 25 có chứa cefquinome (sulfate), là kháng sinh thế hệ mới thuộc nhóm
cefalosporin thế hệ thứ 4 thâm nhập tốt vào màng tế bào và có tính bền với betalactamase. So với các cefquinome thế hệ trước, cefquinome không bị thủy phân bởi

cephalosporinase mã hóa gen của Amp-type C hoặc bởi plasmid trung gian
cephalosporinase của một số loài vi khuẩn đường ruột.
Tuy nhiên, một số Beta-lactamase mở rộng phổ (Extened Spectrum BetaLactamse - ESBL) có thể thủy phân cefquinome và các cephalosporine của các thế
hệ khác. Khả năng phát triển chủng đề kháng với Cefquinome tương đối thấp. Mức
đề kháng cao với cefquinome cần phải có sự trùng hợp của hai biến chủng, thí dụ sự
tăng sản của beta-lactamse đặc biệt cũng như giảm tính thấm của màng.
Cơ chế tác động
Cefquinome có tính diệt khuẩn chống lại những vi khuẩn nhạy cảm và hoạt
động bằng cách ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
16



Cefquinome ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách khóa các
enzyme transpeptidase và carboxypeptidase. Điều quan trọng là chúng phải thẩm
thấu qua lớp vỏ ngoài để kết dính với những protid chuyên biệt ở màng trong tế bào
vi khuẩn rồi từ đó mới phát huy tác dụng. Kết quả làm khiếm khuyết hàng rào bảo
vệ và làm mất đi tính thẩm lọc ổn định của màng tế bào.
Phổ kháng khuẩn: Cefquinome có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên nhiều
vi khuẩn Gram (+), Gram (-) như: Escherichia coli, Citrobacter spp., Klebsiella
spp., Mannheimia haemolytica, Pasteurella multocida, Proteus spp., Salmonella
spp., Serratia marcescens., Haemophilus somnus, Arcanobacterium pyogenes,
Bacillus spp., Corynebacterium spp., Staphylococoous spp., Streptococcus spp.,
Bacterroides spp., Clostridium spp., Fusobacterium spp., Prevotella spp.,
Actinobacillus spp., và Erysipelothrix rhusiopathiae.

+ Trâu bò bê ngé:
Các bệnh đường hô hấp như tụ huyết trùng, viêm phổi, nhiễm trùng máu gây ra
do Pasteurella multocida và Mannheimia haemolytica.
Viêm da móng, hoại tử gót móng, thối móng.
Viêm vú cấp tính do E. coli với các triệu trứng toàn thân.
Nhiễm trùng huyết do E. coli trên bê, nghé.
+ Heo:
Các bệnh trên phổi và đường hô hấp như tụ huyết trùng do Pasteurella
multocida, viêm phổi-màng phổi do Actinobacillus pleuopneumoniae, viêm phổi do
Streptococcus spp, bệnh Glasser do Haemophilus parasuis.
Hội chứng MMA so các vi khuẩn Streptococcus suis spp., Staphylococcus spp.,
E. coli

Heo con: Viêm màng não do Streptococcus suis, viêm khớp, viêm da.
Chó mèo:
Các viêm nhiễm do các loài vi khuẩn Staphylococcus, E. coli…nhạy cảm với
Cefquinome.
Chỉ định
Trâu, bò, dê, cừu: Tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú, thối
móng.
17


×