MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài – đặt vấn đề: ...................................................................... 4
1.1 Tính cấp thiết:.................................................................................................................................... 4
1.2 Đặt vấn đề: ......................................................................................................................................... 5
2. Đối tƣợng nghiên cứu: ..................................................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................................ 5
3.1 Mục tiêu tổng quát: ........................................................................................................................ 5
3.2 Mục tiêu cụ thể:................................................................................................................................ 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 5
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: .................................................................................. 6
5.1 Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................................... 6
5.2 Giới hạn nghiên cứu: ...................................................................................................................... 6
6. Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................................... 6
7. Giải thích từ ngữ: ................................................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHỐ CHUYÊN DOANH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN PHỐ CHUYÊN DOANH KHU VỰC CHỢ LỚN
............................................................................................................................................................. 8
1. Khái quát chung về phố chuyên doanh: ................................................................... 8
1.1 Nhận diện phố chuyên doanh:..................................................................................................... 8
1.1.1 Lịch sử phát triển: .................................................................................................................. 8
1.1.2 Nhận diện phố chuyên doanh: ....................................................................................... 10
1.2 Các hình thức tổ chức phố chuyên doanh: ............................................................................ 11
1.2.1 Dãy phố chuyên doanh: .................................................................................................... 11
1.2.2 Chợ chuyên doanh: ............................................................................................................. 11
1.2.3 Thƣơng xá: ............................................................................................................................. 12
1.3 Vai trò của phố chuyên doanh: .................................................................................................. 12
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
1
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
1.4 Yếu tố tác động đến sự phát triển của phố chuyên doanh:.............................................. 12
1.4.1 Vị trí: ......................................................................................................................................... 12
1.4.2 Nhu cầu: .................................................................................................................................. 13
1.4.3 Hoạt động: ............................................................................................................................. 14
1.5 Đặc tính của phố chuyên doanh: .............................................................................................. 15
1.5.1 Tính cộng đồng: ................................................................................................................... 15
1.5.2 Tính đa dạng: ........................................................................................................................ 15
1.5.3 Tính tƣơng hỗ: ...................................................................................................................... 15
1.6 Phố chuyên doanh mang đặc tính tương hỗ: ....................................................................... 16
1.6.1 Bản chất: ................................................................................................................................. 16
1.6.2 Biểu hiện: ................................................................................................................................ 16
2. Quá trình phát triển phố chuyên doanh khu vực Chợ Lớn: ............................ 17
2.1 Bối cảnh chung:............................................................................................................................... 17
2.1.1 Vị trí: ......................................................................................................................................... 17
2.1.2 Điều kiện tự nhiên: .............................................................................................................. 17
2.1.3 Điều kiện KT-XH: .................................................................................................................. 18
2.2 Hiện trạng phát triển phố chuyên doanh khu vực Chợ Lớn:............................................ 21
2.2.1 Hoạt động kinh doanh - buôn bán:.............................................................................. 21
2.2.2 Tổ chức không gian: ........................................................................................................... 25
2.2.3 Các đồ án đã nghiên cứu:................................................................................................. 27
2.3 Đánh giá chung: ............................................................................................................................. 29
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ
CHUYÊN DOANH
........................................................................................................................................................... 31
1. Cơ sở pháp lý: .................................................................................................................... 31
2. Cơ sở lý luận: ...................................................................................................................... 31
2.1 Lý luận hình ảnh đô thị: ............................................................................................................... 31
2.2 Nguyên tắc tổ chức không gian: ............................................................................................... 32
2.2.1 Khung kết nối: ...................................................................................................................... 32
2.2.2 Khu vực đặc trƣng: .............................................................................................................. 32
2.2.3 Khu vực cộng đồng: ........................................................................................................... 32
2.3 Nguyên tắc tổ chức hoạt động: ................................................................................................. 32
3. Cở sở thực tiễn: ................................................................................................................. 33
3.1 Chợ hương liệu: (The Spice (Egyptian) Bazaar, Istanbul) .................................................. 33
3.1.1 Giới thiệu chung: ................................................................................................................. 33
3.1.2 Đặc trƣng:............................................................................................................................... 33
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
2
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
3.1.3 Tổ chức không gian và hoạt động: ............................................................................... 34
3.2 Chợ dược thảo: (Gyeongdong Herbal Medicine market) ................................................... 35
3.2.1 Giới thiệu chung: ................................................................................................................. 35
3.2.2 Đặc trƣng:............................................................................................................................... 35
3.2.3 Tổ chức không gian và hoạt động: ............................................................................... 35
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH PHỐ CHUYÊN DOANH MANG ĐẶC
TÍNH TƢƠNG HỖ CHO KHU VỰC CHỢ LỚN.
........................................................................................................................................................... 37
1. Tầm nhìn: ............................................................................................................................. 37
2. Nguyên tắc tổ chức không gian mang đặc tính tƣơng hỗ: ............................ 37
2.1 Khung kết nối: ................................................................................................................................. 37
2.2 Không gian đặc trưng – các dãy phố chuyên doanh: ......................................................... 37
2.3 Không gian cộng đồng: ................................................................................................................ 38
3. Đề xuất kịch bản phát triển: ......................................................................................... 40
3.1 Kịch bản A:........................................................................................................................................ 40
3.2 Kịch bản B: ........................................................................................................................................ 41
3.3 Phân tích và lựa chọn kịch bản: ................................................................................................ 43
4. Giải pháp tổ chức không gian phố chuyên doanh mang đặc tính tƣơng
hỗ khu vực Chợ Lớn: ............................................................................................................ 44
4.1 Khu vực 1: ......................................................................................................................................... 44
4.2 Khu vực 2: ......................................................................................................................................... 45
4.3 Khu vực 3: ......................................................................................................................................... 46
4.4 Khu vực 4: ......................................................................................................................................... 47
5. Giải pháp tổ chức hoạt động phố chuyên doanh mang đặc tính tƣơng hỗ
khu vực Chợ Lớn:................................................................................................................... 49
5.1 Hoat động trong ngày: ................................................................................................................. 50
5.2 Hoạt động theo mùa: .................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 52
1. Kết luận:................................................................................................................................ 52
2. Kiến nghị: ............................................................................................................................. 53
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 57
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
3
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài – đặt vấn đề:
1.1 Tính cấp thiết:
“Sài Gòn không có những con phố mang thương hiệu rạch ròi như “Hà Nội ba mươi
sáu phố phường”, nhưng dạo quanh các con đường thánh phố Hồ Chí Minh hôm nay, rất dễ
nhận ra những khu vực buôn bán chuyên biệt một loại hàng hóa dịch vụ nào đó” (1), sự hình
thành và phát triển của phố chuyên doanh gắn liền với lịch sử thành phố. Từ chợ gạo với
những dãy phố đơn sơ của ngày đầu hình thành, phố chuyên doanh đã phát triển thành
một mạng lƣới rộng khắp trong thành phố, với sự đa dạng trong hình thức và các mặt
hàng kinh doanh.
Ngày nay, phố chuyên doanh đƣợc xem là một hình thức trung tâm giao lƣu hàng
hóa , đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thƣơng mai – dịch vụ của TP.HCM. Không
gian trao đổi, buôn bán trong các phố chuyên doanh với nét đặc trƣng riêng, dần trở
thành “hình ảnh”, cùng với đó lối buôn bán, sinh hoạt theo kiểu “buôn có bạn, bán có
phƣờng” dƣới hình thức phố chuyên doanh, đã trở thành một nét đặc trƣng văn hóa của
thành phố. Trong đó, khu vực Chợ Lớn, một khu vực lịch sử, một trung tâm thƣơng mại –
dịch vụ quan trong của thành phố, là nơi tập trung đông nhất, tiêu biểu nhất của phố
chuyên doanh và cũng là nơi những đặc trƣng về văn hóa, cộng đồng đƣợc thể hiện một
cách mạnh mẽ nhất, đậm đặc nhất. Tất cả đã tạo nên một phố chợ chuyên doanh của
riêng khu vực này.
Tuy nhiên, trong sự phát triển chung của thành phố, sức hấp dẫn đầu tƣ của khu
vực Chợ Lớn, một câu hỏi đặt ra rằng “liệu các khu chợ truyền thống, phố chuyên doanh
có cạnh tranh nổi với các cửa hàng tiện ích, hệ thống siêu thị, trung tâm thƣơng mại hay
không?” Ở một số nơi trong khu vực những dãy phố chuyên doanh đã nhƣờng chổ cho
các công trình thƣơng mại hiện đại, cao tầng. Các công trình xây dựng mới tự phát của
ngƣời dân đƣợc xây chen và lấn dần từng mảng lớn vào giữa khu lõi trung tâm giữa các
khu phố chuyên doanh, các công trình lịch sử gây nên sự phân mảnh không gian trong
khu vực. Cùng với đó, những phƣơng thức kinh doanh mới, công nghiệp và thực dụng hơn
phần nào đã làm lấn át lối làm ăn, buôn bán đặc trƣng “buôn có bạn, bán có phƣờng”, dần
làm mất đi không gian sinh hoạt, mua bán và những nét đặc trƣng của phố chuyên doanh,
gây nên sự xói mòn văn hóa trong khu vực này.
(1) Thoại Diễm, Buôn có bạn bán có phường – Dấu ấn văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
4
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
1.2 Đặt vấn đề:
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, câu hỏi đƣợc đặt ra là làm thế nào để vừa đảm
bảo tổ chức và phát triển phố chuyên doanh phù hợp với bối cảnh địa phƣơng, vừa giữ gìn
và phát huy những giá trị vốn có của nó trong quá trình phát triển chung của khu vực.
Do đó, những mục tiêu và giải pháp đƣa ra trong đề tài nghiên cứu “Mô hình tổ
chức không gian cho phố chuyên doanh (Áp dụng cho khu vực Chợ Lớn, thuộc một phần
phƣờng 10, 11, 12, 13, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh)” cần phải nhắm đến giải quyết
những vấn đề sau:
- Làm thế nào để khai thác và liên kết những thế mạnh từ phố chuyên doanh cho sự
phát triển thuận lợi và có hiệu quả, dƣới sự hỗ trợ hợp lý từ mô hình tổ chức không gian.
- Giải quyết vấn đề khai thác và thúc đẩy sự phát triển của hình thức kinh doanh và
không gian buôn bán đặc trƣng của khu vực này.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Không gian các khu phố chuyên doanh.
- Mô hình tổ chức kinh doanh của phố chuyên doanh.
- Các hoạt động mang tính liên kết (bao gồm các hoạt động kinh doanh và các hoạt
động văn hóa, xã hội liên quan: sinh hoạt cộng đồng, tập quán mua sắm, tỗ chức lễ hội…).
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu tổng quát:
- Tìm ra mô hình tổ chức phố chuyên doanh hợp lý trong đó nhấn mạnh tính tƣơng
hỗ, để định hƣớng phát triển cho khu vực.
- Tìm ra giải pháp hiệu quả cho việc tổ chức và khai thác các hoạt động của phố
chuyên doanh trong khu vực.
3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tổ chức không gian phù hợp cho mỗi khu phố chuyên doanh mang đặc tính tƣơng
hỗ trong khu vực nghiên cứu.
- Tổ chức các không gian mở và sinh hoạt cộng đồng, liên kết mạng lƣới phố chuyên
doanh trong khu vực
- Xây dựng kịch bản tổ chức và kết hợp các hoạt động cho mỗi phố chuyên doanh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Quá trình thu thập thông tin: Sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thống kế, thu
thập dữ liệu thực tế, bên cạnh đó tiến hành quan sát, chụp ảnh, điều tra, bản đồ trên cả hai
phƣơng diện định tính và định lƣợng. Thông qua đó tổng hợp và phân loại các thông tin
cần thiết để xử lý.
- Quá trình xử lý thông tin: Mô hình hóa các dữ liệu thông tin đã đƣợc tổng hợp bằng
bản đồ, sơ đồ để đƣa ra nhận xét, đánh giá các thông tin. Dùng phƣơng pháp SWOT để
đánh giá chi tiết hơn và chuyên sâu hơn, tìm ra các vấn đề và cơ sở cho các kịch bản phát
triển và đƣa ra mục tiêu cho phƣơng án thiết kế.
- Quá trình đánh giá thông tin: Dùng phƣơng pháp SMART để đánh giá phƣơng án và
lựa chọn kịch bản tối ƣu. Qua đó có thể xây dựng giải pháp tối ƣu và cụ thể cho các mục
tiêu thiết kế.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
5
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
5.1 Phạm vi nghiên cứu:
- Mô hình phố chuyên doanh là một khái niệm khá rộng. Ở đó bao gồm mô hình
hoạt động kinh doanh, buôn bán: từ phƣơng thức vận hành, sản xuất, phân phối đến thị
trƣờng, trao đổi, tiêu dùng; mô hình tổ chức kinh doanh: địa điểm, không gian kinh doanh.
Phố chuyên doanh cũng không chỉ là các hoạt động kinh doanh thuần túy mà còn là cung
cách trao đổi, buôn bán, đặc trƣng văn hóa của khu vực.
- Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tập trung vào một phần của mô
hình phố chuyên doanh, đó là nghiên cứu về tổ chức không gian phố chuyên doanh, cùng
với các hoạt động kinh doanh, buôn bán, nhằm đƣa ra giải pháp tổ chức không gian để
giải quyết các vấn đề và hƣớng đến mục tiêu một cách tối ƣu nhất cho khu vực nghiên
cứu.
5.2 Giới hạn nghiên cứu:
- Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế đô thị, trong đó chú trọng về giải
pháp tổ chức không gian cho các hoạt động thƣơng mại – dịch vụ và cộng đồng.
Nội dung nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội chỉ giới nghiên cứu tập trung vào nguồn
gốc và đặc trƣng phƣơng thức kinh doanh, để luận giải về cách thức tổ chức không gian
phố chuyên doanh.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Không gian phố ngƣời Hoa khu vực Chợ Lớn, thuộc
một phần phƣờng 10, 11, 13, 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Từ khi xuất hiện phố chuyên doanh đầu tiên tại khu
vực nghiên cứu (1750) đến thời điểm hiện tại.
6. Quy trình nghiên cứu:
Sơ đồ quy trình nghiên cứu
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
6
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
7. Giải thích từ ngữ:
- Chợ đầu mối:
Chợ đầu mối là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lƣợng hàng hóa lớn từ các
nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân
phối tới các chợ và các kênh lƣu thông khác. (Theo Nghị định của Chính phủ số
02/2003/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ).
Chợ đầu mối là một loại hình của “Trung tâm giao lƣu hàng hóa”, là khu vực chuyên
doanh bán buôn của các nhà sản xuất, cung cấp lớn các mặt hàng vật tƣ, thiết bị nhập
khẩu (sắt thép, xăng dầu, vải sợi, điện tử, điện máy…) tuỳ theo tính chất hàng hóa trung
tâm đƣợc hình thành và xây dựng tại các đầu mối giao thông (cảng, ga, cửa ngõ vào thành
phố). (Theo bài giảng môn Hệ thống công trình công cộng phục vụ đô thị, trường Đại học
Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh).
- Chợ chuyên doanh: là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số
ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng. (Theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 02/2003/ NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính
phủ về phát triển và quản lý chợ).
- Phố chuyên doanh: là một loại hình của “Trung tâm bán lẻ chuyên doanh”, là khu
vực bán lẻ của các nhà buôn, các hợp tác xã mua bán hoặc các doanh nghiệp quốc doanh
hoặc liên doanh… Nơi đây tập trung các cửa hàng bán lẻ theo từng loại nhóm hàng. Có
thể là các cửa hàng chuyên doanh, loại hình này thƣờng thu hút khách hàng có chủ định
về một loại hàng nào đó. Ngƣời mua sẽ có sự lựa chọn phong phú thể loại về một ngành
hàng, an tâm về chất lƣợng và giá cả. (Theo bài giảng môn Hệ thống công trình công cộng
phục vụ đô thị, trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh).
- Tương hỗ: là sự tác động qua lại lẫn nhau. (Theo Từ điển Tiếng Việt).
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
7
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ PHỐ CHUYÊN DOANH VÀ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHỐ CHUYÊN DOANH KHU VỰC CHỢ LỚN
1. Khái quát chung về phố chuyên doanh:
1.1 Nhận diện phố chuyên doanh:
1.1.1 Lịch sử phát triển:
Quá trình hình thành và phát triển phố chuyên doanh có sự gắn bó chặt chẽ với
nhà phố. Nhà phố với sự xuất hiện cách sống kết hợp giữa không gian ở và không gian
kinh doanh và từ đó, theo tính chất buôn bán phƣờng hội đã hình thành nên các dãy phố
chuyên doanh.
Nhà phố:
Theo nghiên cứu của PSG.TS.Nguyễn Minh Hòa thì loại hình nhà phố xuất hiện
vào khoảng TK XV-XVI, vào giai đoạn nông nghiệp chuyển đổi, bắt đầu xuất hiện sự trao
đổi hàng hóa, kéo theo đó là sự xuất hiện của tầng lớp thƣơng nhân – tạo ra yếu tố “thị”.
Hình thức nhà ở mặt phố này xuất hiện nhƣ một điều tất yếu nhằm đáp ứng
nhu cầu mua bán, kinh doanh của tầng lớp này. Để làm rõ vấn đề, cần xem xét loại hình
nhà phố này ở hai khía cạnh sau:
Về cấu trúc:
Đây là loại nhà hẹp chiều ngang, thƣờng từ 2- 4 mét và chiều dài từ 14 – 18 mét
trở lên. Trƣớc đây chủ yếu là nhà trệt về sau, nhờ sự xuất hiện của vật liệu xây dựng mới,
loại nhà nhà đƣợc cải tiến hơn, có thể nâng thêm đƣợc nhiều tầng.
Loại hình nhà này không có sân trƣớc, tiếp xúc với đƣờng phố thông qua
khoảng vỉa hè nhỏ phía trƣớc. Vì cấu trúc nhà hẹp theo chiều ngang nên các căn nhà
thƣờng đƣợc xây dựng sát liền nhau (có thể sử dụng chung vách tƣờng) hợp thành một
khối kéo dài, “tạo nên một dãy nhà phố dài mút tầm mắt”.
Về chức năng:
Loại hình nhà phố này có hai chức năng cơ bản nhất, bên cạnh chức năng ở thì
nhà còn có chức năng kinh doanh, buôn bán. Tùy theo số lƣợng nhân khẩu, quan niệm về
thẩm mỹ hay hình thể miếng đất có khác nhau, nhƣng hai không gian không thể thiếu
đƣợc trong nhà phố là nơi ở và nơi bán hàng. Ngôi nhà có thể chia thành 5 ngăn (bán
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
8
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
hàng, tiếp khách, thƣ giãn, sinh hoạt và khu phụ) hoặc 3 ngăn (bán hàng, ở và khu phụ),
thậm chí đối với những ngôi nhà có diện tích quá nhỏ thì có thể sử dụng chung một
không gian, nhƣng vẫn đảm bảo hai chức năng ở và buôn bán.
Phần buôn bán bao giờ cũng đƣợc bố trí sát ngay mặt đƣờng để đảm bảo
thuận lợi cho giao dịch hàng hóa, kế tiếp là không gian sinh hoạt (có thể có sân trong) và
cuối cùng là nơi sản xuất hoặc kho hàng. Tuy nhiên, ngày nay một số nhà sử dụng hết tầng
trệt để làm nơi kinh doanh, buôn bán, các chức năng khác đƣợc chuyển lên tầng trên.
Tựu trung, với cấu trúc và chức năng ƣu tiên phục vụ cho việc kinh doanh, buôn
bán, có thể thấy răng loại hình nhà phố này là nhân tố quan trọng cho việc hình thành các
phố chuyên doanh.
Phố chuyên doanh:
Khi tiến trình bổ sung yếu tố “thị” vào “thành” và “phố” để tạo ra “thành thị”,
“phố thị”, các dãy nhà mặt phố đƣợc hình thành rõ nét hơn với chức năng buôn bán kế
tiếp nhau. Điểm đặc biệt ở các dãy phố này là thƣờng kinh doanh một mặt hàng hoặc một
vài mặt hàng có tình chất tƣơng đối giống nhau. Điều này có thể lý giải theo hai hƣớng:
“Cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một làng quê, do những
lý do khác nhau, họ đã tách ra làm một bộ phận vào thành thị làm ăn, dựng nhà trên cùng
một dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngoài bán hàng” (2). Khi còn ở làng quê, những
ngƣời sản xuất chung nhau tạo ra một loại sản phẩm, đƣợc gọi là “làng nghề”. Khi chuyển
vào thành thị, những ngƣời cùng một làng nghề (thƣờng có quan hệ anh em, bà con họ
hàng) có xu hƣớng cụm lại với nhau. Họ thƣờng chọn những nơi thuận tiện cho việc kinh
doanh nhƣ gần đƣờng lớn, ngã ba, ngã tƣ, ven sông, ven kênh là những nơi có nhiều
ngƣời qua lại để dễ dàng chào bán hàng hóa. Bên cạnh việc sản xuất, việc bán hàng, phân
phối và tiêu thụ sản phẩm đƣợc quan tâm hơn. “Dần dần, sự dịch chuyển này đã tạo nên
các dãy phố chuyên doanh tập trung buôn bán các mặt hàng cùng loại, là sản phẩm từ các
làng nghề và có sự gắn bó chặt chẽ với nhau theo gia đình, dòng họ, làng mạc” (3).
Bên cạnh đó, sự hình thành của phố chuyên doanh còn đƣợc gắn liền với các
chợ đầu mối, chợ bán sỉ. Bộ phận những ngƣời nhập cƣ vào thành thị để tìm kiếm việc
làm, đã nhận thấy các vùng sản xuất hàng hóa từ các vùng quê, đã nhanh chóng chiếm
lĩnh thị trƣờng, lập nên các khu vực giao dịch hàng hóa. Họ thu gom hàng hóa từ các vùng
sản xuất, vận chuyển lên thành thị để phân phối, dần dần đã lập nên các chợ đầu mối, chợ
bán sỉ. Tuy nhiên với sự đa dạng của chủng loại hàng hóa và nhu cầu của ngƣời mua ngày
càng lớn, đã hình thành nên các dãy phố để giao dịch, chào bán các loại hàng hóa đƣợc
nhanh chóng và thuận tiện hơn. Mỗi dãy phố buôn bán một loại hàng hóa khác nhau, mỗi
gian hàng lại chuyên một mặt hàng chủng loại khác nhau. “Ban đầu là những lều quán
tạm, sau được xây dựng bền chắc hơn với kiểu nhà phố bên ngoài buôn bán, bên trong ở, từ
đó hình thành nên các phố chuyên doanh, gắn bó chặt chẽ với các chợ đầu mối, chợ bán sỉ,
thuận tiện cho việc phân phối hàng hóa” (4).
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, phố chuyên doanh đƣợc hình thành nên từ hai điều
kiện khác nhau: phố chuyên doanh gắn bó hữu cơ với các làng nghề theo gia đình, dòng
(2), (3), (4) Nguyễn Minh Hòa, Phố chuyên doanh ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,
2007, trang 34, 35.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
9
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
họ với chức năng chính là sản xuất và buôn bán hàng hóa và phố chuyên doanh gắn bó
chặt chẽ với các chợ đấu mối bán sỉ với chức năng chính là giao dịch, buôn bán hàng hóa.
Từ những điều kiện khác nhau, phố chuyên doanh đƣợc hình thành mang
những đặc điểm khác nhau, tùy theo từng vùng miền và những quốc gia khác nhau. Ngày
nay, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, phố chuyên doanh có thể mang những hình
thức mới hơn, tuy nhiên có thể nhận diện đƣợc phố chuyên doanh dựa vào những đặc
điểm cơ bản sau.
1.1.2 Nhận diện phố chuyên doanh:
Hàng hóa và phương thức buôn bán:
Đặc điểm quan trọng nhất của phố chuyên doanh là hàng hóa ở đây đƣợc bày
bán tập trung và khá thuần chủng, thƣờng duy nhất chỉ có một loại hàng nhƣ vải, áo cƣới,
hoa tƣơi… nhƣng cũng có thể là một nhóm có nhiều loại hàng nhƣng cùng chủng loại và
có cùng công năng, chẳng hạn nhƣ vật liệu xây dựng bao gồm gạch men trang trí, ốp
tƣờng; kính, thiết bị vệ sinh, nhà bếp; gỗ lót sàn…phục vụ cho việc xây dựng.
Chính yếu tố mật độ tập trung cao với hàng hóa đƣợc bày bán trực tiếp của các
phố chuyên doanh đã tạo ra ấn tƣợng mạnh cho ngƣời đi ngang qua và khi có nhu cầu
mua một mặt hàng nào đó, có thể nghĩ ngay đến địa danh đó, hoặc có thể dễ dàng mách
bảo nhau mà không cần phải tốn thời gian tra cứu.
Một đặc điểm cần ghi nhận là phố chuyên doanh đƣợc nhận diện ở phƣơng
thức buôn bán đặc trƣng, chủ yếu là bán sỉ các mặt hàng, gắn bó chặt chẽ với ngƣời sản
xuất và các đại lý phân phối hàng hóa bán lẻ. Đặc biệt, có sự hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau giữa
các tiểu thƣơng trong các khu phố chuyên doanh.
Ngoài ra, còn có thể thấy rõ sự phân công lao động một cách rạch ròi ở các khu
phố chuyên doanh. Bao gồm ngƣời chuyên sản xuất, ngƣời trực tiếp giao dịch hàng hóa,
ngƣời khuâng vác và vận chuyển hàng hóa…tất cả hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng tạo
thành hình ảnh đặc trƣng cho các phố chuyên doanh.
Hình thức tổ chức cụm không gian:
Hình thức tổ chức cụm không gian ở các phố chuyên doanh gắn liền với yếu tố
cộng đồng của khu vực, có thể đƣợc nhận biết thông qua một số đặc điểm sau:
Phố chuyên doanh gắn liền với các không gian sinh hoạt cộng đồng, cụ thể
hơn đó có thể là các hội quán, nhà thờ tổ nghề, đình, chùa… đa dạng trong các hình thức
tổ chức. Các công trình trên có thể nằm ở vị trí trung tâm của các dãy phố chuyên doanh.
Từ vị trí này có thể bao quát hết các hoạt động của dãy phố chuyên doanh, điều này mang
nhiều ý nghĩa tinh thần và tâm linh đối với những ngƣời kinh doanh, buôn bán. Vị trí này
thuận lợi cho các hoạt động cộng đồng, tạo thành một không gian gần gũi, thân thiện hơn
cho khu vực.
Cũng ở vị trí này, còn có các chợ đầu mối bán sỉ, gắn với các dãy phố chuyên
doanh. Các chợ đầu mối ngày nay không còn đơn thuần là không gian thƣơng mại đơn
thuần, mà ở đó còn có cả sự trao đồi, trò chuyện, gặp giữa các tiểu thƣơng, ngƣời mua
hàng…hợp với các phố chuyên doanh thành một cụm không gian buôn bán, sinh hoạt rất
đặc trƣng.
Bên cạnh đó, các công trình sinh hoạt tâm linh, cộng đồng còn có thể nằm ở
vị trí khởi đầu hoặc kết thúc của một dãy phố chuyên doanh. Vị trí này mang nhiều ý nghĩa
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
10
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
về xác lập không gian, từ vị trí này đánh dấu sự xuất hiện của các dãy phố chuyên doanh.
Ở đó có các hình ảnh, dấu hiệu giới thiệu về những đặc trƣng của dãy phố chuyên doanh
sắp đến hay mang một hình ảnh tổng kết cho một một dãy phố đi qua. Nói chung, dù ở vị
trí nào, nó vẫn mang một dấu hiệu để nhận biết các dãy phố chuyên doanh.
Hình thức tổ chức cụm không gian đơn giản nhất đó là các dãy phố chuyên
doanh đơn thuần, ở đây chủ yếu chỉ là các hoạt động kinh doanh, mua bán các mặt hàng
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng vào một số thời điểm nhất định, thƣờng thì những dãy
phố này chỉ chiếm một đoạn phố nhỏ.
Hình thức kiến trúc cảnh quan:
Không gian vỉa hè: Thông qua đặc điểm hàng hóa và phƣơng thức buôn bán,
phố chuyên doanh đƣợc tổ chức thông qua các dãy phố thƣơng mại liên tiếp nhau, với
mật độ tập trung cao. Các dãy phố với vỉa hè nhỏ, kéo dài đƣợc các hộ dân sử dụng
chung, phân chia thành các không gian để bày trí các loại hàng hóa khác nhau. Chính cách
bày trí hàng hóa này đã làm khoảng cách giữa nhà ở - hàng hóa – ngƣời mua hàng lại
càng đƣợc thu hẹp và vỉa hè đã trở thành nơi giao dịch hàng hóa của mọi hộ kinh doanh.
Kiến trúc và mặt đứng phố: nhà phố là hình thức đặc trƣng cho phố chuyên
doanh. Bên cạnh hình thức mặt tiền đa dạng của nhà phố hiện nay, hình ảnh nổi bật để
nhận biết các phố chuyên doanh đó là không gian tầng trệt có hình thức và chức năng
tƣơng tự nhau, đƣợc sử dụng một phần hoặc toàn bộ cho các hoạt động kinh doanh, buôn
bán. Không gian này đƣợc sử dụng nhƣ là nơi trƣng bày hàng hóa, tiếp khách và thậm chí
là nơi cất giữ, lƣu trữ hàng hóa.
Bên cạnh đó, thông qua cách bày trí các mặt hàng, sản phẩm cùng với các bảng
hiệu với màu sắc đặc trƣng cho mặt hàng chuyên doanh, cũng là một yếu tố để nhận biết
các phố chuyên doanh.
Cảnh quan đặc trưng cũng là một yếu tố để có thể nhận biết phố chuyên doanh,
đó là hoạt động buôn bán, với hình ảnh ngƣời ngƣời trao đổi hàng hóa tấp nập, liên tục
trên đƣờng phố. Các yếu tố cảnh quan khác: cây xanh, trang thiết bị đƣờng phố… không
mang nhiều đặc điểm nhận biết, chủ yếu đƣợc bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động trên.
Với các yếu tố trên, phố chuyên doanh đã mang một hình ảnh đặc trƣng của nó,
có thể dễ dàng nhận biết ở bất cứ đâu, với các hình thức tổ chức khác nhau.
1.2 Các hình thức tổ chức phố chuyên doanh:
1.2.1 Dãy phố chuyên doanh:
Có thể coi đây là hình thức cơ bản nhất của phố chuyên doanh. Các dãy phố
kéo dày có thể một vài cây số hay chỉ vài trăm mét, nhƣng liên tục và có mật độ tập trung
cao, tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh cho ngƣời mua hàng. Ví dụ: phố đông y Hải Thƣợng Lãn
Ông, phố mài kéo Triệu Quang Phục.
1.2.2 Chợ chuyên doanh:
Sự phát triển về quy mô của các dãy phố chuyên doanh gắn liền với các trục
đƣờng kết nối nhau trong khu vực tạo thành khu “chợ” chuyên doanh. “Chợ” ở đây không
còn mang nghĩa là chợ truyền thống thông thƣờng: “Chợ là nơi công cộng để nhiều ngƣời
đến mua bán vào những buổi hay những ngày nhất định; chợ là nơi gặp gỡ nhau giữa nơi
cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hóa
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
11
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
giữa ngƣời sản xuất, ngƣời buôn bán và ngƣời tiêu dùng; chợ là nơi tụ họp mua bán trong
những ngày nhất định” mà phải đƣợc hiểu rộng hơn, bao gồm cả những dãy phố chuyên
doanh gần nhau, họp thành một khu vực nhất định. Ví dụ: chợ Nhật Tảo, chợ gạo Trần
Chánh Chiếu.
Bên cạnh đó, các dãy phố chuyên doanh còn gắn liền với các chợ đầu mối, chợ
bán sỉ tạo thành một khu vực rộng lớn. Chính sự gắn kết này đã tạo thành một trung tâm
giao lƣu hàng hóa cho cả vùng rộng lớn. Ví dụ: chợ Bình Tây, chợ vật liệu xây dựng.
1.2.3 Thương xá:
Vẫn với hình thức kinh doanh một hay một vài mặt hàng nhất định, hình thức
thƣơng xá lại có cách thức tổ chức kinh doanh khác hơn so với phố chuyên doanh. Không
trải dài trên một tuyến phố, thƣơng xá là một tòa nhà lớn, có nhiều tầng, tập trung chủ
yếu vào hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa. Các tiểu thƣơng có một kiot trong thƣơng
xá để kinh doanh.
Tuy có sự khác biệt so, hình thức này vẫn gây đƣợc ấn tƣợng mạnh bới sự tập
trung hàng hóa dày đặc và sự hỗ trợ lẫn nhau với các phố chuyên chuyên doanh (Sẽ đƣợc
phân tích ở phần 4). Ví dụ: Thƣơng xá Đại Quang Minh, thƣơng xá Đồng Khánh.
1.3 Vai trò của phố chuyên doanh:
Về kinh tế: Phố chuyên doanh là một dạng trung tâm thƣơng mại dịch vụ đô thị,
là nơi cung cấp hàng hóa cho đô thị, phục vụ nhu cầu thƣơng mại – dịch vụ của cƣ dân đô
thị, góp phần quan trọng trong nền kinh tế thƣơng mại – dịch vụ đô thị.
Về văn hóa – xã hội: Phố chuyên doanh phản ánh tính đa văn hóa và tính đa
chiều của đời sống thị thành. Thông qua hoạt động của phố chuyên doanh, có thể thấy
đƣợc những đặc điểm riêng biệt trong lối sống, sinh hoạt, làm ăn, buôn bán của những
cộng đồng ngƣời khác nhau. Chính sự riêng biệt này đã tạo nên những tạo nên bộ mặt
đặc trƣng của của các phố chuyên doanh.
Về thiết kế đô thị: Các dãy phố chuyên doanh với kiểu bày bán đặc trƣng đã tạo
ra sự độc đáo riêng biệt của bộ mặt phố phƣờng, cùng với hoạt động trao đổi, buôn bán
nhộn nhịp đã tạo ra hình ảnh đặc trƣng, góp phần tạo nên bản sắc đô thị.
1.4 Yếu tố tác động đến sự phát triển của phố chuyên doanh:
Các yếu tố đƣợc nghiên cứu dựa trên tác động trực tiếp đến những phố chuyên
doanh thông qua phƣơng thức buôn bán và hình thức tổ chức không gian:
1.4.1 Vị trí:
Vị trí địa lý trong mối liên hệ vùng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của phố chuyên doanh. Không phải bất kì vị trí nào cũng có thể hình thành nên phố
chuyên doanh. Lịch sử cho thấy việc lựa chọn vị trí để thành lập “chợ” rất đƣợc chú trọng,
trong đó, yếu tố về nguồn cung cấp nguyên liệu, hàng hóa và giao thông vận chuyển
thuận tiện đƣợc quan tâm hơn hết.
Các phố chuyên doanh gắn bó chặt chẽ với nơi sản xuất hàng thủ công, đối với
loại hình phố chuyên doanh ra đời từ các phƣờng nghề. Những phố chuyên doanh bắt
nguồn từ các chợ đầu mối thƣờng nằm gần các trục giao giao thông thủy, bộ quan trọng,
nơi có thể dễ dàng tiếp nhận hàng hóa từ các vùng nguyên liệu vận chuyển lên. Thông
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
12
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
thƣờng, vị trí cửa ngõ, ngã ba sông, rạch, nơi chuyển tiếp giữa các khu vực, sẽ hình thành
nên các chợ đầu mối, kéo theo đó là các phố chuyên doanh.
Ngày nay, với sự phát triển của hệ thống giao thông, vấn đề vận chuyển hàng
hóa đƣợc dễ dàng, vị trí của các phố chuyên doanh đƣợc mở rộng hơn, thuận lợi hơn cho
ngƣời mua – kẻ bán. Các phố chuyên doanh đƣợc phát triển và phân bố rộng khắp nhờ
vào các tuyến giao thông đƣợc kết nối thuận lợi, khả năng tiếp cận cao hơn, các phƣơng
tiện giao thông phát triển chuyên chở đƣợc nhiều hàng hóa hơn và đi xa hơn.
Tuy nhiên sự phát triển của giao thông đô thị đã kèm theo các vấn nạn: kẹt xe, ô
nhiễm, tai nạn…ngày càng gia tăng trong khi quy mô kinh doanh chƣa kịp đáp ứng đã trở
thành vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển các khu phố chuyên doanh. Trong
các khu phố chuyên doanh, thành phần tham gia giao thông rất đa dạng: vận tải hàng hóa,
vệ sinh với vận chuyển ngƣời; giao thông cơ giới với giao thông bộ; giao thông công cộng
với giao thông cá nhân… đòi hỏi phải đƣợc phân tách rõ ràng đảm bảo cho ngƣời mua –
bán - vận chuyển hàng hóa thuận tiện và an toàn.
Các vị trí khác nhau có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác nhau, ảnh hƣởng tới
việc tính toán vùng phụ vụ và quy mô của các trung tâm, thƣơng mại dịch vụ nói chung và
các phố, chợ chuyên doanh nói riêng. Trong đó, yếu tố mật độ cƣ trú không đồng đều
giữa các khu vực trong đô thị đã ảnh hƣởng đến việc dự báo và định hƣớng phát triển cho
các dãy phố chuyên doanh.
Sự hình thành và phát triển các khu vực dân cƣ mới đã nên áp lực về nhu cầu
thƣơng mại dịch vụ hàng ngày tại các khu vực này đã dẫn đến sự hình thành các phố
thƣơng mại dịch vụ tự phát, chƣa đƣợc định hƣớng cụ thể, dễ lặp lại những vấn đề còn tồn
tại của phố chuyên doanh.
Mặt khác, sự hoàn thiện của hệ thống giao thông và sự phát triển của các khu
vực mới với sự gia tăng nhu cầu về thƣơng mại dịch vụ hƣớng tâm, dẫn đến quá tải ở các
khu vực phố chuyên doanh hiện có, kéo theo sự mở rộng không gian mua bán một cách
thiếu kiểm soát.
Vấn đề về vị trí này sẽ đƣợc giải thích rõ hơn thông qua sự phân tích về nhu cầu
và tâm lý mua – bán ở phố chuyên doanh.
1.4.2 Nhu cầu:
Sự phát triển của đô thị ngày nay đã tạo ra sự khác biệt về lối sống sinh hoạt và
điều kiện kinh tế - xã hội, làm cho nhu cầu về thƣơng mại dịch vụ cũng khác nhau, quyết
định đến sự phát triển của các phố chuyên doanh.
Trƣớc hết là nhu cầu về một mặt hàng nào đó đã dẫn đến hình thành các phố
chuyên doanh, ban đầu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống nhƣ thiết bị gia
dụng, thực phẩm, sản xuất bánh kẹo… rồi dần dần là nhu cầu mở rộng không gian, lãnh
thổ với các mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội thất…Tuy nhiên, không thể không
nhắc đến các ngành hàng truyền thống nhƣ giấy trang trí, hàng mã, đông nam dƣợc…đáp
ứng nhu cầu sức khỏe, tinh thần của con ngƣời, đã hình thành nên các dãy phố chuyên
doanh nổi tiếng, đƣợc nhiều ngƣời biết đến, tồn tại và phát triển lâu dài. Bên cạnh các phố
chuyên doanh ra đời để phục vụ nhu cầu tức thời thì không tồn tại đƣợc lâu trong thị
trƣờng.
Tiếp theo đó, nhu cầu giao tiếp thƣơng mại dịch vụ ngày càng đƣợc chú trọng.
Nhu cầu này tỉ lệ với sự gia tăng thu nhập trong bối cảnh lối sống, thói quen sinh hoạt
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
13
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
truyền thống. Với sự phát triển ngày nay, hoạt động giao tiếp thƣơng mại dịch vụ không
còn đơn thuần là những hoạt động tất yếu mà còn là hoạt động xã giao khi mà thời gian
rảnh và thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó, nó còn là hoạt
động chọn lọc, bởi sự phụ thuộc vào thời tiết và chất lƣợng môi cảnh hình thể tác động và
hấp dẫn các hoạt động mua sắm trong đô thị.
Chính nhu cầu cho các hoạt động nói trên, đòi hỏi sự phát triển về hình thể và
chất lƣợng không gian của các khu phố chuyên doanh, để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu
thƣơng mại dịch vụ trong đô thị.
1.4.3 Hoạt động:
Một hoạt động căn bản và hết sức quan trọng, đƣợc thể hiện rõ nét trong nhu
cầu giao tiếp thƣơng mại dịch vụ đó là sự tương tác lẫn nhau (tƣơng tác mặt đối mặt) giữa
ngƣời mua – kẻ bán. Tâm lý ngƣời mua lúc nào cũng muốn nhìn thấy rõ ràng sản phẩm,
thậm chí có thể sử dụng thử (đối với một số mặt hàng nhƣ thực phẩm, bánh kẹo…) để tin
chắc vào sản phẩm mình sắp mua. Ngƣời bán hàng qua đó cũng muốn thể hiện rằng sản
phẩm của mình đảm bảo uy tín và chất lƣợng. Sự tƣơng tác này là hoàn toàn hợp lý và cần
thiết cho hoạt động kinh doanh, buôn bán. Đó là một yếu tố hết sức quan trọng cho sự
tồn tại và phát triển phố chuyên doanh.
Tập quán và thói quen mua sắm cũng là một yếu tố ảnh hƣởng. Cộng đồng
những ngƣời mua – kẻ bán là hết sức đa dạng, cùng với đó là những tập quán và thói
quen mua sắm khác nhau. Điểu này đƣợc thể hiện rõ thông qua cung cách bán hàng, bày
trí sản phẩm, phƣơng thức giao dịch – thanh toán hàng hóa,…cũng nhƣ thời gian đóng –
mở cửa hàng khác nhau tùy vào mỗi phố chuyên doanh.
Bên cạnh đó, hành trình mua sắm cũng là một thuộc tính khách hàng quan
trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển của những phố chuyên doanh. Có hai loại hành trình
mua sắm cơ bản là đi chợ và đi mua sắm. Hai loại hành trình này ảnh hƣởng đến thời gian
cũng nhƣ cách thức tổ chức kinh doanh khác nhau. Phố chuyên doanh ngày nay bao gồm
cả hai loại hành trình trên, do đó, sự phát triển của các khu phố chuyên doanh đòi hỏi phải
giải quyết vấn đề về không gian và tổ chức kinh doanh hợp lý để có thể phục vụ nhu cầu
khách hàng một cách tốt nhất.
Mặt khác, sự hình thành phát triển của các hình thức trung tâm thƣơng mại dịch
vụ mới (siêu thị, cửa hàng tiện ích…), ngay tại các phố chuyên doanh đã tác động mạnh
đến không gian khu phố và thói quen sinh hoạt, mua sắm của ngƣời dân trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các phố chuyên doanh cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu
phát triển chung của khu vực.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
14
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
1.5 Đặc tính của phố chuyên doanh:
1.5.1 Tính cộng đồng:
Đặc tính cộng đồng có thể đƣợc giải thích từ nguồn gốc hình thành phố chuyên
doanh, gồm hai vân đề sau:
Phố chuyên doanh gắn với các làng nghề theo gia đình, dòng họ. Những
ngƣời có quan hệ anh em, bà con họ hàng vơi nhau, thƣờng có xu hƣớng cụm lại với nhau,
tại đây họ cùng nhau sản xuât, buôn bán chung một mặt hàng, tạo nên cộng đồng những
ngƣời mua bán gắn bó nhau theo nghĩa “máu mũ, ruột rà” trong phố chuyên doanh.
Phố chuyên doanh gắn với chợ đầu mối bản sỉ, có nguồn gốc từ những
ngƣời nhập cƣ, họ cùng nhau tìm kiếm và khai thác những khu vực thuận lợi để kinh
doanh, buôn bán, lập nên những cộng đồng ngƣời nhập cƣ mua bán cùng nhau trong phố
chuyên doanh.
Ngày nay, trong sự phát triển của phố chuyên doanh lại xuất hiện thêm những
cộng đồng ngƣời khác nhau. Ở đó, ngƣời ta không chỉ cùng nhau buôn bán mà còn cùng
nhau trao đổi, giao lƣu trong những sinh hoạt hằng ngày, tạo nên mối quan hệ bền chặt
cùng với nhau, hình thành nên đặc tính cộng đồng của phố chuyên doanh.
1.5.2 Tính đa dạng:
Xuất phát từ những cộng đồng ngƣời khac nhau trong phố chuyên doanh,
mang theo những lối sống, sinh hoạt, kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo nên
tính đa dạng của phố chuyên doanh.
Tính đa dạng ở đây, trƣớc hết thể hiện ở các mặt hàng kinh doanh phong phú,
nhiều chủng loại. Có thể liệt kê đƣợc rất nhiều phố chuyên doanh các mặt hàng thông
dụng nhƣ thực phẩm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng… cho đến các phố chuyên doanh các
mặt hàng đặc biệt nhƣ đồ cổ, cá cảnh, dao, kéo…Trong những phố chuyên doanh đó, còn
có thể tìm ra vô số các chủng loại, mặt hàng khác nhau để lựa chọn, mẫu mã ở đây vô
cùng phong phú. Tính đa dạng tiếp theo là ở cách thức mua bán, kinh doanh, tùy thuộc
vào từng loại mặt hàng khác nhau (có thể tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp đối với mặt hàng
cần mua).
Ngoài ra, còn có sự đa dạng ở các không gian phố chuyên doanh khác nhau,
xuất phát từ những cộng đồng ngƣời có cách thức tổ chức không gian sinh hoạt và kinh
doanh khác nhau.
1.5.3 Tính tương hỗ:
Xuất phát từ đặc tính cộng đồng, những ngƣời kinh doanh cùng nhau, dù là mối
quan hệ bà con, họ hàng hay chỉ là những ngƣời buôn bán chung một mặt hàng đều có sự
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trính sản xuất, mua bán, tạo nên một đặc tính độc đáo của phố
chuyên doanh, đó là tính tƣơng hỗ.
Theo nhà sử học Dƣơng Trung Quốc, có thể giải thích điều này nhƣ sau:
“Nguyên căn gốc rễ của tập quán này lại xuất phát từ các phiên chợ quê truyền thống từ xa
xưa. Khi mỗi người dân trong làng có một mớ sản vật ít ỏi cũng đem ra chợ bán để đổi lấy
những hàng hóa khác mà họ cần. Và vì tính đơn thương nhỏ lẻ khó được biết đến nên
những người có cùng mặt hàng tập trung nhau lại để những người có nhu cầu dễ nhận biết.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
15
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Như vậy, “buôn có bạn, bán có phường” với đặc tính tương hỗ khởi nguồn từ mong muốn
nương tựa vào nhau” (5).
1.6 Phố chuyên doanh mang đặc tính tƣơng hỗ:
1.6.1 Bản chất:
Sự liên kết giữa những phố chuyên doanh thông các mặt hàng có tính hỗ trợ
lẫn nhau. Những mặt hàng có đặc tính giống nhau, có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau
thƣờng có mối liên hệ với nhau và đƣợc buôn bán gần nhau.
Ban đầu là sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ nguồn nguyên liệu sản xuất.
Trong buổi đầu hình thành nên các phố chuyên doanh, những tiểu thƣơng có mối quan hệ
bà con, họ hàng thƣờng chia sẻ với nhau trong việc tìm kiếm những nguồn nguyên liệu để
sản xuất, hay những ngƣời cùng đi lập nghiệp, họ cũng tìm cách chỉ dẫn nhau về nguồn
cung cấp hàng hóa thuận lợi cho cho buôn bán... Điều này đã góp phần tạo nên hình ảnh
chung rất đặc trƣng của phố chuyên doanh.
Dần dần, với sự phát triển chung, tính cạnh tranh cũng đƣợc nâng cao, những
tiểu thƣơng tìm cách đa dạng hóa nguồn hàng của mình để có thể phục vụ nhu cầu khách
hàng ngày càng cao hơn. Sự xuất hiện của một mặt hàng chủ đạo sẽ kéo theo các mặt
hàng khác nhau, bổ sung cho mặt hàng chủ đạo. Hay từ một nguồn nhu cầu lớn, các phố
chuyên doanh sẽ đƣợc mở ra để phục vụ, hỗ trợ cho nhu cầu đó. Trong ý nghĩa tích cực,
chính sự kinh doanh các mặt hàng mang tính tƣơng hỗ này đã hỗ trợ lẫn nhau cho các phố
chuyên doanh, cùng thúc đẩy nhau phát triển.
1.6.2 Biểu hiện:
Nhóm các mặt hàng: Có thể nhận thấy các mặt hàng cùng đặc tính, có thể hỗ
trợ nhau đƣợc bày bán cùng nhau, chẳng hạn nhóm các hàng thiệp cƣới – áo cƣới – hoa
tƣơi – cổng hoa hay giấy – các sản phẩm từ giấy: lồng đèn, câu đối, tập vở hay phố đông y
và các dãy phố thực phẩm kết hợp. Chính sự liên hệ tƣơng hỗ của các mặt hàng này giúp
ngƣời mua thuận lợi hơn rất nhiều trong việc tìm kiếm hàng hóa, chính vì thế các phố
chuyên doanh này càng đƣợc biết đến nhiều hơn. Khi nghĩ đến một phố chuyên doanh, lập
tức ngƣời ta sẽ suy ra đƣợc các phố chuyên doanh khác với các mặt hàng hỗ trợ mặt hàng
chủ đạo.
Tổ chức không gian: Sự hỗ trợ lẫn nhau đòi hỏi tổ chức không gian cũng phải có
mối liên hệ với nhau, thể hiện qua khoảng cách và sự phân bố thành cụm của các phố
chuyên doanh. Một số hình thức tổ chức không gian giữa các phố chuyên doanh mang
đặc tính tƣơng hỗ thƣờng gặp sau:
Cụm phố chuyên doanh, thƣờng nằm trên các tuyến đƣờng kết nối với nhau
trong cùng một khu vực.
Cụm phố - chợ chuyên doanh, gồm các khu chợ đầu mối bán sỉ, các mặt
hàng chủ đạo, các dãy phố bán các mặt hàng hỗ trợ kéo dài theo khu chợ đó.
(5) Dƣơng Trung Quốc, Buôn có bạn bán có phường – Dấu ấn văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
16
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
2. Quá trình phát triển phố chuyên doanh khu vực Chợ Lớn:
2.1 Bối cảnh chung:
2.1.1 Vị trí:
Khu vực nghiên cứu nằm ở trung tâm thƣơng mại dịch vụ quận 5, phía Tây Nam
trung tâm thành phố, đƣợc liên kết với trung tâm TPHCM bằng các tuyến đƣờng chính là
Hùng Vƣơng, Nguyễn Trãi và Trần Hƣng Đạo B; liên kết với quận 8 qua cầu Chà Và, với
quận 11 theo tuyến Châu Văn Liêm. Đặc biệt, từ đại lộ Đông Tây, khu vực liên kết với các
tỉnh miền Tây và khực trung tâm TP.HCM. Với lợi thế giáp kênh Tàu Hũ- sông Sài Gòn, khu
vực nghiên cứu còn có thể liên kết với cái tỉnh miền Tây và nhiều nơi khác bằng tuyến
đƣờng thủy.
Khu vực nghiên cứu bao gồm một phần phƣờng 10, 11, 13, 14, quận 5, thành
phố Hồ Chí Minh:
Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong tổng thể quận 5
2.1.2 Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên nghiên cứu chủ yếu đến những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt
động kinh doanh trong khu vực. Các điều kiện khác có thể xem xét trong tổng thể khu vực
thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý là yếu tố rất quan trọng đến khu vực. Chính yếu tố này đã tạo nên
đƣợc diện mạo và hình ảnh đặc trƣng của Chợ Lớn. Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Sài Gòn
– TP.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đƣợc kết nối bằng hệ thống đƣờng bộ
hoàn chỉnh, bên cạnh mạng lƣới kênh, rạch hỗ trợ; có thể nói từ điều kiện này, yếu tố giao
thƣơng hàng hóa đã đƣợc xác lập cho khu vực.
Cùng với đó, các điều kiện về địa hình, khí hậu, thời tiết cũng ảnh hƣởng đến
hoạt động kinh doanh của khu vực:
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
17
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Địa hình - địa mạo: Khu vực nghiên cứu có địa hình tƣơng đối phẳng, hƣớng
đổ dốc từ phía Đông Bắc về phía Tây Nam với độ dốc nền trung bình 0,15%. Cấu tạo nền
đất là phù sa cũ, thành phần chủ yếu là cát, cát pha, sức chịu tải của nền đất khá tốt. Đây là
điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và mở rộng không gian kinh doanh trong khu vực.
Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng: Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ.
Nhiệt độ bình quân: 27oC
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa: mùa mƣa và mùa
khô – khá rõ rệt. Lƣợng mƣa trung bình trong năm: 159 ngày, đạt 1.949 mm (trong khoảng
từ 1392 mm 2318 mm).
Đây là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tổ chức các hoạt động kinh
doanh trên địa bàn khu vực. Ngoài ra, khu vực còn chịu ảnh hƣởng của gió và thủy văn, tuy
nhiên tác động này không đáng kể.
2.1.3 Điều kiện KT-XH:
Lịch sử:
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ với hơn 300 năm tuổi, có bề dày
lịch sử đầy biến động với bao thăng trầm, là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa. Năm
1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lƣợc, tiến hành xác lập sự
kiểm soát đối với khu vực đô thị Sài Gòn từ buổi đầu. Khởi hình từ hai đồn thu thuế, đƣợc
xác định là tọa lạc ở khoảng “xóm Bến Nghé ” và khoảng ”xóm Sài Gòn”.
Nếu nhƣ “xóm Bến Nghé” hiện nay đã trở thành Quận 1, trung tâm hành chính
của TP.HCM, thì “xóm Sài Gòn” vẫn còn lƣu giữ dấu ấn của một thời nhộn nhịp ngƣời mua
kẻ bán, trên bến dƣới thuyền. Theo các nhà nghiên cứu, khu vực “xóm Sài Gòn” trƣớc đây
gồm rất nhiều ngôi chợ nhƣ: chợ Lớn (cũ), chợ Nhỏ (chợ Thiếc), chợ Cá…, do đó khu vực
này còn đƣợc gọi là vùng Chợ Lớn.
Chợ Lớn cách Sài Gòn 5km về phía Tây Nam do ngƣời Hoa lập ra năm 1778, đầu
tiên là làng Minh Hƣơng. Lê Văn Duyệt sau khi đƣợc bổ nhiệm làm Tổng trấn Gia Định đặt
tên cho chợ ngƣời Hoa này là Chợ Lớn. Năm 1782, thị tứ này bị quân Tây Sơn tàn phá
nặng nề. Sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802 - 1820), Chợ Lớn bắt đầu phát triển một cách
nhanh chóng. Trƣớc thời điểm thực dân Pháp thiết lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ, ở thị
trấn này đã có tới 500 ngôi nhà, có 2 kênh đào, 5 cái cầu (trong đó có 1 cầu làm bằng sắt),
có nhiều kho hàng và các xƣởng đóng thuyền. Hoạt động buôn bán của họ ở đấy tấp nập
suốt ngày đêm.
Nơi đây “phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lẫn lộn
dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu
báu…Những hóa vật ở Nam Bắc theo đường sông đường biển chở đến không thiếu món
nào. Đầu phía Bắc đường phố lớn có miếu Quan Thánh và 3 hội quán: Phúc Châu, Quảng
Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu, phía tây đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần
phía tây có hội quán Ôn Lăng…ấy là một thị phố lớn và đô hội náo nhiệt” (6). Đặc biệt, từ
cuối thế kỉ XVIII, nhiều ngƣời Hoa bỏ đất Biên Hòa về Chợ Lớn sinh sống, làm cho dân cƣ
khu vực này đông đúc hơn và phố thị ngày càng sầm uất. Chợ Lớn trở thành đầu mối cung
cấp hàng hóa cho cả khu vực mà hầu hết những nhà buôn lớn là ngƣời Hoa.
(6) ThS. Tống Thị Quỳnh Hƣơng, Vai trò của người Hoa trong việc hình thành và phát triển các đô thị ở Trung và Nam bộ
(TK XVII – TK XIX), Đại học Sƣ phạm Hà Nội, trang 10.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
18
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Nhƣ vậy, có thể thấy, các phố chuyên doanh ở khu vực Chợ Lớn này đƣợc hình
thành dựa trên các chợ đầu mối, với nguồn cung cấp nông sản, hàng hóa dồi dào từ các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh phân phối các mặt hàng nhu yếu phẩm tiêu
dùng hàng ngày do các nhà buôn từ Trung Quốc, các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và
từ châu Âu chuyển tới. Lịch sử ghi nhận loại chợ chuyên doanh đầu tiên là các chợ gạo
(ngƣời miền Nam gọi các điểm tập kết gạo lớn là các vựa gạo, nhỏ hơn là chành gạo).
Chúng nằm dọc theo kênh Tàu Hủ và điểm giao dịch lớn nhất là các chợ gạo mà ngày nay
đƣợc gọi là chợ gạo Trần Chánh Chiếu. “Dần dần, do số lượng gạo quá lớn, người mua thì
nhiều (chủ yếu là mua sỉ để bán lại cho người tiêu dùng) mà lại muốn mua nhanh hơn, hơn
nữa các chủng loại gạo không giống nhau do vậy buộc phải hình thành các dãy phố chợ bán
gạo kéo dài, gồm nhiều gian hàng ở bên ngoài để giao dịch, chào hàng các lạoi mặt gạo,
bên trong là người ở, ban đầu là lều quán tạm giao dịch về sau là làm bền chắc ở lâu dài do
công chuyện làm ăn thường xuyên” (7). Vậy là hình thành nên phố chuyên doanh gạo – phố
chuyên doanh đầu tiên ở Chợ Lớn và cả Sài Gòn.
Ngoài các cửa hàng chuyên doanh gạo, nhiều phố chuyên doanh khác cũng ra
đời rất sớm trong lịch sử. Nếu nhƣ trƣớc năm 1975, một số ngành ngề và mặt hàng kinh
doanh đƣợc ngƣời Hoa độc quyền nhƣ: phụ tùng xe máy, xe đạp, đồ điện gia dụng,ngang
đèn, vàng mã, bánh kẹo, các loại mì, bún.... thì sau những năm 1986 đã có sự tham gia của
ngƣời Việt.
Ngày nay, Chợ Lớn không còn là một tên gọi xác định chính xác về ranh giới
hành chính, mà có thể hiểu trong những khái niệm rộng hơn về “không gian kinh tế”,
“không gian văn hóa”, “không gian kiến trúc”. Tuy đã có nhiều thay đổi so với trƣớc đây,
nhƣng Chợ Lớn vẫn là một trong những trung tâm buôn bán phồn thịnh không chỉ của
ngƣời Hoa mà còn có cả ngƣời Việt Nam, đồng thời là một trung tâm kinh tế - văn hóa
quan trọng của TP.HCM.
Những dãy phố chuyên doanh trong lịch sử khu vực Chợ Lớn
Kinh tế:
Là một trung tâm thƣơng mại dịch vụ quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh,
khu vực Chợ Lớn phát triển nổi bật với hai loại hình kinh doanh: chợ đầu mối và phố
chuyên doanh, đóng vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực.
(7) Nguyễn Minh Hòa, Phố chuyên doanh ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2007, tr 86.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
19
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Theo nghiên cứu của PGS.TS.Nguyễn Minh Hòa, khảo sát tất cả các con phố của
quận 5 cho thấy kết quả là có khảong 40 đƣờng phố hoặc đoạn đƣờng phố đƣợc coi là
phố chuyên doanh trên tổng số 77 các con đƣờng của quận, chiếm tỷ lệ 52%, điều đó có
nghĩa là cứ 2 con đƣờng sẽ có 1 con đƣờng hoặc đoạn đƣờng là phố chuyên doanh(8).
Phƣơng thức buôn bán, trao đổi hàng hóa có những đặc điểm riêng: Hàng hoá
phần lớn đƣợc phân phối dƣới hình thức bán sỉ cho mối lái các tỉnh và những tƣ thƣơng
mua về bán tại các chợ nhỏ trong thành phố. “Việc mua bán giữa các bạn hàng chủ yếu
dựa trên chữ tín, chẳng cần hoá đơn phức tạp, hay chữ ký rườm rà mà chỉ là cuốn sổ tự lập
để ghi hàng nhận và giao thông thường. Có những khách hàng ở tận miền Trung hay miền
Tây Nam Bộ, vì không đến chợ được nên chỉ gởi giấy yêu cầu cho một người quen mang tới
là hàng hoá giao đến tận nơi. Ngược lại, đối với các chủ sạp, việc quan hệ giữa họ với nhà
sản xuất hoặc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cũng diễn ra dưới hình thức gối đầu hoặc
ký gởi hàng hưởng hoa hồng” (9).
Chợ đầu mối và phố chuyên doanh, cùng với phƣơng thức buôn bán đặc trƣng
đã tạo nên nét đặc sắc riêng cho bộ mặt kinh tế khu vực.
Văn hóa – xã hội:
Dân số quận 5 hiện nay trên 195.841 ngƣời, mật độ dân cƣ 50.000 ngƣời/ km2.
Về thành phần dân cƣ, đa số là dân tộc Kinh, ngƣời Hoa chiếm khoảng 40%, với 5 nhóm
ngôn ngữ : Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ và Hải Nam.
Những ngƣời dân Trung Hoa đã chọn làm nơi lập nghiệp từ sớm và bƣớc đầu
họ đã thành lập nên các bang, hội của mình để quản lý việc buôn bán và tƣơng trợ lẫn
nhau trong quá trình định cƣ tại khu vực này. Cộng đồng ngƣời Hoa đã có ảnh hƣởng lớn
trong việc hình thành đặc điểm văn hóa - xã hội khu vực.
Các trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng, các Hội Quán ngƣời Hoa trở thành
đặc trƣng của khu vực Chợ Lớn. Các hoạt động văn hóa tín ngƣỡng nhận đƣợc sự tham gia
của không chỉ cộng đồng ngƣời Hoa mà còn cả ngƣời Kinh, các hoạt động đó đã và đang
trở thành bản sắc văn hóa của khu vực nghiên cứu.
Trong buổi đầu định cƣ, để đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, ngƣời Hoa trong khu
vực đã xây dựng khá nhiều hội quán. Do cộng đồng ngƣời Hoa Chợ Lớn đƣợc hình từ
nhiều nhóm ngƣời (Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Tiều, Hẹ...) các hội quán trong khu
vực cũng hết sức đa dạng, nổi tiếng nhất có thể kể đến: chùa Bà- Hội quán Tuệ Thành
Quảng Đông, chùa ông Bổn- Hội quán Nhị Phủ Phúc kiến, chùa Quan Công- Hội quán
Nghĩa An Triều Châu.
Chùa ông Bổn- Hội quán Nhị Phủ Phúc kiến
Chùa Bà- Hội quán Tuệ Thành Quảng Đông
(8) Nguyễn Minh Hòa, Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2008, tr 138.
(9) Nguyễn Minh Hòa, Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2008, tr 143.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
20
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Đình Minh Hương Gia Thạnh
Chùa Quan Công - Hội quán Nghĩa An Triều Châu
Các hội quán không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng mà còn là một
trung tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi lƣu giữ các hoạt động đặc trƣng nhƣ: các đoàn ca- cổ
nhạc, các môn phái võ cổ truyền, nghệ thuật múa lân sƣ rồng ... Đặc biệt, các hội quán còn
gắn liền với các khu vực phố chuyên doanh, nhƣ là một nơi để thờ tự những Tổ nghề làm
ăn, buôn bán của những thƣơng nhân. Vào những ngày giỗ tổ, nơi đây thƣờng diễn ra các
hoạt động cúng bái, hiến lễ, sinh hoạt văn hóa rất đặc sắc, tạo thành một nét riêng cho
khu vực.
Ngày nay, cùng với các dãy phố chuyên doanh đặc trƣng, các hội quán ngƣời
Hoa tại Chợ Lớn vẫn còn đƣợc lƣu giữ nguyên vẹn và hợp với nhau trở thành Trung tâm
sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Hoa tại TP.HCM nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trong
những năm gần đây, các hoạt động văn hóa – thƣơng mại đặc trƣng trong khu vực ngày
càng đƣợc biết đến nhiều hơn, thu hút đƣợc không chỉ ngƣời dân địa phƣơng mà còn cả
khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
2.2 Hiện trạng phát triển phố chuyên doanh khu vực Chợ Lớn:
2.2.1 Hoạt động kinh doanh - buôn bán:
Trong khu vực có các chợ đầu mối sau: chợ gạo, chợ vật liệu xây dựng, chợ vật
tự, chợ vải…đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và phân phối hàng hóa không chỉ
cho quận 5 và TP.HCM mà còn cho cả khu vực Nam Bộ rộng lớn (Chợ vải Soái Kình Lâm
với hơn 500 sạp, hiện đƣợc coi là chợ vải lớn nhất cả nƣớc).
Mạng lƣới phố chuyên doanh trên địa bàn nghiên cứu cũng hoạt động rất sôi
nổi. Có thể nhắc đến một số phố chuyên doanh nổi bật trong khu vực nhƣ: phố đông y,
phố “đỏ” chuyên kinh doanh đồ trang trí Hải Thƣợng Lãn Ông, phố lồng đèn Lƣơng Nhữ
Học, phố kéo Triệu Quang Phục…ở mỗi phố đều mang một nét đặc trƣng riêng, với lối
kinh doanh, hình thức mặt hàng khác nhau, với tấp nập ngƣời mua – kẻ bán, làm nên sự
sôi động của hoạt động kinh doanh trong khu vực.
Yếu tố tƣơng hỗ giữa các phố chuyên doanh trong khu vực đƣợc thể hiện rất rõ
thông qua hình thức và sự phân bố giữa các mặt hàng với nhau:
Khu vực chợ vải Soái Kình Lâm, đường Đỗ Ngọc Thạch và thương xá Đại
Quang Minh hợp thành một không gian mua bán vải và phụ kiện may mặc nổi tiếng trong
khu vực. Bên cạnh đó, còn có phố “đỏ” Hải Thƣợng Lãn Ông với các sản phẩm từ giấy và
phụ kiện trang trí, cũng là những mặc hàng có thể hỗ trợ lẫn nhau. Đây là một khu vực
tiềm năng phát triển không chỉ là các hoạt động buôn bán thông thƣờng mà còn cho các
hoạt động tham quan, mua sắm và khai thác du lịch.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
21
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Phố chuyên doanh vải sợi và phụ liệu may mặc
Khu vực chợ Kim Biên, cùng với dãy phố “đỏ” Hải Thượng Lãn Ông, đường
Phạm Bân, Phùng Hưng là nơi cung cấp giấy, các sản phẩm từ giấy và phụ kiện trang trí.
Phố chuyên doanh giấy và sản phẩm trang trí
Dãy phố đường Kim Biên, Vạn Tượng, chuyên doanh hóa chất kéo dài theo
đường Trịnh Hoài Đức với các mặt hàng vật tư, dụng cụ, đường Nguyễn Thi, Vạn Kiếp với
các sản phẩm gỗ xây dựng và kết thúc là chợ vật liệu xây dựng.
Phố chuyên doanh hóa chất, dụng cụ và vật liệu xây dựng
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
22
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Khu vực Trang Tử, Phú Hữu, Hải Thượng Lãn Ông chuyên kinh doanh các mặt
hàng về bao bì, dây nilon với nhiều chủng loại và mẫu mã phong phú.
Phố chuyên doanh bao bì, dây nylon
Khu vực chuyên doanh đồ nhựa gia dụng trên tuyến đƣờng Phan Văn Khỏe,
chuyên doanh nhựa đồ chơi Ngô Nhân Tịnh gắn kết chặt chẽ với chợ đầu mối Bình Tây.
Phố chuyên doanh đồ nhựa gia dụng
Khu vực Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quan Phục với phố đông y. Các đoạn phố
nhỏ trên đƣờng Lƣơng Nhữ Học, Trần Hƣng Đạo chuyên doanh về trang phục hát bội, cải
lƣơng, đầu lân. Đặc biệt, khu vực này còn nổi tiếng với phố lồng đèn Lƣơng Nhữ Học hoạt
động vào thời điểm tháng 8 âm lịch với lễ hội rằm Trung Thu.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
23
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
Phố đông y
Phố chuyên doanh lồng đèn, đồ lễ, đầu lân
Các phố chuyên doanh trong khu vực đa phần hoạt động vào ban ngày (sáng
sớm đến chiều muộn), tập trung đông nhất là khu chợ vải Soái Kình Lâm, chợ Kim Biên,
chợ vật liệu xây dựng. Chỉ một số ít phố chuyên doanh hoạt động vào buổi tối nhƣ phố
“đỏ” Hải Thƣợng Lãn Ông, phố lồng đèn Lƣơng Nhữ Học (hoạt động theo mùa), phố ăn
đêm Chợ Lớn… Chính sự phân bố về hoạt động trong ngày đã đặt ra vấn đề cho khu vực,
làm sao để có thể khai thác các không gian phố chuyên doanh để tổ chức các hoạt động
về đêm có hiệu quả và đảm bảo đƣợc những vấn đề về sinh hoạt của cộng đồng tiểu
thƣơng trong khu vực.
Bên cạnh đó, phố chuyên doanh ở khu vực Chợ Lớn hiện nay vẫn còn tồn tại một
số vấn đề sau:
Lấn chiếm vỉa hè quá mức, dẫn đến làm thu hẹp hoặc làm mất hẳn lối đi của
khách bộ hành.
Gây ách tắc giao thông trên diện tích lớn, nhất là vào giờ tan tầm ở các con
phố quá nhỏ và các giao lộ.
Làm ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên, rác thải, nƣớc bẩn, tiếng ồn và nguy cơ
cháy nổ rất cao.
Ảnh hƣởng xấu đến cảnh quan đô thị bởi những bảng quảng cáo không
thống nhất, làm cho không gian thẩm mỹ, kiến trúc bị phá vỡ, gây phản cảm và hạn chế
tầm nhìn.
Sự phát triển và mở rộng của các phố chuyên doanh, ít nhiều gây khó khăn
cho công tác quản lý đô thị theo địa bàn.
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
24
MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ CHUYÊN DOANH
2.2.2 Tổ chức không gian:
Phân bố phố chuyên doanh:
Sơ đồ hiện trạng phân bố phố chuyên doanh
Nhận xét: Sự phân bố của những phố chuyên doanh trong khu vực cho thấy rõ
mối quan hệ tƣơng hỗ giữa chúng (đã đề cập ở phần Hoạt động kinh doanh). Tuy nhiên, ở
một số khu vực sự phân bố này chƣa hợp lý (khu vực chợ hóa chất và phố chuyên doanh
giấy, vật liệu trang trí) gây ảnh hƣởng đến sự trao đổi, mua bán và quá trình phát triển, mở
rộng của khu vực.
Hình thức phố chuyên doanh:
Sơ đồ hiện trạng hình thức phố chuyên doanh
SVTH: Huỳnh Thư Hoàn – GVHD: Th.s KTS Trần Thị Thu Hằng
25