Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.95 KB, 10 trang )

PHÒNG GD & ĐT THẠNH PHÚ
TRƯỜNG TH AN ĐIỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : …. / BC-THAĐ

An Điền , ngày 12 tháng 05 năm 2011

BÁO CÁO
SƠ KẾT 3 NĂM TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
“ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
( Giai đoạn : 2008 – 2011)

Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT–BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 của Bộ
GD&ĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Thực hiện kế hoạch số 307/ KH- BGDĐT ngày 22/07 /2008 của BGD & ĐT về
việc: Phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008- 2013.
Thực hiện công văn số 1741/BGDĐT–GDTrH ngày 05 tháng 03 năm 2009 của
BGD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện , học sinh tích cực”.
Thực hiện công văn số 446/ SGD&ĐT – GDTrH ngày 07/4/2011 của Sở GD&
ĐT Bến Tre về việc kiểm tra đánh giá phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện , học sinh tích cực”.năm học 2010-2011 và sơ kết phong trào qua 3 năm thực hiện.
Thực hiện công văn số 80/PGD&ĐT-THCS ngày 09 tháng 4 năm 2011 của
Phòng GD&ĐT Thạnh Phú về việc Kiểm tra, đánh giá kết quả phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” trong trường học giai đoạn 2008- 2013 .
Nay đơn vị trường Tiểu học An Điền báo cáo các nội dung đã thực hiện được


trong các năm học vừa qua cụ thể như sau:
I – VỀ QUY MÔ SỐ LƯỢNG THAM GIA PHONG TRÀO ( tính đến tháng 01/
2011)
1 . Tổng số điểm trường trường:
- TH: 03 điểm trường .
2 . Tổng số trường ĐK tham gia phong trào:
- TH : ……1………… trường, đạt tỉ lệ 100%
- Trường: có số lớp như sau:
+ Năm học 2008 – 2009: có 20 lớp/536 học sinh, cuối năm 536 (tỉ lệ 0%).
+ Năm học 2009– 2010: có 20 lớp/552 học sinh, cuối năm 552(tỉ lệ 0%).
+ Năm học 2010 – 2011: có 20 lớp /562 học sinh.
Tính đến tháng 01/2011 : không có học sinh bỏ học so với đầu năm (tỉ lệ 0%)
II – CÁC PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY
DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở ĐƠN VỊ
1 . Văn bản chỉ đạo, hướng dẩn của các cấp:
Quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, kế hoạch, văn bản, các
hướng dẫn như sau :
a / Cấp Bộ:
1


Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT–BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 của Bộ
GD & ĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Thực hiện kế hoạch số 307/ KH- BGDĐT ngày 22/07 /2008 của BGD & ĐT V/v
: Phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008- 2013.
Thực hiện công văn số 1741/BGDĐT–GDTrH ngày 05 tháng 03 năm 2009 của
BGD & ĐT V/v hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực ”.

b/ Cấp Sở
Thực hiện CV số 446/ SGDĐT –VP ngày 07/04/2011 của Sở GD & ĐT Bến Tre
V/v : hướng dẩn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”
c/ Cấp phòng
Thực hiện kế hoạch số 619/KH-PGD&ĐT ngày 28/09 /2008 của Phòng GD &
ĐT Thạnh Phú. Kế hoạch: Phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong trường học giai đoạn 2008- 2013 .
Thực hiện công văn số 80/PGD&ĐT-THCS ngày 09 tháng 4 năm 2011 của
Phòng GD&ĐT Thạnh Phú về việc Kiểm tra, đánh giá kết quả phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” trong trường học giai đoạn 2008- 2013 .
2 . Sự chỉ đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của các
ban, ngành, đoàn thể ở địa phương ( thuận lợi, khó khăn, kết quả, kiến nghị ) :
a/ Thuận lợi :
Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của
các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, nên trong quá trình triển khai các hoạt động
phong trào Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực diễn ra thuận lợi .
b/ Khó khăn :
Do trường ở vùng nông thôn sâu nên có một số điểm quy định đánh giá trong
việc thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” như : Cơ
sở vật chất, điều kiện sân bãi của đơn vị còn nhiều thiếu thốn ( Nhất là các điểm ấp)
nhân dân ở trên một vùng rộng lớn nên công tác triển khai và thực hiện kế hoạch còn
gặp nhiều khó khăn.
Chưa tổ chức cho học sinh đi tham quan các điểm di tích do nguồn vốn còn nhiều
hạn chế.
c/ Kết quả :
Phối hợp với chính quyền xây dựng kế hoạch “ Xây dựng trường học thân
thiện , học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009, 2009 –
2010, 2010 - 2011 và giai đoạn 2008- 2013 cụ thể đạt được như sau:
Trường lớp sạch sẽ, trong lớp có khẩu hiệu, có cờ Tổ Quốc, có ảnh Bác, có nội

qui và ánh sáng đầy đủ .
Sân trường có cây xanh cho bóng mát, trang trí hoa kiểng, băng đá rất đẹp.
Có dàn âm thanh phục vụ các hoạt động tập thể và sinh hoạt dưới cờ.
Có nhà vệ sinh phục vụ cho học sinh trên tất cả các điểm trường đảm bảo nước
và vệ sinh hàng ngày.
Thường xuyên tổ chức các phong trào, các hoạt động vui chơi như tổ chức tết
Trung thu cho học sinh, tổ chức cấm trại , các trò chơi dân gian, thi đấu bóng chuyền
2


nhân ngày 09/01, 08/03, 26/03, tổ chức văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, kể chuyện về
tấm gương dạo đức Hồ chí Minh, Hội thi rung chuông vàng tiếp sức kỳ thi.. .
d/ Đề xuất – Kiến nghị :
Đối với cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cấp Lãnh đạo ngành giáo dục
cần quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa các cơ sở vật chất và tinh thần, đảm bảo môi
trường an toàn lành mạnh cho thế hệ trẻ học tập.
Đối với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cần hợp tác chặt chẽ với nhà trường
và nhân dân để động viên con em học hành.
Đối với nhân dân hãy dồn mọi tình thương yêu vật chất và thời gian cho con em
tự học ở nhà và đến trường học tập .
Đối với mỗi thầy cô giáo hãy thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,
chăm sóc dạy dỗ các em bằng cả tấm lòng thân thiện của mình.
III – KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 5 NỘI DUNG PHONG TRÀO THI
ĐUA :
1 . Xây dựng trường lớp xanh , sạch , đẹp, an toàn :
a ) Trường có khuôn viên hàng rào, cây xanh, hoa kiểng, băng đá được quy
hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp.
b ) Tổng số cây trồng mới ( tính từ tháng 9 / 2008 đên nay ) : 150 cây .
c ) Có công trình vệ sinh xây mới ( tính từ tháng 9 / 2008 đến nay ) : 2 khu.
d ) Trường có nhà vệ sinh dùng cho học sinh và giáo viên riêng biệt và phân

công bảo vệ làm vệ sinh thường xuyên nên đảm bảo sạch sẽ.
e ) Có đủ bàn ghế phù hợp với độ tuổi học sinh ( Ở điểm trung tâm ).
j ) Trường có đủ phòng học, bàn ghế, tường rào, điện sáng, nước sạch, thiết bị
dạy học hiện đại.
g ) Có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục
học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
* Nhận xét, đánh giá :
- Ưu điểm :
Nhìn chung việc Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn đạt tiêu chuẩn.
Đảm bảo tốt vệ sinh trường học: Trường và lớp thường xuyên sạch sẽ; có nhà vệ
sinh được vệ sinh hằng ngày; đủ ánh sáng cho các phòng học.
Chăm sóc và trồng mới cây xanh, vườn hoa, cây bóng mát, góp phần xây dựng
cảnh quan sư phạm, môi trường học tập thân thiện.
Có đủ phòng học bàn ghế, phòng học đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, trang trí hoa lá,
góc truyền thống của lớp rất thẩm mỹ, có các khẩu hiệu trong lớp học, đáp ứng nhu cầu
sử dụng và giáo dục đối với CB – GV và học sinh.
Bước đầu huy động được sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo
dục ngoài nhà trường và trong việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp
như mua băng đá, cây cảnh…
- Hạn chế :
Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” còn gặp nhiều khó khăn như : Cơ sở vật chất của các điểm ấp còn nhiều thiếu
thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”: Như chưa có phòng chức năng, phòng nghỉ cho giáo viên, bàn đúng quy cách,
tường rào...
3


Tồn tại của việc thực hiện phong trào: Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể
còn chậm.

- Giải Pháp :
+ Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn với chính quyền và các ban ngành đoàn
thể để có biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại để phát triển phong trào tốt hơn .
+ Quy hoạch trồng thêm hoa kiểng trong sân trường .
+ Tranh thủ sự đầu tư của trên về cơ sở vật chất ở các điểm ấp.
2 . Dạy học có hiệu quả, phù hợp vối đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em
tự tin trong học tập .
a ) – Số học sinh bỏ học năm học:
+ Năm học 2008 – 2009: có 20 lớp/536 học sinh, cuối năm 536 (tỉ lệ 0%).
+ Năm học 2009– 2010: có 20 lớp/552 học sinh, cuối năm 552(tỉ lệ 0%).
+ Năm học 2010 – 2011: có 20 lớp /562 học sinh.
Tính đến tháng 01/2011 : không có học sinh bỏ học so với đầu năm (tỉ lệ 0%)
b ) Tổng số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác
quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
( tính từ hè 2008 đến tháng 04 năm 2010) : 02 người đạt tỷ lệ 100% .(Riêng 2010-2011
bổ nhiệm mới PHT chưa qua lớp trung cấp lý luận chính trị)
c ) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
đánh giá kết quả học tập của học sinh ( tính từ khi phát động phong trào đến nay ):Tổng
số 26 người, đạt tỷ lệ 100 %.
d ) Số giáo viên chưa đạt trình độ chuyên môn cấp học : Không
g ) Số giáo viên đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh : 24/26 người, đạt tỷ lệ 92,3 %.
f ) Số giáo viên đạt giáo viên giỏi ( GVG ) từ cấp huyện trở lên :
+ Năm học 2008 – 2009: Tổng số 07/26 giáo viên, đạt tỷ lệ : 26,9 %.
+ Năm học 2009 – 2010: Tổng số 06/26 giáo viên, tỉ lệ 23,0%
g ) Số giáo viên đăng ký phấn đấu GVG từ cấp huyện trở lên:
+ Năm học 2009– 2010 :Tổng số 07/26 giáo viên, đạt tỷ lệ : 26,9 %
+ Năm học 2009– 2010 :Tổng số 06/26 giáo viên, đạt tỷ lệ : 23,0 %
h ) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện :
+ Năm học 2008 – 2009 :Tổng số 246 học sinh, đạt tỷ lệ : 45,8 %

+ Năm học 2009 – 2010:Tổng số 257 học sinh, đạt tỷ lệ : 46,5 %
i ) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện học kỳ I năm học 2010 – 2011 :
+ HKI năm học 2010-2011: Tổng số 274 học sinh, đạt tỷ lệ: 48,7 % k ) Tổng số
cán bộ quản lý đã có một số đổi mới trong công tác quản lý : 02 người tỷ lệ 100%
Tổng số giáo viên có một số đổi mới trong dạy học 26 người . tỷ lệ 100%
* Nhận xét, đánh giá :
- Ưu điểm :
- Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em
tự tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo trong nhà trường luôn tích cực phương pháp đổi mới giảng dạy,
từng bước sử dụng các tiết dạy ứng dụng CNTT nhằm khuyến khích sự hứng thú trong
học tập của các em học sinh, cho nên chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học ngày
càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Phấn đấu có số giáo viên giỏi, học
sinh giỏi, học sinh chăm ngoan cao hơn năm trước .
4


- Tất cả CB – GV gương mẫu thực hiện “ Tất cả vì học sinh thân yêu” ; có hành
vi ứng xử, giao tiếp văn hóa trong quan hệ giữa thầy với thầy, giữa trò với trò .
- Hạn chế :
Tuy nhiên có một số học sinh chưa có thói quen tự học, chưa chủ động sáng tạo,
tích cực trong học tập. Đồng thời do ý thức của một số học sinh cũng như phụ huynh
học sinh còn thấp kém nên tỷ lệ HS yếu vẫn còn nhiều.
- Một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật
Các cuộc vận động học sinh ra lớp của các giáo viên cũng như sự quan tâm của
cấp chính quyền ở địa phương được quan tâm nhiều hơn nữa.
Huy động hết số học sinh ra lớp , giảm thiểu thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học,
học yếu kém.
Thầy cô giáo trong nhà trường luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy,
tăng cường các tiết dạy ứng dụng CNTT nhằm khuyến khích sự hứng thú trong học tập

của các em học sinh.
3 . Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh :
a) Đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có
biện pháp giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hằng ngày. Kết quả
không để xảy ra các hiện tượng ứng xử bạo lực, thiếu văn hóa giữa các thành viên trong
nhà trường.
b ) Đã tổ chức tuyên truyền và cho 100% học sinh ký cam kết phòng chống các
tệ nạn xã hội, CB, GV, học sinh không xảy ra vi phạm các tệ nạn xã hội .
+ Năm 2008 – 2009: Tổng số 536 HS, 32 CB- GV- NV đạt tỷ lệ 100 %.
+ Năm 2009 – 2010: Tổng số 552 HS, 32 CB- GV- NV đạt tỷ lệ 100 %.
+ HKI Năm 2010 – 2011: Tổng số 562 HS, 30 CB- GV- NV đạt tỷ lệ 100 %.
c ) Đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục,
rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chống các nạn đuối nước,
thương tích cho học sinh.
d ) Đã tổ chức phổ biến luật giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho 562
đạt tỷ lệ 100 %
* Nhận xét, đánh giá :
- Ưu điểm :
Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh, để các em không bị thương
tích do tai nạn GT, điện, nước và các tai nạn khác. Không có hành vi bạo lực trong
trường học. Không có học sinh vi phạm tệ nạn ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội
khác.
Không có sự phân biệt đối xử trong quan hệ nam nữ, phân biệt giàu nghèo, ….
Giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho học sinh trong giao tiếp.
- Hạn chế :
+ Tuy nhiên ở một số học sinh còn chưa tích cực phối hợp làm việc và sinh hoạt
theo nhóm .
+ Một số học sinh còn chửi thề trong khu vực nhà trường, chưa biết gọi bạn xưng
tôi.
+ Một số giải pháp cụ thể đả thực hiện có kết quả nổi bật .

. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
5


. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn
giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác .
. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa chung sống hòa bình phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội.
4 . Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh :
a ) Có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ
chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả không khí nhà trường luôn vui
tươi, lành mạnh.
b ) Đã đưa thể dục giữa giờ, bước đầu đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt
động cụ thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường.
c ) Có tổ chức Hội thi văn hóa văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho
học sinh vào dịp 22/12, 9/1, 8/3,26/03 1/6…
d ) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân
ca vào trường học
- Thuận lợi :
Được sự quan tâm, hổ trợ phối hợp của các nhà trường và các Ban ngành Đoàn
thể nên việc đưa trò chơi dân gian và tiếng hát dân ca vào trường học được triển khai tốt
hơn, nhiều hơn mỗi khi phát động các phong trào.
- Khó khăn :
+ Tuy nhiên việc thực hiện các phong trào vẫn còn hạn chế bỡi sự phối hợp giữa
các cơ quan chính quyền địa phương còn kém, sự liên kết giữa các đơn vị bạn còn hạn
chế chưa giao lưu thường xuyên mỗi khi tổ chức các hoạt động phong trào.
+ Kinh phí tổ chức còn nhiều hạn hẹp .
+ Qui mô tổ chức nhỏ chưa thực sự thu hút học sinh.
* Nhận xét, đánh giá :

- Ưu điểm :
Đẩy mạnh hoạt động các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong
nhà trường. mỗi lớp đều thực hiện nghiêm túc chế độ hát đầu và giữa giờ, tập thể đầu
buổi học, thể dục giữa giờ…
Mỗi tuần đều tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi tập thể dưới sự quản lý chỉ
đạo của giáo viên tổng phụ trách Đội và các GV chủ nhiệm lớp.
Có tổ chức Hội thi văn hóa văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học
sinh trong các ngày lễ, ngày hội.
Làm tốt công tác quản lý học sinh hằng ngày.
- Hạn chế :
- Sự phối kết hợp các hoạt động phong trào VHVN-TDTT trong nhà trường với
các đơn vị trong cụm chưa được thường xuyên và quan tâm.
Còn thiếu kinh phí để trang bị dụng cụ phục vụ các trò chơi dân gian, văn nghệ.
- Một số giải pháp cụ thể có kết quả nổi bật:
+ Nhà trường đã tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, kể chuyện Bác Hồ
một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh và giáo
viên.
+ Luôn tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực
khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Tạo nguồn kinh phí đủ đáp ứng tổ chức phong trào.
6


5 . Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử , văn hóa, cách mạng ở địa phương.
a . Đã tổ chức giới thiệu tài liệu về các di tích lịch sử của tỉnh thông qua cuốn
lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre, khu căn cứ Cách mạng xã Thạnh Phong …
b . Nhận và chăm sóc đền thờ Liệt sĩ xã: Tổ chức lao động định kỳ mỗi tháng 1
lần.
c . Những điểm nổi bậc về kết quả chăm sóc đền thừo Liệt sĩ xã là đã giáo dục

học sinh đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.
- Những điểm nổi bậc
+ Đã xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Qui hoạch tổng thể về
khuông viên trường lớp.
+ Phát động được phong trào dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
+ Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
+ Đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT, hoạt động ngoại khóa,
hoạt động xã hội trong trường học ….
- Những khó khăn hiện nay :
Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp Ủy Đảng, UBND xã, và các ban ngành
cấp trên về việc đầu tư kinh phí để xây dựng qui hoạch tổng thể về khuông viên trường
lớp, qui hoạch bố tri các công trình phòng học, phòng đa năng cho giai đoạn hiện nay và
định hướng cho những năm tiếp theo. Sự gắn kết GD đạo đức, văn hóa với giáo dục ý
thức công dân, ý thức dân tộc, ý thức thực hiện các hành vi văn hóa cộng đồng ở địa
phương còn hạn chế.
Làm tốt công tác GD truyền thồng dân tộc, truyền thống văn hóa lịch sử cho học
sinh .
Làm cho học sinh có ý thức tham gia các công tác xã hội ở địa phương, thường
xuyên tham gia lao động vệ sinh thôn xóm, chăm sóc và bảo quản khuông viên cơ sở
vật chất nhà trường và các công trình văn hóa ở địa phương.
IV – Kết quả phong trào :
1 . Những tập thể ( trường, tổ , nhóm ) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc
thực hiện các nội dung của phong trào thi đua .
- Nội dung sáng kiến :
+ Ứng dụng CNTT trong dạy học ;
+ Phát động phong trào trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh môi trường trong
tập thể CB-GV-CNV nhà trường và học sinh.
- Kết quả thực hiện sáng kiến
Về thực hiện ứng dụng CNTT: được một số giáo viên thường xuyên áp dụng

trong tiết dạy, có sử dụng bài giảng điện tử.
Về phong trào trồng và chăm sóc cây xanh của cá nhân và của tập thể lớp: Mỗi
lớp trồng một vườn hoa với nhiều chủng loại phong phú, có kế hoạch chăm sóc
thường xuyên.
2 .Những cá nhân ( cán bộ, giáo viên, nhân viên ) tiêu biểu, có nhiều sáng
kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua :
Có 13 cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” được nhà trường tặng giấy khen và đề nghị về trên khen thưởng là 4
giáo viên.
7


3 . Kết quả thực hiện “ 3 đủ” ( đủ ă , đủ mặc, đủ sách vở )
3.1. Trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt xã hội hóa
giáo dục đảm bảo “ 3 đủ” cho 100% học sinh :
+ Năm 2008 – 2009: Tổng số 536 HS, đạt tỷ lệ 100 %.
+ Năm 2009 – 2010: Tổng số 552 HS, đạt tỷ lệ 100 %.
+ HKI Năm 2010 – 2011: Tổng số 562 HS, đạt tỷ lệ 100 %.
3.2. Đã đạt được ở mức độ :
- Không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở.
Mô tả mức độ cụ thể: Vào đầu các năm học nhà trường tiến hành cho học sinh mượn
sách giáo khoa, cấp vở và động viên các em mua thêm vở để phục vụ công tác học tập.
- Có chuyển biến tốt trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu
sách vở, chuyển biến cụ thể là. Được nhà nước cấp thẻ khám chữa bệnh cho con hộ
nghèo, nắm danh sách học sinh con hộ nghèo theo qui định của Nhà nước để hỗ trợ học
bỗng, học phẩm mỗi khi có Mạnh Thường quân đóng góp.
+ Năm 2009 – 2010: có 15 HS được cấp học bỗng 100.000 đồng/ em và.250 em
nhận tập mỗi em 20 quyển.
+ Năm 2010 – 2011: có 25 HS được cấp học phẩm như áo phao, tập sách…
3.3. Giải pháp trong việc đảm bảo thực hiện “ 3 đủ” cụ thể :

Vào đầu các năm học nhà trường tiến hành cho học sinh mượn sách giáo khoa,
cấp vở và động viên các em mua thêm vở để phục vụ công tác học tập.
Lập danh sách HS thuộc diện hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ để đề nghị cấp tiền
hộ nghèo cho đối tượng.
Xét những HS có hoàn cảnh khó khăn để trên cấp học bổng.(Năm 2010-2011 có
5 suất với số tiền 500.000 đồng
4 . Số lượng tài liệu tham khảo về phong trào thi đua “ Xây dựng trường hoc
thân thiên học sinh tích cực” cụ thể :
Nhà trường đã nhận được các văn bản chỉ đạo của các ban ngành cấp trên vê việc
tổ chức thực hiện phong trào “Xây dựng trường hoc thân thiện học sinh tích cực” và
tham khảo các tài liệu về các đơn vị bạn.
V . ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY
DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC Ở ĐƠN VỊ
1 . Kết quả nổi bậc từ khi triển khai thực hiện phong trào thi đua cụ thể :
- Đảm bảo trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Qui hoạch tổng thể về khuông
viên trường lớp.
- Phát động được phong trào dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
của HS, giúp các em tự tin trong học tập và có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các bậc cha mẹ
học sinh.
-Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.
- Đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT, hoạt động ngoại khóa, hoạt
động xã hội trong trường học.
- Thầy, cô giáo trong nhà trường luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy,
tăng cường các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin nhằm khuyến khích sự hứng thú
trong học tập của các em học sinh, cho nên chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học
ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Phấn đấu có số giáo viên giỏi,
học sinh giỏi, học sinh chăm ngoan tăng cao hơn năm học trước.
8



- Tất cả CB-GV gương mẫu thực hiện “ tất cả vì học sinh thân yêu”. Có hành vi
ứng xử, giao tiếp văn hóa trong quan hệ giữa thầy với thầy, giữa trò với trò.
2. Nêu ít nhất 01 sáng kiến đã được thực hiện có hiệu quả nhất:
Hiệu trưởng đã xây dựng được 1 sáng kiến kinh nghiệm với đề tầi: “ Một số biện
pháp thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học
An Điền. Bước đầu mang lại kết quả thiết thực.
3. Nêu những khó khăn đang gặp và hướng giải quyết:
* Khó khăn:
- Chưa có trồng hoa kiểng các điểm trường ấp do địa hình đất đai còn ngập úng
vào mùa mưa, nước mặn vào mùa khô nên việc trồng và chăm sóc cây xanh vẫn chưa
đạt hiệu quả cao.
- Đã có hệ thống công trình vệ sinh nhưng chưa đư vào sử dụng vì chưa kéo được
hệ thống điện.
- Do khó khăn về nguồn kinh phí nên vẫn chưa tổ chức cho học sinh đi tham
quan các khu di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh.
* Hướng giải quyết:
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho Ban lãnh đạo trường, các tổ chuyên môn quản lý,
giúp đỡ học sinh trong học tập, tăng cường bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém.
Tổ chức các hoạt động chuyên đề về vận dụng, ứng dụng đổi mới phương pháp
trong công tác soạn giảng.
Xây dựng các chỉ tiêu cho từng tổ viên để phấn đấu và thực hiện trong từng học
kì, từng tháng và trong từng tuần.
Tổ chức thảo luận và viết sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích về công tác
bồi dưỡng học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; các vấn đề nhằm nâng cao hiệu
quả chất lượng giáo dục.
Chỉ đạo các bộ phận chủ động trong việc phối hợp các tổ chuyên môn, các tổ
chức Đoàn thể trong nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả. Thường
xuyên gần gũi, tâm sự với học sinh, để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng em. Xây
dựng các biện pháp vận động giúp đỡ học sinh, đảm bảo duy trì sỉ số được giao đến cuối

năm.
Tiếp tục thực hiện việc soạn giảng theo phương pháp mới, chắt lọc kiến thức
đảm bảo truyền thụ vững chắc cho học sinh. Nghiên cứu để thực hiện chuyên đề “ đổi
mới phương pháp” phù hợp với trình độ và hoàn cảnh thực tế của học sinh địa phương.
Thực hiện tốt việc dạy hoạt động giáo dục NGLL theo các chủ điểm học sinh để
đạt yêu cầu đề ra, tránh tình trạng đạt kết quả quá thấp. Phải chú ý không để việc đánh
giá cho điểm không đúng thực chất dẫn đến kết quả quá cao không phù hợp với thực tế.
Quản lí, chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, tự làm đồ
dùng dạy học, góp phần dần dần hoàn thiện đầy đủ phương tiện dạy học trong nhà
trường. Bồi dưỡng – Xây dựng và tổ chức tốt việc thi giáo viên giỏi ở trường để làm nền
tảng cho đội ngũ phấn đấu, dự thi vòng huyện đạt và nâng cao trình độ tay nghề.
Sắp xếp tổ chức bố trí sử dụng đội ngũ có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn
nghiệp vụ: Bố trí phân công giảng dạy đúng sở trường của từng giáo viên, phân công
giảng dạy hợp lý phù hợp với nhu cầu và năng lực công tác của giáo viên.
Chỉ đạo công tác xây dựng các tiêu chí về đánh giá chất lượng trình đô nghiệp vụ
tay nghề. Phân loại trình độ đội ngũ, hướng đào tạo bổi dưỡng cán bộ chủ chốt, cán bộ
9


nguồn cho đơn vị. Bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm: tư thế tác phong trong bục
giảng, kỹ năng nói, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục.
Bồi dưỡng kiến thức nề nhận thức chính trị, về nhận thức quan điểm đường lối
giáo dục; về phẩm chất đạo đức nhà giáo. Kiến thức về ứng dụng, sử dụng công nghệ
thông tin, ngôn ngữ trình độ giao tiếp cơ bản về Tiếng anh và Tin học.
Thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh, trật tự cơ quan đơn vị. Nêu cao tinh thần
cảnh giác cách mạng bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, chống các hiện tượng tiêu cực xâm
nhập vào trường học.
4. Những kiến nghị đề xuất.
- Đảng ủy, UBND cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Lãnh đạo ngành cần sớm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho các
điểm ấp tránh phân biệt đối xử.
- Cấp kinh phí phục vụ cho việc thực hiện phong trào.
- Nhà trường cần thực hiện tốt hơn nữa những công việc trong phạm vi mà cấp
trên giao.
Trên đây là báo cáo kết quả 3 năm thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường Tiểu học An Điền. Trong quá trình
xây dựng và thực hiện nội dung phong trào thi đua, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
và hạn chế, song để từng bước hoàn thiện và thực hiện tốt phong trào thi đua này trong
giai đoạn 2008-2013, nhà trường sẽ khắc phục những tồn tại, những mặt chưa thực hiện
tốt và mong mỏi có sự giúp sức của các cấp, các ngành nhằm đạt được những hiệu quả
cao nhất từ phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
BAN CHỈ ĐẠO PTTĐ XÂY DỰNG THTT, HSTC
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
* Nơi nhận:
- PGD-ĐT Thạnh Phú; (để báo cáo)
- UBND xã; (để báo cáo)
- BCĐ của trường;
- Lưu VT.

Phạm Thành Được

10



×