Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN: NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.33 KB, 164 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA
MÔN: NGỮ VĂN
(Lưu hành nội bộ)
Nhằm nâng cao chất lượng công tác ôn tập, giúp học sinh tham dự thi kì thi
THPT quốc gia năm 2015 và các năm tiếp theo đạt hiệu quả, đặc biệt đối với học sinh
chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo xây dựng
chương trình và tài liệu ôn tập dành cho giáo viên và học sinh. Để đảm bảo khai thác,
sử dụng tài liệu đó đạt hiệu quả, cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh cần lưu ý một số
nội dung sau:
1. Đối với cán bộ quản lí
- Tổ chức rà soát chất lượng thực của học sinh lớp 12 để phân loại đối tượng học
sinh theo trình độ nhận thức, bàn giao chất lượng cho giáo viên phụ trách; chỉ đạo
tổ/nhóm bộ môn và giáo viên trực tiếp ôn tập, trên cơ sở khung chương trình và tài liệu
ôn tập thi kì thi THPT quốc gia của Sở GD&ĐT xây dựng chương trình và nội dung ôn
tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức tốt công
tác ôn tập.
- Quản lí chặt chẽ công tác dạy ôn tập của giáo viên và học sinh: hồ sơ sổ sách, kế
hoạch dạy ôn tập của nhà trường, nội dung, chương trình ôn tập, bài soạn của giáo viên
(có phê duyệt của tổ trưởng/trưởng nhóm bộ môn theo từng chuyên đề), tài liệu ôn tập
của học sinh, tỉ lệ chuyên cần, công tác thu chi và việc thực hiện kế hoạch ôn tập đã đề
ra.
- Sắp xếp thời khóa biểu đảm bảo hợp lí, không gây quá tải đối với học sinh trong
từng buổi học.
- Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên trực tiếp ôn tập thường xuyên kiểm
tra sự tiến bộ của học sinh sau mỗi nội dung hoặc chuyên đề. Việc ra đề kiểm tra đánh
giá sự tiến bộ của học sinh phải được thực hiện theo nguyên tắc giáo viên trực tiếp
giảng dạy không ra đề và chấm bài của học sinh mình giảng dạy. Căn cứ kết quả khảo
sát, hiệu trưởng tư vấn, đề nghị giáo viên kịp thời điều chỉnh PPDH, nội dung giảng dạy
cho phù hợp, cùng giáo viên tháo gỡ khó khăn nảy sinh trong quá trình ôn tập.
- Khuyến khích các trường định kì tổ chức lấy ý kiến của học sinh đối với các giáo
viên trực tiếp dạy ôn tập về: chương trình, nội dung, tài liệu, PPDH, … để kịp thời có


các điều chỉnh cần thiết, đảm bảo hiệu quả ôn tập.
- Triển khai tài liệu ôn tập do tổ/nhóm bộ môn xây dựng dựa trên bộ tài liệu của
Sở GD&ĐT, đến 100% học sinh lớp 12 (khuyến khích học sinh tự in tài liệu từ ngân
hàng tài liệu của nhà trường).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra
công tác ôn tập của nhà trường.
2. Đối với giáo viên

1


- Căn cứ kết quả khảo sát chất lượng của học sinh và sự trợ giúp của tổ/nhóm bộ
môn trên cơ sở khung chương trình và tài liệu ôn tập thi kỳ thi THPT quốc gia của Sở
GD&ĐT, xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch ôn tập chi tiết phù hợp với từng
nhóm đối tượng học sinh, trình hiệu trưởng phê duyệt.
- Tổ chức ôn tập theo đúng chương trình, nội dung, kế hoạch đã xây dựng và được
hiệu trưởng phê duyệt.
- Trước khi lên lớp phải có bài soạn. Bài soạn phải thể hiện rõ các nội dung: yêu
cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng; chuẩn bị của giáo viên và học sinh; phương
pháp dạy học (tiến trình lên lớp của giáo viên và hình thức tổ chức hoạt động học của
học sinh; dự kiến chia nội dung của từng chuyên đề theo từng tiết dạy trong đó có nội
dung dạy trên lớp, có nội dung giao cho học sinh làm ở nhà; bài soạn có thể soạn theo
từng chủ đề hoặc theo từng buổi dạy hoặc theo từng tiết học.
- Thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài nhà
trường để nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác ôn tập học
sinh dự kì thi THPT quốc gia.
- Ngoài ra, giáo viên trực tiếp giảng dạy cần tích cực tư vấn cho học sinh trong
việc chọn môn thi tự chọn; lựa chọn cụm thi (do các trường Đại học chủ trì hay Sở
GD&ĐT chủ trì) cho phù hợp với nguyện vọng, trình độ, năng lực đích thực của cá
nhân và điều kiện của gia đình.

- Giáo viên phải sử dụng PPDH phù hợp với từng đối tượng học sinh, sử dụng linh
hoạt các kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động học của học sinh tránh
nhàm chán, nặng nề về tâm lí cho học sinh. Cần có các biện pháp động viên, khích lệ sự
cố gắng và tiến bộ của học sinh.
- Giáo viên giao và hướng dẫn học sinh câu hỏi hoặc đề bài ôn luyện ở nhà, đồng
thời yêu cầu học sinh chuẩn bị bài của buổi học tiếp theo; chỉ giải thích các vấn đề
trọng tâm hoặc các nội dung mà học sinh chưa hiểu rõ; chú trọng hướng dẫn cách làm
bài thi cho học sinh theo các câu hỏi, đề thi trong tài liệu ôn tập.
- Giáo viên cần trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để làm bài đọc - hiểu
văn bản, nghị luận xã hội và nghị luận văn học theo nội dung định hướng của tài liệu.
Tùy vào mức độ nhận thức của học sinh mà giáo viên có thể mở rộng hoặc nâng cao
vấn đề nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức bộ môn phục vụ cho việc làm bài đạt
hiệu quả.
- Đối với phần nghị luận Văn học, giáo viên cần ôn tập cho học sinh các kiến thức
cơ bản có trong chương trình, sách giáo khoa, kể cả các bài đọc thêm. Đối với phần đọc
- hiểu, giáo viên cần trang bị cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về
các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn học,...
- Định kì kiểm tra, đánh giá, động viên sự tiến bộ của học sinh trong quá trình ôn
tập (kết quả kịp thời báo cáo cho BGH và thông báo tới gia đình học sinh), từ đó có
điều chỉnh kịp thời chương trình, nội dung, phương pháp ôn tập, phù hợp với tâm lí, khả
năng nhận thức của học sinh.
2


3. Đối với học sinh
- Trên cơ sở tư vấn của thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, của nhà trường, năng lực
bản thân và điều kiện của gia đình,... để lựa chọn môn thi tự chọn, lựa chọn cụm thi tại
các trường đại học hoặc cụm thi tại địa phương cho phù hợp.
- 100% học sinh đều có tài liệu ôn tập (khuyến khích học sinh tự in tài liệu từ ngân
hàng tài liệu của nhà trường) để có tài liệu ôn tập trên lớp và tự ôn tập, tự luyện theo

các câu hỏi, đề kiểm tra trên cơ sở hướng dẫn của các thầy cô giáo.
- Bố trí thời gian học, ôn tập hợp lí ở tất cả các môn, ưu tiên đối với các môn thi kì
thi THPT quốc gia.

3


KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP

TT

Chuyên đề

Nội dung kiến thức, kĩ năng

PHẦN I: ĐỌC HIỂU
1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
1

Kĩ năng đọc hiểu

2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...
2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...

2

Nội dung kiến thức


3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ
thuật khác
4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong
cách ngôn ngữ.
5. Những phương thức biểu đạt trong văn nghị
luận.

PHẦN II: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo
Nghị luận về một tư lí
tưởng đạo lí
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về tư
tưởng đạo lí

2

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng
Nghị luận về một đời sống
hiện tượng đời sồng 2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về hiện
tượng đời sống

3

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt
Nghị luận về vấn đề ra trong tác phẩm
xã hội đặt ra trong
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận xã hội

tác phẩm
đặt ra trong tác phẩm

PHẦN III: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

1

Nghị luận về bài
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Bài
thơ, đoạn thơ
thơ, đoạn thơ trong chương trình THPT
4

Thời lượng


2

3

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm,
Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi
tác phẩm, đoạn trích
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Tác
văn xuôi
phẩm, đoạn trích trong chương trình THPT
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm
Nghị luận về một kịch, kí; đoạn trích kịch, kí
tác phẩm kịch, kí; 2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về Tác

đoạn trích kịch, kí
phẩm, đoạn trích Kịch, kí trong chương trình
THPT

4

1. Kĩ năng làm bài nghị luận về ý kiến bàn về văn
Nghị luận về ý kiến học
bàn về văn học
2. Luyện tập làm bài nghị luận ý kiến bàn về văn
học

5

Kiểu bài so sánh 1. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh văn học
văn học
2. Những vấn đề so sánh trong văn học

PHẦN IV: ĐỀ THI THAM KHẢO

ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
I. Kĩ năng đọc hiểu
1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
+ Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào
chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học). Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề
nhỏ để xây dựng câu hỏi/ bài tập.
+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được

trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý
kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập.
+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô
tả mức độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu vận dụng - vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận
dụng cao chính là học sinh đã có được những năng lực cần thiết theo chủ đề.
Các bậc nhận thức

Động từ mô tả

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài - (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh
liệu được học tập trước đó như các sự dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …
kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy
5


trình.
Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, - (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước
nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, tính, giải thích, mở rộng, khái quát, cho ví
nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư dụ, dự đoán, tóm tắt.
liệu
Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các - (Hãy) xác định, khám phám tính toán,
tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc sửa đổi, dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập
để giải quyết các bài tập.
liên hệ, chứng mính, giải quyết.
- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy
luận, tách biệt, chia nhỏ ra…
Vận dụng cao:

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại,
Khả năng đặt các thành phần với nhau để thiết kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp

tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới, xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết
hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng lại, kể lại.
tạo.
- (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận
Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của thỏa thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân
biệt, giải thích, đưa ra nhận định.
tư liệu theo một mục đích nhất định.
+ Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công
cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng
chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ
trên. Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để
học sinh được trải nghiệm theo bài học.
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
(Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 theo định hướng năng lực)
Nhận biết

Vận dụng

Thông hiểu

- Nêu thông tin về tác - Lý giải được mối
giả, tác phẩm, hoàn quan hệ, ảnh hưởng
cảnh sáng tác, thể loại của hoàn cảnh sáng
tác với việc xây
dựng cốt truyện và
thể hiện nội dung, tư
tưởng của tác phẩm

Cấp độ thấp


Cấp độ cao

- Vận dụng hiểu
biết về tác giả,
tác phẩm để viết
đoạn văn giới
thiệu về tác giả,
tác phẩm

- So sánh các
phương diện nội
dung nghệ thuật
giữa các tác phẩm
cùng đề tài, hoặc
thể loại, phong
cách tác giả.

- Khái quát được
đặc điểm phong
cách của tác giả
từ tác phẩm

- Trình bày những
kiến giải riêng,
phát hiện sáng tạo
về văn bản.

- Hiểu, lý giải ý
nghĩa nhan đề
- Nhận diện được

ngôi kể, trình tự kể

-

Nắm

được

- Phân tích giọng kể,
ngôi kể đối với việc
thể hiện nội dung tư
tưởng của tác phẩm.

cốt - Lý giải sự phát - Khái quát các - Biết tự đọc và
6


truyện, nhận ra đề tài, triển của cốt truyện, đặc điểm của thể khám phá các giá
cảm hứng chủ đạo
sự kiện, mối quan hệ loại từ tác phẩm
trị của một văn
giữa các sự kiện
bản mới cùng thể
loại
- Liệt kê/chỉ ra/gọi tên
hệ thống nhân vật
(xác định nhân vật
trung tâm, nhân vật
chính, phụ)


- Giải thích, phân - Trình bày cảm
tích đặc điểm, ngoại nhận về tác phẩm
hình, tính cách, số
phận nhân vật.
- Đánh giá khái quát
về nhân vật

- Phát hiện, nêu tình - Hiểu, phân tích
huống truyện
được ý nghĩa của
tình huống truyện

- Vận dụng tri
thức đọc – hiểu
văn bản để tạo lập
văn bản theo yêu
cầu.
- Đưa ra những ý
kiến quan điểm
riêng về tác phẩm,
vận dụng vào tình
huống, bối cảnh
thực để nâng cao
giá trị sống cho
bản thân

Thuyết minh về
tác phẩm

- Chuyển thể văn

bản (vẽ tranh,
đóng kịch...)
- Nghiên cứu
khoa học, dự án.

- Chỉ ra/kể tên/ liệt kê
được các chi tiết nghệ
thuật đặc sắc của mỗi
tác phẩm/đoạn trích
và các đặc điểm nghệ
thuật của thể loại
truyện.

- Lý giải được ý
nghĩa và tác dụng
của các từ ngữ, hình
ảnh, chi tiết nghệ
thuật, câu văn, các
biện pháp tu từ...

CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG

BÀI TẬP THỰC HÀNH

- Trắc nghiệm khách quan

- Trình bày miệng, thuyết trình

- Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, nhận xét, - So sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ
phát hiện, đánh giá...)

đề
- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm - Đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo,
nhận, kiến giải riêng của cá nhân...)
trao đổi thảo luận
- Phiếu quan sát làm việc nhóm, tao đổi, thảo - Nghiên cứu khoa học...
luận về các giá trị của tác phẩm
2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép
tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và
các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm
7


bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc
biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế,
cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.
Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm
chứa nhiều ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người
đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ
chỉ có thể biểu đạt khái quát. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra
những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lô gic bên trong của chúng.
Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải
phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư
tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học thường không trực tiếp nói ra bằng
lời. Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư
tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.
Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái
tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung
động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với

các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi
đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.
3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản.
2. Các thao tác, phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
3. Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
+ Chữ viết, ngữ âm.
+ Từ ngữ
+ Cú pháp
+ Các biện pháp tu từ.
+ Bố cục.
II. Nội dung kiến thức
1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...
1.1. Các lớp từ
a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.
- Từ đơn:
+ Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.
- Từ ghép:
+ Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ
với nhau về nghĩa.
+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính
chất trạng thái của sự vật.
8


- Từ láy:
+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Vai trò: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác

dụng gợi hình gợi cảm.
b. Từ xét về nguồn gốc
- Từ mượn: gồm từ Hán Việt ( là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của
người Việt )và từ mượn các nước khác ( ấn Âu ).
- Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ toàn
dân tương ứng ).
- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
c. Từ xét về nghĩa
- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị.
- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển
nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
* Các loại từ xét về nghĩa:
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.
- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái
quát hơn ) hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác.
* Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:
- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.
1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ
- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ người ta có thể gán
thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn
đạt của ngôn ngữ.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ yếu
là từ Hán Việt ) để làm tăng số lượng từ.
- Các cách phát triển và mở rộng vốn từ:

+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét
nghĩa mới hoàn toàn, ví dụ như: kinh tế tri thức, điên thoại di động, công viên nước...
+ Mượn từ của tiếng nước ngoài:
1.3. Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ
trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao.
1.4. Phân loại từ tiếng Việt
9


- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ trong câu.
- Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường dùng
làm vị ngữ trong câu.
- Tính từ: là những từ chỉ đắc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái, có
thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến
trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật
trong không gian hoặc thời gian.
- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so
sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.
- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc
biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng
để gọi, đáp.
- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...
2.1. Câu và các thành phần câu
a. Các thành phần câu

- Thành phần chính:
+ Chủ ngữ:
Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng cso hành động
đặmc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.
Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị trí
trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi là
một động từ hoặc 1 tính từ.
+ Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ
quan hệ thời gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào..
- Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian ,nơi chốn, nguyên
nhân, mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự
việc của câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:
Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc
được nói đến trong câu
Phần phụ cảm thán: được dùgn để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn,
mừng, giận...).
Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính
của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đáu gạch ngang, hai dấu phẩy,
10


hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành
phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Thành phần gọi đáp: được dùng để toạ lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói
đến trong câu.
2.2. Phân loại câu
a. Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép.

b. Câu phân loại theo mục đích nói
Các kiểu câu
Câu trần thuật

Câu nghi vấn

Khái niệm

Ví dụ

được dùng để miêu tả, kể, nhận - Sau cơn mưa rào, lúa vươn lên
xét sự vật. Cuối câu trần thuật bát ngát một màu xanh mỡ
người viết đặt dấu chấm.
màng.
được dùng trước hết với mục
đích nêu lên điều chưa rõ (chưa
biết còn hoài nghi) và cần được
giải đáp. Cuối câu nghi vấn,
người viết dùng dấu chấm ?

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre
xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre
ơi?

Câu cầu khiến


Câu cảm thán

Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu,
đề nghị, khuyên bảo...đối với
người tiếp nhận lời. Câu cầu
khiến thường được dùng như
những từ ngữ: hãy, đừng, chớ,
thôi, nào....Cuối câu cầu khiến
người viết đặt dấu chấm hay dấu
chấm than.

- Hãy đóng cửa lại.
- Không được hút thuốc lá ở
những nơi công cộng
- Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh

Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm
xúc của người nói ...

3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được
dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo nét
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.
- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng
để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.

11


- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
tránh gây cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Liệt kê: là cchs sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả
được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ 9 hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây xúc
động mạnh.
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí
dỏm, hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ
4.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính
chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Phân loại: VB nói; VB viết
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
4.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản
thuộc lĩnh vực văn chương.
- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.
4.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí,
thông báo tin tức thời sự
- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.
4.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng

bỏng của đời sống, chính trị - xã hội.
- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...
- Đặc điểm:
+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
+ Tính chặt chẽ trong lập luận
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ
4.5. Phong cách ngôn ngữ khoa hoc
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Phân loại:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu
+ Văn bản khoa học giáo khoa
12


+ Văn bản khoa học phổ cập
- Đặc điểm:
+ Tính khái quát, trừu tượng
+ Tính lí trí, logic
+ Tính khách quan, phi cá thể.
4.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Phân loại:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản hội nghị
+ Văn bản thủ tục hành chính
- Đặc điểm:
+ Tính khuôn mẫu
+ Tính minh xác

+ Tính công vụ
5. Các kiểu văn bản
Kiểu văn
bản

Phương thức biểu đạt

Ví dụ

- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan - Bản tin báo chí
Văn bản tự hệ nhân quả dẫn đến kết quả.
- Bản tường thuật, tường trình
sự
- Múc đích: biểu hiện con người, quy luật - Tác phẩm văn học nghệ
đời sống, bày tỏ thái độ.
thuật (truyện, tiểu thuyết)
- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, - Văn tả cảnh, tả người, vật...
Văn
bản hiện tượng, giúp con người cảm nhận và
- Đoạn văn miêu tả trong tác
miêu tả
hiểu được chúng.
phẩm tự sự.
Văn
cảm

- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, - Điện mừng, thăm hỏi, chia
biểu cảm xúc của con người trước những vấn buồn
đề tự nhiên, xã hội, sự vật...
- Tác phẩm văn học: thơ trữ

tình, tuỳ bút.

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên - Thuyết minh sản phẩm
nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự - Giới thiệu di tích, thắng
Văn thuyết vật hiện tượng, để người đọc có tri thức
cảnh, nhân vật
minh
và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Trình bày tri thức và
phương pháp trong khoa học.
Văn

bản - Trình bày tư tưởng, chủ trương quan - Cáo, hịch, chiếu, biểu.
13


nghị luận

điểm của con người đối với tự nhiên, xã - Xã luận, bình luận, lời kêu
hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập gọi.
luận thuyết phục.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về một vấn đề
trính trị, xã hội, văn hoá.

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách - Đơn từ
Văn
bản nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng - Báo cáo
điều hành
của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản

- Đề nghị.
lí.
PHẦN II: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Bước 1: Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (Lí tưởng (lẽ sống); Cách
sống; Hoạt động sống; Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha
con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan
hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…) ? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan
hệ giữa các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải
thích, chứng minh, bình luận…).
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ
yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý
* Mở bài:
Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
* Thân bài:
Cần trình bày các ý chính sau:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:
Lí giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp,
nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn
luận đề được đưa ra nhằm xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng
nhằm chống tránh cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của
thao tác giải thích là rút ra được ý nghĩa của luận đề.
- Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể
+ Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lí lẽ.
+ Tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà

còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất
+ Lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong
phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn
14


diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát
với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lí lẽ phân tích - chỉ ra
những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lí
lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành 1 hệ thống mạch lạc và chặt chẽ:
theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong
hoặc ngược lại... miễn sao hợp logic.
- Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): phải bày tỏ thái độ, để khách quan và
tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn.
- Bày tỏ thái độ: có 3 khả năng.
+ Hoàn toàn nhất trí.
+ Chỉ nhất trí 1 phần (có giới hạn, có điều kiện).
+ Không chấp nhận (bác bỏ).
- Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn
diện hơn, triệt để hơn.
* Kết bài:
- Liên hệ thực tế bản thân.
- Rút ra bài học cho bản thân bài học nhận thức và hành động.
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng
(theo dàn ý)
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân
phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải
thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho
ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
Đề số 1:
Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ: “Đừng sống theo điều
ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể ”. (Bài viết khoảng 600 từ).
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: con người cần chọn cách sống thực tế, phù hợp với khả
năng của mình, để không rơi vào viễn vông.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu câu ngạn ngữ: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo
điều ta có thể ”.
b. Thân bài:
* Giải thích:
15


- “ Điều ta ước muốn” là những khát vọng, ước mơ của con người.
- “ Điều ta có thể” là những gì nằm trong khả năng của bản thân.
- Ý nghĩa của câu ngạn ngữ: Con người cần chọn cách sống thực tế, phù hợp với
khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông.
* Phân tích, chứng minh:
- Câu nói nêu ra một quan niệm sống tích cực đem lại niềm vui, niềm tin cho
con người.
- Nếu “ước muốn” quá cao xa, không phù hợp với khả năng của bản thân thì
việc làm không có kết quả. Từ đó, con người sẽ chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Sống theo những điều làm được trong khả năng của mình thì công việc có kết
quả. Vì vậy, con người sẽ có niềm tin, phát huy năng lực đóng góp cho xã hội.

(Đưa dẫn chứng chứng minh).
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
- Khẳng định câu nói hoàn toàn đúng.
- Nêu ý nghĩa của câu nói.
+ Ước mơ có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
+ Mơ ước, khát vọng tạo động lực cho con người phấn đấu vươn lên trong học
tập và lao động.
+ Sống không có mơ ước, luôn vừa lòng với thực tại thì cuộc sống trở nên trì trệ.
=> câu ngạn ngữ: Là bài học cho con người trong cách chọn cách sống:biết ước
mơ nhưng cần thực tế, phù hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông.
c. Kết bài:
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức, hành động: Sống tích cục, phải có
ước mơ cao đẹp và ước mơ phải phù hợp với năng lực của bản thân.
Đề số 2:
Suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm của Éuripides: “Duy chỉ có gia đình, người
ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”.
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: Bàn về câu nói của Éuripides: đề cao vai trò, tầm quan
trọng của gia đình đối với mỗi con người trong cuộc sống.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu câu của Éuripides: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn
nương thân để chống lại những tai ương của số phận”.
b. Thân bài:
* Giải thích câu nói
16



- “Gia đình”: tổ ấm của mỗi con người, nơi mỗi con người được sinh ra, được
nuôi dưỡng và lớn lên; “Chốn nương thân”: nơi che chở tin cậy, chỗ dựa vững chắc.
- “Tai ương của số phận”: những bất hạnh, rủi ro gặp phải trong cuộc đời; “Duy
chỉ có ...mới... ” : nhấn mạnh tính duy nhất.
--> Câu nói khẳng định giá trị, tầm quan trọng của gia đình với mỗi người: là chỗ
dựa, điểm tựa duy nhất để chống lại những bất hạnh, rủi ro gặp phải trên đường đời.
* Phân tích, chứng minh
- Câu nói có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắc nhở thấm thía về ý nghĩa, giá trị to lớn
của gia đình đối với mỗi người. Bởi vì:
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của mỗi người. Nơi đó ta được nuôi dưỡng, chở
che, bao bọc, được đón nhận tình yêu thương thiêng liêng vô bờ bến của những người
thân, những người ruột thịt.
+ Truyền thống, lối sống và sự giáo dục của gia đình là môi trường hình thành
nhân cách, phẩm chất cho mỗi con người - những hành trang cần thiết khi đối mặt với
thử thách trên đường đời; Gia đình còn là nền tảng, là bệ phóng cho mỗi con người đến
với những thành công sau này (điều kiện kinh tế, mối quan hệ xã hội... của gia đình …).
+ Gia đình còn là hậu phương, là chỗ dựa tinh thần vững chắc: nâng đỡ khi
chúng ta vấp ngã, tiếp thêm sức mạnh khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại, an ủi, chia sẻ
khi chúng ta đau buồn (d/c)
- Gia đình không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đời mỗi người mà còn có vai
trò quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội (gia đình là tế bào của xã hội)
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
- Câu nói đúng; ý nghĩa của câu nói: Nhắc nhở con người cần biết quý trọng gia
đình. Phê phán những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình (sống
thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến những người thân, chà đạp lên những giá trị truyền
thống của gia đình...).
- Ý kiến của Éuripides đã tuyệt đối hóa vai trò của gia đình đối với mỗi người,
song trong thực tế:
+ Ngoài gia đình, mỗi người còn có những điểm tựa khác để vượt qua những khó
khăn, thử thách như: bạn bè, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp...

+ Những người không có được điểm tựa gia đình vững chắc vẫn biết vươn lên,
trưởng thành, trở thành người có ích.
c. Kết bài:
- Yêu quý, trân trọng gia đình, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình đối
với mỗi người và xã hội.
- Bằng những việc làm cụ thể góp phần xây dựng gia đình của mình hạnh phúc,
bền vững, giàu mạnh; vận động những người xung quanh cùng chung tay xây dựng gia
đình vì một xã hội tốt đẹp.
Đề số 3:
“Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”
(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)
Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên.
17


Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu
biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu câu nói: “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”.
b. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình
Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời
Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác
- Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc

quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.
* Phân tích, chứng minh:
- Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn,
thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống
tốt đẹp (dẫn chứng, phân tích).
- Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống
giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (dẫn chứng, phân tích).
- Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh
thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (dẫn chứng, phân tích).
- Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi
dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (dẫn chứng, phân tích).
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
- Câu nói đúng. Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân
cách của mỗi người.
- Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân
không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại.
- Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa
với mình và mọi người.
=> Ý nghĩa của câu nói: Câu nói có tác dụng gợi mở, nhắc nhở mọi người phải
luôn chú ý hoàn thiện bản thân
c. Kết bài:
Liên hệ thực tế bản thân về ý thức tu dưỡng, hành động: Phải biết nuôi dưỡng và
bồi đắp tâm hồn mình để tâm hồn trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn bằng sự lạc quan, sẻ
chia và độ lượng với mọi người....
Đề số 4:
18


Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống sau đây của Ra-bin-đra-nát Ta-go:
“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương

Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”.
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: bàn về thái độ sống, cách sống để đối mặt với “nỗi đau
thương”.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu quan niệm sống của Ra-bin-đra-nát Ta-go:
“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương
Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”.
b. Thân bài:
* Giải thích câu nói
- Cuộc đời không phải chỉ có hoa hồng, thảm nhung, ánh sáng nó còn có những
vực sâu, bóng tối. Cho nên, trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối mặt với nỗi đau
thương mà cõi đời đem đến cho tâm hồn, trái tim mình; đó có thể là sự thất vọng, nỗi buồn
thương,... Cuộc sống mang đến cho ta rất nhiều áp lực: công việc, sự nghiệp, gia đình, mối
quan hệ đồng nghiệp, họ hàng,... “đôi khi cuộc sống trở nên không chịu đựng nổi”.
- Muốn sống có ý nghĩa, ta phải đáp lại những “nỗi đau thương” mà đời đem đến
bằng “lời ca tiếng hát” tức là phải có thái độ sống lạc quan; yêu đời, sống bằng cả trái
tim, tấm lòng.
--> Trước những đau buồn, bất hạnh mà cuộc đời mang lại, ta cần sống lạc quan,
yêu đời, sống chân thành và hết mình để sự sống thêm ý nghĩa, đẹp tươi.
* Phân tích, chứng minh:
Lí giải vì sao “cõi đời hôn lên hồn ta nỗi đau thương” mà ta phải “đáp lại bằng
lời ca tiếng hát”?
- Nếu con người nhanh chóng gục ngã trước những nỗi đau thương thì con người
sẽ không tồn tại được, không thể sống một cách có ý nghĩa; khi đó ta chỉ như một kẻ
hèn nhát, yếu đuối, bị động, buông xuôi trên dòng đời và tất yếu bị huỷ diệt. (dẫn chứng
chứng minh)

- Khi ta đáp lại bằng “lời ca tiếng hát”, ta sẽ có đủ tự tin, ý chí, nghị lực để vượt
qua sóng gió cuộc đời, bởi tinh thần lạc quan, tình yêu cuộc sống là những năng lượng
tinh thần vô giá, có sức mạnh diệu kì giúp con người thoát khỏi những bế tắc, khủng
hoảng trong cuộc sống. (dẫn chứng chứng minh)
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề):
- Đây là một quan niệm sống tích cực, một thái độ sống khỏe khoắn, một cách
sống đúng đắn đem lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc.
- Phê phán những người bi quan, yếu đuối, thiếu bản lĩnh đã nhanh chóng bị
sóng gió cuộc đời quật ngã, không thể đứng dậy sau thất bại, đau khổ.
19


- Sống lạc quan song không nên huyễn hoặc, ảo tưởng.
=> ý nghĩa của câu nói: Câu nói có tác dụng nhắc nhở mọi người cần có thái độ
sống, cách sống tích cực khi đối mặt với “nỗi đau thương”.
c. Kết bài:
Liên hệ bản thân, rút ra bài học
II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bước 1: Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng
tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội
lên án, phê phán.) ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa
các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về phương pháp : Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ?
(giải thích, chứng minh, bình luận…)
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ
yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
b. Thân bài:
- Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
- Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng
các thao tác phân tích, chứng minh
- Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là
hiện tượng tiêu cực)
- Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu
hiện tượng tiêu cực)
c. Kết bài
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng
(theo dàn ý)
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân
phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải
thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho
ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
20


2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
Đề số 1:
Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:
"Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có "khuôn mặt ưa nhìn" đã phô
ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ..."
(Theo Nỗi sợ hãi không muốn "học làm người" - Mục Góc nhìn của

nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013)
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: Bàn về hiện tượng một thiếu nữ...cho cả thế giới "chiêm
ngưỡng" -> Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền
thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,...
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
- Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền
thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,...
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân
tích, chứng minh
- Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành
động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí…
không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông).
- Nguyên nhân:
+ Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường.
Những ảnh hưởng của phim ảnh, intrernet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm
nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,...
+ Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường
giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn
thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa.
* Hậu quả của hiện tượng:
+ Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá
trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác động
không tốt đến giới trẻ

+ Bản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận
xã hội...
* Giải pháp khắc phục:

21


+ Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường
xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ
gìn truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".
+ Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình
và nhà trường phải nghiêm khác, nhắc nhở,...
(Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh)
c. Kết bài:
Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp nững giá trị đạo
đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
- Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn
hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.
Đề số 2:
"Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của
những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt"
(M.L.King)
Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý
kiến trên.
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: Bàn về sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của
kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những
việc làm của kẻ xấu-bệnh cô cảm.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần bàn:
Sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc
những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu và căn
bệnh cô cảm.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại
người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều
đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
- Sự im lặng của người tốt là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình
thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng -> bệnh vô cảm
-> Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã
hội hiện nay. Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của
kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những
việc làm của kẻ xấu.
22


* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân
tích, chứng minh
- Thực trạng: hiện tượng khá phổ biến trong xã hội
+ lời nói, hành động của những kẻ xấu (d/c)
+ sự im lặng đáng sợ của những người tốt - bệnh thờ ơ, vô cảm
- Nguyên nhân của hiện tượng:
+ Những kẻ xấu, những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn
mực đạo đức xã hội chỉ mong vụ lợi cho bản thân, không nghĩ đến người khác, không
quan tâm tới tập thể ( d/c)

- Trước những bất công, vô lí, điều xấu xa đang xảy ra, trước nỗi đau của người
khác… người vô cảm không có phản ứng gì bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không
dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Tại sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
* Hậu quả của hiện tượng:
- Lời nói, hành dộng của kẻ xấu, sự thờ ơ vô cảm làm cho xã hội trở nên bất ổn,
con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp (d/c)
* Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên …cần thường
xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp
+ Cần phê phán quyết liệt và nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân có hành vi
xấu, vô cảm
c. Kết bài:
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.
Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác, không có thái độ sống thờ ơ, vô cảm
- Ủng hộ việc làm của những người tốt, có ý thức bảo vệ người khác để xã hội
ngày một tốt đẹp hơn.
Đề số 3:
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn
thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “ Nhưng mình hứa sẽ
mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa:“Gửi mail
nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung
dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy
bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của
học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.
(Trích Ngôn ngữ chat - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng
tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,…
như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ ý kiến

của mình về việc này.
Phân tích đề
23


- Yêu cầu về nội dung: Bàn về thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là
“ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,…
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
- Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @.... là tên gọi
chung của hình thức chữ viết dùng để tán gẩu trên mạng thông qua máy vi tính hoặc
điện thoại di động.
- Do sử dụng bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất
tiện khi viết tiếng Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một sáng kiến
viết tắt một cách tùy tiện cho nhanh.
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân
tích, chứng minh
- Thực trạng :
+ Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính, nay lan dần sang
các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản khác nhau trong sinh hoạt và học tập.
+ Lớp trẻ mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này là căn bệnh mới
trong học đường và lây lan rất mạnh. Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo
dục đã lên tiếng về việc này trên các phương tiện thông tin..
+ Hiện tượng này lan dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong
một bộ phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.

- Nguyên nhân của hiện tượng trên
+ Do tiết kiệm thời gian khi "chat" mạng
+ Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng, hoặc muốn tự
khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người thân cho vui
+ Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng trên…
* Hậu quả của hiện tượng trên:
+ Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống.
+ Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói xấu nói
năng, tư duy một cách tùy tiện, cẩu thả…
* Cách khắc phục hiện tượng trên
+ Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên không thể tẩy
chay một cách máy móc một chiều, tránh cách xử lí cực đoan.
+ Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình có thể gây
nên một tác hại khó lường.
24


+ Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ không
được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập.
c. Kết bài:
- Không đồng tình với những hành vi trên
- Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh trong cuộc
sống hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu thuẫn với những giá trị truyền
thống tốt đẹp từ ngàn đời.
- Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng hiện tượng
để tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại những giá trị truyền thống.
Đề số 4:
Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:
"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước

lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay,
cười mỉa...Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn
mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn" (Đặng Anh Sống đúng là
chính mình, trang wep: tuoitre.vn ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho
biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội
Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ
kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của
cộng đồng xã hội.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
- Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những
người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân
thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội
- Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái
độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của
mình trước đám đông
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân
tích, chứng minh
- Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
+ Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải
luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống. Nề nếp
25



×