Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

HD đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.25 KB, 29 trang )

GIỚI THIỆU CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC


Phần một
NHỮNG CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG,
CẤU TRÚC CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
1. Căn cứ pháp lí
2. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên
3. Về công tác đánh giá giáo viên
4. Kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
của một số nước trên thế giới và trong nước


NHỮNG CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC...
II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC (Chương II: Quy định Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học)
1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phải tuân thủ
những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp
luật hiện hành của Việt Nam.
2. Chuẩn phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng thế giới
và những kinh nghiệm trong nước về xây dựng Chuẩn
nghề nghiệp và công tác đánh giá giáo viên.
3. Chuẩn phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, khả


thi, dễ vận dụng.


NHỮNG CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC...
III. CẤU TRÚC CHUẨN
1. Chuẩn được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc
nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp
2. Chuẩn được trình bày thành 6 tiêu chuẩn; mỗi tiêu chuẩn được
cụ thể hoá thành một số tiêu chí. Mỗi tiêu chí đều có tiêu đề
để dễ nhớ, có nội dung cô đọng, chứa đựng những dấu hiệu
cơ bản về chất lượng theo định hướng đổi mới giáo dục hiện
nay. Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá theo thang điểm
4. Mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu giáo viên phải đạt
về tiêu chí đó. Mỗi mức điểm cao hơn bao gồm các yêu
cầu của mức điểm thấp hơn liền kề cộng thêm một vài
yêu cầu mới đối với mức điểm đó. Việc phân biệt các
mức điểm cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các
hoạt động giáo viên đã thực hiện.


ChỈ báo mức 1 điểm

TIÊU CHUẨN 1

Tiêu chí 1.1
Tiêu chí 1.2
----------------

Tiêu chí 1.n


ChỈ báo mức 2 điểm
ChỈ báo mức 3 điểm
ChỈ báo mức 4 điểm

Nguồn minh chứng
của tiêu chuẩn 1

NHỮNG CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC...
3. Cấu trúc của Chuẩn được mô tả theo sơ đồ trang 16
tài liệu tập huấn.


IV. VẬN DỤNG CHUẨN VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ,
XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
1. Bản chất của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn
- Thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên
- Không phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm,
mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực
hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được
2. Mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn
- Xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời
điểm đánh giá
- Tiến hành xếp loại giáo viên;
- Cung cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình ĐT-BD
đội ngũ giáo viên;
- Làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối
với giáo viên...


IV. VẬN DỤNG CHUẨN VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ,

XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
3. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên
- Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt
được thông qua các chỉ báo và nguồn minh chứng phù
hợp với các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn của Chuẩn;
- Việc xếp loại phải căn cứ vào cả hai điều kiện: Các mức
điểm đạt được của các tiêu chí và tổng số điểm đạt
được của tất cả các tiêu chuẩn.
- Xếp loại : Đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn.


IV. VẬN DỤNG CHUẨN...
Điều kiện để xếp loại cụ thể như sau:
a) Đạt chuẩn : Được xếp vào một trong ba loại :
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 điểm trở lên,
trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 điểm và có tổng
số điểm từ 90 đến 100.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 điểm trở lên, trong đó
phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 3 điểm, mức 4 điểm và có
tổng số điểm từ 65 đến 89.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 điểm trở
lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém
Giáo viên bị xếp vào loại này khi gặp một trong hai trường hợp
sau : tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng
có tiêu chí chưa đạt mức 1 điểm trong đánh giá.


IV. VẬN DỤNG CHUẨN...
4. Quy trình đánh giá, xếp loại

Quy trình đánh giá, tính điểm và xếp loại giáo viên trung
học theo Chuẩn được tiến hành theo các bước cụ thể
như sau:
- Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại
- Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại
- Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại.
(Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010)


Phần hai
CÁC VĂN BẢN CHUẨN
1. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học : Thông tư số 30/2009/TTBGDĐT
2. Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD
Về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại
giáo viên trung học theo Chuẩn nghề
nghiệp


QUY ĐỊNH
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở,
giáo viên trung học phổ thông
(Ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT)

Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn NN GV trung học
1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện
phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công
tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng

đội ngũ giáo viên trung học.
3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên trung học.
4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách
đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản
lý khác.


CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh
Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong


CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối
tượng và môi trường giáo dục
Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục


CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS


CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học
Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục
Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học
sinh


CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính
trị, xã hội
Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng
đồng
Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội



CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề
nghiệp
Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn giáo dục


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN
Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo
Chuẩn
1. Việc đánh giá, xếp loại GV trung học theo Chuẩn phải đảm bảo
tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và
công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực DH và GD của
GV trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.
2. Việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả
đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu
chuẩn, tiêu chí của Chuẩn.
Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên
1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được
thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí,
tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt
1 điểm thì không cho điểm.
2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức
độ đạt được theo từng tiêu chí, xếp loại đạt chuẩn và chưa đạt
chuẩn.



ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN

Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được
tiến hành trình tự theo các bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại
Phụ lục 1);
Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu
phiếu tại Phụ lục 2 và 3);
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo
mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho
giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản
lý cấp trên trực tiếp.


Hướng dẫn đánh giá, xếp loại
(Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD)
I. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
1. Các bước đánh giá, xếp loại
Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại
Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại
Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại


Hướng dẫn đánh giá, xếp loại
(Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD)

2. Minh chứng và nguồn minh chứng

trong đánh giá, xếp loại giáo viên trung
học
3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại


Hướng dẫn đánh giá, xếp loại
(Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD)

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hằng năm tổ chức để giáo viên tự đánh
giá. Kết quả tự đánh giá lưu vào hồ sơ
của giáo viên
2. Trước khi xét nâng lương, nâng ngạch,
quy hoạch, bổ nhiệm, cử đi đào tạo, bồi
dưỡng… tổ chức đánh giá cả 3 bước.
3. Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại


Hướng dẫn đánh giá, xếp loại
(Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD)
Các phụ lục trong Công văn số 660 :
Phục lục 1 : Các mức điểm của tiêu chí
(Tham khảo khi đánh giá, xếp loại)
Mỗi tiêu chí được đánh giá thang thang điểm 4. Mức 1
điểm là mức tối thiểu giáo viên cần đạt được.
Sự phân biệt giữa các mức dựa vào số lượng, chất lượng
các hoạt động giáo viên đã thực hiện (các từ khóa, in
nghiêng).
Phụ lục 2 : Nguồn minh chứng của các tiêu chuẩn



• Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 1
• 1. Hồ sơ thi đua của nhà trường.
• 2. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân
viên.
• 3. Biên bản góp ý cho giáo viên của tập thể lớp
học sinh (nếu cần).
• 4. Biên bản góp ý cho giáo viên của Ban đại diện
cha mẹ học sinh (nếu có).
• 5. Báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm (nếu có).
• 6. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá
(nếu cần).
• 7. Biên bản đánh giá của Hội đồng giáo dục (nếu
có).
• 8. Nhận xét của địa phương nơi cư trú (nếu có).


• Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 2
• 1. Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành.
• 2. Kết quả sử dụng thông tin khảo sát,
điều tra.
• 3. Nội dung trả lời các câu hỏi của người
đánh giá (nếu cần).


×