Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ảnh hưởng của hoạt động liên kết dọc đến hoạt động đổi mới của công ty đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.9 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
LIÊN KẾT DỌC ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

11-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG
MSSV: 4114783

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
LIÊN KẾT DỌC ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. VÕ VĂN DỨT

11-2014


LỜI CẢM TẠ

Thời gian học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ thấm thoát qua nhanh.
Nhớ lại ngày nào đến trường còn nhiều bỡ ngỡ mà giờ đây em đã là sinh viên
năm cuối hoàn thành luận văn chuyên ngành. Ngày hôm nay, để em có thể hoàn
thành đề tài này thì phải kể đến những đóng góp, giúp đỡ trực tiếp và gián tiếp từ
nhiều người. Nếu không có những sự giúp đỡ đó, luận văn này hẳn sẽ mãi còn
dang dở.
Trước tiên, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn
của em, Tiến sĩ Võ Văn Dứt. Ngay từ những ngày đầu, thầy đã nhiệt tình gợi ý
cho em hướng đi và lựa chọn đề tài bằng những nghiên cứu khoa học trước đây,
kích thích sự tò mò và khiến em luôn tự đặt câu hỏi. Khi thảo luận với thầy, em
luôn cảm thấy thoải mái và lắng nghe những lời phê bình hữu ích từ thầy. Thầy
cũng đã cung cấp cho em những nguồn kiến thức quan trọng và tạo điều kiện tốt
nhất để em tiếp cận những nguồn đó, mà nguồn quan trọng nhất chính là từ thầy.
Mặc dù thầy thường xuyên bận công việc nhưng khi cần, em luôn được gặp gỡ
trực tiếp để trao đổi với thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ,
quý thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD và đặc biệt là quý thầy cô đã tận tình dạy bảo
em trong thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian có hạn nên vấn đề nghiên
cứu chưa sâu. Đồng thời, kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, để đề tài được hoàn thiện hơn,
em kính mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của giáo viên hướng dẫn,
cũng như quý thầy cô trong bộ môn Kinh doanh quốc tế. Cuối lời, em xin kính

chúc thầy Võ Văn Dứt và toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ luôn dồi
dào sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Hoàng Đông Phương

i


TRANG CAM KẾT


Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

Lê Hoàng Đông Phương

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


……………………………………………………………………………..
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………

……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

iii


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài ........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................3


1.2.1

Mục tiêu tổng quát..............................................................................3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể....................................................................................3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................3

1.4

Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4

1.4.1

Phạm vi về không gian .......................................................................4

1.4.2

Phạm vi về thời gian...........................................................................4

1.4.3

Đối tượng nghiên cứu.........................................................................4

1.5 Lược khảo tài liệu ............................................................................................4

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................7
2.1

Cơ sở lý luận...............................................................................................7

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty đa quốc gia .........................................7
2.1.2 Khái niệm liên kết dọc............................................................................11
2.1.3 Lý thuyết mạng lưới kinh doanh............................................................11
2.1.4 Lý thuyết và phát triển mô hình nghiên cứu .........................................12
2.2

Phương pháp nghiên cứu .........................................................................14

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu ...............................................14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................14
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CỦA CÁC CÔNG TY ĐA
QUỐC GIA .............................................................................................20
3.1

Xu hướng chú trọng R&D .......................................................................20

3.2

Chính sách khoa học và công nghệ .........................................................24

iv


Chương 4: TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT DỌC ĐẾN HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA .......................................26

4.1

Mô tả thống kê và ma trận tương quan ...................................................26

4.2

Thảo luận kết quả .....................................................................................29

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................34
5.1

Kết luận .....................................................................................................34

5.2

Kiến nghị...................................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................37

v


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Phân bố công ty con trong mẫu điều tra................................................ 16
Bảng 2.2: Các biến trong mô hình Probit ................................................................ 19
Bảng 3.1: Chi phí R&D của 1000 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới giai đoạn
2008 - 2013 ............................................................................................. 20
Bảng 3.2: 20 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về đầu tư R&D (tỷ USD)

năm 2013................................................................................................. 21
Bảng 3.3: 10 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về đổi mới sáng tạo giai đoạn
2011 - 2013 ............................................................................................. 25
Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình (n=354) .................................. 26
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (n=354).................. 28
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liên kết dọc đến hoạt động đổi mới của công ty con
(kết quả mô hình Probit) ........................................................................ 30

vi


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................14
Hình 3.1 Tỉ trọng chi phí đầu tư R&D theo ngành năm 2013 ...........................22
Hình 3.2 Thay đổi trong chi phí đầu tư R&D theo vùng giai đoạn
2012 - 2013 .............................................................................................23

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FDI:

Foreign Direct Investment

M&A:


Mergers and Acquisitions

R&D:

Research and Development

ISIC :

International Standard Industrial Classification of All Economic
Activities

OECD:

The Organisation for Economic Co-operation and Development

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những nghiên cứu về mối tương quan giữa sự quốc tế hóa doanh nghiệp, chuyển
giao công nghệ và sự ảnh hưởng của môi trường đầu tư từ lâu đã nhận được sự
chú ý của các nhà kinh tế. Cùng với sự tích hợp những quốc gia hậu cộng sản vào
nền kinh tế toàn cầu vào năm 1990, xu hướng nghiên cứu về đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) và công ty đa quốc gia ngày càng nhiều. Thông qua chuyển
giao công nghệ, hiệu ứng lan tỏa và liên kết, các công ty đa quốc gia có vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
(Hoekman & Javorcik, 2006; Ivarsson & Alvstam, 2005; Kugler, 2006;
UNCTAD, 2001). Nguyên nhân lý giải cho điều này là các công ty đa quốc gia

sở hữu những lợi thế về công nghệ và khả năng quản trị nên khi những kiến thức
này được truyền đạt cho công ty nội địa sẽ làm tăng năng lực nội sinh của công
ty đó. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những liên kết dọc từ các
công ty nước ngoài giúp cho công ty nội địa nâng cao kiến thức (Damijan và
cộng sự, 2008; Halpern & Murakoezy, 2007; Javorcik-Smarzynska, 2004). Tuy
nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa thấy nghiên cứu nào về quá trình ngược
lại. Nói cách khác, chúng tôi tin rằng những công ty con thuộc các công ty đa
quốc gia sẽ tiếp thu những kiến thức mới từ những đối tác kinh doanh khác ở
nước tiếp nhận đầu tư nếu các công ty con có thể tham gia vào mạng lưới kinh
doanh.
Trước đây, nhiều doanh nghiệp có thể tồn tại qua năm tháng mặc dù có
hạn chế yếu tố đổi mới. Họ chủ yếu tập trung sản xuất những sản phẩm có chất
lượng tốt và thay đổi sản phẩm qua loa chỉ đủ để duy trì sức cạnh tranh trên thị
trường. Hiện nay, phương pháp này vẫn được áp dụng cho những sản phẩm có
chu kỳ sống dài và ít cần đến yếu tố đổi mới. Tuy nhiên, những năm gần đây
nhiều xu thế đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới ở doanh nghiệp. Bởi
những nguyên nhân như sự toàn cầu hóa và tìm kiếm gia công thương mại,
doanh nghiệp được tạo động lực mạnh để cải tiến sản phẩm và nâng cao hiệu quả
sản xuất. Không những họ cần những sản phẩm chất lượng tốt để tồn tại, mà họ
cần quá trình cải tiến và khả năng quản trị để cắt giảm chi phí và cải thiện sản
xuất. Trong trường hợp này, những doanh nghiệp đó là những công ty con được
xem như những đơn vị của công ty đa quốc gia đóng vai trò đóng góp vào chiến

1


lược chung và lớn hơn của công ty mẹ (Yamin, 2005). Nói cách khác, các công
ty đa quốc gia được khái niệm như một mạng lưới toàn cầu gồm những chi nhánh
(Barlett & Ghoshal, 1989), mà những chi nhánh này giữ vai trò quan trọng đối
với lợi thế cạnh tranh của công ty đa quốc gia (Anderson và cộng sự, 2002;

Birkinshaw và cộng sự, 1998; Venaik và cộng sự, 2005). Một trong những vai trò
cốt yếu đó chính là sự đổi mới của công ty con (Phene & Almeida, 2008). Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty con chứa đựng những nguồn kiến thức
quan trọng góp phần vào sự đổi mới chung cho cả mạng lưới (Frost và cộng sự,
2002; Gupta & Govindrajan, 2000; Phene & Almeida, 2008; Tallman & Phene,
2007; Vanaik và cộng sự, 2005). Vì vậy, sự thấu hiểu đúng đắn về quá trình đổi
mới ở công ty con cũng quan trọng bởi kết quả của sự đổi mới tác động trực tiếp
đến hiệu quả hoạt động của công ty con nói riêng và mạng lưới công ty đa quốc
gia nói chung (Ameida & Phene, 2004; Phene & Almeida, 2008; Roberts &
Amit, 2003).
Một vài công trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự đổi mới phụ thuộc
vào khả năng tiếp thu của công ty con và sự tổng hợp kiến thức trong mạng lưới
công ty đa quốc gia (Frost & Zhou, 2005; Gupta & Govindrajan, 2000; Mudambi
& Navarra, 2004; Phene & Almeida, 2008). Những kiến thức mới mà công ty
con tiếp thu từ những mạng lưới liên kết bên trong và bên ngoài đều có tác động
tích cực đến sự đổi mới (Almeida & Phene, 2004; Frost, 2001). Tuy nhiên, liên
kết dọc ảnh hưởng đến sự đổi mới của công ty con như thế nào tại nước nhận đầu
tư? Chính vì thế, mục đích của nghiên cứu này là khai thác khía cạnh mới của
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đa quốc gia bằng cách khảo sát mối
liên hệ giữa liên kết dọc, sự đổi mới và những nhân tố thứ khác.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của liên kết dọc trong việc giải thích hoạt động
đổi mới/cải tiến1 của công ty con, chúng tôi sử dụng Lý thuyết mạng lưới kinh
doanh (business network theory). Lý thuyết này cho rằng, công ty mẹ không có
kiến thức địa phương về nước chủ nhà vì công ty mẹ chỉ là công ty ngoài cuộc có
liên hệ tương đối với mạng lưới kinh doanh (bên ngoài) của công ty con. Hơn
nữa, mạng lưới kinh doanh luôn tồn tại xung quanh mỗi công ty con khi nó tham
gia vào những hoạt động kinh doanh với nhà cung ứng và người tiêu dùng. Vai
trò này đã được chứng minh là quan trọng cho quá trình truyền đạt kiến thức mới
trong mạng lưới công ty đa quốc gia (Andersson và cộng sự, 2002). Kiến thức về
thị trường ở nước ngoài thì đóng vai trò chủ yếu trong lý thuyết mạng lưới kinh

1

Trong luận văn này, đổi mới và cải tiến (innovation) được hiểu cùng một nghĩa.

2


doanh. Vì vậy, mạng lưới kinh doanh không những cần thiết cho công việc và
thành quả của công ty, mà nó còn làm cho những người ngoài cuộc không thể
thâm nhập vào hay sao chép cách nó hoạt động. Ta có thể thấy rằng, việc thâm
nhập thành công vào mạng lưới kinh doanh đó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cả
việc xây dựng một nhà máy ở nước tiếp nhận đầu tư hay ký kết một hợp đồng
với công ty nội địa. Do đó, lý thuyết giải thích cho sự đổi mới của công ty con
này một cách tự nhiên đã dẫn đến câu hỏi rằng những liên kết dọc ảnh hưởng đến
sự đổi mới như thế nào. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định “Ảnh
hưởng của hoạt động liên kết dọc đến hoạt động đổi mới của công ty con thuộc
công ty đa quốc gia”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích tác động của liên kết dọc đến sự đổi mới của công ty con thuộc
các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu
quả hoạt động đổi mới cho những công ty này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Khái quát tình hình đổi mới của các công ty đa quốc gia.
Mục tiêu 2: Phân tích tác động của liên kết ngược đến sự đổi mới ở công
ty con tại Việt Nam.
Mục tiêu 3: Phân tích tác động của liên kết xuôi đến sự đổi mới ở công ty
con tại Việt Nam.
Mục tiêu 4: Đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng đổi mới ở
công ty con thuộc mạng lưới công ty đa quốc gia.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Thực trạng đổi mới của các công ty đa quốc gia giai đoạn 2011 – 2013
như thế nào?
 Liên kết ngược có ảnh hưởng như thế nào đến sự đổi mới ở công ty con
tại nước tiếp nhận đầu tư?
 Liên kết xuôi có ảnh hưởng như thế nào đến sự đổi mới ở công ty con
tại nước tiếp nhận đầu tư?

3


 Đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả đổi mới cho công ty con trong thời
gian tới là gì?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Các công ty và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
 Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014.
 Số liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê điều tra năm 2009.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu các công ty con thuộc các công ty đa quốc gia
đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo qua hai nghiên cứu
của Tiến sĩ Võ Văn Dứt (2013):
Thứ nhất là nghiên cứu “Quyền tự trị và hoạt động đổi mới của công ty
con”. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 134 công ty con ở 5 quốc gia châu Âu
để chứng minh rằng giữa quyền tự trị và hoạt động đổi mới của công ty con có
mối quan hệ phi tuyến tính - hình chữ U. Nghĩa là đầu tiên quyền tự trị của công
ty con gia tăng sẽ làm giảm khả năng đổi mới, và đến mức độ sụt giảm nào đó thì

khả năng đổi mới sẽ tăng lên. Vì vậy, khi công ty mẹ hoặc là giao toàn quyền tự
quyết định, hoặc là kiểm soát hoàn toàn công ty con thì đều làm gia tăng sự đổi
mới cho công ty con. Còn với mức độ trung bình quyền tự trị mà công ty mẹ giao
cho công ty con thì làm hoạt động đổi mới ở mức thấp nhất.
Nghiên cứu thứ hai là “Hoạt động đổi mới, quyền tự trị và liên kết trong
và liên kết ngoài của công ty con”. Bằng dữ liệu từ 95 công ty con hoạt động ở 5
quốc gia châu Âu, nghiên cứu đã tìm ra tác động tích cực của liên kết ngoài của
công ty con đối với mối quan hệ hình chữ U giữa quyền tự trị và hoạt động đổi
mới. Điều này có nghĩa là khi những liên kết ngoài tăng lên thì mối quan hệ hình
chữ U giữa quyền tự trị và hoạt động đổi mới càng rõ rệt. Do đó, nếu muốn công
ty con có sự đổi mới càng lớn thì công ty mẹ hoặc là giao toàn quyền tự trị cho
công ty con hoặc là kiểm soát hoàn toàn công ty con, đặc biệt là khi công ty con
đang có nhiều liên kết ngoài bền chặt ở nước nhận đầu tư.
4


Ngoài ra, tác giả cũng đã tham khảo hai nghiên cứu được ấn bản trên
Journal of World Business 44 (2009) và World Development Vol. 44 (2012):
Đầu tiên là nghiên cứu “Subsidiary roles, vertical linkages and economic
development: Lessons from transition economies” (Jindra, Giroud & ScottKennel, 2008). Dữ liệu của nghiên cứu được cung cấp từ 424 công ty con ở
những nền kinh tế quá độ tại Đông Âu. Dữ liệu được dùng để kiểm chứng sự ảnh
hưởng của quyền tự trị, khả năng tự sáng tạo, năng lực công nghệ, liên kết công
nghệ bên trong và bên ngoài của công ty con lên quy mô và mức độ của liên kết
dọc. Kết quả là tiềm năng của hoạt động chuyển giao công nghệ và kiến thức
thông qua liên kết dọc phụ thuộc vào bản chất vai trò của công ty con ở nước tiếp
nhận đầu tư. Chính những liên kết dọc giữa công ty con và nhà cung ứng (hoặc
khách hàng) nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức tiên
tiến, góp phần phát triển kinh tế quốc gia nhận đầu tư. Mà những công ty nội địa
muốn tiếp nhận luồng kiến thức mới một cách hiệu quả thì trước hết phải đạt
trình độ công nghệ nhất định.

Kế tiếp là nghiên cứu “Heterogeneous FDI in Transition Economies  A
Novel Approach to Assess the Development Impact of Backward Linkages”
(Giroud, Jindra & Marek, 2012). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra từ 809
công ty con ở 5 nền kinh tế quá độ để trước hết là phân biệt quy mô và mức độ
của liên kết ngược giữa công ty con và nhà cung ứng địa phương. Bằng chứng từ
nghiên cứu cũng đã cho thấy năng lực công nghệ, những liên kết kinh tế và
quyền tự trị của công ty con có tác động tích cực đến sự truyền đạt kiến thức
thông qua liên kết dọc. Đồng thời, khả năng tiếp thu của công ty nội địa cũng
quyết định sự thuận lợi của quá trình truyền đạt kiến thức từ công ty đa quốc gia.
Sau khi tham khảo, tác giả nhận thấy có sự tồn tại của mối liên hệ giữa
quyền tự trị và những liên kết mà công ty con tạo nên với công ty nội địa khi
thâm nhập vào mạng lưới kinh doanh. Cả hai vấn đề đều dẫn đến cùng một mục
đích là tìm kiếm sự đổi mới cho công ty con. Những công ty con được đặt trong
rất ít hoặc ngoài sự kiểm soát của công ty mẹ thì sẽ sáng suốt hơn trong quá trình
chọn lọc luồng kiến thức từ môi trường quốc tế hữu dụng cho hoạt động đổi mới.
Tương tự, những công ty con có những mối liên kết sâu sắc và lâu dài với công
ty nội địa sẽ cải thiện khả năng học hỏi và gặt hái những kiến thức mới từ đối tác
địa phương để tạo nên sự đổi mới. Mặt khác, những nghiên cứu trước đây luôn
đề cao vai trò của công ty đa quốc gia trong việc truyền đạt kiến thức và chuyển
giao công nghệ đến công ty nội địa thông qua những liên kết kinh tế, mà chủ yếu
5


là liên kết dọc (Alfaro & Rodríguez-Clare, 2004). Vai trò ấy là không thể phủ
nhận, tuy nhiên tác giả cũng tin rằng có sự truyền đạt kiến thức ngược lại từ đối
tác kinh doanh nội địa đến công ty con thông qua những liên kết ấy. Trên thực tế,
những nghiên cứu về quá trình ngược lại đó còn rất hạn chế và ít được quan tâm
đúng mực.
Tóm lại, các nghiên cứu trên và một số tài liệu liên quan khác giúp cho tác
giả hình dung và xây dựng được dàn bài, học hỏi Lý thuyết mạng lưới kinh

doanh để giải thích cho các giả thuyết, kế thừa lối hành văn và cách viết khoa
học… Những kiến thức tham khảo được đã giúp cho tác giả phân tích tác động
của liên kết dọc đến sự đổi mới của công ty con thuộc mạng lưới công ty đa quốc
gia một cách tốt hơn.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty đa quốc gia
2.1.1.1 Khái niệm
Ban đầu, các công ty đa quốc gia cũng được thành lập tại một quốc gia,
tức là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và
vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại.
Công ty quốc gia này kinh doanh ngày càng phát triển và hàng hóa, dịch vụ do
công ty này sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng. Vì thế mà nhu cầu mở
rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty xuất hiện là tất yếu. Lúc bấy
giờ, thị trường các nước lân cận hay các nước có nhu cầu về sản phẩm của công
ty trở nên thật hấp dẫn. Các công ty này sẽ bắt đầu tiến hành mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường đó bằng cách xuất khẩu các sản phẩm. Thị
trường ngày càng được mở rộng nên các công ty bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng
sản xuất kinh doanh sang các nước lân cận hay các nước có nhu cầu về sản phẩm
của công ty nhiều. Do quá trình phát triển thị trường tiêu thụ, các công ty này tìm
được các nguồn nguyên liệu và nhân công có chi phí thấp hơn tại quốc gia mà
công ty trú ngụ. Vì thế mà công ty sẽ tiến hành xây dựng các chi nhánh hay các
công ty con tại những quốc gia có lợi thế so sánh về chi phí nguyên vật liệu, nhân
công đầu vào nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy do nhu cầu
phát triển và mở rộng thị trường của mình mà các công ty này đã thực hiện hoạt

động sản xuất kinh doanh trên địa bàn rộng lớn và vượt ra khỏi biên giới của một
quốc gia nên được gọi là công ty đa quốc gia (Chandler & Mazlish, 2005).
Vì vậy, công ty đa quốc gia – Multinational Corporation (MNC) hoặc
Multinational Enterprise (MNE) là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hay
cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có sự quốc tế hóa nguồn vốn
hoặc quyền kiểm soát của chủ đầu tư thuộc các quốc tịch khác nhau (Chandler &
Mazlish, 2005). Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của
nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ
quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một
vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.

7


Công ty đa quốc gia bao gồm công ty mẹ ở một nước và thực hiện đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài để hình thành các công ty con. Các công ty mẹ - con này
ảnh hưởng lẫn nhau và cùng chia sẻ kiến thức, nguồn lực và trách nhiệm lẫn
nhau.
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia
Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, các công ty con, đại lý trên khắp
thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có
những hoạt động cụ thể hàng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên,
quyền tự trị của công ty con nhiều hay ít phụ thuộc vào môi trường của nước đầu
tư và nước tiếp nhận đầu tư (Chandler & Mazlish, 2005).
Các công ty đa quốc gia thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản
trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tùy các công ty đa quốc gia có thể
có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa
phương nơi nó có chi nhánh. Mục tiêu của các công ty đa quốc gia này còn bao
hàm cả việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, nhân công với giá cả so sánh, tìm
kiếm những ưu đãi về thuế, ưu đãi về kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu lớn

nhất của các công ty là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản công ty
(Chandler & Mazlish, 2005).
Các công ty đa quốc gia có thể được xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc
các phương tiện sản xuất như sau:
 Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là các công ty đa quốc gia có
hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự tại các quốc
gia khác nhau mà công ty này có mặt. Một công ty điển hình với cấu trúc này là
công ty McDonald’s.
 Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất
hay các chi nhánh, công ty con tại một số quốc gia sản xuất ra các sản phẩm mà
các sản phẩm này lại là đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của các công ty con hay
các chi nhánh tại các quốc gia khác. Một ví dụ điển hình cho loại hình cấu trúc
công ty “theo chiều dọc” là công ty Adidas.
 Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là công ty có nhiều chi nhánh hay
công ty con tại nhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này phát triển và hợp
tác với nhau cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Một ví dụ điển hình cho loại hình
công ty đa quốc gia có cấu trúc như trên là tập đoàn Microsoft.

8


2.1.1.3 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia
Mở rộng thị trường tiêu thụ
Mở rộng thị trường là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
trong một nền kinh tế đang toàn cầu hóa nhanh chóng, bằng việc lưu thông hàng
hóa trên phạm vi toàn thế giới, các công ty đa quốc gia đã có thể gia tăng được
lợi nhuận. Không chỉ dừng lại ở đây, mở rộng thị trường quốc tế còn giúp cho
doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình với các đối tác trên thế giới.
Kéo dài chu kỳ sống sản phẩm
Làm thế nào để một sản phẩm có thể trường tồn qua thời gian? Lời giải

đáp chính là chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng khi sản phẩm ở gian đoạn chín
muồi (giai đoạn 3 của vòng đời sản phẩm). Khi sản phẩm hay thương hiệu đã trở
nên phổ biến thì cần phải cải tiến hay làm mới (chẳng hạn như mở rộng ra thị
trường quốc tế) để chúng kéo dài vòng đời khi sản phẩm đang ở giai đoạn chín
muồi.
Giảm bớt rủi ro trong kinh doanh
Độ nhạy cảm của rủi ro ở các thị trường khác nhau thì biến động theo
những chiều không giống nhau, từ đó các công ty đa quốc gia có thể tận dụng
điều đó để giảm thiểu được rủi ro thông qua đa dạng hóa thị trường.
Hoạt động của công ty đa quốc gia vì được thực hiện trong môi trường
quốc tế nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân
phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp
của các công ty đa quốc gia thường rơi vào hai nhóm sau:
 Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo
hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách tài chính khác…
 Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính
quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý
ngoại hối, khủng hoảng nợ…
Tăng thu nhập cho doanh nghiệp
Mở rộng thị trường ra toàn cầu cho phép doanh nghiệp tăng được tỉ suất
sinh lợi và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp mà một doanh nghiệp
kinh doanh đơn thuần trong thị trường nội địa không có được.

9


2.1.1.4 Các phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia
a) Xuất khẩu (Exporting) là phương pháp đơn giản nhất cho doanh nghiệp
nội địa để mở rộng thị trường. Doanh nghiệp chỉ việc sản xuất hàng hóa và
chuyển giao cho doanh nghiệp nước ngoài, và doanh nghiệp nước ngoài này sẽ

thực hiện việc bán hàng ở thị trường nước ngoài. Khi đó, sản phẩm của họ sẽ
được thị trường ngoại tiêu thụ.
b) Hình thức thâm nhập bằng hợp đồng

 Sản xuất theo hợp đồng (Contract Manufacturing) là phương thức mà
trong đó một công ty sẽ dàn xếp, ký kết hợp đồng với một công ty khác ở địa
phương để công ty này sản xuất theo đúng quy cách, thiết kế của mình. Hay nói
cách khác, sản xuất theo hợp đồng là quá trình một công ty sản xuất chế tạo ra
sản phẩm dưới thương hiệu của một công ty khác. Phương thức sản xuất theo
hợp đồng được xem như một dạng của Outsourcing – là hình thức chuyển một
phần chức năng, nhiệm vụ của công ty ra gia công bên ngoài, những chức năng
mà trước đây công ty vẫn đảm nhiệm.
 Cấp phép (Licensing) là một thỏa thuận trong đó người sở hữu các tài
sản trí tuệ trao cho một doanh nghiệp khác quyền sử dụng tài sản đó trong một
khoảng thời gian nhất định nhằm đổi lấy tiền bản quyền hay các khoản phí bù
khác.
 Nhượng quyền thương mại (Franchising) theo Hiệp hội nhượng quyền
kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) khái niệm là mối
quan hệ theo hợp đồng giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề
xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục đến doanh nghiệp của Bên nhận trên
các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên
nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh
do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư
đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình.
c) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

 Công ty con sở hữu toàn phần (đầu tư trực tiếp toàn phần) (Whollyowned Subsidiaries) là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó
nhà đầu tư giữ quyền sở hữu hoàn toàn (100%) tài sản ở nước ngoài. Phương
thức này giúp tăng cường sự kiểm soát và sự linh hoạt cho các nhà đầu tư nước
ngoài, cho phép những nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định độc lập mà


10


không gặp phải sự cản trở hay trì hoãn từ các nhân tố địa phương như trong các
hình thức khác. Công ty mẹ nắm 100% quyền sở hữu việc kinh doanh và có
quyền kiểm soát quản lý hoàn toàn đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Cụ
thể, hình thức này gồm hai loại sau:

 Đầu tư mới (Greenfield Investment) là việc một công ty đầu tư để xây
dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược
với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Như tên gọi
đã thể hiện, hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy
sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử
dụng của mình.
 Sáp nhập và mua lại (M&A, Mergers & Acquisitions) là hoạt động giành
quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một
phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
 Liên doanh (Joint Venture) là một hình thức mà hai hay nhiều hơn hai
công ty độc lập cùng góp vốn để hình thành nên một đơn vị kinh doanh mới.
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh là doanh
nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp
đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước ngoài hoặc do doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.2 Khái niệm liên kết dọc
Những liên kết dọc bao gồm tất cả các chuỗi liên kết giá trị được tạo nên
giữa các công ty con thuộc công ty đa quốc gia và công ty nội địa tại quốc gia
tiếp nhận đầu tư. Sự ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia lên nền kinh tế
nước chủ nhà thông qua những liên kết dọc chủ yếu xảy ra ở giữa các nền công
nghiệp hơn là trong một ngành công nghiệp (Kugler, 2006), và ngược lại.

Liên kết dọc được phân loại rõ hơn là liên kết ngược và liên kết xuôi.
Trong đó, liên kết ngược gồm tất cả các mối liên hệ hướng lên với nhà cung ứng
tạm thời, nhà cung ứng then chốt hay nhà thầu phụ (UNCTAD, 2001). Và liên
kết xuôi bao gồm tất cả các mối liên hệ hướng xuống giữa công ty con với người
tiêu dùng, đại lý và nhà phân phối tại nước chủ nhà.
2.1.3 Lý thuyết mạng lưới kinh doanh
Quan điểm xuất phát từ lý thuyết mạng lưới kinh doanh cho rằng công ty
mẹ không những thiếu kiến thức về quá trình đổi mới ở công ty con tại quốc gia

11


tiếp nhận đầu tư, mà còn thiếu khả năng thâm nhập và đạt được những thông tin
và kiến thức ở mức độ địa phương. Nguyên nhân là do công ty mẹ chỉ là người
ngoài cuộc tương đối đối với mạng lưới kinh doanh của công ty con ở địa
phương (Andersson và cộng sự, 2007). Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng và
mức độ của hoạt động đổi mới, công ty con cần phải tham gia vào mạng lưới
kinh doanh và làm thích nghi các sản phẩm, quy trình và thủ tục. Sẽ là rất khó
cho những người ngoài cuộc có thể thấu hiểu được vì những thứ phức tạp liên
quan đến vấn đề kỹ thuật, hậu cần, nhận thức, phương pháp và bí quyết kinh
doanh chỉ được chia sẻ lẫn nhau trong mạng lưới.
Hơn nữa, các tài liệu về hoạt động đổi mới chỉ ra rằng những công nghệ
và kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau đều quan trọng cho quá trình đổi mới
(Phene & Almeida, 2008; Tsai, 2001). Bởi vì sự có sẵn của nhiều công nghệ và
kiến thức sẽ tăng khả năng kết hợp chúng thành những ý tưởng và phát minh mới
(Frost và cộng sự, 2002; Phene & Almeida, 2008; Turner & Fauconnier, 1997).
2.1.4 Lý thuyết và phát triển mô hình nghiên cứu
Lý thuyết mạng lưới kinh doanh (Andersson & Forsgren, 1996;
Andersson và cộng sự, 2001; Andersson và cộng sự, 2001, 2002, 2007; Forsgren,
2008; Forsgren và cộng sự, 2005; Hallin và cộng sự, 2011) đề xuất rằng mạng

lưới tồn tại cả trong một công ty đa quốc gia lẫn trong môi trường địa phương
của công ty con. Các công ty con này thì luôn khác nhau về lịch sử, tính chất và
mức độ liên kết bên trong và bên ngoài mạng lưới công ty đa quốc gia (Forgren
và cộng sự, 2005). Những liên kết ban đầu có thể chỉ là sự tương tác bình thường
nhưng dần về sau phát triển thành những mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn
nhau, sự thích nghi và cả thiện chí xây dựng mối quan hệ lâu dài thì là rất cần
thiết cho hoạt động đổi mới thành công (Lane & Lubatkin, 1998; Uzzi, 1996,
1997). Những mối quan hệ với các đối tác khác nhau là quan trọng vì thông qua
quá trình tương tác lẫn nhau, các công ty con có khả năng phát triển hơn về công
nghệ và tổ chức. Những khả năng này giúp đẩy mạnh khai thác triệt để hơn các
nguồn lực rời rạc và làm dòng chảy kiến thức mới vào công ty con cũng như
mạng lưới công ty đa quốc gia mạnh hơn (Andersson và cộng sự, 2002; Gulati,
1998; Gulati và cộng sự, 2000). Bằng cách tiếp thu lý thuyết này, chúng tôi tranh
luận rằng mức độ liên kết ngược và liên kết xuôi càng cao thì càng làm tăng hoạt
động đổi mới ở công ty con thuộc công ty đa quốc gia. Các mối tương quan
thuận này được thảo luận ở hai giả thuyết bên dưới.

12


Với mức độ càng cao của liên kết ngược, công ty con có thể kết hợp các
nguồn kiến thức giá trị từ mạng lưới và tạo thêm cơ hội học hỏi. Thứ nhất, mức
độ cao của liên kết ngược đồng nghĩa với sự thắt chặt và mức độ tương tác giữa
công ty con và nhà cung ứng. Thông qua điều đó, mức độ trao đổi thông tin và cơ
hội tiếp cận thông tin mới sẽ càng cao và lâu bền (Andersson và cộng sự, 2005;
Andersson và cộng sự, 2002; Hansen, 1999; Lane & Lubatkin, 1998). Thứ hai,
mức độ cao của liên kết ngược tạo động lực xây dựng niềm tin giữa công ty con
và nhà cung ứng địa phương, từ đó làm tăng khả năng tiết lộ các thông tin mật
vốn chỉ được chia sẻ nội bộ. Kết quả là những nguồn kiến thức giá trị và cơ hội
học hỏi sẽ hỗ trợ quá trình đổi mới cho công ty con. Vì vậy, giả thuyết thứ nhất

được trình bày như sau:
Giả thuyết 1: Những liên kết ngược sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt
động đổi mới của công ty con.
Công ty con với mức độ liên kết xuôi cao có mối quan hệ rộng rãi với
khách hàng và đại lý trong mạng lưới kinh doanh của nó. Những quan hệ này
mang đến cho sự đổi mới của công ty con ít nhất hai lợi ích. Thứ nhất, các đối tác
trong mạng lưới sẽ sẵn lòng chia sẻ kiến thức mới về công nghệ gần đây nhất và
cho phép thâm nhập vào các nguồn kiến thức khác (Andersson và cộng sự, 2005;
Andersson và cộng sự, 2001; Forsgren, 1997). Đặc biệt là quá trình trao đổi kiến
thức mới sẽ trở nên dễ dàng hơn vì giữa họ có sự am hiểu lẫn nhau sâu sắc và
nhận thức đúng về sự phát triển tối ưu. Bằng cách kết hợp các nguồn lực có giá
trị và kiến thức mới này, công ty con có thể tạo ra ý tưởng mới, sáng kiến ra con
đường kinh doanh mới và phát triển công nghệ mới mà chúng đều có lợi cho sự
đổi mới (Andersson và cộng sự, 2007; McDonald và cộng sự, 2008; Zander &
Kogut, 1995; Yamin & Andersson, 2011). Lợi ích thứ hai là chính những mối
quan hệ lâu dài và gần gũi với khách hàng sẽ giúp công ty con am hiểu hơn về
nhu cầu của khách hàng (Kotler & Armstrong, 1991). Càng am hiểu khách hàng,
công ty càng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thay đổi theo thời gian
của khách hàng, từ đó làm nền tảng cho sự đổi mới để thích nghi tiếp theo. Vì
những lý do trên, chúng tôi đề xuất giả thuyết thứ hai như sau:
Giả thuyết 2: Những liên kết xuôi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt
động đổi mới của công ty con.
Tóm lại, từ những lập luận và giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình
nghiên cứu như sau:

13


Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
Liên kết ngược


(+)
(+)

Hoạt động đổi mới
của công ty con

Các yếu tố khác

Liên kết xuôi
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu
Số liệu trong đề tài là số liệu thứ cấp thu thập được từ tài liệu và thống kê
của Tổng cục Thống kê điều tra năm 2009.
Số liệu thứ cấp còn được thu thập qua nhiều nguồn như: Internet, tạp chí,
sách, báo…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Ứng với từng mục tiêu, đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích
số liệu rồi đưa ra nhận xét, đánh giá và kết quả:
 Đối với mục tiêu 1: Khái quát tình hình đổi mới của các công ty đa
quốc gia trên thế giới, đưa ra chi phí đầu tư và so sánh số tương đối và tuyệt đối
giữa các công ty đa quốc gia với nhau để thấy được tầm quan trọng của hoạt
động đổi mới.
 Đối với mục tiêu 2 và mục tiêu 3: Phân tích tác động của liên kết
ngược và liên kết xuôi đến sự đổi mới ở công ty con tại Việt Nam.
Dữ liệu và mẫu
Nghiên cứu này kiểm chứng các giả thuyết bằng số liệu lấy từ dữ liệu của
Tổng cục thống kê điều tra từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010, là một
phần của cuộc điều tra doanh nghiệp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm
2009. Dữ liệu từ cuộc điều tra năm 2009 này đã tạo cơ hội cho chúng tôi có thể

đo lường biến phụ thuộc (sự cải tiến của công ty con), những biến độc lập (liên
kết xuôi và liên kết ngược) cũng như là đặc điểm của công ty mẹ, công ty con và
quốc gia.

14


Tổng cục thống kê đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng theo nền công nghiệp, quy mô doanh nghiệp và khu vực khảo sát đối với các
công ty con trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Tổng thể nghiên cứu bao gồm tất cả các ngành sản xuất phi nông nghiệp
theo phân loại nhóm của ISIC Revision 3.1: lĩnh vực công nghiệp (nhóm D), lĩnh
vực xây dựng (nhóm F), khu vực dịch vụ (nhóm G và H), và lĩnh vực giao thông
vận tải, lưu trữ, và truyền thông (nhóm I). Định nghĩa này không bao gồm các
lĩnh vực sau: trung gian tài chính (nhóm J), bất động sản và hoạt động cho thuê
bất động sản (nhóm K, ngoại trừ nhóm ngành 72, công nghệ truyền thông, được
thêm vào tổng thể nghiên cứu), và tất cả các lĩnh vực công. Trong đó, lĩnh vực
sản xuất bao gồm 5 nhóm, mỗi lĩnh vực phỏng vấn từ 120 đến 145 doanh nghiệp.
Tổng số quan sát là 1053 doanh nghiệp, trong đó có 367 công ty con thuộc công
ty đa quốc gia đến từ 44 quốc gia đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp ở Việt
Nam (bảng 2.1). Trong nhóm ngành sản xuất thực phẩm, dệt may và may mặc có
số công ty con được khảo sát cao nhất (chiếm 52,86% tổng thể điều tra).
Quy mô doanh nghiệp phân thành 3 nhóm: doanh nghiệp nhỏ gồm từ 5
đến 19 lao động, doanh nghiệp vừa có từ 20 đến 99 lao động và doanh nghiệp lớn
có hơn 99 lao động (nhân viên làm việc toàn thời gian).
Khu vực khảo sát bao gồm 14 tỉnh trong 5 khu vực: Đồng bằng sông
Hồng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương và Hải Phòng), Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa và
Nghệ An), Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Long An và Tiền Giang), Nam
Trung Bộ (Khánh Hòa và Đà Nẵng), và Đông Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương và Đồng Nai). Số công ty con được khảo sát tập trung nhiều nhất ở

vùng Đông Nam Bộ (chiếm 47,41% tổng thể điều tra).

15


×