Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu rầy nâu cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

-------- --------

DƯƠNG THỊ YẾN LINH

CHỌN GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT CAO,
CHỐNG CHỊU RẦY NÂU CHO VÙNG PHÙ SA
NGẬP LŨ Ở TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CẦN THƠ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

-------- --------

DƯƠNG THỊ YẾN LINH

CHỌN GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT CAO,
CHỐNG CHỊU RẦY NÂU CHO VÙNG PHÙ SA
NGẬP LŨ Ở TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nghành phát triển nông thôn
Mã số: 52 62 01 01
Giáo viên hướng dẫn
Th.s. LÊ XUÂN THÁI



CẦN THƠ, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực.

Cần Thơ, Ngày …. Tháng …. Năm 2014
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Yến Linh

i


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Sơ bộ bản thân:
Họ và Tên: Dương Thị Yến Linh Giới tính: Nữ
Năm sinh: 28/11/1993

Nơi sinh: Lai Vung – Đồng Tháp

Mã số sinh viên: 4114930

Điện thoại: 0912868793

Email:
Quê quán: Ấp Tân Quí – Tân Phước – Lai Vung – Đồng Tháp
Nghề nghiệp hiện nay: Sinh viên ngành Phát Triển Nông Thôn – Khóa 37 (2011–

2015) - Trường Đại Học Cần Thơ.
Họ và Tên Cha: Dương Hữu Trí

Năm sinh: 1969

Nghề nghiệp: Làm ruộng
Chỗ ở hiện nay: Ấp Tân Quí – Tân Phước – Lai Vung – Đồng Tháp
Họ và Tên Mẹ: Nguyễn Thị Hồng Điệp

Năm sinh: 1969

Nghề nghiệp: Làm ruộng
Chỗ ở hiện nay: Ấp Tân Quí – Tân Phước – Lai Vung – Đồng Tháp
Quá trình học tập:
Năm 1999 – 2004 (Cấp 1): Trường Tiểu Học Tân Phước 2
Năm 2004 – 2008 (Cấp 2): Trường Trung Học Cơ Sở Tân Phước
Năm 2008 – 2011 (Cấp 3): Trường Trung Học Phổ Thông Lai Vung 1
Năm 2011 – 2015: Sinh viên ngành Phát Triển Nông Thôn - Khóa 37 Trường Đại Học
Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Sinh viên

Dương Thị Yến Linh

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



Xác nhận của cán bộ hướng dẫn đề tài “Chọn giống lúa năng suất cao, chống
chịu tốt với rầy cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh An Giang” do sinh viên Dương Thị
Yến Linh – mã số sinh viên 4114930 – lớp Phát triển Nông thôn A1 khóa 37 thực hiện
với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Xuân Thái.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..............…………............................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Lê Xuân Thái

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN CÂY TRỒNG


Xác nhận của Bộ môn Tài Nguyên Cây Trồng – Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng
bằng sông Cửu Long về đề tài “Chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu tốt với
rầy cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh An Giang” do sinh viên Dương Thị Yến Linh –
mã số sinh viên 4114930 – lớp Phát triển Nông thôn A1 khóa 37 thực hiện với sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Xuân Thái.
Ý kiến của Bộ môn Tài Nguyên Cây Trồng
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................….
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2014
BM.Tài Nguyên Cây Trồng

...............................................
iv



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN


Xác nhận của cán bộ phản biện đề tài “Chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu tốt
với rầy cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh An Giang” do sinh viên Dương Thị Yến
Linh – mã số sinh viên 4114930 – lớp Phát triển Nông thôn A1 khóa 37 thực hiện với
sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Xuân Thái.
Ý kiến của cán bộ phản biện
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................…
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng…...năm 2014
Cán bộ phản biện

.......................................................

v



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG


Hội đồng chấm luận văn đại học đã thông qua đề tài “Chọn giống lúa năng suất
cao, chống chịu tốt với rầy cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh An Giang” do sinh viên
Dương Thị Yến Linh – mã số sinh viên 4114930 – lớp Phát triển Nông thôn A1 khóa
37 thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Xuân Thái.
Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày: ....................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức: ...................................................
Ý kiến của Hội đồng:........................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2014
Chủ tịch hội đồng

..................................................

vi



LỜI CẢM ƠN

Thông qua luận văn Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến:
Những người thân trong gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, đặc biệt là cha mẹ đã hết lòng thương yêu, nuôi con khôn lớn, cho con ăn học nên
người trong hoàn cảnh tương đối khó khăn.
Xin tỏ lòng biết ơn đến Thầy Lê Xuân Thái đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc, Quý Thầy Cô Viên Nghiên Cứu và Phát Triển
ĐBSCL đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như
những kinh nghiệm sống quý báu giúp tôi trưởng thành và tự tin hơn khi bước vào
cuộc sống mới của tương lai.
Cảm ơn các bạn lớp Phát triển nông thôn A1 khóa 37 đã động viên, giúp đỡ và cùng
tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Dương Thị Yến Linh

vii


TÓM LƯỢC

Với những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết, sâu bệnh và đáng quan tâm hơn là
trong sản xuất lúa hiện nay nhiều giống lúa đã bị thoái hóa cho năng suất thấp, chất
lượng gạo chưa tốt, nhiễm nhiều loại dịch bệnh, đặc biệt là rầy nâu. Xuất phát từ

những diễn biến thực tế sản xuất đề tài “”Chọn giống lúa năng suất cao, chống chịu
tốt với rầy cho vùng phù sa ngập lũ ở tỉnh An Giang đã được thực hiện nhằm mục
đích tìm ra những giống lúa có năng suất và chất lượng cao, và chống chịu tốt với rầy
nâu phù hợp với vùng phù sa ngập lũ qua đó góp phần làm đa dạng giống lúa phục vụ
sản xuất, tạo điều kiện giúp người dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn giống lúa thích
hợp cho mùa vụ của mình, từ đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông
dân.
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Định
Thành (TTNC và SXGNN Định Thành) – huyện Thoại Sơn – tỉnh An Giang vào vụ
Đông Xuân 2013-2014 từ tháng từ 11/2013 đến 04/2014. Bộ giống thí nghiệm gồm 16
giống được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam (Bộ NN và
PTNT) cung cấp; Giống VND 95-20 được chọn làm giống đối chứng. Các giống lúa
được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Mạ được gieo
theo phương pháp mạ sân và cấy khi mạ được 17 ngày tuổi, cấy 1 tép/bụi. Các chỉ
tiêu theo dõi được đánh giá theo phương pháp đánh giá của Viện Nghiên cứu Lúa Gạo
Quốc Tế (IRRI).
Qua kết quả phân tích và đánh giá trên đã chọn được hai giống OM240 và OM9582 có
thời gian sinh trưởng ngắn (≤110 ngày), không đổ ngã cho năng suất cao (≥8,0 tấn/ha),
chống chịu tốt với rầy nâu. Có trọng lượng 1000 hạt và số hạt chắc/bông cao, có tỷ lệ
gạo nguyên và tỷ lệ bạc bụng chấp nhận được.
 OM240 có thời gian sinh trưởng là 109 ngày, có chiều cao là 93,1 cm, đẻ nhánh
trung bình, không đổ ngã. Có số hạt chắc/bông là 94 hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt là
29,3 g và năng suất đạt 8,0 tấn/ha. Có hình dạng hạt gạo thon.Chống chịu tốt với rầy
nâu. Tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ bạc bụng lần lượt là 34,4% và 2,0%.
 OM9582 là giống có thời gian sinh trưởng 110 ngày với chiều cao cây là 99,1 cm,
đẻ nhánh trung bình, không đổ ngã. Có số hạt chắc/bông là 100 hạt/bông, trọng lượng
1000 hạt là 28,5g và năng suất đạt 8,4 tấn/ha. Hình dạng hạt gạo thon. Chống chịu tốt
rầy nâu. Tỷ lệ gạo nguyên và tổng tỷ lệ bạc bụng lần lượt là 38,4% và 7,3%.

viii



Đề xuất sản xuất thử hai giống lúa OM240 và OM9582 vào bộ giống lúa sản xuất thử
ở các mùa vụ tiếp theo để đánh giá tính thích nghi của giống lúa và phổ biến trong sản
xuất.

ix


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………........i
TIỂU SỬ CÁ NHÂN………………………………………………………………......ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ………………………………………...iii
NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ………………………….iv
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN …………………………………………...v
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG……………………………………………………….vi
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………...vii
TÓM LƯỢC…………………………………………………………………………viii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………….ix
DANH SÁCH BẢNG………………………………………………………………..xiv
DANH SÁCH HÌNH………………………………………………………………...xvi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………xvii
CHƯƠNG 1……………………………………………………………………………1
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………...1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………….2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát……………………………………………………………….2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………..............2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU……………………………………………………………...2

CHƯƠNG 2……………………………………………………………………………3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU……………………………………………………………...3
2.1 NGUỒN GỐC CÂY LÚA…………………………………………………………3
2.1.1 Nguồn góc cây lúa……………………………………………………………….3
2.1.2 Sơ lược về vùng nghiên cứu……………………………………………………..3

x


2.1.2.1 Vị trí địa lý……………………………………………………………………..3
2.1.2.2 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………..4
2.2 GIỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CANH TÁC……………………..7
2.2.1 Giống …………………………………………………………………………...7
2.2.1.1Khái niệm giống………………………………………………………………..7
2.2.1.2 Phân cấp giống lúa…………………………………………………………......7
2.2.1.3 Tiêu chuẩn đối với các cấp hạt giống lúa……………………………………...8
2.2.2 Vai trò của giống lúa trong canh tác…………………………………………….8
2.3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ GIỐNG LÚA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY…….9
2.4 TIẾN TRÌNH CHỌN GIỐNG……………………………………………............10
2.4.1 Chọn vật liệu khởi đầu………………………………………………………….10
2.4.2 Quan sát sơ khởi………………………………………………………………..10
2.4.3 Trắc nghiệm hậu kỳ…………………………………………………………….11
2.4.4 So sánh năng suất……………………………………………………………….11
2.4.5 Chọn giống phổ biến……………………………………………………............11
2.5 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC………………………………………………………...11
2.5.1 Thời gian sinh trưởng…………………………………………………………..11
2.5.2 Chiều cao cây…………………………………………………………………..12
2.5.3 Chiều dài bông lúa……………………………………………………………...12
2.5.4 Số chồi …………………………………………………………………............12
2.5.5 Tính đổ ngã……………………………………………………………………..12

2.6 NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT………………………………13
2.6.1 Năng suất……………………………………………………………………….13
2.6.2 Thành phần năng suất…………………………………………………..............14
2.6.2.1 Số bông/m2……………………………………………………………………14
2.6.2.2 Số hạt chắc/bông……………………………………………………..............14
2.6.2.3 Tỷ lệ hạt chắc…………………………………………………………………15
2.6.2.4 Trọng lượng 1000 hạt………………………………………………...............15
xi


2.7 TÍNH CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH TRONG CHỌN GIỐNG…………………...15
2.7.1 Rầy nâu….……………………………………………………………………...15
2.7.2 Bệnh đạo ôn (Rice blast)………………………………………………............17
2.8 PHẨM CHẤT GẠO……………………………………………………………...18
2.8.1 Tỉ lệ xay chà……………………………………………………………………18
2.8.1.1 Tỉ lệ gạo lức………………………………………………………………….19
2.8.1.2 Tỷ lệ gạo trắng………………………………………………………..............19
2.8.1.3Tỷ lệ gạo nguyên……………………………………………………………...19
2.8.2 Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo…………………………………….19
2.8.3 Độ bạc bụng…………………………………………………………………….20
CHƯƠNG 3..................................................................................................................21
PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………..21
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU………………………………………………...21
3.1.1Giống lúa………………………………………………………………………..21
3.1.2 Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm……………………………………………..22
3.1.3 Bố trí thí nghiệm………………………………………………………..............22
3.1.4 Phương pháp canh tác…………………………………………………..............24
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU NÔNG HỌC………………………….24
3.2.1 Thời gian sinh trưởng…………………………………………………..............24
3.2.2 Chiều cao cây (cm)……………………………………………………..............24

3.2.3 Chiều dài bông (cm)…………………………………………………………….25
3.2.4 số chồi/m2………………………………………………………………………25
3.2.5 Tính đổ ngã……………………………………………………………..............25
3.2.6 Số lá xanh/bụi…………………………………………………………..............25
3.3 KHẢO SÁT THIỆT HẠI SÂU BỆNH…………………………………………...25
3.3.1 Rầy nâu ………………………………………………………………………...25
3.3.2 Bệnh đạo ôn (Rice blast)………………………….…………………….............26
3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT…………………..27
xii


3.4.1 Thành phần năng suất…………………………………………………..............27
3.4.2 Năng suất……………………………………………………………………….27
3.4.2.1 Năng suất lý thuyết (NSLT)………………………………………………….27
3.4.2.2 Năng suất thực tế (NSTT)……………………………………………………27
3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT GẠO……………………………28
3.5.1 Tỷ lệ xay chà……………………………………………………………………28
3.5.2. Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo……………………………………29
3.5.3 Độ bạc bụng…………………………………………………………………….29
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU……………………………...……………….29
CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………..31
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………………………..31
4.1 TÌNH HÌNH CHUNG…………………………………………………………….31
4.2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ………………………………………………………..31
4.2.1 Đặc tính nông học ……………………………………………………………...31
4.2.1.1 Thời gian sinh trưởng (lúa cấy)………………………………………………31
4.2.1.2 Chiều cao cây………………………………………………………................33
4.2.1.3 Chiều dài bông………………………………………………………..............35
4.2.1.4 Số lá xanh/bụi………………………………………………………………...33
4.2.1.5 Đặc tính đổ ngã của cây lúa…………………………………………………..36

4.2.1.6 Số chồi/m2…………………………………………………………………….36
4.2.2 Tính chống chịu sâu bệnh………………………………………………………37
4.2.3 Thành phần năng suất và năng suất thí nghiệm ………………………..............38
4.2.3.1 Số bông/m2……………………………………………………………………38
4.2.3.2 Số hạt chắc/bông……………………………………………………………...39
4.2.3.3 Trọng lượng 1000 hạt………………………………………………………...40
4.2.3.4 Năng suất thí nghiệm………………………………………………...............41
4.2.4 Phẩm chất hạt gạo ……………………………………………………………...42
4.2.4.1 Tỷ lệ xay chà

………………………………………………………….42
xiii


4.2.4.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo……………………………………..............44
4.2.4.3 Độ bạc bụng…………………………………………………………..............44
4.3 THẢO LUẬN CHUNG…………………………………………………………..45
CHƯƠNG 5…………………………………………………………………………..49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………..49
5.1KẾT LUẬN……………………………………………………………………….49
5.2 KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

xiv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

2.1

Các chỉ tiêu lúa giống

8

3.1

Danh sách các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013-2014

21

3.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 16 giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân
2013-2014

22

3.3

Các thời điểm bón phân và khối lượng phân bón sử dụng

24

3.4


Phân nhóm lúa theo thời gian sinh trưởng

24

3.5

Các cấp độ đánh giá mức độ đổ ngã của cây lúa

25

3.6

Phân cấp thiệt hại do rầy nâu theo IRRI (1996)

26

3.7

Phân cấp thiệt hại do bệnh đạo ôn theo IRRI (1996)

26

3.8

Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996)

28

3.9


Phân loại tỷ lệ gạo trắng IRRI (1996)

28

3.10

Phân loại tỷ lệ gạo nguyên IRRI (1996)

29

3.11

Phân loại kích thước, hình dạng hạt gạo theo tiêu chuẩn IRRI (1996)

29

3.12

Phân loại cấp bạc bụng theo phần trăm vết đục của hạt IRRI (1998)

29

4.1

Thời gian sinh trưởng của 16 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân
2013-2014

32


4.2

Diễn biến chiều cao (cm) của 16 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông
Xuân năm 2013 – 201

34

4.3

Số lá xanh, cấp đổ ngã và chiều dài bông của 16 giống lúa thí nghiệm
vụ Đông Xuân 2013 – 2014

35

4.4

Diễn biến số chồi/m2 của 16 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân
năm 2013 – 2014

37

4.5

Cấp độ gây hại của rầy nâu và bệnh đạo ôn trên 16 giống lúa thí
nghiệm vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014

38

4.6


Số bông /m2, hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt của 16 giống lúa thí
nghiệm vụ Hè Thu 2013

40

4.7

Thành phần năng suất và năng suất của 16 giống lúa thí nghiệm vụ
Đông Xuân 2013 – 2014

41

xv


4.8

5.1

Một số đặc tính về phẩm chất hạt gạo của 16 giống lúa thí nghiệm vụ
Đông Xuân 2013-2014
Những chỉ tiêu nông học, sâu bệnh, thành phần năng suất và năng
suất, phẩm chất hạt gạo của 16 giống thí nghiệm vụ Đông Xuân 20132014

43

46

5.2


Phân nhóm các đặc tính nông học, sâu bệnh và năng suất của 16 giống
lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013-2014

47

5.3

Đặc tính của 2 giống lúa triển vọng được chọn lọc vào vụ Đông Xuân
2013-2014

48

xvi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1

Rầy nâu

16

2
3


Ruộng lúa bị thiệt hại do rầy nâu
Một số hình ảnh về bệnh đạo ôn (cháy lá)

xvii

17
18


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IRRI

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

NSKC

Ngày sau khi cấy

ĐC

Đối chứng

ĐX

Đông Xuân


HT

Hè Thu

TGST

Thời gian sinh trưởng

xviii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa gạo được xem là loại cây trồng quan trọng nhất ở Việt Nam. Diện tích trồng lúa
cả nước trong năm 2011 ước tính đạt 7,65 triệu ha với sản lượng 42,3 triệu tấn (Tổng
cục Thống kê, 2012). Cây lúa không chỉ giải quyết vấn đề lương thực hàng ngày cho
người dân mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng thu ngoại tệ, là nguyên liệu và nền
tảng để phát triển các ngành công nghiệp khác. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2011 đạt khoảng
7,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 3,7 tỉ USD (Trung tâm tin học và Thống kê, 2012).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vựa lúa lớn của Việt Nam.
Việt Nam có diện tích trồng lúa khoảng 7,65 triệu ha, trong đó, vùng ĐBSCL có diện
tích trồng lúa năm 2011 trên 4 triệu ha (hơn 50% tổng diện tích cả nước). Sản lượng
lúa chiếm khoảng 52% tổng sản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên 90%
sản lượng gạo xuất khẩu, sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu (Tổng
cục Thống kê, 2012).
An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất vùng – chiếm khoảng

16,5%, với diện tích lúa 607,590 nghìn ha và năng suất đạt 5,53 tấn/ha (Cục Thống
kê An Giang, 2011) và cây lúa chiếm khoảng 90% diện tích cơ cấu cây trồng của
tỉnh An Giang. Vì thế cây lúa đóng vai trò rất quan trọng trong ngành nông nghiệp
tỉnh An Giang và năng suất lúa bị tác động bởi thời tiết thất thường, sâu bệnh hay biến
đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa và đời sống người dân trong tỉnh.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua nhưng thực tế
trong quy trình sản xuất còn nhiều yếu kém, đặc biệt trong khâu sử dụng giống, có
khoảng 70% giống lúa không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn được đưa vào sản xuất (Phạm
Thị Phấn, 2011). Bên cạnh đó, hiện nay nhiều giống lúa đã bị thoái hóa cho năng suất
thấp, chất lượng gạo chưa tốt, nhiễm nhiều loại dịch bệnh như vàng lùn, lùn xoắn
lá,…Đáng lưu ý nhất là rầy nâu ngoài gây tác hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới
truyền bệnh virus cho lúa như bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây thiệt hại nghiêm trọng
đến năng suất lúa và chất lượng lúa gạo. Theo Lương Minh Châu, Nguyễn Văn Luật
(1998) những thiệt hại do rầy nâu gây ra hàng năm tại vùng dịch làm giảm khoảng
10% sản lượng lúa, đôi khi tới 30% hoặc hơn nữa. Do vậy để phòng chống rầy nâu
hiệu quả thì ngoài biện pháp gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng thì việc sử dụng
giống chống chịu rầy nâu giữ vai trò then chốt.

1


Với nền nông nghiệp hiện đại như hiện nay nông dân có thể hoàn toàn chủ động về
phân bón, máy móc, nước tưới,…thì khâu chọn giống trở nên vô cùng quan trọng, lúa
giống và chất lượng lúa giống luôn được đặt lên hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp
và là yếu tố quyết định đến năng suất, sản lượng và chất lượng xuất khẩu (Trần Ngọc
Chủng, 2010). Vì vậy hiện nay việc chọn ra giống lúa năng suất cao, chống chịu tốt
với sâu bệnh là vấn đề vô cùng cấp thiết. Đề tài “ CHỌN GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT
CAO, CHỐNG CHỊU RẦY NÂU CHO VÙNG PHÙ SA NGẬP LŨ Ở TỈNH AN
GIANG ” nhằm chọn ra những giống lúa có khả năng cho năng suất cao, chất lượng
gạo tốt chống chịu tốt với rầy nâu để đáp ứng nhu cầu an toàn lương thực trong nước

và nâng cao đời sống người dân trồng lúa.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá và tuyển chọn các giống lúa năng suất cao, kháng được rầy nâu và phù hợp
với yêu cầu canh tác của tỉnh An Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Chọn giống lúa có năng suất cao ở cả hai vụ ĐX 2013 và HT 2013-2014.
Chống chịu sâu bệnh: rầy nâu và đạo ôn từ kháng đến hơi kháng.
Có thời gian sinh trưởng ≤110 ngày, chiều cao cây trung bình (90 - 100cm) và cây
không bị đỗ ngã để đáp ứng điều kiện canh tác của tỉnh An Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Giống lúa nào có năng suất cao nhất và giống nào có năng suất thấp nhất?
Câu hỏi 2: Các giống thí nghiệm bị nhiễm bệnh rầy nâu, đạo ôn ở cấp độ nào? Giống
nào kháng rầy nâu, đạo ôn tốt nhất và giống nào nhiễm rầy nâu, đạo ôn nặng nhất?
Câu hỏi 3: Các giống thí nghiệm có thời gian sinh trưởng bao nhiêu, mức độ đổ ngã
như thế nào? Giống nào có thời gian sinh trưởng cao nhất và giống nào có thời gian
sinh trưởng thấp nhất?

CHƯƠNG 2
2


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 NGUỒN GỐC CÂY LÚA
2.1.1 Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, là một trong
năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì (tiểu mạch), sắn
(khoai mì) và khoai tây. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên qua, quê hương
đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á và Đông Dương, những nơi mà dấu ấn của
cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên (Wilhelm

Solheim, 1994). Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến
7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử (Stephen,
1998).
Cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi Oryza. Trong chi Oryza có 20 loài, sống
một năm hoặc nhiều năm, trong đó chỉ có 2 loài trồng là Oryza sativa, phổ biến ở
Châu Á, chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa, có nhiều giống có đặc tính tất cho năng
suất cao và Oryza glaberrima, hạt nhỏ, năng suất thấp, chỉ trồng trên diện tích nhỏ ở
Tây Phi. Lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
lâu đời hình thành (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Oryza sativa là loài lúa chủ yếu, người ta
cho rằng bắt nguồn từ Đông Nam châu Á.
Lúa dại hiện nay còn giữ một số đặc tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy,
có thân mọc xoè, phân hoá phát dục hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dễ bị rụng hạt,
hạt nhỏ, có râu, bông xòe (Khush, 1997). Ngày nay, lúa đang được gieo trồng rộng rãi
trong những điều kiện canh tác và khí hậu khác nhau, vì cây lúa dễ thích nghi với môi
trường.
2.1.2 Sơ lược về vùng nghiên cứu
2.1.2.1 Vị trí địa lý
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ b ắc, tức là nằm gần với xích
đạo nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí
hậu xích đạo. An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc ĐBSCL, một ph ần
nằm trong tứ giác Long Xuyên; có biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía Bắc và
Tây Bắc; phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ;
phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp (www.angiang.gov.vn, 2013).

2.1.2.2 Điều kiện tự nhiên
3


 Điều kiện hoàn lưu khí quyển
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông

Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An
Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng
tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn không tạo ra rét mà chỉ hanh khô có phần nắng
nóng (www.angiang.gov.vn, 2013).


Các yếu tố khí tượng

 Mây
Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây nhưng vẫn
nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung bình tháng
của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10.


Nắng

An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong năm
lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày ; mùa mưa tuy ít
hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400
giờ.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch
nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5°C đến 3°C; còn
trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°C. Nhiệt độ cao nhất năm
thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°C - 38°C ; nhiệt độ thấp nhất
năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18°C (năm 1976 và 1998).
 Gió
An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây Nam –gió
Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh,
trung bình đạt tới trên 3 m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa Đông. An

Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão.
 Mưa
Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng
lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại
trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng
tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.
 Bốc hơi
4


Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình
quân 110 mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160 mm). Trong mùa mưa, lượng bốc hơi th
ấp hơn, bình quân 85 mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52 mm/tháng xuất hiện vào tháng 9
ho ặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao.
 Độ ẩm
Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đ ầu từ tháng 12 và kéo
dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô. Mùa khô độ
ẩm ở thời kì đầu là 82%, giữa 78% và cuối còn 72%. Mùa mưa ở đây thật sự là một
mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng
đạt xấp xỉ 90% (www.angiang.gov.vn, 2013).
 Thổ nhưỡng
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính. Trong đó, chủ yếu là
nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 41,5%. Đất đai của An Giang phần lớn là
màu mỡ vì phần lớn diện tích đất là đất phù sa ho ặc có phù sa, địa hình bằng phẳng,
thích nghi với nhiều loại cây trồng (Trần Ngọc Chủng, 2010).
Nhóm đất phù sa
Đất phù sa ở An Giang có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa dạng, do nhiều yếu tố
tác động đến môi trường trầm tích, qui mô trầm tích, chế độ trầm tích cũng như vật
liệu trầm tích đã tạo nên những loại đất khác nhau. Đặc tính chung của đất phù sa ở
đây là chứa nhiều hữu cơ, pH thấp, ít bị bào mòn, xâm thực mà chủ yếu luôn được bồi

đắp hàng năm với mức độ khác nhau trong những điều kiện trầm tích khác nhau. Diện
tích khoảng 1.354 ha. Có 2 đơn vị trầm tích là đồng lụt hở và đồng lụt trung tâm.
Đồng lụt hở với đ ặc trưng là địa hình thấp dần khi càng xa sông và nước lũ chi phối
mạnh mẽ. Đồng lụt trung tâm giữa sông Tiền và sông Hậu được xác định bởi
đặc trưng là chiều dày lớn nhờ lún đáy liên tục và lượng phù sa bồi đắp
nhiều. Ở An Giang, nhóm đất phù sa chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành,
Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của
thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc. Nhóm đất này bao gồm:
- Nhóm đất phù sa xám nâu được bồi, ít hữu cơ: nhóm đất phù sa này chiếm một diện
tích khá lớn ở 4 huy ện cù lao: Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, Tân Châu và dải cánh
đồng ven sông Hậu thuộc huy ện Châu Phú, Châu Thành. Đây là phần đất bị ngập
nước hàng năm vào mùa lũ, địa hình khá bằng phẳng và trải rộng, vật liệu trầm tích
chủ yếu là sét, bột, lẫn chất hữu cơ, bề dày lớp phù sa từ 1 m đến 2 m. Hiện nhóm đất
này chiếm diện tích khoảng 24.455 ha, dùng để trồng lúa 2 vụ là chủ yếu .

5


×