Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 116 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHÂU NGỌC KIỀU MY

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG EU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

Tháng 11 - Năm 2014

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHÂU NGỌC KIỀU MY
MSSV: 4114849

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG EU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120


GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN ĐINH YẾN OANH

Tháng 11 – Năm 2014

ii


LỜI CẢM TẠ
Sau gần bốn năm học tập tại Trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô trƣờng nói chung và thầy cô Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh nói riêng. Chính sự tận tụy của quý thầy cô đã truyền
đạt cho em rất nhiều kiến thức, thông tin và kinh nghiệm bổ ích không chỉ trong
học tập mà còn về cuộc sống, đây sẽ là hành trang theo em sau khi rời khỏi ngôi
trƣờng này.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Đinh Yến Oanh, ngƣời hƣớng dẫn
trực tiếp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Trong quá trình làm bài gặp
khá nhiều khó khăn nhƣng cô vẫn dành thời gian kiên trì hƣớng dẫn em nên làm
theo hƣớng nào, tìm tài liệu tham khảo ở đâu, viết nhƣ thế nào cho phù hợp, cô đã
gợi mở hƣớng đi, tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Do trình độ kiến thức hạn hẹp, thời gian nghiên cứu chƣa sâu nên đề tài
chắc chắn sẽ gặp phải những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý
của quý thầy cô để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô của trƣờng luôn dồi dào sức khỏe, công
tác tốt và thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2014
Sinh viên thực hiện

Châu Ngọc Kiều My


iii


TÓM TẮT
Đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trƣờng EU” đƣợc thực hiện với mục tiêu xác định những lợi thế mà
ngành thủy sản Việt Nam đang sở hữu và cả những khó khăn đang tồn tại trong
hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng EU, từ đó đề ra những giải pháp nhằm thúc
đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang thị trƣờng này. Để đạt đƣợc những mục
tiêu trên, đề tài tiến hành phân tích thực trạng của hoạt động xuất khẩu thủy sản
sang EU trong thời gian qua, đồng thời phân tích các thuận lợi, khó khăn khi xuất
khẩu sang thị trƣờng này, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa và lợi
thế cạnh tranh của ngành, làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Đề tài sử dụng hai mô
hình chính của Michael E.Porter là mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim
cƣơng để phân tích đƣợc những áp lực mà hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU
đang đối mặt. Mô hình năm áp lực bao gồm áp lực từ khách hàng, áp lực từ nhà
cung ứng, cạnh tranh nội bộ ngành, đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn và đe dọa từ các sản
phẩm thay thế. Mô hình kim cƣơng bao gồm các điều kiện nhu cầu, các ngành
công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, các điều kiện nhân tố và các chính sách của
Chính phủ. Cuối cùng, đề tài sử dụng ma trận SWOT là ma trận điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và đe dọa hình thành những chiến lƣợc khả thi nhất cho hoạt động
xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU. Dựa trên những cơ sở đó, đề tài đề xuất
các giải pháp liên quan đến thâm nhập và phát triển thị trƣờng, đa dạng hóa sản
phẩm, quy hoạch và đảm bảo nguồn nguyên liệu, phát triển nguồn nguyên liệu
dựa trên lợi thế cạnh tranh và cuối cùng là quảng bá và xây dựng thƣơng hiệu
thủy sản Việt Nam tại EU.

iv



ABSTRACT
The research “Solutions to enhance the export of Vietnamese seafood to
the European Union market” for the aims to identify the advantages and the
disadvantages of Vietnam seafood when exporting to the EU market and propose
the solutions to enhance the effectiveness of expoting Vietnamese seafood to the
EU market in the future.
To achieve these purposes, the thesis analysed the activities of the export of
Vietnamese seafood to the EU market in recent years. Simultaneously, the thesis
analysed the advantages and disadvantages in exporting to this market. This study
also analysed the strengths, the weaknesses, the opportunities, the threats and the
competitive advantages of Vietnamese seafood industry in order to propose the
solutions.
The thesis used the Five Forces and the Diamond Model of Michael
E.Porter to analyse the pressures of exporting seafood to the EU market. The Five
Forces includes supplier power, buyer power, competitive rivalry, threat of
substitution and threat of new entry. The Diamond Model includes the demand
conditions, the related and supporting industries, the factor conditions, the
government’s policies, firm structure and rivalry.
Finally, the thesis applied SWOT matrix to find out the strengths, the
weaknesses, the opportunities and the threats of exporting Vietnamese seafood to
the EU market to form the most feasible strategy for enhancing the export of
Vietnamese seafood to this market. Then, the thesis proposes the solutions related
to the market penetration and market development, product diversification, the
planning and guarantee of material resources, competitive advantages-based
material resource development and ultimately the marketing and product
branding of Vietnam seafood.

v



TRANG CAM KẾT
Em xin cam đoan đề tài này là do chính em thực hiện, số liệu đƣợc lấy từ nguồn
tin cậy và trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu nào.
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Sinh viên thực hiện

Châu Ngọc Kiều My

vi


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: ThS Nguyễn Đinh Yến Oanh
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại học Cần Thơ
Tên sinh viên: Châu Ngọc Kiều My
MSSV: 4114849
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Tên đề tài: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trƣờng EU
NỘI DUNG NHẬN XÉT:
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .................................
..................................................................................................................
2. Về hình thức: ............................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ..........................
..................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ...............................
..................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục đích nghiên cứu): ..............

..................................................................................................................
6. Các nhận xét khác: ....................................................................................
...................................................................................................................
7. Kết luận:....................................................................................................
...................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn

vii


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................... 3
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................. 6
2.1.1 Hoạt động xuất khẩu ............................................................................................ 6
2.1.2 Thị trƣờng ............................................................................................................ 10
2.1.3 Cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh .......................................................................... 11
2.1.4 Liên minh châu Âu - EU ...................................................................................... 16
2.2 CHIẾN LƢỢC TRONG KINH DOANH ............................................................... 18

2.2.1 Chiến lƣợc là gì .................................................................................................... 18
2.2.2 Các chiến lƣợc chủ yếu ........................................................................................ 19
2.2.3 Xây dựng chiến lƣợc ............................................................................................ 20
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 21
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................................... 21
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................................. 21
2.4 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 23
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ................................................................................. 24
3.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN ................................................................... 24
3.1.1 Giới thiệu ngành thủy sản .................................................................................... 24
3.1.2 Vai trò của ngành thủy sản và hoạt động xuất khẩu thủy sản ............................. 27
3.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU ..................... 30

viii


3.2.1 Thị trƣờng EU ..................................................................................................... 30
3.2.2 Một số qui định của EU dành cho hoạt động nhập khẩu thủy sản ...................... 31
3.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 32
CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƢỜNG
EU GIAI ĐOẠN 2008 – THÁNG 6/2014 .................................................................... 34
4.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 – THÁNG 6/2014 ........................................................... 34
4.1.1 Tình hình sản xuất thủy sản của Việt Nam từ năm 2008 – tháng 6/2014 ........... 34
4.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm
2008 – tháng 6/2014 ..................................................................................................... 40
4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
EU TỪ NĂM 2008 – THÁNG 6/2014 ......................................................................... 55
4.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và sản lƣợng xuất khẩu ..................................................... 55

4.2.2 Thị trƣờng chủ yếu trong khối ............................................................................. 58
4.2.3 Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ............................................................................... 65
4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG EU........................................................................................................ 70
4.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN SANG THỊ TRƢỜNG EU ..................................................................... 70
4.4.1 Thuận lợi .............................................................................................................. 70
4.4.2 Khó khăn .............................................................................................................. 71
4.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 72
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY
SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU..................................................... 73
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.............................................................................. 73
5.1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter trong hoạt động xuất
khẩu thủy sản Việt Nam sang EU ................................................................................. 73
5.1.2 Mô hình kim cƣơng trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
thị trƣờng EU ................................................................................................................ 79
5.2 MA TRẬN SWOT NHẰM XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU ............................. 88
5.2.1 Nhóm chiến lƣợc SO ........................................................................................... 89
5.2.2 Nhóm chiến lƣợc ST ............................................................................................ 89
5.2.3 Nhóm chiến lƣợc WO ......................................................................................... 89
5.2.4 Nhóm chiến lƣợc WT .......................................................................................... 90

ix


5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU TRONG THỜI GIAN TỚI ....... 90
5.3.1 Về nguồn nguyên liệu và sản phẩm ..................................................................... 90
5.3.2 Xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu thủy sản Việt Nam ........................ 94

5.3.3 Các ngành hỗ trợ .................................................................................................. 97
5.4 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ......................................................................................... 98
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 99
6.1 KẾT LUẬN............................................................................................................. 99
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 101

x


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Ma trận SWOT ............................................................................. 23
Bảng 3.1 Sản lƣợng thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012 ................. 26
Bảng 4.1 Sản lƣợng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng
6/2014 .......................................................................................................... 36
Bảng 4.2 Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng
6/2014 .......................................................................................................... 37
Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam giai đoạn 2008 –
tháng 6/2014
...................................................................................................................... 51
Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Hà Lan, Ý giai
đoạn 2008 – tháng 6/2014 ............................................................................ 62
Bảng 4.5 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Bỉ và Pháp
giai đoạn 2008 – 2013 ................................................................................. 64
Bảng 5.1 20 Doanh nghiệp thủy sản uy tín nhất của Việt Nam giai đoạn 2012 –
2013 ............................................................................................................. 83
Bảng 5.2 Tỷ trọng tàu cá tham gia vào các tổ đội và tỷ trọng lao động trực tiếp
trên tàu của các vùng khai thác thủy sản chủ yếu 2012 ............................... 84


xi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia ............................... 14
Hình 2.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter .............................. 16
Hình 2.3 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại Việt Nam – EU
giai đoạn 2005 – 2012 .......................................................................................... 18
Hình 3.1 Tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 –
2012 ..................................................................................................................... 27
Hình 4.1 Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam giai đoạn 2008 – tháng
6/2014 .................................................................................................................. 39
Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2008 – tháng 6/2014 ............ 41
Hình 4.3 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam năm 2013
.............................................................................................................................. 42
Hình 4.4 Kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2008 –
2013 ..................................................................................................................... 43
Hình 4.5 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2008 –
2013 ..................................................................................................................... 44
Hình 4.6 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU và Hoa Kỳ giai đoạn
2008 – 2013 ......................................................................................................... 45
Hình 4.7 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn
2008 – 2013 ......................................................................................................... 47
Hình 4.8 Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 ............... 49
Hình 4.9 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 ........... 53
Hình 4.10 Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu cá ngừ Việt Nam năm 2013 ................. 54
Hình 4.11 Tỷ trọng các thị trƣờng chính của thủy sản Việt Nam năm 2010....... 57
Hình 4.12 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2008 –
tháng 6/2014 ........................................................................................................ 58

Hình 4.13 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Đức giai đoạn 2008 –
tháng 6/2014 ........................................................................................................ 59
Hình 4.14 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Tây Ban Nha
giai đoạn 2008 – tháng 6/2014............................................................................. 61
Hình 4.15 Cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2011
.............................................................................................................................. 66
Hình 4.16 Thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2011 ........................... 67
Hình 4.17 Thị trƣờng nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam năm 2013
.............................................................................................................................. 69
xii


Hình 5.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trƣờng EU ...................................................................................... 73
Hình 5.2 Mô hình kim cƣơng trong phân tích lợi thế cạnh tranh ngành thủy sản
xuất khẩu sang thị trƣờng EU ............................................................................. 79

xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
WTO (World Trade Organization): Tổ chức kinh tế thế giới
OECD (Organization for Economic Coperation and Development): Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế
GSP (Generalized System of Preferences): Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập
chung
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc
WWF (World Wide Fund for Nature): Qũy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
IFE (Internal Factor Evaluation): Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
EFE (External Factor Evaluation): Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
QSPM (Quantantiative Strategic Planning Matrix): Ma trận hoạch định chiến
lƣợc có thể định lƣợng
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Hệ thống phân tích mối
nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
VASEP: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm

xiv


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, theo sự phát triển ngày càng lớn mạnh của xu
thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập tích cực vào nền kinh tế năng
động của thế giới. Từ một nƣớc có nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi
chiến tranh, kinh tế nƣớc ta đã có những sự thay đổi đáng kể, trở thành một nƣớc
có nền kinh tế đang phát triển với nhiều tiềm năng. Để đạt đƣợc những thành tựu
to lớn về phát triển kinh tế trong những năm qua, phải kể đến vai trò của hoạt
động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản.
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản to lớn,
với đƣờng bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên

(Kiên Giang) và vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Hơn nữa, hệ thống sông ngòi
chằng chịt, hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu với diện tích mặt nƣớc hơn 1,4
triệu ha cũng cung cấp nguồn lợi thủy sản dồi dào với môi trƣờng nuôi trồng rộng
lớn. Vị trí địa lý thuận lợi cùng với điều kiện tự nhiên thích hợp giúp nƣớc ta
thuận lợi phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Thủy sản là một trong 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hoạt
động xuất khẩu thủy sản từ lâu đã trở thành hoạt động mũi nhọn của thƣơng mại
nƣớc ta, đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản đạt trên 6 tỷ USD, góp phần hoàn thành mục tiêu xuất khẩu và mang về
nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nƣớc. Trong những năm qua, Nhà nƣớc ta đã và
đang có những chính sách thiết thực và phù hợp, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu thủy sản ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Thủy sản Việt Nam đƣợc xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng lớn trên thề giới,
trong đó, EU là một trong những thị trƣờng chủ lực nhất. Thị trƣờng EU là một
thị trƣờng mà bất kì quốc gia nào xuất khẩu hàng hóa cũng đều muốn phát triển
hoạt động xuất khẩu của mình tại đây. Có một thực tế là tạo lập thị trƣờng đã khó
mà duy trì đƣợc nó lại là điều càng khó. Bên cạnh những thuận lợi nhƣ dân số
đông, thu nhập cao, thì EU vẫn tồn tại những khó khăn cho những doanh nghiệp
xuất khẩu nhƣ sự khó tính, những tiêu chuẩn khắt khe. Hơn nữa, thủy sản Việt
Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong quá trình xuất khẩu sang thị trƣờng
hơn 505 triệu dân này.
Xuất phát từ mục tiêu trên, cùng với những kiến thức đã học và thu thập
đƣợc, tôi xin lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang thị trường EU” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, để có
thể phân tích đƣợc thực trạng của hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng
EU, thấy đƣợc những lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam, từ đó tìm ra những
1


biện pháp phù hợp, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này sang thị

trƣờng EU.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trƣờng EU
trong thời gian gần đây và lợi thế của ngành, từ đó nhận biết đƣợc những khó
khăn, thuận lợi mà thị trƣờng này mang đến cũng nhƣ những lợi thế mà ngành
thủy sản Việt Nam đang có để tìm những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
thủy sản vào EU dựa vào lợi thế cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong
những năm gần đây.
(2) Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam và phân tích
những khó khăn và những thuận lợi khi xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU.
(3) Đề ra những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
thủy sản vào thị trƣờng EU.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi Việt Nam.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu đƣợc thu thập và phân tích chủ yếu từ năm 2008 đến tháng 6/2014.
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 28/8/2014 đến 21/11/2014
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣởng EU từ năm
2008 đến tháng 6/2014.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Có rất nhiều nghiên cứu tác động lợi thế cạnh tranh đối với hoạt động xuất
khẩu. Sau đây là một vài nghiên cứu đƣợc tham khảo trong đề tài đƣợc lƣợc khảo:
(1) Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Đinh Yến Oanh, Phan Văn Phùng và
Nguyễn Bích Ngọc (Trƣờng Đại học Cần Thơ) năm 2012 đã thực hiện đề tài
nghiên cứu Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở

thành phố Cần Thơ theo phương pháp PACA. Bài nghiên cứu nhằm phân tích các
lợi thế cạnh tranh trong ngành chế biến thủy sản với mục đích xuất khẩu tại địa
bàn thành phố Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu thu thập từ Sở Công thƣơng TP.
Cần Thơ, Chi cục thủy sản, VASEP; ngoài ra còn dùng phƣơng pháp tham vấn
chuyên gia nhƣ các nhà khoa học, lãnh đạo sở ban ngành, lãnh đạo các doanh
nghiệp. Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp PACA với hai mô hình
2


chính của Michael E. Porter là mô hình 5 áp lực và mô hình kim cƣơng. Hai mô
hình trên đƣợc vận dụng linh hoạt và để phân tích những áp lực mà ngành chế
biến thủy sản xuất khẩu ở Cần Thơ đang đối mặt. Ngành chế biến thủy sản xuất
khẩu Cần Thơ đang có những lợi thế có thể khai thác nhƣ về cơ sở hạ tầng, thị
trƣờng phong phú, sự quan tâm của chính quyền....; bên cạnh đó còn có những
khó khăn tồn tại nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân
trong ngành hay việc thụ động và chƣa đồng bộ trong đổi mới công nghệ.
(2) Huỳnh Trƣờng Huy, Phạm Thanh Xuân và Nguyễn Xuân Quang
(Trƣờng Đại học Cần Thơ) năm 2009 đã thực hiện nghiên cứu Phân tích lợi thế
cạnh tranh nghề dệt thổ cẩm An Giang theo phương pháp PACA. Bài nghiên cứu
tập trung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của nghề dệt thổ cẩm truyền thống An
Giang Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp khảo sát 22 cơ sở dệt thổ
cẩm, các cán bộ thuộc các tổ chức nghề nghiệp và các cán bộ thuộc các cơ quan
địa phƣơng của tỉnh. Bên cạnh phƣơng pháp PACA nghiên cứu thông qua hai mô
hình của Michael E.Porter là mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim cƣơng
thì nghiên cứu này cũng sử dụng công cụ khung sinh kế ABCD. Kết quả khảo sát
cho thấy 3 hình thức tham gia nghề chủ yếu là gia công cho hợp tác xã, tự sản
xuất và tự tiêu thụ, kết hợp cả hai dạng trên. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lợi thế
cạnh tranh mà ngành đang có là sự phát triển của ngành sản xuất tơ, nhuộm, thời
trang và du lịch; các chƣơng trình xây dựng và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm
của tỉnh..... Ngoài ra những khó khăn và ngành đang đối mặt là sự hạn chế về

marketing, liên kết lỏng lẻo trong sản xuất giữa hai dân tộc Chăm và Khơme và
kinh phí giới hạn làm ảnh hƣởng đến hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng và
khách hàng...
(3) Nguyễn Dƣơng Hoàng Vũ (Trƣờng Đại học Cần Thơ) năm 2012 đã
thực hiện đề tài thạc sĩ mang tên Định hướng phát triển ngành cá tra xuất khẩu
ĐBSCL. Bài nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm đƣa ra giải pháp định hƣớng phát
triển ngành cá tra xuất khẩu ĐBSCL đến năm 2020. Số liệu đƣợc tác giả thu thập
khá đầy đủ từ hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp tác giả tìm từ những
nguồn quen thuộc nhƣ VASEP, báo chí, Internet, Bộ Công Thƣơng... Số liệu sơ
cấp thu đƣợc từ quá trình phỏng vấn hai nhóm đối tƣợng, một là các cán bộ phụ
trách marketing, kinh doanh, nhân sự... từ 26 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn
của ĐBSCL và nguồn thứ hai là phỏng vấn các nhà lãnh đạo, chuyên gia của các
doanh nghiệp tạo độ tin cậy cao cho nghiên cứu. Bài nghiên cứu sử dụng hai mô
hình cơ bản của Michael E.Porter là mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim
cƣơng nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngành
hàng cá tra ở ĐBSCL; đồng thời sử dụng ma trận IFE đánh giá các yếu tố bên

3


trong doanh nghiệp và ma trận EFE đánh giá tác động của môi trƣờng bên ngoài
doanh nghiệp, sau đó sử dụng ma trận QSPM và ma trận SWOT nhằm đƣa ra
chiến lƣợc để thúc đẩy xuất khẩu cá tra ĐBSCL trong tƣơng lai mà cụ thể là đến
năm 2020. Qua quá trình phân tích, tác giả đã chỉ ra đƣợc những thuận lợi mà
ngành cá tra ĐBSCL đang sở hữu nhƣ nguồn nguyên liệu dồi dào, nhà máy công
suất cao, lao động, thị trƣờng... Bên cạnh đó, những khó khăn còn tồn tại nhƣ chất
lƣợng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, sự gia nhập ngành của các đối thủ từ
các quốc gia khác... Đề tài cũng đã chỉ ra những cơ hội đe dọa mà ngành cá tra
ĐBSCL đang đối mặt, từ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và đe dọa đó, tác giả
đã đề ra những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cá tra ở ĐBSCL.

(4) Nguyễn Văn Ba (Trƣờng Đại học Kinh tế Tp HCM) năm 2009 đã thực
hiện đề tài thạc sĩ mang tên Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp. Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu
đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trƣờng
Nhật Bản, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhất nhằm thúc đẩy hơn nữa
hoạt động này trong thời gian tới. Số liệu đƣợc thu thập đầy đủ từ hai nguồn thứ
cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp từ Niên giám Thống Kê, tạp chí khoa học, Hiệp hội
gỗ và lâm sản Việt Nam….Số liệu sơ cấp thu đƣợc từ quá trình phỏng vấn chuyên
gia trong ngành và khảo sát thực tế chọn lọc từ 141 doanh nghiệp về gỗ. Tác giả
đã sử dụng ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài và ma trận IFE đánh giá
các yếu tố bên trong doanh nghiệp, sau đó sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh,
ma trận QSPM và ma trận SWOT nhằm hoạch định chiến lƣợc và đƣa ra giải
pháp. Qua quá trình phân tích, tác giả đã nêu ra những thuận lợi mà ngành gỗ
Việt Nam đang sở hữu nhƣ chi phí nhân công rẻ, các ngành phụ trợ phát triển, uy
tín ngành gỗ nƣớc ta, ngƣời lao động có kinh nghiệm…. Bên cạnh đó là những
khó khăn mà ngành gỗ đang gặp phải nhƣ cạnh trnah gay gắt, áp lực về nguồn
nguyên liệu, vấn đề logistic cho ngành gỗ, năng lực vốn của các doanh
nghiệp….Dựa trên những cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cho ngành
gỗ Việt Nam nhƣ giải pháp về tạo vốn sản xuất, ổn định nguồn nguyên liệu, giải
pháp về công nghệ và giải pháp về nguồn nhân lực, marketing và xây dựng
thƣơng hiệu.
Các đề tài trên đều đã đƣa ra đƣợc những công cụ có thể sử dụng trong phân
tích thực trạng xuất khẩu của một mặt hàng cụ thể, đặc biệt khi tiếp cận theo
hƣớng lợi thế cạnh tranh mà ngành đang có. Bên cạnh đó phân tích đƣợc những
thuận lợi, những khó khăn và đƣa ra đƣợc giải pháp. Đề tài này có kế thừa và phát
huy những điểm sang của các đề tài trên. Đề tài này vận dụng cả ba phƣơng pháp
phổ biến nhất là mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh, mô hình kim cƣơng và ma trận
SWOT, đánh giá chính xác tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang một
4



thị trƣờng cụ thể, thị trƣờng EU. Từ quá trình phân tích, đề tài cũng đã tìm ra
những khó khăn, thuận lợi mà hoạt động xuất khẩu đang gặp phải, từ đó đề ra
những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản nƣớc ta
sang Liên minh châu Âu trong tƣơng lai.
1.5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 6 chƣơng chính với những nội dung khái quát nhƣ sau:
- Chƣơng 1 gồm lý do chọn đề tài, từ đó nêu lên đƣợc mục tiêu nghiên cứu
và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Chƣơng 2 gồm những lý luận nền tảng mà đề tài sử dụng, sau đó là những
phƣơng pháp nghiên cứu cho từng mục tiêu cụ thể.
- Chƣơng 3 khái quát về ngành thủy sản Việt Nam và hoạt động xuất khẩu
thủy sản Việt Nam từ 2008 – tháng 6/2014
- Chƣơng 4 trình bày thực trạng xuất khẩu sang thị trƣờng EU giai đoạn
2008 – tháng 6/2014, những thuận lợi và khó khăn mà hoạt động này đang đối
mặt.
- Chƣơng 5 trình bày cơ sở hình thành chiến lƣợc để từ đó đề xuất những
giải pháp thiết thực nhất.
- Chƣơng 6 tổng kết lại nội dung của đề tài và nêu lên một số kiến nghị cho
hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Hoạt động xuất khẩu

2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với
các nƣớc khác trên thế giới dƣới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trƣờng
nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Dƣới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa
quốc gia này với quốc gia khác, còn dƣới góc độ phi kinh doanh (làm quà tặng
hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lƣu chuyển hàng
hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia (Dƣơng Hữu Hạnh, 2005).
Theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực
ngày 10/8/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thƣơng mại về hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán với nƣớc ngoài thì “Hoạt động xuất
khẩu là một hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ của thƣơng nhân Việt Nam với
thƣơng nhân nƣớc ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá đƣợc diễn ra trên
thị trƣờng mà thị trƣờng đó là thị trƣờng thế giới nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình,
đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc
gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc”.
Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài ít rủi ro và chi phí
thấp. Với các nƣớc có trình độ kinh tế thấp thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối
với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu là
hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng, xuất hiện từ rất lâu đời và đang
ngày càng phát triển. Đồng thời xuất khẩu là một bộ phận cấu thành của thƣơng
mại quốc tế và luôn luôn đƣợc chú trọng hàng đầu đối với mỗi nền kinh tế và mỗi
doanh nghiệp.
2.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu
a) Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà trong đó các doanh nghiệp
trực tiếp bán sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua các bộ phận xuất khẩu
của mình mà không qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào. Xuất khẩu trực tiếp

thƣờng đòi hỏi chi phí cao và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển thị trƣờng.
Tuy vậy xuất khẩu trực tiếp đem lại cho công ty những lợi ích là khả năng kiểm

6


soát đƣợc sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Vì đƣợc
tiếp xúc với thị trƣờng nƣớc ngoài nên công ty có thể nắm bắt đƣợc sự thay đổi
nhu cầu thị hiếu các yếu tố môi trƣờng và thị trƣờng nƣớc ngoài để làm thích ứng
các hoạt động xuất khẩu của mình. Tuy nhiên bên cạnh thu đƣợc lợi nhuận lớn do
không phải chia sẻ lợi ích trong xuất khẩu thì hình thức này cũng có một số
nhƣợc điểm nhất định đó là: Rủi ro cao, đầu tƣ về nguồn lực lớn, tốc độ chu
chuyển vốn chậm.
b) Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu phải thông qua một ngƣời thứ ba hay còn gọi là trung gian nhƣ: Công ty
quản lý xuất khẩu, khách hàng ngoại kiều, nhà ủy thác xuất khẩu, nhà môi giới
xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu. Loại hình này giúp cho các công ty nhỏ có một
phƣơng thức để thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài mà không phải đƣơng đầu
với những rắc rối và rủi ro nhƣ trong xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu gián tiếp giúp
doanh nghiệp dễ dàng xuất hàng hóa của mình vào một thị trƣờng mới mà doanh
nghiệp chƣa biết, tránh đƣợc những rủi ro khi bán hàng hóa. Tuy nhiên, vì phải
thông qua một bên thứ ba nên lợi nhuận kiếm đƣợc bị chia sẻ với bên trung gian,
các doanh nghiệp mất mối liên hệ trực tiếp với thị trƣờng (khách hàng).
c) Xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lƣu là một phƣơng thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, ngƣời bán đồng thời là ngƣời mua.
Mục đích xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về
một lƣợng hàng hoá có giá trị tƣơng đƣơng. Đối với một quốc gia, buôn bán đối
lƣu có thể làm cân bằng hạn mục thƣờng xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế,

tránh đƣợc rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng ngoại hối.
Buôn bán đối lƣu thƣờng đƣợc tiến hành trong trƣờng hợp các bên mua bán thiếu
ngoại tệ hoặc chính phủ ban hành chế độ quản lí ngoại hối chặt chẽ.
d) Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa do doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm cả
doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) sản xuất rồi
bán cho thƣơng nhân nƣớc ngoài theo hợp đồng mua bán, đƣợc thƣơng nhân
nƣớc ngoài thanh toán tiền mua hàng bằng ngoại tệ nhƣng giao hàng cho doanh
nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam theo chỉ định của thƣơng nhân nƣớc ngoài để
tiếp tục sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

7


e) Gia công quốc tế:
Gia công là hành vi thƣơng mại, theo đó bên nhận gia công thực hiện việc
gia công hàng hóa theo yêu cầu, bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công
để hƣởng tiền gia công; bên đặt gia công nhận hàng hóa đã gia công để kinh
doanh thƣơng mại và phải trả tiền công cho bên nhận gia công (TS Quan Minh
Nhựt, 2013.Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương. Trƣờng Đại học Cần Thơ). Bên
đặt gia công đƣợc lợi nhuận từ giá nhân công và nguyên phụ liệu tƣơng đối rẻ từ
nƣớc nhận gia công. Đây là một hình thức xuất khẩu đang phát triển mạnh mẽ và
đƣợc nhiều quốc gia có nguồn lao động, tài nguyên phong phú áp dụng rộng rãi.
f) Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất đƣợc hiểu là việc xuất khẩu trở lại ra nƣớc ngoài những
hàng hoá trƣớc đây đã nhập khẩu mà không qua bất kỳ một công đoạn chế biến
nào, hàng hóa nguyên dạng nhƣ lúc đầu nhập khẩu. Hình thức này đƣợc áp dụng
khi một doanh nghiệp không sản xuất đƣợc hay sản xuất đƣợc nhƣng với khối
lƣợng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để tái xuất khẩu. Đây là hình
thức đòi hỏi doanh nghiệp phải có là sự nhạy bén về tình hình thị trƣờng và giá

cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán.
Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau:
- Tái xuất theo đúng nghĩa: Hàng hóa đi từ nƣớc xuất khẩu tới nƣớc tái xuất
khẩu rồi lại đƣợc xuất khẩu từ nƣớc tái xuất tới nƣớc nhập khẩu.
- Chuyển khẩu: Là việc mua hàng hóa của một nƣớc (nƣớc xuất khẩu) để
bán hàng hóa cho một nƣớc khác (nƣớc nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào nƣớc tái xuất.
g) Xuất khẩu theo nghị định thư
Là hình thức xuất khẩu hàng hóa đƣợc kí kết hợp đồng theo nghị định giữa
hai chính phủ, thƣờng là để trả nợ nƣớc ngoài. Đây là hình thức mà doanh nghiệp
xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nƣớc giao cho để tiến hành xuất một hoặc một số
mặt hàng nhất định cho chính phủ nƣớc ngoài trên cơ sở nghị định thƣ đã ký giữa
hai Chính phủ.
2.1.1.3 Vai trò của xuất khẩu
a) Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc – con đƣờng tất yếu để để khắc
phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tuy nhiên, công nghiệp hóa đòi hỏi nguồn
vốn lớn để nhập khẩu các hàng hóa, thiết bị, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện

8


đại. Nguồn vốn này có thể lấy từ các nguồn huy động vốn chính nhƣ: đầu tƣ nƣớc
ngoài, vay từ các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch....nhƣng quan trọng
nhất vẫn là nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Dƣới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của
thế giới thay đổi nhanh chóng. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
công nghiệp, dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất

yếu đối với tất cả các nƣớc kém phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành
cùng có cơ hội phát triển; tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng, thúc đẩy chuyên môn
hóa tăng cƣờng hiệu quả sản xuất của từng quốc gia.
Nhờ vào hoạt động xuất khẩu, năng lực sản xuất đƣợc nâng cao và lợi thế
của đất nƣớc đƣợc phát huy. Xuất khẩu bố trí lại sản xuất, tổ chức nguồn hàng
xuất khẩu, phát huy tiềm năng sản xuất trong nƣớc để mở rộng quy mô sản xuất,
cải tiến cơ cấu sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng quốc tế và nâng cao năng lực sản
xuất. Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo điều kiện nâng cao khả năng cung cấp đầu vào
cho san xuất, từ đó nâng cao năng lực sản xuất trong nƣớc.
Hoạt động xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn
việc làm, cải thiện đời sống xã hội. Để tập trung hoạt động xuất khẩu, doanh
nghiệp cần thêm lao động để nâng cao sản xuất, tạo ra sản phẩm. Nƣớc ta có
nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, hoạt động xuất khẩu tận dụng đƣợc nguồn lao
động này, thu hút nhân công, tạo việc làm và thu nhập.
b) Đối với doanh nghiệp
Xuất khẩu là hoạt động giúp doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng, đƣa hàng
hóa của mình vƣợt qua ranh giới quốc gia, vƣơn xa hơn trên thị trƣờng quốc tế.
Nhờ có hoạt động xuất khẩu, danh tiếng của doanh nghiệp không còn ở phạm vi
trong nƣớc, uy tín thƣơng hiệu đƣợc tăng lên.
Xuất khẩu phát huy tính sáng tạo, năng động của các bộ xuất nhập khẩu.
Luôn tích cực tìm tòi và phát triển, nâng cao khả năng xuất khẩu tại các thị trƣờng
mà doanh nghiệp có khả năng xâm nhập.
Hoạt động xuất khẩu là cơ hội tốt để các doanh nghiệp cọ xát, tăng cƣờng
khả năng cạnh tranh không chỉ với những doanh nghiệp trong nƣớc mà còn cả
những doanh nghiệp nƣớc ngoài. Từ đó, chất lƣợng hàng hóa ngày càng đƣợc
nâng cao do tính cạnh tranh mạnh mẽ của thị trƣờng quốc tế.
Xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác quản trị doanh nghiệp tốt.
Các công tác quản lý doanh nghiệp, nhân sự, sản xuất phải thật sự hoàn chỉnh.
Hơn nữa, khi tham gia hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp không chỉ có cơ hội
mở rộng hoạt động mà còn có cơ hội học hỏi từ các thƣơng hiệu lớn trên thế giới.


9


2.1.2 Thị trƣờng
2.1.2.1 Khái niệm thị trường:
Cho đến nay đã có rất nhiều nhà kinh tế chia ra những khái niệm hiện đại về
thị trƣờng. Họ đều nhìn nhận thị trƣờng là một quá trình hay một khuôn khổ nào
đó mà ngƣời mua và ngƣời bán tác động qua lại để thỏa thuận nội dung trao đổi.
Theo quan điểm của Marketing thì thị trƣờng là bao gồm những khách hàng
tiềm năng, có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng
tham gia trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu hay mong muốn đó.
Theo Samuelson, thị trƣờng là một quá trình mà thông qua đó, ngƣời bán và
ngƣời mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định sản lƣợng và giá cả. Theo David
Begg, thị trƣờng là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các nhà
sản xuất quyết định sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, sản xuất cho ai, các hộ
gia đình quyết định mua sản phẩm gì, ngƣời lao động quyết định là việc ở đâu với
mức lƣơng là bao nhiêu.
Nhìn chung, thị trƣờng là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành
hoạt động mua bán bằng tiền tệ giữa ngƣời bán và ngƣời mua.Nói cách khác, thị
trƣờng là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của ngƣời
tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng nhƣ các quyết định của các doanh nghiệp
về số lƣợng, chất lƣợng, mẫu mã của hàng hoá.Đó chính là mối quan hệ giữa tổng
số cung và tổng số cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
Sự hình thành thị trƣờng đòi hỏi phải có:
-

Đối tƣợng trao đổi: sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ.

-


Đối tƣợng tham gia trao đổi : bên bán và bên mua.

-

Điều kiện thực hiện trao đổi : khả năng thanh toán

Nhƣ vậy, điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là tìm ra nơi trao đổi,tìm nhu
cầu và khả năng thanh toán của các sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự định
cung ứng hay không. Còn đối với ngƣời tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so
sánh những sản phẩm dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng thoả mãn đúng yêu cầu
và thích hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu.
2.1.2.2 Vai trò của thị trường
Thị trƣờng là yếu tố quyết định sống còn đối với hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế, mục đích của các doanh nghiệp khi sản xuất
hàng hóa là bán cho ngƣời mua, để thỏa mãn nhu cầu của ngƣời khác. Tất cả các
hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không ngừng trên thị trƣờng
theo chu kỳ, cụ thể, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, vật tƣ thiết bị.... trên thị
10


trƣờng đầu vào, bán sản phẩm đã sản xuất trên thị trƣờng đầu ra. Doanh nghiệp
khi chiếm lĩnh đƣợc những thị phần mới là họ đã phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, mọi hoạt động kinh doanh cũng phát triển theo và khả năng thu lợi
nhuận sẽ tăng lên. Doanh nghiệp khi mất đi thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn, sản
xuất kinh doanh sẽ bị thu hẹp. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì
nguy cơ phá sản là điều không thể tránh khỏi.
Thị trƣờng điều tiết sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Thị trƣờng càng mở
rộng và phát triển thì lƣợng hàng hóa tiêu thụ càng nhiều và khả năng phát triển
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. Dựa vào thị trƣờng,

các nhà sản xuất căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trƣởng để quyết định hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.
Thêm vào đó, thị trƣờng cũng phản ánh thế lực của một doanh nghiệp. Mỗi
một doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng đều có một vị thế cạnh tranh nhất
định. Thị phần hay phần thị trƣờng mà một doanh nghiệp chiếm lĩnh chứng tỏ khả
năng của doanh nghiệp. Thị phần càng lớn, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp càng mạnh, chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng, số lƣợng sản phẩm
tiêu thụ càng cao.
Thị trƣờng là nơi kiểm nghiệm, đánh giá tính chất đúng đắn các chủ trƣơng,
chính sách biện pháp kinh tế của nhà nƣớc, của các nhà quản lý kinh doanh, thông
qua đó một mặt nâng cao trình độ quản lý kinh doanh của các nhà sản xuất doanh
nghiệp. Đồng thời nó cũng đào thải những nhà sản xuất, nhà quản lý không thích
nghi đƣợc sự năng động của nó. Tầm quan trọng của thị trƣờng đối với sự phát
triển của doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Nó là điều kiện cần và đủ để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển.
2.1.3 Cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
2.1.3.1 Cạnh tranh là gì?
Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong
mọi hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là
môi trƣờng, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà
còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động
ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích
giành đƣợc sự tồn tại, sống còn, giành đƣợc lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các
phần thƣởng hay những thứ khác.

11



×