Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

đánh giá tác động của cá lau kính pterygoplichthys disjunctivus (weber, 1991) đối với một số đối tượng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.27 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRÀ KHANH TRÚC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁ LAU KÍNH
Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991)
ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÍ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

2014


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁ LAU KÍNH
Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991)
ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN Ở ĐỒNG THÁP
Trà Khanh Trúc

Khoa thủy sản – Trường Đại học Cần thơ.

ABSTRACT
A study on “The impact of sukermouth catfish Pterygoplichthys disjunctivus
(Weber, 1991) on some aquaculture models in Dong Thap” was carried out
during the period of August, 2014 to November, 2014 in two models such as
model catfish and freshwater prawn model.
The results showed that Pterygoplichthys disjunctivus in the catfish model
was more abundant 2,89±5,33 % than in shrimp aquaculture with only


0,48±0,28 %. However, the affect of P. disjunctivus is to make burrows on the
dikes of ponds in catfish model.
The impact levels of P. disjunctivus to culture pond catfish and aquaculture
shrimp for seen suckermouth catfish and we can see a great impact to aquatic
subject. According to survey results the level impact of the pond fish habitat
at 34,3%, banks of breaking with the rate is 21,4%, food competitive level
with the rate is 35,7%, and suction with the rate is 8,6%. However, freshwater
prawn farming model with negligible impact.
Key words: sukermouth catfish, abundance,
Pterygoplichthysdisjunctivus (Weber, 1991).

the

impact

levels,

Title: Impact of suckermouth catfish Pterygoplichthy disjunctivus (Weber,
1991) on some aquaculture models in Dong Thap
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus
(Weber, 1991) đối với một số đối tượng nuôi trồng thủy sản ở Đồng Tháp”
được thực hiện từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014 ở Đồng Tháp
trong 2 mô hình nuôi là mô hình nuôi cá tra và mô hình nuôi tôm càng xanh
trong ruộng lúa.

-1-


Qua kết quả điều tra trực tiếp với tổng số phiếu là 24 cho thấy sự phong phú

của cá lau kính đối với mô hình nuôi cá tra có mức độ phong phú hơn với sản
lượng cá lau kính là 2,89±5,33 % và mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng
lúa với sản lượng cá lau kính là 0,48±0,28 %. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng
của cá lau kính rất lớn đó là việc phá bờ, hút nhớt đối tượng đang nuôi làm
ảnh hưởng đến môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch giảm.
Mức độ tác động của cá lau kính đến ao nuôi cá tra và nuôi tôm càng xanh
trong ruộng lúa cho thấy cá lau kính tác động không lớn đến đối tượng thủy
sản. Theo kết quả điều tra thì mức độ tác động trong ao nuôi cá tra đến môi
trường sống với tỷ lệ là 34,3%, phá bờ với tỷ lệ là 21,4%, cạnh tranh thức ăn
với tỷ lệ là 35,7%, hút nhớt với tỷ lệ là 8,6%. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm
càng xanh trong ruộng lúa với mức tác động không đáng kể.
Từ khóa: Cá lau kính, sự phong phú, mức độ tác động, Pterygoplichthys
disjunctivus (Weber, 1991)
1 GIỚI THIỆU

Cá lau kính còn gọi là cá tỳ bà thuộc giống Hypostomus, là loài cá sống
đáy có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ được nhập về Việt Nam chủ yếu từ
Hong Kong và Singapore qua đường kinh doanh cá cảnh nhưng do sự bất cẩn
của người dân cũng như các nhà kinh doanh cá cảnh đã làm cho loài cá này
thoát ra ngoài môi trường tự nhiên và được xem là loài xâm hại ở một số quốc
gia (Mai Viết Văn, 2014). Chúng có khả năng chống chịu với điều kiện khắc
nghiệt của môi trường. Thêm vào đó, sức sống của cá lau kính rất bền bỉ với tỉ
lệ sống chiếm 70% và có khả năng sinh sản quanh năm (Nguyễn Thị Vàng,
2014).
Trong danh sách 100 loài động vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thì ở
Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều loài như: ốc bưu vàng (Pomacea
canaliculata), rùa tai đỏ (Trachemys scipta elegans), tôm hùm đỏ (Red Swamp
Crawfish), ốc sên (Achatina fulica), cá chim trắng nước ngọt (Colossoma
brachypomum)…. Trước đây các loài sinh vật ngoại lai vẫn chưa được chú ý
nhiều cho đến khi dịch ốc bưu vàng và nạn rùa tai đỏ tấn công thì nước ta mới

có nhận thức về nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật này. Trong số các loài
động vật ngoại lai di nhập vào Việt Nam một số loài có giá trị kinh tế rất cao
như cá rô phi, cá chép, tôm thẻ chân trắng (Hồ Thị Thùy Hương,2014). Bên
cạnh đó thì cũng có một số loài có tác động xấu đến đa dạng sinh học và ảnh
hưởng đến nền kinh tế của các nước nhập chúng. Các loài sinh vật này gây ra
xâm hại tác động đến môi trường sống, cạnh tranh thức ăn, truyền bệnh ký

-2-


sinh trùng,… Từ đó, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự
nhiên trong đó có loài cá lau kính.
Hiện nay các loài cá này phân bố rộng trên các loại hình thủy vực như
sông, kênh, rạch, mương vườn tự nhiên và thậm chí có xuất hiện ở cả ao nuôi
thủy sản với mật độ có những nơi rất nhiều, chúng có thể làm mất cân bằng hệ
sinh thái, cạnh tranh thức ăn với các loài cá khác, hút nhớt, gây mất cân bằng
sinh thái ảnh hưởng đến các loài cá bản địa. Ở một số nơi các loài cá này đã
gây ảnh hưởng rất lớn cho các hộ nuôi thủy sản do chúng ảnh hưởng đến sản
lượng đối tượng nuôi trong các ao nuôi thủy sản.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về cá lau kính vẫn chưa nhiều cụ thể như mức
độ phong phú và tác động của cá lau kính đến nuôi trồng thủy sản. Nhằm đề ra
biện pháp cơ bản khắc phục những tác động của cá lau kính trong các mô hình
nuôi. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động của cá lau kính Pterygoplichthys
disjunctivus (Weber, 1991) đối với một số đối tượng nuôi trồng thủy sản ở tỉnh
Đồng Tháp” được thực hiện.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm
Nghiên cứu này đã được thực hiện ở 2 mô hình nuôi: mô hình nuôi cá tra
và mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở Tỉnh Đồng Tháp từ tháng 08
năm 2014 đến tháng 11 năm 2014.

Số mẫu phỏng vấn là 48 phiếu trên hai mô hình nuôi: mô hình nuôi cá tra
với số phiếu là 24 phiếu và mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa với
số phiếu là 24 phiếu ở tỉnh Đồng Tháp.

-3-


Địa điểm
điều tra

Địa
điểm
điều
tra

Hình 2.1 Bản đồ vùng điều tra của tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: )

Phương pháp điều tra
Thông tin thứ cấp
Tổng hợp từ các bài báo cáo số liệu của ban ngành địa phương trong địa
bàn nghiên cứu
Tham khảo các tài liệu như: các bài báo cáo khoa học, tài liệu luận văn tốt
nghiệp cao học, đại học.
Thông tin nuôi trồng thủy sản thông qua các Chi cục Thủy sản cấp tỉnh,
trạm thủy sản.
Thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp nông hộ đối với mô hình
nuôi cá tra và mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở tỉnh Đồng Tháp
bằng biểu mẫu phỏng vấn đã được soạn sẵn với nội dung chính như: thông tin

chung về nông hộ, đối tượng nuôi, mô hình nuôi, kinh nghiệm xử lý khi mà cá
lau kính xuất hiện nhiều trong ao thì xử lý như thế nào, tổng diện tích nuôi,
mật độ nuôi, thời gian nuôi, tổng sản lượng cá nuôi thu hoạch được, tỷ lệ hao
hụt cá nuôi sau khi thu hoạch được so với ban đầu, sản lượng cá lau kính, giá
bán cá lau kính, hình thức bán cá lau kính, khi mà cá lau kính xuất hiện trong
-4-


môi trường nuôi thì nó có hại hay có lợi, trong môi trường nuôi cá lau kính có
tác động như thế nào đến đối tượng nuôi?
Phương pháp phân tích số liệu và viết báo cáo
Số liệu được kiểm tra, điều chỉnh và mã hóa trước khi nhập vào máy tính.
Số liệu sau khi thu thập được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả các
giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
Nhập số liệu vào máy bằng Microsoft Excel (2003) để tính toán.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự phong phú của cá lau kính trong các mô hình thủy sản ở Đồng
Tháp
3.1.1. Điều tra về sự phong phú của cá lau kính trong các mô hình nuôi
3.1.1.1. Sự phong phú của cá lau kính trong mô hình nuôi cá tra ở Đồng
Tháp
Qua điều tra trực tiếp hộ nuôi về sự phong phú của cá lau kính trong mô
hình nuôi cá tra, với tổng số phiếu thu được là 24 được khảo sát ở TX Hồng
Ngự là 12 phiếu và Sa Đéc là 12 phiếu của tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, trong
quá trình nuôi cũng có những ý kiến của một số hộ nuôi cho rằng về việc ảnh
hưởng của cá lau kính đến đối tượng nuôi là cá tra, thu được kết quả thể hiện
ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thông tin chung về cá lau kính trong mô hình nuôi cá tra
Chỉ tiêu


Trung bình

TX Hồng Ngự

Sa Đéc

Diện tích nuôi (ha)

2,68±1,48

2,73±1,38

2,63±1,62

Mật độ nuôi (con/m2)

60,1±13,7

47,9±7,50

72,3±3,11

Tổng số ao nuôi/hộ

3,04±1,30

3,00±1,21

3,08±1,44


Tỷ lệ hao hụt (%)

27,5±4,42

26,7±4,92

28,3±3,89

Thời gian nuôi (tháng/vụ)

7,15±0,35

7,21±0,40

7,08±0,29

Sản lượng ĐTN (tấn/vụ/ha)

0,74±0,36

0,70±0,36

0,78±0,36

Sản lượng CLK (tấn/vụ/ha)

0,02±0,02

0,02±0,02


0,02±0,02

Tỷ lệ CLK/ĐTN (%)

2,89±5,33

2,82±5,75

2,95±5,03

(Chú thích: CLK: cá lau kính, ĐTN: đối tượng nuôi)

Kết quả nghiên cứu cho thấy với diện tích ao nuôi trung bình là 2,68±1,48
ha (ở TX Hồng Ngự và Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp), ở TX Hồng Ngự có diện

-5-


tích nuôi là 2,73±1,38 ha, ở Sa Đéc có diện tích nuôi là 2,63±1,62 ha, mật độ
nuôi trung bình là 60,1±13,7 con/m2, ở TX Hồng Ngự có mật độ thả nuôi là
47,9±7,50 con/m2 thấp hơn so với ở Sa Đéc có mật độ thả nuôi là 72,3±3,11
con/m2. Tổng số ao nuôi trung bình là 3,04±1,30 hộ, thời gian nuôi trung bình
là 7,15±0,35 tháng/vụ, với sản lượng đối tượng nuôi trung bình đạt là
0,74±0,36 tấn/vụ/ha, sản lượng cá lau kính trung bình là 0,02±0,02 tấn/vụ/ha
và tỷ lệ CLK/ĐTN trung bình là 2,89±5,33%, trong đó ở TX Hồng Ngự là
2,82±5,75 và ở Sa Đéc là 2,95±5,03.

Hiện nay cá tra là một đối tượng nuôi phổ biến ở ĐBSCL tập trung ở tỉnh
Đồng Tháp phải đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như: nhu cầu thế giới sụt
giảm, tình hình dịch bệnh, môi trường ô nhiễm, chất lượng con giống suy

giảm, chí phí đầu tư tăng, giá bán bấp bên (Trần Trọng Tân và Trương Hoàng
Minh, 2014). Theo kết quả điều tra trong tổng số 24 phiếu của mô hình nuôi cá
tra thì cho thấy được cá lau kính ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của
đối tượng nuôi, trong đó có một số hộ nuôi cho rằng cá lau kính xuất hiện vào
đầu vụ nuôi, còn ở một số hộ nuôi thì không có thấy sự xuất hiện cá lau kính ở
đầu vụ nuôi. Bên cạnh đó, cá lau kính thường xuất hiện nhiều nhất ở giữa vụ
nuôi và cuối vụ. Nguyên nhân chính khi mà cá lau kính xuất hiện ở đầu vụ là
do một số ao nuôi này không bơm cạn hết nước trong ao, trong quá trình nuôi
không bịt kín ống nước ra vào và không xử lý cá tạp một cách triệt để. Còn
những hộ không có phát hiện thấy cá lau kính xuất hiện ở đầu vụ là do quá
trình cải tạo ao nuôi tốt ở đầu vụ, rào lưới quanh bờ và trường hợp khác ở một
số hộ là do không kiểm tra ao nuôi thường xuyên nên không thấy sự xuất hiện
cá lau kính.
Qua đó, trong mô hình nuôi cá tra cho thấy sau khi thu hoạch sản lượng cá
lau kính đạt không nhiều. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh thức ăn của cá lau
kính đối với cá tra là không đáng kể. Đối với một số trường hợp hộ nuôi thấy
sự xuất hiện cá lau kính nhiều trong ao vào cuối vụ nuôi, nông hộ thường bắt
những con có kích thước để ăn, hoặc tiêu hủy, còn những con còn lại thì bán
cho thương lái chuyên mua cá lau kính để làm chả hoặc đem ra chợ bán hoặc
làm thức ăn cho cá nuôi khác. Giá bán cá lau kính trung bình là từ 10000 –
15000 đ/kg. Nhờ việc mua bán cá lau kính cũng giúp cho người nuôi giảm
được sự ảnh hưởng của cá lau kính.
3.1.1.2. Sự phong phú của cá lau kính trong mô hình nuôi tôm càng
xanh trong ruộng lúa ở Đồng Tháp
Mô hình này bao gồm một vụ nuôi tôm thay vụ lúa Hè – Thu và một vụ lúa
Đông Xuân. Mô hình này thích hợp cho nhiều vùng khác nhau kể cả vùng

-6-



ngập lũ và vùng không ngập lũ hoặc ngập lũ thấp. Tùy thuộc vào đặc điểm
sinh thái cụ thể của từng vùng mà có sự kết hợp nuôi tôm càng xanh với trồng
lúa khác nhau. Thông thường các vùng nước ngọt như Đồng Tháp, An Giang,
Cần Thơ, Vĩnh Long thường nuôi tôm càng xanh luân canh hay xen canh với
lúa (từ tháng 4 hoặc tháng 5 đến tháng 11 hoặc tháng 12). Tuy nhiên, trong
quá trình nuôi thì cũng có một số hộ nuôi có ý kiến cho rằng về việc ảnh
hưởng của cá lau kính đến đối tượng nuôi là tôm càng xanh, nhưng với mức
ảnh hưởng không nhiều so với đối tượng khác điển hình là nuôi cá tra. Qua đợt
điều tra trực tiếp hộ nuôi về sự phong phú của cá lau kính trong mô hình nuôi
tôm càng xanh trong ruộng lúa, với tổng số phiếu thu được là 24 phiếu được
khảo sát ở TX Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp thu được kết quả được thể hiện
ở bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2 : Thông tin chung về cá lau kính trong mô hình nuôi tôm càng xanh trong
ruộng lúa.
Chỉ tiêu

Trung bình

Diện tích nuôi (ha)

3,24±3,01

Mật độ (con/m2)

10,9±1,00

Thời gian nuôi (tháng/vụ)

6,92±0,65


Tỷ lệ hao hụt (%)

47,2±4,48

Sản lượng ĐTN (tấn/vụ/ha)

1,26±1,43

Sản lượng CLK (tấn/vụ/ha)

0,01±0,003

Tỷ lệ CLK/ĐTN (%)
(Chú thích: CLK: cá lau kính, ĐTN: đối tượng nuôi)

0,48±0,28

Kết quả nghiên cứu cho thấy với diện tích nuôi trung bình là 3,24±3,01 ha,
mật độ nuôi trung bình là 10,9±1,00 con/m2, thời gian nuôi trung bình là
6,92±0,65 tháng/vụ, tỷ lệ hao hụt trung bình là 47,2±4,48%, với sản lượng của
đối tượng nuôi sau khi thu hoạch trung bình đạt là 1,26±1,43 tấn/vụ/ha. Tùy
theo diện tích nuôi của mỗi hộ lớn, nhỏ mà sản lượng thu hoạch đạt được
nhiều hay ít, sản lượng cá lau kính trung bình là 0,01±0,003 tấn/vụ/ha và tỷ lệ
CLK/ĐTN trung bình là 0,48±0,28%

Đối với mô hình nuôi cá tra có mức độ phong phú hơn là do trước khi thả
nuôi cá con thì đa số hộ nuôi còn hạn chế việc phơi đáy ao, xử lý và cải tạo
ao,… trong khi đó mô hình tôm càng xanh trong ruộng lúa do đa số hộ nuôi
xử lý, giăng lưới rất tốt để ngăn chặn địch hại, tép cá tạp vào làm giảm sản
lượng nuôi và cạnh tranh thức ăn.


-7-


3.1.2. Những tác động của cá lau kính đối với nuôi trồng thủy sản ở
Đồng Tháp
Những mặt tác động chính của các loài cá lau kính đến nuôi trồng thủy sản
như tác động đến sinh thái môi trường, tác động đến kinh tế, tác động đến
chuỗi thức ăn và tác động đến con người.
Tác động đến sinh thái môi trường: Cá lau kính là một loài có biến độ
sinh thái rất rộng đối với môi trường. Chúng sinh sống ở nơi nước tĩnh và cả ở
các suối có nước chảy nhanh. Chúng có mặt ở các ao cạn và cả ở các hồ sâu,
chủ yếu phân bố trong vùng nước ngọt nhưng có thể sống được trong vùng
nước lợ ở cửa sông. Chúng có thể chịu đựng được tình trạng nước bị nhiễm
bẩn cao có hàm lượng oxy hòa tan thấp và ở những vực nước tù đọng với
nhiều khí sulfur hydro.
Tác động đến kinh tế: Chúng làm ảnh hưởng đến các loài cá khác làm
giảm chất lượng sản phẩm, tỷ lệ sống, giảm năng suất và giảm thu nhập cho
người dân.
Tác động đến chuỗi thức ăn: Tuy là một loài ăn tạp, nhưng thức ăn
chính của cá lau kính là rong tảo bám trên nền đáy hoặc bề mặt thực vật. Do
đó, chúng làm mất cân bằng trong chuỗi thức ăn và có khả năng cạnh tranh
thức ăn với các loài cá bản địa có cùng tập tính.
Tác động đến con người: Khi mà con người đánh bắt thủy sản bằng các
ngư cụ như lưới rê, lưới giăng, đặt chà, đặt chôm thì sản lượng cá lau kính thu
được rất nhiều chính vì thế đã dẫn đến phá hủy các loại ngư cụ khai thác từ đó
làm giảm thu nhập kinh tế, làm cho cuộc sống của người dân trở nên khó
khăn.
Với những các tác động trên, qua điều tra hộ nuôi cho thấy trong mô hình
nuôi cá tra thì cá lau kính có tác động đến các yếu tố sau, được thể hiện qua

bảng 3.3 như sau:

-8-


Bảng 3.3: Các yếu tố tác động của cá lau kính đến mô hình nuôi cá tra
Chỉ tiêu

TX Hồng Ngự
Số
mẫu

Môi trường sống
Phá bờ
Cạnh tranh thức ăn
Hút nhớt
Tổng

Tỷ lệ
(%)

Sa Đéc
Số mẫu

Tổng

Tỷ lệ
(%)

Số mẫu


Tỷ lệ
(%)

11

32,4

13

36,1

24

34,3

7

20,6

8

22,2

15

21,4

12


35,3

13

36,1

25

35,7

4

11,7

2

5,6

6

8,6

34

100

36

100


70

100

Qua bảng 3.3 trên cho thấy cá lau kính có những tác động đến ao nuôi cá
tra ở TX Hồng Ngự và ở Sa Đéc. Tác động đến môi trường sống chiếm 34,3%;
cạnh tranh thức ăn chiếm 35,7%; phá bờ chiếm 21,4%; hút nhớt cá tra chiếm
8,6%.
Qua điều tra hộ nuôi cho thấy trong mô hình nuôi tôm càng xanh trong
ruộng lúa thì cá lau kính có một số tác động đến các yếu tố sau, được thể hiện
qua bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4: Các yếu tố tác động của cá lau kính đến mô hình nuôi tôm càng
xanh trong ruộng lúa
Chỉ tiêu

TX Hồng Ngự
Số mẫu

Tỷ lệ %

Môi trường sống

7

28

Phá bờ

8


32

Cạnh tranh thức ăn

9

36

Hút nhớt

1

4

25

100

Tổng

Qua bảng 3.4 trên cho thấy cá lau kính có những tác động đến mô hình
nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở TX Hồng Ngự. Tác động đến môi
trường sống chiếm 28%; cạnh tranh thức ăn chiếm 36%; phá bờ chiếm 32%;
hút nhớt cá tra chiếm 4%.
Qua những tác động trên của cá lau kính đối với hộ nuôi, người nuôi cũng
cần phải có biện pháp phòng và xử lý sự xuất hiện của cá lau kính như: tát cạn

-9-



ao, phơi đáy ao, lọc nước qua lưới . Bên cạnh đó, người dân cần có giải pháp
để ngăn chặn sự phát tán cá lau kính như: tuyên truyền sâu rộng đến người dân
về tác hại của cá lau kính; người dân ở các nơi phát hiện thấy cá lau kính thì
loại chúng ra khỏi các vực nước càng nhiều càng tốt; các cấp có thẩm quyền
hỗ trợ kinh phí đánh bắt cá lau kính cho người dân hoặc liên kết với nhà máy
chế biến thức ăn thu mua cá để làm bột cá.
3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận
Qua đó, cho thấy được cá lau kính đang gia tăng về số lượng trong ao nuôi
ở Đồng Tháp. Cá lau kính là loài ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn chủ yếu là
mùn bã hữu cơ, thực vật nổi và động vật nổi. Mức độ phong phú của cá lau
kính trong mô hình nuôi cá tra có mức độ phong phú hơn với sản lượng cá lau
kính là 0,74±0,36 tấn/vụ/ha so với mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa
với sản lượng cá lau kính là 0,01±0,003 tấn/vụ/ha. Cá lau kính xuất hiện nhiều
trong ao với tác động chủ yếu của cá lau kính chính là việc phá bờ, đào hang
hốc làm cho đối tượng nuôi chui vào đó gây ảnh hưởng đến môi trường sống,
làm đối tượng nuôi bị xay sát, hút nhớt đối tượng nuôi. Nhìn chung, đa số hộ
nuôi đều có chuẩn bị, cải tạo ao rất chặt chẽ và trong quá trình nuôi thì quản lý
chặt chẽ các ao nuôi giúp giảm được sự xuất hiện cá lau kính trong ao từ đó
làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
3.2 Đề xuất
Cần nghiên cứu thêm về sự phong phú và tác động của cá lau kính trong
các mô hình nuôi thủy sản.
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ Nhiệm, và
quý thầy cô khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGs. Ts Trần Đắc Định
đã giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình tôi, thầy cố vấn và bạn bè đã động viên và
hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn!

- 10 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Thị Thùy Hương, 2014. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá lau kính
(Pterygoplichthys disjunctivus Weber, 1991) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Mai Viết Văn, 2014. Bài giảng thủy sinh vật ngoại lai (Aquatic Alien
Species). Đại Học Cần Thơ, NXBĐHCT.
Nguyễn Thị Trung Kiên, 2013. Đánh giá tác động quần đàn của cá lau kính
(Pterygoplichthys disjunctivus) trong các mô hình nuôi thủy sản ở An Giang
và Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản.
Nguyễn Thị Vàng, 2014. Đặc điểm hình thái và biến động quần thể của cá
lau kính Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991) phân bố ở Cần Thơ.
Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản.
Trần Trọng Tân và Trương Hoàng Minh, 2014. Phân tích hiệu quả liên kết
trong nuôi cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) ở Thành Phố Cần Thơ. Tạp
chí khoa học, Trường Đại học Cần thơ, quyển 31 (2014): 125-135.
Võ Thanh Điền và Trần Đắc Định, 2014. Nghiên cứu phổ thức ăn của cá
lau kính Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1992) ở Thành Phố Cần Thơ.
Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần thơ, quyển 2 (2015): 226-232.

- 11 -




×