Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ước lượng giá trị sử dụng trực tiếp của vườn quốc gia tràm chim huyện tam nông tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ TUYẾT CẨM

ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
TRỰC TIẾP CỦA VƯỜN QUỐC GIA
TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

Tháng 8 – Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ TUYẾT CẨM
MSSV: 4115168

ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
TRỰC TIẾP CỦA VƯỜN QUỐC GIA
TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC

Tháng 8 - Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường đã tạo môi trường giáo dục, học
tập thật tốt, tạo dựng cho tôi một tương lai tươi sáng dẫn dắt đến sự nghiệp
thành công và xin cảm ơn gia đình đã cho tôi ăn học dù có khó khăn như thế
nào, cũng tạo mọi điều kiện cho tôi bước tới đại học đã ủng hộ cho tôi tinh
thần và động viên khi tôi gặp khó khăn nhất.
Sau khi bước tới môi trường Đại học Cần Thơ có rất nhiều thầy cô đã
giảng dạy nhiệt tình, truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm
thực tiễn và giúp đỡ tôi trong thời gian qua, tôi rất cảm ơn các thầy cô trong và
ngoài bộ môn Khoa Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh. Đặc biệt tôi xin cảm ơn
đến cô Ngô Thị Thanh Trúc đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động
viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm
Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn quốc gia Tràm Chim
đã hết lòng chỉ dạy kinh nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn anh Đoàn Văn Nhanh, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thực tập, đã hết lòng chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt đợt thực tập này.
Do kiến thức của tôi còn hạn chế, đề tài còn gì sai sót hoặc thiếu nội
dung kính mong quý thầy cô góp ý kiến để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Cuối cùng xin chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo
cùng tập thể cán bộ Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi

trường, Vườn quốc gia Tràm Chim luôn luôn thành công trong công việc và
hạnh phúc.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

LÊ THỊ TUYẾT CẨM

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu do chính tôi thực hiện và các kết quả này chưa được dùng trong
bất cứ luận văn và đề tài khoa học nghiên cứu nào cung cấp.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

LÊ THỊ TUYẾT CẨM

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………....
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thủ tướng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2

1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3.1 Không gian ......................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4
2.1.1 Tổng quan về định giá các dịch vụ hệ sinh thái ................................. 4
2.1.2 Hệ sinh thái và cân bằng hệ sinh thái ................................................. 7
2.1.3 Tổng quan giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái .......................... 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 11
2.2.1 Mô tả địa bàn điều tra nghiên cứu ................................................... 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 12
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 15
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 18
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
HỆ SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM
NÔNG, ĐỒNG THÁP ..................................................................................... 18
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................... 18
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 18
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 26
3.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HỆ SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA
TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, ĐỒNG THÁP ............................... 27
3.2.1 Giới thiệu “Đề án sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước VQG
Tràm Chim có sự tham gia của cộng đồng năm 2014-2015 ” .................. 27
iv



3.2.2 Một số kết quả chính sau 3 năm thực hiện phương án thí điểm sử
dụng tài nguyên ......................................................................................... 34
3.2.3 Hiện trạng sử dụng tài nguyên tại Vườn quốc gia Tràm Chim ....... 35
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 37
ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA HỆ SINH THÁI TẠI
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, ĐỒNG THÁP . 37
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA .......................................... 37
4.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ ........... 39
4.2.1 Giá trị thủy sản ................................................................................. 40
4.2.2 Giá trị cỏ và bông súng .................................................................... 45
4.3 ƯỚC LƯỢNG CÁC GIÁ TRỊ ............................................................... 47
4.3.1 Giá trị thủy sản ................................................................................. 47
4.3.2 Giá trị của cỏ và bông súng.............................................................. 49
4.4 NHẬN THỨC CỦA HỘ DÂN ĐỂ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VƯỜN
QUỐC GIA TRÀM CHIM........................................................................... 50
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 55
GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN CÁC CHỨC NĂNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA HỆ
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG,
ĐỒNG THÁP .................................................................................................. 55
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 58
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 58
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 60
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 63
BẢNG CÂU HỎI............................................................................................. 63
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 70
KẾT QUẢ THỐNG KÊ ................................................................................... 70
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 75
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP TẠI VƯỜN
QUỐC TRÀM CHIM, TAM NÔNG, ĐỒNG THÁP ..................................... 75


v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân loại tổng giá trị kinh tế cho các vùng đất ngập nước ................ 6
Bảng 2.2 Đánh giá thiên niên kỷ của các dịch vụ hệ sinh thái và các ví dụ ...... 8
Bảng 2.3 Các loài cây ngập mặn có thể sử dụng làm dược liệu tại Tiên Lãng –
Hải Phòng ........................................................................................................ 10
Bảng 2.4 Các loài sinh vật có ý nghĩa kinh tế tại vùng triều rừng ngập mặn
Tiên Lãng ......................................................................................................... 10
Bảng 2.5 Số hộ của các đơn vị hành chính giáp ranh Vườn quốc gia Tràm
Chim năm 2011 ................................................................................................ 11
Bảng 2.6 Số liệu và nguồn thông tin thứ cấp ................................................... 12
Bảng 2.7 Số quan sát ở 5 xã và 1 thị trấn Tràm Chim của huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp. ............................................................................................... 13
Bảng 3.1 Tổng doanh thu của từng lô về thủy sản .......................................... 29
Bảng 3.2 Tổng doanh thu của từng lô về cỏ và bông súng, rau....................... 30
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp phí trích nộp và thu nhập của từng lô tại Vườn quốc
Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp ..................................................... 31
Bảng 4.1 Thông tin về hộ sử dụng tài nguyên tại Vườn quốc gia Tràm Chim 37
Bảng 4.2 Lý do không có thu nhập của mỗi hộ gia đình tại huyện Tam Nông,
Đồng Tháp ....................................................................................................... 39
Bảng 4.3 Số hộ tham gia sử dụng tài nguyên hệ sinh thái đất ngặp nước tại
Vườn quốc gia Tràm Chim .............................................................................. 40
Bảng 4.4 Sản lượng đánh bắt cá ở mùa nước nổi tại Vườn quốc gia Tràm
Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp .............................................................. 40
Bảng 4.5 Số ngày khai thác thủy sản trung bình của mỗi hộ tại Vườn quốc gia
Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp ..................................................... 41

Bảng 4.6 Giá trị của từng loại thủy sản tại Vườn quốc gia Tràm Chim .......... 42
Bảng 4.7 Sản lượng trung bình khai thác thủy sản của mỗi hộ tại Vườn quốc
gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp ............................................... 43
Bảng 4.8 Số hộ sử dụng ngư cụ khai thác tài nguyên và loại cá đánh bắt tại
Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp ............................ 44
Bảng 4.9 Giá trị ngư cụ đánh bắt thủy sản tại Vườn quốc gia Tràm Chim,
huyện Tam Nông, Đồng Tháp ......................................................................... 44
Bảng 4.10 Giá cỏ và sản lượng trung bình khai thác cỏ tại Vườn quốc gia
Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp ..................................................... 45

vi


Bảng 4.11 Giá lưỡi hái trung bình của mỗi hộ dân sử dụng cắt cỏ tại Vườn
quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp ...................................... 46
Bảng 4.12 Giá bông súng và sản lượng trung bình của mỗi hộ hái bông súng
tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp ....................... 46
Bảng 4.13 Sản lượng khai thác thủy sản trung bình (kg/năm) tại Vườn quốc
gia Tràm Chim ................................................................................................. 48
Bảng 4.14 Doanh thu thủy sản trung bình trong một năm của hộ dân đi khai
thác tại Vườn quốc gia Tràm Chim ................................................................. 49
Bảng 4.15 Số hộ tham gia các hoạt động bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim 50
Bảng 4.16 Lý do tham gia hoạt động bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim .... 51
Bảng 4.17 Lý do hộ không tham gia hoạt động bảo tồn tài nguyên tại Vườn
quốc gia Tràm Chim ........................................................................................ 52
Bảng 4.18 Hoạt động của địa phương bảo vệ hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm
Chim................................................................................................................. 53
Bảng 4.19 Hoạt động của Vườn quốc gia Tràm bảo vệ hệ sinh thái Tràm Chim
.......................................................................................................................... 54
Bảng 5.1 Những vấn đề từ đó đưa ra giải pháp để bảo tồn các chức năng và giá

trị sử dụng của HST tại VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông Đồng Tháp ..... 55

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Khung tổng giá trị kinh tế ................................................................... 5
Hình 3.1 Vị trí Vườn quốc gia Tràm Chim trong vùng Đồng Tháp Mười ...... 18
Hình 3.2 Bản đồ địa hình Vườn quốc gia Tràm Chim .................................... 19
Hình 3.3 Một số hình ảnh quần xã thực vật ở Vườn quốc gia Tràm Chim ..... 23
Hình 3.4 Hình ảnh một số loài cá ở Vườn quốc gia Tràm Chim..................... 25
Hình 3.5 Sơ đồ vị trí sử dụng tài nguyên Vườn quốc gia Tràm Chim năm
2013-2014 ........................................................................................................ 28
Hình 4.1 Số người có thu nhập và không có thu nhập..................................... 38
Hình 4.2 Lý do tham gia hoạt động bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim ........ 52
Hình 4.3 Hoạt động bảo vệ hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim .............. 53

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vườn quốc gia Tràm Chim là một mẫu chuẩn sinh thái đất ngập nước
tiêu biểu của vùng Đồng Tháp Mười ở ĐBSCL, được chuyển hạng từ Khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐTTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc hệ thống rừng đặc
dụng của Việt Nam, trong đó các mục tiêu của VQG Tràm Chim được quy
định như sau: Bảo tồn HST đất ngập nước điển hình của vùng ĐBSCL thành
một mẫu chuẩn quốc gia về HST đất ngập nước vùng đồng lụt kín Đồng Tháp
Mười và bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu khai

thác hợp lý HST của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc BVMT
sinh thái chung của vùng Đông Nam Á (VQG Tràm Chim, 2013).
Theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ VQG
Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.588 ha, khoảng 1% tổng diện tích tự nhiên
của cả vùng Đồng Tháp Mười, toàn bộ diện tích của VQG là đất ngập nước
nội địa tiêu biểu với những đặc trưng về địa mạo, thủy văn, đất, thảm thực vật
và các loài chim nước. Sự đa dạng của HST đất ngập nước ở Tràm Chim thể
hiện ở sự đa dạng của các kiểu quần xã thực vật bao gồm có 6 quần xã thực
vật xuất hiện ở VQG Tràm Chim như quần xã sen, quần xã rừng, quần xã lúa
ma, quần xã cỏ ống, quần xã năng và quần xã mồm mốc. Các quần xã thực vật
sinh sống trên những điều kiện địa hình, địa mạo và đất đai khác nhau và có
trên 130 loài thực vật bậc cao, 185 loài thực vật nổi; có 231 loài chim nước,
130 loài cá, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy, 15 loài thú, khoảng 44
loài lưỡng cư và bò sát (VQG Tràm Chim, 2013). Vì vậy HST tại VQG Tràm
Chim có nhiều giá trị như sinh cảnh, môi trường sống, các loài thảo dược,
cung cấp thực phẩm, vật liệu, nơi cư trú của các loài động thực vật và giúp cho
con người có hoàn cảnh khó khăn nâng cao thu nhập nhờ khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên như hái rau, bông súng, đánh bắt cá, trang trải cuộc sống
đặc biệt là mùa nước nổi.
Qua đó, HST Tràm Chim có giá trị to lớn cho xã hội cần phải nâng cao
năng lực quản lý kinh tế và kế hoạch phát triển xã hội, do đó cần hiểu rõ chức
năng của HST ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường thiên nhiên
như tăng chất lượng cuộc sống; cải tạo ô nhiễm đất, nước, không khí, hiệu ứng
nhà kính, giảm thiên tai; giảm chi phí BVMT; cung cấp nguyên liệu cho quá
trình sản xuất, là nguồn thực phẩm và nghiên cứu khoa học.
1


Tóm lại, HST VQG Tràm Chim cung cấp nhiều lợi ích liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp cho con người cả trong hoạt động kinh tế - xã hội lẫn duy

trì và hỗ trợ cuộc sống. Vì vậy đề tài: “Ước lượng giá trị sử dụng trực tiếp
của Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”, đã
được chọn để nghiên cứu nhằm để bảo tồn các chức năng và giá trị của HST
tại VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Ước lượng giá trị sử dụng trực tiếp của VQG Tràm Chim, huyện Tam
Nông, Đồng Tháp nhằm đưa ra những giải pháp để bảo tồn các chức năng và
giá trị của HST tại VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá hiện trạng sử dụng HST tại VQG Tràm Chim, huyện Tam
Nông, Đồng Tháp.
 Ước lượng những giá trị sử dụng trực tiếp của HST tại VQG Tràm
Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
 Đề xuất giải pháp nhằm để bảo tồn các chức năng và giá trị của HST
tại VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Nghiên cứu trên phạm vi 5 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ,
Tân Công Sinh và 1 thị trấn Tràm Chim.
1.3.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ thời gian tháng 8 năm 2014 đến
tháng 12 năm 2014.
Số liệu thứ cấp được thu thập tại Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp VQG
Tràm Chim khóm 4, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 10 năm
2014.
Số liệu sơ cấp là số liệu mà hộ gia đình có sử dụng tài nguyên tại VQG
Tràm Chim vào mùa nước nổi tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.


2


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn tài nguyên tại VQG Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp. Các hộ dân xung quanh VQG Tràm Chim tại các xã Phú Đức, Phú
Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh và thị trấn Tràm Chim.

3


2 CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về định giá các dịch vụ hệ sinh thái
Theo Richard Price (2007), tổng giá trị kinh tế (TEV) là tổng số đạt được
trong phúc lợi từ một chính sách, bao gồm giá trị sử dụng và giá trị không sử
dụng. Giá trị sử dụng là giá trị mà có nguồn gốc từ việc sử dụng hoặc có khả
năng sử dụng một nguồn tài nguyên và số tiền ròng của giá trị sử dụng trực
tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn. Giá trị không sử dụng là các
giá trị được bắt nguồn từ sự hiểu biết rằng môi trường tự nhiên được duy trì,
bao gồm giá trị thừa kế, giá trị vị tha và giá trị tồn tại. Giá trị không sử dụng là
tương đối khó khăn để nắm bắt, kể từ khi cá nhân cảm thấy khó khăn để “đặt
giá” trên các giá trị.
 Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV): Trường hợp cá
nhân sử dụng thực tế hoặc dự kiến của một dịch vụ HST và có thể dưới hình
thức sử dụng tiêu hao trong đó đề cập đến việc sử dụng các nguồn lực được
chiết xuất từ các HST (thực phẩm, gỗ) và sử dụng không tiêu hao, đó là việc
sử dụng các dịch vụ mà không có bất kỳ yếu tố chiết xuất từ các HST (giải trí,

phong cảnh). Những hoạt động này có thể được giao dịch trên thị trường (gỗ)
hoặc có thể là phi thị trường tức là không có thị trường chính thức mà họ được
giao dịch (giải trí hoặc những người tìm thấy nguồn cảm hứng trực tiếp trải
nghiệm tự nhiên).
 Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV): Trường hợp cá
nhân được hưởng lợi từ các dịch vụ HST hỗ trợ bởi một nguồn tài nguyên, chứ
không phải bằng cách sử dụng nó trực tiếp. Chẳng hạn như các quy định về
thành phần hóa học của khí quyển và đại dương, và điều hòa khí hậu; điều tiết
nước; lọc ô nhiễm; duy trì và cung cấp đất; chu kỳ dinh dưỡng; lãng phí phân
hủy và thụ phấn. Đo lường giá trị sử dụng gián tiếp thường gặp nhiều thách
thức hơn so với đo giá trị sử dụng trực tiếp và những thay đổi về chất lượng và
số lượng của một dịch vụ được cung cấp thường rất khó để đo lường hoặc
chưa rõ ràng.
 Giá trị lựa chọn (Option Value – OP): Là giá trị mà mọi người đặt trên
các tùy chọn để sử dụng một nguồn tài nguyên trong tương lai. Việc sử dụng
trong tương lai có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Giá trị vị tha (Altruistic value - AV): Là lòng vị tha phản ánh một mong
muốn để đảm bảo sự tăng cường hạnh phúc của người khác.
4


 Giá trị thừa kế (Bequest Value – BV): Là giá trị cá nhân gắn với thực tế
là các nguồn tài nguyên sẽ có sẵn để sử dụng bởi các thế hệ tương lai.
 Giá trị tồn tại (Existence Value – EV): Là các giá trị cá nhân xuất phát
từ sự hiểu biết rằng một nguồn tài nguyên HST tồn tại, mặc dù họ không có sử
dụng hiện tại hoặc có kế hoạch cho nó.
Tổng giá trị kinh tế cung cấp một khuôn khổ, trong đó có tính đến cả
việc sử dụng và không sử dụng các giá trị cá nhân và xã hội được hay mất từ
những thay đổi biên trong các dịch vụ HST. Nhưng nhiều dịch vụ HST không
có giao dịch trên thị trường, do đó vẫn không định giá, nó là cần thiết để đánh

giá tương đối giá trị kinh tế của các hàng hóa, dịch vụ bằng cách sử dụng kỹ
thuật đánh giá phi thị trường.
Giá trị của tài nguyên thiên nhiên thường được coi là trong khuôn khổ
của tổng giá trị kinh tế (TEV) và khuôn khổ này có thể được sử dụng để đánh
giá các dịch vụ HST.
TỔNG GIÁ TRỊ
KINH TẾ

GIÁ TRỊ
SỬ DỤNG

THỰC TẾ/ KẾ
HOẠCH SỬ
DỤNG

GIÁ TRỊ SỬ
DỤNG
TRỰC TIẾP

GIÁ TRỊ KHÔNG
SỬ DỤNG

ĐỐI VỚI
NHỮNG NGƯỜI
KHÁC

GIÁ TRỊ
LỰA CHỌN

GIÁ TRỊ SỬ

DỤNG
GIÁN TIẾP

GIÁ TRỊ
VỊ THA

GIÁ TRỊ
KẾ
THỪA

Nguồn: Richard Price, 2007

Hình 2.1 Khung tổng giá trị kinh tế
5

GIÁ TRỊ
TỒN TẠI


Tổng giá trị kinh tế được tóm tắt trong hình 2.1 tổng giá trị kinh tế đề cập
đến tổng số đạt được trong phúc lợi từ một chính sách được đo bằng số tiền
ròng của sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc sẵn sàng để chấp nhận (WTA). Khung
tổng giá trị kinh tế là một công cụ hữu ích để khám phá những loại gì của các
giá trị cho mỗi dịch vụ HST, chúng giúp trong việc xác định phương pháp
định giá cần thiết để nắm bắt những giá trị.
Theo Barbier và cộng sự (1997), giá trị sử dụng liên quan đến một số
người “tương tác” với các nguồn tài nguyên trong khi giá trị không sử dụng thì
không. Tổng giá trị kinh tế cung cấp một khuôn khổ, áp dụng cho vùng đất
ngập nước, được thể hiện trong bảng 2.1. Giá trị sử dụng được nhóm lại là giá
trị sử dụng trực tiếp hay gián tiếp. Bổ sung thêm các giá trị như thu hoạch cá,

thu thập củi và sử dụng các vùng đất ngập nước để giải trí.
Bảng 2.1 Phân loại tổng giá trị kinh tế cho các vùng đất ngập nước
Giá trị không sử
Giá trị sử dụng
dụng
Giá trị sử
Giá trị sử dụng
dụng gián
Giá trị lựa chọn
Giá trị tồn tại
trực tiếp
tiếp
Tiềm năng sử dụng
Giữ chất dinh

trong tương lai (trực
Đa dạng sinh học
dưỡng
tiếp và gián tiếp)
Nông nghiệp
Kiểm soát lũ Giá trị tương lai
Văn hóa, di sản
Củi
Chống bão
Giá trị kế thừa
Giải trí
Nước ngầm
Giao thông
Hỗ trợ HST
vận tải

bên ngoài
Bắt động vật
Ổn định vi
hoang dã
khí
Than bùn/năng Ổn định bờ
lượng
biển
Nguồn: Barbier và cộng sự, 1997

Sử dụng giá trị trực tiếp của vùng đất ngập nước có thể liên quan đến cả
hoạt động thương mại và phi thương mại, với một số các hoạt động sau này
thường là quan trọng đối với các nhu cầu sinh sống của người dân địa phương
ở các nước đang phát triển hoặc cho thể thao và vui chơi giải trí ở các nước
đang phát triển. Sử dụng thương mại có thể quan trọng cho cả hai thị trường
trong nước và quốc tế. Nhìn chung, giá trị của sản phẩm trên thị trường (dịch
vụ) của vùng đất ngập nước là dễ dàng hơn, để đo lường hơn giá trị sử dụng
trực tiếp phi thương mại và sinh hoạt phí. Đây là một trong những lý do tại sao
6


các nhà hoạch định chính sách thường không xem xét những sinh hoạt không
bán trên thị trường chính thức và sử dụng đất ngập nước trong nhiều quyết
định phát triển.
Ngược lại, nhiều chức năng sinh thái quy định của vùng đất ngập nước
có thể có giá trị sử dụng gián tiếp quan trọng. Giá trị của họ xuất phát từ hỗ trợ
hay bảo vệ các hoạt động kinh tế có giá trị trực tiếp đo lường được. Giá trị sử
dụng gián tiếp của một chức năng về môi trường có liên quan đến sự thay đổi
trong giá trị sản xuất hoặc tiêu thụ các hoạt động hoặc tài sản mà nó đang bảo
vệ hoặc hỗ trợ. Tuy nhiên, sự đóng góp này là phi thị trường, không được

thưởng về tài chính và chỉ gián tiếp kết nối với các hoạt động kinh tế, các giá
trị sử dụng gián tiếp rất khó để định lượng và thường bị bỏ qua trong các quyết
định quản lý đất ngập nước.
2.1.2 Hệ sinh thái và cân bằng hệ sinh thái
Theo Whinttaker (1975), “Hệ sinh thái là một hệ thống chức năng bao
gồm một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường
vật lý (khí hậu, đất) tương tác qua lại lẫn nhau”.
HST là một hệ thống động (luôn có sự thay đổi về chức năng, mức độ
phức tạp và sự tương tác của các thành phần). Sự thay đổi của HST do nhiều
nguyên nhân khác nhau như tác động của con người, sự thay đổi của khí hậu,
đất đai… Một hệ có tốc độ thay đổi chậm hay ít thay đổi được xem là HST đạt
cân bằng hay còn gọi cân bằng sinh thái.
Theo Price (2007), đánh giá HST thiên niên kỷ (MA) xác định bốn loại
chính của HST dịch vụ là các dịch vụ dự phòng; các dịch vụ điều tiết; dịch vụ
văn hóa; các dịch vụ hỗ trợ. Trong khi không có duy nhất phương pháp thống
nhất về phân loại tất cả các dịch vụ HST, khung đánh giá HST thiên niên kỷ
được chấp nhận rộng rãi và được xem như là một điểm khởi đầu hữu ích. Bảng
2.2 cung cấp thêm ví dụ về các loại khác nhau của các dịch vụ HST trong các
loại chính.

7


Bảng 2.2 Đánh giá thiên niên kỷ của các dịch vụ hệ sinh thái và các ví dụ
Danh mục

Ví dụ về các dịch vụ HST cung cấp
- Thực phẩm cây, trái cây, cá
- Sợi và nhiên liệu gỗ, len
Dịch vụ cung cấp là

- Hóa sinh, thuốc thiên nhiên và dược phẩm
sản phẩm thu được từ
- Nguồn gen: Gen di truyền và thông tin sử dụng cho
các HST
động vật/nhân giống cây trồng và công nghệ sinh học
- Tài nguyên cảnh: Vỏ sò, hoa
- Duy trì chất lượng không khí: HST góp phần hóa
chất và hóa chất chiết xuất từ khí quyển
- Quản lý khí hậu: Độ che phủ đất có thể ảnh hưởng
đến nhiệt độ địa phương và lượng mưa trên toàn cầu
- HST ảnh hưởng đến hấp thu khí nhà kính và khí thải
- Quản lý nước: HST ảnh hưởng đến thời gian và
Quy định dịch vụ lợi
cường độ của dòng chảy, lũ lụt,…
ích thu được từ các
- Hạn chế xói mòn: Lớp phủ thực vật đóng vai trò
quy định của quy
quan trọng trong việc giữ đất/phòng ngừa/xói mòn đất
trình HST
- Làm sạch nước/giải độc: HST có thể là một nguồn
gốc của các tạp chất nước mà còn có thể giúp để lọc
ra/phân hủy chất thải hữu cơ
- Bảo vệ thiên nhiên nguy hiểm: Bão, lũ, sạt lở đất
- Xử lý sinh học loại bỏ: Thải các chất ô nhiễm thông
qua lưu trữ, pha loãng, chuyển đổi và chôn cất
- Giá trị tâm linh và tôn giáo: Nhiều tôn giáo gắn giá
trị tinh thần và tôn giáo đến HST
- Cảm hứng cho nghệ thuật, văn hóa dân gian, kiến
Dịch vụ văn hoá tức
là lợi ích phi vật chất trúc 

- Quan hệ xã hội: Các HST ảnh hưởng đến các loại
mà mọi người có
quan hệ xã hội được thành lập như xã hội đánh bắt cá
được thông qua làm
- Giá trị thẩm mỹ: nhiều người thấy vẻ đẹp trong các
giàu tinh thần, phát
khía cạnh khác nhau của HST
triển nhận thức, giải
trí
- Giá trị di sản văn hóa: Nhiều xã hội đặt giá trị cao
về giữ gìn cảnh quan và các loài quan trọng
- Giải trí và du lịch sinh thái
- Hình thành đất và duy trì
- Chu kỳ dinh dưỡng
Dịch vụ hỗ trợ cần
- Sản xuất chính
thiết cho việc sản
xuất của tất cả các
- Chu kỳ nước
dịch vụ HST khác
- Sản xuất ôxy trong khí quyển
- Cung cấp môi trường sống
Nguồn: Price, 2007
8


2.1.3 Tổng quan giá trị sử dụng trực tiếp của hệ sinh thái
2.1.3.1 Giá trị củi, than
Đặt tất cả năng lượng sinh khối (tức là bao gồm cả phân và tàn dư cây
trồng) ở mức 15% tiêu thụ năng lượng trên thế giới (Smil, 1987). Goldemberg

và cộng sự (1987) cho thấy rằng khoảng 43% lượng tiêu thụ năng lượng nước
đang phát triển đến từ các nguồn chưa tạo ra lợi nhuận, trong khi Miller và
Tangley (1991) cho thấy 26% lấy củi một mình. Cơ quan Năng lượng quốc tế
(1998) ước tính rằng 11% tiêu thụ năng lượng trên thế giới có nguồn gốc từ
sinh khối, chủ yếu là củi.
Qua đó, củi là có tầm quan trọng lớn đối với các nước nghèo và người
nghèo trong các nước đó. Trong khi củi có thể được lấy từ rừng lớn, phần lớn
là xuất phát từ vườn cây và ít tập trung các nguồn khác. Tỷ lệ khai thác có thể
hoặc không có thể bền vững, tùy theo khu vực địa lý. Hầu như không có củi và
than đang được giao dịch quốc tế. Giá trị củi và than địa phương có thể được
đánh giá cao ý nghĩa về mặt kinh tế địa phương. Theo Shyamsundar và
Kramer (1997) cho thấy giá trị củi của mỗi hộ gia đình, mỗi năm cho các làng
xung quanh VQG Mantadia ở Madagascar là 39 đô. Điều này có thể được so
sánh với thu nhập ước tính trung bình hàng năm là 279 đô, tức là thu thập từ
các khu rừng cho 14% thu nhập của hộ gia đình.
2.1.3.2 Giá trị dược liệu
Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007), tác dụng chữa bệnh của
thực vật ngập mặn trong các tài liệu và từ kinh nghiệm của nhân dân địa
phương và kết quả nghiên cứu các giá trị dược liệu có thể sử dụng từ một số
loài thực vật ngập mặn tại Tiên Lãng trong bảng 2.3. Mỗi loài thực vật lại có
giá trị và công dụng riêng của nó giúp cho con người chữa bệnh nhân gian
trong đời sống, sử dụng nhiều bộ phận của thực vật như thân, cành, lá, hạt,
vỏ,… tận dụng khi cần thiết.

9


Bảng 2.3 Các loài cây ngập mặn có thể sử dụng làm dược liệu tại Tiên Lãng –
Hải Phòng
Tên địa

Bộ phận sử
Tên khoa học
Công dụng
Phương
dụng
Đâng, đước Tanin dùng để chữa bỏng Vỏ, thân,
Rhizophora stylosa
vòi
và vết thương phần mềm cành
Vỏ, thân,
Acanthus ilicifolius
Ô rô biển
Bệnh ngoài da
cành
Clerodendron inerme Vạng hôi
Ỉa chảy, kiết lỵ

Muống
Hạt (sắc
Ipomoea-pes-caprae
Giảm sốt, đau đầu
biển
lên)
Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2007

Ngoài ra, hoa của thực vật ngập mặn được ong nuôi làm mật, mỗi lít mật
ong rừng trị giá từ 300.000 đồng – 500.000 đồng, loại mật này có nhiều công
dụng chữa bệnh cho người dân và mang lại một nguồn thu đáng kể cho hộ
nuôi ong trong rừng ngập mặn.
2.1.3.3 Giá trị thủy hải sản và thực phẩm

Theo Nguyễn Thị Minh Huyền và cộng sự (2011), thực vật ngập mặn
đóng vai trò chủ đạo tạo thành HST rừng ngập mặn Tiên Lãng. Thảm cây góp
phần làm giàu nguồn dinh dưỡng trong vùng, tạo thành nơi ở và kiếm mồi cho
nguồn giống và các loài hải sản. Nguồn hải sản được đánh giá là khá phong
phú, mỗi loài lại có giá trị kinh tế riêng. Các nhóm sinh vật có ý nghĩa kinh tế
chính như bảng 2.4
Bảng 2.4 Các loài sinh vật có ý nghĩa kinh tế tại vùng triều rừng ngập mặn
Tiên Lãng
Loài sinh vật
Giá trị
Phi, don, dắt, trùng trục, hến
Thực phẩm
Rong câu, tôm he mùa, tôm nương, tôm thẻ
Thực phẩm, xuất khẩu
vằn, tôm sú, tôm he Nhật
Tôm rảo, tôm vàng, tôm bộp, cua biển, ghẹ cát,
Thực phẩm, xuất khẩu
ghẹ xanh
Tôm sắt
Thực phẩm
Thực phẩm, xuất khẩu,

chăn nuôi
Chim, thú
Bảo tồn, du lịch
Nguồn: Nguyễn Thị Minh Huyền và cộng sự, 2011

Vùng đất ngập triều Tiên Lãng có khoảng trên 30 loài cá sinh sống, các
loài có giá trị kinh tế cao gồm cá bớp, cá chai, cá bơn, cá đối, cá vược và cá
10



nác. Trong đó có cá bớp, cá đối, cá vược và cá nác được coi là nguồn lợi có
giá trị. Chim, thú có khoảng 120 loài có giá trị bảo tồn và du lịch.
Nhóm thân mềm hai mảnh vỏ có số loài như số lượng loài thân mềm
không nhiều. Tuy nhiên chủ yếu khai thác don và dắt sản lượng trên 100
tấn/năm, có giá trị thu hoạch cao. Hến ít được khai thác do khó tiêu thụ trên
thị trường, trùng trục có sản lượng không lớn. Rong biển duy nhất được coi là
nguồn lợi thực phẩm của Tiên Lãng là rau câu chỉ vàng, phát triển tốt ở các
đầm nuôi nước lợ Tiên Lãng và vùng cửa sông Thái Bình cho hiệu quả kinh tế
khá cao. Tiên Lãng nổi tiếng về nguồn lợi cua biển đặc biệt loài cua bùn phân
bố ở khắp các đầm, bãi triều, rừng ngập mặn và cửa sông. Ước tính một năm
dân có thể khai thác khoảng trên 20 tấn cua, ngoài cua có nhóm ghẹ, đặc biệt
ghẹt xanh là loài có giá trị kinh tế đáng kể. Nhóm tôm biển cũng có giá trị
kinh tế cao, đặc biệt tôm rảo cho sản lượng cao nhất trong tất cả các loài tôm
biển và cũng là nguồn lợi hàng đầu của Tiên Lãng.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Mô tả địa bàn điều tra nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu đề tài là khu vực xung quanh VQG Tràm Chim gồm
5 xã: Phú Thọ, Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thành B và 1 thị trấn
Tràm Chim có tổng cộng 25 ấp và có tổng số hộ là 12.271 hộ dân nhưng có 15
ấp nằm sát ngay ranh giới của VQG Tràm Chim.
Bảng 2.5 Số hộ của các đơn vị hành chính giáp ranh Vườn quốc gia Tràm
Chim năm 2011
TT
1
2
3
4
5

6

Đơn vị
Thị trấn Tràm
Chim
Xã Phú Thọ
Xã Phú Đức
Xã Tân Công Sính
Xã Phú Thành B
Xã Phú Hiệp
Tổng

Số ấp

Diện tích tự
nhiên (km2)

Số
hộ (hộ)

Dân số
(người)

Mật độ
dân số

5

12,3


2.702

10.267

835

5
3
4
4
4
25

63,6
51,7
77,4
51,6
50,7
307,3

2.738
1.978
1.604
1.135
2.114
12.271

10.946
7.968
5.882

4.572
8.137
47.772

172
154
76
89
160
155

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông năm 2011

11


2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Bảng 2.6 Số liệu và nguồn thông tin thứ cấp
Mục đích sử
Nguồn
dụng
Tổng quan về VQG Tràm Chim, 2013. Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát
địa bàn
triển bền vững VQG Tràm Chim giai đoạn 2013 – 2020. Đồng
nghiên cứu
Tháp, tháng 3 năm 2013.
Hiện trạng sử VQG Tràm Chim, 2014. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án
dụng HST
sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước VQG Tràm Chim có

VQG Tràm
sự tham gia của cộng đồng năm 2014-2015. Tam Nông,
Chim
26/6/2014.
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu nằm trong bài báo cáo quy hoạch bảo
tồn và phát triển bền vững VQG Tràm Chim giai đoạn 2013 – 2020 vào tháng
3 năm 2013 được thể hiện ở chương 3 để phân tích điều kiện tự nhiên bao gồm
vị trí địa lý, ranh giới; đặc điểm địa hình, địa mạo, thủy văn; hệ thực vật; tài
nguyên thủy sản và kinh tế xã hội bao gồm dân số, kinh tế, giáo dục y tế tại
huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
Hiện trạng sử dụng HST VQG Tràm Chim được tổ chức triển khai thực
hiện Đề án sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước VQG Tràm Chim có sự
tham gia của cộng đồng năm 2014 - 2015 vào ngày 26 tháng 6 năm 2014 thể
hiện ở chương 3 để phân tích phương án sử dụng tài nguyên trong 3 năm
(2009 – 2011) và loại tài nguyên được sử dụng hiện nay có làm tăng thu nhập
của hộ dân hay không; hộ dân sử dụng tài nguyên nhiều hay ít khi sử dụng tài
nguyên có khó khăn gì.
2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn hộ gia đình sử dụng
giá trị trực tiếp của HST VQG Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp thông qua bảng câu hỏi, nhằm khảo sát ý kiến của gia đình về sử dụng
giá trị trực tiếp của HST.
 Xác định đối tượng khảo sát
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn hộ gia đình sử dụng
giá trị trực tiếp của HST ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Đối tượng điều tra là các hộ khai thác tài nguyên thuộc 5 xã (Phú Đức,
Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ và Tân Công Sính) và một thị trấn xung
quanh vùng đệm VQG Tràm Chim.
12



 Xác định kích thước mẫu
Cân nhắc về thời gian, nhân lực và dựa trên số lượng tổng thể 12.271 hộ
tuy nhiên chỉ có 189 hộ nghèo, cận nghèo được xét tham gia sử dụng tài
nguyên hợp lý trong VQG Tràm Chim năm 2014 thuộc địa bàn huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp do đó số mẫu được lấy là 60 quan sát đại diện cho 5 xã
1 thị trấn giáp với VQG Tràm chim.
 Phương pháp chọn mẫu
Căn cứ vào hộ gia đình ở gần khu vực đang nghiên cứu sử dụng giá trị
trực tiếp của HST tại VQG Tràm Chim nên chọn mẫu điều tra trong khu vực
nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện là chọn những hộ tham gia
sử dụng tài nguyên trong VQG nhưng không đại diện cho tất cả đối tượng
nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng câu hỏi đã được chuẩn bị trước
và in sẵn, dễ tiếp cận những hộ dân sử dụng tài nguyên, phỏng vấn trong vòng
3 ngày, mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 15 phút và khi hộ không đồng ý thì
chuyển sang đối tượng khác.
Mỗi xã chọn số hộ thể hiện bảng 2.7, bảng hỏi được thiết kế để tìm hiểu
thông tin những hộ tham gia sử dụng tài nguyên tại VQG số thành viên trong
gia đình có thu nhập, không có thu nhập; số người thân chu cấp mỗi tháng; số
tiền chu cấp và thông tin về việc sử dụng các sản phẩm từ HST VQG Tràm
Chim như sử dụng củi, gỗ, thủy sản, bông súng, cỏ và lúa ma mỗi loại hệ sinh
thái đều có mục đích riêng của nó. Từ việc sử dụng HST thì hộ dân phải tham
gia bảo tồn các giá trị tại VQG Tràm Chim và sự hiểu biết của hộ dân về VQG
tràm chim (chi tiết ở phụ lục 1).
Bảng 2.7 Số quan sát ở 5 xã và 1 thị trấn Tràm Chim của huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp.
Tên xã và thị trấn
Số quan sát (hộ)
Thị trấn Tràm Chim
3

Xã Phú Đức
12
Xã Phú Hiệp
18
Xã Phú Thành B
9
Xã Phú Thọ
14
Xã Tân Công Sính
4
Tổng cộng
60
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

13


Hộ gia đình tham gia sử dụng tài nguyên hợp lý trong VQG Tràm Chim
rãi rác ở các xã và 1 thị trấn tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia đình. Khi tham
gia sử dụng tài nguyên thì phải xét mỗi hộ có thuộc chính sách ưu đãi và ưu
tiên cho hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Tại xã Tân Công Sính và thị trấn
Tràm chim có gia đình hộ nghèo, cận nghèo và số hộ tham gia sử dụng tài
nguyên ít hơn mấy xã còn lại nên đưa vào khảo sát thấp hơn so với các xã
khác.
 Lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu
Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng phỏng vấn hộ gia đình sử dụng giá trị
trực tiếp của HST ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trong bảng câu hỏi
dưới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và mức hài lòng của hộ gia đình về đề án
sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước VQG Tràm Chim có sự tham gia của
cộng đồng. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp phỏng vấn trực diện để phỏng

vấn các đáp viên.
 Phỏng vấn thử
Khảo sát thử một số hộ tại thị trấn Tràm Chim, sau đó điều chỉnh lại
những thiếu sót mắc phải trong bảng câu hỏi, từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi
hơn.
 Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành điều tra và mã hóa số liệu
Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tượng đã được xác
định, tiến hành phỏng vấn và giải đáp các thắc mắc của hộ gia đình. Sau cùng,
từ bảng câu hỏi thu thập được mã hóa thành bộ số liệu sơ cấp cung cấp những
số liệu cần thiết cho đề tài.
2.2.2.3 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong suốt quá trình làm đề tài phải luôn tham khảo, tiếp nhận những ý
kiến quý báu từ các chuyên gia trong ngành nhằm làm cho đề tài được hoàn
thiện hơn, mang tính khách quan, có giá trị khoa học và giá trị về thực tiễn
ứng dụng.
Đối tượng tham khảo bao gồm:
 Các ban quản lý VQG Tràm Chim là những người đã gắn bó và am
hiểu tình hình ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
 Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn ĐDSH cung
cấp những kiến thức cần thiết và những đóng góp ý kiến trong quá trình thực
hiện đề tài.
14


×