Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

phân tích mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép của các cơ sở sản xuất gạch nung tại xã mỹ hội đông, huyện chợ mới tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.54 KB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC KHUYẾN

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN
SỬ DỤNG CỦI TRẤU ÉP CỦA CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI XÃ
MỸ HỘI ĐÔNG, HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG
Mã số ngành: 52850102

08- 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC KHUYẾN

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN
SỬ DỤNG CỦI TRẤU ÉP CỦA CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI XÃ
MỸ HỘI ĐÔNG, HUYỆN CHỢ MỚI
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
T.S NGÔ THỊ THANH TRÖC

08 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc quý
Thầy, Cô truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, nhất là những kiến thức chuyên
ngành để làm hành trang bƣớc vào cuộc sống sau này. Em xin chân thành cảm
ơn sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy, Cô.
Con xin cảm ơn Ba, Mẹ đã động viên và ủng hộ để con có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Ngô Thị Thanh Trúc đã hƣớng dẫn tận
tình để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp!
Cảm ơn sự hỗ trợ và động viên của các bạn cùng lớp trong quá trình thực
hiện đề tài!
Chân thành cảm ơn Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng tỉnh An Giang đã
giúp đỡ trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn xã
Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã nhiệt tình cung cấp thông tin
để tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Ngọc Khuyến


i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Ngọc Khuyến

ii


TRANG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

.....................................................................................................................
…………….................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
……….........................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
…………….................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
……….........................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

iii


MỤC LỤC

Trang
Lời cảm tạ ............................................................................................................i
Trang cam kết ....................................................................................................ii
Trang nhận xét của cơ quan thực tập ................................................................ iii
Trang nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn ........................................................... iv
Chƣơng1: GIỚI THIỆU ……………………………………….…………..… . 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ...................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ......................................................................................... 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 4

2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4
2.1.1 Nguồn gốc của vỏ trấu .................................................................... 4
2.1.2 Khái niệm ........................................................................................ 4
2.1.3 Hiện trạng của vỏ trấu ..................................................................... 4
2.1.4 Qui trình sản xuất củi trấu .............................................................. 5
2.1.5 Phân loại và đặc điểm của các loại củi trấu ép ............................... 6
2.1.6 Một số nghiên cứu ứng dụng của củi trấu ...................................... 8
2.1.7 Hiệu quả của củi trấu .................................................................... 10
2.1.8 Hiện trạng lò gạch ......................................................................... 12
2.1.9 Phân loại các kiểu lò gạch ............................................................ 12
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 16
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................ 16
iv


2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................... 16
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp ........................................................................... 16
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp ............................................................................. 16
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ...................................................... 16
Chƣơng 3: KHÁI QUẤT VỀ XÃ MỸ HỘI ĐÔNG, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG ............................................................................................ 17
3.1 Vị trí địa lý xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ................. 17
3.2 Kinh tế xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ........................ 18
3.2.1 Nông nghiệp xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang . 18
3.2.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang ........................................................................................... 19
3.2.3 Tài chính ngân sách xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang, ................................................................................................................ 20
3.3 Văn hóa xã hội xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ........... 21
3.3.1 Văn hóa thông tin xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An

Giang ................................................................................................................. 21
3.3.2 Giáo dục xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ....... 21
3.3 Y tế xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ............................. 22
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CỦI TRẤU
ÉP CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI XÃ MỸ HỘI ĐÔNG,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG .......................................................... 23
4.1 Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.................................................................................................... 23
4.2 Thông tin về tình hình sản xuất lò gạch nung của các cơ sở lò gạch tại xã
Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ................................................ 29
4.2.1 Tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa
bàn xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .................................... 29
4.2.2 Tình hình thực hiện quyết định 266/QĐ – UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án sắp xếp và khắc phục ô nhiễm môi
trƣờng các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh An Giang .................... 30
4.2.3 Đánh giá chung về các loại hình sản xuất gạch nung trên địa bàn
xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ........................................... 30

v


4.3 Khảo sát tình hình sử dụng nhiên liệu đốt và thông tin sử dụng sản phẩm
củi trấu ép của các cơ sở lò gạch tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang ........................................................................................................... 31
4.3.1 Đối tƣợng có sử dụng sản phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ........................................................................ 33
4.3.2 Đối tƣợng chƣa có sử dụng sản phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội
Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ............................................................. 40
4.4 Phân tích mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức độ

chấp nhận sử dụng của các cơ sở lò gạch ............................…………………42
4.4.1 Phân tích mức độ chấp nhận sử dụng sản phẩm củi trấu ép tại xã
Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ................................................ 42
4.4.2 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức độ chấp nhận sử dụng sản
phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .......... 44
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 50
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 50
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 50
5.2.1 Đối với ủy ban nhân dân xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang ........................................................................................................... 50
5.2.2 Đối với các sở ban ngành có chức năng ....................................... 52
5.2.3 Đối với các cơ sở lò gạch .............................................................. 52
5.2.4 Đối với cơ sở sản xuất sản phẩm củi trấu ép ................................ 53
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 54
Phụ lục .............................................................................................................. 57

vi


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 4.1 Thông tin về các đáp viên tại các cơ sở sản xuất gạch nung ở
xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ....................................................23
Bảng 4.2 Thông tin trong hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất
gạch nung ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ...............................25
Bảng 4.3 Loại gạch nung đƣợc sản xuất gạch nung ở xã Mỹ Hội Đông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .................................................................................27
Bảng 4.4 Khoảng cách giữa 2 đợt sản xuất của các cơ sở sản xuất gạch
nung ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ........................................29

Bảng 4.5 Mức giá của nhiên liệu củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .................................................................................34
Bảng 4.6 Ƣu điểm của sản phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .................................................................................36
Bảng 4.7 Vấn để trở ngại còn tồn tại đối với sản phẩm củi trấu ép tại
xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ....................................................38
Bảng 4.8 Giá nhiên liệu trấu thô tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.............................................................................................................40
Bảng 4.9 Nguyên nhân các cơ sở gạch nung chƣa sử dụng sản phẩm
củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .............................41
Bảng 4.10 Mức độ quan tâm của các cơ sở sản xuất gạch nung đối với
sản phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang ..........................................................................................................................42
Bảng 4.11 Các vấn đề cần hoàn thiện của sản phẩm củi trấu ép tại xã
Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.........................................................44
Bảng 4.12 Các vấn đề và giải pháp nhằm nâng cao mức độ chấp nhận
sử dụng đối với sản phẩm củi trấu ép ........................................................................45

vii


Bảng 4.13 Những biện pháp để các cơ sở lò gạch chấp nhận sử dụng
sản phẩm củi trấu ép tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang .........................................................................................................................49

viii


DANH SÁCH HÌNH


Trang
Hình 2.1 Sơ đồ sản xuất củi trấu ép tại Quận 7, thành phố Hồ Chí
Minh .............................................................................................................................6
Hình 2.2 Củi cây (củi thanh) ........................................................................................6
Hình 2.3 Củi đập (củi băm) .........................................................................................7
Hình 2.4 Củi viên .........................................................................................................8
Hình 2.5 Củi 6cm .........................................................................................................8
Hình 3.6 Bảng đồ hành chính xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang năm 2014 ...................................................................................................17
Hình 4.7 Trình độ học vấn của các đáp viên tại xã Mỹ Hội Đông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang .................................................................................24
Hình 4.8 Thông tin chức vụ của các đáp viên tại các cơ sở sản xuất
gạch nung ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ...............................25
Hình 4.9 Kiểu lò gạch nung lò tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.............................................................................................................26
Hình 4.10 Công suất các lò tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang ....................................................................................................................27
Hình 4.11 Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt của các lò gạch tại xã Mỹ
Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ...............................................................31
Hình 4.12 Nguồn tiếp cận thông tin sản phẩm của các cơ sở lò gạch tại
xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ....................................................33
Hình 4.13 Tình hình sử dụng củi trấu ép tại các cơ sở lò gạch tại xã
Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.........................................................35
Hình 4.14 Mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép với giá 800 đồng –
1000 đồng của các cơ sở lò gạch đã có sử dụng sản phẩm củi trấu ép
tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ...............................................39
Hình 4.15 Mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép với giá 800 đồng –
1000 đồng của các cơ sở lò gạch chƣa sử dụng sản phẩm củi trấu ép tại
xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang ....................................................41


ix



CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là một lợi thế to lớn của nƣớc ta, đặc biệt là đối với đất
đai phì nhiêu và màu mỡ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
sông Hồng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng canh tác lúa lớn nhất
nƣớc ta hiện nay, mỗi năm lƣợng lúa sản xuất và xuất khẩu hàng triệu tấn. Bên
cạnh mức tăng trƣởng sản xuất lúa vẫn còn đọng lại vấn đề về các bãi chứa,
đầu ra cho các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, cụ thể là vỏ trấu. Đó là
vấn đề nan giải vì lƣợng trấu thải ra là rất lớn nhƣng việc tận dụng phế phẩm
này là rất ít. Mặc dù công dụng của trấu đã đƣợc chứng minh là có thể dùng
trong sản xuất điện, ủ men phân sinh học, phụ gia sản xuất xi măng…
Riêng các nhà máy xay lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, một phần trấu
chủ yếu đƣợc bán làm chất đốt, thức ăn chăn nuôi, lƣợng trấu dƣ thừa còn lại
thì đổ thẳng xuống sông, kênh rạch gây ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra các lò sấy,
lò nung sử dụng chất đốt là trấu, do đó thải ra lƣợng lớn khí thải gây ô nhiễm
môi trƣờng trầm trọng. Đây chính là một trong những nguồn thải gây ô nhiễm
môi trƣờng đang đƣợc công chúng và các nhà quản lý môi trƣờng quan tâm
tìm cách xử lý. Chính vì thế mà cần có những phƣơng pháp những nghiên cứu
khả thi và hiệu quả để tận dụng nguồn phế thải nông nghiệp dồi dào hiện nay.
Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do khí thải từ các lò sấy,
lò nung, các nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng sản xuất củi trấu ép đƣa
vào thực nghiệm nhằm giảm bớt lƣợng khí thải độc hại vào không khí. Xét về
lâu dài, với việc sản xuất thành công củi trấu có thể sử dụng nhiệt lƣợng của
nó để sản xuất điện năng, làm vật liệu xây dựng, sản xuất ôxit silic, nhờ khả
năng đốt cháy mạnh và giá thành rẻ (Tái chế vật liệu vỏ trấu thành năng lƣợng

tái sinh, 2012). Mô hình sản xuất củi trấu mang lại những lợi ích kinh tế cao
và tính thực tế rất khả thi. Củi trấu sẽ giúp giảm lƣợng trấu phế phẩm, giải
quyết việc làm, góp phần bảo vệ môi trƣờng. Chính những ƣu điểm của mô
hình này mà nhiều doanh nghiệp áp dụng sản xuât củi trấu ép. Nhƣng do mô
hình còn mới và chƣa cải thiện đƣợc chi phí sản xuất nên kỹ thuật và công
nghệ còn hạn chế, sản xuất mang tính vừa và nhỏ, sản lƣợng còn thấp và giá
cả chƣa hợp lý.
Huyện Chợ Mới là một trong những khu vực có dân số đông nhất của tỉnh
An Giang, đƣợc bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, có hai cù
lao là cù lao Ông Chƣởng và Cù lao Giêng, đây là nơi có nguồn tài nguyên dồi

1


dào, đồng thời có số lƣợng các cơ sở gạch nung tại đây khá lớn đặc biệt là xã
Mỹ Hội Đông một xã có truyền thống làm nghề lò gạch lâu năm với số lƣợng
lò gạch cao nhất huyện Chợ Mới. Hằng ngày, lƣợng khí thải độc hại thải vào
môi trƣờng từ khu vực này rất nhiều, gây ô nhiễm trầm trọng. Việc đƣa củi
trấu ép vào sử dụng nhằm hạn chế khí thải gây ô nhiễm tại xã Mỹ Hội Đông,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vẫn đang là một vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Cho đến nay vẫn chƣa có các bài báo hay nghiên cứu về mức độ chấp nhận sử
dụng củi trấu ép tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Xuất phát từ thực tiễn trên đã đƣa ra yêu cầu thực hiện đề tài: “Phân tích
mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép của các cơ sở sản xuất gạch nung tại
xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” nhằm phân tích mức độ
chấp nhận sử dụng củi trấu ép và các yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm củi trấu
ép của các cơ sở sản xuất gạch nung tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm tăng mức độ chấp nhận
sử dụng củi trấu ép nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và mang hiệu quả
kinh tế cao.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép của các cơ sở sản xuất
gạch nung tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nhằm nâng
cao mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép của lò gạch nung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng hoạt động các cơ sở sản xuất gạch nung tại xã Mỹ Hội
Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Phân tích mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép tại các cơ sở sản xuất
gạch nung ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Phân tích, thu thập các yêu cầu đặt ra đối với củi trấu ép.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép
tại các cơ sở sản xuất gạch nung ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc khảo sát tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang.

2


1.3.2 Thời gian
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong thời gian từ năm 2009 – 2013
- Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng
9/2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp 9/2014 đến tháng 10/2014
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích về mức độ chấp nhận sử dụng củi trấu ép của

các cơ sở sản xuất gạch nung tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Nguồn gốc của vỏ trấu
Lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lƣơng thực chính của thế
giới, cùng với ngô (Zea Mays L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu
mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai
tây (Solanum tuberosum L.). Sản phẩm thu đƣợc từ cây lúa là thóc. Sau khi xát
bỏ lớp vỏ ngoài thu đƣợc sản phẩm chính làgạo và các phụ phẩm
là cám và trấu (Vũ Thị Bách, 2010).
2.1.2 Khái niệm
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và đƣợc tách ra trong quá trình xay
xát. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá
trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Chất hữu cơ chứa chủ yếu
cellulose, lignin và Hemi - cellulose (90%), ngoài ra có thêm thành phần khác
nhƣ hợp chất nitơ và vô cơ. Lignin chiếm khoảng 25-30% và cellulose chiếm
khoảng 35-40% (Vũ Thị Bách, 2010).
2.1.3 Hiện trạng vỏ trấu
Vỏ trấu có rất nhiều tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông
Hồng, 2 vùng trồng lúa lớn nhất cả nƣớc. Chúng thƣờng không đƣợc sử dụng
hết nên phải đem đốt hoặc đổ xuống sông suối để tiêu hủy. Theo khảo sát,
lƣợng vỏ trấu thải ra tại Đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 3 triệu
tấn/năm, nhƣng chỉ khoảng 10% trong số đó đƣợc sử dụng (Vũ Thị Bách,
2010).

Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, các nhà máy xay xát đổ trấu trực tiếp ra
sông, kênh rạch. Trấu trôi nổi trên mặt sông, một số khác thì chìm xuống đáy
gây tắc nghẽn, ô nhiễm dòng chảy. Nhiều ngƣời dân ở một số huyện vùng sâu
thuộc Thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang bức xúc trƣớc tình trạng một
lƣợng lớn vỏ trấu trôi khắp mặt sông, gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng
đến đời sống sinh hoạt. Đi dọc một số bờ sông ở quận Ô Môn, huyện Thới Lai,
huyện Cờ Đỏ của Thành phố Cần Thơ nhƣ sông Thị Đội, sông Ngang... sẽ
thấy rất nhiều vỏ trấu trôi trên mặt sông. Bờ sông ngập một màu vàng của vỏ
trấu. Nƣớc sông ở những đoạn này vốn đã ô nhiễm, giờ quyện với mùi vỏ trấu
phân hủy tạo nên một “hƣơng vị” rất khó chịu (Huỳnh Hải, 2009).

4


Ở huyện đầu nguồn Tân Châu (An Giang), nạn trấu trôi sông đã làm
nhiều ngƣời dân mất ăn mất ngủ. Ngƣời thì nhiễm bệnh ngoài da, đau mắt, còn
cá nuôi bè cứ nối đuôi nhau chết hết bè này đến bè khác. Hàng ngày bà con có
nhà ở quanh nhà máy xay lúa gạo Thái Trung chỉ hít bụi bặm đã...no bụng".
(Hƣng Phú và Lê Hoàng Vũ, 2009).
Không riêng gì địa bàn xã Vọng Đông mà dọc theo tuyến kênh Ba Thê
Mới, từ xã Thoại Giang vào thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn), hàng loạt nhà máy
xay xát lớn vẫn đang hoạt động ầm ầm và dƣới lòng kênh cũng tràn ngập trấu.
Một ngƣời dân ở xã Thoại Giang cho biết, vào thời điểm này, hầu hết các nhà
máy đều cho ngƣời dân tự do lấy trấu về sử dụng hoặc các ghe buôn đến lấy
trấu chở đi bán. Tuy nhiên, do lƣợng trấu quá nhiều nên vẫn không giải quyết
hết. Theo Phòng Tài nguyên – Môi trƣờng huyện Thoại Sơn, trên địa bàn
huyện có khoảng 20 nhà máy xay xát quy mô lớn, ƣớc tính lƣợng trấu thải ra
mỗi năm trên 400.000 tấn. Ngoài một lƣợng ít trấu đƣợc sử dụng làm nhiên
liệu đốt cho các lò gạch, lò sấy lúa, lò đốt trấu ở các hộ gia đình… thì số trấu
còn lại vẫn chƣa có hƣớng xử lý triệt để. Thế nhƣng, tình trạng này vẫn sẽ còn

tiếp diễn nếu không tìm ra giải pháp căn cơ (Ngô Văn, 2010).
2.1.4 Qui trình sản xuất củi trấu
Trấu đƣợc ghe chở từ các nhà máy xay xát về nơi sản xuất củi trấu, tại
đây sử dụng ống của máy hút đƣợc kéo xuống ghe hút trấu vào kho
chứa. Trong kho sản xuất, vỏ trấu đƣợc xử lý loại bỏ các tạp chất, máy ép trấu
sẻ tự động hút trấu từ kho vào máy để ép thành củi trấu. bộ phận sấy tự động
của máy sẽ làm giảm độ ẩm xuống còn dƣới 12%, Củi trấu đƣợc làm ra bởi
một chiếc máy ép chạy bằng điện ba pha. Trấu đổ vào phễu hứng phía trên,
máy sẽ ép và đùn ra phía dƣới những thanh củi tròn dài đến 1 mét. Thanh củi
có đƣờng kính 7,5 cm, hình vành khuyên với lỗ tròn ở giữa để dễ cháy, sau đó
đƣợc cắt ra thành từng thanh dài 20 cm . Cứ 1,05 kg trấu, sẽ cho ra 1 kg củi
trấu thành phẩm. Năng suất của loại máy ép này có thể đạt đƣợc 150 - 200
kg/giờ. Do trong bản thân phế phẩm nông nghiệp này đã có chứa sẵn chất kết
dính (gọi là lignin) nên khi ép, tác dụng của nhiệt ma sát và nhiệt từ khuôn ép
đã giúp tạo nên một chất kết dính chắc chắn. Do vậy, củi trấu này còn chắc
hơn cả gỗ củi dùng thông thƣờng khác. Sau đó các thanh củi đƣợc sắp xếp để
nguội rồi kiểm tra, phân loại ra loại thanh và loại viên, cân và đóng gói bao bì
lại thành phẩm (Võ Thanh Tuấn, 2013).

5


Vỏ trấu

Làm nguội

Kiểm tra

Tiếp nhận


Sắp xếp

Xử lý

Đùn ép

Cắt

Phân loại

Kho nguyên liệu

Sấy trộn

Đóng gói

Cân

Thành phẩm

Hình 2.1: Sơ đồ sản xuất củi trấu ép tại Quận 7,
Thành Phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Võ Thanh Tuấn (2013).

2.1.5 Phân loại và đặc điểm của các loại củi trấu ép
Theo Công ty cổ phần Năng Lƣợng Việt (2013) phân loại và mô tả đặc
điểm của các dạng củi trấu ép nhƣ sau:
- Củi cây (củi thanh)

Hình 2.2: Củi cây (củi thanh)

Nguồn: Nangluongviet.vn

6


+ Dạng thanh hình trụ, đƣờng kính 8.5cm.
+ Chiều dài thanh sản phẩm: > 20cm – 40cm.
+ Hình Thức đóng gói: 30 – 35 kg/1bao
- Củi đập (củi băm)

Hình 2.3: Củi đập (củi băm)
Nguồn: Nangluongviet.vn

+ Chiều dài: 3-5 cm
+ Đƣờng kính : 4-8 cm -8 cm
+ Đóng gói : bao p.p 2nd ( 35kg/bao p.p )

7


-

Củi viên

Hình 2.4: Củi viên
Nguồn: Nangluongviet.vn

Củi trấu dạng viên có độ nén lớn, kích thƣớc đa dạng (6mm-8mm) nên đảm
bảo sự cháy ổn định, phù hợp với nhiều loại buồng đốt nên dễ dàng thay thế
than cám.

- Củi 6cm

Hình 2.5: Củi 6cm
Nguồn: Nangluongviet.vn

Củi trấu dạng thanh (cây) và chặt khúc có độ nén lớn, kích thƣớc (6cm) nên
đảm bảo sự cháy ổn định, phù hợp với nhiều loại buồng đốt nên dễ dàng và
tiết kiệm.
2.1.6 Một số nghiên cứu ứng dụng của củi trấu
- Có nhiều nhà máy tận dụng nguồn trấu phế thải làm nhiên liệu nhƣ: Hệ
thống sấy lúa công nghiệp do Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện hơi công

8


nghiệp Tín Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) đầu tƣ xây dựng ở xã Thoại
Giang, Nhà máy điện trấu ở các huyện Thoại Sơn và Chợ Mới… hay các nhà
máy sản xuất củi trấu theo mô hình của Long An, Thành phố Hồ Chí Minh…
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cƣờng xử phạt các nhà máy xay xát cố tình xả trấu
ra sông gây ô nhiễm môi trƣờng (Ngô Văn, 2010).
- Sử dụng nhiệt lƣợng của trấu sản xuất điện năng: Với khá năng đốt
cháy mạnh và rẻ, có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng không khí
bằng trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính toán mỗi kg trấu có thể tạo
đƣợc 0,125kW giờ điện và 4 kW giờ nhiệt, tùy theo công nghệ (Thăng Long,
Báo Công nghiệp Việt Nam - số 35/2006). Ứng dụng này đƣợc áp dụng chế
tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng sâu vùng xa (Võ Thanh
Tuấn, 2013)
- Sử dụng làm vật liệu xây dựng: Võ trấu nghiền mịn và có thể đƣợc trộn
với các thành phần khác nhƣ mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lƣới sợi
thuỷ tinh. Trọng lƣợng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thƣờng khoảng

50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không thấm nƣớc cao. Đây là vật liệu
thích hợp với các vùng nhƣ miền Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền
đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát để tái chế lại. Hiện nay đã có công
ty sản xuất thƣơng mại loại vật liệu này ứng dụng vào thực tế (Võ Thanh
Tuấn, 2013).
- Sử dụng tro trấu sản xuất ôxyt silic: Tro của trấu sau khi đốt cháy có
hơn 80% là silic oxyt. Ôxyt silic là chất đƣợc sự dụng khá nhiều trong nhiều
lĩnh vực nhƣ xây dựng, thời trang, luyện thủy tinh….Vấn đề tận dụng ôxyt
silic trong vỏ trấu hiện đang đƣọc rất quan tâm, mục đích là thu đƣợc tối đa
lƣợng silic với thời gian ngắn. Hiện nay đã có công trình nghiên cứu về trích
ly ôxyt silic bằng NaOH thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao (Võ Thanh
Tuấn, 2013).
- Một số ứng dụng khác của vỏ trấu: Không dừng ở các ứng dụng trên,
vỏ trấu còn có thể dùng làm thiết bị lọc nƣớc, thiết bị cách nhiệt, làm chất độn,
giá thể trong công sản xuất meo giống, dùng đánh bóng các vật thể bằng kim
loại, tro trấu có thể dùng làm phân bón (Võ Thanh Tuấn, 2013).
- Trấu có thể đƣợc ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con ngƣời
Việt Nam. Trấu có ƣu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành nên việc
nghiên cứu sử dụng trấu vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và
tiết kiệm chi phí. Thực tế hiện nay một số tỉnh nhất là ở đồng bằng sông Cửu
Long lƣợng trấu vẫn còn rất dồi dào nên cần lƣu ý tăng cƣờng việc nghiên cứu

9


ứng dụng nguồn nguyên liệu này nhằm mở rộng khả năng sử dụng trấu vừa
tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa có lợi cho mô (Võ Thanh Tuấn, 2013).
- Ngoài ra, trấu còn đƣợc sử dụng làm sơn nano chống đạn. Nguyên liệu
chính để làm ra các loại sơn nano này là silicat nano từ vỏ trấu đƣợc tách ra,
giá trị lớn gấp trăm lần so với trấu, đƣợc dùng cho nhiều lĩnh vực nhƣ sơn,

chống thấm, mỹ phẩm, dƣợc phẩm, vi tính…Loại sơn này đƣợc dùng cho các
áo chống đạn để tăng khả năng chống đạn lên nhiều lần và giúp giảm cân nặng
cho áo. Áo chống đạn sử dụng sơn nano từ trấu đã đƣợc thử nghiệm ở
Campuchia với sự hỗ trợ của quân đội nƣớc này. Kết quả, viên đạn súng lục
không xuyên qua 6 lớp vải khi có sơn chống đạn, ở cự ly 2 m, trong khi áo
chống đạn bình thƣờng có 20 - 40 lớp vải nên trọng lƣợng rất nặng. Nguyễn
Thị Hòe sẽ đƣa sáng chế này đăng ký ở Mỹ và hy vọng sẽ nhận đƣợc giấy
phép của Mỹ để có thể chuyển giao công nghệ cho các công ty sản xuất áo
chống đạn trên thế giới. Mặt khác, trong chƣơng trình nghiên cứu của mình, bà
còn tập trung vào vật liệu chống cháy với bề mặt chủ yếu là bê tông, gỗ, sắt
thép. Sản phẩm sơn chống cháy nano từ trấu bảo vệ các bề mặt bê tông, thép,
gỗ... trong tòa nhà dƣới sức nóng lên đến 1.000 độ C của lửa trong vòng 2-6
tiếng. Sơn kháng khuẩn đƣợc sự quan tâm của giới y khoa. Loại sơn này đƣợc
tích hợp công nghệ nano bạc và các hợp chất hữu cơ đặc biệt tạo ra khả năng
diệt đến 99% vi khuẩn trên bề mặt sơn. Khả năng diệt khuẩn của sản phẩm đã
đƣợc chứng nhận tại Singapore và sản phẩm đang đƣợc bán tại nƣớc này. (Lê
Thị Ngọc, 2013)
2.1.7 Hiệu quả của củi trấu
Theo công ty cổ phần phát triển công nghệ cao su (2012) đánh giá về hiệu quả
của sản phẩm củi trấu ép nhƣ sau
- Giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính: Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà
kính là do hàm lƣợng các khí thải có trong môi trƣờng cao bao gồm: CO2,
CH4, CFC, SO2,… Hàm lƣợng SO2 và CO2 trong Củi Trấu < 0,02% do vậy
giảm thiểu đáng kể lƣợng khí thải ra môi trƣờng.
- Chi phí thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống: So với chi phí đốt lò
hơi để vận hành máy móc bằng những nhiên liệu truyền thống nhƣ: Than đá,
dầu mỏ thì khi đốt bằng củi trấu có thể tiết kiệm đƣợc khoảng 20 đến 30% do
giá thành của Củi Trấu khoảng 1500đ/Kg
- Nguồn cung dồi dào và liên tục: Nƣớc ta là một trong những nƣớc xuất
khẩu gạo lớn nhất nhì trên thế giới. Hàng năm lƣợng vỏ trấu từ các nhà máy

xay xát thải ra môi trƣờng là rất lớn và liên tục qua các năm cho nên tận dụng

10


đƣợc nguồn cung cấp dồi dào và liên tục này thì đây là một nguồn tài nguyên
của Quốc Gia.
- Thân Thiện với môi trƣờng: Là một loại sản phẩm mới và độc đáo trên
thị trƣờng, gắn liền với mỗi câu hát và lời ru. Một dạng năng lƣợng xanh cho
cuộc sống bền vững của chúng ta.
- Khi đốt cháy hiệu quả cao và triệt để: Khi cháy củi trấu đạt khoảng
3900-4200Kcal/kg, tro củi trấu cháy và giữ nhiệt trong thời gian dài.
- Dễ vận chuyển và Lƣu trữ: Thể tích của củi trấu đạt khoảng 1300kg 1350kg/1M3 chiếm bằng 15% so với trấu thô ban đầu chƣa thành củi, nhƣ vậy
vận chuyển cũng nhƣ lƣu trữ là rất gọn gàng so với Trấu nguyên liệu. Sau khi
thành thanh củi nó rất chắc chúng ta có thể xếp cao hoặc chồng đống lên nhau
rất tốt.
- Giảm chi phí xử lý khí thải ra môi trƣờng cho các nhà máy: Đối với
những nhiên liệu truyền thống thì khí thải ra môi trƣờng rất nhiều, các nhà
máy xí nghiệp gần các khu dân cƣ thành thị họ phải lắp đặt các dụng cụ xử lý
trƣớc khi thải ra môi trƣờng nên chi phí cho sản xuất là cao. Khi đốt cháy Củi
Trấu chúng ta ngửi thấy thoang thoảng hƣơng thơm của mùi lúa mới đặc biệt
không gây ô nhiễm môi trƣờng vì hàm lƣợng các chất gây độc hại là rất ít nên
chi phí xử lý khí thải là không cao.
- Tăng tuổi thọ thiết bị lò hơi: Lƣu huỳnh tồn tại trong nhiên liệu đốt lò
dƣới nhiều dạng khác nhau, thông thƣờng là dƣới dạng các hợp chất sulfua,
disulfua hay dƣới dạng di vòng. Khi bị đốt cháy lƣu huỳnh sẽ chuyển thành
SO2, khí này cùng với khói thải sẽ đƣợc thoát ra ngoài, trong thời gian này
chúng có thể tiếp xác với oxy để chuyển một phần thành khí SO3. Khi nhiệt độ
của dòng khí thải xuống thấp thì các khí này sẽ kết hợp với hơi nƣớc để tạo
thành các axit tƣơng ƣớng, đó chính là các axit vô cơ có độ ăn mòn các kim

loại rất lớn. Thực tế thì các axit sulfuaric sẽ gây ăn mòn ở nhiệt độ thấp hơn
100 ÷ 150oC, còn axit sulfuarơ chỉ gây ăn mòn ở nhiệt độ thấp hơn 40 ÷ 50oC.
Do vậy hàm lƣợng lƣu huỳnh càng ít thì tuổi sự ăn mòn sẽ chậm và tuổi thọ lò
hơi sẽ cao.
- Tro của củi trấu sau khi đốt đƣợc dung cải tạo đất rất tốt: Sau khi Củi
Trấu cháy hết để lại phần tro chộn Tro Trấu với một số loại phân bón khác
giúp cải tạo đất và là một hỗn hợp rất tốt cho cây trồng
- Xử lý ô nhiễm môi trƣờng: Hàng năm có hàng triệu tấn trấu thải ra môi
trƣờng biến môi trƣờng của chúng ta ô nhiễm đặc biệt trên các dòng sông vùng
đồng bằng sông cửu long. Nhờ có các nhà máy sản xuất củi trấu mà hàng năm

11


lƣợng trấu thải ra môi trƣờng giảm một cách đáng kể và còn đem lại một
nguồn thu lớn cho ngƣời sản xuất.
2.1.8 Hiện trạng lò gạch ở An Giang
Theo Tầng Phú An (2010) cho biết gạch nung là vật liệu xây dựng
truyền thống chiếm vị trí quan trọng trong tám loại vật liệu xây dựng cơ bản
(xi măng, vôi, gạch ngói, cát đá sỏi, tre gỗ, sành sứ, sắt thép và kính xây
dựng). Theo số liệu điều tra sơ bộ của Hội Xây dựng Việt Nam: Năm 2000 sản
lƣợng gạch nung khoảng 12 tỷ viên, năm 2007 sản lƣợng gạch là 22 tỷ viên.
Dự kiến đến năm 2015 là 32 tỷ viên và đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỷ viên.
Hiện nay tỉnh An Giang có trên 600 cơ sở sản xuất gạch nung với hơn
1695 lò nung các loại trong đó có khoảng 1690 lò thủ công, hàng năm cung
cấp cho thị trƣờng khoảng 750 triệu viên gạch nung các loại. Việc sản xuất
gạch bằng lò nung thủ công (lò cổ điển) chiếm trên 80% sản lƣợng, đây là loại
lò tiêu hao nhiều nhiên liệu, sử dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi
trƣờng, có đến 1.695 lò gạch sử dụng vỏ trấu từ các nhà máy xay xát lúa gạo
làm nhiên liệu đốt. Hiện nay với công nghệ thô sơ, hiệu suất thấp các lò gạch

đang gây ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng xung quanh và hiện tại chính
quyền tỉnh An Giang đang hợp tác với các tổ chức nƣớc ngoài để có những hỗ
trợ thay đổi sang lò gạch đốt trấu liên tục giảm thiểu khí thải ô nhiễm.
Về công nghệ lò nung gạch hiện nay đƣợc phân loại:
Phân loại theo kiểu nung:
- Nung gián đoạn.
- Nung bán liên tục.
- Nung liên tục.
Phân loại theo kiểu buống đốt:
- Nung gạch với buồng đốt di động.
- Nung gạch với buồng đốt cố định.
2.1.9 Phân loại các kiểu lò gạch nung
Theo Tầng Phú An (2010) phân loại các kiểu lò nung nhƣ sau:
- Kiểu lò nung Hoffman: do ngƣời Đức phát minh năm 1858. Đây là
kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt di động. Lò này đƣợc
du nhập vào Việt Nam (miền Nam) vào thập niên 60 của thế kỷ 20. Năm 2008
và 2009 tại tỉnh An Giang (Chợ Mới) có một số chủ cơ sở đã triển khai xây
dựng kiểu lò này nhung do quá trình xây dựng và chuyển giao không đƣợc

12


thực hiện một cách nghiêm túc nên đang gặp nhiều khó khăn trong vận hành.
Lò Hoffman gồm 2 dãy, mỗi dãy có 11 khoang gạch với 12 cửa đốt (có thể có
số khoang và số cửa nhiều hơn). Có 2 phƣơng pháp đốt cơ bản là đốt cửa hông
và đốt trên xuống, đồng thời có thể kết hợp cả 2 cách đốt lò này đã đƣợc cải
tiến bởi nhiều tổ chức và cá nhân để chuyển từ việc đốt củi sang đốt phụ phẩm
nông nghiệp (vỏ cà phê, vỏ hạt điều, vỏ đậu phộng, trấu) nhƣ hiện nay. Lò
Hoffman hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi tại Tây Ninh, Bình Thuận vả rãi rác
một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Qua khảo sát tại Tây Ninh cho thấy nhu cầu

nhiên liệu trấu đốt cho 1 kg gạch vào khoảng 150g (tiết kiệm trên 60% lƣợng
trấu) lợi nhuận tăng cao với lò thủ công. Ngoài ra, do sử dụng ít nhiên liệu và
sử dụng hiệu quả cao nguồn nhiệt, do đốt liên tục và tuần hoàn, nên giảm
lƣợng khí ô nhiễm thải ra môi trƣờng (giảm trên 70% so với lò thủ công). Đặc
biệt, do sử dụng nhiệt triệt để, khói thải tập trung tại một ống khói cao từ 1115m, chủ động đẩy khói bằng mô tơ quạt, nên dễ xử lý ô nhiễm môi trƣờng.
+ Chi phí đầu tƣ: khoảng 1 tỉ đồng/lò công suất 1.000.000 viên/tháng.
(sản lƣợng tƣơng đƣơng 10 lò thủ công)
+ Ƣu điểm: dễ vận hành, sử dụng đƣợc nhiều loại nhiên liệu khác nhau
nhƣ than đá, củi, gas, dầu, phụ phẩm nông nghiệp. Gây ô nhiễm môi trƣờng
trung bình, dễ xử lý môi trƣờng. chất lƣợng gạch sau nung khá đồng đều, tỉ lệ
gạch ống đạt mác 50 trên 85%.
+ Nhƣợc điểm: cần diện tích mặt bằng lớn; chí phí đầu tƣ ban đầu lớn;
tỉ lệ hao hụt cao khi phải dựng lò không chủ động.
- Kiểu lò Tuynel (lò đƣờng hầm): do ngƣời Đức phát minh năm 1877.
Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt cố định. Lò
này đƣợc du nhập vào miền Bắc Việt Nam khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20,
Đây là dạng lò nung dạng ống trụ hình chữ nhật đặt nằm. Đây là kiểu lò nung
liên tục với buồng đốt cố định, gạch mộc đƣợc chất trên các xe goòng và lần
lƣợt di chuyển qua một buồng đốt cố định. Kiểu lò này đƣợc sử dụng phổ biến
nhất ở các nƣớc phát triển và hiện tại lò tuy Tuynel đã đƣợc tự động cao và
đƣợc đánh giá thích hợp cho điều kiện sản xuất công nghiệp và quy mô lớn.
Lƣợng than đá sử dụng dao động từ 70 – 75g/1kg gạch. Nhiên liệu sử dụng có
thể là than đá, khí gas, dầu các loại.
+ Chi phí đầu tƣ: khoảng 3,5 tỉ đồng/lò 1.250.000 viên/tháng (sản
lƣợng tƣơng đƣơng 12 lò thủ công)

13



×