Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ước tính chi phí điều trị các bệnh về đường hô hấp của người dân giữa hai xã bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung và môi trường có không khí trong lành tại tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ BÉ NGÂN

ƢỚC TÍNH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH
VỀ ĐƢỜNG HÔ HẤP CỦA NGƢỜI DÂN
GIỮA HAI XÃ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI Ô
NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT GẠCH NUNG VÀ MÔI TRƢỜNG
CÓ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH TẠI TỈNH
TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

Tháng 08- Năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ BÉ NGÂN
MSSV: 4115221

ƢỚC TÍNH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH
VỀ ĐƢỜNG HÔ HẤP CỦA NGƢỜI DÂN
GIỮA HAI XÃ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI Ô
NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT GẠCH NUNG VÀ MÔI TRƢỜNG


CÓ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH TẠI TỈNH
TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TH.S NGUYỄN THÚY HẰNG

Tháng 08-Năm 2014


LỜI CẢM TẠ

Qua 3 năm học tập tại trƣờng, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự chỉ dạy của
quý thầy cô trong Khoa kinh tế nói riêng và của trƣờng Đại học Cần Thơ nói
chung. Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành với niềm biết ơn sâu
sắc với Cô cố vấn học tập Cô Huỳnh Thị Đan Xuân đã quan tâm, chia sẻ, hỗ
trợ và động viên em trong suốt quá trình theo học chuyên ngành Kinh tế tài
nguyên – thiên nhiên. Đặc biệt em vô cùng biết ơn Cô Nguyễn Thúy Hằng đã
tận tụy hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài. Cô
đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng nhƣ những kinh nghiệm,
những góp ý vô cùng quý báo để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Gia đình thân yêu của Em, cảm ơn Cha và
Mẹ đã tạo điều kiện cho em ăn học để em có thể bƣớc chân vào giảng đƣờng
đại học, luôn luôn ở bên cạnh, ủng hộ và động viên em trên con đƣờng học
vấn. Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy em rất kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, các
Anh/ Chị cùng các bạn để luận văn hoàn thiện. Cuối cùng em xin kính chúc

Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD, Cô Huỳnh Thị Đan Xuân, Cô Nguyễn
Thúy Hằng, đƣợc nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Trà Vinh, ngày 13 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Phạm Thị Bé Ngân

i


LỜI CAM KẾT

Em cam kết rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Trà Vinh, ngày 13 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Phạm Thị Bé Ngân

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2013

Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thúy Hằng
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế- QTKD, Trƣờng Đại Học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Phạm Thị Bé Ngân
MSSV: 4115221

Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Tên đề tài: “Ƣớc tính chi phí điều trị các bệnh về đƣờng hô hấp của ngƣời dân
giữa hai xã bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch
nung và môi trƣờng có không khí trong lành tại tỉnh Trà Vinh”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:.................................................
2. Về hình thức: ...........................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .........................................
4. Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn: .........................................
5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc: ...........................................................................
6. Các nhận xét khác: ................................................................................................................
7. Kết luận: ..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi họ tên)

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)

v


MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2

1.2.1Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................... 4
1.4.1 Phạm vi về không gian ........................................................................ 4
1.4.2 Phạm vi về thời gian ............................................................................ 4
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 4
CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 5
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 5
2.1.1 Ô nhiễm môi trƣờng không khí ........................................................... 5
2.1.2 Các bệnh về đƣờng hô hấp ................................................................. 15
2.1.3 Chi phí điều trị bệnh và tổn thất kinh tế do nghỉ ốm ........................ 16
2.1.4 Tài nguyên đất sét ............................................................................ 16
2.1.5 Triển khai dự án CDM ..................................................................... 18
2.1.6 Quy trình sản xuất gạch nung ở tỉnh Trà Vinh .................................. 19
2.1.7 Mô hình lò nung gạch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh............................. 20
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 26
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 26
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................... 26
2.2.3 Số mẫu và kỹ thuật chọn mẫu ............................................................ 28
2.2.4 Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 29
2.2.5 Hạn chế của nghiên cứu...................................................................... 29
CHƢƠNG 3:TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI
TỈNH TRÀ VINHVÀ ĐỊA BÀN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU .................... 30
3.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI TỈNH
vi


TRÀ VINH ...................................................................................................... 30
3.2 TỔNG QUAN VỀ XÃ ĐẠI PHÚC HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ

VINH ............................................................................................................... 33
3.3 Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH
NUNG TẠI TỈNH TRÀ VINH ........................................................................ 34
CHƢƠNG 4: ƢỚC TÍNH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ ĐƢỜNG HÔ
HẤP CỦA NGƢỜI DÂN GIỮA HAI XÃ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG VÀ MÔI
TRƢỜNG CÓ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH TẠI TỈNH TRÀ VINH ......... 36
4.1 TỈ LỆ MẮC CÁC BỆNH VỀ ĐƢỜNG HÔ HẤP TỰ KHAI BÁO.......... 36
4.1.1 Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp tự khai báo .............................................. 36
4.1.2 Tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản ........................................................... 37
4.1.3 Tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi ................................................................... 38
4.1.4 Tỉ lệ mắc bệnh ung thƣ phổi và lao phổi ........................................... 38
4.1.5 Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp của 2 xã ở Trà Vinh so với cả nƣớc ...... 39
4.2 ƢỚC TÍNH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ ĐƢỜNG HÔ HẤP
CỦA NGƢỜI DÂN Ở HAI XÃ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG VÀ MÔI
TRƢỜNG CÓ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH Ở TỈNH TRÀ VINH ............. 40
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔNG CHI PHÍ CỦA CÁ NHÂN
NGƢỜI DÂN MẮC BỆNH HÔ HẤP SỐNG Ở XÃ ĐẠI PHƢỚC ............... 42
4.4 ĐÁNH GIÁ CỦA NHỮNG HỘ DÂN VỀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI XÃ ĐẠI
PHƢỚC ............................................................................................................ 43
4.5 ĐƢA RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI TỈNH TRÀ
VINH ............................................................................................................... 44
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 45
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 45
5.1.1 Thực trạng môi trƣờng sản xuất gạch nung tại tỉnh Trà Vinh .......... 45
5.1.2 Tỉ lệ mắc các bệnh về đƣờng hô hấp tự khai báo.............................. 45
5.1.3 Chi phí điều trị các bệnh về đƣờng hô hấp của ngƣời dân ............... 46

5.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổng chi phí của cá nhân ngƣời dân mắc
bệnh hô hấp bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất
gạch nung ...................................................................................................... 46
5.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 46
vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 51
BẢNG CÂU HỎI............................................................................................. 51
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 61

viii


DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của không khí khô ............................................... 5
Bảng 2.2 Nồ độ khí CO2, SO2, NO2 của mô hình lò nung gạch thủ công trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2012 .......................................................................... 22
Bảng 2.3 Nồng độ HF của các lò nung gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh năm 2012..................................................................................................... 23
Bảng 2.4 Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt ...................................................... 24
Bảng 2.5 Mức ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh năm 2012 ....................................................................................... 25
Bảng 2.6 Đặc điểm các biến đƣa vào mô hình tuyến tính ................................... 28
Bảng 3.7 Hiện trạng mô hình gạch nung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .................. 32
Bảng 4.8 Tổng số ngƣời của 2 nhóm thu thập ..................................................... 36

Bảng 4.9 Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp của 2 xã tại Trà Vinh so với cả nƣớc ........ 39
Bảng 4.10 Kết quả chạy mô hình tuyến tính ....................................................... 44
Bảng 4.11 Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh khu
vực sống của hộ dân ở xã Đại Phƣớc................................................................... 46

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1 Quy trình sản xuất gạch nung theo mô hình thủ công tại tỉnh Trà
Vinh ................................................................................................................. 19
Hình 2.2 Mô hình lò nung gạch thủ công tỉnh Trà Vinh ................................. 21
Hình 4.3 Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp ( 5 bệnh hô hấp điều tra) ........................ 36
Hình 4.4 Tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản .......................................................... 37
Hình 4.5 Tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi ................................................................. 38
Hình 4.6 Tỉ lệ mắc bệnh ung thƣ phổi và lao phổi .......................................... 39
Hình 4.7 Chi phí điều trị các bệnh hô hấp ....................................................... 40
Hình 4.8 Tổn thất do nghỉ ốm .......................................................................... 41
Hình 4.9 Tổng chi phí do các bệnh hô hấp ...................................................... 42

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng việt
CNTT

Công nghệ tiên tiến


LTKĐ

Liên tục kiểu đứng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

Tiếng Anh

CDM

Clean Development Mechanism (Cơ Chế Phát Triển Sạch)

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ Chức Lƣơng Nông
Liên Hiệp Quốc)

GEF

Global Environment Facility (Quỹ Môi Trƣờng Toàn Cầu)

IPCC

Intergovemmental Panel on Climate Change (Ủy Ban Liên
Chính Phủ về Thay Đổi Khí Hậu)

SIDA

Swedish International Development Cooperation Agency (Tổ
Chức Hợp Tác Phát Triển Quốc Tế Thụy Điển)

UNESCO

United

Nations

Educational


Scientific

and

Cultural

Organization (Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của
Liên Hiệp Quốc)

xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Gạch nung là bộ phận cấu thành quan trọng của công trình xây dựng
chiếm vị trí quan trọng trong tám loại vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, vôi,
gạch ngói, sành sứ, tre gỗ, sắt, thép và kính xây dựng) dùng để xây dựng nhà
ở và các công trình công cộng nhƣ bệnh viện, trƣờng học...Việt Nam đƣợc biết
đến là nƣớc đang phát triển vì thế nhu cầu sử dụng gạch nung để phục vụ cho
xây dựng ngày một gia tăng. Theo điều tra của Hội xây dựng Việt Nam vào
năm 2000 sản lƣợng gạch nung khoảng 12 tỷ viên. Dự kiến đến năm 2015 sản
lƣợng gạch nung là 32 tỷ viên và tăng lên 42 tỷ viên vào năm 2020. Hằng
năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nƣớc tiêu thụ khoảng
20- 22 tỷ viên/1 năm, chủ yếu là gạch nung thủ công chiếm tới 90%. Với đà
phát triển này, đến năm 2020 lƣợng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu
m3, tƣơng đƣơng với 30.000 ha đất canh tác.
Theo số liệu thống kê của Sở Công thƣơng tỉnh Trà Vinh, tính đến tháng
07năm 2013 tỉnh Trà Vinh hiện có 21 cơ sở sản xuất gạch nung đất sét gồm 42

lò, tập trung chủ yếu ở huyện Càng Long, Châu Thành và Cầu Kè, sản xuất
khoảng hơn 30 ngàn viên gạch nung/năm, giá trị sản xuất công nghiệp (theo
giá cố định năm 1994) hơn 07 tỷ đồng, chiếm 0,17% giá trị sản xuất công
nghiệp của toàn ngành. Trong đó, huyện Càng Long 16 cơ sở, 30 lò, toàn bộ là
lò tròn đứng, huyện Cầu Kè có 04 cơ sở có 10 lò, trong đó có 09 lò tròn đứng
và 01 lò liên hoàn, huyện Châu Thành có 01 cơ sở với 02 lò Hoffman (lò đứng
liên tục và lò vòng). Sản xuất gạch để phục vụ xây dựng là nghề truyền thống
của một bộ phận ngƣời dân các huyện Châu Thành, Càng Long và Cầu Kè,
góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Hiện nay, với 42 lò, đã
giải quyết thƣờng xuyên cho gần 400 lao động (có 30 lao động thời vụ), chiếm
0,52% tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp, nộp ngân sách Nhà nƣớc
khoảng 300 triệu đồng/năm, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu trong tỉnh,
một bộ phận nhỏ tiêu thụ ở các tỉnh lân cận nhƣ Sóc Trăng và Vĩnh Long.
Nguồn nguyên liệu sản xuất đƣợc khai thác tập trung ở xã Song Lộc, huyện
Châu Thành và xã Tân An huyện Càng Long với khối lƣợng đất sét khai thác
để sản xuất khoảng 45.000m3/năm.
Thế nhƣng, gạch nung còn tiêu tốn rất nhiều năng lƣợng nhƣ than, củi,
trấu, quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta cơ bản là khí độc
không chỉ ảnh hƣởng tới môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời mà còn làm giảm
năng suất của cây trồng vật nuôi.
Theo khảo sát của các sở, ngành liên quan, trên địa bàn tỉnh hiện nay, sản
xuất gạch hầu hết áp dụng công nghệ lò nung là chủ yếu (lò tròn kiểu đứng),
trong tổng số42 lò đang hoạt động, nhiên liệu đốt chủ yếu là trấu. Từ thực tế đó,
ô nhiễm môi trƣờng là vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất của các cấp chính
quyền và cộng đồng dân cƣ xung quanh. Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất
gạch nung là khói thải trong quá trình đốt lò, bụi, trấu, tro phát tán trong qua
trình hoạt động của lò nung gạch, tro trấu vƣơn vãi trên đƣờng, tràn xuống
sông, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nƣớc, hơi nóng từ lò đốt. Quan trọng hơn là
1



các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đa số là các cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ, nung gạch thủ công, nằm trong khu dân cƣ lại không đủ khả năng
đầu tƣ hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn hiện hành.Và trong quá trình nung
gạch sẽ thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn khí độc nhƣ: CO2, CO, NO, SO2, HF,
khói, bụi... những chất này ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe của ngƣời dân và là
một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, với việc
khai thác đất sét với khối lƣợng và diện tích lớn sẽ dẫn đến thu hẹp dần đất
nông nghiệp gây nguy hại đến an ninh lƣơng thực. Sản xuất gạch nung đƣợc
biết đến là ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng rất lớn do khói bụi
ảnh hƣởng đến sinh hoạt và sức khỏe ngƣời dân đồng thời các bệnh liên quan
đến hô hấpnhƣ bệnh hen phế quản, bệnh viêm phổi, bệnh lao, bệnh viêm phế
quản bắt đầu xuất hiện và ngày một nhiều. Các tính toán về gánh nặng bệnh tật
toàn cầu cho thấy mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến sức khỏe,
khoảng 25 đến 35% gánh nặng bệnh tật toàn cầu có thể là do phơi nhiễm với
yếu tố môi trƣờng, các vấn đề sức khỏe chủ yếu là do liên quan tới ô nhiễm
không khí, nƣớc uống và tình trạng vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh những
tổn thất về ngƣời, những chi phí điều trị bệnh cũng ngày càng tăng, đồng thời
kéo theo tổn thất kinh tế do nghỉ ốm không đi làm đƣợc cũng ảnh hƣởng đến
cuộc sống của ngƣời dân. Việc đi nghiên cứu chi phí điều trị của một số bệnh về
đƣờng hô hấp của ngƣời dân trong độ tuổi lao động giữa hai xã bị ảnh hƣởng
bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung và môi trƣờng có
không khí trong lành tại tỉnh Trà Vinh sẽ cho thấy một cái nhìn bao quát hơn về
tình hình bệnh về đƣờng hô hấp và chi phí điều trị cũng nhƣ tổn thất kinh tế do
bệnh tật mà những ngƣời dân này phải chi trả. Từ những lý do trên đề tài “Ƣớc
tính chi phí điều trị các bệnh về đƣờng hô hấp của ngƣời dân giữa hai xã bị
ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung và
môi trƣờng có không khí trong lành tại tỉnh Trà Vinh” đƣợc thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1Mục tiêu chung

Ƣớc tính đƣợc chi phí điều trị các bệnh về đƣờng hô hấp của ngƣời dân
giữa hai xã bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch
nung và môi trƣờng có không khí trong lành tại tỉnh Trà Vinh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu chung về thực trạng môi trƣờng sản xuất gạch
nung tại tỉnh Trà Vinh?
Mục tiêu 2: Xác định tỷ lệ hiện mắc từng bệnh về đƣờng hô hấp là
bệnh viêm phế quản, bệnh viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh ung
thƣ phổi, bệnh lao phổi của những ngƣời dân trong độ tuổi lao động ở hai xã
bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung tự khai
báo tại xã Đại Phƣớc huyện Càng Long và ở môi trƣờng trong lành tại xã Đại
Phúc huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh trong 12 tháng từ tháng 08 năm 2013
đến tháng 08 năm 2014?

2


Mục tiêu 3: Ƣớc tính đƣợc chi phí điều trị của ngƣời dân mắc bệnh
hô hấp trong độ tuổi lao động thuộc những hộ dân bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm
môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã Đại Phƣớc huyện Càng
Long và của ngƣời dân mắc bệnh hô hấp trong độ tuổi lao động thuộc những
hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng sống trong lành tại xã Đại Phúc huyện
Càng Long tỉnh Trà Vinh trong 12 tháng từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 08
năm 2014?
Mục tiêu 4: Ƣớc tính đƣợc tổn thất kinh tế do nghỉ ốm không đi làm
đƣợc của 2 nhóm đối tƣợng ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ bị ảnh
hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã Đại
Phƣớc huyện Càng Long và ở khu vực có môi trƣờng sống trong lành tại xã
Đại Phúc huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh trong 12 tháng từ tháng 08 năm
2013 đến tháng 8 năm 2014?

Mục tiêu 5: So sánh chênh lệch về chi phí điều trị và tổn thất kinh tế
do nghỉ ốm không đi làm đƣợc liên quan các bệnh về đƣờng hô hấp do có môi
trƣờng sống khác biệt của ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân bị
ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung và ngƣời
dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng sống
trong lành?
Mục tiêu 6: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trƣờng cho cơ sở sản xuất gạch nung?
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng tình hình sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhƣ
thế nào?
- Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất nung trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh diễn ra nhƣ thế nào?
- Sức khỏe của ngƣời dân sống gần khu vực sản xuất gạch nung ra sao?
Chi phí điều trị cho các bệnh về đƣờng hô hấp của ngƣời dân trong độ tuổi lao
động thuộc hộ dân bị ảnh hƣởng do ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động sản xuất
gạch nung là bao nhiêu?
- Chi phí điều trị cho các bệnh về đƣờng hô hấp của ngƣời dân trong độ
tuổi lao động thuộc hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng trong lành là bao
nhiêu?
- Tổn thất kinh tế do nghỉ ốm không đi làm đƣợc liên quan đến các bệnh
về đƣờng hô hấp của ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân bị ảnh
hƣởng do ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động sản xuất gạch nung và của ngƣời
dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng trong
lành là bao nhiêu?
- Chênh lệch về chi phí điều trị bệnh và tổn thất kinh tế do nghỉ ốm
không đi làm đƣợc liên quan đến môi trƣờng không khí sống khác biệt của
ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân bị ảnh hƣởng do ô nhiễm môi

3



trƣờng từ hoạt động sản xuất gạch nung và ngƣời dân trong độ tuổi lao động
thuộc hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng trong lành là bao nhiêu?
- Những giải pháp nào đƣợc đƣa ra để giúp các chủ cơ sở sản xuất gạch
nung giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại xã Đại Phƣớc, xã Đại Phúc huyện
Càng Long tỉnh Trà Vinh.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2000 đến tháng07 năm 2013.
- Số liệu sơ cấp điều tra các vấn đề liên quan đến bệnh tật của ngƣời dân
trong 12 tháng đã qua từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 08 năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 11 tháng 08 đến 17 tháng 11 năm 2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc các hộ sống gần cách
lò gạch nung đang hoạt động trong phạm vi khoảng 1km tại xã Đại Phƣớc
huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.
- Đối tƣợng ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc các hộ sống ở khu
vực có môi trƣờng trong lành thuộc xã Đại Phúc huyện Càng Long tỉnh Trà
Vinh.
- Đề tài chỉ ƣớc tính chi phí điều trị và tổn thất kinh tế do nghỉ ốm không
đi làm đƣợc của các bệnh về đƣờng hô hấp cụ thể là 5 bệnh: bệnh viêm phế
quản, bệnh viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh ung thƣ phổi, bệnh
lao phổi của ngƣời dân trong đô tuổi lao động mà các chi phí này có thể ƣớc
tính đƣợc bằng tiền tệ.

4



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Ô nhiễm môi trƣờng không khí
2.1.1.1 Định nghĩa ô nhiễm môi trường không khí
Không khí là một trong các yếu tố quan trọng mà con ngƣời sống trong
đó suốt cả cuộc đời, làm việc và nghỉ ngơi. Sức khỏe và cảm ứng của con
ngƣời, sự sinh trƣởng và phát triển của tất cả các loài động vật, thực vật phụ
thuộc rất nhiều vào: thành phần hỗn hợp của không khí, độ trong sạch và đặc
tính lý hóa của nó. Có thể nói không khí vô cùng quan trọng và không thể
thiếu trong đời sống, sự sinh trƣởng và phát triển của tất cả các loài động vật,
thực vật nói chung và con ngƣời nói riêng. Do vậy luôn luôn có một tác động
qua lại giữa bầu không khí và con ngƣời nhƣ: trao đổi ôxy và cacbon, trao đổi
nhiệt, làm phát sinh bụi và hơi độc…Không khí trong tự nhiên là một hỗn hợp
bao gồm các thành phần hóa học sau:
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của không khí khô
Nitơ
78,09%
ôxy
20,94%
Agon
Các bô nít
0,032%
Nê ông
18ppm
Hêli
Mêtan
1,3ppm
Kripton

1,0ppm
Hydro
CO
0,1ppm Hơi nƣớc

0,93%
5,2ppm
0,5ppm

Nguồn: Ts Phạm Tiến Dũng, Bài giảng kiểm soát ô nhiễm,2011

Theo định nghĩa do Cộng đồng Châu Âu đƣa ra vào năm 1967: “Không
khí gọi là ô nhiễm khi thành phần của nó bị thay đổi hay khi có sự hiện diện
của những chất lạ gây ra những tác hại mà khoa học chứng minh được hay
gây ra sự khó chịu đối với con người”. Theo định nghĩa đó thì các chất gây ô
nhiễm có thể gây hại đến tự nhiên và con ngƣời mà khoa học thời điểm đó
nhận biết đƣợc chỉ đơn thuần là gây ra sự khó chịu cho con ngƣời nhƣ mùi
hôi, màu sắc…
2.1.1.2 Các loại nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí
Các nguồn thải chất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí bao gồm nguồn
tự nhiên và do nhân tạo:
Nguồn thải do yếu tố tự nhiên
- Sự hoạt động của núi lửa và các loại vi khuẩn trong không khí cũng là
nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Theo ƣớc tính thì lƣợng CO2 do núi lửa
hoạt động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lƣợng CO2hiện có trong khí
quyển đã làm thay đổi nhiệt độ khí quyển, các loại khí độc nhƣ: CO2, NOx,
CH4, CFC đã gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan
trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng
nhà kính, CH4 là 13%, Ozôn tầng đối lƣu là 7%, Nitơ 5%, CFC là 22%, hơi
nƣớc ở tầng bình lƣu là 3%. Hiệu ứng nhà kính là hiện tƣợng trao đổi nhiệt

5


không cân bằng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, làm nhiệt độ Trái
Đất nóng lên. Mêtan (CH4) là một chất có khả năng hấp thụ bức xạ lớn gấp 20
lần CO2, đƣợc sinh ra từ nhiều quá trình, có vai trò thứ hai trong việc gây nên
hiệu ứng nhà kính. Nồng độ Mêtan đã tăng hơn 700 ppb trong vòng 150 năm
qua. Năm 2013, lƣợng khí CO2 toàn cầu đạt mức 396 ppm, tăng 2,9 ppm so
với năm 2012 và đây là mức tăng hằng năm lớn nhất trong 30 năm qua. Các
loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác nhƣ Mêtan và Ôxit nitơ đếu tăng ở mức
kỷ lục trong năm 2013, trong đó khí mêtan tăng lên mức 1.824ppb, Ôxit nitơ
tăng lên mức 325,9ppb. Nếu nhƣ chúng ta không ngăn chặn đƣợc hiện tƣợng
hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới nƣớc biển dâng từ 1,5- 3,5 m
(Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lƣợng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu
thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh
chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,600C (G.I.Plass), và
mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,300C.
- Ngoài ra cháy rừng cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ô nhiễm không
khí. Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng cháy rừng có thể ảnh hƣởng đến chất
lƣợng không khí và tăng mức độ trầm trọng hơn, mức độ ô nhiễm Ôzôn bằng
cách giải phóng nitơ ôxit và khí hyđrô cácbon vào khí quyển từ đó ôzôn đƣợc
hình thành qua các phản ứng hóa học trong ánh sáng mặt trời qua phản ứng
hóa học trong ánh sáng mặt trời gần đám cháy hoặc những vùng xuôi chiều
gió. Hiện tƣợng lỗ thủng tầng ôzôn cũng là vấn đề của toàn cầu. Ngoài nguyên
nhân cháy rừng CFC là chất phá hoại chính tầng ôzôn. Ôzôn ở tầng bình lƣu
đem lại lợi ích cho sự sống trên Trái Đất bằng cách chặn tia cực tím từ Mặt
Trời, ngƣợc lại ôzôn ở vùng khí quyển thấp hơn có thể đem lại nhiều vấn đề
về sức khỏe.
Nguồn thải do yếu tố nhân tạo
Hàng năm con ngƣời đã khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu

mỏ, khí đốt, đồng thời cũng thải vào môi trƣờng một khối lƣợng lớn các chất
thải khác nhau, làm cho hàm lƣợng các loại khí độc hại tăng lên một cách khá
nhanh chóng. Hàng năm có khoảng: 20 tỷ tấn cácbon điôxít, 1,53 triệu tấn
SiO2, hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban,
600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thủy ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại
khác.
 Nguồn thải công nghiệp: Nền công nghiệp ở nƣớc ta ngày càng phát
triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Các khu công nghiệp, các
nhà máy mọc lên với số lƣợng nhiều, qui mô lớn làm thay đổi cả bộ mặt xã hội
theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực, trong đó phải kể đến vấn đề ô nhiễm
môi trƣờng. Hoạt động của công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chất
thải vào môi trƣờng khí. Khi lƣợng chất thải đủ nhiều để phá vỡ chu trình cân
bằng vật chất của môi trƣờng, làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm.
Nguồn thải gây ô nhiễm của các ngành công nghiệp gồm:
 Công nghiệp năng lƣợng: Công nghiệp năng lƣợng gồm 3 ngành
chính: Điện - Than - Dầu khí
- Ngành điện: ngành điện của nƣớc ta có cơ cấu các nhà máy phát điện
là:
6


+ Thủy điện 66% là ngành không gây ô nhiễm môi trƣờng khí nhƣng
tiềm ẩn khả năng biến đổi môi trƣờng - sinh thái vùng hồ chứa nƣớc và thủy
vực vùng hạ lƣu.
+ Nhiệt điện: 21%.
+ Tuabin khí và điezen: 13%.
Các nhà máy nhiệt điện dùng than làm nhiên liệu có lƣợng tiêu hao than
từ 0,4 ÷0,8 kg/kwh. Nguồn cung cấp than là các mỏ than vùng Đông bắc. Theo
TS Phạm Ngọc Đăng thì năm 1993 các nhà máy tiêu thụ gần 480.000 tấn than
và thải ra khí quyển 6.713 tấn khí SO2; 2.724 tấn NOx; 277,9 × 103 tấn CO2 và

1491 tấn bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn nhƣng việc khắc phục còn rất
khó khăn và tốn kém. Các nhà máy dùng dầu F.O làm nhiên liệu chủ yếu tập
trung ở phía Nam nhƣ Thủ Đức - Cần Thơ - Hiệp Phƣớc. Nguồn khí thải chủ
yếu là CO và SOx do trong dầu F.O hàm lƣợng lƣu huỳnh rất cao (tới 3%).Với
các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn gây ô nhiễm không khí chỉ là
CO2, NO2.
- Ngành khai thác than: Ngành khai thác than ít có nguy cơ trực tiếp
gây ô nhiễm không khí, có chăng chỉ có nguồn phát sinh bụi từ các tuyến vận
chuyển,phân loại than mà thôi. Ngành này tiềm ẩn khả năng làm biến đổi môi
trƣờng - sinh thái vùng khai thác do cây cối bị triệt phá, đất đá bị đào xới…
- Ngành khai thác dầu khí: Nguồn phát thải chất ô nhiễm là việc đốt bỏ
khí đồng hành và những sự cố dò rỉ khí đốt trên các tuyến vận chuyển, sử
dụng.
 Công nghiệp hóa chất:
- Hóa chất cơ bản: Chúng ta ít có nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản lớn
nhất là ở khu vực phía Nam. Nhƣng có một số nhà máy công nghiệp khác có
theo dây chuyền sản xuất hóa chất xút - clo trên cơ sở điện phân muối ăn. Tại
những cơ sở này, hơi Clo đƣợc thải bỏ tự do vào không khí là một nguy cơ
gây ô nhiễm môi trƣờng. Tùy theo các dạng sản phẩm làm ra mà các cơ sở sản
xuất hóa chất cơ bản có chất thải làm ô nhiễm môi trƣờng khí. Ví dụ: SO2 từ
công nghệ sản xuất acide sunfuric; Clo từ công nghệ điện phân muối ăn.
- Phân hóa học: nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học
là bụi, sau đó là hơi SO2 và fluo nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay
NH3, CO2 nếu là sản xuất phân đạm.
- Thuốc trừ sâu: Các nhà máy thuốc trừ sâu ở nƣớc ta có hai dạng chính
là thuốc trừ sâu dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại
có độc tính cao. Trong quá trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc
trừ sâu bay hơi vào không khí gây ô nhiễm môi trƣờng khí. Ngoài ra phải kể
tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột và hột bay vào môi trƣờng không
khí. Tuy khối lƣợng không nhiều nhƣng khí thải của các xí nghiệp này rất độc

hại nên cần đặc biệt chú ý.
 Công nghiệp luyện kim: Cả nƣớc chỉ có một nhà máy luyện gang từ
quặng sắt ở Thái Nguyên, nhà máy này vừa luyện gang và luyện cốc, khí thải
của nhà máy chứa nhiều CO, CO2, Cy Hx, SOx, NH3 và bụi…Hiện nay nhà
máy sản xuất với năng suất rất thấp. Khi hoạt động, lò luyện thƣờng làm ô
nhiễm không khí xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trong khí thải
của lò, lƣợng CO cho tới 15% – 20% (thể tích); H2 chiếm 0.5% - 35%. Tải
7


lƣợng bụi trung bình tính theo thành phẩm là 6-9 kg/tấn thép hay 3~10g/m3
khí thải.
Thành phần chủ yếu của bụi là oxít sắt, ngoài ra còn có oxít măng gan,
canxi, ma nhê…Đây đang là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất ở các khu công
nghiệp, chƣa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt dầu FO thải
ra môi trƣờng các loại khí độc hại đặc trƣng. Cùng ở dạng này ta còn gặp các
lò sản xuất đất đèn, đá mài…cũng là loại lò nung dùng hồ quang điện. Chúng
ta còn phải chú ý đến khí thải của hàng trăm cơ sở nấu đúc kim loại nằm trong
khu vực dân cƣ. Các loại lò này thƣờng dùng dầu FO và than đá làm nhiên
liệu,nấu lại kim loại và phế liệu nên khói thải của các cơ sở thƣờng làm ô
nhiễm khu vực xung quanh.
 Công nghiệp vật liệu xây dựng:
- Sản xuất xi măng: Hiện chúng ta đang có rất nhiều nhà máy sản xuất
xi măng. Bao gồm hai công nghệ chính là xi măng lò đứng công suất thấp,
chất lƣợng thấp, sản xuất thô sơ và xi măng lò quay có công suất và chất lƣợng
cao. Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lƣợng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao và
cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không đƣợc kiểm soát tốt. Hiện tại, vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng do bụi và khói ở một vài nhà máy xi măngvẫn đang chƣa
đƣợc giải quyết.
- Sản xuất gạch đất nung: Tại các cơ sở công nghiệp lớn, gạch đất nung

trong các lò Tuy-nen dùng nhiên liệu là dầu DO hay FO, các nhà máy này phát
thải vào không khí chất gây ô nhiễm do đốt dầu vẫn đang tồn tại, còn chƣa
đƣợc giải quyết triệt để. Chất gây ô nhiễm là tro bụi, CO2, SOx. Tại các lò
gạch thủ công dùng trấu, củi, than làm ô nhiên liệu, do đặc tính công suất nhỏ,
ở rải rác nên khí thải chứa tro bụi, CO2 ảnh hƣởng tới các nhà dân lân cận. Khi
tập trung thành các làng nghề thì vấn đề sẽ trở nên bức xúc hơn.
- Sản xuất gạch gốm, đồ gốm sứ: Các nhà máy sản xuất gạch ceramic có
nguồn phát thải lớn chất gây ô nhiễm vào không khí là tháp sấy Kaolin và lò
nung. Trong khí thải thƣờng chứa: CO, CO2, Fluor, SOx…Lò nung thải khí
thải đốt nhiên liệu dầu mỏ trừ các xí nghiệp có lò nung dùng gaz.
Bụi từ dây chuyền cân trộn nghiền cao line và phụ gia.
 Khí thải chất ô nhiễm từ lò đốt: Lò đốt nhiên liệu là tên gọi chung cho
tất cả các loại nhƣ lò hơi, lò nung, lò rèn, buồng sấy…dùng để đốt nhiên liệu
rắn hay lỏng lấy nhiệt lƣợng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đời sống. Quá
trình cháy trong lò sẽ sinh ra khí thải có nồng độ CO2, CO, SOx, NOx và tro
bụi. Tùy theo đặc điểm của mục đích sử dụng mà khí thải của lò đốt còn mang
theo các chất ô nhiễm đặc trƣng khác. Khi tính toán lắp dựng lò đốt và ống
thải không hợp lý, khí thải lò đốt sẽ làm ô nhiễm không khí vùng lân cận dƣới
chiều gió.
Cần phải có sự chú ý đặc biệt tới lò đốt rác thải vì ngoài khí thải do
cháy nhiên liệu còn có khí thải do các thành phần của rác cháy hay bốc hơi
vào khí thải.
 Ô nhiễm giao thông:
Cùng với đà phát triển của công nghiệp hóa, số lƣợng các phƣơng tiện
giao thông ngày càng nhiều, vì vậy trên các tuyến giao thông đông đúc ở các
đô thị thƣờng xuất hiện vấn đề ô nhiễm không khí do bụi và khí thải của xe có
8


động cơ gây ra. Đặc điểm của loại khí thải này là nguồn thải thấp, di động và

không đều. Ở các tuyến có mật độ lƣu thông cao khí thải hợp lại thành nguồn
phát thải theo tuyến làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng hai bên
đƣờng. Những chất ô nhiễm đặc trƣng của khí thải giao thông là bụi, CO,
CyHx, SOx, Chì, CO2 và Nox, Benzen.
2.1.1.3 Chất gây ô nhiễm môi trường không khívà ảnh hưởng của ô
nhiễm không khí đến sức khỏe con người và các tác nhân gây bệnh đường
hô hấp
Khái niệm: Chất nào đƣợc thải vào không khí với nồng độ đủ để ảnh
hƣởng tới sức khỏe con ngƣời, gây ảnh hƣởng xấu tới sự phát triển, sinh
trƣởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trƣờng…
đều là các chất ô nhiễm.
Phân loại chất gây ô nhiễm môi trường không khí:
+ Dựa vào nguồn gốc phát sinh bao gồm: chất gây ô nhiễm sơ cấp và
chất gây ô nhiễm thứ cấp.
+ Dựa vào tính chất vật lý bao gồm: chất ô nhiễm rắn, lỏng, khí.
+ Dựa vào nguồn gốc sử dụng bao gồm: chất ô nhiễm từ quá trình
đốt;chất ô nhiễm sinh ra trong những quá trình công nghệ khác nhau.
Các chất ô nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe con người và là tác nhân
gây nên những bệnh về đường hô hấp bao gồm: bụi; Cacbon monoxit (CO);
Cácbon đioxit (CO2); Đioxit Sunfua (SO2);NOx; Axít Flohiđric (HF); NH3….
+ Bụi: Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai
thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hay dầu, đặc biệt là khí
thải từ lò nung gạch gây ảnh hƣởng rất lớn đến ngƣời dân xung quanh. Bụi
kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi gây nên những bệnh về
hô hấp thƣờng gặp nhƣ: Viêm phổi, khí thũng phổi, ung thƣ phổi, bệnh lao
phổi. Những hạt bụi có kích thƣớc nhỏ hơn hoặc bằng 0,1μm không lƣu lại
trong hệ thống hô hấp của con ngƣời. Loại từ 1 đến 5 μm sẽ bám dính vào phế
nang phổi. Loại lớn hơn 5 μm đƣợc đọng lại phần trên hệ hô hấp. Tùy theo
bản chất hóa học bụi có các tác hại gây bệnh khác nhau. Thƣờng ta gặp các
nhóm:

+ Bụi gây nhiễm độc (chì, thủy ngân)
+ Bụi gây dị ứng (bụi bông gai, phấn hoa, lông thú vật,…)
+ Bụi gây nhiễm trùng
+ Bụi gây xơ phổi: bụi than, aniăng, silíc,…
Bụi còn gây tác hại tới máy móc, thiết bị, tăng độ hao mòn, tăng tốc độ
ăn mòn kim loại trong không khí.
+ Cacbon monoxit (CO): CO đƣợc hình thành do việc đốt cháy không
hết nhiên liệu hóa thạch nhƣ than, dầu, một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ
9


các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hằng
năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực
vật vì cây xanh có thể chuyển hóa CO  CO2 và sử dụng nó trong quá trình
quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật đƣợc xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng
làm giảm ô nhiễm CO. Tùy vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với khí CO, CO
có thể gây nhức đầu nhẹ, hoa mắt, buồn nôn. Khi con ngƣời ở trong không khí
có nồng độ CO khoảng 450 mg/m3 sẽ bị tử vong. Hỗn hợp CO trong không
khí ở nồng độ giới hạn sẽ trở thành hỗn hợp cháy nổ. CO là loại khí đặc biệt
nguy hiểm cho các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi lọc khói lò nung hay khí thải
lò đốt tích lũy trong không gian kín.
+ Cácbon đioxit (CO2): Là một hợp chất ở điều kiện bình thƣờng có
dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai
nguyên tử ôxy. CO2 với hàm lƣợng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho
quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông
thƣờng, lƣợng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lƣợng CO2 đƣợc
sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con ngƣời là đốt nhiên liệu hóa
thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới
khí hậu toàn cầu. Hoạt động sản xuất gạch nung cũng tạo ra một lƣợng khí
CO2 không nhỏ, CO2 là một khí không màu mà khi hít thở phải ở nồng độ cao

có thể gây ngạt thởnặng hơn có thể dẫn đến tử vong, CO2 ở nồng độ thấp tạo
ra vị chua trong miệng gây kích ứng trung tâm hô hấp và cảm giác nhói ở mũi
và cổ họng.
+ Ôxít lƣu huỳnh: Trong hai loại oxít lƣu huỳnh thì sunfurơ SO2 đáng
đƣợc quan tâm hơn cả vì có số lƣợng lớn hơn nhiều so với anhyđric sunfuric
(SO3). Hai loại khí này sinh ra nhiều nhất là do đốt than đá và sản phẩm dầu
mỏ có chứa lƣu huỳnh.SO2 là chất khí không màu, có vị hăng cay khí nồng độ
trên 1ppm khi khuếch tán trong khí quyển, SO2 bị oxi hóa thành SO3 hay muối
sunfat, chúng sẽ tách khỏi không khí rơi xuống mặt đất theo nƣớc mƣa. Đây là
nguyên nhân gây ra các trận mƣa acide phá hoại thảm thực vật trên mặt đất
gần các khu công nghiệp. Khi con ngƣời hít phải khí có nồng độ SOx cao, SOx
sẽ hòa tan trong các nƣớc bọt ở trong miệng, dịch ở màng phổi, tạo thành
acide kích thích hệ hô hấp, gây tổn thƣơng niêm mạc ở cơ quan hô hấp, tạo ra
các chứng bệnh ở đƣờng hô hấp. Các giọt nƣớc mƣa hòa tan SOx tạo các loại
acide sẽ làm hƣ hỏng mùa màng, hƣ hỏng các công trình xây dựng do hòa tan
CaCO3 trong kết cấu xây dựng.SOx là nguyên nhân chính gây ô nhiễm loại
YOKKAICHI. (Tháng 6/1963 thành phố YOKAICHI bị ô nhiễm nặng bởi bụi,
khí SOx , H2S làm số bệnh nhân bị ngộp thở , đau nhói ngực tăng cao bất bình
thƣờng).
+ NOx: Ôxít Nitơ có nhiều loại nhƣng thƣờng gặp nhất là NO và NO2.
Chất khí này đƣợc hình thành khi nitơ và oxy trong không khí kết hợp với
nhau ở điều kiện nhiệt độ cao. Do vậy nó chỉ thƣờng thấy ở các khu công
nghiệp và đô thị lớn. Trong khí quyển, NO2 kết hợp với các gốc OH trong
không khí để tạo thành HNO3. Khi trời mƣa NO2 và các phân tử HNO3theo
nƣớc mƣa rơi xuống đất làm giảm độ PH của nƣớc mƣa. NOx và CO2 là
nguyên nhân gây ra hiện tƣợng ô nhiễm kiểu losangeles: Là một kiểu ô nhiễm
10


đặc trƣng do khói thải xe hơi gây ra với cƣờng độ lớn gặp lúc thời tiết không

thuận lợi cho việc khuếch tán và rửa sạch chất ô nhiễm trong không khí. Mùa
hè năm 1951 có 400 ngƣời chết, hàng ngàn ngƣời ngứa mắt do không khí ô
nhiễm khói xe hơi thải ra tích tụ trên đƣờng phố gặp khi thời tiết không thuận
lợi cho khuyếch tán chất ô nhiễm.
N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, đƣợc sinh ra trong quá trình đốt
các nhiên liệu hóa thạch. Hàm lƣợng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn
cầu, hàng năm tăng khoảng từ 0,2 – 0,3 %. Một lƣợng nhỏ N2O khác xâm
nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hóa các loại phân bón hữu
cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào trong không khí sẽ không thay đổi dạng trong
thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động
một cách chậm chạp với nguyên tử oxy. Con ngƣời tiếp xúc lâu với NO2 ở
0.06 ppm sẽ gia tăng các bệnh về đƣờng hô hấp. Ngƣời ta nhận biết đƣợc mùi
của NO2 khi trong không khí có chứa NO2 với nồng độ lớn hơn hoặc bằng
0.12 ppm. Với nồng độ ở 5 ppm, NO2 gây tác hại cho bộ máy hô hấp sau vài
phút và ở nồng độ từ 1.5 đến 50 ppm NO2 sẽ gây nguy hại cho tim phổi trong
vài giờ.
+ Hyđrô cacbon: Là tên gọi chung của các hợp chất hợp thành từ hyđrô
và cacbon. Hyđrô cacbon trong không khí có nguồn gốc từ thiên nhiên do quá
trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ, nhƣ mêtan, etylen,…Trong không khí ở
các thành phố và khu công nghiệp, hyđrô cacbon có trong không khí do khí
thải của các lò đốt sản phẩm dầu mỏ, khí thải động cơ nổ, và còn do bay hơi
của các sản phẩm dầu mỏ trong quá trình vận chuyển, tồn trữ và sử dụng. Các
loại thƣờng gặp là etylen, benden, xilen, toluen…Tuỳ thuộc vào bản chất hoá
học. HC tác hại khác nhau tới ngƣời, gia súc và thực vật trong môi trƣờng có
chứa HC.
+ Clo và HCl: Clo và HCl có nhiều ở xung quanh các nhà máy hóa chất
đặc biệt là các phân xƣởng sản xuất NaOH bằng cách điện phân muối ăn
NaCl. Clo còn thấy ở các nhà máy sản xuất nhựa tái sinh, các lò đốt rác thải có
chứa chất dẻo. Do Clo dễ hòa tan vào nƣớc nên thƣờng gây kích thích cho
vùng trên của đƣờng hô hấp khi nồng độ Clo trong không khí cao. Khi tiếp

xúc với Clo ở nồng độ cao, ngƣời thƣờng xanh xao, vàng vạch, nhiều bệnh tật,
cây cối chậm phát triển hay dễ chết. Trên tầng cao khí quyển, gốc Clo trong
hợp chất FREON đƣợc giải phóng sẽ làm tan rã các phân tử khí ô-dôn O3, làm
thủng lớp vỏ ô-dzôn bảo vệ trái đất khỏi bức xạ tử ngoại.
+ Chì: Chì đƣợc dùng nhiều trong công nghiệp, ngƣời ta đƣợc biết tới
150 nghề và trên 400 quá trình công nghệ có sử dụng chì. Chì rất độc cho
ngƣời và động vật. Chỉ với nồng độ 0.182 mg/lít không khí, đã đủ gây ngộ độc
chì dẫn đến chết xúc vật sau 18h tiếp xúc. Chì trong không khí dƣới dạng bụi
nhỏ do các quá trình sản xuất gây ra.
+ Axít Flohiđric (HF): Là hợp chất acid HF dạng khí đƣợc phát ra từ
các cơ sở sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ, các nhà máy sản xuất phân lân, bình
điện phân nhôm. Là khí có nhiều tác hại tới cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là
đối với sức khỏe con ngƣời. Ngƣời bị nhiễm HF có thể bị xƣơng ức, ho ra
11


đờm hoặc ra máu, những chỗ tiếp xúc với HF có thể bị hen phế quản, viêm
phế quản,loét, kích thích da, mắt, niêm mạc, xung huyết mũi và xoang, phù
phổi, tổn thƣơng thần kinh,…
+ Amoniac (NH3): Là một hợp chất vô cơ, ở điều kiện tiêu chuẩn nó là
một chất khí độc, có mùi khai tan nhiều trong nƣớc. Nếu hít phải nhiều khí
NH3 sẽ gây hỏng đƣờng hô hấp, gây bỏng rác cổ họng.
+ Ôzôn: Qua tiến hành đo đạc liên tục từ năm 1979 đến nay, cho thấy
trên bình diện toàn cầu, tầng ôzôn đã bị suy giảm 2,5% trong khoảng thời gian
từ 1969-1986, và thêm 3% nữa từ năm 1986-1993. Khoảng98% tia cực tím
của bức xạ mặt trời – UV đƣợc hấp thụ ở tầng bình lƣu để tạo thành và phá
hủy ôzôn theo các quá trình tự nhiên.Với nồng độ từ 0,3 – 1ppm nếu tiếp xúc
từ 15 phút – 2 giờ thì xuất hiện triệu chứng ngạt thở, ho, mệt mỏi. Nếu nồng
độ 1,5-2ppm mà tiếp xúc quá 2 giờ gây ra các chứng đau ngực, ho, đau đầu, cơ
thể mất cân bằng, mỏi mệt, đau nhức các khớp xƣong; ở nồng độ 9ppm gây

ốm.
Từ những thông tin trên có thể thấy đƣợc rằng các chất gây ô nhiễm bụi;
Cacbon monoxit (CO); Cácbon đioxit (CO2); Đioxit Sunfua (SO2);NOx; Axít
Flohiđric (HF); NH3…. đã ảnh hƣởng đến công việc,ảnh hƣởng đến sự sinh
trƣởng và phát triển của con ngƣời, gây hại đến sức khỏe con ngƣời. Đặc biệt
những chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất gạch nung nhƣ CO2,
SO2, NO2, bụi khói, HF là những tác nhân gây nên các bệnh về đƣờng hô hấp
nghiêm trọng nhƣ bệnh lao, bệnh phổi, bệnh hen phế quản đe dọa nghiêm
trọng đến sức khỏe cũng nhƣ tính mạng con ngƣời.
Ngoài những ảnh hƣởng nghiêm trọngđến con ngƣời thì các chất gây ô
nhiễm không khí trên cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến động vật và thực vật.
Khí SO2 gây tổn thƣơng lớp mô trên cùng của bộ máy hô hấp, gây bệnh khí
thũng và suy tim ở động vật. Đối với chuột cống, nồng độ SO2 là 11ppm bắt
đầu gây ảnh hƣởng đến hoạt động của lớp mao trên màng nhầy của phế nang
phổi, ở nồng độ 25ppm phổi bị tổn thƣơng nặng. CO làm suy giảm khả năng
trao đổi vận chuyển ôxy của hồng cầu trong máu, ở nồng độ 100ppm và thời
gian tiếp xúc trên 8 giờ hàng ngày, CO không gây ảnh hƣởng gì, nhƣng ở nồng
độ 1000 ppm gây tác hại nghiêm trọng đến sự sống của các loài động vật. Khí
HF gây viêm khí quản, viêm phổi ở các loài chuột lang và thỏ. Với nồng độ
cao trên 8 mg/m3 có thể gây chết do viêm phổi nặng.
Đối với thực vật SOx khi kết hợp với nƣớc mƣa tạo nên axit gây ảnh
hƣởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Ở nồng độ cao có thể
gây chấn thƣơng với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Khí H2S làm tổn thƣơng lá
cây, làm rụng lá và giảm sinh trƣởng, gây ngộ độc rễ thực vật, gây chết động
vật và một số vi sinh vật hiếu khí trong môi trƣờng đất. NOx có thể tạo mƣa
axít gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, phá hủy plasmolyt và gân
lá, gây ảnh hƣởng đến sắc tố lá. Khí HF hạn chế chế độ sinh trƣởng của cây,
làm rụng quả, lép quả, quả nhỏ và hay bị nứt. Nồng độ HF rất nhỏ 0,001 –
0,002 ppm đã gây tác động đối với lá cây nhƣ làm cháy lá. Với nồng độ tiếp
xúc lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá bị tổn thƣơng hoặc cây đã bị phá hủy. CO2 gây

12


×