Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực làng bè thành phố châu đốc – tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRANG THỊ TUYẾT TRINH

PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA NGƯ DÂN
VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
MẶT TẠI KHU VỰC LÀNG BÈ THÀNH PHỐ
CHÂU ĐỐC – TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

8- 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRANG THỊ TUYẾT TRINH
MSSV: 4115269

PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA NGƯ DÂN
VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
MẶT TẠI KHU VỰC LÀNG BÈ THÀNH PHỐ
CHÂU ĐỐC – TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S PHẠM QUỐC HÙNG

8- 2014


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người.
Em xin cảm ơn các thầy, cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường
Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Quốc Hùng – giảng
viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em
trong suốt quá trình làm luận văn.
Con xin cảm ơn Ba, Mẹ đã động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để con có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn sự hỗ trợ và động viên của các bạn cùng lớp trong quá trình
thực hiện đề tài!
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Trung tâm Quan
trắc và Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang, đặc biệt là chị Lan
và chị Loan, đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài, em nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các cô chú, anh chị ở Phòng Tài nguyên – môi trường, Phòng
thống kê và Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc…đã cung cấp cho em các
số liệu có liên quan đến làng bè, các bài báo cáo của Ủy ban về tình hình kinh
tế xã hội thành phố Châu Đốc từ năm 2009 đến năm 2013…Những số liệu này
đã giúp em xác định được các đáp viên một cách nhanh chóng, vì thế có thể
tiết kiệm được lượng thời gian đáng kế.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các hộ gia đình thuộc làng bè

Vĩnh Ngươn – thành phố Châu Đốc - tỉnh An Giang đã nhiệt tình cung cấp
thông tin để tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày……….tháng………năm……..
Người thực hiện

Trang Thị Tuyết Trinh

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày……….tháng………năm……..
Người thực hiện

Trang Thị Tuyết Trinh

ii


TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………….………………………….…………………………………
.…………………….………………………….………………………………..
….…………………….………………………….……………………………..
…….…………………….………………………….…………………………..
……….…………………….………………………….………………………..
………….…………………….………………………….……………………..

…………….…………………….………………………….…………………..
……………….…………………….………………………….………………..
………………….…………………….………………………….……………..
…………………….………………………….…………………………………
…………………….………………………….…………………………………
…………………….………………………….…………………………………
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2
1.2.2 .Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3.1. Phạm vi về không gian ........................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................ 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3.4. Phạm vi về nội dung ............................................................................ 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về môi trường nước mặt Việt Nam.................................... 4
2.1.2. Các thông số khảo sát chất lượng nước ............................................... 7
2.1.3. Khái niệm về nhận thức,thái độ và hành vi ......................................... 10

2.1.4. Mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) .............................. 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 15
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC –
TỈNH AN GIANG ........................................................................................ 23
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 23
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 24
3.1.2. Đơn vị hành chính................................................................................ 24
3.1.3. Đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên .............................................. 24
3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ....................................................... 24
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................. 25
3.2.2. Văn hóa – xã hội .................................................................................. 27
3.3. Giới thiệu tổng quan về làng bè thành phố Châu Đốc ............................ 27
3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 27

iv


3.3.2. Thực trạng phát triển của nghề nuôi cá bè ở thành phố Châu Đốc ..... 28
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ QUAN TÂM VỀ THỰC
TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC MẶT CỦA NGƢ DÂN LÀNG
BÈ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC – TỈNH AN GIANG .............................. 30
4.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 30
4.2. Tình hình sản xuất – sinh hoạt của ngư dân làng bè thành phố Châu
Đốc ................................................................................................................. 32
4.3. Nhận thức của đáp viên về tình trạng ô nhiễm nước mặt tại làng bè
thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang ........................................................... 33
4.3.1. Nhận thức chung về các vấn đề môi trường ........................................ 33
4.3.2. Nhận thức của đáp viên về tình hình ô nhiễm tại khu vực làng bè

thành phố Châu Đốc ...................................................................................... 34
4.3.3. Thái độ của đáp viên về tình hình ô nhiễm nước tại khu vực làng
bè thành phố Châu Đốc .................................................................................. 38
4.3.4. Hành vi của ngư dân đối với môi trường nước mặt tại khu vực
làng bè thành phố Châu Đốc .......................................................................... 41
4.4. Tình hình ô nhiễm môi trường nước mặt tại làng bè thành phố
Châu Đốc – tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2013 ....................................... 44
4.4.1.pH ......................................................................................................... 47
4.4.2. Lượng oxy hòa tan (DO) ..................................................................... 47
4.4.3. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) ............................................................... 48
4.4.4. Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) ............................................................ 48
4.4.5. Amoni (N4.4.6. Phosphate (P4.4.7. Nitrat (N-

tính theo N ............................................................... 49
............................................................................ 49
tính theo N ................................................................. 49

4.4.8. Coliforms ............................................................................................. 50
4.5. Phân tích sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt
của đáp viên ................................................................................................... 50
4.5.1. Mức giá sẵn lòng trả trung bình của ngư dân ...................................... 49
4.5.2. Nguyên nhân ảnh không sẵn lòng trả của đáp viên ............................. 52
4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của đáp viên ...... 53
4.7. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc
bảo vệ môi trường nước mặt tại khu vực làng bè .......................................... 55
4.7.1. Đối với các tổ chức môi trường ........................................................... 55
4.7.2. Đối với chính quyền địa phương ......................................................... 55
v



4.7.3. Đối với mỗi cá nhân............................................................................. 55
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 56
5.1. Kết luận ................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 58
PHỤ LỤC...................................................................................................... 60

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sự phân bố số mẫu quan sát trên địa bàn thành phố Châu
Đốc ............................................................................................................... 14
Bảng 2.2: Sơ lược các biến ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả và dấu kỳ
vọng ảnh hưởng trong mô hình Logistic ..................................................... 20
Bảng 3.1 : Cơ cấu GDP (%) theo từng khu vực của thành phố Châu
Đốc ............................................................................................................... 25
Bảng 3.2: Diện tích các loại đất ở thành phố Châu Đốc – tỉnh An
Giang ............................................................................................................ 27
Bảng 3.3 : Các loại cá được nuôi ở làng bè thành phố Châu Đốc – tỉnh
An Giang ...................................................................................................... 29
Bảng 4.1 : Mô tả một số thông tin về đối tượng nghiên cứu ....................... 30
Bảng 4.2 : Diện tích nuôi trồng bè cá ở làng bè Vĩnh Ngươn thành phố
Châu Đốc ..................................................................................................... 32
Bảng 4.3 : Nhận thức chung về tình hình ô nhiễm môi trường tại khu
vực làng bè ................................................................................................... 35
Bảng 4.4 : Nhận thức của ngư dân về sự thay đổi của chất lượng nước
tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc ..................................................... 36
Bảng 4.5: Thái độ của đáp viên về tình hình ô nhiễm nước tại khu vực

làng bè thành phố Châu Đốc ........................................................................ 39
Bảng 4.6 : Lý do quan tâm đến tình trạng ô nhiễm nước mặt của các
đáp viên ........................................................................................................ 40
Bảng 4.7: Lý do không quan tâm đến tình trạng ô nhiễm nước mặt của
các đáp viên ................................................................................................. 40
Bảng 4.8 : Hình thức và nguyên nhân loại bỏ rác của các hộ gia đình
ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc .......................................................... 42
Bảng 4.9: Loại hình nhà vệ sinh, nước thải sinh hoạt các hộ gia đình
ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc .......................................................... 43

vii


Bảng 4.10 : Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại
khu vực làng bè thành phố Châu Đốc qua 3 đợt thu mẫu (DO, TSS,
Amoni và Nitrat) .......................................................................................... 45
Bảng 4.11 : Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại
khu vực làng bè thành phố Châu Đốc qua 3 đợt thu mẫu (các chỉ tiêu
còn lại) ......................................................................................................... 46
Bảng 4.12: Sự sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt của
ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc .......................................................... 50
Bảng 4.13: Đo lường giá trị WTP trung bình của các đáp viên. ................. 51
Bảng 4.14 : Lý do ủng hộ việc thu phí nhằm phục vụ cho việc cải
thiện môi trường nước của ngư dân ............................................................. 51
Bảng 4.15 : Lý do không sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng
nước mặt (N= 34)......................................................................................... 51
Bảng 4.16 : Kết quả hồi quy mô hình Logistic về sự sẵn lòng trả của
đáp viên ........................................................................................................ 53

viii



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô tả nhận thức, thái độ và hành vi ............................................ 10
Hình 2.2 : Tổng mức sẵn lòng chi trả .......................................................... 13
Hình 3.1 : Bản đồ thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang ............................ 23
Hình 3.2 : Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) của thành phố Châu Đốc –
tỉnh An Giang............................................................................................... 29
Hình 4.1 : Trình độ học vấn của ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc ..... 31
Hình 4.2 : Thu nhập của ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc .................. 31
Hình 4.3 : Nguồn nước sinh hoạt của các đáp viên ..................................... 33
Hình 4.4 : Nhận thức chung về các vấn đề môi trường của ngư dân làng
bè thành phố Châu Đốc ................................................................................ 33
Hình 4.5 : Nhận thức về sự thay đổi chất lượng nước của ngư dân tại
khu vực làng bè thành phố Châu Đốc .......................................................... 35
Hình 4.6: Những nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt tại khu vực làng
bè thành phố Châu Đốc theo ý kiến của các đáp viên ................................. 37
Hình 4.7: Tình hình sử dụng thuốc tăng trưởng/chữa bệnh cho cá của
ngư dân làng bè thành phố Châu Đốc .......................................................... 41
Hình 4.8: Lượng rác thải trung bình 1 ngày của ngư dân ở làng bè thành
phố Châu Đốc .............................................................................................. 42
Hình 4.9: Giá trị DO giữa các năm qua 3 đợt thu mẫu ................................ 47
Hình 4.10 : Giá trị BOD giữa các năm qua 3 đợt thu mẫu .......................... 48

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Tiếng Việt
VASEP

: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

Tiếng Anh
WTP

: Willingness To Pay

TWTP

: Total Willingness To Pay

CVM

: Contigent valuation method


GDP

: Gross domestic product

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng
hơn 1 triệu km2, và vùng mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống
sông ngòi, đầm phá dày đặc; Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Năm 1981, thủy sản là ngành kinh tế đầu tiên
được Chính phủ Việt Nam cho phép vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trong
sản xuất và kinh doanh. Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, việc nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản ngày càng được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ nhanh.
Nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên và sự cố gắng phát triển ngành thủy sản,
Việt Nam đã chiếm vị trí thứ ba về nuôi trồng thủy sản (2012) và đứng thứ tư
trên thế giới về xuất khẩu thủy sản (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam VASEP – 2013).
Là một trong bốn địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL), An Giang cũng có sự đóng góp đáng kể cho ngành
thủy sản của nước nhà. An Giang chiếm vị trí thứ ba trong việc nuôi trồng và
chế biến thủy sản (sau Cà Mau và Kiên Giang) trong khu vực ĐBSCL, trong
đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất toàn quốc. Do biết
tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, An Giang đã
tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản, nên phát
triển thủy sản đã là một trong nhiều thế mạnh của tỉnh. Việc tập trung đầu tư
này đã mang lại hiệu quả đáng kể, trực tiếp góp phần quan trọng trong việc tạo

ra lượng hàng hóa xuất khẩu cao và ngày càng khẳng định là một trong những
ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh.
Thành phố Châu Đốc là một trong hai trung tâm kinh tế - chính trị, văn
hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng của tỉnh An Giang (sau thành phố Long
Xuyên). Là nơi đầu nguồn của kênh Vĩnh Tế, và cũng là nơi giao nhau giữa
sông Hậu và sông Châu Đốc, thành phố này nhận được không ít lượng phù sa
chảy về và lượng cá nước ngọt dồi dào, rất phù hợp để phát triển việc nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản. Tận dụng nguồn lợi thế này, người dân ở thành
phố Châu Đốc đã dựng nên làng bè để nuôi trồng và khai thác các loại cá,
phục vụ cho nhu cầu về đời sống kinh tế của chính bản thân và gia đình của họ.
Dần dần, làng bè đã trở thành phương tiện chủ yếu phục vụ cho đời sống kinh
tế của ngư dân, và đã trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi
đến với thành phố Châu Đốc. Dựa vào óc sáng tạo của mình, cộng thêm việc
nắm bắt được nhu cầu của thị trường, người dân nơi đây đã chế biến ra đủ loại
mắm: mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cá sặc…để phục vụ cho nhu cầu kinh tế
của mình. Chính vì thế, có thể nói rằng việc nuôi cá ở các làng bè đã trở thành
một trong những thu nhập chủ yếu của ngư dân nơi đây.

1


Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng bè cá đang ngày càng
giảm. Lý do khiến các ngư dân từ bỏ bè cá của họ là vì số lượng cá chết quá
nhiều. Ô nhiễm nguồn nước mặt chính là một trong những nguyên nhân khiến
cho cá chết hàng loạt. Một quy luật tất yếu trong việc nuôi trồng này là phải
phụ thuộc vào chất lượng môi trường nước mặt ở tại khu vực đó. Theo số liệu
quan trắc môi trường hằng năm của tỉnh An Giang cho thấy, chất lượng nước
mặt của sông Tiền, sông Hậu, kênh rạch nội đồng đang có dấu hiệu ô nhiễm
chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật, đặc biệt là tại các khu vực nuôi

trồng thủy sản, các khu công nghiệp, đầu nguồn và cuối nguồn của các sông.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm nước mặt ở làng bè Châu Đốc,
nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ý thức bảo vệ môi trường của ngư dân ở đó
chưa cao. Rác thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nuôi trồng, thức ăn và
thuốc cho cá dư thừa…được đa số ngư dân nơi đây thải trực tiếp ra sông. Điều
này có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của các loài động vật thủy
sinh nơi đây. Nếu tình trạng ô nhiễm nước mặt kéo dài và không có các biện
pháp khắc phục kịp thời, sẽ dẫn đến việc giảm năng suất và chất lượng nuôi
trồng, ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân, và còn có thể ảnh hưởng đến nền
kinh tế của cả tỉnh An Giang nói chung.
Vì các nguyên nhân trên, việc nâng cao nhận thức của ngư dân về sự ô
nhiễm nước mặt ở khu vực làng bè là rất cần thiết. Đây cũng là lý do tôi chọn
đề tài “Phân tích nhận thức của ngư dân về thực trạng ô nhiễm nguồn
nước mặt tại khu vực làng bè thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang”.
Thông qua đề tài này, tuyên truyền cho ngư dân nhận thức được về thực trạng
và hậu quả của ô nhiễm môi trường nước nơi đây, từ đó khiến cho ngư dân
cảm thấy được sự quan trọng của môi trường nước, góp phần nâng cao ý thức
của ngư dân trong việc bảo vệ môi trường nước mặt tại khu vực làng bè thành
phố Châu Đốc.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của ngư dân làng bè
Vĩnh Ngươn - thành phố Châu Đốc đối với vấn đề ô nhiễm môi trường nước
mặt và xác định mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt
phục vụ cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ngư dân làng bè thành
phố Châu Đốc – tỉnh An Giang, thông qua đó nhằm đề ra biện pháp để nâng
cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường nước mặt của ngư dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Mô tả, phân tích hiện trạng môi trường nước mặt của làng
bè Vĩnh Ngươn - thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang từ năm 2011 đến năm

2013.
Mục tiêu 2: Phân tích nhận thức của ngư dân làng bè Vĩnh Ngươn thành phố Châu Đốc về ô nhiễm môi trường nước mặt.
Mục tiêu 3: Xác định mức giá sẵn lòng trả và những nhân tố ảnh hưởng
đến việc sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt phục vụ cho việc
2


nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ngư dân làng bè Vĩnh Ngươn - thành phố
Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Mục tiêu 4: Đề ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ
môi trường nước mặt của ngư dân làng bè Vĩnh Ngươn- thành phố Châu Đốc,
tỉnh An Giang.
1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi làng bè Vĩnh Ngươn - thành phố
Châu Đốc - tỉnh An Giang.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014 .
Thời gian của số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến năm 2013.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích về sự nhận thức và mức sẵn lòng chi trả cho
việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt phục vụ cho việc nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản của ngư dân làng bè Vĩnh Ngươn - thành phố Châu Đốc – tỉnh An
Giang.
1.3.4. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung phân tích về nhận thức của ngư dân làng bè Vĩnh
Ngươn - thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang đối với các vấn đề về môi
trường nói chung, và môi trường nước làng bè nói riêng. Thông qua đó, đề tài
sẽ đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt
phục vụ cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ngư dân làng bè Vĩnh

Ngươn - thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về môi trƣờng nƣớc mặt Việt Nam
2.1.1.1. Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt: Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất: sông, suối,
kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm…
Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, bao gồm
nhiều thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo
(hồ chứa), giếng khơi, ao, đầm phá…Trung bình hằng năm, lãnh thổ Việt Nam
nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm,
còn lại 941mm hình thành một trữ lượng nước mặt vào khoảng 310 tỷ m3.
(Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003).
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Việt Nam có khoảng 2.732
con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính và
26 phân lưu của các sông lớn. Trong số này có 9 con sống (sông Hồng, sông
Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia –
Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông
Đà, sông Lô, sông Sê-San, sông Srê – Pok) đã tạo nên một vùng lưu vực trên
10.000 km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích mạng lưới sông ngòi ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập,
đầm phá, vực nước có kích thức khác nhau tùy thuộc vào mùa, phục vụ cho
việc xây dựng thủy điện, tưới tiêu và phát triển kinh tế.
Mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam dồi dào, nhưng khả năng sử dụng

có hạn. Một mặt là vì sự phân bố không đồng đều của các dòng sông, mặt
khác là do sự ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán và các tác nhân khác. Chất lượng nước
bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và gây ra nhiều bệnh
tật cho con người.
2.1.1.2. Ô nhiễm nước và nguyên nhân gây ô nhiễm nước
a) Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại
do hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của
một hay nhiều hóa chất vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật.
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa : “Ô nhiễm nước sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.

4


b) Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Nguồn gốc gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như
thành phố, thị trấn, các hoạt động khai thác mỏ, cơ khí, luyện kim, hoạt động
giao thông thủy bộ, sản xuất nông nghiệp…
Các khuynh hướng thay đổi chất lượng và gây ô nhiễm nước do hoạt
động của con người thường là:
- Giảm chất lượng nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí
quyển, tăng hàm lượng
,
trong nước.
- Tăng hàm lượng các ion Ca, Mg, Si…trong nước ngầm và nước sông
hồ do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
- Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên như Pb,

Cd, Hg, As, Zn và cả
,
,

- Tăng hàm lượng các muối trong nước mặt do nước thải công nghiệp,
sinh hoạt, nước mưa, rác thải…
- Tăng hàm lượng các chất hữu cơ do các chất khó bị phân hủy sinh học,
thuốc trừ sâu…
- Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do quá trình oxy hòa
tan có liên quan đến quá trình phì dưỡng các nguồn chứa nước và khoáng hóa
các hợp chất hữu cơ.
- Giảm độ trong của nước.
- Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các yếu tố
đồng vị phóng xạ.
Các dạng ô nhiễm nước thường gặp: phú dưỡng, ô nhiễm do kim loại
nặng và hóa chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ
thực vật.
2.1.1.3. Một số đặc điểm thường thấy khi nước bị ô nhiễm
Nước bị ô nhiễm hay bẩn có thể quan sát được bằng cảm quan như:
màu sắc, mùi vị
• Màu sắc: nước tự nhiên không màu, nhìn sâu vào bề dày nước sạch ta
có thể cảm giác nước có màu xanh nhẹ hơn sự hấp thụ chọn lọc các bước sóng
nhất định của ánh sáng. Nước có rong tảo phát triển có màu xanh đậm hơn.
Nước có màu vàng do nhiễm sắt, màu vàng bẩn do nhiễm axit humic có trong
bùn. Mỗi loại nước thải đều có những màu sắc khá đặc trưng, nhưng đa số
trường hợp nhiễm bẩn đều có màu nâu hoặc đen.
• Mùi vị: nước sạch không có mùi vị, khi nhiễm bẩn có mùi vị lạ (mùi
hôi thối, mùi tanh, chát…). Trong nước thải chứa nhiều tạp chất hóa học làm
cho nước có mùi vị lạ đặc trưng. Ngoài ra quá trình phân giải các chất hữu cơ
có trong nước cứng làm cho nước có mùi vị khác thường.


5


2.1.1.4. Những tác động của ô nhiễm nước mặt
a) Tác động đến sức khỏe con người
Quá trình đô thị hóa tương đối nhanh ở Việt Nam đã dẫn đến những ảnh
hưởng đáng kể đến môi trường tự nhiên. Môi trường ngày càng suy thoái, kéo
theo sự xuất hiện nhiều và nhanh chóng các loại bệnh liên quan đến môi
trường. Trong đó, bệnh có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước từ lâu đã được
xem là một mối đe dọa lớn đới với sức khỏe cộng đồng. Tác hại ô nhiễm môi
trường nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi trường nước bị nhiễm
vi trùng, vi khuẩn hoặc các chất hữu cơ; ô nhiễm kim loại nặng (ví dụ như
thủy ngân) và ô nhiễm các hóa chất độc hại.
Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để
phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nguy cơ nhiễm các bệnh về
đường tiêu hóa là rất lớn. Ngoài ra, việc tắm nước sông hoặc ao hồ có thể dẫn
đến việc nhiễm nhiều loại mầm bệnh như đau mắt, viêm da, nấm da, viêm tai
và nhiều loại bệnh khác.Theo Hội thảo khoa học “Môi trường nông nghiệp –
nông thôn và đa dạng sinh hoạc ở miền Trung Việt Nam”, năm 2007, cả nước
có 992.137 người dân nông thôn bị tiêu chảy, 38.529 người mắc bệnh lỵ trực
khuẩn, 3.021 người mắc bệnh thương hàn do sử dụng nước sinh hoạt không
đảm bảo vệ sinh, trong đó 88% trường hợp mắc bệnh là do thiếu nước sạch.
b) Tác động đến sự phát triển kinh tế
- Thiệt hại kinh tế do bệnh tật gia tăng: Bệnh do ô nhiễm môi trường
nước ngày càng tăng, kéo theo đó là sự gia tăng chi phí khám chứa bệnh cho
các bệnh này đã lên đến con số hàng trăm tỷ đồng. Thêm vào đó, bệnh liên
quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến người thân, tạo nên chi phó
gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm khi người thân bị ốm. Theo một khảo sát cho
thấy, đa số người dân được hỏi sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người

thân bị ốm thì bị giảm khoảng 20% thu nhập và suy giảm về sức khỏe khoảng
20% so với trước khi bị bệnh. Kéo theo đó là sự khó tập trung cho công việc
và học hành, khiến hiệu quả năng suất không cao.
- Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến thủy sản và nông nghiệp: Theo số
liệu thống kê, sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè trên sông)
đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước sông, đặc biệt khi xảy ra các sự
cố về môi trường nước.
- Thiệt hại kinh tế do tổn thương môi trường nước: Mặc dù việc xây
dựng các công trình thủy điện đem lại không ít lợi ích cho ngành kinh tế và
cho cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng, nhưng người ta vẫn không thể nào
phủ nhận những tác động tiêu cực đến môi trường nướccủa những công trình
này. Thiệt hại do tổn thất môi trường nước từ thủy điện cũng là một vấn đề
đáng được quan tâm. Sự tổn thất về môi trường nước đã dẫn đến việc tiêu hao
một số kinh phí để khắc phục sự cố môi trường nước mặt do các khu công
nghiệp gây ra, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của đất nước.

6


2.1.2. Các thông số khảo sát chất lƣợng nƣớc
2.1.2.1. Oxy hòa tan (Dissolved oxygen – DO)
DO là lượng oxy hòa tan trong nước được biểu diễn theo đơn vị đo là
miligam trên lít (mg/L) ở một nhiệt độ xác định. Oxy hòa tan trong nước sẽ
tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát
triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước. Nó còn được
dùng để oxy hóa các chất hữu cơ và các tác nhân khử khác.
DO là yêu tố quyết định các quá trình phân hủy sinh học các chất ô
nhiễm trong nước diễn ra trong điều kiện yếm khí hay hiếu khí và do đó, các
vi sinh vật yếm khí hay hiếu khí đóng vai trò phân hủy. Nếu vai trò phân hủy
do các vi khuẩn yếm khí thực hiện sản phẩm thường có tính độc hại, và ngược

lại đối với vi khuẩn hiếu khí. Số liệu đo đạc DO là rất cần thiết để có biện
pháp duy trì điều kiện hiếu khí trong các điều kiện nước tự nhiên tiếp nhận
chất ô nhiễm cũng như trong các quá trình xử lí hiếu khí nước thải sinh hoạt
và công nghiệp.
Nồng độ oxy hoà tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố sau:






Sự khuếch tán oxy vào nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
Sự tiêu hao oxy do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ.
Sự tiêu hao oxy do quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong kết tủa
và các nguồn bổ sung.
Sự bổ sung oxy do quá trình quang hợp xảy ra trong nước.
Sự hao hụt oxy hòa tan do hô hấp của động vật và thực vật sống
trong nước.

Nguồn oxy hòa tan trong nước chủ yếu được đưa vào từ không khí
thông qua mặt thoáng của khối nước trao đổi với không khí. Ở nhiệt và áp suất
bình thường, lượng oxy hòa tan trong nước nằm trong khoảng từ 8 – 15 mg/L.
Trong môi trường có nhiều chất dinh dưỡng, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động
mạnh, cần tiêu thụ rất nhiều ôxy nên lượng oxy hòa tan trong nước giảm đi rõ
rệt. Việc giảm lượng oxy hòa tan trong nước đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn
yếm khí hoạt động nên đã sinh nhiều các hợp chất có mùi hôi uế.
Chỉ số tối ưu đối với nước sạch là 9,2 mg/L ở 200C, 1 atm. Hàm lượng
oxy hòa tan trong nước giúp ta đánh giá chất lượng nước. Khi chỉ số DO thấp,
có nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hoá tăng nên tiêu thụ
nhiều oxy trong nước. Khi chỉ số DO cao chứng tỏ nước có nhiều rong tảo

tham gia quá trình quang hợp giải phóng oxy. Như vậy, việc xác định chỉ tiêu
DO có thể đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm của môi trường nước. Nước có DO
thấp thường là nước bị ô nhiễm.
Theo QCVN 08:2008 hàm lượng DO tối đa cho phép trong nước mặt là
≥ 6 mg/L.
2.1.2.2. pH (Potential of hydrogen)
pH được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước. Tính chất của nước
được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7 môi trường nước
7


có tính trung tính, pH < 7 môi trường nước có tính acid, pH > 7 môi trường
nước có tính kiềm. pH càng thấp thì nước càng có khả năng chứa hàm lượng
các ion kim loại cao. pH có thể làm tăng hoặc giảm tính độc của độc tố. Đồng
thời pH cũng là một yếu tố môi trường có tác động rất lớn đến đời sống thủy
sinh vật và ảnh hưởng lên độ độc của các chất,. Ngoài ra, pH còn ảnh hưởng
đến các hoạt động sinh học trong nước, tính hòa tan và tính ăn mòn. Sự thay
đổi các giá trị pH trong nước có thể dẫn đến những thay đổi về thành phần các
chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy hoặc ngăn chặn các
phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. pH có thể được tính bằng công
thức pH = –log [H+].
Theo QCVN 08:2008 và QCVN 38:2008 hàm lượng pH tối đa cho
phép trong nước mặt là. 6 ≤ pH ≤ 8,5.
2.1.2.3. TSS (Total Suspended Solid)
Là dạng chất rắn lơ lửng trong nước. Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng
nước khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều
hoá chất trong quá trình xử lý nuớc.
Chất rắn có trong nước có thể là do:




Các chất vô cơ ở dạng hoà tan (các muối) hoặc các chất không tan
như đất đá ở dạng huyền phù.
Các chất hữu cơ như các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vật nguyên
sinh...), và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải công
nghiệp...

Theo QCVN 08:2008 hàm lượng TSS tối đa cho phép trong nước mặt
là 20 mg/L.
Theo QCVN 38:2008 hàm lượng TSS tối đa cho phép trong nước mặt
phù hợp với đời sống của các loài động vật thủy sinh là 100 mg/L.
2.1.2.4. Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)
BOD là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ ở
điều kiện yếm khí. Trong môi trường nước, quá trình oxy hóa sinh học xảy ra
thì các vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan. Phản ứng hóa học như sau:
Chất hữu cơ

+

O2  CO2

+

H2 O

Vận tốc của quá trình oxy hóa nói trên phụ thuộc vào số vi khuẩn có
trong nước và nhiệt độ của nước.
Việc đo lượng oxy hòa tan bị giảm trong môi trường kín sẽ xác định
được chỉ số BOD. Thời gian cần cho quá trình này kéo dài nhiều ngày.
Thường là 5 ngày khoảng 70- 80% các chất hữu cơ bị oxy hóa, do đó BOD5

biểu thị phần tổng BOD. Theo lý thuyết, để oxy hóa gần hết hoàn toàn chất
hữu cơ (98 - 99%) đòi hỏi sau 20 ngày. Thông thường BOD5/COD = 0,5 - 0,7
Theo QCVN 08:2008 hàm lượng BOD5 tối đa cho phép trong nước
mặt là 4 mg/L.

8


2.1.2.5. Amoni (N-

)

Trong nước thiên nhiên và nước thải, nitơ tồn tại dưới 3 dạng: các hợp
chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng vô cơ (nitrite, nitrat). Các hợp chất
của nitơ là chất dinh dưỡng, chúng luôn vận động trong tự nhiên, chủ yếu nhờ
các quá trình sinh hóa. Amoni là sản phẩm trung gian trong chu trình nitơ. Đầu
tiên, NH3 được tạo ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa nitơ có
nguồn gốc từ các quá trình sinh học, đó là các quá trình bài tiết, trao đổi chất
của sinh vật cũng như sự phân hủy các xác chết của chúng.
được tạo ra
khi NH3 hòa tan vào nước tạo nên phản ứng cân bằng sau:
NH3 + H2O



+ OH -

Việc xác định hàm lượng amoni trong nước thải có thể giúp ta biết
được thời gian lưu nước thải trong các cống thoát nước.
Theo QCVN 08:2008 hàm lượng amoni tối đa cho phép trong nước mặt

là 0,1 mg/L
Theo QCVN 38:2008 hàm lượng amoni tối đa cho phép trong nước mặt
phù hợp với đời sống của các loài động vật thủy sinh là là 1 mg/L.
2.1.2.6. Photphate (P-

)

Cùng với nitơ, phosphate là một trong những nguyên tố dinh dưỡng
thiết yếu cho sinh vật, phospho có trong thành phần nhiều chất đóng vai trò
quan trọng bậc nhất của quá trình sống. Phosphate có thể tồn tại trong nước
dưới dạng orthophosphate ngưng tụ (polyphosphate) như: sodium
tripoluphosphate, tetrasodium poryphosphate, sodium hexametophosphate và
phospho hữu cơ hòa tan hay không hòa tan. Phosphate được thực vật hấp thu
cùng với đạm, tham gia vào thành phần đạm thực vật, đạm này được động vật
sử dụng. Đối với động vật, phosphate có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh
trưởng, tăng cường quá trình phân giải các protein. Trong các thủy vực, hàm
lượng các muối hòa tan của phosphate trong nước thường rất thấp, ít khi nào
hàm lượng Pvượt quá 1 mg/L ngay cả thủy vực giàu dinh dưỡng.
Theo QCVN 08:2008 hàm lượng phosphate tối đa cho phép trong nước
mặt là 0,1 mg/L
2.1.2.7. Nitrat (N-

) tính theo N

Nitrat được tạo thành tự nhiên từ nitơ trong lòng đất. Quá tình hình
thanh Nitrat là một giai đoạn không thể thiếu trong vòng tuần hoàn của nitơ
trong tự nhiên. Nitrat hình thành khi vi sinh vật chuyển hóa phân bón, phân
hủy xác động thực vật. Nếu cây cối không kịp hấp thụ hết lượng nitrat này thì
nước mưa và nước tưới sẽ làm cho nó ngấm vào lòng đất, làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm.

Nhìn chung, so với amoni, nitrat không ảnh hưởng lớn đến sự tăng
trưởng và phát triển của các loài động vật thủy sinh. Tuy nhiên, nếu trong môi
trường nước có hàm lượng nitrat cao trong thời gian dài cũng gây ra một số
ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của các loài động vật thủy sinh, dẫn đến
khả năng tăng trưởng sẽ kém.
9


Theo QCVN 08:2008 hàm lượng nitrat tối đa cho phép trong nước mặt
là 2 mg/L.
Theo QCVN 38:2008 hàm lượng nitrat tối đa cho phép trong nước mặt
phù hợp với đời sống của các loài động vật thủy sinh là 5 mg/L.
2.1.2.8.Coliforms
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Ðể đánh
giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường
dùng chỉ số coliform. Coliforms là nhóm trực khuẩn đường ruột gram âm
không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ khí, có khả năng sinh axit, sinh hơi do lên
men lactose ở 370C trong vòng 24 giờ. Coliforms được xem là những vi sinh
vật chỉ thị an toàn vệ sinh, bởi số lượng của chúng hiện diện trong mẫu chỉ thị
khả năng có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.
Sự có mặt của Coliforms chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi chất
thải của con người và động vật, và cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng
gây bệnh khác. Coliforms sẽ gây ra các bệnh về đường ruột cho con người như
tiêu chảy, thương hàn, kiết lị…
Theo QCVN 08:2008 hàm lượng Coliforms tối đa cho phép trong nước
mặt là 2500 MPN/100mL).
2.1.3. Khái niệm về nhận thức,thái độ và hành vi
Nhận thức về môi trường


Niềm tin

Thái độ

Cảm xúc
Hành vi chú ý

Hành vi
Nguồn: Organizational Behavior,McShane S.L và Von Gilnow
M.A,2003
Hình 2.1: Mô tả nhận thức, thái độ và hành vi

10


2.1.3.1. Khái niệm về nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, nhận thức được định nghĩa là
quá trình phản ánh biện chứng khách quan vào trong bộ óc của con người, có
tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cở sở thực tiễn.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biện chứng
của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người
tư duy và không ngừng tiến gần khách thể.
Tóm lại, nhận thức về vấn đề môi trường là khả năng nhận thức, hiểu
biết về các vấn đề về môi trường trong thế giới thực, dựa trên sự ghi nhớ và
kinh nghiệm của bản thân (Lindamood, 2001) hoặc là sự chú ý, quan tâm và
sự nhạy cảm của đáp viên cho các vấn đề về môi trường (Mc.Henry và
Soukhanov, 2992).
2.1.3.2. Khái niệm về thái độ
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con
người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một

điều nào đó cụ thể.
Từ đó có thể suy rộng ra, thái độ về môi trường là một tập hợp các giá
trị và cảm xúc của sự quan tâm đối với môi trường và động lực để tích cực
tham gia cải thiện và bảo vệ môi trường (Dooms, 1995).
2.1.3.3. Khái niệm về hành vi
Hành vi của con người được hiểu là một hành động hay nhiều hành
động phức tạp trước một sự việc hiện tượng, mà các hành động này lại chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong – bên ngoài, chủ quan và khách quan.
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hành vi của một người như
trình độ văn hóa, phong tục tập quán cộng đồng, kinh tế xã hội, chính trị, luật
pháp, nguồn lực, kỹ năng, phương tiện kỹ năng, thông tin… Mỗi hành vi của
một người là biểu hiện của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là kiến thức, niềm
tin, thái độ, cách thực hành (hay kỹ năng) của người đó trong một hoàn cảnh
hay tình huống cụ thể nào đó. Một hành vi có thể thấy ở một cá nhân, cũng có
thể thấy trong thực hành của một nhóm cá nhân hay cả một cộng đồng. Hành
vi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể trở thành thói quen.
2.1.4. Mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP)
2.1.4.1. Mức sẵn lòng trả theo lý thuyết marketing
Breidert (2005) cho rằng khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn
lòng chi trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu
dụng của sản phẩm, hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận
là mức giá hạn chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi
mua sản phẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có
được độ hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi trả khoản tiền cao
nhất là mức giá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có
giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp
nhận chi trả bằng với giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá tối đa.
11



Mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức giá cao nhất mà một cá nhân sẵn
lòng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa và dịch vụ.
Kerry Turner, David Pearce và Ian Bateman (1995) cho rằng mức sẵn
lòng chi trả đo cường độ ưa thích của một cá nhân hay xã hội đối với một thứ
hàng hóa đó. Đo lường mức độ thỏa mãn khi sử dụng một hàng hóa nào đó
trên thị trường được bộc lộ bằng mức giá sẵn lòng chi trả của họ đối với mặt
hàng đó.
2.1.4.2. Mức sẵn lòng trả theo lý thuyết kinh tế học
David Begg (2009) cho rằng cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa
được định nghĩa như là mối quan hệ tồn tại giữa giá cả và lượng cầu của hàng
hóa tại một thời điểm.
Thước đo trực tiếp về WTP cho hàng hóa và dịch vụ có thể được định
giá bằng cách hỏi người ta một cách trực tiếp họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho
các dịch vụ hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp. Thước đo trực tiếp về
mức WTP của một cá nhân cho hàng hóa phi thị trường thì phương pháp đánh
giá ngẫu nhiên (Contigen Valuation Method – CVM) là thích hợp nhất.
2.1.4.3. Các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng trả
Khái niệm mức sẵn lòng chi trả được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực
kinh tế môi trường. Hanley và Spash (1993) cho rằng mức sẵn lòng chi trả của
người được điều tra có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc các biến khác
nhau, bao gồm đạc điểm kinh tế xã hội của người đó như thu nhập, trình độ
học vấn,…và một số biến đo lượng “số lượng” của chất lượng môi trường. Nói
cách khác, mức sẵn lòng chi trả có thể được biểu diễn bằng hàm số như sau:
WTP = f(Ii, Ai, Ei, qi)
Trong đó:
-

i: chỉ số quan sát (số người được điều tra)
WTP: mức sẵn lòng chi trả
I: biến thu nhập

A: biến tuổi
E: Biến trình độ học vấn
q : Biến đo lường “số lượng” của chất lượng môi trường

Khi áp dụng khái niệm mức sẵn lòng chi trả vào các lĩnh vực khác bên
ngoài kinh tế môi trường, cần xem xét thêm các biến có thể ảnh hưởng đến
mức sẵn lòng chi trả. Về các biến thuộc đặc điểm kinh tế - xã hội của người
được điều tra, các biến có thể ảnh hưởng như tuổi, ngành nghề, nơi sống, học
vấn, thu nhập…Các biến đo lường “số lượng” của chất lượng môi trường ở
đây nên được hiểu là chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mà nghiên cứu đang
xem xét.

12


Giá (P)

- Tổng giá sẵn lòng trả là diện tích dưới
đường cầu, bên trái điểm Q*.
- -

Tổng WTP (TWTP)

Sản lượng(Q)

Q*

Nguồn: Bài giảng Kinh tế môi trường, Th.S Võ Thị Lang, 2011
Hình 2.2: Tổng mức sẵn lòng chi trả
Nếu muốn ước lượng TWTP của cá nhân đối với một loại hàng hóa thì

ước lượng tốt nhất ban đầu về lợi ích phải là ước lượng về sức tiêu thụ (của
khách hàng) đối với loại hàng hóa đó. Theo Võ Thị Lang (2011), công thức
xác định tổng mức sẵn lòng chi trả là:
Tổng mức giá sẵn lòng trả = Số lượng cầu  Giá thị trường + Thặng dư
tiêu dùng
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Các số liệu về chất lượng môi trường nước (2011-2013) và các chỉ tiêu
kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Châu Đốc được thu thập từ Trung tâm
quan trắc và kỹ thuật – tài nguyên môi trường tỉnh An Giang và Phòng thống
kê thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang.
2.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Số mẫu sơ cấp của bài phân tích dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập
theo danh sách được cung cấp bởi Phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố
Châu Đốc. Kích thước là là 65 quan sát mẫu, 65 bảng câu hỏi được phỏng vấn
thông qua 65 hộ gia đình thuộc 6 khóm trong tổng số 3 phường có các hộ nuôi
bè của thành phố Châu Đốc.

13


×