Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa tiết kiệm nước tại thị xã ngã năm, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
------

VÕ HỒNG TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA TIẾT KIỆM NƯỚC TẠI THỊ XÃ NGÃ NĂM,
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Cần Thơ, tháng 12 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
------

VÕ HỒNG TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA TIẾT KIỆM NƯỚC TẠI THỊ XÃ NGÃ NĂM,
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã ngành: 56 62 01 01

Cán bộ hướng dẫn:
ThS. TÔ LAN PHƯƠNG


Cần Thơ, tháng 12 năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có sử dụng một
phần số liệu của dự án nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp và môi trường thích nghi
với biến đổi khí hậu ở tỉnh Sóc Trăng”.
Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Võ Hồng Tuấn

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Võ Hồng Tuấn.

Giới tính: Nam.

Sinh ngày: 10/6/1993.

Dân tộc: Kinh.

Quê quán: Quận Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ.
Địa chỉ liên lac: Số 430/13, khu vực Long Thạnh 2, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ.

Số điện thoại: 0945.595.600.
Email:
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
-

Từ năm 1999 – 2004: học tại trường Tiểu học Thốt Nốt 1, quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ.

-

Từ năm 2004 – 2008: học tại trường Trung học cơ sở Thốt Nốt, quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ.

-

Từ năm 2008 – 2011: học tại trường Trung học phổ thông Thốt Nốt, quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ.

-

Từ năm 2011 đến nay là sinh viên ngành Phát triển nông thôn Khóa 37, Viện
Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2014
Người khai

Võ Hồng Tuấn

ii



NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
-----Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa tiết kiệm nước tại thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng” do sinh viên Võ Hồng Tuấn – lớp Phát triển nông thôn K37
thực hiện với sự hướng dẫn của cô Tô Lan Phương.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

Ths. Tô Lan Phương

iii


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
-----Luận văn “Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa tiết kiệm nước tại thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng” do sinh viên Võ Hồng Tuấn – lớp Phát triển nông thôn K37
thực hiện với sự hướng dẫn của cô Tô Lan Phương.

Ý kiến của cán bộ phản biện:

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014

Cán bộ phản biện

iv


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ,
luôn quan tâm, lo lắng và động viên con trong cuộc sống cũng như suốt quá trình học
tập của con cho đến ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô), cán bộ trong Viện Nghiên cứu phát triển
ĐBSCL đã hỗ trợ tôi về mặt học tập lẫn rèn luyện bản thân, truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Cảm ơn sự dìu dắt và
nâng đỡ tận tình của thầy cố vấn học tập Nguyễn Công Toàn.
Xin cảm ơn thầy Võ Văn Hòa, thầy Nguyễn Hồng Tín, thầy Nguyễn Thanh Linh
cùng với các anh (chị) học viên Cao học đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Tô Lan Phương đã tạo điều kiện và tận tình

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú nông dân ở xã Vĩnh Quới đã phối hợp và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt, gia đình chú Lý Thành
Sên, chú Lý Văn Út, chú Lý Hùng, anh Đinh Bạch Đằng đã nhiệt tình hỗ trợ tôi rất
nhiều mặt trong quá trình thực hiện mô hình cũng như thu thập các số liệu.
Cảm ơn 2 bạn Dương Duy Vũ và Nguyễn Thị Bích Phượng đã đồng hành với tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
số liệu. Cảm ơn tất cả các bạn lớp Phát triển nông thôn khóa 37, những người bạn đã
luôn động viên, khích lệ, quan tâm, chia sẽ tôi nhiều kỷ niệm đẹp nhất, khó quên của
quãng đời sinh viên.
Xin chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong
tương lai!
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2014

Võ Hồng Tuấn

v


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa tiết kiệm nước tại Thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện vào 2 vụ Hè Thu 2013 và Đông Xuân 2013 –
2014 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong canh tác lúa tại Thị xã Ngã Năm,
tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (1)
Mô hình AWD: canh tác áp dụng theo kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ, (2) Lan tỏa:
học hỏi kỹ thuật quản lý nước của nhóm nông hộ ở mô hình AWD, (3) Nghiệm thức
đối chứng quản lý nước theo phương pháp truyền thống.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, lượng nước tưới cho ruộng mô hình áp dụng kỹ thuật
tưới ngập khô xen kẽ là 1.250 m3/ha ở vụ Hè Thu và 4.624 m3/ha ở vụ Đông Xuân, tiết
kiệm được lần lượt 70,2% và 34,1% so với ruộng đối chứng. Ngoài ra, có sự tương

quan thuận giữa lượng nước đầu vào với lượng nước bốc thoát và trực di, lượng nước
mất đi do bốc thoát và trực di ở nghiệm thức mô hình luôn thấp hơn đối chứng.
Nghiệm thức lan tỏa có kết quả thấp hơn nghiệm thức mô hình trong vụ Hè Thu,
nhưng vào vụ Đông Xuân đã tương đương với mô hình và luôn cao hơn so với đối
chứng.
Trong vụ Hè Thu, nghiệm thức mô hình và lan tỏa đạt năng suất lúa khô là 6,24
tấn/ha và 5,82 tấn/ha cao hơn đối chứng nhưng cả 3 nghiệm thức đạt năng suất tương
đương nhau (khoảng 7,9 tấn/ha) trong vụ Đông Xuân 2013 – 2014. Nghiệm thức mô
hình có chi phí thấp hơn đối chứng và đạt lợi nhuận cao hơn đối chứng trong cả hai vụ
lúa thử nghiệm. Nghiệm thức lan tỏa có năng suất và lợi nhuận tương đương với mô
hình AWD. Như vậy mô hình AWD cho hiệu quả sử dụng nước cao và mang lại lợi
ích về kinh tế cho người nông dân.

vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ..........................................................................iii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ............................................................................. iv
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................ v
TÓM LƯỢC ............................................................................................................................. vi
MỤC LỤC ............................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. x

DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
1.2.1
Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2
Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2
1.3.1
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3.2
Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................. 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG ..................................................................... 3
2.1.1
Vị trí địa lý............................................................................................................ 3
2.1.2
Khí hậu ................................................................................................................. 4
2.1.3
Đặc điểm địa hình ................................................................................................. 4
2.1.4
Dân số ................................................................................................................... 4
2.1.5
Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 4
2.1.5.1
Tài nguyên đất ............................................................................................... 4
2.1.5.2
Tài nguyên nước ............................................................................................ 5
2.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ NGÃ NĂM ..................................................................... 6

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG ...................... 8
2.4 TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN ................................................................................ 9
2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
CANH TÁC LÚA................................................................................................................. 11
2.5.1
Bốc hơi (E) ......................................................................................................... 11
2.5.2
Thoát hơi (T) ...................................................................................................... 12
2.6 VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG CANH TÁC LÚA ................................................ 12
2.7 QUY TRÌNH TƯỚI NGẬP KHÔ XEN KẼ CỦA RUỘNG MÔ HÌNH AWD ........ 13
2.8 HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA TIẾT KIỆM NƯỚC Ở
VÙNG ĐBSCL ..................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 16
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 16
3.1.1
Giống thí nghiệm ................................................................................................ 16
3.1.2
Các phương tiện khác ......................................................................................... 16
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 16
3.2.1
Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 16
3.2.2
Quản lý thí nghiệm ............................................................................................. 17
3.2.2.1
Thời điểm thu mẫu....................................................................................... 17
3.2.2.2
Phương pháp canh tác tại nghiệm thức mô hình ........................................ 17
vii



3.2.2.3
Các nguyên tắc khác ................................................................................... 18
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .................................................................. 18
3.3.1
Phương trình cân bằng nước ............................................................................... 18
3.3.2
Phân tích hiệu quả sản xuất lúa .......................................................................... 21
3.3.3
Phương pháp thống kê phân tích ........................................................................ 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................... 23
4.1 QUẢN LÝ NƯỚC ..................................................................................................... 23
4.2 PHÂN TÍCH LƯỢNG NƯỚC ĐẦU VÀO ............................................................... 24
4.2.1
Lượng mưa ......................................................................................................... 24
4.2.2
Lượng nước tưới ................................................................................................. 25
4.3 PHÂN TÍCH LƯỢNG NƯỚC ĐẦU RA .................................................................. 28
4.3.1
Lượng nước bốc thoát ......................................................................................... 28
4.3.2
Lượng nước do trực di ........................................................................................ 30
4.3.3
Lượng nước do chảy tràn và không xác định ..................................................... 32
4.4 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC ................................................................... 33
4.5 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA MÔ HÌNH AWD .......................................... 35
4.5.1
Hiệu quả sử dụng nước ....................................................................................... 35
4.5.2
Hiệu quả tài chính ............................................................................................... 36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 38

5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 38
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 40
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 43

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Thống kê hiện trạng sử dụng đất ở Sóc Trăng

5

2.2

Diện tích lúa và hộ bị thiệt hại do mặn ở các cấp độ khác nhau

11

3.1


Mô tả các nghiệm thức trong thí nghiệm

16

4.1

Phân tích hiệu quả sử dụng của các nghiệm thức

35

4.2

Chi phí và hiệu quả tài chính của các nghiệm thức

37

ix


DANH MỤC HÌNH

Bảng

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng


3

2.2

Bản đồ vị trí địa lý thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

6

2.3

Quang hợp ở cây trồng

12

3.1

Bố trí các ruộng trong thí nghiệm

17

3.2

Thùng đo mưa

19

3.3

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp 2 thùng


20

3.4

Dụng cụ theo dõi mực nước

20

4.1

Mực nước đo được tại các ruộng thí nghiệm

24

4.2

Lượng mưa đo được tại điểm thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2013

25

4.3

Lượng nước tưới qua các giai đoạn tại các nghiệm thức

27

4.4

Tương quan giữa lượng nước tưới và lượng bốc thoát hơi


28

4.5

Mực nước mất đi do bốc thoát tại các nghiệm thức

29

4.6

Tương quan giữa lượng nước tưới và lượng trực di

30

4.7

Mực nước mất đi do trực di tại các nghiệm thức

32

4.8

Lượng nước chảy tràn và không xác định

33

4.9

Lượng nước đầu vào và đầu ra tại các nghiệm thức


34

x


DANH MỤC VIẾT TẮT
AWD

Alternate wetting and drying irrigation – Ngập khô xen kẽ.

BVTV

Bảo vệ thực vật.

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long.

IRRI

International Rice Research Institute – Viện nghiên cứu lúa quốc tế.

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

NSS

Ngày sau sạ.


NXB

Nhà xuất bản.

UBND

Ủy ban nhân dân.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất lúa gạo vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nước
ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước và tận dụng tốt các lợi thế từ điều
kiện tự nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành vựa lúa lớn nhất cả
nước với diện tích canh tác lúa lên đến 4,2 triệu hecta và đạt sản lượng 24,3 triệu
tấn/năm, chiếm hơn 55,6% sản lượng lúa trên cả nước (Tổng cục thống kê, 2012) và
90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc từ đây (Agroinfo, 2012).
Sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu
đã và đang có những ảnh hưởng lớn đến vùng ĐBSCL, đặc biệt là vấn đề xâm nhập
mặn và thiếu nước vào mùa khô. Trong tương lai cùng với sự gia tăng của mực nước
biển và sự thay đổi các yếu tố khí tượng sẽ làm cho nước mặn xâm nhập sâu hơn vào
hệ thống kênh rạch, làm tăng diện tích đất nông nghiệp gặp vấn đề thiếu nước vào mùa
khô. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương ở ĐBSCL, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của vùng ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên là

331.176 hecta, trong đó gần 49% hecta được sử dụng cho canh tác lúa (Niên giám
thống kê 2011). Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng và khá thấp so với mực nước
biển. Do đó, tình trạng hạn hán, nước mặn xâm nhập sâu vào hệ thống kênh cung cấp
nước cho nông nghiệp đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là canh tác lúa tại các huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Mỹ Tú và Thị xã Ngã Năm.
So với các đơn vị hành chính khác trong tỉnh Sóc Trăng thì Ngã Năm là địa
phương có diện tích trồng lúa khá cao 18.176 hecta (chiếm 83,47% diện tích đất nông
nghiệp của Thị xã). Tuy nhiên, theo báo cáo của phòng NN & PTNT Ngã Năm (2012)
thì hiện nay nước mặn xâm nhập vào ruộng lúa một cách rất nghiêm trọng ở một số địa
phương dọc tuyến kênh Quảng Lộ - Phụng Hiệp nguy cơ đe dọa khoảng 14.000 hecta
lúa trong vụ Hè Thu của Thị xã, điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa và đời
sống nhân dân trên địa bàn Thị xã Ngã Năm; diễn biến tình hình xâm nhập mặn ngày
càng nghiêm trọng và kéo dài được các chuyên gia dự đoán sẽ gây ra tác động xấu đối
với nền sản xuất lúa và đời sống của người nông dân tại địa phương.
Chính vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được năng suất và chất lượng
lúa trước tình hình nước mặn xâm nhập vào hệ thống kênh chính gây nguy cơ thiếu
nước đến hàng nghìn hecta đất canh tác lúa của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng
ĐBSCL nói chung. Đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa tiết kiệm nước

1


tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm đề xuất một giải pháp
giúp người nông dân thích ứng với những diễn biến phức tạp của tình hình khô hạn và
xâm nhập mặn kéo dài đang diễn ra ở địa phương, cụ thể là mô hình sản xuất lúa hiệu
quả trên cơ sở sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế thất thoát nguồn tài nguyên nước trên
phạm vi cộng đồng thích ứng với những diễn biến của biến đổi khí hậu như hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp về kỹ thuật canh tác nâng cao

hiệu quả sử dụng nước trong canh tác lúa tại vùng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở
ĐBSCL qua kỹ thuật tưới tiết kiệm “ngập – khô xen kẽ”, hướng đến mục tiêu phát
triển Nông nghiệp bền vững tại Thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nước khi áp dụng quy trình tưới “ngập – khô xen
kẽ” vào trong canh tác lúa tại Thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Đánh giá hiệu quả về năng suất và tài chính của việc áp dụng mô hình tưới tiết
kiệm nước theo quy trình tưới ngập – khô xen kẽ tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí tại xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian: Thí nghiệm được thực hiện vào 2 vụ lúa Hè Thu năm 2013 và Đông
Xuân năm 2013 – 2014.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung đánh giá các chỉ số đầu vào và đầu ra của phương trình cân
bằng nước trong suốt quá trình canh tác lúa trên cấp độ nông hộ; kết hợp việc so sánh
hiệu quả năng suất và tài chính giữa các mô hình, để có thể đánh giá được hiệu quả sử
dụng nước của kỹ thuật canh tác lúa “ngập – khô xen kẽ”, từ đó đề xuất mô hình thích
hợp.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG
2.1.1 Vị trí địa lý
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của vùng ĐBSCL, nằm ở cửa Nam của sông
Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km và cách thành phố Cần Thơ 62 km,

nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc
Liêu, Cà Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ 106023’ kinh Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông với 72 km
đường bờ biển; là một tỉnh nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, và là nơi sông Hậu đổ vào
biển Đông tại 3 cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.
Sóc Trăng bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện diện tích đất tự nhiên của
tỉnh vào khoảng 3.311,763 km2, bằng 8,2% diện tích ĐBSCL và sắp xỉ 1,0% diện tích
cả nước.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2012)

3


2.1.2 Khí hậu
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa, chia
làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,70C, cao nhất vào tháng 4 khoảng
28,20C, thấp nhất vào tháng 1 với 25,20C. Lượng mưa trung bình năm của tỉnh khá lớn
vào khoảng 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9 mm, tập trung chủ yếu vào các
tháng 8, 9,10, độ ẩm trung bình là 83%. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.372
giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là
86%.
2.1.3 Đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối
từ 0,4 – 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh
Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong,
vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều,

xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm
mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên
các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên,
Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh
Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông
Hậu cũng có địa hình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất
phải có hệ thống đê bao chống lũ.
2.1.4 Dân số
Theo tổng cục thống kê, tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần
1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km2 Trong đó dân số sống tại thành thị
đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt
647.900 người, trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân
theo địa phương tăng 9,4‰.
2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.5.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 331,2 nghìn hecta, đất đai Sóc Trăng có thể chia
thành 6 nhóm chính: nhóm đất cát có 8,5 nghìn hecta bao gồm các giồng cát tương đối
cao từ 1,2 – 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể
trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.4 nghìn hecta thích hợp cho việc
trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1,1 nghìn hecta, ở vùng
4


thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158,6 nghìn hecta có thể chia
ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước
(ngập triều) trong đó đất mặn chiếm diện tích lớn 75 nghìn hecta thích hợp với việc
trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày; các loại đất mặn
khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75,8 nghìn
hecta, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng

loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản;
nhóm đất nhân tác có 46,2 nghìn hecta.
Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng đến ngày 01-01-2008
Đơn vị: Nghìn ha

DANH MỤC
Cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh Sóc Trăng

Tổng diện
tích

Đất nông
nghiệp

Đất lâm
nghiệp

Đất chuyên
dùng

Đất ở

33.115,0

9.420,3

14.816,6


1.553,7

620,4

4.060,2

2560,6

336,8

234,1

110,0

331,2

214,4

11,5

22,3

5,6

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008.

2.1.5.2 Tài nguyên nước
Tỉnh Sóc Trăng có hệ thống sông rạch chằng chịt, bờ biển dài 72 km. Các sông
rạch trong tỉnh chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều của biển
Đông và nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê kông đổ về. Vì hệ thống sông rạch của

tỉnh được nối với nhau thành một mạng lưới chằng chịt nên sự dao động thủy triều trên
hệ thống sông rạch chủ yếu là do sự truyền thủy triều từ biển Đông vào và một phần
lượng nước từ thượng nguồn sông Hậu đổ về vào mùa mưa.
Theo Trung tâm kỹ thuật môi trường (2011), mạng lưới dòng chảy sông ngòi,
kênh rạch có mật độ dày bình quân hơn 0,2 km/km2, trong đó quan trọng nhất là sông
Hậu chảy ở phía Bắc tỉnh ngăn cách Sóc Trăng với Trà Vinh và sông Mỹ Thanh chảy
ở phía Đông Nam tỉnh là nguồn cấp nước chủ yếu cho sản xuất đồng thời là tuyến
đường sông ra biển của tỉnh. Phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng
xâm mặn vào mùa khô và do tác động của chế độ thủy triều lên xuống ngày 2 lần với
mực nước dao động trung bình 0,4 - 1m. Lưu lượng nước sông Hậu mùa mưa trung
bình khoảng 7000 - 8000 m3/s vào mùa khô giảm xuống chỉ còn 2000 - 3000 m3/s làm
nước mặn xâm nhập sâu vào khu vực bên trong đất liền (Long Phú, Mỹ Tú), tương tự
vào mùa khô nước mặn xâm nhập qua sông Mỹ Thanh theo kênh rạch vào tới vùng
phía Tây (Thạnh Trị) của tỉnh gây khó khăn về nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh
hoạt.

5


Nguồn nước ngầm của tỉnh khá dồi dào, nước ngầm mạch sâu từ 100 - 180 m,
chất lượng nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, nước ngầm mạch nông từ 5 - 30 m
thường bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa nước mưa tại chỗ và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước trên sông
trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt
hóa có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm
mặn quanh năm do đó không thể phục vụ nước tưới cho nông nghiệp.
2.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ NGÃ NĂM
Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây, thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng.
Thị xã Ngã Năm được thành lập vào năm 2003 theo Nghị định số 127/2003/NĐ-CP,

ngày 31/10/2003 của Chính phủ. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành
quyết định 133/NQ-CP về việc thành lập Thị xã Ngã Năm gồm 3 phường và 8 xã với
24.224,35 hecta diện tích đất tự nhiên và 84.022 dân số.
Ngã Năm có địa giới hành chính: phía Đông giáp huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị,
phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu và phía Nam giáp huyện
Thạnh Trị.

Hình 2.2: Bản đồ vị trí địa lý thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2012)

6


Trên địa bàn thị xã có hệ thống giao thông thủy bộ kết nối thuận lợi với các
trung tâm đô thị trong vùng, đặc biệt là tuyến giao thông đường thủy, bộ quốc gia
Quản Lộ - Phụng Hiệp là điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh giao thương, thúc đẩy
phát triển sản xuất một cách toàn diện nền kinh tế trong thời gian tới.
Với vị trí địa lý nêu trên, Ngã Năm hoàn toàn có cơ hội tập trung đẩy mạnh phát triển
thương mại, du lịch, công nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất nông nghiệp sinh thái đô thị.
Ngã Năm có địa hình tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết Ngã
Năm có thể chia thành hai khu vực địa hình có độ sâu ngập và thời gian ngập tương
đối khác biệt nhau:
- Khu vực I: khoảng ½ diện tích thuộc phần đất phía Đông của Thị xã theo
hướng huyện Mỹ Tú. Đây là vùng thấp theo mặt bằng chung của Thị xã, bao gồm các
khu vực thuộc phường 1, phường 2 xã Tân Long và xã Long Bình có độ ngập sâu từ
60 – 100 cm, thời gian kéo dài khoảng 3 đến 3,5 tháng.
- Khu vực II: Khoảng ½ diện tích thuộc phần đất phía Tây của Thị xã theo
hướng tỉnh Bạc Liêu. Đây là vùng cao theo mặt bằng chung của Thị xã, có độ sâu ngập
từ 30 – 60 cm, thời gian ngập kéo dài khoảng 2 đến 2,5 tháng, bao gồm các xã: Mỹ
Bình, Mỹ Quới, Vĩnh Quới và phường 3. Tình hình ngập sâu ở khu vực này không

đồng đều. Một số ít diện tích các xã Vĩnh Quới, Mỹ Quới và phường 3 có độ sâu ngập
nhiều hơn và thời gian ngập cũng lâu hơn so với toàn khu vực.
Thị xã Ngã Năm nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao. Chế độ
thủy văn của Ngã Năm chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ thống kênh đào Quảng Lộ - Phụng
Hiệp, thông qua hệ thống kênh trục và kênh đồng. Từ khi hệ thống ngọt hóa Quảng Lộ
- Phụng Hiệp hoàn thành, toàn bộ diện tích đất trên địa bàn Thị xã đều có nước ngọt
quanh năm, sự thay đổi môi trường từ sinh thái ngập mặn sang sinh thái được ngọt hóa
đã làm chuyển biến đáng kể ngành nông nghiệp của Thị xã trong những năm qua.
Với vị trí của Thị xã nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long và nằm sâu trong đất
liền nên chế độ thủy văn tương đối ổn định và ảnh hưởng không đáng kể đến sản xuất
nông nghiệp.
Với điều kiện khí hậu thời tiết, thủy văn như trên cơ bản thuận lợi cho việc bố
trí sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thủy
sản nước ngọt. Tuy nhiên, những biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra, nhất là vấn đề
nước biển dâng sẽ tác động đến vùng ven sông. Việc kiên cố hóa hệ thống đê bao cần
được đặt ra trong thời kỳ tới.

7


2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh số 1 của tỉnh trong các năm qua. Năm 2003,
ngành này chiếm 36,9% GDP của tỉnh và 93% GDP của khu vực I. Trong nông
nghiệp, trồng trọt là ngành kinh tế chủ yếu với lúa, hoa màu, cây ăn quả và các loại
cây trồng khác. Năm 2000, diện tích trồng lúa của tỉnh là 370,4 nghìn hecta, năng suất
đạt 4,37 tấn/ha, sản lượng đạt 1,6 triệu tấn. Năm 2008, diện tích trồng lúa của tỉnh là
322 nghìn hecta, năng suất đạt 54,1 tạ/ha, sản lượng đạt 1,7 triệu tấn (Tổng cục Thống
kê, 2009). Như vậy, năm 2008 dù diện tích trồng lúa giảm, nhưng nhờ áp dụng tiến bộ

khoa học - kỹ thuật nên năng suất và sản lượng tăng hơn năm 2000. Năm 2008, toàn
tỉnh đã gieo trồng được trên 53 nghìn hecta màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng
gần 5 nghìn hecta so với năm trước, cải tạo gần 2 nghìn hecta vườn tạp thành vườn cây
ăn trái chất lượng cao; về chăn nuôi, trong khi đàn gia cầm, đàn lợn giảm nhẹ do ảnh
hưởng của dịch bệnh thì đàn trâu, bò vẫn tăng mạnh (tăng khoảng 20%), đạt 36.000
con, trong đó đàn bò đạt 33.200 con.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển những vùng
chuyên canh nông sản đặc sản, với năng suất, chất lượng cao. Nâng sản xuất nông
nghiệp đến trình độ chuyên môn, hướng đến nền nông nghiệp an toàn, sản phẩm sạch,
bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Trước mắt, ưu tiên phát triển cây lúa thơm, cây màu
đặc sản và vườn cây ăn trái. Ðể khai thác lợi thế này, tỉnh quy hoạch vùng chuyên
canh sản xuất lúa thơm đặc sản xuất khẩu ở các huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Vĩnh
Châu, Long Phú và Thị xã Ngã Năm, phấn đấu nâng diện tích lên 50 nghìn hecta vào
năm 2010 và 100 nghìn hecta vào năm 2020. Ngoài cây lúa thơm, cây hành tím Vĩnh
Châu cũng là thế mạnh nông nghiệp của tỉnh. Hằng năm, nông dân Vĩnh Châu sản xuất
khoảng bốn nghìn hecta hành tím, sản lượng hơn 80 nghìn tấn. Dù giá thị trường luôn
biến động, nhưng người dân vùng ven biển Vĩnh Châu vẫn giữ vững cây hành tím
truyền thống. Một số cây màu khác như khoai lang, đậu bắp Nhật; ớt, cà tím, nấm
rơm…cũng đã bén rễ trên đồng đất Liêu Tú (Long Phú), Ba Trinh (Kế Sách), Vĩnh
Biên, Vĩnh Qưới (Ngã Năm) và đang dần hình thành nên những vùng sản xuất tập
trung.
Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất ổn định, tỉnh sẽ đầu tư kinh phí cho chọn
lọc giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản để nông dân yên tâm sản xuất. Ðồng
thời, tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu sản phẩm. Ngoài
ra, tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ vốn và
phân vùng chuyên canh sản xuất tập trung với quy mô lớn cũng như tìm kiếm thị
trường tiêu thụ cho các loại sản phẩm đặc sản khác. Nhất là đẩy mạnh cải tạo vườn
tạp, phát triển các vườn cây ăn quả sử dụng giống mới, giống đặc sản có chọn lọc để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (Việt Linh, 2009).


8


Năm 2011, cây lúa có diện tích gieo trồng đạt 365,2 nghìn hecta, vượt 6,84% so
với kế hoạch năm 2012 của tỉnh và tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
vụ Đông Xuân đạt 138,8 nghìn hecta, vụ Mùa 26,6 nghìn hecta, vụ Hè Thu 199,8
nghìn hecta. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được 225,1 nghìn hecta (đạt 62% diện
tích gieo trồng) với năng suất bình quân 6,5 tấn/ha (tăng 0,2 tấn/ha so với cùng kỳ);
sản lượng lúa 1,5 triệu tấn, đạt 72,7% kế hoạch và tăng 146 nghìn tấn so với cùng kỳ.
Cây màu đến cuối tháng 6, diện tích xuống giống đạt 40,5 nghìn hecta, tăng 11% so
với cùng kỳ; trong đó, có 3,16 nghìn hecta ngô, 2,3 nghìn hecta cây có củ…Cây mía
với diện tích mía niên vụ 2011/2012 đạt 14 nghìn hecta đã thu hoạch dứt điểm, sản
lượng đạt 1,3 triệu tấn mía. Niên vụ năm 2012 -2013, toàn tỉnh đã xuống giống 13,4
nghìn hecta, đạt 103,2% kế hoạch. Cây ăn quả thông qua hướng dẫn của chương trình
khuyến nông, các nhà vườn đã chủ động đầu tư cải tạo 840 hecta vườn tạp, nâng cao
chất lượng vườn kém hiệu quả, trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao (như cam
sành ở huyện Mỹ Tú…). Chăn nuôi thì chủ yếu phát triển mô hình chăn nuôi trang trại.
Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt trên 85% kế hoạch, riêng đàn gia cầm đạt 71% (Lê Thị
Bích Lan, 2012). Theo Cục Thống kê, tính đến tháng 4/2012, toàn tỉnh có đàn trâu 3,4
nghìn con, đàn bò 25,4 nghìn con, đàn lợn 265,37 nghìn con, đàn gia cầm 4,3 triệu
con.
2.4 TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN
Do đặc trưng về điều kiện tự nhiên mà phần lớn diện tích vùng ĐBSCL bị
nhiễm mặn. Các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên: Độ cao trung bình của
vùng thấp, hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông thông ra biển Đông, biển
Tây kết hợp với chế độ thủy triều phức tạp đã gây nên hiện tượng xâm nhập mặn ở
phần lớn các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh vùng hạ lưu của
sông Cửu Long (Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…). Theo Nguyễn Minh Giám
(2014), đến thời điểm hiện nay độ mặn đo được đã rất cao và xâm nhập sâu vào vùng
ĐBSCL tới 40 - 50 km. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 vùng ĐBSCL không có

lũ nên lượng nước đầu nguồn sông Mê kông thấp, hơn nữa vào đầu mùa gió mùa Đông
Bắc tương đối mạnh đã làm cho nước biển đi vào sâu hơn. Ngoài ra còn có những đợt
thủy triều, triều cường dâng cao càng đẩy mặn vào sâu trong nội đồng.
Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu nên vào mùa
kiệt, lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế, kết hợp với địa hình thấp
của tỉnh tạo điều kiện nước mặn tiến sâu hơn vào nội đồng. Mặt khác, trong những
năm gần đây, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất mạnh mẽ theo mô hình tôm - lúa đã
làm cho môi trường đất, nước, nhất là sự xâm nhập mặn đang có những diễn biến phức
tạp hơn.

9


Nói riêng về thị xã Ngã Năm, tình hình mặn xâm nhập hàng năm chủ yếu từ
hướng tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu theo tuyến kênh xáng Phụng Hiệp - Cà Mau, với
nồng độ cao và tính chất ngày càng phức tạp, nhất là tại khu vực phường 3 và xã Vĩnh
Quới. Có năm nước mặn xâm nhập sâu trên toàn thị xã, nên đã gây ảnh hưởng lớn đến
sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm; diễn biến tình hình xâm
nhập mặn cho thấy có khoảng trên 7 - 10 lần/năm; trong đó có 3 - 4 lần nước mặn lấn
sâu vào địa bàn Thị xã với độ mặn rất cao 10 - 18 %0, gây thiệt hại và ảnh hưởng hàng
nghìn hecta lúa và hoa màu. Riêng năm 2011: Có 5 đợt mặn xâm nhập, với nồng độ
mặn cao 12,3%0 (kênh Năm Kiệu) và 11,3%0 (kênh Nàng Rền), gây thiệt hại khoảng
77.000 hecta. Tháng 6/2011, nước mặn xâm nhập sâu vào địa bàn Thị xã Ngã Năm,
vượt khỏi Trung tâm thị trấn Ngã Năm với nồng độ đo được 11,2%0, kết quả cho thấy
khoảng 80% diện tích đất canh tác lúa trên địa bàn Thị xã bị xâm nhập mặn (phòng
Nông nghiệp & PTNT Ngã Năm, 2012).
Theo báo cáo của UBND Thị xã Ngă Năm (2012), tình hình xâm nhập mặn từ
năm 2005 – 2012, thời gian mặn kéo dài và độ mặn tăng lên làm thiệt hại vụ lúa Hè
Thu sớm (bảng 2.2), cụ thể như sau:
- Năm 2005: Có 3 đợt mặn xâm nhập, lấn sâu vào địa bàn Thị xã, mỗi đợt kéo

dài trung bình khoảng 8 ngày (các đợt ngày 22/3, 01/5, 04/5), với nồng độ mặn đo
được cao nhất là 6,1‰, gây ảnh hưởng khoảng 73 hecta của 85 hộ có mực độ thiệt hại
lớn hơn 20%.
- Năm 2006: Có 3 đợt mặn xâm nhập, lấn sâu vào địa bàn Thị xã, mỗi đợt kéo
dài trung bình khoảng 3 ngày (các đợt ngày 29/3, 22/4, 25/5), với nồng độ mặn đo
được cao nhất là 16,3‰, gây ảnh hưởng khoảng 175 hecta của 140 hộ có mực độ thiệt
hại lớn hơn 20%.
- Năm 2007: Có 3 đợt mặn xâm nhập, lấn sâu vào địa bàn Thị xã, mỗi đợt kéo
dài trung bình khoảng từ 6 - 30 ngày (các đợt ngày 17/2, 16/4, 10/5), với nồng độ mặn
đo được cao nhất là 8,7‰, gây ảnh hưởng khoảng 73 hecta của 77 hộ có mực độ thiệt
hại từ 20% đến 79%.
- Năm 2008: Có 3 đợt mặn xâm nhập, lấn sâu vào địa bàn Thị xã, mỗi đợt kéo
dài trung bình khoảng từ 15 - 30 ngày (các đợt ngày 21/01, 30/3, 5/5), với nồng độ
mặn đo được cao nhất là 11,7‰, gây ảnh hưởng khoảng 61 hecta của 64 hộ có mực độ
thiệt hại từ 20% đến 79%.
- Năm 2009: Có 4 đợt mặn xâm nhập, lấn sâu vào địa bàn Thị xã, mỗi đợt kéo
dài trung bình khoảng từ 3 - 20 ngày (các đợt ngày 09/01, 05/3,16/3, 30/3), với nồng
độ mặn đo được cao nhất là 15,3‰ (kênh Năm Kiệu) và 14,8‰ (kênh Nàng Rền), gây
ảnh hưởng khoảng 104 hecta của 122 hộ có mực độ thiệt hại từ 20% đến 99%.

10


- Năm 2010: Có 2 đợt mặn xâm nhập, với nồng độ mặn rất cao 25,3‰ (kênh
Năm Kiệu) và 18,8‰ (kênh Nàng Rền), gây thiệt hại khoảng 13.691 hecta (trong đó
671 ha/764 hộ thiệt hại từ 50 – 79%).
- Năm 2011: Có 5 đợt mặn xâm nhập, với nồng độ mặn cao 12,3‰ (kênh Năm
Kiệu) và 11,3‰ (kênh Nàng Rền), gây thiệt hại khoảng 7.000 hecta.
Bảng 2.2: Diện tích lúa và hộ bị thiệt hại do mặn ở các cấp độ khác nhau
(Nguồn: UBND Thị xã Ngã Năm, 2012)


Đơn vị: ha

Cấp thiệt hại năng suất
Năm
2005

100%
3 (4)

80-99%
22 (25)

50-79%
41 (49)

20-49%
8 (7)

<20%
2.000

2006

6 (7)

20 (18)

70 (57)


79 (58)

6.000

2007

0

0

67 (69)

6 (8)

0

2008

0

0

55 (57)

6 (7)

3.000

2009


0

12 (16)

40 (44)

52 (62)

3.000

2010

671 (764)
1

13.020

Số trong dấu ngoặc là số hộ bị ảnh hưởng

Riêng tháng 6/2011, nước mặn xâm nhập sâu vào địa bàn Thị xã Ngã Năm,
vượt khỏi Trung tâm thị trấn Ngã Năm với nồng độ đo được 11,2‰ - 12‰ tại xã Long
Tân (cách thị trấn Ngã Năm trên 9 km theo tuyến kêng xáng Phụng Hiệp - Cà Mau
hướng về Cần Thơ) và 0,8‰ tại cống 7 Oanh (cách thị trấn Ngã Năm trên 5 km theo
tuyến kêng xáng Ngă Năm - Thạnh Trị).
- Năm 2012: có 9 đợt mặn xâm nhập, với nồng độ mặn cao 20,2‰ (kênh Năm
Kiệu), 19,9‰ (kênh Nàng Rền) và 9,6‰ (thị trấn Ngã Năm), gây ảnh hưởng đến
khoảng 18.000 hecta lúa Hè Thu đã xuống giống, 1.566 hecta màu và 855 hecta diện
tích nuôi thủy sản nước ngọt và nuôi cá vèo trên sông.
2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
CANH TÁC LÚA

2.5.1 Bốc hơi (E)
Bốc hơi (Evaporation), ký hiệu là E, là sự trở lại của hơi nước vào trong khí
quyển thông qua sự khuếch tán của các phân tử nước từ đất, thảm thực vật, khối nước
và các bề mặt ẩm ướt khác. Sự bốc hơi nước chịu sự tác động từ bức xạ mặt trời,
không khí, nhiệt độ nước, vận tốc gió và các yếu tố khác trong môi trường (Claude E.
Boyd, 2012).

11


Theo Lê Anh Tuấn (2009), lượng bốc hơi thường tính bằng chiều dày lớp nước
bốc hơi (đơn vị: mm) với tốc độ là lượng bốc hơi trong một đơn vị thời gian
(mm/ngày).
2.5.2 Thoát hơi (T)
Theo Lê Anh Tuấn (2009), thoát hơi (Transpiration), ký hiệu là T là một phần
của chu trình nước trong cơ thể thực vật, là sự mất hơi nước từ các bộ phận của cây
qua các khí khổng có ở bề mặt lá và thân cây, thậm chí có ở hoa và rễ cây. Quá trình
này làm mát cây, làm áp suất thẩm thấu thay đổi, giúp cây thích ứng với sự khô hạn
xung quanh nó.
Thực vật điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước thông qua mức độ mở lỗ khí của cây.
Sự thoát hơi ở cây trồng gia tăng khi bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ môi trường tăng
cao, không khí trở nên khô, gió mạnh, độ ẩm thấp.
2.6 VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG CANH TÁC LÚA
Đối với cây trồng nói chung, nước là thành phần chủ yếu cấu tạo cơ thể và giúp
các quá trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bình thường. Nước đóng vai trò quang trọng
trong quán trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh. Đây là quá trình
hấp thụ và chuyển quang năng thành hóa năng tích trữ trong các phân tử carbohydrate.
(Nguyễn Thị Bích Hằng, 2013)
Ánh sáng
nCO2 + nH2O


(CH O)n + nO2

2
Diệp lục tố
Hính 2.3: Quang hợp ở cây trồng

Đối với cây lúa, là cây cần và ưa nước, nước giữ vai trò không thể thiếu trong
việc hòa tan các chất dinh dưỡng và muối khoáng cho cây. Nước là một trong những
nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến
những bộ phận khác nhau của cây lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa,
nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rũ xuống, còn nếu cây lúa đầy
đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng và bản lá sẽ mở rộng ra (Ngân hàng kiến thức trồng
lúa, 2002).
Bên cạnh đó, nước còn là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu. Nước có tác
dụng điều hòa tiểu khí hậu trong ruộng, tạo điều kiện cho việc cung cấp dưỡng chất,
làm giảm nhiệt độ, muối, phèn, độc chất và cỏ dại. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Lúa là loài cây trồng bán thủy sinh. Nó có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện
đất ẩm cũng như ngập nước. Tổng nhu cầu bốc thoát hơi nước cho một vụ Đông Xuân
(không kể thấm lậu và thấm sâu) tại ĐBSCL là 8078 m3/ha (hay 807,8mm), trong khi

12


×