Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

VÕ HOÀNG NHI

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH NGẬP VÀ
MẶN CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH NGẬP VÀ
MẶN CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. Nguyễn thị Hồng Điệp
Ths. Phan Kiều Diễm


SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ tên: Võ Hoàng Nhi
MSSV: 4115069
Lớp Quản Lý Đất Đai K37

Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH NGẬP VÀ MẶN CỦA CÁC TỈNH
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
Sinh viên thực hiện: Võ Hoàng Nhi

MSSV: 4115069

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.

Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH NGẬP VÀ MẶN CỦA CÁC TỈNH
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
Sinh viên thực hiện: Võ Hoàng Nhi
MSSV: 4115069
Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Hồng Điệp
Ths. Phan Kiều Diễm

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH NGẬP VÀ MẶN CỦA CÁC TỈNH
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
Do sinh viênVõ Hoàng Nhi (MSSV: 4115069) thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày….tháng..... năm ......
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2014

Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày.....tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện

Võ Hoàng Nhi


iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Võ Hoàng Nhi
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 01 tháng 12 năm 1992
Nơi sinh: Giồng Riềng – Kiên Giang
Quê quán: Giồng Riềng – Kiên Giang
Ngành học: Quản Lý Đất Đai
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên cha: Võ Văn Mười Một, Sinh năm: 1964
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Hồng, Sinh năm: 1970
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2009 tại Trường Trung học phổ thông Giồng
Riềng.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2011, ngành học Quản Lý Đất Đai.
Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Đất Đai năm 2014.

v


LỜI CẢM TẠ


Kính thưa quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ!
Sau thời gian học tập vất vả và em đã hết sức cố gắng và cuối cùng đã đến với cổng
trường đại học. Với lòng yêu nghề và tận tụy của mình, quý thầy cô của trường đã
truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt là quý thầy cô Bộ Môn

Tài Nguyên Đất Đai thuộc Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tận tâm
dìu dắt em trong quá trình học tập.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Kiều Diễm và cô
Nguyễn Thị Hồng Điệp đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
và cho em những lời khuyên sâu sắc trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian
tiến hành thực hiện và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời tri ân đến cô cố vấn học tập Phan Kiều Diễm, người đã tận tình
giúp đỡ em rất nhiều trong học tập và mang đến những kinh nghiệm cần thiết trong
thực tế.
Con xin cảm ơn ba mẹ và các anh chị đã động viên nhắc nhở con trong suốt quá
trình học tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có kết quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Quản Lý Đất Đai K37 A1 & A2 đã động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Lời cuối xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc
giảng dạy và nghiên cứu.

Trân trọng kính chào!

Võ Hoàng Nhi

vi


TÓM LƯỢC
Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) được xem là vùng sẽ phải gánh chịu tác động
của biến đổi khí hậu nhiều nhất, những tác động này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống, kinh tế và an ninh lương thực của người dân và toàn xã hội. Trên cơ sở các kịch
bản ngập và xâm nhập mặn được xây dựng cho toàn tỉnh ven biển ĐBSCL đề tài sử
dụng phương pháp GIS nhằm xác định phân bố và diễn tiến ngập và mặncủa năm cơ
sở 2004, kịch bản năm 2030 và kịch bản năm 2050. Kết quả cho thấy:

-

-

-

-

Đối với cấp ngập thì năm 2004 có diện tích ngâp dưới 0,6m là nhiều nhất, phân bố
trên địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Đến năm 2030 và năm 2050 thì cấp
ngập 0,6 – 1,5m chiếm nhiều nhất, cũng phân bố nhiều trên 2 tỉnh Cà Mau và Kiên
Giang. Còn đối với cấp mặn thì qua 3 kịch bản, cấp mặn dưới 4‰ chiếm diện tích
nhiều nhất, phần lớn phân bố trên địa bàn 2 tỉnh Long An và Kiên Giang.
Qua 3 kịch bản thì diện tích ngập ở cấp ngập dưới 0,6m có xu hướng giảm, còn cấp
ngập từ 0,6 - 1,5m có xu hướng tăng thêm về diện tích, cấp ngập trên 1,5m thì
không có biến động nhiều nhưng có xu hướng tăng. Còn đối với yếu tố mặn thì ở 3
cấp mặn không có sự chênh lệch nhiều về diện tích qua 3 kịch bản, trong đó cấp
mặn dưới 4‰ có xu hướng giảm, còn 2 cấp ngập trên 4‰ thì lại có xu hướng tăng.
Thời gian ngập qua 3 kịch bản thì diện tích không ngập chiếm lớn nhất nhứng có
xu hướng giảm dần từ năm 2004 đến năm 2050 và tỉnh Cà Mau có diện tích giảm
nhiều nhất. Thời gian ngập 5 tháng và 6 tháng có xu hướng tăng, tỉnh Kiên Giang,
Long An và Cà Mau có diện tích nhiều nhất. Đối thời gian mặn thì thời gian không
mặn có diện tích nhiều nhất và có xu hướng giảm qua 3 kịch bản và tập trung ở 2
tỉnh Long An và Kiên Giang, trong khi đó mặn 6 tháng thì diện tích có xu hướng
tăng và phân bố chủ yếu ở tỉnh Cà Mau.
Còn diện tích biến động của độ ngập từ năm 2004 đến năm 2030 và 2050 thì cấp
ngập dưới 0,6m lên cấp ngập từ 0,6 – 1,5m chiếm diện tích nhiều nhất và phân bố
nhiều trên địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Thời gian ngập biến động lớn
nhất ở tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Trong khi đó ở độ mặn thì có diện tích biến
động tăng từ cấp mặn dưới 4‰ lên cấp mặn từ 4 – 8‰ là cao nhất, kế đến là từ cấp

mặn 4 - 8‰ lên cấp mặn trên 8‰, phân bố nhiều ở tỉnh Kiêng Giang. Còn đối với
phần diện tích biến động thời gian mặn thì diện tích mặn 4 tháng, mặn 3 tháng và
mặn 5 tháng chuyển sang thời gian mặn khác là nhiều nhất, trong đó Kiên Giang và
Cà Mau là có diện tích nhiều nhất.

vii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI.................................. i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO....................................................iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN........................................................................................ v
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC ................................................................................................... vii
MỤC LỤC ..................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ x
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................xiii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................... 2
1.1TỔNG QUAN VỀ NGẬP VÀ MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............. 2
1.1.1Hiện trạng ngập lụt ở ĐBSCL................................................................................. 2
1.1.2Hiện Trạng về mặn ở ĐBSCL................................................................................. 2
1.2 KỊCH BẢN BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ........................................................... 3
1.2.1 Biến đổi khí hậu .................................................................................................... 3
1.2.2 Mực nước biển dâng .............................................................................................. 4
1.2.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 6
1.2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 7

1.3 KHÁI QUÁT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................................................... 9
1.3.1Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 9
1.3.2Kinh tế xã hội ....................................................................................................... 11

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.................................. 16
2.1 PHƯƠNG TIỆN ....................................................................................................... 16
2.1.1 Địa điểm nghiêm cứu và thời gian thực hiện ........................................................ 16
2.1.2 Trang thiết bị và các phần mềm ........................................................................... 16
2.2PHƯƠNG PHÁP ....................................................................................................... 16
2.2.1Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.2.2 Các bước thực hiện.............................................................................................. 17
viii


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ....................................................... 19
3.1 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỘ SÂU NGẬP, MẶN, THỜI GIAN NGẬP VÀ MẶN
THEO KỊCH BẢN NĂM 2004, NĂM 2030 VÀ NĂM 2050 ......................................... 19
3.1.1 Độ sâu ngập và thời gian ngập theo các kịch bản BĐKH ..................................... 19
3.1.2 Độ mặn và thời gian mặn theo các kịch bản BĐKH ............................................. 26
3.2 DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH NGẬP VÀ MẶN THEO KỊCH BẢN BĐKH CỦA CÁC
TỈNH VEN BIỂN ĐBSCL ............................................................................................. 34
3.2.1 Diễn biến tình hình ngập theo kịch bản BĐKH .................................................... 34
3.2.2 Diễn Biến tình hình xâm nhập mặn theo kịch bản BĐKH .................................... 37
3.3 DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH NGẬP VÀ MẶN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH....... 39
3.2.1 Tình hình phân bố ngập theo đơn vị hành chính................................................... 39
3.2.2

Tình hình phân bố mặn theo đơn vị hành chính ......................................... 56

3.4 DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGẬP VÀ MẶN THEO ĐƠN VỊ HÀNH

CHÍNH CỦA CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐBSCL ............................................................. 73
3.4.1 Diễn biến tình hình biến động ngập ..................................................................... 73
3.4.2 Diễn biến tình hình biến động mặn ...................................................................... 77
3.5 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐBSCL ......... 81

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................... 83
4.1 KẾT LUẬN............................................................................................................... 83
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 84

ix


DANH SÁCH HÌNH
…..…..
Hình

Tiêu đề

Trang

2.1

Sơ đồ các bước thực hiện

18

3.1


Biểu đồ diện tích độ sâu ngập của kịch bản năm 2004

19

3.2

Bản đồ độ sâu ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2004

19

3.3

Biểu đồ diện tích độ sâu ngập của kịch bản năm 2030

20

3.4

Bản đồ độ sâu ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2030

21

3.5

Biểu đồ diện tích độ sâu ngập của kịch bản năm 2050

21

3.6


Bản đồ độ sâu ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2050

22

3.7

Biểu đồ diện tích thời gian ngập kịch bản năm 2004

22

3.8

Bản đồ thời gian ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2004

23

3.9

Biểu đồ diện tích thời gian ngập kịch bản năm 2030

24

3.10

Bản đồ thời gian ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2030

24

3.11


Biểu đồ diện tích thời gian ngập kịch bản năm 2050

25

3.12

Bản đồ thời gian ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2050

25

3.13

Biểu đồ diện tích độ mặn của kịch bản năm 2004

26

3.14

Bản đồ độ mặn các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2004

27

3.15

Biểu đồ diện tích độ mặn của kịch bản năm 2030

27

3.16


Bản đồ độ mặn các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2030

28

3.17

Biểu đồ diện tích độ mặn của kịch bản năm 2050

29

3.18

Bản đồ độ mặn các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2050

29

3.19

Biểu đồ diện tích thời gian mặn kịch bản năm 2004

30

3.20

Bản đồ thời gian ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2004

30

3.21


Biểu đồ diện tích thời gian mặn kịch bản năm 2030

31

3.22

Bản đồ thời gian ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2030

32

3.23

Biểu đồ diện tích thời gian mặn kịch bản năm 2050

33

3.24

Bản đồ thời gian ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2050

34

3.25

Biểu đồ diện tích độ ngập theo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050

34

Biểu đồ diện tích thời gian ngập theo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030

và năm 2050

35

Biểu đồ diện tích độ mặn theo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050

37

Biểu đồ diện tích thời gian mặn theo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030
và năm 2050

38

Diện tích độ ngập nhỏ hơn 0,6m của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030

39

3.26
3.27
3.28
3.29

x


và năm 2050 theo đơn vị hành chính
3.30
3.31
3.32

3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
3.38
3.39
3.40
3.41
3.42
3.43
3.44
3.45
3.46
3.47
3.48

Biểu đồ diện tích độ ngập từ 0,6-1,5m của kịch bản BĐKH năm 2004, năm
2030 và năm 2050 theo đơn vị hành chính

41

Biểu đồ diện tích độ ngập lớn hơn 1.5m của kịch bản BĐKH năm 2004,
năm 2030 và năm 2050 theo đơn vị hành chính

43

Biểu đồ diện tích không ngập của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính


44

Biểu đồ diện tích ngập 1 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030
và năm 2050 theo đơn vị hành chính

46

Biểu đồ diện tích ngập 2 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030
và năm 2050 theo đơn vị hành chính

48

Biểu đồ diện tích ngập 3 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030
và năm 2050 theo đơn vị hành chính

49

Biểu đồ diện tích ngập 4 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030
và năm 2050 theo đơn vị hành chính

51

Biểu đồ diện tích ngập 5 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030
và năm 2050 theo đơn vị hành chính

53

Biểu đồ diện tích ngập 6 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030
và năm 2050 theo đơn vị hành chính


54

Biểu đồ diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của kịch bản BĐKH năm 2004, năm
2030 và năm 2050 theo đơn vị hành chính

56

Biểu đồ diện tích độ mặn từ 4-8‰ của kịch bản BĐKH năm 2004, năm
2030 và năm 2050 theo đơn vị hành chính

58

Biểu đồ diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của kịch bản BĐKH năm 2004, năm
2030 và năm 2050 theo đơn vị hành chính

60

Biểu đồ diện tích không mặn của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính

62

Biểu đồ diện tích mặn 1 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính

64

Biểu đồ diện tích mặn 2 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính


65

Biểu đồ diện tích mặn 3 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính

67

Biểu đồ diện tích mặn 4 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính

68

Biểu đồ diện tích mặn 5 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính

70

Biểu đồ diện tích mặn 6 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và
năm 2050 theo đơn vị hành chính

71

xi


DANH SÁCH BẢNG
…..…..
Bảng

Tiêu đề


Trang

3.1

Diện tích biến động độ ngập của kịch bản năm 2004 với năm 2030

73

3.2

Diện tích biến động độ ngập của kịch bản năm 2004 với năm 2050

74

3.3

Diện tích biến động thời gian ngập của kịch bản năm 2004 với năm 2030

75

3.4

Diện tích biến động thời gian ngập của kịch bản năm 2004 với năm 2050

76

3.5

Diện tích biến động độ mặn của kịch bản năm 2004 với năm 2030


77

3.6

Diện tích biến động độ mặn của kịch bản năm 2004 với năm 2050

78

3.7

Diện tích biến động thời gian mặn của kịch bản năm 2004 với năm 2030

79

3.8

Diện tích biến động thời gian mặn của kịch bản năm 2004 với năm 2050

80

xii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
…..…..
Tiếng Việt

Chữ viết tắt


Tiếng Anh

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐM

Độ mặn

ĐSN

Độ sâu ngập

Climate Change

xiii


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ toàncầu và mực nước
biển dâng, được coi là một trong những thách thức lớnnhất của nhân loại trong thế kỷ
21. Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới do sự biến đổi
của khí hậu (Dasgupta và cộng sự, 2007).Mực nướcbiển dâng, nhiệt độ tăng, sự gia
tăng các hiện tượng thời tiết cực đoanđược dự đoán sẽ xảy ra và có tác động nghiêm
trọng đến con người vànền kinh tế Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa chính của cả nước với sự
đóng góp hơn 48% sản lượng lượng thực và 85% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. Với địa
hình tương đối bằng phẳng và thấpso với mực nước biển lại nằm ở hạ lưu sông Mê
Kông, tiếp giáp với biển nên ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tác
động của biến đổi khí hậu (BĐKH).Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và các nhà
khoa học, toàn vùng ĐBSCL trong thời gian tới sẽ chịu tác động tiêu cực của hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những năm gần đây, các tỉnh ven biển vùng
ĐBSCL liên tục đối mặt với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng trong
mùa khô và nước ngập do triều cường vào mùa mưa, trong đó nguyên nhân chính là do
tác động của BĐKH. Điều này đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến an ninh lương
thực và đời sống người dâncủa các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH lên các tỉnh ven biển ĐBSCL để dự báo sự thay
đổi của diện tích ngập và mặnlà hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.Từ các nhu
cầu cấp thiết trên đề tài “Đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển
Đồng Bằng Sông Cửu Long theo kịch bản biến đổi khí hậu” được thực hiệnnhằm đánh
giá tình hình mặn và ngập trong tương lai theo các kịch bản BĐKH từ đó giúp các nhà
quản lý có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về những ảnh hưởng của BĐKH trong
tương lai và đưa ra biện pháp ứng phó cũng như định hướng quy hoạch bảo vệ diện
tích đất nông nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đời sống người dân.

1


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGẬP VÀ MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1.1 Hiện trạng ngập lụt ở ĐBSCL
ĐBSCL bị ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm, về mùa lũ, lưu lượng sông Mê Công tăng
nhanh, đạt đỉnh vào cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 gây ngập lụt trên phần lớn diện
tích châu thổ. Diện tích ngập lụt toàn châu thổ lên đến 3-4 triệu ha, lũ kéo dài 2-5
tháng với độ sâu ngập từ 0,5m đến hơn 4 m. Liên tục các năm 2000 đến 2002 là những

năm lũ lớn gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản.
Liên tục các năm từ 2005 đến nay, triều cường lớn nhất trong vòng 47 năm đến 50
năm trở lại đây thường xuất hiện vào kì nước lớn các tháng 10, 11 và 12 gây ngập lụt
đáng kể tại các vùng ven biển, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và
ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân ở các đô thị như Cần Thơ, Tân An
Ngập lụt ở ĐBSCL có thể chia làm 3 thời kỳ: Đầu mùa (từ tháng 7-8): nước trên sông
chính lên nhanh, nước chứa nhiều phù sa. Thời kỳ thứ 2 là khi nước đã lên cao, vào
theo hai hướng từ sông chính vào từ biên giới Việt Nam – Campuchia tràn xuống
Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Thời kỳ thứ 3 là thời kỳ nước rút, thường
bắt đầu cuối tháng 10, mược nước ở ĐBSCL giảm xuống dần cho đến tháng 12 thì đại
bộ phận diện tích hết ngập lụt. Vào các năm lũ trung bình, các khu vực các tỉnh đầu
nguồn An Giang, Đồng Tháp có độ sâu ngập lớn nhất từ 2m đến trên 3m; các khu vực
Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp, Bắc Bến Tre, Vĩnh Long, Tây sông Hậu, Tây Tứ Giác
Long Xuyên có độ sâu ngập 0.5-1.5m.

1.1.2 Hiện Trạng về mặn ở ĐBSCL
Bến Tre là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mặn xâm nhập.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh Bến Tre, đến ngày 28-2, ranh
mặn 1‰ trên 3 sông lớn là Hàm Luông, Cửa Đại và Cổ Chiên vào sâu trong đất liền từ
57 - 68km. Như thế, gần như toàn bộ “đảo dừa” chìm trong nước mặn. Hiện tại, ranh
mặn 4‰ trên sông Hàm Luông đã và sâu 50km; đặc biệt mặn 1-3‰ trên sông Hàm
Luông đã tấn công đến vương quốc trái cây đặc sản, hoa kiểng, cây giống Chợ Lách.
Trong khi đó, trên sông Cửa Đại mặn 4‰ đã vào sâu gần 50km, đến xã Quới Sơn, Tân
Thạch thuộc huyện Châu Thành; trên sông Cổ Chiên mặn 4‰ lên đến xã Nhuận Phú
Tân, Hưng Khánh Trung (khoảng 55 - 60km).
Tại Hậu Giang, nước mặn theo sông Cái Lớn qua khỏi địa bàn tỉnh Kiên Giang đã xâm
nhập tới Hậu Giang. Hiện ranh mặn gần 4‰ xâm nhập sâu vào kênh mương nội đồng
các địa phương thuộc huyện Long Mỹ (Hậu Giang).Còn tại xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh
2



đã bị mặn tấn công (3‰). Theo dự báo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, đến
trung tuần tháng 3-2013, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng, có 6.000ha đất sản
xuất của các xã Lương Tâm, Lương Nghĩa, Xà Phiên, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A (huyện
Long Mỹ) bị ảnh hưởng bởi nước mặn từ 5 - 6‰. Ranh mặn 3,5‰ sẽ lên đến TP Vị
Thanh.
Trong khi đó, kênh Vĩnh Tế cũng bị đe dọa nhiễm mặn từ sông Đông Hồ (Hà Tiên,
Kiên Giang) và lấn sâu vào sông Hậu ảnh hưởng đến vùng sản xuất lúa huyện Tri Tôn,
Tịnh Biên, tỉnh An Giang... Tại Sóc Trăng, độ mặn trên các cửa sông có lúc lên đến
7‰, khu vực phà Đại Ngãi lên đến 12‰. Dự báo, trong thời gian tới, tình trạng thiếu
nước ngọt phục vụ lúa xuân hè sẽ diễn ra gay gắt hơn.

1.2 KỊCH BẢN BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
1.2.1 Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu – Climate Change:Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của
Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự
biến đổi của khí hậu do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của
khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được (United Nations,
1992).
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, tr. 6) định nghĩa biến đổi khí hậu “là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
Biểu hiện của biến đổi khi hậu:
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm (IPCC, 2007):
 Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầukhí quyển toàn
cầu.
 Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.
 Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau củatrái đất.

 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khíquyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trìnhsinh địa hoá khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chấtlượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, địaquyển.
3


Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nướcbiển dâng thường
được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân:
 Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên)bao gồm: sự biến
đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạotrái đất, sự thay đổi vị trí và
quy mô của các châu lục, sự biến đổi của cácdòng hải lưu, và sự lưu chuyển
trong nội bộ hệ thống khí quyển.
 Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người)xuấtphát từ sự
thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tănglượng phát thải khí
CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động củacon người.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệuứng nhà kính (sự
nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhânkhác. Tuy nhiên, có rất nhiều
bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mốiquan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất
với quá trình tăng nồng độkhí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt
trong kỷnguyên công nghiệp (UNDP, 2008). Trong suốt gần 1 triệu năm trướccách
mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trongkhoảng từ 170 đến
280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đãtăngcao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và
sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanhhơn nữa (Ngân hàng Thế giới, 2010, tr. 84).
Chính vì vậy, sự gia tăng nồngđộ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất
tăng và nguyênnhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được.
Kịch bản biến đổi khí hậu – Climate scenario: Là giả định có cơ sở khoa học và tính
tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội, GDP,

phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản
biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về
mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.
1.2.2 Mực nước biển dâng
Thủy triều ở biển thay đổi theo thời gian là do tác động của mặt Trăng, mặt Trời và
các yếu tố khí hậu khác trong đó tác động của mặt Trăng và mặt Trời là yếu tố chính.
Vì vậy thủy triều ở biển lên xuống theo thời gian có tính chu kỳ ngày đêm, nửa tháng,
một tháng, một năm và nhiều năm.
Mực nước đỉnh triều, chân triều chịu sự tác động chính của mặt Trăng, mặt Trời và các
yếu tố khí hậu bình thường ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố khí hậu bất bình
thường không mang tính quy luật nên rất khó cho việc nghiên cứu chu kỳ nhiều năm.
4


Mực nước trung bình là yếu tố có tính ổn định cao, ít bị ảnh hưởng của những hiện
tượng khí hậu bất thường. Vì vậy để nghiên cứu chu kỳ nhiều năm người ta thường
nghiên cứu sự biến đổi mực nước biển trung bình.
Ở Việt Nam có 3 trạm hải văn có số liệu nhiều năm là Hòn Dấu (Hải Phòng), Sơn Trà
(Đà Nẵng), và Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Thủy triều ở Hòn Dấu có chế độ nhật triều ngày lên xuống một lần có biên độ lớn (4,0
– 4,5m) và có thời gian quan trắc dài (từ 1961 đến 2006). Thủy triều ở Sơn Trà có chế
độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ nhỏ (1,0 đến 2,0m).
Thủy triều ở Vũng Tàu có chế độ bán nhật triều ngày lên xuống hai lần có biên độ lớn
(4,0 – 4,5 m), tài liệu thu thập được từ 1982 đến 2007.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng tài liệu của trạm Hòn Dấu là trạm có tài
liệu quan trắc dài năm và Vũng Tàu là trạm ở gần ĐBSCL.
Trong 46 năm (từ 1961 đến 2006), nếu bỏ qua 4 năm (1961 đến 1964) nghi ngờ có sai
số thì mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Hòn Dấu là 204cm (năm 1984) và
thấp nhất là 183 (năm 1965) (cao độ Hải đồ).
Trong 25 năm (1982 - 2007) mực nước trung bình năm cao nhất của trạm Vũng Tàu là

-18cm năm 1996 và thấp nhất là -36cm năm 1982 (cao độ Quốc gia). Biến trình mực
nước trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu và Hòn Dấu tuy thay đổi nhưng vẫn có tính
chu kỳ, tuy vậy việc xác định chính xác rất khó khăn. Biến trình mực nước bình quân 5
năm liên tục ở Hòn Dấu và Vũng Tàu có chu kỳ khoảng 18 – 20 năm. Kiểm tra lại với
biến trình mực nước bình quân liên tục 10 năm ở Hòn Dấu cũng cho thấy tính chu kỳ
nhiều năm của thủy triều là khoảng 18 – 20 năm (riêng ở Vũng Tàu tài liệu quá ngắn
nên không thể hiện rõ).
Biến trình mực nước trung bình 18 năm:
- Biến trình mực nước trung bình 18 năm của Hòn Dấu và Vũng Tàu đều cho
thấy sự gia tăng mực nước biển.
 Ở Hòn Dấu trong vòng 40 năm, mực nước biển trung bình 18 năm sau
(1984 – 2001 ) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm trước (1964 – 1981) là
58,5 mm. Tính ra độ gia tăng trung bình của nước biển ở Hòn Dấu là khoảng 3,0
mm/năm. Dùng quan hệ

18nam ~

T thì trung bình mỗi năm gia tăng 1,7 mm.

 Ở Vũng Tàu trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) mực nước biển trung
bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 –

5


1999) là 34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Dùng quan hệ
T thì trung bình mỗi năm gia tăng 4,7 mm.

18nam~


- Biến trình mực nước lớn nhất trung bình nhiều năm cũng cho thấy sự gia tăng
rõ rệt.
 Ở Hòn Dấu mực nước lớn nhất trung bình trong 18 năm (1989 - 2006)
cao hơn mực nước trung bình lớn nhất 18 năm (1962 – 1982) là 120 mm, trung
bình mỗi năm gia tăng 5mm. Mực nước lướn nhất theo quan hệ
trung bình 3,4 mm mỗi năm.

18nam~

T tăng

 Ở Vũng Tàu mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao
hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 46,7 mm, trung bình
mỗi năm gia tăng 5,8 mm . Dùng quan hệ max18nam ~ T thì mực nước lớn nhất
trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước lớn nhất trung bình 18 năm
(1982 – 1999) là 6,2 mm mỗi năm.
- Biến trình mực nước thấp nhất ở cả Hòn Dấu và Vũng Tàu đều chưa phát hiện
thấy sự gia tăng.
-

Qua nghiên cứu cho thấy, mực nước biển trung bình nhiều năm ở Vũng Tàu

mỗi năm gia tăng 4,7 mm. Sự gia tăng này lớn hơn hẳn sự gia tăng mực nước biển
nhiều năm ở Hòn Dấu. Phải chăng là do số liệu mực nước ở Vũng Tàu quá ngắn nên
kết quả còn chưa cính xác.
Qua nghiên cứu cho thấy sự gia tăng:
Mực nước biển chủ yếu là do sự gia tăng mực nước đỉnh triều. Theo quan hệ
T thì mỗi năm ở Hòn Dấu tăng khoảng 3,4 mm mỗi năm và ở Vũng Tàu
tăng khoảng 6,2 mm mỗi năm. Đây là một nhân tố gây ngập lụt ở những vùng thấp
trũng ở ĐBSCL (Trần Đức Khâm, 2009).

max18nam ~

1.2.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL
nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng
BĐKH và nước biển dâng. Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH - IPCC (2007) qua phân
tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công nhận ba vùng châu thổ
được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt
Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình
Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 mét,
Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản
6


lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội). ĐBSCL
sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực nước biển tương đương 50% diện tích toàn
vùng.
Nghiên cứu của Dasgupta et al. (2007), đã công bố một nghiên cứu chính sách do
Ngân hàng Thế giới - WB - xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia
chịu ảnh hưởng cao nhất do BĐKH. Tại Việt Nam, 2 đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 mét, ước
chừng 5.3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2%
diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu của Koyama (2005) báo cáo rằng nhiệt độ tăng cao sẽ là nguyên nhân tạo
nên sự suy giảm về sản lượng lúa trên toàn thế giới. Hơn nữa, những nghiên cứu đã
chứng minh được rằng sản xuất và phân bố lúa gạo nằm trong khu vực của thế giới bị
ảnh hưởng nhiều của BĐKH toàn cầu. Hiểu biết về tác động tiềm tàng của BĐKH đối
với hệ thống sản xuất lúa gạo là rất quan trọng cho sự phát triển của các chiến lược
thích hợp để thích ứng và làm giảm xuống các tác động xấu đối với an ninh lương thực
trong thời gian dài trong sự tương tác của sản xuất lúa gạo và BĐKH.

1.2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Trần Thọ Đạt & Vũ Thị Hoài Thu (2012).Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy
văn, nhiệt độ, độ ẩm...nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH ở Việt
Nam.
Nghiên cứu của Trần Quốc Đạt và ctv (2012).Trong nghiên cứu này, xâm nhập mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long được mô phỏng cho những kịch bản khác nhau của mực
nước biển dâng và lưu lượng thượng nguồn giảm bằng mô hình MIKE11.Mô hình
được xây dựng dựa trên cở sỡ dữ liệu của hai năm 1998 và 2005.Kết quả mô phỏng
xâm nhập mặn năm 1998 được chọn kịch gốc so sánh với bốn kịch bản xâm nhập mặn
vào các năm 2020 và 2030. Bốn kịch bản này được xây dựng dựa trên kịch bản CRES
B2, kịch bản tăng diện tích nông nghiệp và kịch bản diện tích nông nghiệp không đổi.
Hai kịch bản đầu là khi mực nước biển dâng 14 cm và lưu lượng thượng nguồn giảm
11% và 22%.Kịch bản số ba và bốn là khi mực nước biển dâng 20cm và lưu lượng
thượng nguồn giảm 15%.Kết quả mô phỏng cho thấy rằng độ mặn 2.5g/l xâm nhập
14km sâu hơn kịch bản gốc năm 1998. Ngoài ra xâm nhập mặn cũng tác động hầu hết
các dự án ngăn mặn ở ĐBSCL.
Theo Trần Thọ Đạt & Vũ Thị Hoài Thu (2013).Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng
sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước
7


tính khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông
Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Ngập lụt sẽ
làm mất đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam là đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng vì khoảng 80% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5 m so với
mực nước biển. Hiện tại, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu ha
(trong đó có 4 triệu ha đất trồng lúa). Tính trên phạm vi cả nước, Việt Nam sẽ bị mất
đi khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%) nếu mực nước biển dâng thêm

1m.
Theo Lê Anh Tuấn (2009b), Các báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2007 của Uỷ
ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Môi
trường của Liên hiệp quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc
gia chịu tác động cao do hiện tượng BĐKH và nước biển dâng. Vùng ĐBSCL được
xem nơi chịu tổn thương mọi mặt nghiêm trọng nhất của Việt Nam do lũ lớn, bão tố
bất thường, hạn hán kéo dài, mùa mưa đến trễ dầu vụ và lớn hơn vào cuối vụ, nước
biển dâng, sự xâm nhập mặn.
Theo Ngân hàng thế giới WB, trích dẫn của Đào Xuân Học (2009), nước ta với bờ
biển dài và hai vùng đồng bằng rộng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ (0.2m –
0.6m), sẽ có từ (100.000ha – 200.000ha) đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích sản xuất
nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng từ 0.3 đến 0.5 triệu
ha tại Đồng bằng Sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng trên 90% diện tích của
ĐBSCL bị ngập từ 4 – 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập
mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất
trồng lúa trong tổng số hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương
thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa
Đông Nam Á là một trong những quốc gia trên thế giới phải chịu ảnh hưởng của các
kiểu thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của bão biển, bão
nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. BĐKH đang ngày càng được biểu hiện rõ nét ở Việt
Nam.Trong khoảng 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã
tăng khoảng 2-30C.Mực nước biển tại trạm Hòn Dấu trung bình dâng khoảng 3
mm/năm; tức đã dâng khoảng 20cm trong vòng 50 năm qua.Bên cạnh sự gia tăng nhiệt
độ và mực nước biển, lượng mưa tính trung bình trên cả nước trong 50 năm qua đã
giảm khoảng 2%/năm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có
cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn, các đợt không khí
lạnh gây rét đậm, rét hại có xu hướng kéo dài.
8



-

Một số nghiên cứu tại ĐBSCL

Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã Thạnh Hải và An
Thạnh thuộc huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre cho thấy trước tác động của BĐKH thì
người dân địa phương lo ngại nhất là vấn đề sản xuất của họ. BĐKH tác động nhiều
nhất đến nghề trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản, và đây cũng là ngành nghề
cần được ưu tiên trong thời gian sắp tới. Do kinh tế của vùng chủ yếu là trồng lúa, hoa
màu và nuôi trồng thủy sản nên người dân rất khó thay đổi ngành nghề.
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2011). Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho
thành phố Cần Thơ, kết quả nghiên cứu cho thấy tới giữa thế kỷ 21, mực nước biển
dâng vào khoảng 22-30 cm. Vào cuối thế kỷ, mực nước biển dâng do BĐKH cao nhất
cho khu vực ĐBSCL khoảng 79-99 cm, 59-75 cm và 51 – 66 cm đối với kịch bản phát
thải cao, trung bình và thấp tương ứng. Kết quả xác định vùng có diện tích có nguy cơ
bị ngập do mực nước biển dâng trong tương lai cho thấy nếu mực nước biển dâng cao
1m, sẽ có khoảng trên 810 km2 tại Thành phố Cần Thơ có nguy cơ bị ngập (chiếm
khoảng gần 58% tổng diện tích toàn Thành phố), nếu mực nước biển dâng cao 70cm,
sẽ có khoảng trên 165.5 km2 tại Cần Thơ có nguy cơ bị ngập (chiếm khoảng 12% tổng
diện tích toàn Thành phố).
Phạm Lê Mỹ Duyên và ctv (2012). Nghiên cứu tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
cho rằng nguyên nhân chuyển đổi hệ thống sử dụng đất do điều kiện tự nhiên thay đổi
thất thường (mưa, nắng, xâm nhập mặn…) và quy hoạch chuyển đổi cơ cấu của địa
phương. Thời tiết diễn biến thất thường cùng với mực nước biển dâng làm quá trình
xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của huyện.

1.3 KHÁI QUÁT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý: ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, có tiềm

năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng,
đánh bắt thủy sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nước
và mở rông giao lưu với khu vực và thế giới. ĐBSCL như một bán đảo với 3 mặt
Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bờ biển dài 700km), phía Tây có đường
biên giới với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam
hiện nay (tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông), nằm trong khu vực

9


có đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á, Đông Á và rất gần
với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapoer, Malaixia.

 Địa hình: ĐBSCL có địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh gạch
phân bố dày, rất thuận lợi phát triển giao thong cả giao thong thủy và bộ. Ngoài ra, với
bờ biển dài 700km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch,
hàng hải và thương mại.
Diên tích tự nhiên toàn vùng là 39.747 km2; trong đó có khoảng 65% diện tích đất
dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
ĐBSCL có 13 tỉnh/thành: 1 thành phố trực thuộc trung ương (TP. Cần Thơ) và 12 tỉnh
(Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long , Trà Vinh, Hậu
Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) với diện tích đất liền 39.712 km2
(chiếm khoảng 12% diện tích cả nước).
 Khí hậu: ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có trên thế giới với một nữa
diện tích ngập từ 3 – 4 tháng mỗi năm, là hạn chế đối với canh tác nông nghiệp gây
khó khăn cho cuộc sống dân cư. Có nền nhiệt độ cao, ổn đinh trong toàn vùng, nắng
trung bình cả năm 2.226 – 2.709 giờ. Những đặc điểm khí hậu trên đã tạo ra ở ĐBSCL
những lợi thế riêng mà các nơi khác khó có được. Đây cũng là nơi ít xảy ra thiên tai.
 Nguồn nước: ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông MêKông và nước mưa. Cả hai
nguồn này đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Sông MêKông, bắt nguồn từ cao

nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam – Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào,
Campuchia chảy vào Việt Nam bằng hai nhánh: Tiền Giang và Hậu Giang (Bassac),
chiều dài từ biên giới Việt Nam – Campuchia, đến cửa biển là 230 km , lượng nước
bình quân của sông MêKông chảy qua nơi đây hơn 460 tỷ m 3/năm, vân chuyển khoảng
150 – 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình
bồi đấp lâu dài đã tạo nên Đồng Bằng châu thổ phi nhiêu ngày nay.
ĐBSCL có hệ thống sông rạch lớn nhỏ đan xen nên thuận lợi cung cấp nước ngọt
quanh năm. Chế độ thủy văn của ĐBSCL có 3 điểm nổi bậc:
-

Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng

-

Nước mặn vào mùa khô ở ven biển

-

Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn

ĐBSCL có lượng nước ngầm không lớn.Sản lượng khai thác được đánh giá mức 1
triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ nước sinh hoạt ().
10


×