Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên đặc tính đất các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản ngập và mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.02 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÒA TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

TRẦN VĂN VIỆT

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊN ĐẶC TÍNH ĐẤT CÁC TỈNH VEN BIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO
KỊCH BẢN NGẬP VÀ MẶN

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊN ĐẶC TÍNH ĐẤT CÁC TỈNH VEN BIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO
KỊCH BẢN NGẬP VÀ MẶN

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52820103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ths. Phan Kiều Diểm
TS. Nguyễn Thị Hồng Điệp

Trần Văn Việt
MSSV: 4115107
Lớp Quản Lý Đất Đai K37A2

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN ĐẶC TÍNH ĐẤT
CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN
NGẬP VÀ MẶN ”
Sinh viên thực hiện: Trần Văn Việt

MSSV: 4115107

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.

Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN ĐẶC TÍNH ĐẤT
CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN
NGẬP VÀ MẶN”
Sinh viên thực hiện: Trần Văn Việt


MSSV: 4115107

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi
Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Hồng Điệp
Ths. Phan Kiều Diễm

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN ĐẶC TÍNH ĐẤT
CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO KỊCH BẢN

NGẬP VÀ MẶN”
Do sinh viên Trần Văn Việt (MSSV: 4115107) thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày….tháng..... năm ......
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2014

Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.


Cần Thơ, ngày.....tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Việt

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Trần Văn Việt
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 04 tháng 05 năm 1993
Nơi sinh: Hồng Ngự - Đồng Tháp
Quê quán: Hồng Ngự - Đồng Tháp
Ngành học: Quản Lý Đất Đai
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên cha: Trần Văn Quan, Sinh năm: 1967
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ và tên mẹ: Đoàn Kim Liên, Sinh năm: 1970
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010 tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn
An.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2011, ngành học Quản Lý Đất Đai.
Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Đất Đai năm 2014.

v


LỜI CẢM TẠ



Kính thưa quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ!
Sau thời gian học tập vất vả và em đã hết sức cố gắng và cuối cùng đã đến với cổng
trường đại học. Với lòng yêu nghề và tận tụy của mình, quý thầy cô của trường đã
truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt là quý thầy cô Bộ Môn
Tài Nguyên Đất Đai thuộc Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tận tâm
dìu dắt em trong quá trình học tập.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Kiều Diễm và cô
Nguyễn Thị Hồng Điệp đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
và cho em những lời khuyên sâu sắc trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian
tiến hành thực hiện và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời tri ân đến cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Song Bình, người đã
tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong học tập và mang đến những kinh nghiệm cần thiết
trong thực tế.
Con xin cảm ơn ba mẹ và các anh chị đã động viên nhắc nhở con trong suốt quá
trình học tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có kết quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Quản Lý Đất Đai K37 A1 & A2 đã động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Lời cuối xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc
giảng dạy và nghiên cứu.

Trân trọng kính chào!

Trần Văn Việt

vi


TÓM LƯỢC

Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) được xem là vùng sẽ phải gánh chịu tác động
của biến đổi khí hậu nhiều nhất, những tác động này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống, kinh tế và an ninh lương thực của người dân và toàn xã hội. Trên cơ sở các kịch
bản ngập và xâm nhập mặn được xây dựng cho toàn tỉnh ven biển ĐBSCL đề tài sử
dụng phương pháp GIS nhằm xác định các loại đất có nguy cơ dể tổn thương theo kịch
bản ngập và mặn năm cơ sở 2004, kịch bản năm 2030 và kịch bản năm 2050. Kết quả
cho thấy:
-

Nhóm đất mặn, ngập nước (SCglha), nhóm đất phù sa, mặn nhiều (GLns(eu)),
nhóm đất phèn tiềm tàng nông, mặn nhiều (Flea(ptip)) có diện tích bị ảnh
hưởng nhiều nhất do hai yếu tố ngập ( > 1,5m) và mặn ( > 8‰).

-

Các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang và Trà
Vinh đều có diện tích đất bị ảnh hưởng do mặn và ngập theo các kịch bản
BĐKH. Trong đó, Sóc Trăng là tỉnh bị tác động cả hai yếu tố mặn ( > 8‰) và
ngập ( > 1,5m) , kế đến là Bạc Liêu và Cà Mau.

-

Hai loại đất bị ảnh hưởng do độ mặn ( > 8‰) và ngập ( 0,6 – 1,5m) là nhóm đất
phù sa, mặn nhiều (GLsz(ntio)) và đất mặn, ngập nước (SCglha) phân bố chủ
yếu ở Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

-

Hai loại đất bị ảnh hưởng bởi
ngập ( >1,5m), mặn (4 - 8‰) là nhóm đất phù sa, ít bồi, thiếu oxi trong nước

(GLha(eu)) và nhóm đất phù sa bồi, đất sét đỏ chôn vùi (FLgl (ptio)) phân bố
chủ yếu ở hai tỉnh Long An và Bến Tre.

vii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ...................................................... i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ....................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ........................................................................ iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ........................................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................... vi
TÓM LƯỢC ....................................................................................................................... vii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................ x
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................... xii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................. 2
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu tác động đến Đồng bằng Sông Cửu Long ........................... 2
1.2 Quá trình hình thành và một số đặc tính đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long....................... 3
1.3 Khái quát về thổ nhưỡng các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long............................. 9
1.3.1 Tỉnh Long An .................................................................................................................... 9
1.3.2 Tỉnh Tiền Giang...............................................................................................................10
1.3.3 Tỉnh Bến Tre....................................................................................................................12
1.3.4 Tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................................13
1.3.5 Tỉnh Sóc Trăng ...............................................................................................................14
1.3.6 Tỉnh Bạc Liêu .................................................................................................................15
1.3.7 Tỉnh Cà Mau ...................................................................................................................16

1.3.8 Tỉnh Kiên Giang .............................................................................................................17
1.4 Biến đổi khí hậu (ngập, mặn) ảnh hưởng đến đặc tính đất Đồng Bằng Sông Cửu Long ...17
1.4.1 Ảnh hưởng của yếu tố ngập đến đặc tính đất ....................................................................17
1.4.2 Ảnh hưởng của yếu tố mặn đến đặc tính đất và sự nhiễm mặn của thủy triều ....................20
1.5 Khái quát về hệ thống thông tin địa lý .................................................................................23
1.5.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý .............................................................................23
1.5.2 Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý ...................................................................23
1.5.3 Nhiệm vụ và một số ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý .............................................24
1.6 Giới thiệu khái quát về ArcGIS DESKTOP ........................................................................25
1.6.1 Phần mềm ArcView ..........................................................................................................25
1.6.2 Phần mềm ArcEditor .......................................................................................................28
viii


1.6.3 Phần mềm ArcInfo ...........................................................................................................28
1.7 Giới thiệu vùng nghiên cứu ..................................................................................................29

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................... 31
2.1 Phương tiện ...........................................................................................................................31
2.1.1 Thời gian dự kiến và đối tượng thực hiện .........................................................................31
2.1.2 Trang thiết bị và các phần mềm .......................................................................................31
2.2 Phương pháp.........................................................................................................................31
2.2.1 Phương pháp thực hiện ....................................................................................................31
2.2.2 Sơ đồ các bước tiến hành .................................................................................................34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................ 35
3.1 Các loại đất phân bố ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ............................................................35
3.2 Diễn biến tình hình nguy hại do ngập và mặn của các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu
Long ..........................................................................................................................................39
3.2.1 Tình hình phân bố cấp ngập các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long.......................39

3.2.2 Tình hình phân bố độ mặn của các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long ...................43
3.3 Tác động của yếu tố ngập và mặn lên đặc tính đất các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu
Long ..........................................................................................................................................47
3.3.1 Tác động của yếu tố ngập cao nhất ( >1,5m ) và mặn trung bình ( 4 - 8‰) ......................47
3.3.2 Tác động của yếu tố ngập trung bình ( 0,6m – 1,5m ) và mặn cao nhất ( > 8‰) ..............52
3.3.3 Tác động của yếu tố ngập cao nhất ( >1,5m ) và mặn cao nhất ( >8‰)............................56
3.4 Một số định hướng cho biến đổi khí hậu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................65

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 67
4.1 Kết luận ................................................................................................................................67
4.2 Kiến nghị...............................................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 69

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tiêu đề

Trang

1.1

Bản đồ thể hiện vị trí vùng nghiên cứu

29


2.1

Sơ đồ tiến trình thực hiện

33

3.1

Bản đồ đất năm 2009 các tỉnh ven biển ĐBSCL

34

3.2

Biểu đồ phân bố độ sâu ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL qua ba năm
kịch bản

38

3.3

Bản đồ phân bố độ sâu ngập các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2004

39

3.4

Bản đồ phân bố độ sâu ngập năm 2030 của các tỉnh ven biển ĐBSCL

40


3.5

Bản đồ phân bố độ sâu ngập năm 2050 của các tỉnh ven biển ĐBSCL

41

3.6

Biểu đồ phân bố độ mặn qua các kịch bản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL

42

3.7

Bản đồ phân bố độ mặn các tỉnh ven biển ĐBSCL năm 2004

43

3.8

Bản đồ phân bố độ mặn năm 2030 của các tỉnh ven biển ĐBSCL

44

3.9

Bản đồ phân bố độ mặn năm 2050 của các tỉnh ven biển ĐBSCL

45


3.10

Biểu đồ ảnh hưởng của ngập cao nhất và mặn trung bình theo kịch bản
BĐKH

46

3.11

Biểu đồ ảnh hưởng của ngập cao nhất và mặn trung bình theo đơn vị
hành chính

48

3.12

Biểu đồ ngập cao nhất và mặn trung bình ảnh hưởng đến các loại đất
theo đơn vị hành chính năm 2004

48

3.13

Biểu đồ ngập cao nhất và mặn trung bình ảnh hưởng đến các loại đất
theo đơn vị hành chính ở năm 2030

49

3.14


Biểu đồ ngập cao nhất và mặn trung bình ảnh hưởng đến các loại đất
theo đơn vị hành chính ở năm 2050

50

3.15

Biểu đồ ảnh hưởng của yếu tố ngập trung bình và mặn cao nhất qua các
năm

51

3.16

Biểu đồ ảnh hưởng của ngập trung bình và mặn cao nhất lên các tỉnh
ven biển ĐBSCL

54

3.17

Biểu đồ ảnh hưởng của mặn và ngập cao nhất theo kịch bản BĐKH

55

3.18

Biểu đồ ảnh hưởng của mặn cao nhất và ngập cao nhất theo các loại đất
ở các năm kịch bản


56

x


3.19

Biểu đồ ảnh hưởng của mặn cao nhất và ngập cao nhất ở các tỉnh ven
biển vùng ĐBSCL

58

3.20

Biểu đồ ảnh hưởng của ngập cao nhất và mặn cao nhất lên loại đất theo
đơn vị hành chính của năm 2004

59

3.21

Diện tích các loại đất bị tổn thương do ngập cao nhất và mặn cao nhất
theo đơn vị hành chính năm 2030

60

xi



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tiêu đề

Trang

1.1

Diện tích các nhóm đất chính vùng ĐBSCL

6

1.2

Các nhóm đất chính vùng ĐBSCL

6

2.1

Phân cấp mức độ chống chịu độ sâu ngập của cây lúa

31

2.2

Phân cấp mức độ chống chịu độ kiềm, mặn của cây lúa

31


3.1

Diện tích các loại đất bị tổn thương do ngập cao nhất và mặn trung bình
theo từng kịch bản

47

Diện tích các loại đất bị ảnh hưởng mặn cao nhất và ngập trung bình theo
từng năm kịch bản

52

Diện tích các loại đất bị tổn thương do yếu tố ngập cao nhất và mặn cao
nhất theo các kịch bản BĐKH

57

Diện tích các loại đất bị ảnh hưởng do yếu tố ngập cao nhất và mặn cao
nhất theo đơn vị hành chính ở năm 2050

61

3.2

3.3

3.4

xii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

BĐKH

Biến đổi khí hậu

TNMT

Tài nguyên môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Tổ chức lương thực – nông nghiệp
của Liên Hiệp Quốc

Food and Agriculture
Organization

GIS


Hệ thống thông tin địa lý

Geograpgic Information System

IRRI

Viện lúa quốc tế

International Rice Research

Climate Change

Institute

xiii


MỞ ĐẦU
Ngày nay, các hiểm họa và thách thức về môi trường không còn giới hạn trong phạm
vi của từng quốc gia hay từng khu vực mà đã mang tính toàn cầu. Một trong những
thách thách thức lớn nhất đối với nhân loại đó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước
biển dâng đây là những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Với địa hình thấp so với mực nước biển lại nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, tiếp giáp với
biển nên Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc
biệt là tác động của biến đổi khí hậu (Ngô Trọng Thuận, 2006). Theo dự báo của các
tổ chức quốc tế và các nhà khoa học, toàn vùng ĐBSCL trong thời gian tới sẽ chịu tác
động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những năm gần đây,
các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL liên tục đối mặt với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu
vào nội đồng trong mùa khô và nước ngập do triều cường vào mùa mưa, trong đó

nguyên nhân chính là do tác động của BĐKH. ĐBSCL được cho là vùng tạo ra 40%
GDP về nông nghiệp của Việt Nam. So với cả nước, sản lượng lương thực của vùng
chiếm 50%, thủy sản chiếm 70%. Thế nhưng, ĐBSCL lại được xem là vùng sẽ phải
gánh chịu tác động của BĐKH nhiều nhất và những tác động này sẽ làm ảnh hưởng rất
lớn đến an ninh lương thực cũng như ảnh hưởng đến đặc tính đất tại các vùng ven biển
(Võ Quang Minh và ctv.,2011).
Việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH lên đặc tính đất, dự báo diện tích bị xâm nhập
ngập mặn là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin địa lý trong dự đoán, đánh giá các đặc tính và vùng dễ tổn thương của các
kịch bản biến đổi khí hậu đến các loại đất sản xuất hiện nay có thể cho biết các ảnh
hưởng của BĐKH đến đặc tính đất và quy hoạch sử dụng đất trong tương lai như dự
báo diện mức độ xâm nhập mặn và ảnh hưởng ngập trên các loại đất xảy ra trong thời
gian tới là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để có thể giúp các nhà quản lý có cái
nhìn toàn diện và cụ thể hơn về những ảnh hưởng của BĐKH trong tương lai từ đó đưa
ra biện pháp ứng phó cũng như quy hoạch sử dụng nhằm bảo vệ diện tích đất nông
nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đời sống người dân vùng ĐBSCL. Đề
tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên đặc tính đất các tỉnh ven biển Đồng
bằng Sông Cửu Long theo kịch bản ngập và mặn” được thực hiện nhằm hổ trợ các
nhà quản lý nắm rõ tình hình ảnh hưởng của BĐKH lên đặc tính của môi trường đất từ
đó kịp thời đề ra những biện pháp hạn chế và hướng khắc phục các tác động của
BĐKH vùng ven biển ĐBSCL.

1


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu tác động đến Đồng bằng Sông Cửu Long
Theo Trần Đức Khâm (2009) biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do
hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm tan băng ở các
vùng cực đới, dẫn tới khí hậu của trái đất biến đổi, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một

tăng, nước biển ngày một dâng cao.
Theo dự báo của Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt
độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 2 – 40C dẫn đến mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ
tăng lên 0,18 ÷ 0,59m so với cuối thế kỷ XX. Nếu lượng khí thải nhà kính giữ ở mức
năm 2000 thì cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tăng 20C và mực nước
biển trung bình toàn cầu vẫn tăng 0,1 ÷ 0,25m so với thế kỷ XX.
Trong cả hai trường hợp nếu băng tan nhiều nước biển sẽ dâng cao hơn. Ở Việt Nam,
theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khí tượng thủy văn thì trong vòng 50 năm (1950
- 2000) nhiệt độ trung bình tăng 0,70C Trước tình hình trên ngày 2/12/2008 thủ tướng
đã ra quyết định nghiên cứu biến đổi khí hậu và vào năm 2009 hoàn thành các kịch
bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Cuối năm 2010 hoàn thành việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn
từ 2010 – 2100. Thực hiện quyết định của chính phủ tháng 10/2009 Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ XXI mực nước biển
dâng cao hơn cuối thế kỷ XX là 1,0m. Đối với ĐBSCL, BĐKH làm cho mực nước
biển dâng, hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ
làm gia tăng ngập lụt, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy
khác. Trong báo cáo này xin tập trung vào hai vấn đề chính có tính chất nguyên nhân
của mọi nguyên nhân là mực nước biển dâng và hạn hán.
Theo Trần Đức Khâm (2009) thì có các dự báo như sau:
 Dự báo cho năm 2020
Nước biển dâng:
Kết quả nghiên cứu cho thấy mực nước biển trung bình ở Vũng Tàu trong giai đoạn
1982 – 2007 mỗi năm gia tăng khoảng 4,7 mm. Dự báo mực nước biển trung bình giai
đoạn 2012 – 2027 gia tăng thêm khoảng 90 mm. Mực nước biển lớn nhất hàng năm ở
Vũng Tàu trong giai đoạn 1982 – 2007 mỗi năm gia tăng khoảng 6,2 mm dự báo mực
nước biển lớn nhất hàng năm trung bình giai đoạn 2012 – 2027 gia tăng thêm khoảng
120 mm.
2



Dự báo khô hạn:
Mực nước biển trung bình dâng cao, nhất là mực nước đỉnh triều sẽ làm cho những
vùng thấp trũng ở ĐBSCL ngập lụt và đẩy nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền.
Để đẩy lùi sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL có nhiều biện pháp, một trong những biện
pháp đó là sử dụng nước sông Mêkong. Theo kế hoạch từ 2011 – 2015 trên lưu vực
sông Mêkong sẽ xây dựng một số công trình thủy điện, trong đó có 15 công trình có
hồ chứa lớn với tổng dung tích hiệu dụng là 25 600 x106 m3, dự báo trong mùa khô có
thể làm gia tăng 1400 ÷ 1600 m3/s nữa.
 Dự báo sau năm 2020
Nước biển dâng
Dùng tài liệu mực nước biển trong khoảng 25 – 40 năm để dự báo mực nước biển 50
– 100 năm sau là điều không tưởng.
Hơn thế nữa để chống biến đổi khí hậu đến năm 2020 các nước trên thế giới sẽ cắt
giảm rất lớn lượng khí thải. Vào năm 2020 Mỹ đã cam kết cắt giảm 17 % lượng khí
thải, Trung Quốc hứa sẽ cắt giảm 40 – 45 %, Ấn Độ hứa sẽ cắt giảm 20 – 25 % , Brazil
hy vọng sẽ cắt giảm 36 – 39 %, Liên minh Châu Âu sẽ cắt giảm 20% lượng khí thải và
giữ đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trái đất chỉ tăng thêm 1,5 - 20C.
Như vậy từ sau năm 2020 khí hậu trái đất sẽ biến đổi chậm hơn giai đoạn 1990 – 2020,
và mực nước biển dâng cũng sẽ giảm đi. Những nghiên cứu ở trên cho thấy mực nước
biển dâng hàng năm rất chậm, vì vậy để khỏi lãng phí trong đầu tư trong 10 năm tới
chúng ta chưa nên xây dựng những công trình cứng, đồng thời thu thập thêm tài liệu
và tiến hành nghiên cứu để dự báo chính xác hơn.
Hạn hán:
Theo kết quả quy hoạch của Ủy hội quốc tế sông Mêkong đến năm 2020 các hồ chứa
thủy điện trên lưu vực sông Mêkong được đưa vào sử dụng có dung tích hiệu dụng
trên 70 tỷ m 3 và từ năm 2021 – 2050 sẽ xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có dung
tích hiệu dụng khoảng 30 tỷ m 3 nữa. Đến lúc đó lưu lượng mùa cạn sông Mêkong sẽ
tăng lên rất lớn, đủ đảm bảo cung cấp cho các quốc gia Hạ lưu và đẩy ranh giới mặn
lùi xa hơn nữa.

1.2 Quá trình hình thành và một số đặc tính đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
 Quá trình hình thành và phát triển
Theo Trần An Phong (1986), cuối thời kỳ Pleistocence phần lớn lãnh thổ đồng bằng
Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của biển, địa hình chủ yếu chịu sự tác động của xâm
thực và bào mòn. Từ đầu thời kỳ Holocence biển tiến chậm vào đồng bằng, phủ lên
3


những nơi có địa hình thấp hình thành một chế độ biển nông. Vào giữa Holocence biển
tiến cực đại trên toàn đồng bằng, tới các vùng Hà Tiên, Châu Đốc, Đồng Tháp Mười.
Lúc này ở Cần Thơ, Cai Lậy chìm sâu dưới mực nước biển. Thời gian tồn tại của biển
(tuổi Holocence) đã tạo thành một lớp trầm tích dày 8 m ở Cần Thơ và 6 m ở Cai Lậy,
sau đó biển bắt đầu rút từ từ, hình thành các vùng sinh thái lầy và rừng ngập mặn.
Theo Tôn Thất Chiểu et al (1991), ở ĐBSCL móng đá lộ ra chiếm khoảng 5% diện
tích, hầu hết diện tích còn lại là lớp trầm tích bở rời tuổi Halocence, chính đặc điểm
này đã chi phối quy luật phát sinh đất ở đồng bằng này. Sự chuyển động của những
con sông lớn (sông Tiền và sông Hậu) và sự tiến dần ra biển của đồng bằng bồi phù sa
dưới ảnh hưởng của đứt gãy và chuyển động của móng đá, đã để lại những đồng trũng
rộng lớn (đầm Đồng Tháp Mười, Bắc Hà Tiên, Hồng Dân, U Minh v.v…) là những
khu vực chứa phèn tập trung quan trọng ở ĐBSCL.
Tóm lại cấu trúc trầm tích ở ĐBSCL chịu sự tương tác qua lại giữa biến động móng đá
sâu và mức độ bồi tích trong từng khu vực. Sự tương tác này hình thành những quy
luật chi phối phát sinh địa mạo và thổ nhưỡng trên toàn bộ vùng bồi phù sa ĐBSCL.
 Phân loại đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Theo Tôn Thất Chiểu et al (1991), nếu không kể các hải đảo, ĐBSCL có diện tích tự
nhiên 3.933,132 ha, chia ra 25 đơn vị chú giải bản đồ đất thuộc 8 nhóm đất như sau:
- Nhóm đất cát: Đất cát ở ĐBSCL chủ yếu là đất cát giồng, phần lớn diện tích
phân bố ở ven biển Đông thành từng giải hình vòng cung song song với bờ biển, nhô
cao lên so với vùng phù sa xung quanh. Những giải cát giồng là minh chứng cho quá
trình đồng bằng tiến ra biển của ĐBSCL, nơi mà móng đá chìm xuống sâu, quá trình

hoạt động bờ biển của sông đã tác động mạnh mẽ hình thành giồng cát. Càng xa biển,
giồng cát càng thấp do đỉnh bị bào mòn, vật liệu tràn lấp xuống các trũng giữa giồng.
Có nơi cát giồng bị lấp hoàn toàn dưới lớp phù sa như ở Gò Công (Tiền Giang). Vật
liệu hình thành cát giồng gồm có cát thạch anh và những khoáng vật khác nhau. Trong
điều kiện nhiệt ẩm cao của ĐBSCL, cát giồng tiếp tục phong hóa, phẫu diện đất đã
hình thành tầng tích tụ, thành phần cơ giới có nơi là thịt nhẹ.
- Nhóm đất mặn: Về mặt phân loại đất mặn ở ĐBSCL, tất cả đất chỉ có quá
trình mặn được xếp vào đất mặn bao gồm: mặn do ngập nước triều mặn hay do nước
ngầm mặn gây nên. Nhóm đất mặn có cả quá trình phèn được chuyển sang nhóm đất
phèn, bao gồm các nhóm: đất mặn phần lớn dưới rừng ngập mặn, đất mặn nhiều, đất
mặn trung bình và đất mặn ít. Đất mặn ở ĐBSCL là đất mặn do muối trong nước biển,
chủ yếu là NaCl. Căn cứ vào độ dẫn điện EC và định lượng hàm lượng Cl- trong đất.
- Nhóm đất phèn: Nhóm đất phèn là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất và phân
hóa phức tạp nhất ở ĐBSCL. Phân loại đất phèn căn cứ vào tầng sinh phèn và tầng
phèn, độ sâu xuất hiện của những tầng này trong phẫu diện đất.
4


+ Tầng sinh phèn: Là tầng tích lũy vật liệu chưa phèn (Sulfiric material),
là tầng sét hữu cơ ngập nước thường xuyên ở trạng thái yếm khí, có chứa lượng SO3
trên 1,75% (tương đương với 0,75%S). Khi oxy hóa cho pH dưới hoặc bằng 3,5. Tất
cả các đất chỉ có tầng sinh phèn trong phẫu diện đất được xếp vào đất phèn tiềm tàng.
+ Tầng phèn: Là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành
và phát triển của đất phèn từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu dưới khoáng
Jarosite dưới dạng đốm, vệt vàng rơm (2.5Y) có pH thường dưới 3,5. Tầng phèn vẫn
gọi là tầng Jarosite, là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông
Hậu, là lớp phủ trầm tích nước ngọt trẻ nhất ở ĐBSCL. Sản phẩm phù sa bị mặn và
phèn xếp sang nhóm đất mặn và nhóm đất phèn. Phân chia các đơn vị theo các nhóm:
đất đang được phù sa lắng hàng năm, đất phù sa mới đã thoát khỏi quá trình bồi lấp

hằng năm của hệ thống sông Cửu Long được xếp vào nhóm phù sa không được bồi.
Đây là các dãy đất phù sa ven sông, đất phù sa không được bồi có quá trình glây trong
phẫu diện đất trung bình hoặc mạnh, thể hiện ở hình thái phẩu diện đất có màu xám
xanh, được xếp vào nhóm đất phù sa glây, nếu ở địa hình trung bình và hơi cao tầng B
tích lũy sét secquyoxyt thể hiện bằng sét loang lổ đỏ vàng, xếp vào đất phù sa không
được bồi có loang lổ.
- Nhóm đất lầy và than bùn: Nhóm đất lầy than bùn là đất than bùn – phèn,
được hình thành trên trầm tích vùng nội địa hay các lòng sông cổ, quá trình tích lũy
hữu cơ từ thực vật đã phát triển từ lâu đời ở đại hình trũng thấp. Quá trình tích lũy vật
liệu sinh phèn nguyên sinh và thứ sinh đã tạo nên tầng sinh phèn giàu chất hữu cơ. Vì
vậy than bùn ở ĐBSCL là than bùn phèn.
- Nhóm đất xám: Bậc thềm phù sa cổ ở phía Campuchia và Đông Nam Bộ
xuống đất vùng ĐBSCL, chỉ còn rải rác một ít diện tích. Cũng như ở miền Đông Nam
Bộ, trầm tích phù sa cổ có hàm lượng cát, thạch anh nhiều nên hình thành đất xám cơ
giới nhẹ. Tuy vậy, đến ĐBSCL địa hình đã thấp đi nhiều và trầm tích đầm mặn đã phủ
chờm lên phù sa cổ, vì vậy đất xám và đất phèn xen kẽ nhau. Có nhiều vùng do hậu
quả sụt lún đất phù sa cổ có địa hình thấp lớp mặt bị nhiễm phèn. Đất này có lượng
hữu cơ và đạm khá hơn nên khi thoát phèn phát huy hiệu quả nhanh.
- Nhóm đất đỏ vàng: Chiếm diện tích rất ít và chỉ bao gồm một đơn vị là đất đỏ
vàng trên sản phẩm phong hóa của đá macma axid. Đá granit có cấu tạo hạt lớn giàu
thạch anh, nghèo mica. Địa hình chia cắt mạnh, sườn dốc trên 250.
- Nhóm đất xói mòn: Nhóm đất này chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu ở vùng núi
thất sơn (An Giang) và những dãy núi ở Kiên Giang. Đất bị xói mòn mảnh liệt, trơ đá
mẹ, nhiều nơi gần như núi đá hoàn toàn. Như vậy đất đồi núi ở đây đã bị phá hủy
nghiêm trọng, rừng đã bị tàn phá hết.
5


Bảng 1.1: Diện tích các nhóm đất chính vùng ĐBSCL


Stt

Nhóm đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất cát

43.318

1,1

2

Đất mặn

744.547

19,1

3

Đất phèn

1.600,263


41,1

3.1

Đất phèn tiềm tàng

421.867

10,7

3.2

Đất phèn hoạt động

1.178,396

30,1

4

Đất phù sa

1.184,857

30,4

5

Đất lầy và than bùn


24.027

0,6

6

Đất xám

134.656

3,5

7

Đất đỏ vàng

2.420

0,06

8

Đất xói mòn

8.787

0,2

(Nguồn: Tôn Thất Chiểu et al., 1991)


Qua bảng 1.1 cho thấy ĐBSCL có 3 nhóm đất có diện tích lớn là đất phèn, đất phù sa
và đất mặn.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của chương trình 60 – 02 (1986) trong báo cáo tổng
hợp của quá trình điều tra cơ bản vùng ĐBSCL – chương trình 60 – B (Nguyễn Ngọc
Trân, 1990) thì ĐBSCL với diện tích tự nhiên 3.728,600 ha có các nhóm đất sau:
Bảng 1.2: Các nhóm đất chính vùng ĐBSCL

Stt

Nhóm đất

Diện tích (ha)

1

Đất giồng

43.318

1,1

2

Đất phù sa

1.169,857

29,3

3


Đất mặn

744.574

18,7

6

Tỷ lệ (%)


4

Đất phèn

5

Đất than bùn

6

Đất xám trên phù sa cổ

7
8

1.590,263

39,9


34.027

0,8

115.872

2,9

Đất đồi núi

30.725

0,8

Bãi bồi sông

10.688

0,3

284.108

6,2

Sông kênh rạch

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Trân, 1990)

Đặc tính đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đánh giá về tính chất vật lý – hóa của đất nói riêng và độ phì của đất nói chung trên
toàn ĐBSCL đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến trong nhiều tài liệu khác
nhau. Từ các kết quả của chương trình 62-02, Tôn Thất Chiểu et al (1991), Bộ môn
Khoa Học Đất (1995), Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai (2005) và các kết
quả khảo sát cho thấy nhiều đất của vùng ĐBSCL có các đặc tính sau:
- Đất ở ĐBSCL hầu hết có phản ứng chua đến rất chua ( ngoài các loại đất phù
sa và đất mặn ). Như vậy có khoảng 50% diện tích đất ở ĐBSCL thuộc loại đất chua,
trong đó có khoảng 40% diện tích là loại rất chua. Theo Ponnamperuma (1972), pH đã
ảnh hưởng trực tiếp đến sự hòa tan của Al3+ cùng với Fe2+ , Fe3+ và độ hữu dụng của P.
Trong đất phèn, Al3+ là cation trao đổi chủ yếu, nó tồn tại chủ yếu dưới dạng
hydroxide hoặc sulfate nhôm, tại pH < 4,0 thì độ hòa tan của Al gia tăng và Al sẽ thay
thế các cation base trong phức hệ trao đổi (Van Wijk et al., 1992).
- Phần lớn đất có tỷ lệ chất hữu cơ trung bình và cao, những loại đất phèn và
đất phèn mặn loại hình hữu cơ tầng mặt chứa từ 7-10% lượng hữu cơ nhưng mùn hóa
yếu nên nhiều trường hợp còn bán phân giải. Tất cả những đất khác còn lại (trừ đất cát
biển và đất xám bạc màu), hầu hết có tỷ lệ hữu cơ tầng mặt trung bình hoặc khá, mức
độ mùn hóa cao. Đây là những địa bàn trồng lúa rộng lớn, có điều kiện tăng vụ. Ở đây
qua những số liệu ta thấy lượng hữu cơ vẫn ở mức độ bình thường, ở đất phù sa cao 23 vụ lúa. Số liệu về chất hữu cơ cao nói chung ở trên cũng phù hợp với số liệu trước
đây
(Kyuma. K., 1976) cho trung bình lượng C toàn phần của đất cùng châu thổ Cửu Long
là 2,4%. Nhưng ở những cánh đồng lúa lâu năm trên đất phù sa cao, lượng hữu cơ khá
biến động, có nơi chỉ ở mức trung bình.
7


- Đạm tổng số cao ở đất phèn, phèn mặn và mặn khoảng 0,4%. Đạm tổng số
của những đất phèn, phèn mặn và mặn của loại hình không có tầng hữu cơ cũng khá
khoảng 0,02%. Đạm tổng số của đất phù sa cũng trung bình và khá 0,12 - 0,2%, riêng
ở đất phù sa được bồi và phù sa không phân hóa phẫu diện, đạm tổng số cũng như mùn
ít hạ thấp theo độ sâu của phẫu diện. Đạm tổng số của đất xám nghèo, ở đất xám glây

trái lại đạm tổng số khá giàu ở tầng mặt và hạ thấp xuống các tầng dưới. Kawaguchi
và Kyuma (1977), nhận xét ở ĐBSCL lượng đạm có thể khoáng hóa không cao và
mức độ phân hóa trung bình chỉ 3,7% ở đất thiềm thủy triều cao và ở bưng trũng càng
thấp từ 2,3 - 2,6%. Điểm này có quan hệ đến pH và lân dễ tiêu thấp.
- Qua số liệu về tỷ số C/N cho thấy đối với đất phù sa và đất xám phù sa cổ,
mức độ phân giải nói chung trung bình, tỷ lệ C/N từ 10 - 12, ở đất mặn và phèn loại
hình hữu cơ mức độ phân giải thường kém, tỷ lệ C/N thường từ 15 - 30 và ở những
tầng hữu cơ bán phân giải có khi trên 40. Đất xám glây phân giải cũng yếu (15 - 20)
nhưng tầng phèn phù sa cổ phân giải khá lớn. Các loại đất thuộc loại hình không hữu
cơ đều có mức độ phân giải trung bình, tỷ lệ C/N từ 10-13.
- Theo Đỗ Thị Thanh Ren (2003), đất vùng ĐBSCL nhìn chung nghèo lân tổng
số, hàm lượng lân trung bình của các nhóm đất chính là 0,06% P2O5, đất phù sa nhiễm
mặn có hàm lượng lân tổng số khá (0,088% P2O5). Trên một số loại đất ở ĐBSCL, lân
hữu cơ ở tầng mặt chiếm từ 31-64% lân tổng số, trong đó đất phù sa có hàm lượng hữu
cơ thấp và đất phèn có lượng lân hữu cơ cao hơn. Lượng lân khoáng gia tăng theo độ
sâu phẫu diện đất, ngược lại lượng lân hữu cơ cao nhất ở tầng mặt.
- Tổng số cation trao đổi cao ở các loại đất phù sa, đất mặn và đất phèn từ 12-15
meq/100g, ở đất xám và xám glây từ 1,2-2,5meq/100g. Đặc biệt sự khác nhau rất rõ về
tỷ lệ Ca2+ và Mg2+. Tổng số cation trao đổi nói chung và tỷ lệ Ca/Mg đã phân hóa khá
rõ ở các loại đất, nên được sử dụng trong phân loại đất.
- Thành phần cơ giới của đất đóng vai trò rất quan trọng trong đất, nó liên quan
đến các đặc tính của đất như độ chặt, độ xốp, cấu trúc, độ thấm, khả năng giữ nước,
khả năng mao dẫn, khả năng hấp thụ trao đổi ion, sự hấp thụ và dự trữ các chất dinh
dưỡng (Trần Kông Tấu, 2002), (Tôn Thất Chiểu et al., 1991). Về thành phần cơ giới
thì hầu hết các loại đất ở ĐBSCL (trừ đất cát, đất phù sa ở một số bãi bồi, đất xám, đất
xám glây) là sét (<0,002 mm) thường từ 45-60%.
-Về đánh giá độ phì nhiêu nói chung của ĐBSCL đã có nhiều ý kiến trước đây,
ví dụ như Kyuma (1976) và các tác giả khác cho rằng đất ở ĐBSCL có:

8



+ Độ phì nhiêu vừa phải (do bản chất của khoáng sét chủ yếu là Kaolinite, illit
rất ít khoáng sét Montmorillonit, dung tích hấp thụ thấp so với lượng sét và chất hữu
cơ).
+ Chất hữu cơ cao.
+ Lân dễ tiêu thấp so với đất trồng lúa của các nước khác ở Châu Á.
+ Đất có khả năng dự chất dinh dưỡng khá.
Như vậy, theo các tác giả thì hơn một nửa diện tích đất ở ĐBSCL có độ phì nhiêu
trung bình và khá, có thể phát huy hiệu lực hiện tại hay qua cải tạo không lâu. Những
loại đất còn lại nếu từng bước được cải tạo nhất là thủy lợi, tạo điều kiện phát huy khả
năng tiềm tàng nhất là lượng hữu cơ và đạm tổng số khá.
1.3 Khái quát về thổ nhưỡng các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.3.1 Tỉnh Long An
 Địa hình và thổ nhưỡng
Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc
- Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông
và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh
Long An được xếp vào vùng đất ngập nước.
Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực
Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và
Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có
diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm.
Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thị xã Tân An có một số khu
vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các
vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém.
Về phương diện địa chất - trầm tích thì chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc trầm
tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích
Holocene. phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều

tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp,
trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ bản, Long An
có các nhóm đất chính :
• Nhóm đất phù sa cổ: Phân bổ ở địa hình cao 2 - 6 m so với mặt biển, bao gồm các
huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Do địa hình cao thấp khác nhau
nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn.
9


• Nhóm đất phù sa ngọt : Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bổ chủ yếu ở
các huyện, thị : Tân Thạnh, Thị xã Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành
và Mộc Hóa.
• Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu
Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị nhiễm mặn trong mùa
khô.
• Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng
sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất cao
(Cl-, Al3+, Fe2+ và SO42-), mất cân đối nghiêm trọng NPK.
• Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ tỉnh Long An và bị
nhiễm mặn trong mùa khô.
• Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh
Hóa.
Qua những đặc điểm về thổ nhưỡng cho thấy tỉnh Long An có nhiều bất lợi trong tổ
chức sản xuất nông nghiệp. Vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn nên tỉnh cần có
những giải pháp riêng định hướng phát triển vùng, nhất là sản xuất nông nghiệp (Cổng
thông tin điện tử tỉnh Long An, 2008).
1.3.2 Tỉnh Tiền Giang
 Địa hình – Địa chất
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc <1% và cao trình biến thiên từ 0

m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1 m. Toàn bộ diện tích tỉnh
nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai
được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu
thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 5.000 - 4.500 năm
trở lại đây còn được gọi là phù sa mới.
Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các
giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa chất công trình khả
năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây
dựng. Các tầng đất sâu tương đối giàu cát và có đặc tính địa chất công trình khá hơn,
tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện tượng xen kẹp với các tầng đất có
đặc tính địa chất công trình kém, cần khảo sát kỹ khi xây dựng các công trình có qui
mô lớn, tải trọng cao…Toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những
khu vực địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung (Cổng thông tin điện
tử tỉnh Tiền Giang, 2014).
10


×