Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ương cua giống trong bể lót bạt ở huyện năm căn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.4 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ GẤM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH ƯƠNG
CUA GIỐNG TRONG BỂ LÓT BẠT Ở HUYỆN NĂM CĂN
TỈNH
CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THUỶ SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ GẤM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH ƯƠNG
CUA GIỐNG TRONG BỂ LÓT BẠT Ở HUYỆN NĂM CĂN
TỈNH
CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THUỶ SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LÊ QUỐC VIỆT



2014


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH ƯƠNG CUA GIỐNG
TRONG BỂ LÓT BẠT Ở HUYỆN NĂM CĂN TỈNH CÀ MAU
Nguyễn Thị Gấm1 và Lê Quốc Việt2
1

Sinh viên lớp KTTS K37, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

2

Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
ABSTRACT

This study was conducted from August to December 2014. Thirty five farmers were
interviewed in Ham Rong Commune, Nam Can District, Ca Mau Province. Result showed
that tanks lined canvas area was 9.6 m2; 0.27 m in depth and 100% cutch is net. Stocking
density was 256.7 inds/m2. Farmer (40%) used fresh small shrimp (Sergestidae) as feed
and 60% farmer combined fresh small shrimp (Sergestidae) and pelleted feed. Survival
rate reached 84.9 and the average productivity was up to 237.4 inds/m2. The total
production was 986,000±662,526.42 inds/famer/year. The total production cost was
18.76 millions VND/once; the income 5.12 millions VND/once (121.11 millions
VND/famer/year and 94% farmers made profit. The study defined factors affect to the
effiency of the model included (i) nursery area; (ii) megalop price; (iii) stocking density;
(iv) survival rate and (v) selling price.
Key words: Mud crab, Scylla paramamosain, tanks lined canvas, economic efficiency,
megalop
Title: Analysis economic efficiency of the juvenile crabs nursery in tanks lined canvas

model in Nam Can District, Ca Mau Province
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8–12/2014, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp
35 hộ ương cua từ giai đoạn megalop lên cua giống tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn,
tỉnh Cà Mau. Kết quả phân tích cho thấy các nông hộ ương cua trong bể đất lót bạt với
diện tích bể ương trung bình 9,6 m2/bể, độ sâu mực nước 0,3 m và giá thể 100% là lưới.
Cua được ương với mật độ trung bình 256,7 con/m2, cho ăn bằng thức ăn ruốc sống
chiếm 40% số hộ ương và 60% cho ăn kết hợp giữa ruốc sống và thức ăn viên. Tỷ lệ sống
đạt trung bình 84,9%, năng suất 237,4 con/m2 và sản lượng đạt 986.000 con/hộ/năm. Mô
hình ương có chi phí đầu tư trung bình 18,76 triệu đồng/đợt và lợi nhuận 5,12 triệu
đồng/đợt (121,11 triệu đồng/hộ/năm), tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 0,3. Trong đó,
có 94,3% hộ có lợi nhuận và 5,7% số hộ lỗ. Ngoài ra, nghiên cứu đã xác định được 5 yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi gồm: (i) diện tích bể ương; (ii) Giá con
giống; (iii) mật độ ương; (iv) tỷ lệ sống và (v) giá bán.
Từ khóa: Cua biển, Scylla paramamosain, bể lót bạt, hiệu quả kinh tế, megalop
1 GIỚI THIỆU
Trong những năm qua ngành thủy sản nước ta đã khẳng định những lợi thế và vị trí của
mình trong nền kinh tế quốc dân, với diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 1.037.000
ha, sản lượng 3,21 triệu tấn và đạt giá trị khoảng 176,5 nghìn tỷ đồng (Tổng cục Thống
kê, 2013). Nghề nuôi trồng thủy sản lợ không ngừng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực
nuôi giáp xác như: tôm, cua, ghẹ. Trong đó cua biển (Scylla paramamosain) là loài quen
1


thuộc với người nuôi thủy sản và là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao.
Nghề nuôi cua biển đang phát triển rộng rãi với nhiều hình thức khác nhau, điều này đã và
đang gây ra áp lực rất lớn về nguồn cua giống hiện nay còn lệ thuộc rất nhiều vào tự
nhiên. Do đó ương cua giống là vấn đề quan trọng cần được quan tâm và phát triển.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về nuôi trồng và xuất khẩu
thủy sản của cả nước. Năm 2013, ĐBSCL đã đạt sản lượng 2,2 triệu tấn thủy sản trên diện

tích nuôi 795.000 ha, chiếm 89% diện tích và 92,5% sản lượng các tỉnh phía Nam (Thế
Đạt, 2014). Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) đến năm
2020 diện tích nuôi mặn, lợ của vùng đạt 620.000 ha, nhu cầu con giống để phục vụ nghề
nuôi cua biển tại đây là 572 triệu con. Đây là một vấn đề không nhỏ đối với công nghệ
sản xuất cua giống hiện nay.
Cà Mau là vùng có nhiều tiềm năng phát triển và nhân rộng các mô hình ương cua
giống, năm 2009 ở đây đã có 100 trại sản xuất giống cua biển (Trần Ngọc Hải Và Nguyễn
Thanh Phương, 2009). Tuy nhiên, nghề nuôi cua của nông dân trong tỉnh Cà Mau vẫn còn
sử dụng nguồn giống ngoài tự nhiên, do nguồn cua giống nhân tạo chưa đáp ứng được
nhu cầu của người nuôi (Hoàng Diệu, 2010). Trong những năm gần đây đã phát triển
thêm mô hình ương từ giai đoạn megalop lên cua giống trong bể lót bạt ở quy mô còn nhỏ
lẻ và tự phát, do đó các thông tin về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình ương cần
được khảo sát và đánh giá để đưa ra khuyến cáo cho phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu “Phân
tích hiệu quả kinh tế của mô hình ương cua giống trong bể lót bạt ở huyện Năm Căn - Cà
Mau” được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế của mô hình ương cua giống trong bể lót bạt, từ đó đề ra giải pháp góp phần cải thiện
hiệu quả của mô hình trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần nghiên cứu
các nội dung sau: (i) Đánh giá hiện trạng nghề ương cua; (ii) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính; (iii) Phân tích mối liên kết giữa hộ ương và người tiêu thụ
cua giống; (iv) Phân tích thuận lợi và khó khăn của mô hình ương cua giống trong bể lót
bạt ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8–12/2014 tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Phương pháp thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp tất cả các hộ ương cua từ giai
đoạn megalop lên cua giống tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau, với tổng số
mẫu là 35. Sử dụng bảng câu hỏi được soạn sẵn, nhằm thu thập thông tin về kỹ thuật
ương, hiệu quả kinh tế của mô hình và mối mối liên kết giữa đầu vào và đầu ra, cụ thể
như sau: một số thông tin chung về nông hộ như trình độ học vấn hay mức độ tiếp thu
khoa học kỹ thuật.
Các thông số về kỹ thuật: đặc điểm mô hình ương, phương pháp chuẩn bị, mùa vụ,

nguồn giống megalop, mật độ, số đợt ương, nguồn thức ăn, chăm sóc quản lý, tỷ lệ sống
và năng suất đạt được.
Các thông tin có liên quan đến hiệu quả kinh tế của mô hình như: tổng chi phí và tổng
thu nhập từ mô hình để xác định hiệu quả đồng vốn đầu tư cho mô hình. Bên cạnh đó, xác
định đầu vào và đầu ra của sản phẩm; từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn trong
trong ương cua từ giai đoạn megalop đến cua giống.
Các số liệu phỏng vấn được được thể hiện qua thống kê mô tả, tần suất xuất hiện, giá
trị trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định trung bình, phân tích tương quan hồi quy đa biến
và đơn biến thông qua phần mềm Microsoft Excel và SPSS 16.0 for window.

2


3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các thông tin chung, kỹ thuật và hiệu quả tài chính của các hộ được khảo sát
3.1.1 Thông tin chung
Kết quả khảo sát cho thấy, nghề ương cua giống mới được phát triển trong những năm
gần đây, các hộ có kinh nghiệm dao động từ 1 – 6 năm, trung bình 3,1 năm (Bảng 1).
Những người tham gia thực hiện mô hình này có độ tuổi trung bình là 42 tuổi và có trình
độ học vấn rất khác nhau, với trình độ học vấn ở cấp 2 đạt cao nhất (51,4%), thấp nhất là
mù chữ và đại học cùng chiếm tỷ lệ 2,9% (Hình 1). Bên cạnh đó, phần lớn các hộ có được
thông tin về kỹ thuật ương chủ yếu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau (77,1%); 48,6 % hộ
ương cua giống sử dụng kinh nghiệm từ bản thân và 22,9% số hộ học hỏi kỹ thuật thông
qua tham gia tập huấn khuyến ngư, radio, ti vi.
100

Mù chữ
2,9%

77,1


80

Cấp 1
22,8%

Tỷ lệ (%)

Cấp 3
20,0%

Đại học
2,9%

60
40

48,6
22,9

20
0
Tập huấn
khuyến ngư
radio, ti vi
(n=8)

Cấp 2
51,4%


Học hỏi từ nông Kinh nghiệm
dân khác
bản thân
(n=27)
(n=17)
Nguồn thông tin kỹ thuật

(Sử dụng thống kê nhiều lựa chọn)
Hình 1: Tỷ lệ (%) trình độ học vấn và nguồn thông tin về kỹ thuật ương
Bảng 1: Các thông tin chung về nông hộ
Thông tin chung
Đơn vị tính
Tuổi của chủ hộ
Số năm kinh nghiệm
Tổng số người
Số người tham gia ương cua
Tổng diện tích ương
Tổng số bể
Số đợt ương
Sản lượng cua từng đợt ương
Tổng sản lượng cua

Tuổi
Năm
Người/hộ
Người/hộ
m2/hộ
Bể/hộ
Đợt/năm
Con/hộ/đợt

Con/hộ/năm

Trung bình
42,5±12,4
3,1±1,2
4,5±1,0
2,2±0,8
192±152
19,7±12,8
22,9±3,6
41.600±26.698
986.000±662.526

Khoảng biến động
27-76
1-6
2-7
1-5
24-720
2-60
10-26
4.000-120.000
54.000-2.880.000

Mô hình ương cua giống ở các hộ được khảo sát chủ yếu tự làm, không thuê thêm lao
động. Số người trong gia đình trung bình 4,5 người/hộ, trong đó số người tham gia ương
cua giống là 2,2 (1 – 5 người/hộ). Diện tích ương ở các nông hộ trung bình 192 m2/hộ, với
số bể trung bình là 19,7 (2 – 60 bể/hộ), do đó có sự chênh lệch rất lớn về quy mô cũng
như diện tích ương giữa các hộ. Các hộ tham gia ương cua giống gần như quanh năm,
trung bình khoảng 2 lần/tháng và cả năm là 22,9 đợt/năm. Bên cạnh đó, có hộ chỉ ương có

4 tháng trong năm với khoảng 10 đợt ương, số đợt ương cao nhất là 26 đợt/năm, qua đó
3


cho thấy nghề ương cua giống đã được người ương cua xem như một nghề quan trọng và
đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Sản lượng cua giống trung bình mỗi đợt của các
nông hộ là 41.600 con/hộ/đợt. Tuy sản lượng cua mỗi đợt không cao nhưng do ương
nhiều đợt/năm nên sản lượng cả năm đạt rất cao khoảng 986.000 con/hộ/năm, hộ ương ít
nhất cũng đạt sản lượng 54.000 con/hộ/năm và có hộ ương nhiều nhất sản lượng lên đến
2.880.000 con/hộ/năm.
3.1.2 Các khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi được khảo sát
Bảng 2 cho thấy, diện tích bể ương giữa các hộ không đồng đều, trung bình 9,6 m2/bể
(6 – 16 m2). Trung bình mức nước trong bể ương 0,3 m và độ mặn dao động từ 15– 28%.
Theo Vũ Ngọc Úc (2006) cho rằng, ở độ mặn 20-25 o/oo là tối ưu đối với cua giống, vì thế
độ mặn này cũng tương đối phù hợp. Thời gian ương trung bình là 11,8 ngày/đợt (9 – 17
ngày), số ngày ương dao động rất lớn là do nhu cầu của người mua (cua tiêu, cua dưa hay
cua me), nếu là cua tiêu thì thời gian ương ngắn, cua dưa, cua me thì thời gian tương đối
dài hơn.
Bảng 2: Một số khía cạnh kỹ thuật của mô hình ương cua giống
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trung bình
Khoảng biến động
Hình dạng bể
Chữ nhật
2
Diện tích bể ương
m /bể
9,6±2,6
6-16

Độ sâu
m
0,3±0,04
0,2-0,4
o
Độ mặn
/oo
18,9±3,2
15-28
Cỡ giống megalop
Con/g
147,5±30,2
120-200
2
Mật độ ương
Con/m
256,7±79,2
111-429
Thời gian ương
Ngày/đợt
11,8±1,8
9- 17
Mùa vụ
Quanh năm
Cho ăn
Lần/ngày
1,4±0,5
1-2
Loại thức ăn sử dụng
Ruốc sống (40%), kết hợp (60%)

Mực nước ương thường xuyên m
0,2±0,03
0,15-0,3
Thay nước
Ngày/lần
2,5±0,6
1-3
Tỷ lệ thay nước
%/lần
97,1±4,7
80-100
Tỷ lệ sống
%
84,9±7,1
70-95
2
Năng suất
Con/m /đợt
237,4±81,0
100- 417
Cỡ cua thu hoạch
Cua tiêu (Cua 2); cua dưa (Cua 3) và cua me (Cua 4)
Nguồn giống megalop được các hộ mua từ trại ương trong tỉnh Cà mau, với kích cỡ
trung bình 147,5 con/g (120 – 200 con/g). Mật độ ương trung bình là 256,7 con/m2, mật
độ ương thấp nhất 111 con/m2 và mật độ ương cao nhất 429 con/m2. Nhìn chung, mật độ
ương megalop tại vùng khảo sát tương đối thấp so với mật độ ương tại các trại sản xuất
giống ở Cà Mau, mật độ ương cua con trung bình 2316,67 con/m2 (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009), điều này có thể do ở trại sản xuất giống ương cua có các
kỹ thuật viên tham gia nên trình độ kỹ thuật được đảm bảo. Bên cạnh đó, mức nước ương
trung bình ở các trại sản xuất giống là 0,42 m (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương,

2009) cao hơn nhiều so với mức nước ương tại địa bàn khảo sát nên thể tích của bể ương
cao hơn, từ đó mật độ cũng cao hơn nhiều so với mật độ tại địa bàn khảo sát.
Qua khảo sát cho thấy các hộ ương gần như quanh năm, việc ương cua giống liên tục
sẽ giúp cho hộ ương nâng cao kinh nghiệm cũng như có đầu vào đầu ra liên tục, từ đó tạo

4


được nguồn thu nhập quanh năm cho nông hộ. Loại thức ăn chủ yếu được sử dụng trong
quá trình ương là ruốc sống (40%) được nông hộ tự kiếm từ vuông nhà hoặc dưới sông
nên chi phí thức ăn giảm đáng kể, có 60% nông hộ cho ăn kết hợp (ruốc sống và thức ăn
viên công nghiệp), tuy nhiên thức ăn viên công nghiệp chỉ được sử dụng nhiều khi nguồn
ruốc khan hiếm, với giá thức ăn khoảng 200.000 đồng/kg. Mỗi ngày cho ăn từ 1- 2 lần,
trung bình 1,4 lần/ngày. Mức nước trong bể ương trung bình 0,2 m, tần suất thay nước 2,5
ngày/lần và tỷ lệ thay nước bình quân 97,1%/lần. Kết quả khảo sát này tương đối phù hợp
với nghiên cứu của Tran Ngoc Hai (1997), mực nước trong bể ương dao động 20-50 cm
và thay nước 100% mỗi ngày. Do các hộ ương thay nước thường xuyên và liên tục nên tỷ
lệ sống đạt rất cao bình quân 84,9% và năng suất trung bình cũng đạt khá cao (237,4
con/m2/đợt).
3.1.3 Kích cỡ cua thu hoạch và giá bán
Kích cỡ cua thu hoạch tùy theo nhu cầu của thị trường, gồm có 3 dạng cua: cua tiêu,
cua dưa và cua me. Qua phân cho thấy, tỷ lệ thu hoạch cua dưa chiếm tỷ lệ cao nhất
(52,3%) và thấp nhất là cua me (10,3%). Tùy thuộc vào kích cỡ cua mà có giá bán khác
nhau, cua tiêu được bán với giá trung bình 500,1 đồng (450 – 600 đồng/con), cua dưa
(621,3 đồng/con) và cua me (721,8 đồng/con).
Bảng 3: Tỷ lệ (%) và giá bán các cỡ cua thu hoạch
Tỷ lệ (%)
Giá bán (đồng/con)
Loại cua
Trung bình

Biến động
Trung bình
Biến động
Cua tiêu
Cua dưa
Cua me

37,4±24,1
52,3±20,0
10,3±20,4

0-80
20-100
0-70

501,7±45,3
621,3±63,7
721,8±120,7

450-600
500-750
570-900

3.1.4 Hiệu quả tài chính của mô hình ương megalop lên cua giống
Tổng chi phí ương từ giai đoạn megalop đến cua giống trung bình 10,88 triệu
đồng/100m2/đợt, trong đó chủ yếu là chi phí biến đổi (10,60 triệu đồng/100m2/đợt), chi
phí cố định rất thấp (0,28 triệu đồng/100m2/đợt). Tổng doanh thu trung bình 13,92 triệu
đồng/100m2/đợt, lợi nhuận bình quân 3,04 triệu đồng/100m2/đợt và tỷ suất lợi nhuận là
0,3 (1 đồng chi phí bỏ ra sẽ đem về trung bình 0,3 đồng lợi nhuận). Do mỗi năm ương
nhiều đợt nên dù mỗi đợt nông hộ chỉ có lời trung bình 5,12 triệu đồng/đợt thì lợi nhuận

cả năm vẫn cao (121,11 triệu đồng/hộ/năm).
Bảng 4: Chi phí và lợi nhuận của mô hình ương
Diễn giải
Tổng chi phí (TC)
- Khấu hao chi phí cố định
- Chi phí biến đổi
Tổng doanh thu
Lợi nhuận (LN)
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC)

Hộ/đợt
18,76±11,96
0,40±0,24
18,36±11,76
23,88±15,07
5,12±5,12
0,3±0,2

2

100m /đợt
10,88±3,71
0,28±0,21
10,60±3,65
13,92±5,15
3,04±2,63
-

ĐVT: Triệu đồng
Hộ/năm

443,14±296,16
9,16±5,88
433,98±290,97
564,25±372,65
121,11±125,51
-

Kết quả này cho thấy mô hình ương cua giống tại đại bàn khảo sát là tương đối hiệu
quả, vì lợi nhuận cả năm cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu khảo sát các trại sản xuất
giống tôm sú ở Cà Mau, lợi nhuận trung bình 18 triệu đồng/trại/đợt, với 3-4 đợt/trại/năm
(Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2006).

5


Kết quả Hình 2 cho thấy, các
Nhiên
Thức ăn
khoản chi chi phí thực hiện mô hình
Vận
liệu
1,3%
này, chi phí con giống chiếm tỷ lệ cao
chuyển
Khấu hao
1,0%
nhất (92,9%); kế đến là chi phí khác công trình
0,7%
chiếm 2,1% (chi phí khác bao gồm:
Khấu hao

1,7%
chi phí thuê nhân công, lãi vay, cải tạo
máy móc
0,4%
bể, dây oxy,…). Bên cạnh đó còn có
Khác
chi phí khấu hao công trình xây dựng
2,1%
(1,7%); chi phí thức ăn (1,3%); chi phí
nhiên liệu (0,9%); chi phí vận chuyển
Con giống
trong quá trình mua megalop và bán
92,8%
cua giống (0,7%); chi phí chiếm tỉ
trọng thấp nhất là chi phí khấu hao
Hình 2: Cơ cấu chi phí ương cua giống
máy móc, thiết bị (0,4%) bao gồm
khấu hao máy bơm nước và máy xịt
lưới, thông thường các loại máy móc này có thời gian sử dụng tương đối dài nên chi phí
khấu hao này rất thấp. Kết quả cho thấy nếu muốn giảm tổng chi phí thì cần giảm chi phí
con giống vì chi phí con giống chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên chi phí mua megalop lại
phụ thuộc vào thị trường nên nông hộ không thể chủ động trong việc giảm chi phí trong
quá trình ương.
Bảng 5: Tỷ lệ (%) các hộ ương có lời và lỗ vốn
Diễn giải
Trung bình
Tỷ lệ số hộ có lời (%)
Mức lời trung bình (Triệu đồng/hộ/đợt)
Tỷ lệ số hộ lỗ vốn (%)
Mức lỗ trung bình (Triệu đồng/hộ/đợt)


94,3
5,44±5,17
5,7
0,16±0,04

Khoảng biến động
0,001-23,97
0,13-0,19

Tỷ lệ số hộ có lời khi tham gia mô hình ương cua là rất cao (94,3%) với mức lời
trung bình 5,44 triệu đồng/hộ/đợt, hộ lời ít nhất là 0,001 triệu đồng/hộ/đợt và hộ lời cao
nhất lên đến 23,97 triệu đồng/hộ/đợt. Điều này cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về lợi
nhuận giữa các hộ, bởi vì quy mô có sự chênh lệch lớn nên từ đó dẫn đến lợi nhuận trung
bình trên đợt giữa các hộ ương cũng chênh lệch cao. Bên cạnh hộ có lời cũng có hộ ương
bị lỗ, tỷ lệ các hộ lỗ vốn chỉ chiếm 5,7% và mức lỗ trung bình 0,16 triệu đồng/hộ/đợt,
mức lỗ này tương đối thấp nên rủi ro của nghề ương cua giống là không cao. Hầu hết các
hộ lỗ đều là do tỉ lệ hao hụt cua giống cao và chi phí mua megalop cao trong khi giá bán
thì lại thấp.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi
3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (Y:
Triệu đồng/100m2/đợt) của mô hình ương cua giống và được thể hiện theo phương trình:
Y= -17,64 + 0,36X1 – 0,03X2 + 0,02X3 + 0,18X4 + 0,01X5; (R=0,89; R2=0,81; R2 hiệu
chỉnh =0,74 và Sig=0,00). Trong đó: X1 là Diện tích bể ương (m2/bể); X2: Giá con giống
(đồng/con); X3: Mật độ ương (con/m2); X4: Tỷ lệ sống (%) và X5: Giá bán (đồng/con).
Phương trình tương quan thể hiện, diện tích bể ương có mối tương quan thuận với lợi
nhuận, khi diện tích ương tăng lên 1m2/bể thì lợi nhuận tăng 0,36 triệu đồng/100m2/đợt
(giả sử các yếu tố khác không đổi). Giá con giống tương quan nghịch với lợi nhuận, khi
giá con giống tăng lên 1 đồng/con thì lợi nhuận giảm 0,03 triệu đồng/100m2/đợt (giả sử

các yếu tố khác không đổi), do giá con giống tăng thì chi phí sẽ tăng theo, vì chi phí con
6


giống chiếm tới 92,9% trong tổng chi phí của mô hình do đó sẽ làm giảm lợi nhuận đáng
kể. Mật độ ương có tương quan thuận với lợi nhuận, khi tăng mật độ lên 1 con/m 2 thì lợi
nhuận tăng 0,02 triệu đồng/100m2/đợt (giả sử các yếu tố khác không đổi), vì khi mật độ
tăng lên đồng nghĩa với năng suất tăng từ đó dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo. Tương tự
giả sử các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ sống tăng lên 1% lợi nhuận sẽ tăng 0,18 triệu
đồng/100m2/đợt, do đó tỷ lệ sống ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của mô hình, vì thế các
nông hộ cần nâng cao kỹ thuật nhằm gia tăng tỷ lệ sống cho cua giống. Bên cạnh đó, lợi
nhuận cũng có mối tương quan thuận với giá bán bình quân, khi giá bán tăng lên 1
đồng/con thì lợi nhuận sẽ tăng 0,01 triệu đồng/100m2/đợt.
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của mô hình
Tương tự, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình thì tỷ suất lợi nhuận cũng
có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và được thể hiện theo phương trình: Z = 0,896+ 0,032X1 – 0,004X2 + 0,001X3 + 0,017X4 + 0,001X5; (R=0,89; R2=0,79; R2 hiệu
chỉnh=0,71; Sig.=0,00). Trong đó: Z là tỷ suất lợi nhuận; X1: Diện tích bể ương (m2/bể);
X2: Giá con giống (đồng/con); X3: Mật độ ương (con/m2); X4: Tỷ lệ sống (%); X5: Giá
bán (đồng/con).
Qua kết quả chạy hồi quy đa biến cho thấy, diện tích bể ương có mối tương quan
thuận với tỷ suất lợi nhuận, khi diện tích ương tăng lên 1m2/bể thì tỷ suất lợi nhuận tăng
0,032 lần (giả sử các yếu tố khác không đổi). Giá con giống tương quan nghịch với tỷ suất
lợi nhuận, khi giá con giống tăng lên 1 đồng/con thì tỷ suất lợi nhuận giảm 0,004 lần (giả
sử các yếu tố khác không đổi), do giá con giống tăng thì chi phí sẽ tăng theo trong khi chi
phí con giống chiếm tới 92,9% trong tổng chi phí của mô hình do đó tỷ suất lợi nhuận
trên chi phí sẽ giảm đáng kể. Mật độ ương có tương quan thuận với tỷ suất lợi nhuận, khi
tăng mật độ lên 1 con/m2 thì tỷ suất lợi nhuận tăng 0,001 lần (giả sử các yếu tố khác
không đổi). Tương tự giả sử các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ sống tăng lên 1% thì tỷ
suất lợi nhuận tăng 0,017 lần. Bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận cũng có mối tương quan
thuận với giá bán bình quân, khi giá bán tăng lên 1 đồng/con thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng

0,001 lần.
3.2.3 Tác động từng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình ương
Diện tích bể ương: Kết quả Bảng 6 cho ta thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ sống
giữa 3 nhóm diện tích bể ương khác nhau, tương tự đối với năng suất, lợi nhuận và tỷ suất
lợi nhuận. Tuy nhiên ta thấy khi diện tích bể ương từ 6-8 m2/bể thì lợi nhuận trung bình
khá cao 3,57 triệu đồng/100m2/hộ với năng suất trung bình 259 con/m2. Khi diện tích
ương >8-10 m2/bể cho tỉ suất lợi nhuận là cao nhất (0,4). Bên cạnh đó ta thấy năng suất
trung bình đạt thấp nhất (215 con/m2) khi diện tích ương lớn hơn 10 m2/bể.
Giá con giống: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) giữa các nhóm giá con giống khác nhau. Khi giá con giống nhóm từ 350-370
đồng/con và >370-390 đồng/con thì lợi nhuận mang lại cao hơn có ý nghĩa so với giá con
giống từ >390-500 đồng/con. Tương tự, tỷ suất lợi nhuận cũng có sự khác biệt thống kê
giữa nhóm giá >390-500 đồng/con so với 2 nhóm giá còn lại.
Mật độ ương: khi ương với các mật độ khác nhau dao động từ 111 – 429 con/m2, thì
năng suất đạt được sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm mật độ từ 111-250
con/m2 cho năng suất trung bình 169,3 con/m2/đợt, nhóm mật độ từ >=251-300 cho nâng
suất trung bình 246,5 con/m2 mật độ tăng lên trên 300 con/m2 thì năng suất cũng tăng
theo, cụ thể ở nhóm mật độ ≥300-429 con/m2 cho năng suất cao nhất (331,3
con/m2/đợt).Tuy nhiên, tỷ lệ sống, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giữa 3 nhóm mật độ
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

7


Tỷ lệ sống: Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ sống chưa ảnh hưởng lớn và sai khác
không có ý nghĩa đối với năng suất đạt được. Nguyên nhân, có thể do ở những hộ ương
với mật độ cao và có tỷ lệ sống thấp. Khi ương cua có tỷ sống trên 85%, thì lợi nhuận
(4,58 triệu đồng/100m2/đợt) và tỷ suất lợi nhuận (0,5) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so
với 2 nhóm mật độ còn lại (Bảng 7).
Khi xét riêng về giá bán cua giống thì lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận sai khác nhau

không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) khi giá bán cua giống khác nhau. Nguyên nhân, có
thể do khi cua càng lớn thì có giá bán càng cao, ngược lại khi ương cua càng lớn thì tỷ lệ
sống và năng suất sẽ giảm.
Bảng 6: Tương quan từng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình ương
Các biến
Giá trị
Tỉ lệ sống Năng suất Lợi nhuận (Triệu Tỉ suất
(%)
(con/m2) đồng/100m2/đợt) lợi nhuận
Diện tích
6-8 (n=10) 85,8±6,7a
259±99,3a
3,57±2,63a
0,3±0,2a
bể
ương
>8-10 (n=13) 83,5±7,8a
241±44,9a
2,53±2,27a
0,4±0,3a
(m2 /bể)
>10 -16 (n=12) 85,2±7,2a
215±838a
3,16±3,09a
0,3±0,2a
Giá
con
350-370 (n=10)
3,31±2,18ab
0,4±0,2b

giống
>370-390 (n=12)
4,14± 3,37b
0,4±0,3b
(đồng/con)
>390-500 (n=13)
1,83±1,66a
0,2±0,1a
Mật độ
111-250 (n=14) 86,4±7,4a 169,3±45,6a
2,21±1,64a
0,3±0,2a
ương
>=250-300 (n=12) 84,2±5,6a 246,5±44,9b
3,23±2,70a
0,3±0,3a
(con/m2)
≥300-429 (n=9) 83,6±8,4a 331,3±59,7c
4,09±3,52a
0,3±0,2a
Tỷ lệ sống
70-<80 (n=7)
215,8±65,9a
0,76± 0,94a
0,1±0,1a
(%)
≥80-85 (n=11)
232,4±69,9a
2,11±1,68a
0,2±0,1a

>85-95 (n=17)
249,6±94,2a
4,58± 2,69b
0,5±0,2b
Giá bán
500-550 (n=19)
2,65±2,15a
0,3±0,2a
trung bình
>550-600 (n=9)
2,67±2,43a
0,2±0,2a
(đồng/con)
>600-800 (n=7)
4,54±3,73a
0,4±0,3a
Các chữ cái theo ô giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa, và khác nhau biểu thị khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05

3.3 Các mối liên kết trong mô hình ương cua giống
Hầu hết nông hộ ương cua giống đều mua nguồn megalop từ các trại sản xuất giống
tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Hình 3 thể hiện, ở các hộ ương cua giống đã thu hoạch
với 3 cỡ cua khác nhau và có 2 hình thức tiêu thụ chính (thương lái, nông dân mua trực
tiếp). Đối với tổng sản lượng cua tiêu thu hoạch được trung bình có 55,2% bán cho
thương lái, 44,8% bán cho nông dân đến mua trực tiếp và, tương tự cua dưa trung bình
cũng có 54,7% bán cho thương lái, 45,3% bán cho nông dân mua trực tiếp. Trong 10,3%
lượng cua me thu được trung bình có 56,5% bán cho thương lái, 43,5% bán cho các hộ
nuôi mua trực tiếp. Nhìn chung tỷ lệ bán cho thương lái là cao nhất vì thương lái thường
mua với số lượng lớn và đến tận nơi để mua nên rất tiện cho việc mua bán, bên cạnh đó
nông hộ cũng bán cho những người nông dân đến mua trực tiếp vì đối tượng này thường

mua giá cao.

8


Thương lái

55,2%
37,4%

Cua
tiêu

44,8%
Nông dân mua trực tiếp
54,7%

Nguồn Megalop
từ trại sản xuất
giống

52,3%
Hộ ương
(100%)

Cua
dưa

Thương lái


45,3%
Nông dân mua trực tiếp

56,5%

10,3%

Thương lái

Cua
me
43,5%
Nông dân mua trực tiếp

Hình 3: Mối liên kết đầu vào và đầu ra của mô hình ương cua giống
3.4 Thuận lợi và khó khăn
Trong quá trình ương cua giống ở các nông hộ, thuận lợi về kỹ thuật ương có đến
42,7% và 25,8% cho là rất thuận lợi. Có 28,6% nông hộ cho rằng nguồn megalop thuận
lợi và 25,7% rất thuận lợi; nguồn lao động (15,7% thuận lợi, 28,6% rất thuận lợi), thức ăn
cũng được 37,2% đánh giá là thuận lợi và 25,6% là rất thuận lợi.
Bảng 7: Thuận lợi và khó khăn trong quá trình ương
Các chỉ tiêu
Bình thường
Nguồn nước
17,1
Kỹ thuật ương
25,7
Nguồn Megalop
14,3
Thức ăn

20,0
Dịch bệnh
48,5
Thị trường tiêu thụ
37,2
Nguồn vốn
28,5
Nguồn lao động
25,7

Thuận lợi Rất thuận lợi
20,0
14,3
42,7
25,8
28,6
25,7
37,2
25,6
28,6
11,4
22,8
25,7
40,0
11,5
15,7
28,6

Đơn vị tính: %
Bất lợi

Rất bất lợi
48,6
0,0
5,8
0,0
31,4
0,0
17,2
0,0
8,6
2,9
14,3
0,0
17,1
2,9
20,0
0,0

Bên cạnh những thuận lợi trên các nông hộ cũng gặp phải một số khó khăn như: nguồn
nước ô nhiễm (48,6% nông hộ cho là bất lợi), nguồn megalop đôi khi bị thiếu hụt và giá
megalop cao (31,4% bất lợi), nguồn vốn bị thiếu hụt (17,1% bất lợi và 2,9% rất bất lợi).
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
-

Mô hình ương cua giống trong bể lót bạt ở huyện Năm tỉnh Cà Mau với mật độ
ương trung bình 256,7 con/m2; tỷ lệ sống 84,9%; năng suất 237,4 con/m2/đợt và
sản lượng trung bình đạt 986.000 con/hộ/năm.
9



-

Mô hình ương có chi phí đầu tư trung bình 18,76 triệu đồng/đợt và lợi nhuận 5,12
triệu đồng/đợt (121,11 triệu đồng/hộ/năm), tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 0,3.
Trong đó, có 94,3% hộ có lợi nhuận và 5,7% số hộ lỗ.

-

Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi gồm: (i) diện tích bể ương;
(ii) Giá con giống; (iii) mật độ ương; (iv) tỷ lệ sống và (v) giá bán.

4.2 Đề xuất
-

Cần năng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân để nguồn nước ương cua
không bị ô nhiễm nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình ương.

-

Tăng cường liên kết trong sản xuất, thành lập các hợp tác hay hội ương cua giống
nhằm hỗ trợ lẫn nhau và phát triển kỹ thuật sản xuất giống để đảm bảo nguồn
megalop phục vụ cho nghề ương và đầu ra sản phẩm nhằm nâng cao giá bán, giúp
cho lợi nhuận tăng lên.

-

Có chính sách hỗ trợ vốn và thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản
xuất cua giống, giúp các nông hộ sản xuất kém hiệu quả đảm bảo nguồn vốn để
sản xuất và nâng cao kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 226
trang.
Hoàng Diệu, 2010. Từ quy trình sản xuất cua giống đến chuyển giao công nghệ.
truy cập ngày
08/08/2014.
Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất
giống tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. Tạp chí
khoa học, Đại học Cần Thơ. Trang 178-186.
Tổng cục Thống kê, 2013. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
truy cập ngày
17/08/2014.
Thế Đạt, 2014. Năm 2014 sản lượng thủy ĐBSCL tăng hơn 400.000 tấn. Theo báo tin
tức. truy cập ngày 10/08/2014.
Tran Ngoc Hai, 1997. Study on some aspects of reproduction of Mud Crabs Master
Thesis, Universiti Putra Malaysia. 182pp.
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Hiện trạng kĩ thuật và hiệu quả kinh tế
của các trại sản xuất giống cua biển ở ĐBSCL. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ,
số 12: 279-288.
Vũ Ngọc Úc, 2006. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cua giống.
Tạp chí nghiên cứu khoa học, Đại học Cần Thơ. Trang 250-261.

10



×