Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

đánh giá thích nghi đất đai xã vĩnh châu, thành phố châu đốc, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

NGUYỄN PHẠM ĐÌNH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI XÃ VĨNH CHÂU,
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGHÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

CẦN THƠ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI XÃ VĨNH CHÂU,
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGHÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cán bộ hướng dẫn
TS.Võ Quang Minh

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phạm Đình Nguyên
MSSV: 4115063
Lớp Quản lí đất đai K37



CẦN THƠ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI XÃ VĨNH CHÂU,THÀNH PHỐ CHÂU
ĐỐC,TỈNH AN GIANG”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phạm Đình Nguyên

MSSV: 4115063

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 A2 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi
Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI XÃ VĨNH CHÂU,THÀNH PHỐ CHÂU
ĐỐC,TỈNH AN GIANG”

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Phạm Đình Nguyên

MSSV: 4115063

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37A2 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi
Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.

Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI XÃ VĨNH CHÂU,THÀNH PHỐ CHÂU
ĐỐC,TỈNH AN GIANG”

Do sinh viên Nguyễn Phạm Đình Nguyên (MSSV:4115063) thực hiện và bảo vệ
trước hội đồng ngày….tháng..... năm 2014
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................

Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2014
Chủ tịch hội đồng

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Phạm Đình Nguyên
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 25/09/1993
Nơi sinh: TP.Châu Đốc – Tỉnh An Giang
Quê quán: Số 19,tỉnh lộ 55A,khóm Vĩnh Chánh,phường Châu phú A,TP.Châu
Đốc,tỉnh An Giang
Ngành học: Quản Lý Đất Đai
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên cha: Nguyễn Bá Khoa, Sinh năm: 1963
Nghề nghiệp: Công viên chức
Họ và tên mẹ: Phạm Thị Bích Thủy, Sinh năm: 1965
Nghề nghiệp: Công viên chức


iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Châu Đốc, ngày.....tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ký tên

Nguyễn Phạm Đình Nguyên

v


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập, rèn luyện và thực hiện đề tài. Luận văn tốt nghiệp của em
đến nay đã hoàn thành. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, tất cả là nhờ vào công
ơn to lớn của quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Môi
Trường & TNTN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt bốn năm
dưới mái trường Đại Học. Đây sẽ là nền tảng vô cùng quan trọng, hành trang tri thức
giúp em vững bước trong quá trình công tác ở tương lai.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Cô Phan Kiều Diễm, Cố vấn học tập lớp Quản Lý Đất Đai A2 Khóa 37, quý
thầy cô Bộ môn Tài nguyên Đất Đai, trường Đại Học Cần Thơ, những người đã trực
tiếp giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại bộ môn.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Võ Quang Minh đã hướng dẫn em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Sự nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh

nghiệm quý báo của thầy là động lực giúp em vượt qua khó khăn khi thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Bằng tất cả lòng chân thành con xin gởi lời biết ơn sâu sắc nhất tới cha mẹ, anh
chị. Công ơn của đấng sinh thành, người đã nuôi dạy con trưởng thành, hỗ trợ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, luôn động viên giúp đỡ chúng con
vượt qua mọi khó khăn để có được kết quả học tập như ngày hôm nay.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn lớp Quản lý Đất Đai khóa 37
đã động viên giúp đỡ mình trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Nguyễn Phạm Đình Nguyên

vi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT
TẮT
FAO

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Food and Agricultural Organization

Tổ chức Lương Thực Thế Giới

ĐVĐĐ


Đơn vị đất đai

ĐVBĐĐĐ

Đơn vị bản đồ đất đai

KSD

Kiểu sử dụng

LUT

Land Use Type

Kiểu sử dụng đất đai

TN

Thích nghi

UBND

Ủy ban nhân dân

DTTN

Diện tích tự nhiên

PRA


Participatory Rural Appraisal

Phương pháp đánh giá nông thôn có
sự tham gia của người dân

UN

United Nations

Liên Hợp Quốc

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tiêu đề

Trang

1.1

Qui trình đánh giá đất đai theo FAO (1976)

5

1.2

Sơ đồ hệ thống xử lý của Mapinfo


15

3.1

Bản đồ đơn vị đất đai xã Vĩnh Châu năm 2014

33

3.2

Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai xã Vĩnh Châu năm 2014

53

1.3

Bản đồ hành chính xã Vĩnh Châu năm 2014

16

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tiêu đề

Trang


1.1

Phân cấp yếu tố theo năng suất và đầu tư

9

1.2

Phân cấp yếu tố theo mức độ giới hạn

10

3.1

Hiện trạng diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2010

28

3.2

Bảng chi tiết các đặc tính của các đơn vị đất đai

32

3.3

Chọn lọc chất lượng đất đai và đặc tính đất đai của
Lut1,Lut2,Lut3,Lut4,Lut5


40

3.4

Yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai

41

3.5

Bảng phân cấp yếu tố LUT1: 3 Lúa

42

3.6

Bảng phân cấp yếu tố LUT2: 2 Lúa - 1 Cá

42

3.7

Bảng phân cấp yếu tố LUT3: 2 Lúa – 1 Màu

43

3.8

Bảng phân cấp yếu tố LUT4: Cây ăn quả


44

3.9

Bảng phân cấp yếu tố LUT5: Chuyên cá

44

3.10

Bảng phân hạng thích nghi đất đai cho Lut1: 3 Lúa

45

3.11

Bảng phân hạng thích nghi đất đai cho Lut2: 2 Lúa – 1 cá

46

3.12

Bảng phân hạng thích nghi đất đai cho Lut3: 2 Lúa – 1 màu

46

3.13

Bảng phân hạng thích nghi đất đai cho Lut4: Cây ăn quả


47

3.14

Bảng phân hạng thích nghi đất đai cho Lut5: Chuyên cá

47

3.15

Tổng hợp thích nghi hiện tại của 5 kiểu sử dụng đất đai đối với các ĐVĐĐ

48

3.16

Tổng hợp thích nghi đất đai sau khi nâng cấp

50

3.17

Phân vùng đất đai sau khi nâng cấp cho các kiểu sử dụng

51

3.18

Bảng đề xuất các mô hình sử dụng đất đai của xã


52

ix


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .............................................................. i
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI .......................................... ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO.............................................................. iii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................ iv
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ ix
MỤC LỤC.................................................................................................................. x
TÓM LƯỢC............................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................... 1
1.1.Đất đai .................................................................................................................. 1
1.1.1.Định nghĩa về đất đai......................................................................................... 1
1.1.2.Chức năng và vai trò của đất đai. ....................................................................... 2
1.2.Đánh giá đất đai ................................................................................................... 3
1.2.1.Định nghĩa đánh giá đất đai................................................................................ 3
1.2.2.Phương pháp đánh giá đất đai. .......................................................................... 4
1.2.3.Quy trình đánh giá đất đai theo FAO (1976)....................................................... 4
1.2.4.Nguyên lý giá đất đai. .......................................................................................... 7
1.2.5.Đơn vị đất đai và kiểu sử dụng dụng đất đai. ...................................................... 8
1.2.6.Đơn vị bản đồ đất đai.......................................................................................... 8
1.2.7.Chất lượng đất đai và đặc tính đất đai. ............................................................... 8

1.2.8.Yêu cầu sử dụng đất đai. ..................................................................................... 8
1.2.9.Phân cấp yếu tố. ................................................................................................. 9
1.3.Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân... ..... 10
1.3.1.Khái niệm PRA ................................................................................................. 10
1.3.2.Các công cụ PRA được sử dụng trong đề tài ..................................................... 11
1.3.3.Khả năng ứng dụng PRA trong các lĩnh vực ..................................................... 13
1.4. Sơ Lược Về Phần Mềm Mapinfo...................................................................... 13
1.4.1.Giới thiệu.......................................................................................................... 13
1.4.2.Các chức năng của Mapinfo ............................................................................. 14
1.5.Đặc điểm vùng nghiên cứu ............................................................................... 15
1.5.1.Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 15
1.5.2.Các nguồn tài nguyên. ...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 20
2.1.Phương tiện ........................................................................................................ 20
2.2.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 20
2.3.Phương pháp và các bước thực hiện ................................................................. 20
2.3.1.Phương pháp chung .......................................................................................... 20
2.3.2.Các bước thực hiện…………………………………………………………… .21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 24
3.1.Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ............................................ 24
3.1.1.Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất. ........................................................ 24
a)Hiện trạng chung sử dụng các loại đất. .................................................................. 24

x


b)Đất nông nghiệp. .................................................................................................... 24
c)Đất phi nông nghiệp. .............................................................................................. 25
3.1.2.Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất.
…………………………………………………………………………………28

3.2.Đánh giá thích nghi đất đai hiện tại .................................................................. 31
3.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................................................ 31
3.2.2. Chọn kiểu sử dụng, mô tả kiểu sử dụng cho đánh giá thích nghi đất đai........... 33
a)Cơ sở chọn lọc........................................................................................................ 33
b)Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai có triển vọng ........................................................... 35
c)Mô tả các kiểu sử dụng đất đai ............................................................................... 36
3.2.3.Chọn lọc chất lượng đất đai và đặc tính đất đai ................................................ 39
3.2.4.Xác định yêu cầu sử dụng đất đai và phân cấp yếu tố ....................................... 40
a)Yêu cầu sử dụng đất đai.......................................................................................... 41
b)Phân cấp yếu tố ...................................................................................................... 41
3.2.5.Kết quả phân hạng thích nghi đất đai hiện tại ................................................... 45
a)Kết quả phân hạng thích nghi đất đai ..................................................................... 45
b)Cải tạo và nâng cấp thích nghi từ thích nghi hiện tại.............................................. 48
3.2.6.Phân vùng thích nghi và đề xuất các mô hình sử dụng đất đai .......................... 50
a)Kết quả phân vùng.................................................................................................. 50
b)Đề xuất các mô hình sử dụng đất đai...................................................................... 51
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 55
4.1.Kết luận .............................................................................................................. 55
4.2.Kiến nghị ............................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 57

xi


TÓM LƯỢC
Xã Vĩnh Châu có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong những năm trở lại
đây vùng đã có những phát triển, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Bên cạnh
những kết quả đạt được thì sản xuất nông nghiệp nơi đây còn gặp không ít khó khăn do
chưa phát huy hết lợi thế, tiềm năng của vùng.
Việc đánh giá thích nghi đất đai xã Vĩnh Châu,thành phố Châu Đốc,tỉnh An Giang là

hết sức cần thiết nhằm mục tiêu xác định tiềm năng, lợi thế, những mặt còn cản trở sự
phát triển của các mô hình canh tác của vùng, trên cơ sở đó đề xuất lựa chọn mô hình
canh tác bền vững cho vùng theo quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976). Qua kết
quả nghiên cứu cho thấy:
Xã Vĩnh Châu có 7 đơn vị đất đai được tìm ra trên cơ sở tổng hợp và chồng lắp 4 bản
đồ sau đây: bản đồ đất, bản đồ độ sâu xuất hiện tầng phèn, bản đồ độ sâu ngập, bản đồ
khả năng tưới. Trong điều kiện hiện tại của vùng có 4 chất lượng đất đai được chọn
lọc: Khả năng cấp nước, khả năng dinh dưỡng, nguy hại do phèn, nguy hại do lũ.
Có 5 kiểu sử dụng đất đai phù hợp được chọn lọc bao gồm: 3 lúa, 2 lúa – 1 cá, 2 lúa –
1 màu, cây ăn trái và chuyên cá. Các kiểu sử dụng đất đai được chọn lọc dựa trên cơ sở
hiện trạng sử dụng đất kết hợp với mục tiêu phát triển chung của xã cùng đặc điểm về
sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội.
Kết quả đề xuất các mô hình sản xuất cho xã Vĩnh Châu như sau:
Vùng I: Đề xuất kiểu sử dụng 3 lúa và chuyên cá.
Vùng II: Đề xuất kiểu sử dụng 2 lúa – 1 màu và chuyên cá.
Vùng III: Đề xuất kiểu sử dụng 3 lúa và 2 lúa – 1 cá.
Vùng IV: Đề xuất kiểu sử dụng chuyên cây ăn trái .
Vùng V: Đề xuất kiểu sử dụng chuyên cá.

xii


MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển
cơ sở kinh tế văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Trong khi đó nhu cầu đất đai để
phục vụ hoạt động của con người ngày càng tăng do tốc độ tăng dân số nước ta còn
cao. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp để phát triển
kinh tế xã hội theo xu hướng đô thị hoá như hiện nay đã làm cho diện tích sử dụng đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Mặt khác trong quá trình canh tác ở một số nơi do điều kiện tự nhiên còn hạn chế
như bị nhiễm phèn, thiếu nước tưới trong mùa khô làm cho hiệu quả sử dụng đất
không cao gây lãng phí nhiều tài nguyên đất đai. Do những vấn đề trên đòi hỏi chúng
ta phải đánh giá đất đai và phân vùng thích nghi cho các loại cây trồng một cách phù
hợp làm cơ sở cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian tới nhằm tiết kiệm
quỹ đất cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai hiện nay.
Xã Vĩnh Châu có vị trí tương đối thuận lợi, mạng lưới giao thông đa dạng (thủy,
bộ) tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế - xã hội. Đất nông nghiệp với các nhóm đất
chính: đất phù sa phát triển, đất phù sa mới và đất phèn tiềm tàng góp phần tạo nên sự
đa dạng cơ cấu cây trồng và hình thành nên các tiểu vùng sinh thái đặc trưng. Nhưng
xã còn gặp nhiều khó khăn do điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế
chậm phát triển chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, thu nhập của nông
dân còn thấp và chưa ổn định. Việc hoạch định, định hướng phát triển kinh tế xã hội
chưa có chiều sâu, thực hiện kế hoạch chuyển đổi cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa
mang tính sản xuất hàng hóa của từng vùng nhằm đảm bảo sức cạnh tranh trong quá
trình hội nhập.Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để canh tác phù hợp,nâng cao năng suất
cùng với sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên,do đó đề tài: “Đánh giá thích nghi đất đai
xã Vĩnh Châu,TP.Châu Đốc,tỉnh An Giang” đã được thực hiện.Mục tiêu nghiên cứu
là:
- Xác định các đơn vị đất đai trên cơ sở các bản đồ đơn tính cho xã Vĩnh Châu.
- Đánh giá khả năng thích nghi của các mô hình canh tác làm cơ sở cho quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã.

xiii


CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1.Đất đai
1.1.1.Định nghĩa về đất đai

Về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì đất đai là “diện tích cụ thể
trên bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và
bên dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng hình, mặt nước (hồ,
sông, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất, tập đoàn động vật và thực vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (đường xá, nhà cửa, kênh...)”
(UN, 1994) trích dẫn từ (Lê Quang Trí, 2010).
Theo Lê Quang Trí (2010), thì đất đai thường được định nghĩa như là: “một thực thể tự
nhiên dưới dạng đặc tính không gian và địa hình” cài này thường được kết hợp với một
giá trị kinh tế được diễn tả dưới dạng giá đất/ha khi chuyển quyền sử dụng. Rộng hơn,
quan điểm tổng thể hay tổng hợp cũng bao gồm luôn cả nguồn tài nguyên sinh vật môi
trường và kinh tế xã hội của thực thể tự nhiên.
Theo Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một vùng đất chuyên
biệt trên bề mặt trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán
được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều tăng từ trên xuống dưới, trong đó bao
gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể động vật và thực vật và kết quả
của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và
trong tương lai” (Lê Quang Trí, 2010).
Theo T Konin (1992), chúng ta cần phân biệt giữa thuật ngữ đất và đất đai, vì đất chỉ là
một trong những thuộc tính của đất đai bên cạnh các thuộc tính khác như: khí hậu, thời
tiết, tập đoàn động thực vật, các hoạt động của con người. Các vùng tự nhiên mang
tính đồng nhất về tất cả các thuộc tính của đất đai được gọi là các đơn vị đất đai (land
unit). Để mô tả một đơn vị đất đai chúng ta cần có các đặc tính đất đai (land
characteristics), (Lê Quang Trí, 2010).
Theo Hồ Thị Lam Trà và Hoàng Văn Hùng (2006), đất đai là một tài nguyên thiên
nhiên, là tài sản vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng
của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an
ninh và quốc phòng.
Tóm lại đất đai là một tài sản đặc biệt và đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất
đai bên cạnh các thuộc tính khác như: khí hậu, thời tiết, tập đoàn động thực vật, các


1


hoạt động của con người (cải tạo đất trong quá trình canh tác: trồng trọt, chăn nuôi;
xây dựng nhà cửa, đường xá trên đất…).
1.1.2.Chức năng và vai trò của đất đai.
Theo Lê Quang Trí (2010) thì đất đai có những chức năng sau:
- Chức năng sản xuất: Đây là nền tảng cho hệ thống trợ giúp sự sống, thông qua việc
sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ và các
vật liệu sinh sống khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua các
vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển.
- Chức năng nước: Đất đai điều hòa sự tồn trữ và chảy đi của nguồn tài nguyên
nước mặt và nước ngầm, và những ảnh hưởng chất lượng của nước.
- Chức năng tồn trữ: Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử
dụng của con người.
- Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng
khu dân cư, nhà máy kỷ nghệ và những hoạt động xã hội như thể thao, nơi nghỉ.
- Chức năng bảo tồn di tích, lịch sử: Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các
chứng tích lịch sử văn hóa của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu
và những sử dụng đất đai trong quá khứ.
- Chức năng nối liền không gian: Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển
của con người, đầu tư và sản xuất, và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa
những vùng riêng lẽ của hệ sinh thái tự nhiên.
- Chức năng về môi trường sống: Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật
trong đất bằng cách cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi dự trữ nguồn gen
cho thực vật, động vật, và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt đất.
- Chức năng điều hòa khí hậu: Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa
của ga nhà kín hay hình thành một đồng xác định của cân bằng năng lượng toàn cầu phản chiếu, hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và các chu kỳ thủy
văn của toàn cầu.

- Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: Đất đai có khả năng chấp nhận, lọc,
đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại.
Khả năng phù hợp của đất đai cho các chức năng này thay đổi rất lớn trên thế giới.
Những đơn vị sinh cảnh, như các đơn vị nguồn tài nguyên thiên nhiên, có những biến
động riêng trong bản thân nó, nhưng những ảnh hưởng của con người thì tác động
mạnh hơn trong những biến đổi này trong cả không gian lẫn thời gian. Những chất
lượng đất đai cho một hoặc hơn một chức năng có thể được cải thiện, thí dụ như
phương cách kiểm soát xoái mòn, nhưng những hoạt động này thường ít hơn là những
hoạt động làm suy thoái đất của con người (Lê Quang Trí, 2010).

2


Một cách tổng quát đất đai là điều kiện chung nhất đối với môi trường sản xuất và hoạt
động của con người và là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây
dựng nhà cửa, bố trí máy móc, làm đất,...), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân
nơi đứng, dùng để gieo trồng, chăn nuôi gia súc,...). Như vậy, đất không thể là đối
tượng của từng cá thể. Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ
thuộc về chúng ta. Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế
hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng đất cần làm tốt hơn cho thế hệ mai
sau (Tổng Cục Địa Chính, 1996) trích từ (Nguyễn Văn Tâm, 2008).
Tuy nhiên, do kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho
mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của
con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi
trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị suy yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai ngày
càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu, với sự phát triển không ngừng của sức
sản xuất, chức năng của đất đai ngày càng được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều
tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho thế hệ mai sao (Thái Ngọc Dư, 1993) trích từ
(Nguyễn Văn Tâm, 2008).
1.2.Đánh giá đất đai

1.2.1.Định nghĩa đánh giá đất đai
- Đất đai là nguồn tài nguyên khan hiếm. Nó có thể được sử dụng cho nhiều sự lựa
chọn các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Nó có ảnh hưởng lớn như về sản lượng cây
trồng, sản lượng lương thực, số lượng các ngành nghề ở địa phương, xây dựng các cơ
sở hạ tầng như nhà cửa, nhà máy, con đường, sân thể thao, bảo tồn thiên nhiên,…Đánh
giá đất đai để cung cấp những quyết định có thể được sử dụng với sự quan tâm đến
việc sử dụng tốt hơn một phần diện tích đất đai.
- Theo Huizing (1992), đánh giá đất đai là một then chốt quan trọng trong việc sử dụng
đất cho cây trồng. Kết quả của đánh giá đất đai cho ra những thông tin về thích nghi
của những loại đất khác nhau (đơn vị đất đai) cho việc lựa chọn kiểu sử dụng đất đai.
- Theo FAO (1976), đánh giá đất đai là để chọn loại đất thích hợp cho các loại cây
trồng hay để thích nghi một bản đồ đất, về phương diện khả năng thích nghi cho các
loại cây trồng và các kỹ thuật quản lý khác.
- Theo Lê Quang Trí (1996), thì quyết định thay đổi sử dụng đất đai sẽ đưa đến các khả
năng như: Tạo thuận lợi cao cho sử dụng đất đai hay thất bại hoàn toàn. Trong sự thay
đổi này đôi khi mang tính kinh tế nhiều hơn là chú ý đến sự tác động thay đổi môi
trường. Chủ trương và quyết định trong việc sử dụng đất đai là hoạt động chính trị,
thường xuyên bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng kinh tế và xã hội. Đất đai biến động

3


lớn về các mặt: địa hình, khí hậu, địa chất, đất nước và thực vật bao phủ. Do đó, trong
việc thay đổi sử dụng đất đai cần thiết phải chú ý đến các điều kiện thuận lợi và bất lợi
của môi trường.
- Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho
một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để chọn lựa. FAO đã đề xuất định
nghĩa và đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu
những tính chất vốn có của vật chất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử
dụng phải có (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1999).

1.2.2.Phương pháp đánh giá đất đai.
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp phân hạng và đánh giá đất đai. Tùy theo
điều kiện cụ thể và yêu cầu từng nơi mà áp dụng phương pháp đánh giá và phân hạng
đất đai khác nhau, nhìn chung có thể phân ra hai cách đánh giá:
- Đánh giá trực tiếp: bằng các thí nghiệm bố trí ngay trên vùng khảo sát, sau đó thu
thập các số liệu thí nghiệm để phân tích và đánh giá.
- Đánh giá gián tiếp: dựa vào tính chất tương đối ổn định của đất và môi trường có ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cùng các mục đích sử dụng đất đai khác nhau
để đánh giá và đề ra phương pháp sử dụng đất đai (FAO, 1976).
- Thích nghi đất đai thì liên hệ đến một loại sử dụng cụ thể, thí dụ như: thích nghi
cho cây lúa mùa, cho cây màu.
- Khả năng đất đai thì liên hệ đến một khoảng sử dụng, thí dụ như khả năng đất
nông nghiệp, lâm nghiệp hay khu vui chơi du lịch. Khả năng đất đai thì khó có thể
đánh giá cụ thể hơn là thích nghi đất đai khi mà ch
1.2.3.Quy trình đánh giá đất đai theo FAO (1976).
Theo Lê Quang Trí (2010), Kỹ thuật đánh giá đất đai được áp dụng rộng rãi cho các
kiểu sử dụng đất đai khác nhau nhằm mục đích đánh giá thích nghi đất đai cho các
giải pháp sử dụng đất đai. Quy trình đánh giá đất đai được mô tả và tiến hành theo các
bước sau:
i. Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở điều tra khảo sát các
nguồn tài nguyên đất đai như: Khí hậu, địa mạo, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi
đơn vị bản đồ đất đai sẽ có đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ
đất đai lân cận.
ii. Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phù hợp và liên quan đến mục tiêu
chính sách và phát triển, được xây dựng bởi các nhà quy hoạch cũng như phù hợp với

4


các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên trong khu vực đang thực hiện.

MỤC ĐÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN Quốc gia, vùng, khu vực, huyện
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
CẦN THAY ĐỔI

Kiến thức về điều kiện
kinh tế - xã hội

Kiến thức về điều kiện
sinh học, tự nhiên

THẢO LUẬN BAN ĐẦU
Diện tích, mục đích, tỷ lệ,
phương pháp, thời gian

KHẢO SÁT KT – XH
Dân số, cơ sở hạ tầng,
thị trường, giá, lưu
thông

KHẢO SÁT SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Hiện trạng sử dụng, HTCT, quản
lý và năng suất, các TN
Bản đồ sinh thái khí
hậu nông nghiệp

Chọn lọc kiểu sử dụng
đất đai và định nghĩa


Bản đồ đơn vị đất đai
và đặc tính đất

Hiện trạng sử dụng đất
đai và cách quản lý
CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI

YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Sử dụng đất có thể điều
chỉnh theo chất lượng đất đai

KHẢO SÁT ĐẤT ĐAI
Khí hậu, địa chất, địa
mạo, nước, đất,thực vật

ĐỐI CHIẾU

Chất lượng đất đai có thể cải
thiện theo yêu cầu sử dụng

THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TIỀM
NĂNG CHO MỖI ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
Phân tích KTXH + Môi trường
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THÍCH NGHI
Phân tích theo không gian, so sánh khả
năng phát triển, qui hoạch sử dụng đất đai

Hình 1.1: Qui trình đánh giá đất đai theo FAO (1976) cho qui hoạch sử dụng đất đai.
(De Vos t.N.C., 1978; H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997).


iii. Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành chất lượng
đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng
đất đai đã được chọn lọc.

5


iv. Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc.
v. Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai với các chất
lượng đất đai trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
- Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và
những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc
thực hiện cần phối hợp đa nghành. Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá đất đai,
quy hoạch sử dụng đất đai từng phần khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham
gia thay đổi.
- Theo Nguyễn Hiếu Trung (1998), vấn đề cốt lõi của quy trình là sự so sánh giữa chất
lượng đất đai với yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai khác nhau, trích
từ (Nguyễn Văn Tâm, 2008).
+ Các kiểu sử dụng đất đai (LUT), được cụ thể hóa ở dạng các thuộc tính và yêu cầu
kinh tế - xã hội, nông học và kỹ thuật. Những yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai là
những yêu cầu về điều kiện tự nhiên tác động đến năng suất và ổn định của năng suất,
tính thích nghi, bền vững và quản lý của kiểu sử dụng đất đai. Những yêu cầu này
được diễn tả ở dạng chất lượng đất đai (Fresco et.al.,1989).
+ Chọn lựa kiểu sử dụng đất đai trong quy hoạch sử dụng đất đai được lựa trên các
mục tiêu phát triển của chính quyền, kiểu sử dụng đất đai hiện tại, những hệ thống sử
dụng đất đai “hứa hẹn”, yêu cầu về lương thực tiêu thụ trong gia đình và lương thưc
hàng hóa thích nghi với điều kiện khí hậu, khuynh hướng thị trường... những quan tâm
về kinh tế xã hội giữ vai trò rất quan trọng trong việc chọn lựa cũng như mô tả các kiểu
sử dụng đất đai ở dạng kinh tế xã hội, các thuộc tính về quản lý kỹ thuật và cơ sở hạ

tầng.
+ Trong khi so sánh giữa kiểu sử dụng đất đai với đất đai, quá trình đối chiếu là quá
trình so sánh các giới hạn lớp thích nghi với các điều kiện trên mỗi diện tích đất đai
được đo vẽ trên bản đồ. Mục tiêu của tuyến trình này là để đưa các yêu cầu của sử
dụng đất đai “gần gũi” hơn với việc hài hòa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và để
thông qua đó đưa ra các lớp thích nghi. Quá trình đối chiếu nên quan tâm đến các tác
động môi trường. Phân tích kinh tế xã hội bao gồm việc tính toán tổng thu nhập và lợi
nhuận thuần của hệ thống canh tác, và quan tâm đến kết quả mật độ dân số hay bất kì
một áp lực di dân nào.
+Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai từng
phần khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham gia thay đổi.

6


1.2.4.Nguyên lý đánh giá đất đai.
Theo FAO (1976), có sáu nguyên lý cơ bản trong đánh giá đất đai.
Chúng ta thường hay nge: “Đây là đất tốt”, nhưng lại không chỉ rõ được “tốt cho cái
gì”. Hay các hệ thống phân hạng khả năng đất đai của USDA thì thường không chỉ rõ
loại cây trồng và phong cách quản lý. Do đó:
- Nguyên lý 1: khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một
loại sử dụng chuyên biệt.
Những hạng thích nghi thường được định nghĩa một cách chung chung là thích nghi
cao, thích nghi trung bình... mà không xác định về năng suất và mức đầu tư để đạt
năng suất. Do đó:
- Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần
thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
Đất là một trong những thành phần chính của đất đai, do đó khi đánh giá đất đai
thường được thực hiện bởi các nhà khoa học đất mà thiếu các nghành chuyên môn
khác như nông học, kinh tế, môi trường, xã hội. Do đó:

- Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa nghành.
Các đề án đánh giá đất đai ở các nước đang phát triển thường thiếu những kiến thức
thông tin có hiệu quả về những điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội, mà
những yếu tố này có liên quan đến vùng đang nghiên cứu. Do đó:
- Nguyên lý 4: Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các
yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng nghiên cứu.
Khi đánh giá đất đai, thường những hậu quả về sinh thái môi trường như: đất xói mòn,
gia tăng bệnh sốt rét, sự mặn hóa, thiếu nguồn nước ngọt ở hạ lưu... không được chú ý
đề cập đến trong khi thực hiện. Nên trong các đề án lâu dài thường bị thất bại là do các
kết quả trên đem lại. Do đó:
- Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững.
Đánh giá đất đai đôi khi thực hiện một cách độc lập để xác định tính thích nghi của
một kiểu sử dụng chuyên biệt nào đó, thí dụ như chi cho cây mía mà quên đi khả năng
cho lợi nhuận cao hơn khi so sánh với kiểu sử dụng khác. Do đó:
- Nguyên lý 6: Đánh giá tính thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với
nhau.

7


1.2.5.Đơn vị đất đai và kiểu sử dụng dụng đất đai.
- Đơn vị đất đai: đơn vị đất đai được phân chia theo cơ sở đơn vị đất, theo bản đồ có
cùng chế độ nước hoặc khác chế độ nước nhưng cùng cấp thích nghi, (FAO, 1976).
- Kiểu sử dụng đất đai: Theo FAO (1976), kiểu sử dụng đất đai là một loại riêng biệt
trong sử dụng đất đai và được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chuẩn đoán hay đặc trưng
chính. Những đặc trưng chính quan trọng đó là:
+ Sinh học cây trồng.
+ Kinh tế - xã hội: cường độ lao động, vốn, trình độ canh tác...
+ Kỹ thuật: máy móc.
1.2.6.Đơn vị bản đồ đất đai.

-Đơn vị bản đồ đất đai là diện tích của đất đai với những đặc tính riêng biệt và là nền
tảng cho đánh giá đất đai. Đơn vị bản đồ đất đai là một đơn vị thích nghi không gian,
mô tả phần đất muốn khảo sát, những vùng này là nhiều hoặc ít đồng nhất hơn với
quan sát đến các đặc điểm đất. Bước đầu tiên để mô tả đơn vị bản đồ nhất là bản đồ địa
hình, phần lớn đất trống và thực vật tự nhiên.
1.2.7.Chất lượng đất đai và đặc tính đất đai.
- Theo FAO (1976), chất lượng đất đai là một đặc trưng của đất đai mà những tác động
trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng lên tính thích nghi của đất đai cho một kiểu
sử dụng riêng biệt. Thí dụ: Chất lượng đất đai như: chế độ nhiệt, khả năng hữu dụng
ẩm độ, khả năng thoát nước, cung cấp chất dinh dưỡng, điều kiện cho rễ, nguy hại do
xói mòn...
- Đặc tính đất đai là một đặc trưng của đất đai có thể đo lường hay ước lượng được và
có thể sử dụng cho việc phân biệt giữa các đơn vị đất đai với nhau đồng thời để mô tả
cho chất lượng đất đai. Thí dụ: Đặc tính đất đai như: Trung bình vũ lượng mưa hàng
năm, độ dốc, phân cấp thoát nước trong đất, độ sâu hữu dụng, sa cấu tầng mặt, khả
năng thoát nước trong đất, đạm hữu dụng...
1.2.8.Yêu cầu sử dụng đất đai.
-Yêu cầu sử dụng đất đai được diễn tả bằng chất lượng đất đai. Yêu cầu sử dụng đất
đai sau đó sẽ được đối chiếu với chất lượng đất đai để xác định ra khả năng thích nghi
của một đơn vị đất đai riêng biệt cho một kiểu sử dụng đất đai riêng biệt.
1.2.9.Phân cấp yếu tố.
Theo FAO (1976), phân cấp yếu tố tức là phân chia các cấp giá trị của từng yêu cầu sử
dụng đất đai phù hợp với điều kiện chuyên biệt của chất lượng đất đai trong một đơn vị

8


bản đồ đất đai.
Thí dụ: Chất lượng đất đai “chế độ dinh dưỡng”, nếu chế độ dinh dưỡng thích hợp với
sự phát triển của cây thì phân cấp ở mức độ cao, nếu chế độ dinh dưỡng ít không thích

hợp thì phân cấp ở mức độ thấp.
Theo FAO (1976), phân cấp yếu tố theo các cấp sau:
S1: Thích nghi cao.
S2: Thích nghi trung bình.
S3: Thích nghi kém.
N: Không thích nghi.
- Có hai cách phân cấp yếu tố thích nghi cho yêu cầu sử dụng đất đai: thứ nhất là phân
cấp yếu tố theo năng suất và đầu tư, thứ hai là phân cấp yếu tố theo mức độ giới hạn.
Bảng 1.1: Phân cấp yếu tố theo năng suất và đầu tư.

Hạng phân cấp yếu tố

Về năng suất: % năng suất
so với năng suất tối hảo mà
không có sự đầu tư cải tạo
chất lượng đất đai.

Về đầu tư: Đầu tư hay áp dụng
kỹ thuật cải tiến chất lượng đất
đai có liên quan để giữ năng suất
đạt 80% so với năng suất tối
hảo.

S1: Thích nghi cao.

Hơn 80%

Không

S2: Thích nghi trung bình.


40 – 80%

Cần đầu tư, có tính thực hành và
kinh tế.

S3: Thích nghi kém.

20 – 40%

Cần đầu tư, chỉ có tính thực
hành và kinh tế trong trong
những trường hợp thuận lợi.

N: Không thích nghi.

Nhỏ hơn 20%

Những giới hạn khó có thể cải
thiện bằng biện pháp quản lý và
đầu tư.

( Nguồn: Lê Quang Trí (2010). Giáo Trình Đánh Giá Đất Đai. NXB Đại Học Cần Thơ).

Hai cách phân cấp yếu trong đó yếu tố phân cấp đầu tư như trên bảng 1.1 là nhằm xác
các yếu tố về năng suất để từ đó có các biện pháp cải tạo đầu tư nhằm nâng cao năng
suất.Yếu tố phân cấp đầu tư cũng nhằm đưa ra các nhận định cũng như các hướng quy
hoạch chung.

9



Bảng 1.2: Phân cấp yếu tố theo mức độ giới hạn.
Mức độ giới hạn

Hướng dẫn thiết lập hạng giới hạn

1.Không

Những khoảng điều kiện biến động cho chất lượng đất đai thì thích hợp
cao cho sử dụng đất.

2.Nhẹ

Những điều kiện nhỏ, nhưng cũng phản ánh được ảnh hưởng của nó lên
sử dụng.

3.Trung bình

Những điều kiện có ảnh hưởng đến sự bất ổn định đến sử dụng đất đai,
những điều kiện này có thể tạo ra tính không thực tế và phi kinh tế của
sử dụng.

4.Nặng

Những điều kiện có thể tạo ra tính không thực tế và phi kinh tế cho sử
dụng đất đai, ngoại trừ trong vài trường hợp thuận lợi

5.Rất nặng


Những điều kiện hoàn toàn tạo ra tính không thực tế và phi kinh tế cho
sử dụng đất đai.
( Nguồn: Lê Quang Trí (2010). Giáo Trình Đánh Giá Đất Đai. NXB Đại Học Cần Thơ).

1.3.Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
1.3.1.Khái niệm PRA
Participatory Rural Appraisal (PRA): Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
của người dân (cộng đồng/hộ gia đình): là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng
đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt
của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin
tại cộng đồng.
PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn, bao gồm một loạt cách tiếp cận và
phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo
luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ tìm
ra những phương sách, giải pháp từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm cải
thiện đời sống của cộng đồng nông thôn (Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyễn Trọng Đắc,
2005).
PRA là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp một hệ thống các công
cụ nghiên cứu. Thông qua các công cụ này, cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát
hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, phối hợp thực hiện và
cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA cán bộ nghiên cứu, phổ cập

10


×