TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VIỆN ðÀO TẠO SAU ðẠI HỌC
-----------------
-----------------
ðỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
ðề tài:
“ðánh giá ñất thích hợp cho phát triển cây Cọc rào (Jatropha. curcas) ở
huy
ện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ”
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Như Hà
Bộ môn: Nông hóa
Khoa Tài Nguyên & Môi Trường
Người thực hiện: Vương Quốc Hùng
Cao học khoa học ñất - K18
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VIỆN ðÀO TẠO SAU ðẠI HỌC
-----------------
-----------------
VƯƠNG QUỐC HÙNG
ðÁNH GIÁ ðẤT THÍCH HỢP CHO PHÁT TRIỂN
CÂY C
ỌC RÀO (JATROPHA CURCAS) Ở HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ.
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học ñất
Mã ngành: 6062.15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Như Hà
Hà Nội, 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng: Tất cả mọi thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược nêu rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vương Quốc Hùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành ñề tài nghiên cứu của tôi ñã nhận ñược
sự quan tâm giúp ñỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Tập thể cán bộ, giảng viên khoa Sau ñại học trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu.
- Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của PGS.TS. Nguyễn Như Hà, ñã tận tình hướng
dẫn và ñóng góp nhiều ý kiến khoa học trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận
văn này.
- Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ Công ty cổ phần Lũng Lô 51 ñã tạo ñiều kiện
mọi mặt ñể tôi hoàn thành luận văn.
- Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình và những người ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Vương Quốc Hùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1 ðVðð ðơn vị ñất ñai
2 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
3 GIS Hệ thống thông tin ñịa lý
4 LMU ðơn vị ñất ñai
5 LUT Loại hình sử dụng ñất
6 SDD Sử dụng ñất
7 SXHH Sản xuất hàng hóa
8 STT Số thứ tự
9 TBKY Tiến bộ kỹ thuật
10 TB Trung bình
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 TPCG Thành phần cơ giới
13 UBND Ủy ban nhân dân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
iv
MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài………………………………….……………….…….1
1.2. Mục ñích, yêu cầu và ý nghĩa nghiên cứu……………………………………....2
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu………………….……………………………………..2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu...………………….…………………………………….2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây Cọc
rào...........................................................................3
2.1.1. ðặc ñiểm chung của cây Cọc rào.......................................................................3
2.1.2. Những ứng dụng của cây Cọc rào………………….……………………...…..3
a. Sản xuất nhiên liệu sinh học và thức ăn chăn nuôi……………………………...…3
b. Bảo vệ môi trường………….....................................................................................4
c. Tác dụng làm thuốc…………...................................................................................4
2.2. Một số ñặc ñiểm sinh thái của cây Cọc rào..…………………………………..5
2.2.1.Yêu cầu khí hậu với cây Cọ rào.......................……………………………....5
2.2.1.1. Nhiệt ñộ.............................................……………………………………....5
2.2.1.2. Lượng mưa.............................................…………………………………...5
2.2.1.3. ðộ ẩm không khí.............................................…………………………......7
2.2.1.4. Sâu bệnh…............................................…………………………………...8
2.2.1.5. Gió……….............................................…………………………………...9
a. Tác ñộng của gió ñối với cây Cọc rào………………………………………..….8
b. Những nghiên cứu về ñai rừng chắn gió……………………………………...…9
2.3. Cơ sở lý luận về ñánh giá và phân hạng ñất ñai..…………………………...12
2.3.1. Cơ sở lý luận về ñánh giá và phân hạng ñất ñai. ………………………….12
2.3.2. Cơ sở lý luận về phương pháp ñánh giá ñất ñai theo FAO trên thế giới và
trong nước. ....................................……………………………………....................13
2.3.2.1. Cơ sở lý luận về phương pháp ñánh giá ñất theo FAO trên thế giới..........13
2.3.2.2. Cơ sở lý luận về phương pháp ñánh giá ñất theo FAO ở nước ta..............20
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
v
2.4. Những kết quả nghiên cứu về ñất trồng cây Cọc rào trên thế giới và ở Việt Nam
……22
2.4.1. Những kết quả nghiên cứu về ñất trồng cây Cọc rào trên thế giới................22
2.4.2. Những kết quả nghiên cứu về ñất trồng cây Cọc rào ở Việt Nam.................24
2.5. Những nghiên cứu có liên quan ñến ñánh giá ñất trên ñịa bàn huyên Hướng
Hóa….............................................……………………………………………......27
2.5.1. Nghiên cứu về khí hậu, thời tiết trên ñịa bàn huyện Hướng Hóa………..27
2.5.2. Những tài liệu nghiên cứu về ñánh giá ñất trên ñịa bàn tỉnh Quảng Trị và
huyện Hướng Hóa………............................………………………………….…..27
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu...............…… ………………………...…32
3.1.1 ðối tượng nghiên cứu......................………………………………………....32
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.....………………………..…………………………….32
3.2. Nội dung nghiên cứu......................……………………………………………32
3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................……..……………………………32
3.3.1. Phương pháp điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…………...…32
3.3.2. ðiều tra thực ñịa……………………..……………………………………...33
3.3.3. Sử dụng phương pháp ñánh giá ñất theo FAO ñể xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất
ñai với sự trợ giúp của công nghệ GIS..................... …………………………….33
3.3.4. Phân hạng thích hợp ñất ñai theo cấu trúc phân hạng của FAO…………..33
3.3.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu………………………….…………..33
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.Vị trí ñịa lý, quy mô và phân vùng nghiên cứu………………………………35
a. Vị trí ñịa lý……………………………………………………………………...35
b. Quy mô vùng ñiều tra nghiên cứu……………………………………………....35
4.1.2. ðặc ñiểm tự nhiên…………………………………………………….……36
a. Nguồn tài nguyên nước………………………………………………………....36
b. ðặc ñiểm về khí hậu………….………………………………………….……...36
c. ðặc ñiểm về ñịa hình, ñịa chất……………………………………………..…...41
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip ..
vi
4.1.3. iu kin kinh t xó hi42
a. C s h tng...42
b. c ủim xó hi...44
4.2. c ủim th nhng..45
4.2.1. t nõu ủ trờn ủỏ bazan (ký hiu Fk) .....46
4.2.2. t ủ vng trờn ủỏ granit (ký hiu Fa) ...47
4.2.3. t ủ vng trờn ủỏ sột (ký hiu Fs) .48
4.2.4. t nõu tớm trờn ủỏ sột mu tớm (ký hiu Fe) ...48
4.2.5. t vng nht trờn ủỏ cỏt (ký hiu Fq) .....49
4.2.6. t ủ vng trờn ủỏ bin cht (ký hiu Fj). ..50
4.2.7.Nhúm ủt mựn vng ủ trờn nỳi......50
4.3. Hin trng s dng ủt huyn Hng Húa........51
4.3.1. Đất Nông nghiệp .......51
a. Đất sn xut Nông nghiệp.......51
b. Đất Lâm nghiệp.......52
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản.......53
d. Đất nông nghiệp khác......53
4.3.2. Định hớng sử dụng đất đai đến năm 201553
a. Đất sản xuất Nông nghiệp...53
b. Đất Lâm nghiệp.......54
4.4.Xõy dng bn ủ ủn v ủt ủai vựng nghiờn cu......54
4.4.1. La chn v phõn cp ch tiờu cho bn ủ ủn v ủt ủai....54
4.4.2. Xõy dng yờu cu s dng ủt ủai ca cõy Cc ro.....57
4.4.3. Mụ t tng hp ủc ủim cỏc ủn v ủt ủai.....58
4.4.4. Kt qu phõn hng mc ủ thớch hp ca ủt ủai vi cõy Cc ro...58
4.4.5. Hiu qu kinh t - xó hi mụi trng...61
a. Hiu qu kinh t...61
b. Hiu qu xó hi...63
c. Hiu qu mụi trng64
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
vii
4.5. ðề xuất ñịnh hướng phát triển diện tích trồng cây Cọc rào và các giải pháp
nhằm phát triển bền vững………………………………………...…………..……64
4.5.1. ðề xuất kế hoạch phát triển trồng cây Cọc rào………………..………..…64
4.5.2. Các giải pháp phát triển bền vững cây Cọc rào trong vùng nghiên cứu...66
a. Các giải pháp về kỹ thuật ……………………………….……………..……...66
b. Các giải pháp nhằm tăng năng suất, chất lượng và hạn chế các yếu tố bất lợi của
tự nhiên………………………………….……………………..……………..……..67
c. Giải pháp về khoa học- công nghệ…………………………..…………....…....68
d. Các giải pháp về chính sách……………………………………………….…..69
e. Giải pháp tổ chức sản xuất…………………………………………………….70
g. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng…………….…………………………..70
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận………………………………………………….……..……………....71
2. ðề nghị………………………….……………………….……..……………...71
PHỤ LỤC
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
1
1. Më ®Çu
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hàng năm nước ta phải chi hàng tỷ ñô la ñể nhập xăng, dầu có nguồn gốc dầu
mỏ phục vụ cho các hoạt ñộng giao thông, vận tải và các nhu cầu khác trong nước.
Trong khi nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt và ñắt ñỏ, việc sử dụng chúng
thải ra khí ñộc, tăng hiệu ứng nhà kính làm ô nhiễm môi trường, gây ra một số bệnh
cho con người, ảnh hưởng lớn ñến môi trường sống của các sinh vật trên trái ñất. Vì
vậy, việc nghiên cứu ñể tìm ra các nguồn nguyên liệu thay thế các nguồn nguyên liệu
hóa thạch ñang là một vấn ñề cấp thiết của thế giới.
Kết quả nghiên cứu và thực tế sử dụng ở nhiều nước trên thế giới cho thấy,
ethanol sinh học và diesel sinh học có thể là một trong những nguồn thay thế cho các
nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Trong ñó Ethanol sinh học có thể sản
xuất từ các cây trồng trên ñất canh tác hàng năm như sắn, mía, ngô, ñậu tương..., còn
diesel sinh học thường sản xuất từ các cây có thể trồng trên các ñất có nhiều hạn chế
(dốc, thoái hóa…) như Cọc rào, Cọ dầu, Hoàng liên mộc,….[8]
ðối với nước ta, phát triển nguyên liệu cho việc sản xuất ethanol có nhiều hạn
chế, do có diện tích canh tác hàng năm ít, khả năng mở rộng diện tích này hầu như
không còn; ñất canh tác phải ưu tiên cho trồng cây lương thực, thực phẩm, cây thức ăn
chăn nuôi ñể ñảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm. Việc phát triển diện tích trồng
cây sắn, ngô trên ñất dốc sẽ gây ra xói mòn, rửa trôi, suy thoái ñất. Vì vậy phát triển
trồng các cây nguyên liệu cho diesel sinh học sẽ là hướng phát triển có nhiều ưu thế
của nước ta trong tương lai .
Trong số những loài cây có khả năng sản xuất diesel sinh học thì cây Cọc rào
ñang ñược rất chú ý, do có nhiều ưu thế như: trồng ñược trên nhiều loại ñất khác nhau,
khả năng chống chịu tốt với ñiều kiện tự nhiên khắc nghiệt, lại có hàm lượng dầu trong
hạt khá cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
2
Cây Cọc rào (Jatropha curcas), còn gọi là cây Dầu lai hay cây Diesel sinh học,
thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là loại cây ñã ñược nhập vào Việt Nam từ 600
năm nay, ñược trồng làm hàng rào và hạt ñược ép lấy dầu ñể thắp sáng.
Hướng Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, có diện tích ñất tự
nhiên khá lớn (115.083 ha) với phần lớn diện tích này thuộc nhóm ñất ñỏ vàng, có
khí hậu khá ña dạng, thích hợp ñể phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm. Tuy
nhiên, do hậu quả của chiến tranh, ñiều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên ở
ñây còn có nhiều diện tích ñất trống hoặc bị bỏ hoang hóa. Việc nghiên cứu, phát
triển trồng cây Cọc rào tại ñây sẽ góp phần cải thiện ñời sống người dân, tăng ñộ che
phủ, bảo vệ môi trường, tạo ra vùng nguyên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học.
ðồng thời cũng là cơ sở ñể huyện Hướng Hóa có thể nhanh chóng giảm bớt diện tích
ñất chưa sử dụng và bố trí sử dụng ñất hợp lý hơn cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu của thực trên chúng tôi thực hiện ñề tài: “ðánh giá ñất
thích hợp cho phát triển cây Cọc rào ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”
1.2. Mục ñích, yêu cầu của nghiên cứu
1.2.1. Mục ñích nghiên cứu
- Xác ñịnh các yếu tố khí hậu, ñất ñai thích hợp với cây Cọc rào trong vùng
nghiên cứu.
- ðề xuất diện tích ñất thích hợp cho trồng và phát triển cây Cọc rào trong
vùng nghiên cứu ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- ðề xuất các giải pháp cho việc phát triển bền vững cây Cọc rào ở huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Xác ñịnh ñược các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Hướng Hóa
- Xác ñịnh ñược các ñặc ñiểm sinh thái của cây Cọc rào.
- Xác ñịnh ñược diện tích ñất thích hợp cho trồng cây Cọc ở Huyện Hướng Hóa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
3
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây Cọc rào.
2.1.1. ðặc ñiểm chung của cây Cọc rào
Cọc rào là cây gỗ nhỏ ( cây bụi lớn) có tuổi thọ ñến 50 năm, cao từ 1- 5m,
ñường kính thân cây từ 5-10cm, có khả năng sinh trưởng nhanh từ hạt giống hoặc
cây hom, dễ nhân giống và ña tác dụng.
Cọc rào ra hoa vào mùa mưa, sau 2- 4 tháng quả chín, thu lấy hạt thuần. Năng
suất hạt và hàm lượng dầu có trong hạt phụ thuộc vào nhiều nhân tố như khí hậu,
mức ñộ thâm canh, kích cỡ cây,… Năng suất cao nhất nếu ñược sinh trưởng trong
ñiều kiện thuận lợi nhất, hàm lượng dầu có thể ñạt tới 35%, thời gian cho hạt liên tục
trong 40- 50 năm, có cây tới hơn 50 năm.
Ở Việt Nam, cây Cọc rào ñược trồng quanh các vườn nhà, khắp mọi nơi. Cây
có thể mọc tốt trên ñất hoang hoá, ñất cát, kể cả ñất bị xói mòn thoái hoá mạnh hoặc
có phản ứng kiềm.
Nhờ có biên ñộ sinh thái rộng, Cọc rào phát triển ñược ở nơi có lượng mưa
khác nhau từ 500 ñến 2500mm, chịu ñược lạnh rét và sương giá nhẹ.
2.1.2. Những ứng dụng của cây Cọc rào
a. Sản xuất nhiên liệu sinh học
Cây Cọc rào có rất nhiều tác dụng khác nhau, trong ñó tác dụng quan trọng là
thu hạt ñể ép dầu làm nhiên liệu sinh học. Hạt Cọc rào thu hoạch ñược sau khi ép sẽ
thu ñược dầu thô, kết hợp với quá trình chuyển hóa hóa học với các chất xúc tác sẽ
thu ñược dầu diesel sinh học. Người ta tính toán rằng nếu 1 ha Cọc rào trong thời kỳ
kinh doanh từ năm thứ 3 trở ñi, có thể thu hoạch ñược 4-5 tấn hạt/ha/2 vụ /năm.
Lượng hạt trên có thể sản xuất ñược 2 tấn diesel sinh học và 2-3 tấn bã dầu khô có
giá trị kinh tế bằng 800USD (tương ñương 16,8 triệu ñồng Việt Nam) [6].
Ngoài ra vỏ quả Cọc rào có thể sử dụng làm nguyên liệu ñể sản xuất khí sinh
học, phần bã khô dầu (có hàm lượng ñạm tổng số 4,14 - 4,78%; lân tổng số 0,5-
0,66% ) sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt [26]. Mặt khác nếu phần bã khô dầu ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
4
ñể khô và ñốt thì nhiệt lượng của phần bã khô lại cho giá trị lớn hơn nhiệt lượng của
than củi.
Hình 2. Những ứng dụng chính của cây Jatropha
b. Bảo vệ môi trường
Cọc rào có tuổi thọ lên ñến 50 năm, sinh trưởng phát triển ñược ở hầu hết các
loại ñất xấu (nghèo kiệt, dốc, trơ sỏi ñá) lại không bị cháy, không bị gia súc ăn. Bởi
vậy ñược coi là cây “lấp ñầy” lỗ hổng sinh thái ở các vùng xung yếu miền núi, sớm
tạo ra thảm thực bì dày ñặc bảo vệ ñộ phì của ñất. Không những vậy, Cọc rào còn có
thể trồng ở các vùng ñất sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản, góp phần phục
hồi hệ sinh thái các vùng này. Vì vậy cây Cọc rào ñược ñánh giá là “vệ sĩ sinh thái”,
tạo ra hiệu ứng to lớn về bảo vệ môi trường [30].
c. Tác dụng làm thuốc
Trong thành phần cây Cọc rào nhiều bộ phận của cây có thể dùng ñể chữa
bệnh như lá, vỏ cây, hạt và rễ. Rễ có tác dụng trị tiêu viêm, cầm máu, trị ngứa; dầu
của hạt có thể nhuận tràng; dịch nhựa trắng tiết ra từ vết thương của cành có thể trị
viêm lợi, làm lành vết thương, chữa trị bệnh trĩ và mụn cơm; nước sắc từ lá dùng ñể
chữa trị bệnh phong thấp, ñau răng…
Ngoài ra trong cây Cọc rào còn có chứa nhiều thành phần ñộc tố khác nhau,
nhất là phytotoxin (curcin) trong hạt, nếu ñược nghiên cứu sâu hơn rất có thể tạo ra
nguyên liệu mới cho ngành dược liệu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
5
2.2. Yêu cầu khí hậu với cây Cọc rào
2.2.1. Nhiệt ñộ
Nhìn chung cây Cọc rào ưa nhiệt ñộ bình quân trong năm từ 20-22
o
C. Nhiệt ñộ
không khí xuống thấp dưới một giới hạn nhất ñịnh gây tác hại ñối với Cọc rào. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy Cọc rào là loại cây có biên ñộ sinh thái rộng nó có
thể phát triển ñược trong ngưỡng nhiệt ñộ từ 18- 40
o
C. Tuy nhiên nhiệt ñộ trên 40
o
C
hoặc dưới 15
o
C sẽ ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây, làm cho cây bị rụng lá
hoặc các lá non bị cháy khô; giảm khả năng quang hợp của cây [48].
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần
Lũng Lô 51 tại vườn ươm giống Cọc rào ở Quảng Trị cho thấy: nhiệt ñộ thích hợp
nhất cho hạt cây Cọc rào nảy mầm là từ 20-23
o
C, nhiệt ñộ càng thấp thì thời gian nảy
mầm càng kéo dài. Nhiệt ñộ không khí và mặt ñất ảnh hưởng ñến quá trình phát triển
của rễ, thích hợp nhất là khoảng 22
o
C [27].
Cọc rào ở giai ñoạn cây con khoảng 30- 45 ngày chịu rét kém, khi nhiệt ñộ
xuống dưới 13
o
C kéo dài có thể gây thiệt hại ñáng kể, làm cho các cây con trong
vườn ươm bị cháy lá nặng dẫn tới rụng toàn bộ lá trên cây con cuối cùng chỉ còn trơ
trụi thân cây. Thậm chí nhiều cây ở giai ñoạn phân nhánh bị cháy ñến 1/3 hoặc 1/2
tán cây, một số có thể bị chết ñến tận gốc.
Ngoài trị số tuyệt ñối của các chỉ tiêu về nhiệt ñộ, một chỉ tiêu nữa cần chú ý là
biên ñộ nhiệt ñộ giữa ngày, ñêm tại ñịa phương. Biên ñộ này càng cao càng có lợi
cho việc tích lũy tinh dầu trong Cọc rào do ñó ảnh hưởng lớn ñến phần trăm hàm
lượng dầu có trong hạt. Biên ñộ giữa ngày và ñêm cao có tác dụng thúc ñẩy hoạt
ñộng quang hợp tích lũy chất khô vào ban ngày và hạn chế tiêu hao vật chất vào ban
ñêm, ảnh hưởng sâu sắc ñến năng suất hạt và hàm lượng dầu có chứa trong hạt.
2.2.2. Lượng mưa
Theo Coste (1992), sau nhiệt ñộ, lượng mưa chính là nhân tố khí hậu giới hạn
sống còn quan trọng nhất. Hai yếu tố ñược kết hợp chặt chẽ là tổng lượng mưa và sự
phân bố mưa hàng tháng, thậm chí hàng tuần.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
6
Lượng mưa quyết ñịnh ñến khả năng sinh trưởng ban ñầu khi mới trồng và
năng suất thu hoạch của cây Cọc rào. Tình trạng nước trong cây ảnh hưởng ñến quá
trình phân hóa mầm hoa, sự phá vỡ tính ngủ nghỉ của hoa, kích thích sự tái tăng
trưởng của chồi hoa, quá trình nở hoa và tăng trưởng về kích thước của vỏ thóc v.v…
Tình trạng nước trong cây lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa và sự phân bố của
nó giữa các tháng trong năm.
Nói chung, Cọc rào cần một lượng mưa cả năm trung bình và phân bố ñồng
ñều giữa các tháng trong năm và phải có thời gian khô hạn tối thiểu từ 3 ñến 5 tháng.
Thời gian khô hạn này có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến quá trình phân hóa mầm hoa ở
cây Cọc rào. Vì vậy, ở những nơi có lượng mưa cao, phân bố khá ñồng ñều giữa các
tháng trong năm thì Cọc rào sinh trưởng tốt, nhưng lại cho quả ít hoặc số lượng hạt
trong quả ít. Ngược lại, ở những nơi có lượng mưa trung bình, trong năm có từ 3- 4
tháng mùa khô thì cây Cọc rào lại cho năng suất quả và hạt nhiều hơn [16].
Thực tế cho thấy, Cọc rào phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng 2000- 2500mm. Ở những vùng có lượng mưa <1000mm/năm
và thời gian khô hạn kéo dài Cọc rào vẫn có thể phát triển ñược bình thường do cây
có khả năng chịu hạn kéo dài và ñòi hỏi nhu cầu nước rất ít [16]. Tuy nhiên, ở những
vùng này năng suất của cây Cọc rào thường không cao vì khi hoa Cọc rào nở, quả
tăng trưởng rất nhanh về mặt kích thước và thể tích cũng như tăng tích lũy hình thành
hạt trong quả. Ở giai ñoạn này nếu cây bị thiếu nước thì kích thước của các khoang
chứa hạt sẽ không ñạt ñược tối ña, từ ñó làm cho quả Cọc rào không ñạt ñược kích
thước tối ña, làm giảm số lượng hạt có trong quả.
Lượng mưa tốt nhất ñể Jatropha phát triển là từ 2000- 2500mm/năm, nhưng
nếu lượng mưa từ 1000- 2500mm cũng có thể coi là lượng mưa phù hợp cho Cọc rào
phát triển [16].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
7
Bảng 2.1. Số liệu về ñiều kiện khí hậu ở một số nơi trồng phát sinh cây
Cọc rào trên thế giới
Nơi phát sinh
cây Cọc rào
ðộ cao
(m)
Nhiệt ñộ
trung bình
(t
o
C)
Lượng mưa trung bình
(mm)
Cape Verde, Fogo 150-1600 19-25 200-1000
Senegal, Santhie Ram 15 28 700
Ghana, Nyankpala 183 27.8 1080
Benin, Cotonou 7 25.3 1330
Burkina Faso, Kongoussi 300 ? 520
Kenya, Kitui 1020 28 790
Tanzania, Mombo 430 >20 670
Burma, Sink Gaing,
Mandalay
80
27 825
India, Kangra 580 ? ?
India, Kangra 434 11-38 ?
India, Poona 556 24.6 672
Costa Rica, Rio Grande 10 27.5 2000
Mexico, Veracruz 16 24.8 1623
(Heller, 1992) [39]
2.2.3. ðộ ẩm không khí
ðộ ẩm tương ñối của không khí có tác dụng lớn ñối với sinh trưởng và phát
triển của cây Cọc rào. ðộ ẩm không khí có liên quan ñến tốc ñộ bốc hơi của ñất và
cường ñộ thoát hơi nước của lá. ðộ ẩm không khí lớn, hạn chế bốc thoát hơi nước
của lá, ñộ ẩm không khí thấp thì quá trình xảy ra ngược lại. Tuy vậy, nếu ñộ ẩm
không khí quá cao cũng lại tạo ñiều kiện thuận lợi cho nhiều ñối tượng sâu bệnh hại
Cọc rào như các loài rệp, nấm bệnh rỉ sắt phát triển (Trần Kim Loang, 1995; Võ
Chấp, 1997).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
8
Theo Willson (1987), ñộ ẩm không khí trong mùa khô là yếu tố rất quan trọng;
ñộ ẩm cao sẽ làm giảm “stress” cho cây qua các giai ñoạn không mưa kéo dài, nhờ
ñó cây không bị hư hại.
ðộ ẩm không khí thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây Cọc rào là
trên 70%. ðặc biệt, giai ñoạn nở hoa cần ñộ ẩm cao khoảng 90%. Do ñó tưới nước
bằng biện pháp phun mưa là rất thích hợp cho quá trình nở hoa của Cọc rào. Ẩm ñộ
không khí quá thấp cộng với ñiều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt ñộ cao sẽ làm cho quá
trình bốc hơi thoát hơi nước tăng lên rất mạnh, cây bị thiếu nước dẫn tới các mầm, nụ
hoa thui chột, quả non bị rụng [16].
Ngoài ñộ ẩm không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá Cọc rào còn phụ
thuộc vào tốc ñộ gió, nhiệt ñộ môi trường, ẩm ñộ ñất và năng lượng bức xạ của mặt
trời.
2.2.4. Sâu bệnh
Tổng hợp những kết quả nghiên cứu của tập thể cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ
phần Lũng Lô 51 cho thấy cây Jatropha trong giai ñoạn trồng trong vườn ươm rất dễ
mắc bệnh, ñặc biệt là khi gặp thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm.
Trong mùa ñông từ tháng 11 ñến tháng 2 ở Quảng Trị khi nhiệt ñộ xuống dưới
14
o
C, cây có hiện tượng rụng lá, giảm sinh trưởng phát triển. ðây cũng là thời kỳ mà
cây giống dễ bị mắc bệnh nhất do bị nấm tấn công trong ñiều kiện ñộ ẩm cao, mưa
liên tục trong nhiều ngày và nếu có gió thì tốc ñộ lan truyền của bệnh rất nhanh. Một
số biểu hiện bệnh thường gặp trong giai ñoạn này là ngọn cây bị thối, cháy lá, thối
gốc hoặc thối rễ ñối với những rễ ăn ra khỏi bầu. ðối với những cây giống dưới 1
tháng tuổi dễ bị sên ñen cắn cụt gốc.
Trong ñiều kiện trồng ngoài thực ñịa, mưa liên tục trong nhiều ngày sẽ làm
cho cây Jatropha dễ bị thối rễ hoặc lở cổ rễ trên những chân ñất thoát nước kém hoặc
những chân ñất có ñộ dày tầng ñất mỏng do bộ rễ bị thối vì ngâm nước lâu ngày.
Ngoài ra, Jatropha cũng là loại cây bị nhiều loại sâu ăn lá tấn công như sâu ăn lá (sâu
xám), bọ sên… làm ảnh hưởng ñến khả năng quang hợp của cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
9
2.2.5. Gió
a. Tác ñộng của gió ñối với cây Cọc rào
Cọc rào là cây xuất xứ có nguồn gốc nhiệt ñới, nên ưa khí hậu nóng ẩm và
tương ñối lặng gió. Tuy vậy, những cơn gió nhẹ lại là ñiều kiện thuận lợi cho lưu
thông không khí, ñiều hòa nhiệt ñộ, tăng cường khả năng bốc thoát hơi nước, trao ñổi
chất của cây và quá trình thụ phấn. Những cơn gió mạnh quá làm ức chế các quá
trình sinh lý của cây Cọc rào. Gió lạnh, gió nóng, gió khô ñều có hại ñến sinh trưởng
của cây Cọc rào. Gió mạnh làm gãy cành lá, rụng lá, rụng quả. Ở những vùng có gió
nóng, gió làm khô lá và chồi non, làm mất cân bằng nước, tăng thêm tình trạng khô
hạn với cây Cọc rào. Ngoài ra, việc rụng lá còn làm mất theo một lượng lớn ñạm và
hydratcacbon. Gió làm tăng thoát hơi nước của cây và của ñất, ñặc biệt trong mùa
khô.
Các trận gió lớn kèm theo mưa, hoặc gió khô, dễ gây hiện tượng trôi hoặc héo
phấn hoa, ảnh hưởng không nhỏ ñến tỷ lệ ñậu quả. Gió mạnh kèm theo mưa nhiều
còn gây ra các loại bệnh thối rễ ở Cọc rào. Vì vậy, ñối với diện tích trồng Cọc rào
cần có ñai rừng chắn gió ñể giảm bớt ảnh hưởng của gió xoáy, gió lốc và gió khô
nóng.
b. Những nghiên cứu về ñai rừng chắn gió
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài (Zakharop, 1971; Hudson,
1981; Muny, 1982) cho thấy: ðai rừng là những vật chướng ngại bằng cây ñược tạo
nên bằng cách trồng thành dải những cây cao và thấp. Các hàng cây bảo vệ này làm
giảm tốc ñộ gió phía trước ñai, rộng bằng 5-10 lần chiều cao của chúng và phía sau
ñai rộng bằng 20-30 lần chiều cao của chúng. Theo Nguyễn Lương Phán (1967);
Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất ðắc (1969), phạm vi tốc ñộ gió làm giảm xuống thấp
nhất và ổn ñịnh nhất sau dải rừng rộng bằng 5-10 lần chiều cao của dải rừng.
Thực tế cho thấy ñai rừng không những hạn chế tốc ñộ gió trong diện tích
trồng Cọc rào, tránh ñổ cây, rụng lá mà còn có tác dụng hạn chế xói mòn ñất, bốc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
10
thoát hơi nước của ñất, của cây, hạn chế ñược gió nóng, gió lạnh và hạn chế ñược sâu
bệnh xâm hại do gió gián tiếp gây ra…
Theo Nguyễn Văn Trương (1985), sản lượng thu hoạch nhờ có ñai rừng lớn
hơn nhiều lần so với sản lượng bị hao hụt do có diện tích dùng làm ñai rừng.
Theo nhiều tác giả, trồng rừng chắn gió là một biện pháp kỹ thuật có liên quan
ñến nhiều ngành: khí tượng, thổ nhưỡng, lâm nghiệp, nông nghiệp v.v…
Thiết kế ñai rừng chắn gió ñúng quy cách không những bảo vệ ñược khu vực
trồng mà còn góp phần cải tạo môi trường trên một phạm vi rộng lớn.
Theo Vũ Ngọc Tuyên. Nguyễn Văn Tặng (1978); Nguyễn Sĩ Nghị (1982);
ðoàn Công Quỳ (1996), khi thiết kế ñai rừng cần lưu ý:
- Hướng của ñai rừng: Hiệu suất chống gió bão ñạt tối ña khi hướng của các
ñai rừng vuông góc với hướng gió hại. Trong một số trường hợp có thể bố trí hướng
của ñai rừng không vuông góc với hướng gió chính nhưng phải ñảm bảo góc hợp bởi
hướng gió của ñai rừng và hướng gió không nhỏ hơn 45
o
. Bố trí hướng của ñai rừng
không chỉ ñáp ứng yêu cầu thẳng góc với hướng gió chính mà còn lệ thuộc vào các
hàng cây, ñường lô v.v… thiết kế theo ñịa hình ñề phòng chống xói mòn. Vì vậy, khi
thiết kế ñai rừng chắn gió vẫn phải dung hòa các yêu cẩu trên, có thể bố trí hướng ñai
rừng chính xiên với hướng gió chính một góc nhỏ hơn 30
o
, vẫn có tác dụng tốt.
Các ñai rừng phụ thiết kế vuông góc với ñai rừng chính, theo các cạnh ngắn
của khoảnh thửa canh tác hoặc vuông góc với hướng gió phụ.
- Khoảng cách giữa các ñai rừng: khoảng cách giữa các ñai rừng ñược xác
ñịnh sao cho chúng có ñủ khả năng bảo vệ cây trồng tránh gió hại. ðể phát huy tác
dụng liên hoàn của hệ thống các ñai rừng, phải thiết kế các ñai rừng nối tiếp nhau
theo một khoảng cách hợp lý. Qua các kết quả nghiên cứu, thí nghiệm, người ta cho
rằng tùy theo kết cấu, các ñai rừng chắn gió có tác dụng bảo vệ vườn cây ở sau ñai
rừng một cự ly bằng 10-25 lần chiều cao ñai rừng.
Theo Vũ Ngọc Tuyên và Nguyễn Văn Tặng (1978), khoảng cách giữa các ñai
rừng gấp 15-20 lần chiều cao cây trồng trong ñai là thích hợp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
11
L= (15÷20) x H
Trong ñó: L là khoảng cách giữa các ñai rừng chính.
H là khoảng cách trung bình của hàng cây cao nhất trong ñai rừng
Chiều cao cây phụ thuộc vào giống cây trồng, ñiều kiện tự nhiên của vùng và
cường ñộ gió hại. Do ñó có thể lấy khoảng cách giữa các ñai rừng chính trong
khoảng từ 200-300m là thích hợp tùy từng loại cây trồng và yêu cầu cụ thể cần bảo
vệ. Khoảng cách giữa các ñai rừng phụ có thể lớn gấp 2-5 lần khoảng cách các ñai
rừng chính.
- Xác ñịnh bề rộng ñai rừng: Bề rộng ñai rừng là khoảng cách giữa 2 hàng
cây ngoài cùng cộng thêm 1m về mỗi bên. Khi xác ñịnh bề rộng của ñai rừng cần chú
ý ñến yêu cầu bảo vệ của cây trồng, cường ñộ gió hại, khả năng chắn gió của cây
rừng tạo nên ñai rừng, loại ñai chính, phụ… và vị trí của chúng so với ñiểm xung yếu
ñịa hình, chất lượng ñất, khoảng cách giữa các ñai, loại cây ñai… Bề rộng ñai rừng
phải ñảm bảo ñược mục ñích chính của ñai, ñồng thời chiếm ít diện tích ñất và ít tốn
kém về chi phí xây dựng ñai rừng.
- Kết cấu ñai rừng: Kết cấu ñai rừng là sự kết hợp chặt chẽ giữa các hàng cây
và các tầng cao thấp trong ñai tạo ra mức ñộ chắn gió nào ñó. Có 3 loại kết câu ñai:
+ Kết cấu kín: là loại ñai rừng tạo thành một bức tường dày ñặc, khó thấy ánh
sáng lọt qua, gió có tốc ñộ 3-4m/s không thể lọt qua.
+ Kết cấu thoáng (hở): là kiểu ñai rừng chỉ bao gồm một, hai hàng cây ở tầng
cao, không có cây ở tầng trung bình và thấp. Tầng che kín gió hoàn toàn chiếm từ 25-
30% chiều cao ñai rừng.
- Hình dáng mặt cắt của ñai: tùy theo kết cấu của ñai mà bố trí mặt cắt ngang
của ñai theo 3 loại hình: hình parabol úp, hình mái nhà, hình chữ nhật.
+ Kết cấu kín hoặc hơi kín, thường bố trí mặt cắt ngang ñai theo hình parabol
úp hoặc hình mái nhà.
+ Kết cấu thưa, thường ñược bố trí mặt cặt ngang ñai theo hình chữ nhật.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
12
2.3. Cơ sở lý luận về ñánh giá và phân hạng ñất ñai
2.3.1. Cơ sở lý luận về ñánh giá và phân hạng ñất ñai.
Theo Docuchaev ñất hay “lớp phủ thổ nhưỡng” là phần trên cùng của vỏ
phong hóa của trái ñất, là thể tự nhiên ñặc biệt ñược hình thành do tác ñộng tổng hợp
của năm yếu tố: sinh vật, khí hậu, ñá mẹ, ñịa hình và thời gian. Nếu là ñất ñã sử dụng
thì sự tác ñộng của con người là yếu tố hình thành ñất thứ 6. Giống như vật thể sống
khác, ñất cũng có quá trình phát sinh, phát triển và thoái hóa vì các hoạt ñộng về vật
lý, hóa học và sinh học luôn xảy ra trong nó.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan coi ñất ñai là vật mang của hệ sinh
thái. Trong ñánh giá phân hạng, ñất ñai ñược ñịnh nghĩa như sau:” Một vạt ñất xác
ñịnh về mặt ñịa lý là một diện tích bề mặt trái ñất với những thuộc tính tương ñối ổn
ñịnh hoặc thay ñổi có tính chất chu kỳ có thể dự ñoán ñược của sinh quyển bên trên,
bên trong và bên dưới nó như là: không khí, ñất, ñiều kiện ñịa chất, thủy văn, thực
vật và ñộng vật cư trú, những hoạt ñộng hiện nay và trước ñây của con người, ở
những mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt
ñất ñó của con người hiện tại và trong tương lai” (Brinkman.R and Smyth.A.J.1973).
Với ñịnh nghĩa này, có thể hiểu: ðất ñai là một vùng ñất có ranh giới, vị trí cụ thể và
có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên- kinh tế- xã hội như: thổ nhưỡng,
khí hậu, ñịa hình, ñịa mạo, ñịa chất, thủy văn, thực vật, ñộng vật và hoạt ñộng sản
xuất của con người....[7].
Xuất phát trên cơ sở các ñịnh nghĩa trên, các nhà Thổ nhưỡng học ñã ñi sâu
nghiên cứu các ñặc tính cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành ñất, ñiều tra lập
các loại bản ñồ ñất theo các tỷ lệ khác nhau. Sử dụng những thành tựu này kết hợp
với quá trình lao ñộng thực tế, các nhà kinh tế học, xã hội học, sinh thái học và cả
những nông dân ñã ñi sâu nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh có liên quan
trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt ñất. Từ ñó dẫn tới khái niệm: “ðánh giá
và phân hạng ñất ñai” [7].
Theo A Young: ðánh giá ñất là quá trình ñoán ñịnh tiềm năng của ñất ñai cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
13
một hoặc một số loại sử dụng ñất ñai ñược ñưa ra ñể lựa chọn (Dent, D and
Young.A, 1987).
Theo FAO,1976: ðánh giá ñất là quá trình so sánh, ñối chiếu những tính chất
vốn có của vạt ñất cần ñánh giá với những tính chất ñất ñai theo yêu cầu của ñối
tượng sử dụng.
Như vậy ñánh giá , phân hạng ñất phải ñược tiến hành xem xét trên phạm vi rất
rộng, bao hàm cả không gian và thời gian, ñiều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và môi
trường. Những ñặc ñiểm của ñất ñai sử dụng trong ñánh giá ñất là những tính chất mà
ta có thể ño lường hoặc ước lượng ñược. Những tính chất ñó ñược ñối chiếu với yêu
cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng cụ thể. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì cơ sở
khoa học trong ñánh giá ñất càng hoàn thiện. Những thành công trong ñánh giá ñất
và quy hoạch sử dụng ñất sẽ càng củng cố và bổ xung những kinh nghiệm thực tế.
Theo (FAO, 1993) “Việc ñánh giá sử dụng ñất ñã xuất hiện khi mà những kết
quả nghiên cứu có tính riêng rẽ về các ñặc ñiểm, tính chất ñất không cung cấp ñủ
những thông tin và không ñáp ứng ñược một cách ñầy ñủ ñối với các hình thức và
hiệu quả trong việc sử dụng ñất”.
2.3.2. Cơ sở lý luận về phương pháp ñánh giá ñất ñai theo FAO trên thế giới và
trong nước.
2.3.2.1. Cơ sở lý luận về phương pháp ñánh giá ñất theo FAO trên thế giới
Thuật ngữ ñánh giá ñất ñai ñược sử dụng từ năm 1950 tại hội nghị khoa học
ñất thế giới tổ chức tại Amsterdam. ðến năm 1968 hội nghị chuyên ñề về ñánh giá
ñất tại Cambera do CSIRO tổ chức, trong hội nghị này khái niệm ñánh giá ñất ñược
ñưa ra như ñịnh nghĩa của Stewart (1968): ñánh giá ñất là “ Sự ñánh giá khả năng
thích nghi ñất ñai cho việc sử dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp quy
hoạch sử dụng ñất.vv..”.
Theo Stewart (1968) cho thấy: “ ðánh giá ñất ñai là nhằm mục tiêu cung cấp
những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng ñất ñai, làm căn cứ cho
việc ñưa ra quyết ñịnh về sử dụng và quản lý ñất ñai có hiệu quả nhất”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
14
Thuật ngữ ñánh giá ñất ñược hiểu rộng rãi là tài liệu có tên ñề cương ñánh giá
ñất “ Farmerwork for land evaluation” của FAO, 1976. Tiếp theo tài liệu này, hàng
loạt các tài liệu hướng dẫn ñánh giá ñất cho các tài liệu cụ thể ñược ban hành như:
“ðánh giá ñất cho nông nghiệp nhờ mưa FAO, 1985”; “ðánh giá ñất cho lâm nghiệp
FAO, 1994”; “ðánh giá ñất cho nông nghiệp có tưới FAO, 1985” và “ðánh giá phân
tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng, 1992” [7].
Tài liệu hướng dẫn ñánh giá ñất của FAO ñã ñược toàn thế giới quan tâm thử
nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương pháp tốt nhất ñể ñánh giá tiềm năng ñất
ñai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng ñất (Den F.J, 1992). Những nội dung chính
trong ñánh giá ñất của FAO như sau:
* Các bước ñánh giá ñất theo FAO:
- Bước 1: Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng ñất phù hợp với chính sách
mục tiêu phát triển, các ñiều kiện về sinh thái tự nhiên, tập quán sử dụng ñất ñai và
bối cảnh kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
- Bước 2: Xác ñịnh yêu cầu sử dụng ñất của mỗi loại hình sử dụng ñất trong
các loại hình sử dụng ñất ñã chọn.
- Bước 3: Xác ñịnh ñược các ñơn vị ñất ñai (bản ñồ ñơn vị ñất ñai) dựa vào kết
quả ñiều tra tài nguyên ñất ñai, khí hậu, thủy văn v.v... Mỗi ñơn vị ñất ñai sẽ có một
số tính chất, ñặc tính khác với ñơn vị lân cận.
- Bước 4: Mô tả tính chất và chất lượng của các ñơn vị ñất ñai dựa trên kết quả
ñiều tra phân loại ñất, khí hậu, thực vật, thủy văn... Xác ñịnh và mô tả ñặc tính của
các ñơn vị ñất ñai như ñộ dốc, tầng dày, lượng mưa, chế ñộ thủy văn...
- Bước 5: So sánh yêu cầu sử dụng ñất của mỗi loại hình sử dụng ñất với chất
lượng của từng ñơn vị ñất ñai trong vùng nghiên cứu, qua ñó phân loại khả năng
thích hợp cho từng ñơn vị ñất ñai ñối với mỗi loại sử dụng ñất gồm: khă năng thích
hợp trong ñiều kiện hiện tại và khả năng thích hợp trong trong ñiều kiện ñất ñai sẽ
ñược cải tạo.
- Bước 6: Phân tích tác ñộng môi trường có thể xảy ra, các vấn ñề kinh tế xã
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
15
hội trong quá trình thực hiện áp dụng các loại hình sử dụng ñất ñược ñánh giá. Từ ñó
ñưa ra phân loại cuối cùng của khả năng phát huy tiềm năng ñất ñai.
* Nguyên tắc ñánh giá ñất của FAO:
- Mức ñộ thích hợp ñất ñai ñược ñánh giá và phân hạng cho các loại hình sử
dụng ñất (các LUTs) cụ thể.
- Việc ñánh giá ñòi hỏi có sự so sánh giữa lợi nhuận thu ñược và ñầu tư cần
thiết trên các loại ñất khác nhau (ñầu tư phân bón, lao ñộng, thuốc trừ sâu, máy
móc...)
- ðánh giá ñất ñòi hỏi phải có một phương pháp tổng hợp ña ngành, yêu cầu
phải có quan ñiểm thích hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia ñầy ñủ của
các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế xã hội học.
- Việc ñánh giá ñất ñai phải phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
vùng hoặc khu vực ñất nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp ñưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân
tố sinh thái trong sử dụng ñất phải ñược dùng ñể quyết ñịnh.
- ðánh giá tập trung so sánh các loại hình sử dụng ñất khác nhau.
* Nội dung ñánh giá ñất theo FAO:
- Xác ñịnh các chỉ tiêu va quy trình xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai.
- Xác ñịnh và mô tả các loại hình sử dụng ñất và yêu cầu sử dụng ñất.
- Xây dựng cấu trúc phân hạng thích hợp ñất ñai.
- Phân hạng thích hợp ñất ñai.
* Các phương pháp áp dụng ñánh giá ñất theo FAO:
+ Phương pháp hai bước:
Phương pháp hai bước gồm có ñánh giá ñất tự nhiên (bước thứ nhất) tiếp theo
là phân tích kinh tế xã hội (bước thứ hai). Phương pháp tiến triển theo các hoạt ñộng
tuần tự rõ ràng, vì vậy có thể linh ñộng thời gian cho các hoạt ñộng và huy ñộng cán
bộ tham gia.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
16
+ Phương pháp song song:
Phương pháp song song là các bước ñánh giá ñất tự nhiên ñồng thời với phân
tích kinh tế xã hội. Ưu ñiểm là nhóm cán bộ ña ngành cùng làm việc gồm cả các nhà
khoa học tự nhiên và kinh tế xã hội. Phương pháp này thường ñược ñề nghị ñể ñánh
giá ñất chi tiết và bán chi tiết.
Theo FAO, 1976, hàng loạt các tài liệu hướng dẫn ñánh giá ñất cho các ñối
tượng cụ thể ñược ban hành như sau:
- ðánh giá ñất cho nền nông nghiệp nhờ nước trời (FAO, 1983).
- ðánh giá ñất cho lâm nghiệp (FAO,1984).
- ðánh giá ñất cho nền nông nghiệp ñược tưới (FAO,1985).
- ðánh giá ñất vì sự nghiệp phát triển (FAO,1986).
- ðánh giá ñất và phân tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng ñất
(FAO,1994).
Các tài liệu này ñã ñược nhiều nước trên thế giới quan tâm thử nghiệm, vận
dụng và chấp nhận, kết quả ñược xác nhận là phương pháp tốt nhất ñể ñánh giá tiềm
năng ñất ñai.
Tài liệu “ðánh giá ñất vì sự nghiệp phát triển của FAO” ñã chỉ dẫn các bước
thực hiện ñánh giá ñất theo sơ ñồ.
Theo sơ ñồ cho thấy: quy trình ñánh giá ñất gồm 9 bước, bước 3 xác ñịnh loại
hình sử dụng ñất: Có thể là 1 loại hình hay nhiều loại hình sử dụng ñất tùy thuộc vào
yêu cầu cụ thể của từng vùng. Các công ñoạn ñược nghiên cứu kỹ và cần thiết trở ñi
trở lại nhiều lần diễn trình trong sơ ñồ cho ñến khi nào các nhà quy hoạch thỏa mãn
rằng các loại hình sử dụng ñất quan trọng có thể lựa chọn ñều ñã ñược xem xét ñánh
giá.
* ðánh giá khả năng thích hợp ñất ñai theo FAO:
Phân hạng thích hợp ñất ñai theo FAO ñược chia thành 4 cấp: loại/ bộ, hạng,
hạng phụ và ñơn vị.
+ Cấp thích hợp loại /bộ (Order): phản ánh loại thích hợp. Nó chỉ ra ñất ñai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp ……………………………………..
17
thích hợp (S) và không thích hợp (N). Thích hợp (S) nghĩa là loại hình sử dụng ñất
(LUT) có khả năng sản xuất cao khi có ñầu tư, không chịu ảnh hưởng của rủi ro hoặc
yếu tố gây thiệt hại ñến tài nguyên ñất. Không thích hợp (N) nghĩa là các yếu tố hạn
chế khắc nghiệt mà ở loại (S) không có, rất khó hoặc không thể khắc phục ñược ñối
với các LUTs.
- Hạng thích hợp: chỉ ra mức ñộ thích hợp trong một cấp, thông thường có 3
hạng thích hợp ñược ký hiệu như sau:
+ S1 (Hạng rất thích hợp): ñặc tính ñất không thể hiện những yếu tố hạn chế
hoặc chỉ thể hiện ở mức ñộ rất nhẹ, dễ khắc phục và không ảnh hưởng ñến năng suất
của các LUTs.
+ S2 (Hạng thích hợp trung bình): ñặc tính ñất ñai chỉ thể hiện một số yếu tố
hạn chế ở mức trung bình có thể khắc phục ñược bằng biện pháp khoa học kỹ thuật
hoặc bằng mức ñộ ñầu tư cho LUT.
+ S3 (Hạng ít thích hợp): ñặc tính ñất ñã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc
một số yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục ñối với việc áp dụng bền vững
một loại hình sử dụng ñất nào ñó và sẽ giảm sút quá mức sản lượng hoặc lợi nhuận,
làm tăng mức chi phí khi sử dụng.
- N (cấp không thích hợp) ñược chia làm 2 dạng:
Hạng N1 (không thích hợp hiện tại): ñất có những yếu tố hạn chế nghiêm
trọng ñến nỗi có ngăn trở một kiểu sử dụng ñất ñược ñề nghị. Tuy nhiên những hạn
chế ñó có thể khắc phục ñược theo thời gian với mức chi phí có thể chấp nhận ñược,
chủ yếu là các chi phí ñầu tư cho thủy lợi hoặc cải tạo ñất.
Hạng N2 (không thích hợp vĩnh viễn): ñất có những yếu tố hạn chế rất
nghiêm trọng trong hiện tại không thể khắc phục ñược bằng biện pháp kỹ thuật hay
kinh tế nào ñó ñể trở thành hạng thích hợp của loại hình sử dụng ñất dự tính trong
tương lai. ðất này không nên ñưa vào sử dụng cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, vì
nếu sử dụng theo ý muốn sẽ không ñem lại hiệu quả, thậm chí còn gây tác hại cho
môi trường sinh thái.
+ Hạng phụ thích hợp: phản ánh khả năng hạn chế của một loại biện pháp cải
tạo chính trong cùng một hạng.