Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.87 KB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN GIZ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ
XÃ THUẬN HOÀ, HUYỆN AN MINH,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN GIZ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ
XÃ THUẬN HOÀ, HUYỆN AN MINH,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ths. TRẦN THỊ NGỌC TRINH

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG
MSSV: 4115016
Lớp Quản lý đất đai K37

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN
Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai xác nhận Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý đất
đai, với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN GIZ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KẾ
NÔNG HỘ XÃ THUẬN HÕA, HUYÊN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

MSSV: 4115016

Lớp Quản Lý Đất Đai K37 thuộc bộ môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng và
Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ 08/2014 đến 12/2014.
Ý kiến đánh giá của Bộ môn:
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
TRƢỞNG BỘ MÔN

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Xác nhận Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý đất đai, với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN GIZ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KẾ
NÔNG HỘ XÃ THUẬN HÕA, HUYÊN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

MSSV: 4115016

Lớp Quản Lý Đất Đai K37 thuộc bộ môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng và
Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ 08/2014 đến 12/2014.
Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Ths. TRẦN THỊ NGỌC TRINH
ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm Báo cáo Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận báo cáo, với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN GIZ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KẾ
NÔNG HỘ XÃ THUẬN HÕA, HUYÊN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

MSSV: 4115016

Lớp Quản Lý Đất Đai K37 thuộc bộ môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng và
Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ 08/2014 đến 12/2014.
Luận văn đƣợc Hội đồng đánh giá mức: .................................................................................

......................................................................................................................................................
Ý kiến của Hội đồng: .................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài “Đánh giá thực trạng của dự án GIZ ảnh hƣởng đến sinh kế
nông hộ xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi. Các số liệu thu thập, kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực
và đảm bảo tính chính xác khách quan, chƣa từng đƣợc công bố trƣớc đây.
Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

iv


LÝ LỊCH KHOA HỌC
A. Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: NGUYỄN THỊ CẨM GIANG


Giới tính: Nữ

Năm sinh: 20/04/1993

Dân tộc: Kinh

Quê quán: Sóc Sơn - Hòn Đất - Kiên Giang

Tôn giáo: Không

Ngành học: Quản lý đất đai

Khoá: 37

Lớp: MT1125A1

Điện thoại: 01255599905

Email:
Họ và tên cha: NGUYỄN VĂN DỮNG

Họ và tên mẹ: LÊ THỊ LIỄU

Năm sinh: 1951

Năm sinh: 1951

Nghề nghiệp: Làm ruộng

Nghề nghiệp: Làm ruộng


Hộ khẩu thƣờng trú: Số nhà 162, tổ 3, ấp Nguyễn Văn Hanh, xã Mỹ Thuận, huyện
Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
B. Quá trình học tập
Từ tháng 08/1999 đến tháng 05/2004 học tại trƣờng Tiểu học Sóc Sơn thuộc huyện
Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 08/2004 đến tháng 05/2007 học tại trƣờng Trung học cơ sở Mỹ Thuận thuộc
huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 08/2008 đến tháng 05/2011 học tại trƣờng Trung học phổ thông Sóc Sơn thị
trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 09/2011 đến nay (năm 2014), học ngành Quản lý đất đai (Khoá 37) thuộc Bộ
môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trƣờng & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trƣờng Đại
học Cần Thơ.

v


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣợc Quý thầy cô đã
truyền đạt những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm trong cuộc sống, đó là
hành trang quý giá giúp cho tôi vững bƣớc và tự tin trong tƣơng lai.
Xin chân thành cảm ơn:
Cô Trần Thị Ngọc Trinh đã trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng chuyên môn, quan tâm
giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn.
Cô Nguyễn Thị Song Bình là cố vấn học tập đã giúp đỡ và định hƣớng cho tôi trong
suốt thời gian học tại trƣờng.
Thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn. Bên

cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè luôn quan tâm, chia sẻ, động viên trong
suốt thời gian qua và các anh, chị ở Uỷ ban nhân dân xã Thuận Hòa đã tận tình giúp đỡ
trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhƣng luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè.
Chân thành cảm ơn !
Tác giả luận văn

vi


TÓM LƢỢC
Thuận Hòa là một trong những xã khó khăn ven biển của huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang, đời sống của ngƣời dân chủ yếu là đánh bắt cá, tôm tự nhiên. Vì sản lƣợng phụ
thuộc vào thiên nhiên nên nguồn thu nhập của ngƣời dân nơi đây không ổn định và
theo mùa vụ. Cùng với tình hình sản xuất gần đây gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn và kỹ
thuật làm cho cuộc sống ngƣời dân nhận đất rừng giao khoán ngày càng khó khăn, từ
đó áp lực sống phụ thuộc vào rừng gia tăng, các hộ nhận khoán không tích cực trồng
và bảo vệ rừng. Vì vậy, mô hình “Cải thiện thu nhập cho ngƣời dân dƣới tán rừng
phòng hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi sò huyết” đƣợc hỗ trợ và thực hiện
bởi dự án GIZ Kiên Giang giúp hỗ trợ vốn, kỹ thuật để ngƣời dân gia tăng sinh kế, làm
giảm áp lực chặt phá rừng. Từ đó, đề tài “Đánh giá thực trạng của dự án GIZ ảnh
hƣởng đến sinh kế nông hộ xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang”
đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu, phân tích đồng thời đánh giá hiệu quả của dự án đến
sinh kế nông hộ vùng dự án. Đề tài tiếp cận phƣơng pháp phân tích khung sinh kế bền
vững của nông hộ (DFID, 2001), phƣơng pháp thu thập số liệu báo cáo kết quả thực
hiện dự án, báo cáo kinh tế xã hội năm 2010, năm 2013 của Ủy ban nhân dân xã
Thuận Hòa và điều tra phỏng vấn nông hộ từ bảng câu hỏi cùng với phƣơng pháp xử
lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Theo nghiên cứu thấy đƣợc, dự án đã có những tác động tích cực đến sinh kế ngƣời

dân, hỗ trợ 9.924.000 đồng/hộ và tổ chức 03 lần tập huấn kiến thức nuôi sò huyết. Kết
quả thực hiện dự án mang lại có khoảng trên 50% hộ lãi khá từ 8.000.000 - 12.000.000
đồng, có khoảng 40% hộ có lãi từ 5.000.000 - 8.000.000 đồng, còn lại khoảng 10% hộ
hoà vốn. Bình quân thu nhập đầu ngƣời trong vùng nghiên cứu năm dự án thực hiện
bao gồm cả sò nuôi của nông hộ và dự án là 11.859.154 đồng/ngƣời/năm. Từ sau khi
dự án thực hiện, thu nhập của ngƣời dân tăng lên đáng kể với thu nhập bình quân đầu
ngƣời đạt 25.690.619 đồng/ngƣời/năm những vẫn thấp hơn thu nhập bình quân đầu
ngƣời của xã là 30.365.000 đồng/ngƣời/năm. Song, các nguồn lực sinh kế ngƣời dân
của ngƣời dân nơi đây còn rất hạn chế: có tới 94,1 % hộ không tham gia bất kỳ tổ
chức, đoàn thể nào và không đƣợc vay vốn; có nhiều hộ gia đình sử dụng đất vƣợt
mức quy định về tỷ lệ rừng và đất sản xuất là 70% và 30%, bình quân tổng diện tích sử
dụng vƣợt 5% so với quy định. Tuy nhiên, nguồn vốn nhân lực và nguồn vốn vật chất
nơi đây có tác động tích cực, thuận lợi cho nông hộ trong phát triển các chiến lƣợc
sinh kế bền vững. Trình độ học vấn của lao động chủ yếu là cấp 1 và cấp 2 nhƣng tất
cả các hộ đều có 6 năm kinh nghiệm sản xuất trở lên, có tới 23,5% hộ có trên 15 năm
kinh nghiệm sản xuất cùng với đầu tƣ các phƣơng tiện sản xuất từ trƣớc dự án phục vụ
sản xuất, thu nhập bình quân đầu ngƣời hiện nay đạt 2.140.884 đồng/ngƣời/tháng.
vii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ..................................................................................................................
Xác nhận của bộ môn.................................................................................................... i
Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn.................................................................................ii
Nhận xét của hội đồng báo cáo ................................................................................. iii
Lời cam đoan ............................................................................................................... vi
Lý lịch khoa học ........................................................................................................... v
Lời cảm ơn ................................................................................................................... vi
Tóm lƣợc ..................................................................................................................... vii

Mục lục .......................................................................................................................viii
Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt .................................................................................. xi
Danh sách hình ...........................................................................................................xii
Danh sách bảng......................................................................................................... xiii
Mở đầu ........................................................................................................................ xiv
CHƢƠNG 1 . LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 1
1.1 Tổng quan về sinh kế............................................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững ........................................................ 1
1.1.2 Sinh kế là gì? ........................................................................................... 3
1.1.3 Sinh kế bền vững .................................................................................... 4
1.1.4 Khung sinh kế bền vững ........................................................................ 6
1.1.5 Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững..................................10
1.2 Tổ chức hợp tác quốc tế Đức - GIZ...................................................................14
1.3 Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Úc - AusAID...........................................14
1.4 Chƣơng trình biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển - CCCEP .........15
1.5 Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ Sinh quyển Kiên Giang .................16
1.6 Các ứng dụng và nghiên cứu có liên quan ........................................................18
1.7 Tổng quan xã Thuận Hòa....................................................................................20
viii


1.7.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................20
1.7.2 Các nguồn tài nguyên...........................................................................23
1.7.3 Tình hình phát triển kinh tế .................................................................24
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN -PHƢƠNG PHÁP .......................................................26
2.1 Phƣơng tiện...........................................................................................................26
2.1.1 Địa điểm thực hiện ...............................................................................26
2.1.2 Thời gian thực hiện ..............................................................................26
2.1.3 Trang thiết bị và tài liệu .......................................................................26
2.1.4 Các phƣơng tiện hỗ trợ khác ...............................................................26

2.2 Phƣơng pháp .........................................................................................................26
2.2.1 Phƣơng pháp tiếp cận ...........................................................................26
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..............................................................27
2.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..........................................................................29
3.1 Thực trạng mô hình “Cải thiện thu nhập cho ngƣời dân dƣới tán rừng
phòng hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi sò huyết” của dự án
GIZ Kiên Giang đến sinh kế nông hộ ......................................................................29
3.1.1 Lý do đề xuất mô hình .........................................................................29
3.1.2 Khái quát về mô hình .......................................................................... 30
3.1.3 Kết quả thực hiện dự án “Cải thiện thu nhập cho ngƣời dân
dƣới tán rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi
sò huyết” ..........................................................................................................33
3.1.4 Đánh giá mô hình nuôi sò huyết .........................................................35
3.2 Ảnh hƣởng của dự án GIZ Kiên Giang đến nguồn lực sinh kế nông
hộ trong vùng dự án ...................................................................................................37
3.2.1 Về nguồn vốn nhân lực ........................................................................38
3.2.2 Về nguồn vốn xã hội ............................................................................43
3.2.3 Về nguồn vốn vật chất .........................................................................44
ix


3.2.4 Về nguồn vốn tự nhiên.........................................................................48
3.2.5 Về nguồn vốn tài chính ........................................................................49
3.3 Ý kiến và đề xuất của ngƣời dân........................................................................50
3.3.1 Ý kiến của ngƣời dân ...........................................................................50
3.3.2 Một số đề xuất của ngƣời dân ............................................................51
3.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển bền vững mô hình sò huyết.....51
3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................51
3.4.2 Khó khăn................................................................................................51

3.4.3 Giải pháp phát triển bền vững .............................................................52
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................53
4.1 Kết luận .................................................................................................................53
4.2 Kiến nghị ..............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

x


DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AusAID

Tiếng Anh

Ý nghĩa
Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tê Úc

Australian Agency for
International Development

BĐKH
CCCEP
DFID
DFAT

Biến đổi khí hậu
Centre for Climate Change
Economics and Policy

Department For International

Chƣơng trình biến đổi khí hậu và các
hệ sinh thái ven biển
Cơ quan Phát triển Quốc tế Vƣơng

Development

quốc Anh

Departmment of Foreign Affairs
and Trade

Bộ Ngoại giao và Thƣơng mại Úc

ĐVT

Đơn vị tính

ĐBSCL
GIZ

Đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức

Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit

Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự


GIZ Kiên Giang

trữ quyển Kiên Giang
IMM

Tổ chức Nghiên cứu về Phát triển bền
vững của Vƣơng quốc Anh

KDTSQ

Khu dự trữ sinh quyển

KfW

Kreditanstalt fur Wiederaufba

Ngân hàng Kreditanstalt fur
Wiederaufba của Đức

MARD

Ministry of Natural Resources

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

and Environment

thôn
Ủy ban nhân dân


United Nations Development

Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp

Programme

Quốc
Vƣờn Quốc gia

World Commission on

Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và

Envieronment and Development

Phát triển

UBND
UNDP
VQG
WCED

xi


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình


Trang

1.1

Các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững

2

1.2
1.3

Các trụ cột của phát triển bền vững
Sơ đồ hóa khái niệm sinh kế

2
4

1.4
1.5
1.6

Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM
Bản đồ hành chính xã Thuận Hòa

7
9
21

2.1


Sơ đồ cách tiếp cận nghiên cứu

27

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Tuổi chủ hộ

38

3.2
3.3

Giới tính chủ hộ
Trình độ học vấn chủ hộ

38
39


3.4
3.5
3.6

Kinh nghiệm sản xuất chủ hộ
Tình hình tập huấn kỹ thuật của nông hộ
Nhân khẩu và lực lƣợng lao động của nông hộ

40
41
41

3.7

Thu nhập bình quân của nông hộ

42

3.8
3.9

Giai đoạn xây dựng và loại nhà ở của nông hộ
Phƣơng tiện sinh hoạt và phƣơng tiện sản xuất trong nông hộ

44
46

3.10

Tình hình sử dụng điện, giao thông nông thôn và nƣớc sạch nông hộ


47

3.11
3.12

Diện tích đất nông hộ
Nguồn gốc đất nông hộ

48
49

3.13

Tình hình vay vốn nông hộ

50

xiii


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) - một vấn đề toàn cầu đƣợc nhân loại quan tâm và có hành
động thiết thực để ứng phó, trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói
riêng. Với khoảng 2,7 tỷ ngƣời - chiếm 40% dân số thế giới - đang sinh sống ở các
vùng ven biển trên thế giới, vùng ven biển đƣợc coi là một trong những khu vực phát
triển năng động nhất thế giới hiện nay. Không chỉ phải đối mặt với biến đổi khí hậu
đang diễn ra trên toàn cầu, vùng ven biển đã phải đối mặt với những áp lực hiện tại về
phát triển và những yếu kém trong quản lý. Sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu là
một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thƣơng của những sinh kế dựa vào

các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển. Ngƣời dân ven biển là
những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của biến đổi khí hậu do họ có
năng lực thích ứng hạn chế và thƣờng sinh sống ở những vùng địa lý dễ bị tổn thƣơng
nhất bởi thiên tai, trong khi lại thiếu các nguồn lực cần thiết để đƣơng đầu với các rủi
ro này. Hơn nữa, họ thƣờng làm việc trong những lĩnh vực nhạy cảm với biến đổi khí
hậu nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, và hầu nhƣ không có cơ hội để chuyển
đổi nghề nghiệp. Giảm khả năng bị tổn thƣơng và tăng cƣờng năng lực thích ứng với
biến đổi khí hậu đƣợc coi là trách nhiệm chính của các hộ gia đình và cộng đồng thông
qua các biện pháp thích ứng về sinh kế.
Trƣớc những tác động trên, các tổ chức thế giới đã liên kết và hỗ trợ với nhau cùng Ủy
ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Dự án Bảo tồn và phát triển Khu dự trữ
sinh quyển tỉnh Kiên Giang (gọi tắt là dự án GIZ Kiên Giang) trong chƣơng trình biến
đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển (CCCEP) nhằm quản lý và bảo vệ hiệu quả
các vùng sinh thái ven biển, giảm nhẹ và thích ứng với hiểm họa môi trƣờng do ảnh
hƣởng của biến đổi khí hậu. Đồng thời xây dựng và hỗ trợ các chƣơng trình cải thiện
sinh kế thích ứng cho cộng đồng ven biển bị ảnh hƣởng.
Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam có đặc điểm địa hình thấp cộng với
200 km bờ biển làm cho tỉnh dễ bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu, cụ thể là nƣớc biển
dâng, gia tăng về mức độ và ảnh hƣởng của các hiện tƣợng bão, lũ lụt và hạn hán kéo
dài cũng nhƣ gia tăng sự xâm thực mặn. Trong đó, huyện An Minh là một trong 4
huyện (An Minh, An Biên, U Minh Thƣợng và Vĩnh Thuận) nằm trong vùng “ U Minh
Thƣợng”, có diện tích rừng phòng hộ ven biển là 3.028 ha - huyện có diện tích rừng
ngập mặn phòng hộ lớn nhất tỉnh. Với diện tích trên, huyện có nhiều đơn vị hành chính
xã ven biển trong đó có Thuận Hòa. Xã Thuận Hòa là một trong những xã khó khăn
của huyện, đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh bắt cá, tôm tự
nhiên. Do nguồn sống phụ thuộc vào thiên nhiên và theo mùa nên thu nhập rất bấp
bênh, không ổn định. Chƣơng trình sinh kế “Cải thiện thu nhập cho ngƣời dân dƣới tán
xiv



rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi sò huyết” đã đƣợc dự án GIZ
Kiên Giang đề xuất, hỗ trợ và thực hiện trong khuôn khổ chƣơng trình tạo thu nhập
thay thế. Vì vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng dự án GIZ ảnh hƣởng đến sinh kế nông
hộ xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” đƣợc thực hiện nhằm phân tích,
đánh giá hiệu quả của dự án đến sinh kế ngƣời dân, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về
tình hình kinh tế - xã hội của ngƣời dân trong vùng dự án, để giúp định hƣớng đề xuất
các giải pháp khắc phục và chiến lƣợc sinh kế bền vững. Đồng thời nâng cao nhận
thức về biến đổi khí hậu đến vùng hệ sinh thái ven biển và tác động của nó để ngƣời
dân ý thức đƣợc và chung tay góp sức để phòng chống.

xv


CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về sinh kế bền vững
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Theo Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển (World Commission and
Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của
các thế hệ tƣơng lai”. Khái niệm này bao gồm 2 nội hàm: (i) tập trung vào việc đáp
ứng nhu cầu của con ngƣời, trong đó đặc biệt ƣu tiên các nhu cầu cơ bản của ngƣời
nghèo trên toàn thế giới; (ii) ý tƣởng về giới hạn của công nghệ, tổ chức xã hội và khả
năng của môi trƣờng trong việc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại và tƣơng lai
(WCED, 1987).
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ƣu các lợi ích kinh tế và xã
hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tƣơng tự
trong tƣơng lai (Goodian và Hecdue, 1988). Định nghĩa này bao gồm 2 nội dung then
chốt: (i) các nhu cầu của con ngƣời và những giới hạn đối với khả năng của môi
trƣờng đáp ứng các nhu cầu hiện tại; (ii) tƣơng lai của con ngƣời.
Báo cáo Phát triển Con ngƣời đầu tiên của Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

(United Nations Development Programme, UNDP) với thông điệp “con ngƣời là của
cải thực sự của mỗi quốc gia” và các báo cáo sau này cũng chia sẻ quan điểm về tầm
quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu của con ngƣời và đã nhấn mạnh sự phát triển của
con ngƣời trên các phƣơng diện: sức khoẻ, giáo dục và phúc lợi; từ đó trọng tâm của
sự phát triển đã đƣợc dịch chuyển ra khỏi những vấn đề kinh tế vĩ mô - những tƣ tƣởng
ban đầu về sự phát triển - sang sự phát triển hƣớng vào con ngƣời (UNDP, 1990).
Báo cáo của WCED (1987) đề cập đến ba trụ cột của sự phát triển là kinh tế - xã hội môi trƣờng nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững. Bền vững về kinh tế quan tâm chủ
yếu đến tăng trƣởng, hiệu quả và sự ổn định của nền kinh tế. Bền vững về xã hội đòi
hỏi trong quá trình phát triển cần quan tâm đến các vấn đề xã hội nhƣ công bằng, an
ninh, dân chủ, tạo việc làm, giảm nghèo đói và giữ gìn bản sắc văn hóa. Bền vững về
môi trƣờng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc, đất đai, không khí, duy trì đa
dạng sinh học và tính thích nghi của các hệ sinh thái.

1


Hình 1.1: Các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Năm 1992, một đề xuất về cải cách thể chế đã đƣợc đƣa ra nhằm giải quyết các thách
thức của sự phát triển bền vững trên quan điểm cho rằng thể chế cũng là một yếu tố
quyết định sự phát triển bền vững trên ba khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trƣờng, bởi
vì phát triển bền vững sẽ không thể đạt đƣợc nếu không có các thể chế ổn định, phù
hợp để thúc đẩy sự phát triển hài hòa trên ba khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
Chính vì vậy, trụ cột thứ tƣ của sự phát triển bền vững - bền vững về thể chế - đã đƣợc
Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đề xuất nhằm tạo ra các khuôn khổ
cho việc thực hiện phát triển bền vững: kinh tế - xã hội - môi trƣờng - thể chế chính là
những nội dung cơ bản trong các báo cáo về việc thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21
về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
Cấp toàn cầu


Xã hội

Cấp quốc gia

Kinh tế

Cấp vùng

Môi trƣờng

Hình 1.2: Các trụ cột của phát triển bền vững

2


Ở Việt Nam, các nội dung của phát triển bền vững đƣợc nêu trong Chƣơng trình Nghị
sự 21 của Việt Nam đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg, trong đó sự phát triển phải đảm bảo tính bền vững trên ba khía
cạnh: kinh tế - xã hội - môi trƣờng.
- Bền vững về kinh tế hƣớng tới việc đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định và cơ cấu kinh
tế hợp lý, tránh đƣợc suy thoái và đình trệ, tránh để lại nợ nần lớn cho các thế hệ mai
sau.
- Bền vững về xã hội hƣớng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế
độ dinh dƣỡng và chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao,
mọi ngƣời đều có cơ hội đƣợc học hành và có việc làm, giảm đói nghèo và khoảng
cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao
mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ
trong một xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc,
không ngừng nâng cao trình độ văn minh và đời sống vật chất và tinh thần.

- Bền vững về môi trƣờng hƣớng tới việc khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu
quả ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ tốt môi trƣờng sống, bảo vệ đƣợc các vƣờn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học, khắc phục
suy thoái và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống.
1.1.2 Sinh kế là gì?
Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phƣơng tiện sống
của con ngƣời (Chambers và Conway, 1992).
Dựa trên khái niệm về sinh kế của Chambers và Conway (1992), Scoones (1998) định
nghĩa sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn
lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phƣơng tiện sống của con ngƣời.
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vƣơng quốc Anh (DFID) đƣa ra khái niệm về
sinh kế để hƣớng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế “bao gồm
khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phƣơng tiện sống cho con
ngƣời” (DFID, 2001, tr.5). Khái niệm này về cơ bản hoàn toàn giống với khái niệm về
sinh kế của Chambers và Conway (1992) và Scoones (1998).
Theo DFID (2003) đƣa ra thì: “Một sinh kế có thể đƣợc miêu tả nhƣ là sự tập hợp các
nguồn lực và khả năng con ngƣời có đƣợc kết hợp với những quyết định và hoạt động
mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng nhƣ để đạt đƣợc các mục tiêu và ƣớc nguyện
của họ”.
3


Theo Bùi Đình Toán (2004), khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một
tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con ngƣời kết hợp với những quyết định và
những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những để kiếm sống mà còn đạt đến
mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng
đồng còn đƣợc gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó (Bùi Đình Toán,
2004).


Nguồn lực

khả năng

Nguồn lực sinh kế

Các
Quyết định

Các
Hoạt động

Chiến lƣợc sinh kế

Kiếm sống
Mục tiêu và
kỳ vọng khác

Mục tiêu sinh kế

Hình 1.3: Sơ đồ hóa khái niệm sinh kế

Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động
của con ngƣời để đạt đƣợc mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con ngƣời
nhƣ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của
khoa học công nghệ.
1.1.3 Sinh kế bền vững
Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm thay đổi các cách tiếp cận đối với phát triển
trong thời kỳ những năm 1980 và 1990 theo hƣớng tập trung vào phúc lợi của con
ngƣời và tính bền vững hơn là mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Đƣợc khởi nguồn từ tƣ

tƣởng phát triển bền vững trong Báo cáo Bruntland (1987) và Báo cáo Phát triển Con
ngƣời (1990), khái niệm sinh kế bền vững sau đó đã đƣợc các nhà nghiên cứu và các
tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển và áp dụng vào các dự án phát triển quốc tế về
xóa đói giảm nghèo. Cách tiếp cận này cũng ngày càng nhận đƣợc sự đồng thuận của
các nhà hoạch định chính sách bởi cách tiếp cận hƣớng vào con ngƣời với mong muốn
tạo ra một kỷ nguyên mới của các hoạt động phát triển (Solesbury, 2003).

4


* Khái niệm
Khái niệm sinh kế bền vững về cơ bản đƣợc dựa trên nền tảng của khái niệm phát triển
bền vững. Rất nhiều bộ phận cấu thành trong sinh kế bền vững đều dựa trên tƣ tƣởng
của Báo cáo Bruntland và Báo cáo Phát triển Con ngƣời, đó là: tập trung vào ngƣời
nghèo và nhu cầu của họ; tầm quan trọng của sự tham gia của ngƣời dân; nhấn mạnh
vào tính tự lực và tính bền vững; và những giới hạn về sinh thái (Solesbury, 2003).
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” đƣợc sử dụng đầu tiên nhƣ là một khái niệm phát triển
vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa một sinh
kế là bền vững “khi nó có giải quyết đƣợc hoặc có khả năng phục hồi từ những căng
thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cƣờng khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội
sinh kế bền vững cho thế hệ tƣơng lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở
các cấp địa phƣơng và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn” (Chambers và
Conway, 1992).
Dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1992), Scoones
(1998) định nghĩa một sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có thể giải quyết đƣợc hoặc
có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cƣờng khả năng và nguồn
lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên” (Scoones, 1998).
* Nội dung
Chambers và Conway (1992) đánh giá tính bền vững của sinh kế trên hai phƣơng diện:
bền vững về môi trƣờng (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc bảo tồn hoặc

tăng cƣờng các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệ tƣơng lai) và bền vững về
xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết những căng thẳng và đột
biến và duy trì nó trong dài hạn). Sau này, Scoones (1998), C. và Ashley và Carney, D.
(1999), DFID (2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bền vững của sinh kế trên
cả phƣơng diện kinh tế và thể chế và đi đến thống nhất đánh giá tính bền vững của
sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế.
- Một sinh kế đƣợc coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt đƣợc và duy trì một mức
phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa các khu
vực.
- Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt đƣợc khi sự phân biệt xã hội đƣợc giảm
thiểu và công bằng xã hội đƣợc tối đa.
- Tính bền vững về môi trƣờng đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cƣờng năng suất của
các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng vì lợi ích của các thế hệ tƣơng lai.

5


- Một sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc quy trình hiện hành
có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn định theo thời gian
để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế.
Theo các tác giả trên, cả 4 phƣơng diện này đều có vai trò quan trọng nhƣ nhau và cần
tìm ra một sự cân bằng tối ƣu cho cả 4 phƣơng diện. Cùng trên quan điểm đó, một sinh
kế là bền vững khi: (i) có khả năng thích ứng và phục hồi trƣớc những cú sốc hoặc đột
biến từ bên ngoài; (ii) không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài; (iii) duy trì đƣợc
năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và (iv) không làm hại
đến các sinh kế khác.
* Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế
Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đƣa ra một số chỉ
tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội, môi trƣờng
và thể chế.

- Bền vững về kinh tế: đƣợc đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập.
- Bền vững về xã hội: đƣợc đánh giá thông qua một số chỉ tiêu nhƣ: tạo thêm việc
làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lƣơng thực, cải thiện phúc lợi.
- Bền vững về môi trƣờng: đƣợc đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các
nguồn lực tự nhiên (đất, nƣớc, rừng, tài nguyên thủy sản…), không gây hủy hoại môi
trƣờng (nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng) và có khả năng thích ứng
trƣớc những tổn thƣơng và cú sốc từ bên ngoài.
- Bền vững về thể chế: đƣợc đánh giá thông qua một số tiêu chí nhƣ: hệ thống pháp
lý đƣợc xây dựng đầy đủ và đồng bộ; quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia
của ngƣời dân; các cơ quan, tổ chức ở khu vực công và khu vực tƣ hoạt động có hiệu
quả. Từ đó tạo ra một môi trƣờng thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh
kế đƣợc cải thiện một cách liên tục theo thời gian.
1.1.4 Khung sinh kế bền vững
Năm 2001, DFID đƣa ra khung sinh kế bền vững để xác định và thiết kế các hoạt động
hỗ trợ của mình. Theo khung này, các hộ gia đình đều có phƣơng thức kiếm sống
(chiến lƣợc sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong
một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phƣơng. Những nhân tố này cũng
chịu ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài nhƣ bão lụt và các tác động mang tính thời
vụ. Sự lựa chọn về chiến lƣợc sinh kế của các hộ gia đình dựa trên những nguồn lực
sinh kế hiện tại là kết quả của sự tƣơng tác giữa các nhóm yếu tố này.

6


TÀI SẢN SINH KẾ

Phạm vi

H


rủi ro
- Các cú sốc
N
- Các khuynh
hƣớng
- Tính thời vụ

S

N

P

KẾT QUẢ

Cơ cấu và tiến trình
thực hiện

F

Ảnh hƣởng
và khả năng
tiếp cận

Cơ cấu
- Các cấp
chính quyền
-Đơn vị
tƣ nhân


Quá trình
thực hiện
- Luật lệ
- Chính sách
- Văn hóa
- Thể chế
tổ chức

SINH KẾ
- Tăng thu nhập
CHIẾN
LƢỢC
SINH KẾ

- Tăng sự ổn định
- Giảm rủi ro
- Nâng cao an toàn
- Sử dụng bền vững
hơn các nguồn lợi
tự nhiên

Ký hiệu
H=Nguồn lực con ngƣời F=Nguồn lực tài chính
N=Nguồn lực tự nhiên
P=Nguồn lực vật chất
S=Nguồn lực xã hội
(Nguồn: MARD, 2008)

Hình 1.4: Khung Sinh kế bền vững của DFID (2001)
7



Mục đích của việc sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những công thức mà con
ngƣời kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng nhƣ đạt đƣợc
các mục tiêu và ƣớc nguyện của họ. Những mục tiêu và ƣớc nguyện này có thể gọi là
kết quả sinh kế, đó là những thứ mà con ngƣời muốn đạt đƣợc trong cuộc sống cả về
trƣớc mắt lẫn lâu dài. Kết quả sinh kế có thể là:
- Hƣng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội làm việc tốt hơn, kết quả của
những công việc mà ngƣời dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lƣợng tiền của
hộ gia đình thu đƣợc tăng.
- Đời sống đƣợc nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua đƣợc bằng tiền, ngƣời ta còn
đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất khác, sự đánh giá về
đời sống của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ nhƣ căn cứ vào vấn
đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình đƣợc đảm bảo, các điều kiện sống tốt,
sự an toàn đời sống vật chất.
- Khả năng tổn thƣơng giảm: Giảm khả năng tổn thƣơng có trong ổn định giá cả thị
trƣờng , an toàn sau các thảm hoạ, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc.
- An ninh lƣơng thực đƣợc củng cố: Tăng cƣờng khả năng an ninh lƣơng thực có thể
đƣợc thể hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và
ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hoá các loại hình cây lƣơng thực.
Trên cơ sở các khung sinh kế bền vững nêu trên, Tổ chức Nghiên cứu về Phát triển
bền vững của Vƣơng quốc Anh (IMM) đã sửa đổi lại để áp dụng cho các cộng đồng
ven biển, đƣợc gọi là “Khung sinh kế bền vững vùng ven biển”. Trong khung phân
tích này, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố. Các
yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực) mà hộ
gia đình sử dụng để thực hiện các chiến lƣợc sinh kế. Thuộc nhóm thứ hai là các yếu
tố về đặc điểm cá nhân (nhƣ tuổi tác, giới tính, tôn giáo...) và các yếu tố xã hội (nhƣ cơ
cấu chính trị, chính sách, luật pháp…) bao quanh cộng đồng ven biển và có ảnh hƣởng
trực tiếp đến cộng đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hƣởng gián
tiếp nhƣ tính mùa vụ, thiên tai, xu hƣớng bên ngoài… Sự lựa chọn về chiến lƣợc sinh

kế của cộng đồng ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự
tƣơng tác giữa 3 nhóm yếu tố cơ bản này (IMM, 2004).

8


×