Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

phân tích hoạt động và hiệu quả sản xuất của công ty tôm giống việt úc bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.11 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ XUÂN NGUYÊN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY TÔM GIỐNG VIỆT ÚC BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ XUÂN NGUYÊN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY TÔM GIỐNG VIỆT ÚC BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

Cán bộ hướng dẫn:
TS. PHẠM MINH ĐỨC

2014



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY CP VIỆT ÚC BẠC LIÊU
1

Lê Thị Xuân Nguyên1 và Phạm Minh Đức2
Sinh viên chuyên ngành Kinh tế Thủy sản K37
2
Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ
Email: ,edu.vn

ABSTRACT
This study was conducted in Viet Uc Bac Lieu Joint Stock Company from August
to December 2014 to analyze the performance and efficiency of Litopenaeus
vanname in order to evaluate the ability of supplying Litopenaeus vannamei in
Mekong delta. The result showed that, with systematic operation, expanding
facilities and advanced manufacturing process, the company has achieved three
criteria of manufacturing: 'quality, technology and services', to build up and
strengthen its brand name. The income statement shows that the efficiency in
manufacturing has risen year by year, the profit in 2013 is 131.24 billion VND,
which is 46.80% more than 2012. Moreover, the efficiency in manufacturing
based on revenue, equity and asset is high: in 2013, ROS is 43.10%, ROE is
87.62% and ROA is 78,10%.
Keywords: economic efficiency, hatchery, Litopenaeus vannamei
Title: Analysis activities and production efficiency of Viet Uc Bac Lieu Joint
Stock Company
TÓM TẮT
Nghiên Cứu này được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12/2014 nhằm phân tích
các hoạt động và hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng tại Công ty CP Việt Úc
Bạc Liêu, từ đó đánh giá khả năng cung cấp giống tôm thẻ chân trắng ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với cơ cấu tổ chức được thể

hiện một cách hệ thống, cơ sở vật chất ngày càng mở rộng và quy trình sản xuất
tiên tiến, công ty đã làm tốt 3 tiêu chí trong hoạt động sản xuất là “chất lượng,
công nghệ, dịch vụ”, từ đó xây dựng và giữ vững thương hiệu trên thị trường. Kết
quả hoạt động kinh doanh cho thấy hiệu quả sản xuất tăng qua từng năm, lợi
nhuận năm 2013 đạt 131,24 tỷ đồng, tăng 46,80% so với năm 2012. Ngoài ra,
hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên doanh thu, vốn sở hữu và tài sản cũng rất
cao: Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 43,10%, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn sở hữu đạt 87,62%, và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đạt 78,10%.
Từ khoá: hiệu quả kinh tế, trại sản xuất giống, tôm thẻ chân trắng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay, nghề nuôi tôm nước lợ đang phát triển mạnh cả về diện tích và sản
lượng, năm 2013 cả nước có diện tích thả nuôi đạt 652.612 ha, trong đó diện tích
1


nuôi tôm sú là 588.894 ha, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) 63.719 ha; sản lượng
thu hoạch đạt 475.854 tấn, trong đó sản lượng tôm sú là 232.853 tấn, TTCT là
243.001 tấn. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 92,5% tổng diện
tích và 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước, trong đó sản lượng
và diện tích nuôi tôm sú ở khu vực này chiếm 95%, TTCT chiếm khoảng 70% về
diện tích và 65% về sản lượng so với cả nước. Bạc Liêu với diện tích nuôi tôm sú
là 10.200 ha, sản lượng 17.668 tấn và TTCT là 4.897 ha, sản lượng 22.801 tấn,
nuôi tôm sú và TTCT trở thành nghề mang lại thu nhập chính của nhiều người
dân tỉnh Bạc Liêu (Bộ NN&PTNT, 2013). Tuy nhiên, do mô hình nuôi TTCT có
thời gian thu hoạch ngắn hơn tôm sú, cùng với tình hình TTCT năm 2012 khan
hiếm nguồn cung dẫn đến giá thương phẩm được đẩy lên, kích thích người dân
đầu tư nuôi đối tượng này, nên nhiều người nuôi chuyển từ mô hình nuôi tôm sú
sang nuôi TTCT (Trần Thiện, 2014).
Nhu cầu giống TTCT tăng cao nên ngày càng có nhiều công ty sản xuất tôm

giống được thành lập, hiện tại cả nước có 618 cơ sở sản xuất giống TTCT, sản
lượng giống sản xuất ước khoảng 54,2 tỷ con, chiếm 102,5% kế hoạch (Tổng cục
thống kê, 2014). Với nhu cầu và xu hướng của thị trường, năm 2011 Công ty CP
Việt Úc Bạc Liêu chuyên sản xuất giống tôm sú đã chuyển hướng và tập trung
hơn 90% cho sản xuất giống TTCT. Tính đến hiện tại, nhu cầu đặt hàng tôm
giống cúa công ty tăng hơn 25% do giá tôm liên tục tăng và hiện tượng tôm chết
sớm do dịch bệnh giảm đáng kể. Để đáp ứng kịp thời nguồn giống cho người
nuôi, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và cải tiến sản xuất với mong
muốn đem lại nguồn con giống tốt nhất.
Để làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng cung cấp giống TTCT ở Đồng bằng
sông Cửu Long, nghiên cứu này phân tích chi tiết (i) hoạt động sản xuất của Công
ty CP Việt Úc Bạc Liêu; (ii) hiệu quả sản xuất của công ty; (iii) đánh giá thuận
lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12/2014 tại Công ty CP Việt
Úc Bạc Liêu. Số liệu về các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty được
thu thập thông qua báo cáo hằng năm (2011 – 2013), tiếp cận và khảo sát cán bộ
chủ chốt về nhân sự, kỹ thuật, kinh doanh. Những nội dung chính cần thu thập
bao gồm thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức,
cơ sở vật chất, quy định trong sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất, hoạt động
kinh doanh, thuận lợi và khó khăn, định hướng phát triển của công ty.
Phân tích hiệu quả sản xuất của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính: tổng chi
phí, tổng doanh thu, từ đó tính lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

2


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / vốn sở hữu bình

quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / giá trị tài sản sử dụng
bình quân trong kỳ
Phương pháp xử lý số liệu là sử dụng phần mềm Excel để nhập và phân tích. Các
số liệu được xử lý thông qua phương pháp thống kê mô tả: tỉ lệ phần trăm, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Hoạt động của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu được thành lập vào năm 2009, với 100% vốn nước
ngoài. Hiện tại, tổng diện tích khu sản xuất Post là 21 ha với 4 khu sản xuất là
khu I, khu II, khu III đã đi vào hoạt động và khu IV đang chuẩn bị đưa vào hoạt
động vào cuối tháng 11/2014. Năm 2011 sản lượng giống TTCT là 3 tỷ con, đến
năm 2012 công ty sản xuất thêm khu II, tăng sản lượng giống lên 3,8 tỷ con, tăng
21,05% so với năm 2011, năm 2013 tăng lên 4,2 tỷ con, tăng 9,52% so với năm
2012, và năm 2014 ước đạt khoảng 7,5 tỷ con (Hình 1). Công ty đang tiến hành
mở rộng quy mô sản xuất để trở thành trung tâm tôm giống lớn nhất vùng và cả
nước.

Hình 1: Sản lượng giống tôm thẻ chân trắng qua các năm (2011 – 2014).

3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện một cách hệ thống. Trong đó
dưới quyền điều hành của Giám Đốc công ty là 3 bộ phận chuyên biệt, sẽ hỗ trợ
lẫn nhau và kết hợp nhuần nhuyễn để làm tốt công việc sản xuất kinh doanh của
công ty. Đứng đầu các bộ phận chuyên biệt bao gồm: Phó Giám Đốc Kinh doanh,
3


Phó Giám Đốc Điều hành và Phó Giám Đốc Kỹ thuật. Mỗi Phó Giám Đốc sẽ

quản lý các phòng ban chuyên về lĩnh vực hoạt động của mình (Hình 2).

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu.

3.1.3 Cơ sở vật chất
Với điều kiện kinh doanh thuận lợi và nhu cầu nguồn cung giống ngày càng tăng,
công ty tiến hành tăng nâng suất và mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của
người nuôi. Năm 2012 công ty đã đầu tư thêm 40 tỷ đồng, lắp bớt ao nuôi tôm
thịt để lập thêm 31 trại sản xuất giống và các hạ tầng kỹ thuật khác. Năm 2013
công ty tiến hành xây dựng khu sản xuất IV, đầu tư khu nuôi thực nghiệm 6 ha
nhằm kiểm tra sức đề kháng và độ tăng trưởng của tôm, từ đó có bước hướng dẫn
người nuôi phòng bệnh hiệu quả hơn. Hiện tại công ty có tổng diện tích là 100 ha,
trong đó 4 khu sản xuất Post chiếm 21 ha, phần còn lại là dùng sản xuất nước ót
và hệ thống ao lắng, trung bình mỗi khu có 38 trại sản xuất, mỗi trại có 20 bể
(Hình 3).

4


Hình 3: Sơ đồ mặt bằng tổng thể Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu.
5


3.1.4 Quy định trong sản xuất kinh doanh
Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu có những quy định sản xuất riêng biệt dựa trên 3
tiêu chí trong hoạt động là “chất lượng, công nghệ, dịch vụ”: Công ty luôn trang
bị hệ thống máy móc hiện đại và quy trình sản xuất tiên tiến, đến quá trình sàn lọc
thức ăn đều kiểm tra chặt chẽ và tuân thủ quy trình chất lượng. Tiến hành kiểm
tra nghiêm ngặt chất lượng đầu vào, chọn tôm bố mẹ đạt chất lượng quốc tế. Để
đảm bảo chất lượng tôm, công ty luôn duy trì việc sử dụng Artermia là khẩu phần

thức ăn chính trong quá trình ương, Artermia được mua trực tiếp từ công ty INVE
với cam kết về chất lượng và số lượng luôn đảm bảo. Công ty sử dụng quy trình
an toàn sinh học, quản lý vệ sinh, khử trùng. Bên cạnh cung cấp tôm giống đạt
chất lượng, công ty còn có nhiều hình thức hỗ trợ người nuôi tôm như: tập huấn
kỹ thuật nuôi, hỗ trợ giá, xây dựng nhiều điểm nuôi trình diễn để người nuôi có
điều kiện tiếp nhận và nhân rộng.
3.1.5 Quy trình sản xuất
Để đảm bảo quy trình sản xuất cho ra nguồn giống chất lượng, công ty sử dụng hệ
thống xử lý nước bằng ozôn và tia cực tím, không dùng bất kỳ loại hóa chất nào,
sử dụng tảo tươi, Artemia chất lượng cao làm thức ăn đảm bảo cho ấu trùng và
tôm post phát triển tốt nhất. Toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty áp dụng theo
tiêu chuẩn BAP, đặc biệt thời gian sử dụng tôm bố mẹ là không quá 3 tháng.

Hình 4: Các bước sản xuất giống TTCT của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu.

Năm bước sản xuất tôm thẻ chân trắng của công ty gốm (Hình 4): Đầu tiên là “an
toàn sinh học”: tiến hành xét nghiệm kiểm tra nội bộ bệnh trên tôm bố mẹ như vi
khuẩn, nấm, kí sinh trùng… để chọn ra tôm bố mẹ khoẻ mạnh, sau đó cách ly tôm
bố mẹ cho đến khi xác định được tình trạng rồi nuôi vỗ với môi trường mới. Bước
2 là “xử lí nước”: lấy nước mặn ngoài tự nhiên cho vào ao lắng bùn, sau 24 giờ
cho vào ao lắng lót bạc rồi điều chỉnh độ kiềm, PH, độ mặn theo quy định, sau đó
bơm nước vào nhà xử lý nước tiến hành lọc cát ly tâm, lọc qua cột lọc 0,52µm,
cho qua hệ thống than hoạt tính chiếu tia cực tím ozon rồi cho vào bồn chứa.
Bước 3 là “quản lí quy trình nuôi”: hiện tại có 3 khu đang hoạt động sản xuất,
mỗi khu sản xuất có một trưởng khu dưới sự quản lý của phòng kỹ thuật. Trong
mỗi trại được tổ chức theo nhóm: 2 công nhân, hoặc 1 kỹ thuật 1 công nhân, hoặc
1 kỹ thuật 2 công nhân. Mỗi trại sẽ chăm sóc, theo dõi và báo cáo tình hình của
tôm Post cho phòng kỹ thuật. Bước 4 là “thức ăn cho tôm”: Mỗi trại sẽ tự đăng ký
lượng thức ăn và loại thức ăn theo cữ và từng giai đoạn, ở giai đoạn Zoae chỉ nuôi
tôm bằng tảo, đến giai đoạn Mysis và giai đoạn Post nuôi tôm bằng thức ăn tồng

6


hợp và Artermia. Cuối cùng là khi tôm Post đủ ngày tuổi, sử dụng phòng xét
nghiệm để kiểm tra độ khoẻ mạnh của tôm Post, tiến hành định lượng tôm Post
bằng cách đong mẫu để tính số lượng Post xuất cho người nuôi, đồng thời tính
được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất giống.
3.1.6 Hoạt động kinh doanh của công ty
Để đáp ứng nhu cầu tôm Post chất lượng cao ngày càng tăng nhanh của người nuôi,
chiến lược của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu trong năm nay là tiếp tục mở rộng sản
xuất để cung ứng cho nông dân một lượng lớn đáng kể tôm giống chất lượng cao.
Về đầu vào, nguồn gốc tôm bố mẹ được lấy từ Singapore, Mỹ, Úc được kiểm dịch
một cách ngiêm ngặt nên chất lượng đảm bảo từ 80 – 82%.Về đầu ra, sản lượng
tiêu thụ bao gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc trăng và Kiên Giang chiếm 97% doanh số
bán ra, phân phối theo hình thức gián tiếp thông qua đại lí là chủ yếu, kết hợp làm
đại lí của công ty khoảng 70%. Tính đến tháng 8/2014 công ty đã có 387 đại lý, các
đại lý này sẽ được chia hoa hồng 10% doanh số. Bên cạnh đó, bán trực tiếp khách
hàng chiếm 30%,chủ yếu là các khách hàng liên hệ trực tiếp với công ty (Hình 4).
Về khâu chăm sóc khách hàng, công ty có đội ngũ nhân viên hùng hậu để chăm sóc
khách hàng và lấy các đơn hàng trực tiếp từ các huyện đem về cho công ty. Bên
cạnh đó giúp người nuôi tiếp tục thả nuôi thông qua các chương trình hỗ trợ trực
tiếp đến 30% chi phí mua giống TTCT. Công ty có hơn 100 cán bộ kỹ thuật có mặt
tại ao nuôi để chăm sóc, tư vấn kỹ thuật đem đến sự yên tâm và tự tin cho người
nuôi tôm.
70%

Đại lý

Người
nuôi


Nhà sản
xuất
30%

Người
nuôi

Hình 5: Sơ đồ kênh phân phối của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu.
(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty)

3.2 Hiệu quả sản xuất của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu
3.2.1 Phân tích doanh thu của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu (2011 – 2013)
Kết quả ở Bảng 1 cho ta thấy được các thành phần tạo nên tổng doanh thu. Trong
đó đa số là sự đóng góp của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn doanh
thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác là không đáng kể.

7


Bảng 1: Doanh thu của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu (2011 – 2013)
Chỉ tiêu
DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
DT từ hoạt động tài chính
TN khác
Tổng DT

2011


Tỉ lệ
(%)

2012

Tỉ lệ
(%)

ĐVT: Tỷ đồng
Tỉ lệ
2013
(%)

115,51

99,93

174,04

99,87

278,78

99,44

0,04
0,05
115,60

0,03

0,04
100

0,21
0,02
174,27

0,12
0,01
100

1,51
0,05
280,34

0,54
0,02
100

Tổng doanh thu năm 2012 của công ty đạt hơn 174,27 tỷ đồng, tăng hơn 50,75%
so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng doanh thu cao nhất đạt hơn 280,34 tỷ
đồng, tăng hơn 60,87% so với năm 2012, do cuối năm 2012 dịch bệnh trên TTCT
ở một số nước bùng phát, dẫn đến nguồn cung bị khan hiếm, từ đó giá thương
phẩm được đẩy lên, kích thích người dân đầu tư nuôi đối tượng này. Trong đó,
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 đạt hơn 278,78 tỷ
đồng, chiếm 99,44% tổng doanh thu, tăng hơn 60,19% so với năm 2012. Sở dĩ
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua từng năm như vậy là do sự nỗ
lực, phấn đấu của toàn thể công nhân viên công ty và sự ủng hộ của khách hàng.
Về doanh thu từ hoạt động tài chính, năm 2013 doanh thu này đạt hơn 1,51 tỷ
đồng, chiếm 0,54% tổng doanh thu, tăng hơn 619,05% so với năm 2012. Ngoài

doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính, thu
nhập khác từ các hoạt động như thanh lý tài sản, cho thuê tài sản, chuyển nhượng
vốn… cũng đem lại thu nhập tương đối cho công ty.
3.2.2 Phân tích chi phí của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu (2011 – 2013)
Kết quả ở Bảng 2 cho ta thấy, tạo nên tổng chi phí chủ yếu là giá vốn hàng bán,
ngoài ra còn có chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
và chi phí khác. Năm 2012, tổng chi phí là 84,86 tỷ đồng, tăng 44,74% so với
năm 2011. Sang năm 2013, tổng chi phí tăng mạnh lên đến 149,10 tỷ đồng, tăng
hơn 75,70% so với năm 2012. Tổng chi phí tăng qua từng năm là do sản lượng
sản xuất tăng lên, dẫn đến chi phí đầu vào tăng theo.
Bảng 2: Chi phí của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu (2011 – 2013)
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí khác
Tổng chi phí

2011
38,39
0
10,41

Tỉ lệ (%)
65,48
0
17,76


2012
52,42
0,12
24,67

Tỉ lệ (%)
61,77
0,14
29,07

7,20

12,28

6,12

7,22

2,63
58,63

4,48
100

1,53
84,86

8

ĐVT: Tỷ đồng

2013
Tỉ lệ (%)
95,78
64,24
0,09
0,06
44,76
30,02
7,21

4,84

1,80
1,26
100 149,10

0,84
100


Về chi phí giá vốn hàng bán, chi phí này tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng chi phí, nên sự biến động của giá vốn hàng bán cũng như sự
biến động của tổng chi phí. Năm 2012, chi phí này là 52,42 tỷ đồng, chiếm
61,77% tổng chi phí, đến năm 2013 chi phí này tăng lên 95,78 tỷ đồng chiếm
64,24% tổng chi phí, tăng hơn 82,72% so với năm 2012. Chi phí này tăng cao là
do công ty kinh doanh thuận lợi, có nhiều đơn đặt hàng hơn dẫn đến chi phí đầu
vào tăng nên giá vốn hàng bán tăng theo. Về chi phí bán hàng cũng tăng theo
doanh thu bán hàng qua từng năm, năm 2013 chi phí bán hàng lên đến 44,76 tỷ
đồng, chiếm 30,02% tổng chi phí, tăng hơn 81,43% so với năm 2012. Bên cạnh
đó, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng chiếm

một phần tương đối nhỏ trong tổng chi phí nhưng khoản này không ảnh hưởng
đến sự biến động của tổng chi phí.
3.2.3 Phân tích lợi nhuận của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu (2011 – 2013)
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ quá trình hoạt
động của công ty (Bảng 3). Năm 2011 lợi nhuận trước thuế đạt hơn 56,97 tỷ
đồng. Năm 2012 đạt hơn 89,41 tỷ đồng, tăng 56,94% so với năm 2011. Năm 2013
lợi nhuận đạt 131,24 tỷ đồng, tăng hơn 46,78% so với năm 2012. Để đạt được kết
quả như vậy là nhờ công ty đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo
và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng thị
trường và nâng cao chất lượng sản xuất. Bên cạnh đó công ty cũng có những biện
pháp khắc phục trong việc quản lý những khoản chi phí và không ngừng hạ thấp
những khoản chi phí bất hợp lý.
Bảng 3: Lợi nhuận của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu (2011 – 2013)
Chỉ tiêu
Tổng DT
Tổng CP
LN trước thuế

2011
115,60
58,63
56,97

2012

2013

174,27
84,86
89,41


280,34
149,10
131,24

ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch (%)
2011 – 2012 2012 – 2013
50,75
60,87
44,74
75,70
56,94
46,78

3.3.4 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu
3.3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và
lợi nhuận cũng như vai trò và hiệu quả của công ty. Tỷ suất đạt được càng cao thì
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty càng tốt. Kết quả ở bảng 4 ta thấy khả
năng thu nhập của công ty rất lớn. Năm 2012, công ty thu được 100 đồng doanh
thu thì có được 51,37 đồng lợi nhuận, tăng 4,16% so với năm 2011. Năm 2012
doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 50,67% và 56,91% so với
năm 2011. Năm 2013, công ty thu được 100 đồng doanh thu thì có được 43,10
đồng lợi nhuận, tuy giảm 16,10% so với năm 2012, nhưng hiệu quả sản xuất của
công ty vẫn rất cao. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng doanh thu thấp hơn
9


so với tổng chi phí. Vì vậy để hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả hơn ta

cần đẩy mạnh doanh thu bán hàng và cắt giảm những chi phí không hợp lý trong
hoạt động sản xuất của công ty.
Bảng 4: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Nội dung
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau
thuế
ROS (%)

ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch (%)
2011 - 2012 2012 - 2013
50,67
60,18

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

115,51

174,04

278,78

56,97

89,41


120,15

56,91

34,38

49,32

51,37

43,10

4,16

-16,10

3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu thể hiện ở Bảng 5 cho biết hiệu quả sử
dụng vốn của công ty. Tỷ suất đạt được càng cao thì trình độ sử dụng vốn sở hữu
của công ty càng cao. Năm 2012 cứ 100 đồng vốn sở hữu thì tạo ra 76,41 đồng
lợi nhuận, giảm 4,46% so với năm 2011. Như vậy là năm 2011 sử dụng vốn có
hiệu quả hơn năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế
chậm hơn tốc độ tăng của vốn sở hữu. Năm 2013, công ty sản xuất kinh doanh
thuận lợi, lợi nhuận sau thuế đạt được rất cao nên hiệu quả sử dụng vốn của công
ty rất tốt, 100 đồng vốn sở hữu tạo ra 87,62 đồng lợi nhuận, tăng 14,67% so với
năm 2012.
Bảng 5: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu
Nội dung
Vốn sở hữu bình

quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế
ROE (%)

ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch (%)
2011 - 2012 2012 - 2013

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

71,24

117,01

137,13

64,25

17,20

56,98
79,98

89,41
76,41


120,15
87,62

56,91
-4,46

34,38
14,67

3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản thể hiện ở Bảng 6 cho biết hiệu quả sử dụng
tài sản chung của công ty. Năm 2012 cứ đầu tư 100 đồng đầu tư vào tài sản thì
đem lại 68,49 đồng lợi nhuận, giảm 8,57% so với năm 2011, chứng tỏ năm 2012
công ty sử dụng tài sản không hiệu quả bằng năm 2011. Nhưng đến năm 2013,
hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng cao, cứ đầu tư 100 đồng vào tài sản thì
đem lại 78,10 đồng lợi nhuận, tăng 14,03% so với năm 2012. Nguyên nhân là do
tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng giá trị tài sản của công ty.

10


Bảng 6: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Nội dung
Giá trị tài sản sử dụng
bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế
ROA (%)

ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch (%)

2011 - 2012 2012 - 2013

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

76,06

130,54

153,85

71,63

17,86

56,98
74,91

89,41
68,49

120,15
78,10

56,91
-8,57


34,38
14,03

3.4 Thuận lợi và khó khăn của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu
3.4.1 Thuận lợi

Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu là đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất vùng với gần
năm năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất đã trở thành đợn vị đứng đầu trong
ngành sản xuất tôm giống. Với quy mô sản xuất lớn, hệ thống sản xuất hiện đại,
được áp dụng đồng bộ và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết đã tạo nên một môi
trường thuận lợi cho việc sản xuất tôm giống của công ty. Bên cạnh đó, với chiến
lược và đường lối kinh doanh hợp lý, đi cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ
kỹ thuật cao, chăm sóc tốt khách hàng và hỗ trợ nông dân khi gặp khó khăn đã
giúp cho công ty ngày càng khẳng định vị thế và uy tín trên thị trường. Ngoài ra,
công ty là đối tác chiến lược của các viện nghiên cứu hàng đầu như CSIRO và các
tập đoàn lớn trong ngành tôm của thế giới, điều này giúp công ty liên tục được
cập nhật các công nghệ mới trong ngành, mua được nguồn tôm bố mẹ chất lượng,
duy trì chất lượng giống luôn ở mức cao nhất.
3.4.2 Khó khăn
Với nhu cầu nuôi TTCT ngày càng cao của người dân, khó khăn mà công ty còn
gặp phải đó là chưa chủ động được nguồn giống, phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ
nhập khẩu nên dẫn đến tình trạng sản lượng cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu
của thị trường, ước tính đến nay theo đơn đặt hàng riêng tại công ty thiếu khoảng
300 tỷ giống TTCT (Thiên Bình, 2013). Bên cạnh đó, do là công ty lớn có nhiều
uy tín trên thị trường, nên về nhân sự bên khía cạnh kỹ thuật đòi hỏi phải có trình
độ cao nên mất nhiều thơi gian đào tạo lao động.
3.5 Định hướng phát triển năm 2015 của Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu
Năm 2015 Công ty CP Việt Úc Bạc Liêu dự kiến sẽ sản xuất 12 tỷ tôm Post, tiến
hành tăng quy mô sản xuất bằng việc đưa khu sản xuất IV vào hoạt động với 38
trại, mỗi trại 20 bể. Dự kiến đến năm 2015, tổng số trại hoạt động sẽ là 146 trại.

Công ty còn xây dựng thêm một chi nhánh sản xuất giống tại Cà Mau để mở rộng
thị trường và xây dựng nhà máy thức ăn cho tôm tại Bến Tre.
Ngoài ra, công ty đang hợp tác với viện CSIRO của Úc, phát triển chương trình
TTCT bố mẹ, đây là sự hợp tác lâu dài để cùng chia sẽ kinh nghiệm và hiệu quả
kinh tế. Công ty định hướng sẽ tạo ra đàn tôm bố mẹ gia hoá tại Việt Nam, với
11


tốc độ phát triển 20 – 30% so với bố mẹ tự nhiên. Việc này giúp cho công ty
không còn bị phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu, dễ dàng kiểm soát chất
lượng hơn và đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống cho người nuôi.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất về diện tích và sản lượng do sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Không ngừng nâng cao chất lượng con giống thông
qua quy trình sản xuất chuyên biệt.
- Lợi nhuận đạt được tăng dần qua các năm, điển hình là năm 2013 đạt 131.244 tỷ
đồng, tăng 46,80% so với năm 2012. Khả năng sinh lời của công ty là rất cao,
được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở
hữu, và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2013 lần lượt là 43,10%, 87,62%,
78,10%.
- Qua nhiều năm đứng đầu trong ngành sản xuất tôm giống, bên cạnh những
thuận lợi mà công ty có được, thì còn gặp khó khăn là chưa chủ động được nguồn
giống do còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn TTCT bố mẹ nhập khẩu nên chưa
đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường. Vì vậy công ty định hướng sẽ tạo ra đàn
bố mẹ gia hoá tại Việt Nam có tốc độ phát triển cao và mở rộng thêm chi nhánh
sản xuất.
4.2 Đề xuất
Với nhu cầu về nguồn giống ngày càng tăng, công ty cần chủ động về sản lượng
giống cung ra thị trường thông qua việc tạo ra đàn tôm bố mẹ gia hoá tại Việt

Nam có tốc độ phát triển nhanh để không còn bị phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ
nhập khẩu, từ đó dễ dàng kiểm soát chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho
người nuôi và giúp cho ngành tôm Việt Nam có được nguồn tôm bố mẹ chất
lượng tốt, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Báo cáo kết quả sản xuất tôm
nước lợ năm 2013.
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014.
Tổng cục thuỷ sản, 2014. Báo cáo kết quả nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm
2014.
Trần Thiện, 2014. Bạc Liêu với kinh nghiệm quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng.
Thuỷ Sản Việt Nam. Cập nhật ngày
05/08/2014.
Thiên Bình, 2013. Nhu cầu tôm thẻ chân trắng giống đang tăng. Nông nghiệp
Việt Nam. Cập nhật ngày 04/10/2013.
12



×