Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

so sánh hiệu quả tài chính nghề lưới kéo đơn xa bờ (lớn 90 cv) có liên kết và không liên kết ở sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.74 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ HUỲNH ANH

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (> 90 CV)
CÓ LIÊN KẾT VÀ KHÔNG LIÊN KẾT Ở SÓC TRĂNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ HUỲNH ANH

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (> 90 CV)
CÓ LIÊN KẾT VÀ KHÔNG LIÊN KẾT Ở SÓC TRĂNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐẶNG THỊ PHƯỢNG

2014




SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (> 90 CV)
CÓ LIÊN KẾT VÀ KHÔNG LIÊN KẾT Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Nguyễn Thị Huỳnh Anh
Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
This study was conducted from August to November 2014 in order to compare the
financial efficiency of offshore single trawl net (> 90 CV) have linked and unlinked in
Soc Trang province. Primary data were collected by interviewing 30 households have
linked and unlinked 30 household. Results showed that annual fishing production of a
unlinked boat (60,04 ton/year) was higher than fishing production of a linked boat
(58,46 ton/year). However, the power of linked boats (237,76 kg/CV/year) were higher
than power of unlinked boats (201,95 kg/CV/year). The average cost per year of
unlinked boats (VND 210,4 million/year) were higher than linked boats (VND 207,81
million/year). The annual average net income of unlinked boats (VND 506,15
million/year) were higher than the average net income of linked boats (VND 340,88
million/year). The rate net income of unlinked boats (0,56) were 0,12 higher than linked
boats (0,42). The offshore single strawl nets have level of risks is very high. The risks
that fishermen are common in fishing were the risk directly caused by people aboard,
the risk of market, the risk of power, the risk of production. In order to overcome these
difficulties, the organizational forms of linked fishing is necessary. However, besides the
advantages of the linked are still difficults to be resolved.
Keywords: offshore single trawl net, linked, unlinked, financial efficiency
Tilte: Financial efficiency of offshore single trawl nets (> 90 CV) have linked and unlinked
in Soc Trang province

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014 nhằm so sánh hiệu

quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (> 90 CV) có liên kết và không liên kết ở Sóc
Trăng. Số liệu được thu thập dựa trên phỏng vấn trực tiếp 30 hộ có tham gia liên kết và
30 hộ không tham gia liên kết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác hàng
năm của một tàu không tham gia liên kết (60,04 tấn/năm) cao hơn sản lượng khai thác
của một tàu tham gia liên kết (58,46 tấn/năm). Tuy nhiên, năng suất của tàu tham gia
liên kết (237,76 kg/CV/năm) lại cao hơn năng suất của tàu không tham gia liên kết
(201,95 kg/CV/năm). Chi phí trung bình trên năm của những tàu không tham gia liên kết
(210,4 triệu đồng) lớn hơn tàu tham gia liên kết (207,81 triệu đồng). Lợi nhuận trung
bình mỗi năm của nhóm không tham gia liên kết (506,15 triệu đồng/năm) cao hơn lợi
nhuận trung bình của nhóm liên kết (340,88 triệu đồng/năm). Tỷ suất lợi nhuận của tàu
không tham gia liên kết (0,56) cao hơn tàu có tham gia liên kết (0,42) là 0,12. Nghề lưới
kéo đơn xa bờ là một nghề có mức độ rủi ro rất cao. Những rủi ro mà ngư dân thường
gặp trong khai thác là rủi ro trực tiếp do người trên tàu gây ra, rủi ro về thị trường, rủi
ro năng suất sản lượng. Để khắc phục những khó khăn này, việc tổ chức các hình thức

1


khai thác tổ đội là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do liên kết mang
lại vẫn còn những vấn đề cần được giải quyết.
Từ khóa: Lưới kéo đơn xa bờ, liên kết, không liên kết, hiệu quả tài chính
1

GIỚI THIỆU

1.1

Đặt vấn đề

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở phía nam cửa sông Hậu, với chiều dài bờ biển 72 km, trong đó

có 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An và Mỹ Thanh, diện tích mặt nước sông là 21.655
ha, mang theo nguồn lợi thủy hải sản phong phú và đa dạng. Cách cửa Trần Đề 48 hải lý
về phía Đông Nam là quần đảo Côn Sơn với nhiều vịnh là nơi trú gió và đặt cơ sở dịch
vụ hậu cần thủy sản tốt cho tàu thuyền khai thác. Đây là điều kiện thuận lợi để Sóc
Trăng phát triển ngành kinh tế biển (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, 2007).
Khai thác thủy sản là nghề truyền thống lâu đời của cư dân ven biển tỉnh Sóc Trăng.
Khai thác thủy sản đã đem lại những kết quả đáng kể, góp phần tạo việc làm cho người
lao động, cải thiện đời sống ngư dân. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì ngành khai
thác thủy sản của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Năm 2013, toàn
tỉnh Sóc Trăng có 1.085 tàu thuyền khai thác thủy sản, chiếm 3,62% so với tổng số tàu
thuyền của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng công suất 119.043 CV, trong
đó 911 tàu khai thác biển và 174 tàu khai thác nội đồng (Chi cục Khai thác và Bảo vệ
Nguồn lợi Thủy sản (KT&BVNLTS) tỉnh Sóc Trăng, 2013). Bên cạnh đó, hoạt động
khai thác thủy sản xa bờ gặp nhiều khó khăn, nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng cạn
kiệt, thu nhập và mức sống của ngư dân còn thấp. Trong những năm gần đây, sản lượng
khai thác hằng năm của tỉnh vẫn tăng lên, năm 2010 đạt 43.450 tấn và năm 2013 đạt
56.584 tấn (Tổng cục Thống kê, 2013). Tuy nhiên, sản lượng tăng là do tăng số tàu khai
thác xa bờ, điều này cho thấy vẫn chưa tận dụng tốt ngành khai thác xa bờ để đem lại
hiệu quả cao nhất. Đến tháng 9 năm 2014, toàn tỉnh có 312 tàu khai thác xa bờ, cao hơn
so với năm 2013 là 27 phương tiện, trong đó số tàu theo nghề lưới kéo đơn xa bờ là 180
phương tiện, chiếm 16,59% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh (Chi cục
KT&BVNLTS tỉnh Sóc Trăng, 2014). Ngoài ra, các ngư dân khai thác phải chịu nhiều
rủi ro do sự độc quyền thu mua của các thương lái, cơ sở thu mua, cho nên cần phải liên
kết để hạn chế những rủi ro này. Để khắc phục những khó khăn trên, Liên đoàn Lao
động tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Uỷ ban Nhân dân huyện Trần Đề tiến hành thành lập
Nghiệp đoàn khai thác thủy sản đầu tiên trong tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất trên
biển và hướng tới liên kết trong khai thác xa bờ. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà liên
kết kinh tế đem lại thì vẫn còn tồn tại những khó khăn và chưa phát huy được hiệu quả
thực sự của mối liên kết này. Vì vậy, đề tài “So sánh hiệu quả tài chính nghề lưới kéo

đơn xa bờ (> 90 CV) có liên kết và không liên kết ở Sóc Trăng” được thực hiện.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ có
liên kết và không liên kết ở Sóc Trăng, từ đó đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách
nâng cao hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (> 90 CV) có liên kết và không
liên kết ở Sóc Trăng thông qua tổ chức mô hình liên kết từ khai thác đến tiêu thụ sản
phẩm.
2


1.3

Nội dung nghiên cứu

- Phân tích thực trạng khai thác của nghề lưới kéo đơn xa bờ (> 90 CV) có liên kết và
không liên kết ở tỉnh Sóc Trăng.
- So sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (> 90 CV) có liên kết và không
liên kết ở tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nghề lưới kéo đơn xa bờ (> 90 CV) có
liên kết và không liên kết ở tỉnh Sóc Trăng.
2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu:
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 – 11/2014 tại huyện Trần Đề và Thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các kết quả nghiên cứu,

các báo cáo có liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản đã được công bố từ Bộ
NN&PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, Cục KT&BVNLTS, Chi cục
KT&BVNLTS tỉnh Sóc Trăng, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê tỉnh Sóc
Trăng, các tạp chí và các website có liên quan.
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn hộ ngư dân khai thác hải sản thông
qua bảng phỏng vấn soạn sẵn. Phương pháp chọn mẫu phân tầng và thuận tiện. Tổng số
quan sát cần nghiên cứu là 60 hộ, trong đó 30 ngư dân có tham gian liên kết và 30 ngư
dân không tham gian các hình thức liên kết.
- Nội dung số liệu sơ cấp:
+ Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo xa bờ có liên kết và không liên kết.
+ Số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ có liên kết và không kết.
+ Lực lượng lao động.
+ Ngư trường và mùa vụ khai thác có liên kết và không liên kết.
+ Các chỉ tiêu tài chính (sản lượng, doanh thu, chi phí,…).
+ Nhận thức của người khai thác.
Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả với các giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, nhỏ nhất, lớn nhất, tỉ lệ phần trăm,… được dùng để mô tả hiện trạng về đối tượng
cần nghiên cứu. Ngoài ra, kiểm định trung bình được áp dụng để so sánh các chỉ tiêu tài
chính của mô hình có liên kết và không liên kết. Kiểm định T-test được sử dụng để so
sánh giá trị trung bình của các chỉ tiêu tài chính và kỹ thuật.
3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1

Tình hình khai thác thủy sản của tỉnh Sóc Trăng

Năm 2013, toàn tỉnh Sóc Trăng có 1.085 tàu khai thác thủy sản với tổng công suất là
119.043 CV. Đến tháng 9 năm 2014, toàn tỉnh có khoảng 1.139 chiếc với tổng công suất

là 130.713 CV, cao hơn so với năm 2013 là 54 chiếc và tổng công suất tăng lên 11.670
CV. Trong đó, tàu cá khai thác xa bờ là 312 phương tiện, chiếm khoảng 27,39% tổng số
tàu thuyền, tăng 27 phương tiện so với năm 2013. Số lượng tàu theo nghề lưới kéo đơn
xa bờ là 180 phương tiện, chiếm 16,59% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh. Toàn
tỉnh đã vận động thành lập được 27 tổ tàu thuyền sản xuất trên biển với 405 phương tiện,
trong đó có 66 phương tiện theo nghề lưới kéo đơn xa bờ, chiếm 16,3%, chủ yếu tập

3


trung neo đậu tại khu vực Cảng cá Trần Đề (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Sóc Trăng,
2013 và 2014).
Số ngày đánh bắt trong một chuyến bình quân là 21 ngày, ngư trường khai thác chính
chủ yếu là ở vùng biển Đông Nam Bộ. Đến tháng 9 năm 2014, tổng sản lượng ước lượng
khai thác đạt khoảng 35.304 tấn, đạt 66% tổng sản lượng dự kiến cả năm (Chi cục
KT&BVNLTS tỉnh Sóc Trăng, 2013 và 2014).
3.2

Thực trạng liên kết trong khai thác của tỉnh Sóc Trăng

Năm 2012, Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện Trần Đề tổ
chức lễ ra mắt Nghiệp đoàn khai thác thủy sản thị trấn Trần Đề. Năm 2013, Liên đoàn
Lao động thị xã Vĩnh Châu phối hợp với UBND phường 1 tổ chức lễ ra mắt Ban Chấp
hành lâm thời Nghiệp đoàn đánh bắt hải sản Hải Ngư tại phường 1, thị xã Vĩnh Châu.
Nghiệp đoàn khai thác thủy sản ra đời không chỉ nhằm phát triển sản xuất trên biển mà
còn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân, giúp ngư dân khi gặp khó khăn
trong cuộc sống, tạo sự gắn kết giữa ngư dân để cùng nhau bám biển, bám ngư trường,
mở rộng khai thác xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nghiệp
đoàn chú trọng việc đánh bắt hải sản theo tổ, nhóm để ngư dân kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ
lẫn nhau khi gặp sự cố trên biển, hỗ trợ ngư dân những kiến thức cơ bản về biển để khai

thác hiệu quả nguồn lợi từ biển, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho ngư dân
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2013).
3.3

Thông tin chung về đội tàu theo nghề lưới kéo đơn xa bờ

3.3.1 Các thông số kỹ thuật của tàu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng công suất đạt được là 18.305 CV. Công suất trung
bình của tàu không tham gia liên kết là 325 CV lớn hơn so với công suất trung bình của
tàu tham gia liên kết (286 CV) là 39,2 CV. Trọng tải của tàu không tham gia liên kết là
31,9 tấn cao hơn tàu có liên kết là 2,40 tấn. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Long (2008) với trọng tải trung bình là 20,56 tấn. Nhóm tàu không liên
kết có chiều dài lưới là 41,4 m cao hơn nhóm tàu liên kết 2,10 m nhưng chiều rộng lưới
lại nhỏ hơn nhóm tàu liên kết, tương ứng là 15,6 m và 19,4 m. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, 100% các tàu được khảo sát đều không có nhật kí đánh bắt.
Bảng 1: Thông tin kỹ thuật
Nội dung
Công suất máy (CV)
Trọng tải (tấn)
Nhật kí đánh bắt (%)
Chiều dài lưới (m)
Chiều rộng lưới (m)

Liên kết
286±114
29,5±14,6
0
39,3±8,40
19,4±6,50


Không liên kết
325±97,2
31,9±13,4
0
41,4±11,3
15,6±4,60

Tổng chung
305±107
30,7±14,0
0
40,4±9,90
17,5±5,90

3.3.2 Lao động khai thác
Thuyền trưởng trên tàu không tham gia liên kết có độ tuổi trung bình là 43,5 tuổi lớn
hơn nhóm tàu tham gia liên kết (42,1) là 1,40 tuổi. Thâm niên trung bình là 16,8 năm,
kết quả này khá là phù hợp với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Trọng Tuy và ctv
(2010) với thâm niên là 17,2 năm. Số lao động trung bình trên tàu khoảng 5 người, đáp

4


ứng được yêu cầu công việc và đảm bảo sức khỏe cho lao động trên tàu. Nhìn chung,
không có sự chênh lệch nhiều về số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng, số lao động
trên tàu và số lao động thuê tại địa phương giữa nhóm tàu có tham gia liên kết và không
tham gia liên kết.
Bảng 2: Thông tin chung về nhóm người khai thác
Nội dung
Liên kết

Không liên kết
Tuổi thuyền trưởng (năm)
42,1±8,90
43,5±7,60
Số năm kinh nghiệm (năm)
16,9±5,60
16,7±8,50
Xuất thân từ gia đình làm
96,7
90,0
nghề biển (%)
Số lao động trên tàu (người)
5,10±0,900
5,00±1,10
Lao động thuê (người)
4,00±1,30
4,10±1,30
3.4

Tổng chung
42,8±8,20
16,8±7,10
93,3
5,10±1,00
4,10±1,30

Mùa vụ, ngư trường và sản lượng khai thác của ngư dân

Nghề lưới kéo đơn xa bờ có thể hoạt động quanh năm nhưng những tháng cho sản lượng
cao chỉ tập trung vào vụ Nam, vụ Bắc thường có sản lượng thấp do đây là những tháng

gió lớn, biển động nhiều. Mùa vụ khai thác có sản lượng cao của tàu tham gia liên kết là
từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, tàu không tham gia liên kết là tháng 3 đến tháng 8 âm
lịch. Nguyên nhân chủ yếu là do trúng mùa cá và thời tiết khá ổn định, ít mưa bão và
sóng to.
Bảng 3: Thông tin về chuyến biển
Nội dung
Liên kết
Số ngày trên chuyến
32,0±11,0
(ngày)
Số chuyến trên năm
8,00±4,00
(chuyến)

Không liên kết

Tổng chung

35,0±11,0

34,0±11,0

7,00±3,00

8,00±4,00

Ngư trường khai thác chính chủ yếu là ở vùng biển Đông Nam Bộ, không có sự khác
biệt về ngư trường giữa hai hình thức liên kết và không liên kết. Kết quả này tương tự
với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2008). Số ngày đánh bắt trong một chuyến của
tàu không tham gia liên kết là 35 ngày cao hơn tàu tham gia liên kết 3 ngày. Trung bình

số chuyến biển trong năm của tàu không tham gia liên kết là 7 chuyến, thấp hơn tàu
tham gia liên kết với 8 chuyến (Bảng 3).
Bảng 4: Tỷ lệ các loài đánh bắt (%)
Loài
Liên kết
Tôm
19,4
Mực
17,7
Cá xô
13,3
Cá dạt
46,3
Các loài khác
3,34

Không liên kết
18,7
18,9
20,0
41,9
0,520

Tổng chung
19,0
18,3
16,6
44,1
1,93


Các loài khai thác chủ yếu là tôm, mực và cá dạt. Nhóm tàu tham gia liên kết có tỷ lệ
tôm (19,4%) và cá dạt (46,3%) cao hơn nhóm tàu không tham gia liên kết, tương ứng
18,7 và 41,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ mực của nhóm tàu tham gia liên kết (17,7%) lại thấp
hơn tỷ lệ mực của nhóm tàu không tham gia liên kết 1,20%. Tỷ lệ cá dạt chiếm 44,1%

5


tổng sản lượng trên một chuyến biển. Kết quả này cao hơn gần gấp đôi so với nghiên
cứu trước của Nguyễn Thanh Long (2008) với tỷ lệ cá dạt là 24,41% (Bảng 4).
Bảng 5 cho thấy, sản lượng khai thác cả năm của ngư dân không tham gia liên kết đạt
60,0 tấn/năm, cao hơn có tham gia liên kết 1,58 tấn/năm. Nguyên nhân của sự chênh
lệch sản lượng khai thác giữa hai mô hình là do chi phí đầu tư ban đầu và số ngày khai
thác trên một chuyến biển của tàu không tham gia liên kết lớn hơn tàu có tham gia liên
kết. Tuy nhiên, năng suất khai thác của tàu không tham gia liên kết là 202 kg/CV/năm,
thấp hơn tàu tham gia liên kết (238 kg/CV/năm) là 35,8 kg/CV/năm. Kết quả này thấp
hơn so với các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc
Định (2012) có năng suất khai thác đạt 370 kg/CV/năm; Nguyễn Trung Vẹn và ctv
(2013) là 350 kg/CV/năm. Điều này cho thấy, năng suất khai thác đang giảm dần.
Bảng 5: Sản lượng khai thác của nghề lưới kéo đơn xa bờ
Danh mục
Liên kết
Sản lượng trên chuyến (tấn)
6,44±2,04a
Sản lượng cả năm (tấn)
58,5±27,8 a
Năng suất (kg/CV/năm)
238±211 a
Vụ Bắc
+ Sản lượng trên chuyến (tấn)

4,86 ±1,33a
+ Sản lượng trên vụ (tấn)
22,4±10,5 a
Vụ Nam
+ Sản lượng trên chuyến (tấn)
8,02±2,90 a
+ Sản lượng trên vụ (tấn)
36,0±19,7 a

Không liên kết
7,42±2,87 a
60,0±32,1 a
202±113 a
5,99±2,13b
21,8±11,0 a
8,85±3,72 a
38,3±21,5 a

Ghi chú: Các kí tự (a,b) trong cùng một hàng khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Trong vụ Bắc, sản lượng trên chuyến của nhóm tàu không tham gia liên kết là 5,99 tấn
cao hơn nhóm tàu tham gia liên kết là 1,13 tấn (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p<0,05). Trong vụ Nam, sản lượng trên chuyến của nhóm tàu không tham gia liên kết là
8,85 tấn cao hơn sản lượng trên chuyến của nhóm tàu tham gia liên kết 8,02 tấn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, sản lượng của vụ Nam cao hơn nhiều so với vụ Bắc. Sự chênh lệch
về sản lượng giữa vụ Nam và vụ Bắc của tàu không tham gia liên kết là 16,5 tấn cao hơn
tàu tham gia liên kết (13,6 tấn) là 2,90 tấn. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Trung Vẹn và ctv (2013).
3.5


So sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ

3.5.1 Chi phí trong khai thác
Chi phí đầu tư ban đầu của tàu không tham gia liên kết đạt 1.030 triệu đồng cao hơn tàu
tham gia liên kết 117 triệu đồng. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Trung Vẹn và ctv (2013) là 1.370,72 triệu đồng/tàu. Trong cơ cấu chi phí đầu tư thì chi
phí vỏ tàu chiếm tỷ lệ cao nhất và có sự tương đồng giữa mô hình liên kết và không liên
kết, tương ứng là 64,1% và 64,0%. Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, đặc biệt là vỏ tàu, vì
đây là loại nghề cần trang bị tàu có tốc độ cao trong quá trình khai thác, tàu phải có công
suất lớn để chịu đựng sóng gió, tăng khả năng bám biển thuận lợi cho việc đánh bắt.
Chi phí cố định trên năm của tàu không tham gia liên kết là 210 triệu đồng, cao hơn tàu
tham gia liên kết là 2,00 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, chi phí cố định trên 1 CV của tàu
tham gia liên kết lại cao hơn tàu không tham gia liên kết là 0,110 triệu đồng (Bảng 6).
6


Bảng 6: Chi phí cố định
Chỉ tiêu
Chi phí đầu tư ban đầu (triệu đồng)
Cơ cấu chi phí đầu tư (%):
+ Vỏ tàu
+ Máy móc
+ Ngư cụ
Chi phí cố định trên năm
(triệu đồng)
Chi phí cố định trên CV (triệu đồng)

Liên kết
913±474
100

64,1
25,8
10,1

Không liên kết
1.030±533
100
64,0
24,5
11,5

208±70,1

210±60,4

0,850±0,480

0,740±0,420

Bảng 7 cho thấy, chi phí biến đổi (CPBĐ) trong vụ Bắc của lưới kéo đơn xa bờ là 95,7
triệu đồng/chuyến. Nhóm tàu không tham gia liên kết có CPBĐ trên chuyến là 107 triệu
đồng cao hơn tàu tham gia liên kết (84,4 triệu đồng) là 22,6 triệu đồng. Sự chênh lệch về
CPBĐ trên CV của hai mô hình liên kết và không liên kết là rất nhỏ, tương ứng 1,05 và
1,02 triệu đồng. Chi phí dầu chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng CPBĐ (82,8%). Nhóm tàu
không tham gia liên kết có chi phí dầu chiếm 83,3% cao hơn nhóm tàu tham gia liên kết
là 1,10%.
Trong vụ Nam, CPBĐ là 97,3 triệu đồng/chuyến, cao hơn vụ Bắc 1,60 triệu
đồng/chuyến. Nhóm tàu không tham gia liên kết có CPBĐ trên chuyến là 106 triệu đồng
cao hơn nhóm tàu tham gia liên kết 17,4 triệu đồng. Hai mô hình liên kết và không liên
kết có CPBĐ trên CV gần bằng nhau, tương ứng 1,47 và 1,48 triệu đồng. Chi phí dầu

trung bình của vụ Nam (83,0%) cao hơn vụ Bắc là 0,2%. Tỷ lệ chi phí dầu của tàu không
tham gia liên kết là 83,2% cao hơn tàu tham gia liên kết với tỷ lệ 82,7%.
Trung bình CPBĐ trên chuyến của tàu không tham gia liên kết (106 triệu đồng) cao hơn
tàu tham gia liên kết 19,5 triệu đồng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05). Nhóm
tàu không tham gia liên kết có tỷ lệ chi phí dầu và nước đá cao hơn nhóm tàu tham gia
liên kết là 0,900% và 0,270%.
Bảng 7: Chi phí biến đổi
Nội dung
CPBĐ/CV
(triệu đồng)
CPBĐ/ chuyến
(triệu đồng)
Cơ cấu CPBĐ (%)
+ Dầu
+ Nhớt
+ Nước đá
+ Lương thực
+ Sửa chữa nhỏ
+ Khác

Vụ Bắc

Liên kết
Vụ Nam

Cả năm

Vụ Bắc

Cả năm


1,48±0,78

2,49±1,28a

84,44±30,35 88,57±33,64 86,50±31,29a 107,02±33,19 105,93±30,90

106,47±30,74b

1,05±0,71

1,47±1,13

2,51±1,79

a

Không liên kết
Vụ Nam

1,02±0,53

100
100
100
100
82,18
82,71
82,44
83,31

2,48
2,37
2,43
1,55
5,99
5,93
5,96
6,23
5,12
4,91
5,01
3,67
3,31
3,20
3,26
4,70
0,93
0,87
0,90
0,54
Các kí tự (a,b) trong cùng một hàng khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

7

100
83,24
1,56
6,24
3,68
4,74

0,54

100
83,28
1,55
6,23
3,67
4,70
0,54


3.5.2 Các chỉ số tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ
Hiệu quả tài chính trên năm:
Chi phí trung bình của tàu không tham gia liên kết là 997 triệu đồng/năm cao hơn tàu
tham gia liên kết 127 triệu đồng. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Trọng Tuy và ctv (2010) với chi phí trung bình là 1.711,18 triệu đồng/năm nhưng cao
hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2008) với chi phí trung bình là 667,37
triệu đồng/năm. Nhóm tàu không tham gia liên kết có lợi nhuận trung bình trên năm là
506 triệu đồng cao hơn tàu tham gia liên kết (341 triệu đồng) là 165 triệu đồng. Mức lợi
nhuận này là khá cao so với nghiên cứu của Nguyễn Trung Vẹn và ctv với mức lợi
nhuận 272,06 triệu đồng/năm. Tỷ suất lợi nhuận đạt 0,560 đối với tàu không tham gia
liên kết và 0,420 đối với tàu tham gia liên kết. Cả hai mô hình đều có tỷ lệ thua lỗ là
10,0%.
Bảng 8: Hiệu quả tài chính trên năm
Nội dung
Chi phí (triệu đồng)
Doanh thu (triệu đồng)
Lợi nhuận (triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
Tỷ lệ thua lỗ (%)


Liên kết
870±264 a
1.211±500 a
341±368 a
0,420±0,420 a
10

Không liên kết
997±445 a
1.503±819 a
506±668 a
0,56±0,600 a
10

Các kí tự (a, b) trong cùng một hàng khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Hiệu quả tài chính trên CV:
Bảng 9 cho thấy, trong vụ Bắc, nhóm tàu không tham gia liên kết có chi phí trung
bình/CV là 1,03 triệu đồng thấp hơn tàu tham gia liên kết (1,17 triệu đồng) là 0,14 triệu
đồng. Ngược lại, lợi nhuận trung bình/CV của nhóm tàu không tham gia liên kết (0,78
triệu đồng) lại cao hơn lợi nhuận của nhóm tàu tham gia liên kết (0,66 triệu đồng). Tỷ
suất lợi nhuận của tàu không tham gia liên kết (0,95) cao hơn tàu tham gia liên kết (0,64)
là 0,31.
Bảng 9: Hiệu quả tài chính trên CV
Liên kết
Nội dung

Vụ Bắc


Vụ Nam

Không liên kết
Cả năm

Vụ Bắc

Vụ Nam

Chi phí
1,17±0,830
1,56±0,93
3,59±2,14 a
1,03±0,53
1,31±0,580
(triệu đồng)
Doanh thu
1,83±1,23
2,56±1,89
5,18±3,70 a
1,81±1,01
2,23±1,33
(triệu đồng)
Lợi nhuận
0,660±0,800
1,00±1,18
1,60±20,1 a 0,780±0,900
0,920±1,08
(triệu đồng)
Tỷ suất lợi

0,640±0,710 0,600±0,520 0,420±0,420 a 0,950±1,25 0,710±0,750
nhuận (lần)
Các kí tự (a,b) trong cùng một hàng khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Cả năm
3,22±1,36 a
5,08±2,87 a
1,86±2,27 a
0,560±0,600 a

Trong vụ Nam, chi phí trung bình/CV của nhóm tàu không tham gia liên kết là 1,31 triệu
đồng, cao hơn so với vụ Bắc nhưng lại thấp hơn nhóm tàu tham gia liên kết (1,56 triệu
đồng). Chênh lệch lợi nhuận trung bình/CV giữa nhóm tàu tham gia liên kết (1,00 triệu
đồng) và không tham gia liên kết (0,920 triệu đồng) là 0,080 triệu đồng.

8


Chi phí trung bình/CV/năm của nhóm tàu tham gia liên kết là 3,59 triệu đồng cao hơn
nhóm tàu không tham gia liên kết 0,370 triệu đồng. Nhóm tàu không tham gia liên kết có
lợi nhuận/CV/năm cao hơn so với tàu tham gia liên kết là 0,260 triệu đồng. So với
nghiên cứu trước của Nguyễn Trung Vẹn và ctv (2013) với lợi nhuận trung bình đạt 1,05
triệu đồng/CV/năm thì kết quả này khá là phù hợp.
3.5.3 Phân chia lợi ích cho lao động
Tiền công của thủy thủ được trả theo năng suất lao động của mỗi người dựa trên lợi
nhuận thu được. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí ban đầu do chủ tàu bỏ ra sẽ được chia làm
10 phần, trong đó chủ tàu được hưởng 8 phần, lao động được hưởng 2 phần. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, cách phân chia lợi ích này đã làm tăng hiệu quả đánh bắt, vì mỗi
người đều cố gắng làm việc để tăng thu nhập cá nhân.
Bảng 10: Thu nhập của lao động trên tàu

Nội dung
Liên kết
Thu nhập trên chuyến
1,35
(triệu đồng/người)
Thu nhập trên năm
13,2
(triệu đồng/người)
Tỷ lệ phân chia (%)
18,5

Không liên kết
2,39

Tổng chung
1,87

17,6

15,4

16,3

17,4

Bình quân thu nhập trên năm của lao động trên tàu không tham gia liên kết là 17,6 triệu
đồng/người/năm, cao hơn 4,40 triệu đồng so với thu nhập của lao động trên tàu tham gia
liên kết (13,2 triệu đồng/người/năm). Kết quả này còn rất thấp so với ngiên cứu của
Nguyễn Trung Vẹn và ctv (2013) với thu nhập trung bình của lao động trên tàu lưới kéo
đơn xa bờ là 35,55 triệu đồng/người/năm. Lao động trên tàu có tham gia liên kết được

phân chia lợi nhuận nhiều hơn lao động trên tàu không tham gia liên kết là 2,20%. Tuy
nhiên, vì mức lợi nhuận thu được còn thấp nên tiền công của lao động trên tàu có tham
gia liên kết còn chưa cao.
3.6

Những ưu và nhược điểm của nghề lưới kéo đơn xa bờ

Lưới kéo đơn xa bờ là một nghề đem lại thu nhập khá cao cho các hộ ngư dân. Đây là
một nghề truyền thống, do đó, đa số ngư dân đều xuất thân gia đình làm nghề biển
(93,3%) và có thâm niên trong nghề khoảng 17 năm. Nhà nước đang khuyến khích các
ngư dân tham gia tổ đội hợp tác trong khai thác. Theo nhận định của các ngư dân, khi
tham gia liên kết, các tổ viên thường giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Nghiên
cứu cho thấy, 100% các hộ tham gia liên kết chia sẻ thông tin về ngư trường, cao hơn rất
nhiều so với các hộ không tham gia liên kết (36,7%). Tỷ lệ các tàu có tham gia liên kết
cho mượn vật tư và tham gia cứu hộ cứu nạn trên biển là 100%, trong khi đó tỷ lệ này ở
các tàu không tham gia liên kết chỉ đạt 40,0% và 26,7% (Bảng 11).
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do liên kết mang lại vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Khi tham gia liên kết, các ngư dân mong muốn được hỗ trợ cho hoạt động khai thác. Tuy
nhiên có 33,3% hộ tham gia liên kết cho rằng chưa có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho
ngư dân. Các hộ tham gia liên kết (26,7%) và không tham gia liên kết (13,3%) cho rằng
ưu điểm của hoạt động khai thác riêng lẻ là không bị ràng buộc bởi các quy định trong tổ
đội (Bảng 11). Điều này cho thấy việc tổ chức, quản lý tổ đội còn nhiều thiếu sót, chưa
đem lại lợi ích cho ngư dân.
9


Bảng 11: Những ưu điểm và nhược điểm của nghề lưới kéo đơn xa bờ
Nội dung
Ưu điểm (%)
+ Chia sẻ thông tin về ngư trường

+ Cứu hộ cứu nạn
+ Chia sẻ phí tổn chuyến biển
+ Cho mượn vật tư
+ Cho mượn vốn trên bờ
Nhược điểm (%)
+ Tốn thời gian đi họp
+ Chưa có chính sách hỗ trợ
+ Bị ràng buộc bởi các quy định

Liên kết

Không liên kết

Tổng chung

100,00
100,00
0
100,00
0

36,67
40,00
6,67
26,67
6,67

68,34
70,00
3,34

13,34
6,67

20
33,33
26,67

13,33
10,00
13,33

16,65
21,65
20,00

Những rủi ro mà ngư dân thường gặp trong khai thác là rủi ro trực tiếp do người trên tàu
gây ra, rủi ro về thị trường, rủi ro năng suất sản lượng. Trong đó, nhóm rủi ro có điểm
trung bình cao nhất là rủi ro trực tiếp do người trên tàu gây ra (7,92 điểm), tiếp đến là rủi
ro về thị trường (7,04 điểm). Kết quả này khác so với nghiên cứu của Nguyễn Trung
Vẹn và ctv (2013) với điểm trung bình của nhóm rủi ro về năng suất, sản lượng cao nhất
(9,71 điểm), kế đến là rủi ro về thị trường (8,86). Các hộ khai thác có tham gia liên kết
thường xuyên gặp rủi ro trực tiếp do người trên tàu gây ra nhiều hơn so với hộ không
tham gia liên kết, tương ứng với 8,83 và 7 điểm). Nguyên nhân chủ yếu là do lao động
ứng tiền trước nhưng không tham gia đi biển, làm cho các hộ khai thác bị lỗ khoảng chi
phí này. Nhóm rủi ro về năng suất, sản lượng cũng tác động khá lớn hoạt động khai thác
với điểm trung bình của tàu có tham gia liên kết và không tham gia liên kết là 7,08 và
6,17 điểm (Hình 1).

Hình 1: Mức độ rủi ro trong khai thác hải sản theo nhóm rủi ro
Sự độc quyền thu mua của các chủ nậu vựa là một trong những trở ngại lớn nhất của

nghề lưới kéo đơn xa bờ. Do số tàu khai thác thì nhiều nhưng số chủ vựa thu mua thì ít

10


dẫn đến tình trạng thường xuyên bị ép giá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của các ngư dân.
Ngoài ra, giá nguyên liệu và giá các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng đã làm ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của các ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ.
4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác hàng năm của một tàu không tham gia
liên kết (60,0 tấn/năm) cao hơn sản lượng khai thác của một tàu tham gia liên kết (58,46
tấn/năm). Tuy nhiên, năng suất của tàu tham gia liên kết (238 kg/CV/năm) lại cao hơn
năng suất của tàu không tham gia liên kết (202 kg/CV/năm). Chi phí trung bình trên năm
của những tàu không tham gia liên kết (210 triệu đồng) lớn hơn tàu tham gia liên kết
(208). Lợi nhuận trung bình mỗi năm của nhóm không tham gia liên kết (506 triệu
đồng/năm) cao hơn lợi nhuận trung bình của nhóm liên kết (341 triệu đồng/năm). Tỷ
suất lợi nhuận của tàu không tham gia liên kết (0,560) cao hơn tàu có tham gia liên kết
(0,420) là 0,120.
Nghề lưới kéo đơn xa bờ là một nghề có mức độ rủi ro rất cao. Những rủi ro mà ngư dân
thường gặp trong khai thác là rủi ro trực tiếp do người trên tàu gây ra, rủi ro về thị
trường, rủi ro năng suất sản lượng. Để khắc phục những khó khăn này, việc tổ chức các
hình thức khai thác tổ đội là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do liên
kết mang lại vẫn còn những vấn đề cần được giải quyết.

4.2

Đề xuất


Tổ chức lại công tác quản lý các tổ đội khai thác, khắc phục nhược điểm, phát huy
được những lợi ích thực sự mà mối liên kết này mang lại.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích
hình thành chuỗi liên kết từ khai thác đến thành phẩm nhằm hạn chế những rủi ro về giá
cả.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật khai thác cùng với hướng dẫn cho
ngư dân quy định về khai thác.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ vốn để ngư dân nâng cấp tàu, giảm thiểu
chi phí, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngư dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ NN&PTNT, 2012. Dự thảo đề án tổ chức lại khai thác hải sản, 35 trang.
Chi cục KT&BVNLTS Bạc Liêu, 2012. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2011
và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2012.
Chi cục KT&BVNLTS Sóc Trăng, 2013. Thu mẫu thông kê sản lượng và cường lực khai
thác thủy sản tỉnh Sóc Trăng năm 2013.
Chi cục KT&BVNLTS Sóc Trăng, 2014. Báo cáo tổng kết khai thác thủy sản vụ cá Nam
năm 2014 và kế hoạch triển khai vụ cá Bắc năm 2014-2015.

11


Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2013. Liên đoàn Lao động thị xã Vĩnh Châu:

Thành lập Nghiệp đoàn đánh bắt hải sản đầu tiên của thị xã.
/>3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDo7BQU6B8JE55Nz9DYnQ7uzt6
mJj7GBj4G4UZGBj5mQYHGoQGGxt4GhPQHQ5yLW4VJiZ45cGuA8njsx8k
b4ADOBro-3nk56bqFSGRhhkeuoCAE9u6NA!/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfOEFFS0NJO
TMwOFNTQjBJNEE4TE5UMUEzSjQ!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/
wcm/connect/web+content/soctrangsite/sanxuatthitruong/thitruongtiemnang/thu
ysan/thanhlapnghiepdoanhaisanvinhchau, ngày truy cập 11/12/2014
Nguyễn Thanh Long, 2008. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai
thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ,
trang 360 – 372.
Nguyễn Trọng Tuy, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng, 2010. Thực trạng và một số
giải pháp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở tỉnh Tiền Giang. Kỷ yếu
hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trung Vẹn, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng, 2013. Phân tích hiệu quả khai
thác hải sản ở ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp Cao học.
Phạm Hồng Mạnh, 2011. Rủi ro trong thị trường tiêu thụ sản phẩm khai thác hải sản của
ngư dân hiện nay. Tạp chí NN&PTNT, kỳ 2, trang 64 – 68.
Tổng cục thống kê, 2013. Niên giám thống kê năm 2013. Nhà xuất bản Thống kê Hà
Nội.
Trần Lý Hoàng Phương, 2013. Mô hình tổ đoàn kết khai thác hải sản tại Bạc Liêu. Tạp
chí thương mại thủy sản số 158, trang 91 – 93.
Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012. Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi
hải sản ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, trang 46 – 55.
Võ Thị Thanh Lộc, 2011. Liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra là xu hướng tất yếu trong hiện
tại và lâu dài. Báo cáo tham luận tại hội thảo “Mô hình liên kết trong sản xuất
cá tra bền vững”, 21/12/2011, Cần Thơ.

12




×