Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

vai trò của nghề lưới đăng (dớn) đối với đời sống nông hộ ở tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

VAI TRÒ CỦA NGHỀ LƯỚI ĐĂNG (DỚN) ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG NÔNG HỘ Ở TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

VAI TRÒ CỦA NGHỀ LƯỚI ĐĂNG (DỚN) ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG NÔNG HỘ Ở TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THANH LONG

2014



THÔNG TIN LUẬN VĂN/LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH
KHOA THỦY SẢN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tên đề tài
Bậc đào tạo
Ngành/Chuyên ngành
Năm
Sinh viên/ học viên/ NCS thực hiện (MSSV)
Số trang
Cán bộ hướng dẫn
Nguồn kinh phí

Vai trò của nghế lưới đăng (dớn) đối với đời sống nông
hộ ở tỉnh An Giang
Đại Học Chính Quy
Kinh Tế Thủy Sản
2014
Nguyễn Thị Tuyết Nhung (MSSV: 4115331)
11
TS. Nguyễn Thanh Long
100.000 (đồng)

Tóm tắt
Nghiên cứu hoạt động của nghề lưới đăng (dớn) được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12/2014 tại 2 huyện
An Phú và Tân Châu của tỉnh An Giang. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 50 hộ dân làm nghề lưới đăng với
nội dung về những thông tin chung về chủ hộ, lực lượng lao động trong gia đình và lao động tham gia
nghề, số năm kinh nghiệm, hiện trạng khai thác của nghề (kết cấu ngư cụ, mùa vụ, thời gian khai thác), số
lượng, những loài khai thác chính, sản lượng khai thác và hiệu quả tài chính. Mục tiêu nghiên cứu nhằm
khảo sát vai trò của nghề lưới đăng đối với đời sống nông hộ ở tỉnh để cung cấp thông tin làm cơ sở cho
việc quản lý và phát triển ổn định nghề khai thác thủy sản. Số liệu thứ cấp gồm số lượng lưới đăng, sản

lượng khai thác thủy sản,… được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
An Giang, Chi cục thủy sản tỉnh. Các nghiên cứu có liên quan, tạp chí chuyên ngành, luận văn tốt nghiệp
đại học và các website chuyên ngành cũng được tham khảo để viết báo cáo này. Nội dung nghiên cứu gồm:
khảo sát khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính của nghề, tìm hiểu vai trò của nghề lưới đăng đối với đời
sống nông hộ. Kết quả cho thấy nghề lưới đăng của tỉnh An Giang chiếm 20,05% tổng số ngư cụ của tỉnh
An Giang. Sản lượng khai thác trung bình là 4,03 tấn/năm, trong đó cá tạp chiếm 17%. Tổng chi phí trung
bình của một mẻ là 110.000 đồng và lợi nhuận trung bình là 210.000 đồng/mẻ, với tỉ suất lợi nhuận là 1,95.
Không có hộ ngư dân làm nghề lưới đăng nào bị thua lỗ. Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới đăng là
chi phí đầu tư sản xuất cao, ý thức khai thác còn quá lạm dụng làm giảm nguồn tài nguyên và thiếu vốn.
Vai trò khai thác thủy sản rất quan trọng đối với thu nhập của hộ, thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản
xếp vị trí thứ 2 sau trồng lúa. Bên cạnh đó, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, góp phần
thúc đẩy phát triển và ổn định kinh tế xã hội trong vùng đồng thời tạo việc làm cho vùng lân cận. Ngoài ra,
khai thác thủy sản vùng lũ còn cung cấp một lượng thực phẩm quan trọng cho người tiêu dùng. Khai thác
thủy sản bằng nghề lưới đăng (dớn) có vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của nông hộ khai thác thủy
sản.


VAI TRÒ CỦA NGHỀ LƯỚI ĐĂNG (DỚN) ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG NÔNG HỘ Ở TỈNH AN GIANG
Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Nguyễn Thanh Long
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
Studying long fence trap netsactivities was conducted from August to December 2014 in An
Phu and Tan Chau districts of An Giang province. It was interviewed with 50 long fence
trap nets households with main contents such as number of the nets, fishing grounds, main
exploited species, yields and financial performance. Results showed that the number of
long fence trap nets in An Giang province was accounting for 20.05% of the total number
of gear in An Giang. The average of yield was 4.03 tons/year, which accounted for 17% of
trash fish. The total average cost of a fishing trip was 110.000 VND and net return was

210.000 VND/fishing haul, benefit ratio was 1.95. No household long fence trap nets was
lost. Difficulties of the present long fence trap netsapplication were investment cost of
producing high, overexploitationtoreduce resources and lack of capital.
Keywords: fishing, long fence trap nets, the net, financial
Title: Role of long fence trap nets on farmers’s livelihoods living in An Giang province.
TÓM TẮT
Nghiên cứu hoạt động của nghề lưới đăng (dớn) được thực hiện từ tháng 8 đến tháng
12/2014 tại 2 huyện An Phú và Tân Châu của tỉnh An Giang. Đề tài đã tiến hành phỏng
vấn 50 hộ dân làm nghề lưới đăng với nội dung về số lượng lưới đăng, mùa vụ khai thác,
những loài khai thác chính, sản lượng khai thác và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy
nghề lưới đăng của tỉnh An Giang chiếm 20,05% tổng số ngư cụ của tỉnh An Giang. Sản
lượng khai thác trung bình là 4,03 tấn/năm, trong đó cá tạp chiếm 17%. Tổng chi phí trung
bình của một mẻ là 110.000 đồng và lợi nhuận trung bình là 210.000 đồng/mẻ, với tỉ suất
lợi nhuận là 1,95. Không có hộ ngư dân làm nghề lưới đăng nào bị thua lỗ. Khó khăn
chung hiện nay của nghề lưới đăng là chi phí đầu tư sản xuất cao, ý thức khai thác còn quá
lạm dụng làm giảm nguồn tài nguyên và thiếu vốn.
Từ khóa: Khai thác thủy sản, lưới đăng, hiệu quả tài chính.
1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích gần 4 triệu ha, gồm 13 tỉnh thành với bờ
biển dài trên 780 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước. Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL
rất thuận lợi trong việc phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản
xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm, rất
thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Sản lượng KTTS hàng năm luôn đứng đầu cả nước
(Lê Văn Ninh, 2006). Đặc điểm nổi bật của ĐBSCL là một vùng được hình thành bởi tác
động của môi trường sông Mê Kông và biển Đông, là vùng sinh thái ngập nước có khí hậu
nhiệt đới, gió mùa. Do đó, nơi đây hầu như năm nào cũng xảy ra lũ lụt, có những trận lũ với
cường suất lớn, gây thiệt hại nặng nề người và của (Nguyễn Đình Huấn, 2003). Trong
khoảng thời gian ngập lũ thì người dân trong vùng đã phải sống chung với lũ, có nghĩa là
1



tận dụng ưu điểm của nước lũ để phục vụ nhu cầu đời sống của người dân trong khu vực.
Nguồn lợi thủy sản là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với cộng đồng dân cư sống trong
vùng này. Hằng năm khi lũ về thì người dân chuẩn bị các loại ngư cụ để khai thác cá vào
mùa lũ, cải thiện cuộc sống và tăng thu nhập.
Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, An Giang là
một trong những tỉnh đầu nguồn của sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi có nguồn
nước ngọt quanh năm với đa dạng thành phần giống loài động, thực vật thủy sản và đa dạng
sinh học. Đầu tháng Tám, khi những dòng phù sa ngầu đục từ thượng nguồn Campuchia
tràn về thì người dân đã háo hức chuẩn bị đồ nghề tác chiến với đa dạng ngư cụ: câu lưới,
đặt lú, dớn, lọp cá linh, lọp cua…suốt mùa lũ. Theo thống kê từ Chi cục Thủy Sản tỉnh An
Giang, nghề lưới đăng chiếm tỷ lệ 20,05% đứng thứ hai trong 21 ngư cụ phổ biến của tỉnh
và còn chiếm ưu thế về tổng sản lượng, từ đó cho thấy thế mạnh và sự ưa chuộng của người
dân dành cho lưới đăng so với các ngư cụ khai thác khác. Một phần bởi tính năng hoạt
động nghề đơn giản, lưới đăng được giăng cố định theo hướng nước chảy mà không phải di
chuyển nên giảm bớt chi phí, khả năng thu hoạch cao. Mùa lũ về trên khu vực đầu nguồn, 2
huyện An Phú và Tân Châu có ngư dân tham gia khai thác chiếm đa số, góp phần tận dụng
lao động và nâng cao thu nhập vào mùa lũ.
Hàng năm, nguồn lợi thủy sản (NLTS) khai thác từ nghề lưới đăng đã mang lại thu nhập và
là nguồn sinh kế chính cho ngư dân vùng thượng nguồn. Mặc dù mang lại thu nhập cao
nhưng thời gian gần đây tình hình khai thác có nhiều biến động về ngư cụ, khai thác quá
mức nên sản lượng có phần không ổn định, để hiểu rõ về hoạt động của nghề lưới đăng, đề
tài “Vai trò của nghề lưới đăng (dớn) đối với đời sống nông hộ của người dân ở tỉnh An
Giang” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát vai trò của nghề lưới đăng đối với đời sống nông hộ ở tỉnh An Giang nhằm cung
cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển ổn định nghề khai thác thủy sản.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới đăng;

-

Khảo sát khía cạnh tài chính của nghề lưới đăng;

-

Tìm hiểu vai trò của nghề lưới đăng đối với đời sống nông hộ.

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tại huyện An Phú và huyện
Tân Châu tỉnh An Giang.
2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp gồm số lượng lưới đăng, sản lượng khai thác thủy sản,… được tổng hợp từ
các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, Chi cục thủy sản
tỉnh. Các nghiên cứu có liên quan, tạp chí chuyên ngành, luận văn tốt nghiệp đại học và các
website chuyên ngành cũng được tham khảo để viết báo cáo này.

2


2.2 Số liệu sơ cấp
Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 50 hộ làm nghề lưới đăng theo bảng câu hỏi soạn sẵn để
tìm hiểu những thông tin như:
-

Những thông tin chung về chủ hộ.
Lực lượng lao động trong gia đình và lao động tham gia nghề.
Số năm kinh nghiệm của chủ hộ.
Hiện trạng khai thác của nghề lưới đăng (kết cấu ngư cụ, mùa vụ, thời gian khai

thác của từng mẻ lưới trong ngày và trong năm).
Những loài khai thác (loài kinh tế và cá tạp)
Sản lượng khai thác thủy sản theo từng mẻ lưới và theo năm.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả tài chính (chi phí, doanh thu, lợi nhuận).
Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới đăng.

2.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Phần mềm Excel được sử dụng để nhập và phân tích số liệu. Các số liệu về khía cạnh kỹ
thuật và tài chính được thể hiện qua tần số xuất hiện, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Các
chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính dựa trên những công thức sau (tính cho 1 mẻ lưới):
-

Tổng thu nhập = tổng số tiền bán sản phẩm.
Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định (chi phí khấu hao một
mẻ lưới).
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí.

Đối với các câu hỏi mở (nêu những thuận và khó khăn) thì 1 ý trả lời được cho 1 lần quan
sát, sau đó các ý được xếp hạng từ cao đến thấp để xác định tầm quan trọng của các ý.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình phát triển nghề lưới đăng (dớn) ở An Giang

Nghề dớn ở tỉnh An Giang đã có từ lâu đời, hầu hết cộng đồng dân cư nơi đây chủ yếu sinh
3


kế dựa vào nghề này khi lũ về. Tính đến thời điểm này, số ngư dân sử dụng nghề dớn
chiếm 20,05% đứng thứ hai sau xuyệt (chiếm tỷ lệ 21,24%).

Bảng 1: Thống kê ngư cụ đánh bắt của tỉnh An Giang năm 2013
Tỷ lệ
Tỷ lệ
TT
TT
TT
Ngư cụ
Ngư cụ
(%)
(%)

Ngư cụ

Tỷ lệ
(%)

1 Xuyệt

21,24

8 Lưới 3 màn

2,68

15 Lờ

0,24

2 Dớn


20,05

9 Lưới rung

2,25

16 Vó

0,24

3 Lưới kéo

18,61

10 Đáy

1,00

17 Vợt

0,24

4 Lưới rê

16,70

11 Xà di

0,86


18 Chúm

0,19

5 Lợp

6,75

12 Chà đống

0,53

19 Cào hến

0,10

6 Chài

3,59

13 Lưới vây

0,48

20 Cào ốc

0,10

7 Câu


3,16

14 Ủi

0,38

21 Ụ lươn

0,10

Sản lượng khai thác ngày càng giảm, theo kết quả phỏng vấn thì ngư dân cho rằng sản
lượng giảm khoảng 51%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sản lượng giảm trong
nghề dớn là do ngư dân sử dụng ngư cụ khai thác sai quy định, kích thước mắt lưới nhỏ so
với quy định, thời gian bắt đầu khai thác trùng với mùa sinh sản của nguồn thủy sản. Mùa
vụ đánh bắt chính tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 âm lịch hàng năm. Theo thống kê của
Chi cục Thủy Sản (2013) dớn dẫn đầu trong 21 ngư cụ chiếm ưu thế về tổng sản lượng
đánh bắt.
3.2 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới đăng ở tỉnh An Giang
Ngư dân là lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đánh bắt thủy sản,
sức lao động dồi dào, nghề này thích hợp đối với nam giới, trình độ học vấn còn thấp nên
gặp trở ngại trong dạy nghề, công tác nghề hoặc vay vốn, đa số ngư dân được phỏng vấn là
dân tộc Kinh.
Bảng 1: Lực lượng lao động của nông hộ nghề dớn ở tỉnh An Giang
Nội dung
Giá trị
Tổng số người trong gia đình (người)

Tỷ lệ

4,66±0,96


Tổng số lao động trong gia đình (người)
Số lao động trong gia đình tham gia nghề (người)

2,5±0,87

53,6

1,98±0,62

79,2

Trung bình mỗi hộ khai thác trong một hộ có xấp xỉ 4,66 nhân khẩu. Trung bình mỗi hộ
khai thác có 2,5 lao động, trong đó có 1,98 lao động gia đình tham gia sản xuất (53,6%),
ngoài ra ở một số hộ có lao động gia đình tham gia lao động gián tiếp như tiêu thụ sản
phẩm khai thác thủy sản hoặc chuẩn bị nhiên liệu và các thứ cần thiết phục vụ cho mỗi lần
thu hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy số lao động trong gia đình tham gia nghề chiếm
79,2%, có nghĩa là lưới dớn chiếm tỷ lệ cao trong vấn đề tạo công việc, ổn định thu nhập
cho gia đình. Tuy nhiên thời gian qua do giá nhiên liệu tăng cao, sản lượng giảm do khai
4


thác quá mức nên nhiều nông hộ có hướng chuyển đổi ngành nghề nhưng nhìn chung nghề
lưới đăng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong khai thác.
Thời gian kéo một mẻ lưới trung bình là 2,32 giờ, mỗi ngày khai thác chỉ 1 mẻ, thời gian
khai thác chỉ khoảng 5-6 tháng/năm. Chính sách từ Tỉnh những tháng đầu mùa người dân
không được phép khai thác, do nguồn lợi thủy sản sản đầu mùa còn nhỏ và đây cũng là mùa
vụ sinh sản nên việc khai thác bị cấm nghiêm ngặt. Hàng năm, các nông hộ lưới đăng có
thể khai thác được trung bình 4,52 tháng (Bảng 2).
Bảng 2: Thời gian khai thác của nghề lưới đăng

Nội dung

Giá trị

Thời gian khai thác một mẻ lưới (giờ)

2,32±0,59

Số mẻ lưới khai thác trong 1 ngày (mẻ)

1

Số tháng khai thác trong 1 năm (tháng)

4,52±0,86

Sản lượng trung bình của một mẻ là 30,4 kg/mẻ và sản lượng khai thác trung bình cả năm
là 4,03 tấn/năm (Bảng 3). Sản lượng khai thác cao nhất vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất
vào tháng 5 chủ yếu do tập quán nghỉ mùa của ngư dân, mùa vụ đánh bắt thủy sản chính
của ngư dân tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 âm lịch hàng năm. Đây cũng là giai đoạn
mùa lũ hằng năm. Có thể nhận định rằng mùa đánh bắt chủ yếu tập trung vào mùa lũ.
Bảng 3: Sản lượng của nghề lưới đăng
Nội dung

Giá trị

Sản lượng trung bình một mẻ lưới (kg)

30,4±14,6


Sản lượng một năm(tấn/năm)

4,03±1,62

Lưới đăng (dớn) khai thác chủ yếu các loài có giá trị kinh tế như: cá linh (55% tổng SLKT),
cá chốt sọc (18%), cá chạch (9%). Cá tạp chiếm 17% tổng SLKT (Bảng 4).
Kết quả cho thấy, cá linh là loài có tần suất xuất hiện cao nhất, kế đến là loài cá chốt sọc và
loài thứ ba là loài cá chạch. Cá linh có tần suất cao là do cá linh là loài di cư từ thượng
nguồn về vùng cuối nguồn và lớn dần lên trên đường di cư.
Bảng 4: SLKT theo thành phần loài của nghề lưới đăng
Nội dung

Sản lượng bình quân/mẻ (kg)

Tỷ lệ (%)

Cá linh (Danio dangila)

16,6±8,92

55

Cá Chốt sọc (Mystus mysticetus
Roberts)

5,54±3,89

18

2,7±3,62


9

Cá chạch ( Mastacembelidae)
5


Cá tạp
Tổng

5,22±2,21

17

30,08±18,65

100

3.3 Khía cạnh tài chính của nghề lưới đăng (dớn) ở tỉnh An Giang
Kết quả khảo sát cho thấy để đầu tư cho một mùa vụ khai thác cần trung bình khoảng 19,7
triệu đồng, trong đó xuồng và lưới chiếm tỉ lệ cao (chiếm 85,2%), các chi phí khác chỉ
chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Thời gian khấu hao từ 1-3 năm tùy thuộc vào chất liệu gỗ và
điều kiện sửa chữa. Tổng chi phí khấu hao trung bình là 74.000 đồng trên một mẻ lưới
(Bảng 5).
Tổng chi phí biến đổi cho một mẻ trung bình là 32.364 đồng, chủ yếu là chi phí nhiên liệu
(71,4%). Các chi phí khác như nước đá (12,9%), chi phí sửa chữa (13,2%), lãi suất vay
(2,5%) (Bảng 6). Chi phí đầu tư cho một mùa vụ khá cao, nhưng do không có vốn, vay
ngân hàng khó khăn với sản lượng ngày càng giảm nên đa số ngư dân đang dần dần chuyển
nghề.
Bảng 5: Chi phí cố định và chi phí khấu hao

Chi phí cố định
Nội dung

Chi phí mua xuồng
Chi phí mua lưới
Chi phí khác
Tổng

Triệu đồng

Chí phí khấu hao
Đồng/mẻ

Tỷ lệ (%)

6,68±3,48

33,9

24.300±0,57

10,11±7,99

51,3

38.400±0,57

2,91±2,55

14,8


11.300±0,57

19,7±14,02

100

74.000±1,71

Bảng 6: Chi phí biến đổi
Nội dung

Giá trị
(Đồng/mẻ)

Dầu
Nước đá
Chi phí sữa chữa
Lãi suất vay
Tổng

6

Tỷ lệ
(%)

Giá trị
(Triệu đồng/năm)

23.100±8,38


71,4

3,05±1,01

4.180±1,9

12,9

0,55±0,26

4.287±2,45

13,2

0,55±0,26

797±0,36

2,5

0,29±0,13

32.364±13,1

100

4,44±1,66



Bảng 7: Hiệu quả tài chính
Nội dung

Mẻ lưới

Cả năm

Tổng chi phí (triệu đồng)

0,11±14,8

13,912±3,39

Tổng chi phí khấu hao (triệu đồng)

0,07±1,71

9,47±1,73

Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng)

0,04±13,1

4,44±1,66

Tổng doanh thu (triệu đồng)

0,48±0,29

62,54±29,4


Lợi nhuận (triệu đồng)

0,21±1,61

26,87±15,2

Tỷ suất lợi nhuận (lần)

1,95±10,8

1,93±9,14

Tổng thu nhập một mẻ lưới trung bình là 480.000 đồng và có lợi nhuận trung bình một mẻ
là 210.000 đồng. Kết quả cho thấy nghề lưới đăng (dớn) có lợi nhuận tương đối cao, tuy
nhiên vốn đầu tư là tương đối thấp nên tỉ suất lợi nhuận vẫn còn cao (1,95 lần).
3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và hiệu quả tài chính của mô hình
Huyện An Phú, sự tương quan giữa số lưới với sản lượng của hộ khai thác thủy sản là
tương quan thuận có ý nghĩa thống kê: y = 0,91 + 4,10 x với R2= 0,91 (trong đó : x: số lưới,
y : sản lượng), có nghĩa là khi số lưới tăng lên 1 đơn vị thì trung bình sản lượng tăng thêm
4,1 kg.

An Phú
50
y = 4.1008x + 0.9107
R² = 0.9097

Axis Title

40

30
20

An Phú

10

Linear (An Phú)

0
0

2

4

6

8

10

12

Axis Title

Hình 1: Sự tương quan giữa sản lượng và số lưới của huyện An Phú
Huyện Tân Châu, sự tương quan giữa số lưới với sản lượng của hộ khai thác thủy sản là
tương quan thuận có ý nghĩa thống kê: y = 0,48 + 5,18 x với R2= 0,94 (trong đó: x : số lưới,
y : sản lượng), có nghĩa là khi số lưới tăng lên 1 đơn vị thì trung bình sản lượng tăng thêm

5,18 kg.

7


Tân Châu

y = 5.1849x + 0.4829
R² = 0.9383

Sản lượng (kg)

120
100
80
60
40

Tân Châu

20
0
0

5

10

15


20

Số lưới (cái)

Hình 2: Sự tương quan giữa sản lượng và số lưới của huyện Tân Châu
3.5 Vai trò của nghề lưới đăng đối với đời sống người dân
Khai thác thủy sản bằng nghề lưới đăng (dớn) có vai trò rất quan trọng đối với sinh kế của
nông hộ khai thác thủy sản: đóng góp thu nhập, tạo việc làm và cung cấp thực phẩm tại chỗ
cho người tiêu dùng. Qua khảo sát cho thấy, thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản đóng
vai trò rất quan trọng xếp vị trí thứ 2 sau trồng lúa. Hàng năm vào mùa lũ, hộ dân tận dụng
lao động nhàn rỗi để tham gia khai thác thủy sản tự nhiên để cải thiện kinh tế và cải thiện
bữa ăn hàng ngày. Nguồn lợi thủy sản từ dớn có vai trò quan trọng đối với lao động hành
nghề, bên cạnh đó đối với hộ dân không có đất canh tác dựa vào khai thác thủy sản mà
kiếm sống. Ở 2 huyện An Phú và Tân Châu, với phương châm “sống chung với lũ”, khai
thác những lợi thế do lũ đem lại, người dân nơi đây đã tận dụng khai thác khoảng trên 4 tấn
thủy sản trong một năm, thu nhập mỗi năm khoảng 60 triệu đồng góp phần cải thiện thu
nhập và cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn trong vùng lũ.
Khai thác thủy sản ngoài vai trò giúp tăng thu nhập của nông hộ còn vai trò khá quan trọng
nữa là giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển và ổn
định kinh tế xã hội trong vùng. Kết quả khảo sát cho thấy trung bình mỗi hộ gia đình có 2-3
người tham gia, trong đó có từ 1-2 người là Nữ. Điều đó góp phần tạo việc làm tại chỗ cho
lao động tại địa phương. Gần 80% số lao động tham gia khi lũ về. Ngoài ra, khai thác bằng
lưới đăng còn tạo ra lực lượng lao động có việc làm gián tiếp thông qua các ngành nghề tại
địa phương. Khai thác thủy sản giải quyết được việc làm thông qua các làng nghề như: đan
lưới, đan lọp, cơ sở đóng xuồng,…và mua bán sản phẩm tại các chợ địa phương. Không có
quy mô là một làng nghề nhưng vẫn tập trung giải quyết trên 50 lao động để phục vụ cho
nghề khai thác (Theo Chi cục Thủy Sản 2013).
Cung cấp thực phẩm tại chỗ cho người tiêu dùng, hiện nay thực phẩm từ khai thác tự nhiên
được ưa thích hàng đầu bởi nó là sản phẩm sạch và đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm khi
tiêu dùng. Nguồn thủy sản tự khai thác ở tự nhiên là một trong những nguồn thực phẩm

được ưa thích của người tiêu dùng hiện nay. Cá là thực phẩm hàng ngày không thể thiếu
8


trong bữa ăn của mỗi gia đình. Cá nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt
không ngon so với cá tự nhiên nên người tiêu dùng ít chú ý đến. Qua khảo sát cho thấy, xu
hướng người tiêu dùng thích chọn sản phẩm thủy sản từ tự nhiên làm thực phẩm chiếm trên
90%. Do đời sống của người dân được nâng cao nên đòi hỏi nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao hơn, có nghĩa là yêu cầu thiên về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nên sản
lượng sản phẩm thủy sản từ khai thác tự nhiên có vai trò rất quan trọng cung cấp sản phẩm
thủy sản cho tiêu dùng.
3.6 Những thuận lợi và khó khăn của nghề đăng (dớn) ở tỉnh An Giang
Kết quả cho thấy nông hộ ở An Giang duy trì nghề lưới đăng là do những thuận lợi chủ yếu
như: (i) Lợi nhuận tương đối cao, (ii) Kỹ thuật đòi hỏi không cao, (iii) Lao động có sẵn.
Bảng 8: Những thuận lợi khi thực hiện nghề
Nội dung

Số quan sát

Xếp hạng

Lợi nhuận cao

23

1

Kỹ thuật đòi hỏi không cao

13


2

Lao động có sẵn

9

3

Tận dụng mùa nước nổi

5

4

Tuy chi phí đầu tư cho sản xuất khá cao nhưng mang lại lợi nhuận hàng tháng tương đối
cao, tính năng hoạt động đơn giản nên lực lượng lao động trong hộ gia đình không đòi hỏi
kỹ thuật cao, ai cũng có thể tham gia nghề.
Bên cạnh đó, nghề lưới đăng (dớn) còn gặp nhiều khó khăn như: (i) chi phí cao, (ii) giá bán
sản phẩm bấp bênh, (iii) sản lượng giảm.
Bảng 9: Những khó khăn của nghề
Nội dung

Số quan sát

Xếp hạng

Chi phí cao

17


1

Giá bán sản phẩm bấp bênh

14

2

Sản lượng giảm

11

3

8

4

Trình độ học vấn thấp

Chi phí đầu tư cho xuồng và lưới khá cao, đa số hộ dân lại không có sẵn nguồn vốn, phải
vay mượn. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm thường không ổn định, giá cả chỉ tăng
nhẹ so với sự tăng cao của chi phí đầu tư sản xuất. Nếu năm nào khai thác được nhiều sản
phẩm cùng loại thì lại găp tình trạng ép giá. Đây cũng là khó khăn chung trong đầu tư sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của nghành KTTS. Sản lượng giảm cũng là một vấn đề nan giải
với ngư dân, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên của người dân trong mùa lũ chưa
tốt. Sử dụng ngư cụ vi phạm về kích cỡ mắt lưới và mùa vụ khai thác. Qua khảo sát, người
9



dân chưa được biết về quy định kích cỡ mắt lưới, cho thấy người dân chưa hiểu biết sâu
rộng về ngư cụ, việc khai thác con non quá mức đáng được chú ý và việc sử dụng thuốc
hóa học trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản cũng chiếm tỷ lệ
đáng kể.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Nghề lưới đăng với số ngư dân sử dụng nghề chiếm 20,05% đứng thứ hai sau xuyệt
(chiếm tỷ lệ 21,2%).
- Vai trò khai thác thủy sản rất quan trọng đối với thu nhập của hộ. Khai thác thủy
sản giúp tạo việc làm cho vùng đồng thời tạo việc làm cho vùng lân cận. Ngoài ra,
khai thác thủy sản vùng lũ có vai trò cung cấp thực phẩm quan trọng cho người tiêu
dùng.
- Tổng chi phí trung bình của một mẻ lưới là 110.000 đồng và lợi nhuận trung bình là
210.000 đồng/mẻ, với tỉ suất lợi nhuận là 1,95.
- Không có hộ dân làm nghề lưới đăng (dớn) nào bị thua lỗ.
- Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới đăng (dớn) là chi phí đầu tư sản xuất, ý
thức khai thác còn quá lạm dụng làm giảm nguồn tài nguyên, thiếu vốn.
4.2 Đề xuất
- Tăng cường công tác thanh tra, xử lý các hành vi sử dụng ngư cụ cấm để hạn chế
gây ảnh hưởng tới sinh kế của hộ khai thác.
- Tăng cường công tác truyền thông về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Sản
lượng ngày càng giảm nên mong muốn được hỗ trợ đào tạo nghề để tìm việc làm
nhằm góp phần hạn chế gây áp lực cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
- Nhà nước cần có chính sách, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để ngư dân có đủ
chi phí sản xuất hoặc mua ngư cụ khai thác.
-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bích Vân (2014) An Giang: Bà con huyện đầu nguồn An Phú khai thác thủy sản

mùa nước nổi. Thông tin truy cập tại: />Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang. (2009). Báo cáo sản lượng khai
thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng giảm dần từ năm 2001 –
2009.
Chi cục KT&BVNLTS tỉnh An Giang, 2013. Báo cáo Tổng kết tình hình khai thác
thủy sản năm 2013.
Đăng Quang (2007). Đồng bằng sông Cửu Long: Để phát triển bền vững kinh tế
mùa lũ. Tạp chí thương mại, số 337/2007.
Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Long và Đỗ Minh Chung, 2009. Phân tích hiện trạng
nghề lưới kéo ven bờ và nhận thức của ngư dân ở Đồng bằng sông Cửu
10


Long. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển
bền vững. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 275-285
Lục Tùng (2011) Khai thác thủy sản mùa lũ: Vơi đầy theo…biến đổi khí hậu. Thông
tin truy cập tại: />Ngô Chuẩn (2014) Kỳ lạ mùa lũ năm nay. Thông tin truy cập tại:
/>Phạm Xuân Phú (2013) Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân
dễ bị tổn thương ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học-Số 01 (2013).
Thành Đặng (2008). Lũ ở đòng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nông nghiệp nông
thôn Vĩnh Long. Số 10/2008.
Tổng cục Thống kê, 2013. Niên giám Thống kê 2012. NXB Thống kê Hà Nội.
UBND xã Phú Lộc. (2009). Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2009 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Xã Phú Lộc,
huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
UBND xã Vĩnh Hậu. (2009). Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2009 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Xã Vĩnh Hậu,
huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang, Lê Văn An. (2012). “Tính tổn
thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp
ứng phó”. Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ, (Số 22b).

11




×