Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cá lóc thương phẩm của hộ gia đình ở tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.41 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN YẾN NHI

NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG SẢN PHẨM CÁ
LÓC THƯƠNG PHẨM CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở TỈNH AN
GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TH.S. HUỲNH VĂN HIỀN

2014


NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG CÁC SẢN PHẨM
CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM Ở HỘ GIA ĐÌNH Ở AN GIANG
Trần Yến Nhi
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014 nhằm phân tích hiện trạng và
xu hướng tiêu dùng cá lóc thương phẩm đồng thời phân tích thuận lợi và khó khăn đối với tiêu dùng
cá lóc thương phẩm của hộ gia đình ở An Giang. Quy mô hộ gia đình trung bình là 4,4 người, chi
phí sinh hoạt trung bình là 3 triệu đồng/hộ/tháng trong đó 71,6% là chi cho thực phẩm. Lượng cá
lóc tiêu thụ trung bình là 6,8 kg/hộ/tháng (±2,8). Trong tổng lượng cá lóc tiêu thụ thì có 96,3% số hộ
tiêu thụ ở dạng tươi sống. Các yếu tố được người tiêu dùng ưu tiên đó là chất lượng và giá cả (9,0 và
9,4), đây là hai yếu tố quan trọng nhất được các hộ gia đình quan tâm khi mua cá lóc. Các yếu tố
đồng thời ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến lượng cá lóc tiêu thụ (mức 5%) của hộ gia đình gồm


có: (i) Tần suất mua cá lóc tươi sống (ngày/lần); (ii) Khu vực sống (nông thôn hoặc thành thị); (iii)
Giá mua bình quân (1000đ/kg). Ngoài ra, số nhân khẩu (người) và chất lượng cá lóc tươi sống cũng
có ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 10%. Thuận lợi trong tiêu dùng cá lóc là tính thuận tiện trong mua và
sử dụng được đánh giá là khá tốt (41,3%) và xu hướng sẽ ngày càng thuận tiện hơn (82,6%) đồng
thời nguồn thông tin cung cấp cho mua bán ngày càng được chú trọng và phổ biến (37,5%). Khó
khăn chủ yếu trong tiêu dùng cá lóc là chất lượng cá lóc nuôi có xu hướng giảm, do đó chất lượng
cá lóc cần được bảo đảm khi tiêu dùng.
Từ khóa: Cá lóc, nhu cầu tiêu dùng, hộ gia đình, An Giang.
Title: Study on consumption demands of snakehead fish product of households in An Giang province
ABSTRACT
This study was conducted from Jenuary 2014 to June 2014 to analyze the status situation and trends
consumption of snakehead fish and analysis of advantages and disadvantages for consumption
snakehead fish of households in An Giang province. The households size average is 4.4 persons, the
average living cost is 3 million/household/month in which 71.6% were spent on food. Snakehead fish
average consumption of 6.8 kg/households/month. The fresh snakehead fish consumption of
households was 96.3 % of the total snakehead fish household consumption. Factors that consumers
priorities are quality and price ( 9.0 per 10 point and 9.4 per 10 point). These are the two most
important factors households interested to buy snakehead fish. The factors effected statistical
significance (5 %) to the amount of households consumption include: (i) Frequency of purchase
fresh snakehead fish (day/time) ; (ii) Living Area; (iii) the average price (1000d/kg). In addition, the
number of household members (people) and snakehead fish quality also affects at 10% significance.
Advantages consumption of snakehead fish is convenience in purchase is considered very good (41.3
%) and it will become increasingly more convenient (82.6 %). Information for saling is popular
focus (37.5 %). The main difficulty consumption snakehead fish is the quality of snakehead fish to
decrease, so the quality of snakehead should be interested while buying to consumption.
Key words: snakehead fish, demand consumption, households, An Giang province.

1



1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên
nhân dẫn đến nhu cầu thuỷ sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hằng năm 4,3%.
Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thuỷ sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng
quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu prôtêin của con người mà còn đáp ứng các chất khoáng
và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Cùng với sự gia
tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, mức tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường thế giới ngày càng
tăng cao. Theo báo cáo của FAO (2008) thì lượng thủy sản tiêu dùng bình quân trên đầu người trên
thế giới có xu hướng tăng lên qua các năm (từ năm 2000 là 16,0 kg/người lên đến 16,7 kg/người năm
2006 và dự báo đến năm 2020 là 19,1 kg/người). Việt Nam có mức tiêu dùng thủy sản bình quân đầu
người đạt 19,4 kg trong năm 1999, năm 2007 là 22 kg và ước đạt 26,4 kg vào năm 2010 (Lê Xuân
Sinh, 2010). Việt Nam luôn có mức tiêu dùng thủy hải sản theo đầu người cao hơn mức trung bình
của thế giới, riêng ĐBSCL thì cao hơn gấp đôi so với cả nước khoảng 55,9 kg/người/năm (Lê Xuân
Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011). Tiêu thụ thủy sản ở hộ gia đình và nhà hàng ngày càng tăng,
do sở thích về các loài và các dạng sản phẩm khác nhau là lý do dẫn đến nguồn cung cấp phong phú.
Theo dự báo, tiêu thụ thủy sản tươi sống nội địa năm 2015 là 1814 nghìn tấn và năm 2020 là 1820
nghìn tấn (Viện kinh tế quy hoạch thủy sản, 2012). An Giang với 73% diện tích là đất phù sa màu
mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản
xuất lúa gạo và thủy sản. Thời gian vừa qua, An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực,
mà còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Do cá tra gặp
nhiều khó khăn nên nhiều hộ dân chuyển sang nuôi cá lóc với lợi nhuận khá cao chủ yếu là phục vụ
nhu cầu tiêu thụ nội địa. Cá lóc phân bố rộng trong tự nhiên và thường thấy ở các thủy vực nước
ngọt, có thể thích nghi cao với điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh và nhất là loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao. Theo cục Thống kê tỉnh An Giang (2009), tổng diện tích nuôi cá lóc trên địa
bàn An Giang 80,5 ha trong đó diện tích nuôi ao 74,6 ha. Đặc biệt thịt cá rất ngon, ngọt, được ưa
chuộng để chế biến thực phẩm trong bữa ăn thường ngày của các hộ gia đình, thị trường tiêu thụ của
cá lóc chủ yếu là thị trường nội địa. Xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình s thay đổi và yêu cầu của
người tiêu dùng cao và thiên về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy nghiên cứu này
được thực hiện với mục tiêu là nhằm phân tích thực trạng và xu hướng tiêu dùng cá lóc thương phẩm

của hộ gia đình ở An Giang để từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cá lóc thương
phẩm của hộ gia đình ở An Giang.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm phân tích thực trạng và xu hướng tiêu dùng cá lóc của hộ gia đình ở An Giang để từ đó xây
dựng được hàm cầu trong tiêu dùng sản phẩm cá lóc thương phẩm của hộ gia đình ở An Giang.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng tiêu dùng các sản phẩm cá lóc thương phẩm của hộ gia đình ở An Giang.
- Xây dựng hàm cầu tiêu dùng sản phẩm cá lóc thương phẩm của hộ gia đình ở An Giang.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn đối với tiêu dùng cá lóc thương phẩm của hộ gia đình ở An Giang.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014 thông qua việc khảo sát 80 hộ gia
đình tiêu thụ cá lóc thương phẩm ở An Giang. Nghiên cứu này chỉ tập trung về khía cạnh cầu cá lóc
thương phẩm nên không xét về hàm cung và động thái cung của cá lóc thương phẩm tại địa bàn
nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu có liên quan, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn An Giang, các tạp chí các luận văn cao học và các website có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu.
2


Số liệu sơ cấp: Số liệu sau khi thu thập bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên hộ tiêu dùng tại Huyện
Thoại Sơn và Thành phố Long Xuyên, An Giang. Sau đó số liệu được kiểm tra và mã hoá trước khi
được nhập vào máy tính.
Một số biên cơ bản được sử dụng để thu thập như sau:
+ Thông tin chung về nông hộ
+ Qui mô nhân khẩu nông hộ.
+ Các nguồn thu nhập của nông hộ.
+ Chi phí sinh hoạt hàng tháng của hộ.
+ Các loại thực phẩm tiêu dùng, trong đó có thuỷ hải sản.
+ Các dạng sản phẩm thay thế khi cá lóc tăng giá.

+ Xu hướng tiêu dùng thuỷ sản trong những năm sau.
+ Các khó khăn trong tiêu dùng.
+ Các thông tin khác sao cho đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows để nhập số liệu và phân tích thống kê.
+ Dùng thống kê mô tả cho các chỉ tiêu như: tần suất, giá trị trung bình, phần trăm, độ lệch chuẩn và
phân tích bảng chéo để mô tả hiện trạng các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thông tin về nhu
cầu tiêu thụ. Phương pháp thống kê nhiều chọn lựa được áp dụng để phân tích nhận thức của người
dân.
+ Phân tích hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cá lóc thương
phẩm.
Y = A + β1.X1 + β2.X2 + β3X3 + … + βi.Xi + ε
+ Sử dụng khung lý thuyết về hàm cầu trong tiêu dùng để xây dựng hàm cầu trong tiêu dùng cá lóc
thương phẩm.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm của hộ tiêu dùng các sản phẩm cá lóc của hộ gia đình ở An Giang
Số nhân khẩu trung bình của những hộ sống ở nông thôn là 4,5 người, nhiều hơn so với các hộ sống
ở thành thị là 4,3 người. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Thị
Kim Quyên (2011) là số nhân khẩu trung bình của nhũng hộ sống ở nông thôn là 4,6 người, ở thành
thị là 4,3 người. Tuy nhiên, tỷ lệ Nam và Nữ trong gia đình thì không có sự khác biệt giữa nông thôn
và thành thị. Trình độ học vấn của các chủ hộ được khảo sát nhìn chung ở thành thị cao hơn so với
nông thôn, ở nông thôn có khoảng 6,4% số hộ mù chữ, có 23,8% số hộ có trình độ cấp 3 và 9,5% số
hộ có trình độ cao hơn. Trong khi đó, ở thành thị có 58,8% số hộ có trình độ cấp ba và không có số
hộ mù chữ.
Lợi nhuận trung bình sau khi trừ đi các khoảng chi phí của tất cả các hoạt động kinh tế của các hộ ở
nông thôn là 5,9 triệu đồng/hộ/tháng thấp hơn so với thành thị là 7,1 triệu đồng/hộ/tháng. Lợi nhuận
bình quân/hộ/tháng ở thành thị cao hơn 1,2 lần so với ở nông thôn và có sự chênh lệch trong cùng
một nhóm là khá cao (5,9±2,5 triệu đồng so với 7,1±3,7 triệu đồng). Kết quả này cao hơn kết quả của
Đặng Thị Phượng và Lê Xuân Sinh (2010) là lợi nhuận trung bình của hộ là 5,1 triệu đồng/hộ/tháng.
Do các hộ ở nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi, đây là nghề truyền thống
lâu đời ở nông thôn mang lại 59,5% lợi nhuận, trong khi đó các hộ ở thành thị lựa chọn hoạt động

kinh doanh mua bán và làm công nhân, cán bộ các cấp nên lợi nhuận đem lại là cao hơn (60,4%).
Chi phí sinh hoạt trung bình ở nông thôn là 2,8 triệu đồng/hộ/tháng tương ứng 0,62 triệu
đồng/người/tháng trong đó 67,7% chi cho thực phẩm.
3


Bảng 1: Thông tin chung về hộ được khảo sát trong địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu theo khu vực

Nông thôn

Thành thị

Thu nhập hàng tháng (tr.đ/hộ/tháng)

5,9a±2,5

7,1b±3,7

Chi phí sinh hoạt (tr.đ/hộ/tháng)
Chi thực phẩm (tr.đ /hộ/tháng)
Chi cho thực phẩm (%)

2,8a±1,7
1,9a±0,6
67,7

3,2b±0,7
2,4b±0,4
75,5


Ghi chú: trên cùng một hàng nếu kí tự khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Ở thành thị có mức chi phí sinh hoạt cao hơn khoảng 1,1 lần so với nông thôn (3,2 triệu
đồng/hộ/tháng tương ứng là 0,74 triệu đồng/người/tháng và dành cho thực phẩm là 75,5%) do sự
chênh lệch về lợi nhuận và mức sống. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân
Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên (2011), chi phí sinh hoạt ở thành thị cao hơn 1,1 đến 1,3 lần so với
nông thôn (chi phí sinh hoạt/người/tháng (triệu đồng) ở thành thị là 0,8±0,7 và ở nông thôn là
0,5±0,3). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa nông thôn và thành thị.
3.2 Hiện trạng tiêu dùng thuỷ sản nước ngọt và cá lóc của hộ gia đình ở An Giang
Thủy sản nước ngọt (TSNN) và thịt heo là những loại thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trong các
hộ gia đình với tần suất mua lần lượt là 14,3 lần/tháng và 16,1 lần/tháng. Do quy mô hộ nhỏ nên số
lượng mua trung bình từ 0,5 đến 2 kg/lần. Ngoài ra còn có thịt bò, gia cầm, trứng và hải sản tần suất
mua lần lượt là 1,6, 3,3, 3,4 và 2,9 lần/tháng. Hiện nay dịch bệnh trên thịt gia cầm nên tâm lý người
tiêu dùng lo sợ và ít sử dụng thịt gia cầm, còn thịt bò giá quá cao so với thu nhập và chi phí thực
phẩm của các hộ gia đình nên ít được sử dụng làm thực phẩm.
Bảng 2: Các loại thực phẩm tiêu dùng
Chỉ tiêu
TSNN
Thịt bò
Thịt heo
Gia cầm
Trứng
Hải sản

Lần mua/tháng
14,3±2,5
1,6±0,8
16,1±2,8
3,4±1,6
3,5±1,1

2,9±1,4

Lượng mua (kg or
trứng/lần)
1,2±0,6
0,7±0,3
1,1±0,3
1,4±0,4
9,1±1,1
0,6±0,3

Giá mua (ngàn/kg or
trứng)
42,5±6,4
218±23,5
83,8±4,2
49,9±5,2
2,8±5,9
118,2±27

Theo FAO (2003) từ năm 1950-1970 lượng tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người tăng gấp đôi
và từ đó ổn định ở mức 9-10 kg/đầu người. Tuy nhiên, tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người dự
kiến s tiếp tục tăng cao cùng với sự tăng trưởng dân số thế giới. Lượng cung cấp thuỷ sản có thể s
bị hạn chế do các yếu tố môi trường và phạm vi nhu cầu có thể là 150 đến 160 triệu tấn, hoặc 19-20
kg/đầu người vào năm 2030. Theo báo cáo của FAO (2008) thì lượng thủy sản tiêu dùng bình quân
trên đầu người trên thế giới có xu hướng tăng lên qua các năm (từ năm 2000 là 16,0 kg/người lên đến
16,7 kg/người năm 2006 và dự báo đến năm 2020 là 19,1 kg/người). Tăng tiêu thụ thực phẩm thuỷ
sản toàn cầu chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển nơi dân số đang ngày càng tăng và thu nhập
cao tạo điều kiện cho người dân tăng sức mua các mặt hàng thuỷ sản giá trị cao.
Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thuỷ sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng

quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu prôtêin của con người mà còn đáp ứng các chất khoáng
và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh.
Theo Đặng Thị Phượng và Lê Xuân Sinh (2010): Trong tổng lượng thủy sản giá trị cao mua để tiêu
dùng thì trung bình có khoảng 83,1% là thủy sản nước ngọt và 90,1% trong số đó là thủy sản tươi
sống. Trong tổng số lượng thủy sản giá trị thấp được mua để tiêu dùng làm thực phẩm trong gia đình
4


thì có 85,0% là thủy sản nước ngọt và 86,7% ở dạng tươi sống. Điều này cho thấy TSNN là loại thưc
phẩm quan trọng đới với người dân trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
TSNN được các hộ ưu tiên sử dụng với mức tiêu dùng 173,3 kg/hộ/năm. Giá mua các loài TSNN
trung bình là 42,5 ngàn đồng/kg. Kết quả này cao hơn mức 158,1±152,5 kg/hộ/năm ở ĐBSCL (theo
Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011). Các loài TSNN được các hộ gia đình yêu thích và
ưu tiên sử dụng là cá lóc, cá rô, cá tra/basa và cá điêu hồng tương ứng với 80%, 70%, 60%, 48,6%.
Lý do lựa chọn các loài TSNN này chủ yếu là do: rẻ (75,5%), ngon (60,4%), dễ mua (35,8%), cung
cấp nhiều chất dinh dưỡng và dễ chế biến (13,2%), đồng thời là do thói quen (3,8%) trong tiêu dùng
bởi người dân Việt Nam từ lâu đã gắn với nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên thủy sản rất đa
dạng và phong phú về giống loài.
90
80

Phần trăm

70
60
50
40
30
20
10

0
Cá lóc

Cá rô


tra/basa

Cá điêu
hồng

Cá trê

Cá sặc

Cá rô phi

Hình 1: Các loài TSNN các hộ gia đình sử dụng
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hưng (2009) cho biết, mức tiêu dùng thủy sản của Việt
Nam có xu hướng tăng theo mức tăng thu nhập bình quân GDP/người, tăng từ 1,22 triệu tấn (1995)
lên tới 2,21 triệu tấn (2007). Tác giả này cũng dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người để dự báo
nhu cầu tiêu dùng thủy sản trong năm 2015 của Việt Nam là 2,7-2,9 triệu tấn và đến năm 2020 có thể
đạt trong khoảng 3,1-3,3 triệu tấn.
Hiện nay, thuỷ sản trong thực đơn hằng ngày của người dân vùng nông thôn đang dần thay đổi, do
việc giảm nguồn lợi khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp và sự thay đổi cơ chế quản lý nguồn nước.
Thực phẩm từ nguồn nuôi trồng đang dần thay thế thuỷ sản từ nguồn khai thác tự nhiên. Cùng với xu
hướng của thế giới, mức tiêu thụ thủy sản của Việt Nam cũng tăng trong những năm qua. Theo dự
báo, tiêu thụ thủy sản tươi sống nội địa năm 2015 là 1814 nghìn tấn và năm 2020 là 1820 nghìn tấn
(Viện kinh tế quy hoạch thủy sản, 2012). Cá lóc thương phẩm là đối tượng quan trọng cung cấp thực
phẩm chủ yếu hiện nay cho tiêu dùng ở nhiều hộ gia đình cả nông thôn và thành thị do thịt cá ngon,

ngọt và là loài cá đã từ lâu gắn với nhiều món ăn quen thuộc dễ chế biến trong bữa ăn hằng ngày của
các hộ gia đình.
Trên thị trường hiện tại rất đa dạng về các loại cá, trong đó con cá lóc là một trong những con cá giàu
dinh dưỡng và dễ chế biến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hiện nay.
Cá lóc được nhiều hộ gia đình sử dụng với tần suất mua bình quân là 5 ngày/lần (±1,9), số lượng
mua trung bình là 1,2 kg/lần (±0,6), kích cỡ cá trung bình là 3,1 con/kg với giá bình quân là 39,6
ngàn đồng/kg (±10,6). Kết quả này cao hơn (về tần suất mua) so với kêt quả của Đỗ Minh Chung
(2010), người tiêu dùng thường mua cá lóc đen bình quân khoảng 7 ngày thì mua một lần với số
lượng bình quân 0,7 kg/lần với kích cỡ mua khoảng 0,5 con/kg với giá mua bình quân 44,6 ngàn
đồng. Số lần mua trong tháng và số lượng mua ở nông thôn nhiều hơn so với thành thị. Giá cá lóc ở
thành thị cao hơn so với nông thôn nhưng không nhiều. Con cá lóc từ người nuôi tới người tiêu dùng
nó phải qua hai trung gian là người bán sỉ và người bán lẻ. Nó được người bán sỉ mua từ các hộ nuôi,
5


về bán lại cho các bạn hàng bán lẻ, từ người bán lẻ mới tới người tiêu dùng. Để đến được với người
tiêu dùng thì giá trị con cá lóc đã được nâng lên vì nó chứa luôn phần chi phí marketing và chi phí
vận chuyển. Giá cá ở nông thôn thấp hơn là do chi phí vận chuyển và trung gian ít hơn.
Bảng 3: Thông tin tiêu dùng về cá lóc của các hộ gia đình tại An Giang
Chỉ tiêu
Nông thôn
Thành thị
Số ngày mua/lần
4,9±2,1
5,1±1,1
Khoảng cách tới chợ (km)
2,0±1,7
1,5±0,9
Số lượng (kg/lần)
1,3±0,7

1,0±0,3
Kích cỡ cá lóc (con/kg)
3,1±0,9
2,9±1
Giá bình quân (1000đ/kg)
39,4±12
40,4±2,1
Tháng giá cao nhất
1-2
1-2
Giá cao nhất (1000đ/kg)
52,1±13,2
53,2±4,3
Tháng giá thấp nhất
6-7
6-7
Giá thấp nhất (1000đ/kg)
30,6±8,1
29,9±0,5
Cá lóc chủ yếu là tiêu thụ nội địa nên giá bán phụ thuộc nhiều vào lượng và giá bán của các loài khác
phục vụ tiêu dùng nội địa, nguồn cá khai thác tự nhiên vào mùa lũ cũng ảnh hưởng mạnh đến giá cá
lóc thương phẩm. Theo kết quả khảo sát thì cá lóc có giá cao nhất vào tháng 1-2 âm lịch (68,5% số
hộ) do đây là dịp lễ tết nên nhu cầu tăng cao được rất nhiều người ưa chuộng nhằm thay đổi khẩu vị,
giá thấp nhất vào các tháng 7-8 âm lịch (63,8% số hộ) vì đây là mùa nước các loài TSNN khác phong
phú, đa dạng về số lượng và loài tạo nên nguồn cung tăng nên giá cá lóc thấp hơn so với các tháng
khác.
Cá lóc là sản phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam đặc biệt nguồn cung cấp ở ĐBSCL rất phong
phú nên người tiêu dùng có thể dễ dàng mua cá lóc để chế biến trong những bữa ăn hàng ngày. Cá
lóc là loài cá được ưa chuộng tiêu thụ hàng đầu ở Việt Nam, nhất là ở ĐBSCL và đang được người
dân An Giang nuôi nhiều với đặc điểm dễ chăm sóc, có thể nuôi ở dạng bán thâm canh, thâm canh

với nhiều hình thức như nuôi trong ao đất, trong lồng b , trên bể lót bạt. Thị trường tiêu thụ chủ yếu
là nội địa. Từ năm 1990 đến nay, nghề nuôi cá lóc đang trở nên rất phổ biến. Sản lượng nuôi cá lóc
tăng liên tục trong giai đoạn 2003- 2011. Năm 2003 là 2.671 tấn, năm 2011 tăng lên 22.496 tấn. Tốc
độ tăng trưởng sản lượng trung bình năm 2003- 2011 khoảng 7% (Kim Hồng, 2013).
Hầu hết các hộ gia đình mua cá lóc từ người bán lẻ ngoài chợ và người bán rong mang đến tận nhà
do nguồn cung cấp phong phú và sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các chợ ở địa phương, với lý do chủ
yếu là thuận tiện (66,7%) và do người quen (33,3%).
Do điều kiện tự nhiên ở An Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Hậu, ngoài ra còn
có hệ thống sông ngòi chằn chịt mang lại một nguồn cá rất dồi dào và là nơi có điều kiện rất thích
hợp để nuôi cá lóc với nhiều mô hình, do đó nơi đây có nguồn cung cấp cá lóc phong phú và thuận
lợi cho người tiêu dùng. Các hộ gia đình chọn con cá cho các bữa ăn là một lựa chọn sáng suốt, nhất
là cá lóc, vì hàm lượng đạm cao và đặc biệt là từ con cá lóc có thể chế biến rất nhiều món ăn, có sức
khoẻ tốt là quan trọng nhất. Cá nhiều đạm, có giá trị dinh dưỡng cao, những món ăn chế biến từ cá
luôn được nhiều người ưa chuộng vì thịt cá dễ tiêu và không tăng cân.
Hiện nay thì nguồn cá tự nhiên rất hiếm, đặc biệt là cá lóc, vì thế người tiêu dùng lựa chọn cá lóc
nuôi trong bể thay thế bởi chất lượng cá lóc nuôi tương tự như cá lóc đồng.
Trong tổng số 104 triệu tấn thực phẩm thuỷ sản của thế giới được tiêu thụ trong năm 2003, những
mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất là thuỷ sản tươi/ướp đá, đạt mức tiêu thụ nhiều hơn cả,
ước tính khoảng 52,1% tổng thuỷ sản thương mại toàn cầu (FAO, 2003). Ở các nước đang phát triển
mức tiêu thụ thuỷ sản cao nhất là các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là thuỷ sản đông
lạnh khoảng 18,4%, các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7,4% (FAO, 2003). Cũng
giống như các loài thủy sản khác hình thức tiêu thụ cá lóc chủ yếu là tươi sống (chiếm 96,3%), khô
(2,5%), khác (1,2%).
6


Khi được hỏi sản phẩm nào thay thế khi thiếu cá lóc thì phần lớn số hộ chọn TSNN khác tươi sống
(71,3%) và khác (21,3% bao gồm hải sản tươi sống, mắm lóc và các loài thực phẩm khác) để thay thế
khi thiếu cá lóc. Điều này cho thấy người dân rất ưa chuộng các loài TSNN và TSNN không thể
thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình. Xu hướng ngày nay người tiêu dùng chuyển

sang sử dụng cá trong hầu hết các bữa ăn, để đảm bảo sức khoẻ và chế biến được nhiều món ăn ngon
mà còn hấp dẫn.

80
70

Phần trăm

60
50
40
30
20
10
0
1=Hải sản tươi
sống

2=TSNN khác
tươi sống

3=Mắm lóc

4=Khác

Hình 2: Sản phẩm thay thế cá lóc
Nếu xếp mức độ ưu tiên từ 1-10 (1=Rất ít ưu tiên;….10=Rất ưu tiên) mà người tiêu dùng quan tâm
khi mua cá lóc thì kết quả có 8/11 yếu tố được liệt kê và đều có mức ảnh hưởng cao với số điểm 5/10
trở lên. Trong đó chất lượng và giá cả là hai yếu tố quan trọng nhất (9,0 và 9,4). Ngoài ra các yếu tố
khác như: khoảng cách đi mua, sự tiện lợi khi mua, thuận tiện trong chế biến, dịch vụ hỗ trợ từ người

bán, thái độ của người bán và kích cỡ cá cũng được người tiêu dùng quan tâm và ưu tiên khi mua sản
phẩm. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên
(2011) chất lượng và giá cả là hai yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua thủy hải sản (tương ứng
8,9/10 và 8,4/10). Thái độ của người bán và các dịch vụ hỗ trợ từ người bán là một yếu tố kích thích
người tiêu dùng trở lại mua hàng hóa.
3.3. Xây dựng hàm cầu tiêu dùng cá lóc của hộ gia đình ở An Giang
Nhu cầu cá lóc trên thị trường không cố định mà thay đổi theo thời gian và mùa vụ. Trong điều kiện
chất lượng cá lóc là khá tốt và các yếu tố khác không đổi thì các hộ ở nông thôn s tiêu dùng cá lóc
trung bình là 9,7 kg/hộ/tháng nhiều hơn so với các hộ ở thành thị là 8,2 kg/hộ/tháng tương ứng với
mức tiêu thụ là 25,8 kg/người/năm ở nông thôn và 22,9 kg/người/năm ở thành thị. Đối với các nhóm
chất lượng cá lóc khác nhóm khá tốt thì ở nông thôn được tiêu dùng bình quân là 8,7 kg/hộ/tháng và
8,2 kg/hộ/tháng ở thành thị. Giá cá lóc tương đối rẻ so với các loại thực phẩm khác nên phù hợp với
thu nhập và chi phí sinh hoạt của người dân ở nông thôn, do đó ở nông thôn tiêu dùng cá lóc nhiêu
hơn ở thành thị 1,5 kg.
Hàm cầu tiêu dùng cá lóc dạng tổng quát là:
Y = 9,90+0,42X1–0,92X2+1,53X3 – 0,76X4 + 0,93X5
Trong đó:
Y: Sản lượng cá lóc tiêu thụ/hộ/tháng (kg)
X1: Số nhân khẩu (người)
X2: Tần suất mua cá lóc tươi sống (ngày/lần)
X3: Khu vực sống (1=Nông thôn, 0=Thành thị)
7


X4: Giá mua bình quân (1000đ/kg)
X5: Chất lượng cá lóc tươi sống (1=khá và tốt, 0=khác)
Với R = 0,77; R2 = 0,59; Sig.F = 0,000
Giải thích về phương trình ở mức tổng quát như sau:
X1: Khi số người trong gia đình tăng thêm 1 người thì sản lượng cá lóc tiêu thụ trong hộ gia
đình/tháng tăng lên 0,42kg.

X2: Khi số ngày mua cá lóc/lần tăng lên thêm 1 ngày (tần suất mua giảm) thì số lượng cá lóc mua
giảm 1,53 kg/hộ/tháng.
X3: Mức tiêu dùng cá lóc ở nông thôn nhiều hơn 1,5 kg so với thành thị.
X4: Khi giá tăng 1000đ/kg thì lượng cá lóc tiêu dùng s giảm 0,76 kg/hộ/tháng..
X5: Lượng tiêu dùng cá lóc tươi sống có chất lượng khá và tốt nhiều hơn 0,93 kg so với các nhóm
chất lượng trung bình và thấp, điều này cho thấy người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng cá lóc
thương phẩm.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Vi An (2007), trong đó sản lượng tiêu dùng thủy sản của người dân
ở ĐBSCL trung bình là 62 kg/người/năm. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Việt Nam
năm 2003 là 19,4kg và tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ, những hộ ngh o có mức tiêu dùng thủy sản
trên đầu người là 46,4 gram/người/ngày và hộ khá giàu là 70,6 gram/người/ngày (Hà Xuân Thông,
2004). Trong các loài TSNN thì cá lóc là loài cá được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất.
3.4. Phân tích thuận lợi và khó khăn đối với tiêu dùng cá lóc của hộ gia đình ở An Giang
Thu nhập trung bình là 3 triệu đồng/hộ/tháng trong đó 71,6% là chi cho thực phẩm. Đây là mức thu
nhập khá cao và cũng là điều kiện thuận lợi do người dân có thu nhập cao và sẵn lòng đầu tư cho nhu
cầu thực phẩm cao.
Thủy sản các loại là nguồn thực phẩm hàng ngày không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình ở
vùng ĐBSCL. Cá lóc là đối tượng tiêu thụ phổ biến, nguồn cung cấp rất nghiều từ nuôi và khai thác
tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hộ dân tại địa bàn nghiên cứu nên đây là điểm thuận
lợi khi mua cá lóc tại địa phương. Khi đánh giá về chất lượng cá lóc có 65% trả lời chất lượng khá
tốt và 62,8% cho rằng chất lượng cá lóc bình thường. Và phần lớn số hộ cho rằng xu hướng chất
lượng cá lóc s tăng ít (46,3%), 43,3% số hộ cho rằng chất lượng cá lóc s không đổi nhưng cũng có
10% số hộ nhận định chất lượng cá lóc s giảm do việc sử dụng quá nhiều thức ăn công nghiệp
và việc sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất bị cấm trong nuôi trồng thủy sản. Có đến 52,5% số hộ
cho rằng giá cá lóc tươi sống có xu hướng giảm do có nhiều hộ nuôi nguồn cung cấp ngày càng
phong phú. An Giang với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu
rất thuận lợi cho việc nuôi cá lóc.
Sự phát triển của xã hội, công nghệ và cở sở hạ tầng giao thông, chợ mang lại cho con người nhiều
sự thuận tiện hơn trong việc mua và chế biến thức ăn. Có 41,3% số hộ nhận định rằng tính thuận tiện
trong mua và sử dụng là khá tốt và xu hướng s ngày càng thuận tiện hơn (82,6%). Nguồn thông tin

cung cấp cho mua và sử dụng ngày càng được chú trọng và phổ biến 37,5% số hộ cho rằng nguồn
thông tin là khá tốt, xu hướng thông tin s ngày càng được chú trọng và nguồn thông tin s tăng tính
đa dạng và độ chính xác hơn.
Khó khăn của việc tiêu dùng cá lóc hiện nay là giá cao (8,8%) và có 13,8% số hộ gia đình lo ngại về
vấn đề chất lượng cá lóc khi người nuôi sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất bị cấm trong nuôi
trồng thủy sản nhằm mục đích là hạ giá thành sản xuất để có lợi nhuận. Gây khó khăn trong quản lý
nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng cá.Việc sử dụng các loại
thuốc kháng sinh, hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và đối với
môi trường xung quanh.

8


4. KẾT LUẬN
Quy mô hộ nông thôn thường lớn hơn so với thành thị, tuy nhiên thu nhập thường thấp hơn nên chi
phí sinh hoạt và chi phí dành cho thực phẩm cũng thấp hơn. Thịt heo và TSNN là hai loại thực phẩm
chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình. Loại TSNN được chọn mua nhiều nhất là cá lóc
với tần suất mua 5 ngày/lần và lượng mua trung bình là 1,2 kg/lần, lượng mua ở nông thôn nhiều hơn
so với thành thị. Cá lóc được tiêu dùng chủ yếu ở dạng tươi sống sau khi được mua từ người bán l .
Nhu cầu tiêu thụ cá lóc trung bình của hộ gia đình là 6,8 kg/hộ/tháng (±2,8). Nhu cầu tiêu thụ cá lóc
của hộ gia đình phụ thuộc vào các yếu tố gồm có: (i) số nhân khẩu (người); (ii) Tần suất mua cá lóc
tươi sống (ngày/lần); (iii) Khu vực sống (nông thôn hoặc thành thị); (iv) Giá mua bình quân
(1000đ/kg) và (v) chất lượng cá lóc tươi sống, trong đó có hai yếu tố là tần suất mua cá lóc tươi sống
và giá mua cá lóc bình quân tỷ lệ nghịch với số lượng cá lóc tiêu thụ bình quân của hộ/tháng, các yếu
tố còn lại tỷ lệ thuận với sản lượng cá lóc tiêu thụ của hộ/tháng (kg).
Khó khăn lớn nhất của hộ tiêu dùng cá lóc hiện nay là lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm, để giải
quyết vấn đề này ngành Thủy sản cần đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát vùng nuôi cá tiêu thụ nội địa. Cần tăng cường, hướng dẫn ngư dân sử dụng các loại thuốc
được cho phép - trong điều trị bệnh cho cá. Xử lý nghiêm các hộ nuôi sử dụng các loại kháng sinh,
hóa chất cấm để điều trị bệnh cho cá. Bên cạnh đó, cần bố trí những cán bộ có chuyên môn để làm

nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát. Nhà cung cấp nên mở rộng kênh phân phối bán đúng giá tuân thủ các
quy định về kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng cường các dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cần theo dõi thông tin thị trường và thông tin an toàn vệ sinh thực phẩm để có lựa
chọn an toàn cho gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Thống kê An Giang, 2009. Số liệu Thống kê kinh tế xã hội tỉnh An Giang.
Đặng Thị Phượng & Lê Xuân Sinh, 2011. Tiêu dùng thủy sản thực phẩm của hộ gia đình ở vùng
ngập lũ của đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thủy sản lần 4, Đại học
Cần Thơ. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, tr.499-511.
Đỗ Minh Chung, 2010. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp cao học
ngành nuôi trồng thủy sản Đại học Cần Thơ.
FAO, 2003. The state of world fisheries and aquaculture. FAO Fisheries and Aquaculture
Department , 2003. Food And Agriculture Organization Of The United Nations Rome, 2004.
FAO, 2008. The state of World fisheries and aquaculture. FAO Fisheries and Aquaculture
Department, 2008. Food And Agriculture Organization Of The United Nations Rome, 2009.
Hà Xuân Thông, 2004. Kết quả phân tích đánh giá tác động của phát triển thủy sản tới kinh tế - xã
hội Việt Nam thời kỳ 1996-2000. Hội thảo toàn quốc về khai thác, chế biến và dịch vụ hậu
cần nghề cá. Ngày 08-09/12/2004. Trang 36-46.
Kim Hồng, 2013. Xây dựng thí điểm chuỗi giá trị cá lóc tỉnh An Giang. Trung tâm giống thủy sản
An
Giang.
/>0os3j3oBBLczdTEwMLyzADA89QA2dzLx9HA09Dc_2CbEdFAFCFCaI!/?WCM_GLOBA
L_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/chuyentranggiong/thuys
an/chuoigiatricaloc. Cập nhật ngày 15/05/2013.
Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Tiêu dùng thủy hải sản của hộ gia đình ở Đồng
Bằng sông Cửu Long Việt Nam. Tạp chí thương mại Thủy sản, số 143 ngày 23/11/ 2011,
trang 431-439.
Lê Xuân Sinh, 2010. Giáo trình kinh tế thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ năm 2010.

9



Nguyễn Tiến Hưng, 2009. Xây dựng mô hình dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đến năm
2015 và tầm nhìn 2020. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
Viện Kinh tế và qui hoạch thủy sản, 2012. Qui hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam
đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Vũ Vi An, 2007. Ảnh hưởng của các yếu tố thủy văn đến sản lượng khai thác thủy sản nội địa ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long. Trang 37-44.

10



×