Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

phân tích sinh kế của hộ khai thác lưới rê ven bờ (nhỏ hơn 90cv) ở huyện phú quốc, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.76 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

QUÁCH THANH TIỀN

PHÂN TÍCH SINH KẾ CỦA HỘ KHAI THÁC LƯỚI RÊ
VEN BỜ (<90CV) Ở HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. HUỲNH VĂN HIỀN

2014


PHÂN TÍCH SINH KẾ CỦA HỘ KHAI THÁC LƯỚI RÊ
VEN BỜ (<90CV) Ở HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
Quách Thanh Tiền & HuỳnhVăn Hiền
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:

ABSTRACT
This study was conducted from August to the end of November 2014 in Bai Thom village
and An Thoi town, Phu Quoc district, Kien Giang province. Objectives of study were
analysis capital of gill net coastal area fishing (<90 CV) served for livelihood of
fisheries households and proposal for l ivelihood options in the 5 next years. The results
showed that average length of gill net was 4,383 m (±1.345), the average width was
about 1.36 m (±1.83), and the average mesh size was 85.9 mm (±18.4). Average
experience were 20 years and the average labors were 3.70 people (±0.99). The


average cost per year was 370 million VND (±168). Average income annually was 871
million VND/year (±505) and the average profit was 500 million VND/year (±429).
Besides gill net fishery, some activities were implemented such as sundry selling (53
million VND/year), net mending (36,80 million VND/year) and workers (41,60 million
VND/year. According to the survey results, these activities also bring to income service
for livelihood of fishermen. The livelihoods of fishermen in this area surveyed were
mainly gill net fishing in the present and in a period of 5 next year.
Key words: gill net, livelihoods, fisheries, income, coastal area.
Title: Analysis the livelihood of gill net fishermen household coastal area (<90 CV) in
Phu Quoc district, Kien Giang province.

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2014 đến cuối tháng 11/2014 ở hai địa
phương là xã Bãi Thơm và thị trấn An Thới huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu
là nhằm phân tích hiện trạng nguồn lực phục vụ sinh kế sinh kế của hộ dân khai thác
lưới rê ven bờ và chọn lựa sinh kế của hộ trong những năm sau của hộ ngư dân khai
thác lưới rê ven bờ. Đề tài được thực hiện bằng việc thông qua phỏng vấn 30 hộ ngư
dân sử dụng lưới rê để khai thác ven bờ. Kết quả cho thấy, chiều dài lưới rê trung bình
4.383 m (±1.345), chiều rộng bình quân khoảng 1,36 m (±1,83), và kích thước mắt lưới
trung bình là 85,90 mm (±18,40). Hầu hết ngư dân có kinh nghiệm khoảng 20 năm, lao
động bình quân trên tàu là 3,70 người (±0,99). Chi phí trung bình mỗi năm là 370 triệu
đồng (±168). Hoạt động khai thác hàng năm thu nhập trung bình đạt 871 triệu
đồng/năm (±505), với lợi nhuận mang về bình quân khoảng 500 triệu đồng/năm (±429).
Bên cạnh nghề khai thác, các hoạt động kinh tế khác như bán tạp hóa (53 triệu
đồng/năm), vá lưới thuê (36,80 triệu đồng/năm) và đi làm công nhân (41,60 triệu
đồng/năm). Những hoạt động này hàng năm cũng đem lại nguồn thu nhập tương đối
cho sinh kế của hộ ngư dân và giúp họ trang trãi được phần nào trong cuộc sống. Sinh
kế của hộ ngư dân trong vùng khảo sát từ trước đến nay chủ yếu là khai thác thủy sản
ven bờ, nghề khai thác thủy sản cũng được ngư dân ưu tiên hàng đầu cho sinh kế của họ
trong hiện tại và trong thời gian 5 năm tới.

Từ khóa: lưới rê, sinh kế, khai thác thủy sản, thu nhập, ven bờ

1


1. Giới thiệu
1.1 Đặt vấn đề
Ngành thủy sản từ lâu đã là một ngành nghề kinh tế mũi nhọn, đóng một vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc gia. Thủy sản vừa góp phần đem nguồn ngoại tệ lớn cho
đất nước vừa góp phần đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
cải thiện chất lượng cuộc sống và cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu của con
người. Vùng Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích vùng kinh tế đặc quyền
rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả
nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và tây Nam
bộ. Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường này khoảng 2.582.568 tấn, chiếm 62% của cả
nước (Tổng cục Thống kê, 2012). Huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được mệnh danh
là hòn Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22
đảo nằm trong vịnh Thái Lan. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km². Đây là
khu vực có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống, trong đó có một phần lớn dân cư sống
tập trung ở các khu vực ven biển với nguồn sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi thủy sản.
Nguồn lợi thủy sản là nguồn sinh kế cực kỳ quan trọng cho cộng đồng dân cư Phú Quốc
nói riêng và của khoảng 17 triệu dân sống ở 13 tỉnh và thành phố cả nước nói chung.
Trong thời gian qua, thủy sản đạt được sự tăng trưởng đáng khích lệ và có đóng góp
quan trọng vào phát triển kinh tế, Tính đến năm 2012, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh
đạt 552.236 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 142 triệu USD (Tổng cục Thống kê,
2012). So với năm 2002, tổng sản lượng tăng trên 2 lần, giá trị xuất khẩu tăng gần 3 lần.
Hơn nữa, phát triển thủy sản còn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp
phần nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống và giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc
khác của địa phương. Nghiên cứu này thực hiện điều tra đánh giá hiện trạng kinh tế,
tìm hiểu các thông tin về sinh kế của hộ gia đình, nguồn thu nhập từ khai thác và các

hoạt động kinh tế khác của hộ dân tại huyện Phú Quốc. Qua đó phân tích những bất cập
khó khăn của người dân nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân
cư sinh sống tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng các nguồn lực trong khung sinh kế và
xác định các yếu tố tác động đến sinh kế của ngư dân khai thác lưới rê ven bờ tại Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang. Từ đó đề xuất giải pháp chính sách phục vụ sinh kế bền vững
của cộng đồng ngư dân khai thác lưới rê ven bờ tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
1.2 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng các nguồn lực trong khung sinh kế của hộ ngư dân khai thác lưới
rê ven bờ tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Lựa chọn sinh kế của ngư dân khai thác lưới rê ven bờ tại Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang.
- Đề xuất giải pháp hỗ trợ sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân khai thác lưới rê
ven bờ tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2014 đến hết tháng 11/2014 tại Thị trấn An
Thới và xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu đã tiến hành
phỏng vấn trực tiếp 30 hộ khai thác lưới rê ven bờ (< 90 CV).
2


2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phân tích định tính: phân tích thống kê mô tả, tần suất %, bảng chéo. Những yếu tố liên
quan đến hộ khai thác như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, giới tính,…
Phân tích định lượng: phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Những biến đo
lường được như: công suất máy, tổng chi phí biến đổi, lãi suất vay ngân hàng, chi phí
sửa chữa, tổng số lao động,…
Phương trình hồi quy tuyến tính về thu nhập của hộ khai thác thủy sản trong năm (triệu

đồng/hộ/tháng) của các tàu khai thác ven bờ được viết như sau:
YTN = A + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + ….. + βnXn
A: Hằng số
β1..... βn: Hệ số chặn β
Giả định các biến độc lập có ảnh hưởng tới thu nhập như sau:
Y: Thu nhập (triệu đồng/năm)
X1: Trong độ tuổi lao động
X2: Chiều dài ngư cụ (m)
X3: Tổng số chuyến trên năm (chuyến)
X4: Tổng lượng nhớt trên năm (lít)
X5: Tổng lượng dầu trên năm (lít)
X6: Số lao động thuê mướn (người)
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các nguồn lực trong khung sinh kế của hộ khai
thác lưới rê ven bờ
3.1.1 Hiện trạng về nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh kế của những hộ khai thác
lưới rê ven bờ. kết quả nghiên cứu cho thấy hộ khai thác lưới rê ven bờ cho rằng việc
đánh bắt ven bờ có nhiều thuận lợi vì không đòi hỏi trình độ cũng như phương tiện hiện
đại so với đánh bắt xa bờ nhưng cũng có một số khó khăn như: nguồn lợi ngày càng cạn
kiệt do tập trung đánh bắt gần bờ và hiện trạng ngư dân sử dụng ngư cụ mang tính hủy
diệt. Thời tiết cũng là yếu tố không thể không nhắc đến đối với KTTS. Mưa bão gây trở
ngại cho quá trình đánh bắt, sản lượng khai thác giảm kéo theo thu nhập giảm, ảnh
hưởng đến sinh kế của hộ dân ngư dân khai thác lưới rê ven bờ.
Bảng 1: Thời gian và số chuyến biển đánh bắt
Nội dung

Vụ Bắc

Vụ Nam


5,06±1,31

4,36±0,808

Tháng bắt đầu

9,36±0,718

3,90±0,758

Tháng kết thúc

4,30±3,57

7,86±1,45

Số chuyến/vụ

132±51,9

124±22,5

Số tháng khai thác

Trong năm, khai thác lưới rê ven bờ đánh bắt hai vụ là vụ Bắc và vụ Nam. Vụ Bắc
khoảng 5 tháng, bắt đầu từ tháng 9 Âm lịch và kết thúc vào tháng 4 Âm lịch, còn vụ
3



Nam thì bắt đầu từ tháng 3 (AL) và kết thúc vào tháng 7 (AL). Tổng số chuyến đánh bắt
trong vụ Bắc trung bình là 132 chuyến biển. Còn số chuyến vụ Nam thì có số chuyến
đánh bắt trung bình là 124 chuyến.
Bảng 2: Ngư trường khai thác lưới rê ven bờ
Nội dung

Vụ Bắc

Vụ Nam

Khảng cách (hải lý)

10,6±4,99

10,6±4,99

Độ sâu (m)

12,8±4,03

12,8±4,05

Ngư trường khai thác chủ yếu là khai thác ven bờ, khoảng cách trung bình từ bờ đến
ngư trường đánh bắt của vụ Bắc là 10,6 hải lý và độ sâu đánh bắt trung bình của vụ Bắc
là 12,8 m và khoảng cách cũng như độ sâu của vụ Nam cũng tương tự như Vụ Bắc.
Thành phần loài khai thác trong 2 vụ chủ yếu là 3 loài chính là ghẹ, tôm và cá xô. Sản
lượng khai thác bình quân cho một chuyến biển đạt 35,1 kg, trong đó thấp nhất là 20
kg/chuyến và cao nhất là 70 kg/chuyến. Đối với vụ Bắc thì tổng sản lượng khai thác
trung bình đạt 36,1 kg/chuyến và loài đánh bắt chính là ghẹ với sản lượng trung bình là
24,5 kg/chuyến (chiếm 67,8% tổng sản lượng). Giá ghẹ thường dao động trong khoảng

80.000 đồng/kg – 150.000 đồng/kg. Tại Bãi Thơm và An Thới, giá ghẹ trung bình
khoảng 108.000 đồng/kg. Ngoài loài đánh bắt chính là ghẹ, còn một số loài khác là cá
xô với sản lượng trung bình là 11,5 kg với giá bán trung bình khoảng 28.400 đồng/kg.
còn với tôm sản lượng đánh bắt được trung bình là 7,12 kg với giá bán là 108.000
đồng/kg.
Bảng 3: Sản lượng khai thác lưới rê ven bờ trên một chuyến biển
Nội dung

Sản lượng (kg)

Giá bán (1.000đ/kg)

36,1±12,0

-

Loài 1: Ghẹ

24,5±5,67

108±28,6

Loài 2: Tôm

7,12±4,18

108±9,91

Loài 3: Cá Xô


11,5±4,27

28,4±3,75

Sản lượng vụ Bắc (tấn/vụ)

9,03±2,81

-

Sản lượng bình quân vụ Nam
(kg/chuyến)

34,0±10,1

-

Loài 1: Ghẹ

24,1±5,58

108±28,4

Loài 2: Tôm

6,62±3,92

108±9,91

Loài 3: Cá Xô


11,0±4,24

28,8±2,99

Sản lượng bình quân vụ Bắc
(kg/chuyến)

Sản lượng vụ Nam (tấn/vụ)

8,50±1,46

Tổng sản lượng bình quân mỗi
chuyến cho cả 2 vụ (kg/chuyến)

35,1±10,8

Tổng sản lượng cả năm (tấn/năm)

8,78±3,88

Ở vụ Nam, tồng sản lượng trung bình đạt 34 kg, không chênh lệnh nhiều so với vụ Bắc.
Sản lượng ghẹ ngư dân đánh bắt được trung bình khoảng 24,1 kg (chiếm 70,8% tổng
sản lượng) với giá bán ra trung bình là 108.000 đồng/kg. So với vụ Bắc thì sản lượng
của cá xô và tôm ở vụ Nam thấp hơn, cụ thể sản lượng cá xô trung bình là 11 kg với giá
4


bán ra khoảng 28.800 đồng/kg, sản lượng tôm trung bình đạt 6,62 kg với giá bán là
108.000 đồng/kg. Tổng sản lượng bình quân cả năm mà ngư dân khai thác được là 8,78

tấn/vụ (±3,88). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương
(2010) thì sản lượng khai thác cả năm của tàu lưới rê ở tỉnh Sóc Trăng là 15,07 tấn/năm
(±10,27). So với kết quả khảo sát thì mức sản lượng bình quân cao gần gấp đôi sản
lượng khai thác của ngư dân huyện Phú Quốc. Sự chênh lệch về sản lượng đánh bắt này
do ảnh hưởng ít nhiều từ các yếu tố bên ngoài như ngư trường khai thác và mùa vụ khai
thác. Theo kết quả khảo sát thì ngư dân đánh bắt xa bờ cho rằng sản lượng khai thác
trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm trở lại đây thì sản lượng không còn như trước.
kết quả cho thấy so với 5 năm trước sản lượng giảm đến 96,7% và nếu so với 10 năm
trước thì giảm chỉ 46,7%. Nguyên nhân giảm do nguồn lợi cạn kiệt và sự cạnh tranh
giữa những phương tiện khai thác.
Bảng 4: Thay đổi sản lượng.
Nội dung

Sản lượng hải sản (%)

Thay đổi so với 5 năm trước (%)
- Không đổi

3,3

- Giảm 0 – 20

50,0

- Giảm trên 20

46,7

Thay đổi so với 10 năm trước (%)
- Không đổi


0

- Giảm 0 - 20

36,7

- Giảm trên 20

10,0

- Không có ý kiến

53,3

Theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Vẹn & ctv., (2012), khi so sánh thành phần loài,
kích cỡ sản phẩm và sản lượng hải sản khai thác so với 5 và 10 năm trước thì hầu hết bị
giảm. Tỷ lệ giảm của thành phần loài tương ứng là 7,70% và 16,30%, kích cỡ hải sản
cũng giảm lần lượt là 8,70% và 17,10%. Đáng quan tâm nhất là sản lượng khai thác hải
sản hiện nay đã giảm tương ứng 20,10% và 36,20%.
3.1.2 Hiện trạng về nguồn lực con người
Theo kết quả điều tra, bình quân số tuổi của chủ hộ khai thác lưới rê ven bờ là 47,5 tuổi,
nhỏ nhất là 28 tuổi và lớn nhất là 73 tuổi. Số lao động trung bình trong gia đình là 4,17
người/hộ, thấp nhất là 2 người/hộ và cao nhất là 7 người/hộ, trong đó thành viên trong
độ tuổi lao động trung bình khoảng 2,63 người/hộ. Qua nghiên cứu cho thấy gần 100%
hoạt động khai thác đánh bắt đều do Nam giới phụ trách và thực hiện. Do tính chất công
việc nên đòi hỏi khả năng của Nam giới cao hơn Nữ giới.
Lao động bình quân trên tàu trung bình là 3,70 người/tàu, ít nhất là 2 người/tàu và cao
nhất là 5 người/tàu. Trong đó số lượng lao động bình quân trong gia đình tham gia là
1,83 người/hộ, số lao động thuê trung bình là 1,87 người. Qua đó cho thấy, lao động

trong gia đình có tỷ lệ thấp hơn lao động thuê vì vậy việc trả công cho lao động thuê
cũng là một khó khăn trong thu nhập của hộ khai thác. Kinh nghiệm khai thác cũng là
một trong những yếu tố quan trọng không kém. Theo khảo sát, kinh nghiệm khai thác

5


của những hộ dân trung bình có khoảng 20 năm kinh nghiệm, hộ có ít nhất là 6 năm và
cao nhất là hộ có 35 năm kinh nghiệm.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về nguồn lực con người của hộ khai thác
Nội dung

Giá trị

Tuổi chủ hộ (năm)

47,5±10,7

Tổng số nhân khẩu trong gia đình (người)

4,17±1,23

Lao động gia đình tham gia (người)

1,83±0,648

Lao động bình quân trên tàu (người)

3,70±0,987


Lao động thuê (người)

1,87±0,730

Về trình độ học vấn qua khảo sát còn thấp, số hộ có trình độ cấp 1 chiếm cao nhất
56,7% (17 hộ), trình độ cấp 2 chiếm 23,3% (7 hộ) và thấp nhất là 6 hộ chiếm 20,0% chỉ
đạt trình độ cấp 3. Trong địa bàn khảo sát thì không có hộ nào có trình độ trung cấp, cao
đẳng hay đại học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để đánh bắt là chính nên cũng khó
khăn trong việc tiếp thu cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác thủy sản.
Bảng 6: Trình độ học vấn của chủ hộ khai thác lưới rê ven bờ
Nội dung

Số quan sát (n)

tỷ lệ (%)

Cấp 1

17

56,7

Cấp 2

7

23,3

Cấp 3


6

20,0

Do chủ yếu tập trung đánh bắt ven bờ nên đời sống của ngư dân còn gặp không ít khó
khăn về mọi mặt. Nghề khai thác lưới rê tại đây chủ yếu được kế thừa từ đời này qua
đời khác nên họ chỉ học hỏi kinh nghiệm từ những người trong gia đình nên việc tiếp
thu kiến thức và qua đào tạo thì cũng còn rất hạn chế.
3.1.3 Hiện trạng về nguồn lực xã hội
Nghề khai thác hải sản ven bờ là nghề có qui mô nhỏ, ngư dân vốn ít nên khó phát triển
và còn gặp không ít khó khăn trong khai thác hải sản ở vùng biển khơi. Mặt khác việc tổ
chức khai thác trên biển còn đơn lẻ, độc lập, chưa có tính liên kết. Tính cộng đồng trong
trong thác hải sản chưa có nên hoạt động sản xuất khai thác hải sản không hiệu quả.
Theo khảo sát trong vùng có nhiều phương tiện đánh bắt: ghe cào, tàu đánh bắt với
nhiều loại lưới khác nhau, thuyền câu…nên có nhiều mâu thuẫn dễ xảy ra xung đột giữa
những hộ dân tham gia đánh bắt trong vùng. Sản lượng giảm sút kéo theo thu nhập
chính của họ cũng bị tác động đáng kể. Do vậy việc quản lý khai thác trong vùng đánh
bắt thủy sản rất cần sự can thiệp của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành
thủy sản.
3.1.4 Hiện trạng về nguồn lực tài chính
Theo kết quả khảo sát thì hộ sống bằng ngành nghề khai thác chủ yếu còn rất khó khăn
khi tiếp cận nguồn vốn. Để có vốn đầu tư cho khai thác có một số hộ phải vay ngân
hàng (26,7% số hộ có vay vốn), số tiền mà những hộ dân vay trung bình là 71,2 triệu
đồng/hộ thời gian vay trung bình là 13,5 tháng, thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 2 năm,
với lãi suất là 1,7%/tháng.
6


Bảng 7: Thông tin vốn vay ngân hàng của hộ khai thác lưới rê ven bờ
Nội dung


Giá trị

Số tiền vay (triệu đồng)

71,2±54,3

Lãi suất/tháng (%)

1,70±0,000

Thời hạn vay (tháng)

13,5±4,24

Nguồn vốn tự có của nông hộ là không đủ trang trải cho khai thác và khả năng tiếp cận
vốn vay ngân hàng còn rất hạn chế là do họ không có đủ tài sản để thế chấp. Vì vậy chủ
yếu những hộ khai thác gần bờ đều thường vay ngân hàng với số vốn không nhiều và
vay mượn bà con để phục vụ cho sinh kế gia đình.
Bảng 8: Khấu hao chi phí hàng năm của hộ khai thác lưới rê ven bờ
Giá trị (triệu đồng)

Nội dung
Khấu hao tàu

6,04±2,29

Khấu hao máy móc

2,49±1,21


Khấu hao ngư cụ

36,4±16,6

Tổng khấu hao

44,9±15,6

Dựa vào kết quả Bảng 8 cho thấy, giá trị khấu hao dựa trên giá trị tài sản chia cho thời
gian sử dụng của tài sản, trong đó giá trị khấu hao tàu bình quân tàu là 6,04 triệu
đồng/năm, máy móc là 2,49 triệu đồng/năm và ngư cụ là 36,4 triệu đồng/năm. Tổng giá
trị khấu hao tài sản cố định là 44,9 triệu đồng/năm. Tương đương một chuyến trung
bình sẽ là 0,18 triệu đồng/chuyến.
Bảng 9: Chi phí sửa chữa phương tiện hàng năm của hộ khai thác
Giá trị (triệu đồng/năm)

Định kỳ (năm/lần)

Vỏ tàu

6,86±2,79

1,00±0,000

Máy tàu

3,71±1,97

1,30±0,466


0,483±1,16

1,33±0,516

Nội dung

Thiết bị khác

Trung bình hàng năm vỏ tàu và máy tàu được sửa chữa, nâng cấp 1 – 1,30 năm/lần. chi
phí cho tu sửa vỏ tàu khoảng 6,86 triệu/năm và máy tàu trung bình là 3,71 triệu/năm.
Ngoài ra cần tu sửa những thiết bị khai thác khác, ngư dân phải chi 1 khoản chi phí
cũng đáng kể trung bình khoảng 0,483 triệu trong khoảng 1,33 năm/lần. Tổng chi phí
sửa chữa trung bình là 0,046 triệu đồng/năm.
Chi phí bình quân cho mỗi chuyến là 1,19 triệu đồng. Đối với vụ Bắc thì số lượng dầu
sử dụng bình quân cho mỗi chuyến biển là 18,5 lít tương ứng với chi phí cho dầu trung
bình là 0,42 triệu đồng/chuyến. Khoản chi phí kế tiếp là lượng thực và thực phẩm trung
bình là 0,5 triệu đồng/chuyến. Ngoài ra nhớt và sửa chữa nhỏ cũng tốn một khoản chi
phí đáng kể tương ứng với mức chi phí bình quân là 0,17 triệu đồng/chuyến và 0,16
triệu đồng/chuyến. Những khoản tiền cho nước đá và chi phí khác tương đối thấp chỉ từ
0,01-0,06 triệu đồng/chuyến.
Tương tự vụ Bắc, trong vụ Nam thì số lượng dầu sử dụng bình quân cho mỗi chuyến
biển cũng khoảng 18,5 lít với chi phí trung bình là 0,42 triệu đồng. Chi phí cho lương
thực và thực phẩm trung bình là 0,5 triệu đồng /chuyến.
7


Bảng 10: Chi phí biến đổi của hộ khai thác lưới rê ven bờ
Vụ Bắc
Khoản mục chi

phí

Vụ Nam

Số lượng

Giá trị (triệu
đồng/chuyến)

Số lượng

Giá trị (triệu
đồng/chuyến)

Dầu (lít)

18,5±7,80

0,424±0,185

18,5±7,80

0,423±0,185

Nhớt (lít)

2,24±0,882

0,172±0,070


2,24±0,882

0,172±0,070

Nước đá (cây)

1,10±0,383

0.012±0,009

1,10±0,383

0,021±0,009

Lương thực, thực
phẫm

0,501±0,364

0,501±0,364

Sửa chữa nhỏ

0,162±0,071

0,162±0,071

Chi phí khác

0,066±0,025


0,066±0,025

Chi phí mỗi chuyến
biển (triệu đồng)

1,19±0,498

Chi phí một năm
(triệu đồng)

304±168

Ngoài ra nhớt và sửa chữa nhỏ cũng tốn một khoản chi phí đáng kể tương ứng với mức
chi phí 0,17 triệu đồng/chuyến và 0,16 triệu đồng/chuyến. Những khoản tiền cho nước
đá và chi phí khác tương đối thấp chỉ tử 0,01-0,06 triệu đồng/chuyến.
Bảng 11: Các chỉ tiêu tài chính một chuyến biển của hộ khai thác lưới rê ven bờ
Giá trị (triệu đồng/chuyến)

Nội dung
Tổng chi phí

1,43±0,488

Chi phí cố định

0,231±0,096

Chi phí biến đổi


1,19±0,498

Tổng thu nhập

3,23±1,21

Tổng lợi nhuận

1,81±1,16

Tỷ suất lợi nhuận (lần)

1,41±1,10

Hiệu quả chi phí (lần)

2,41±1,10

Chi phí sinh hoạt hàng tháng

7,03±1,73

Trung bình một năm chi phí trung bình mà ngư dân bỏ ra khoảng 304 triệu đồng. Tổng
chi phí biến đổi của khảo sát (304 triệu đồng/năm) cao hơn so với nghiên cứu tại tỉnh
Sóc Trăng của Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010) (148,93 triệu
đồng/năm). Giá nhiên liệu tăng qua các năm nên làm cho chi phí biến đổi bỏ ra cho khai
thác tăng lên rất nhiều. Tổng chi phí bình quân mà hộ dân phải chi trả trung bình là 1,43
triệu đồng/chuyến, trong đó chi phí cố định khoảng 0,231 triệu đồng, và chi phí biến đổi
khoảng 1,19 triệu đồng. Qua một chuyến biển, thu nhập trung bình thu được khoảng
8



3,23 triệu đồng/chuyến tương ứng với 871 triệu/năm và lợi nhuận đạt 1,81 triệu
đồng/chuyến. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là 1,41 lần, có nghĩa là nếu đầu tư 1 đồng chi
phí thì thu được 1,41 đồng lợi nhuận. Ngoài ra, hiệu quả chi phí đạt 2,41 lần, điều này
có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 2,41 đồng thu nhập. Chi phí sinh hoạt
hàng tháng mà mỗi hộ chi ra bình quân khoảng 7,03 triệu đồng.
Bảng 12: Các chỉ tiêu tài chính trong năm của hộ khai thác lưới rê ven bờ
Giá trị (triệu đồng/năm)

Nội dung
Tổng chi phí

370±168

Tổng thu nhập

871±505

Tổng lợi nhuận

500±429

Trung bình một năm chi phí mà hộ ngư dân khai thác ven bờ bỏ ra là 370 triệu
đồng/năm, thu nhập mang về là 871 triệu đồng/năm và lợi nhuận đạt được là 500
triệu/năm. Bên cạnh đó, ngoài khai thác thủy sản, hộ dân còn làm các công việc khác,
có hộ thì bán tạp hóa, vá lưới thuê hay đi làm tại (công nhân). Những hoạt động này
cũng đem lai thu nhập tương đối cao cho hộ gia đình.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm của hoạt động ngoài khai thác

Bán tạp hóa, bình quân hàng năm thu nhập khoảng 53 triệu đồng/năm (14 hộ, chiếm 47%),
hoạt động vá lưới thuê (10 hộ, chiếm 33%) thu 41,6 triệu đồng/năm và thu nhập thấp nhất là
đi làm công nhân ( 6 hộ, chiếm 20%) thu nhập đạt khoảng 36,8 triệu đồng/năm .
Bảng 13: Thu nhập từ các hoạt động kinh tế khác ngoài khai thác hải sản
Nội dung

Giá trị
Chi phí (triệu/năm)

Thu nhập (triệu/năm)

Bán tạp hóa

25,7±3,85

53,0±7,87

Đi làm (công nhân)

8,58±2,37

41,6±5,16

4,10±0,567

36,8±3,35

Vá lưới thuê

Theo Huỳnh Văn Hiền (2009) chọn lựa hoạt động canh tác của nông hộ sống trong vùng lũ tại

đồng bằng sông cửu long để phục vụ sinh kế từ các nguồn thu nhập ta thấy: sản xuất lúa là
chọn lựa sinh kế quan trọng nhất đối với họ (9,6 điểm), kế đến là nuôi trồng thủy sản là chọn
lựa sinh kế thứ hai sau cây lúa (9,2 điểm), tiếp theo làm thuê là lựa chọn sinh kế thứ ba (8,9
điểm), và khai thác thủy sản tự nhiên là lựa chọn sinh kế thứ 4 (8,3 điểm). Qua kết quả chọn
lựa hoạt động canh tác để phục sinh kế từ các nguồn thu nhập cho thấy khai thác thủy sản tự
9


nhiên có vai trò rất quan trọng đối với nguồn thu nhập phục vụ cho sinh kế của nông hộ trong
vùng nghiên cứu.
3.1.5 Hiện trạng về nguồn lực vật chất
Những năm gần đây nhu cầu thực phẩm từ hải sản ngày càng tăng nhanh nên việc khai thác
thủy hải sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và là nguồn thu nhập chủ yếu cho những hộ ngư
dân sống ven biển. Tài sản phục vụ cho khai thác của những hộ dân chủ yếu là những ngư cụ
khai thác, tàu khai thác và những phương tiện hỗ trợ, phục vụ cho khai thác thủy sản. Theo
khảo sát tại vùng nghiên cứu, trung bình mỗi hộ có 1 ngư cụ và 1 tàu khai thác.
Bảng 14: Thông tin về ngư cụ và tàu khai thác
Nội dung

Giá trị

Số lượng ngư cụ (cái/hộ)

1

Chiều dài ngư cụ (m)

43834±1345

Chiều rộng ngư cụ (m)


1,36±1,83

Kích cỡ mắt lưới (mm)

85,9±18,4

Số lượng tàu (chiếc)

1

Chiều dài tàu (m)

10.1±1,83

Công suất máy (CV)

27,8±15,7

Trọng tải tàu (tấn)

3,12±1,42

Ngư cụ khai thác được nghiên cứu ở đây chủ yếu là lưới rê ghẹ ven bờ. Chiều dài lưới trung
bình là 4.383m, nhỏ nhất là 2.000m và dài nhất là 8.000m. chiều rộng lưới đạt 1,36m, dài nhất
là 11m. phần kích thước mắt lưới trung bình khoảng 85,9mm, nhỏ nhất là 8mm và lớn nhất là
100mm. Trung bình 1 hộ sẽ có 1 tàu và 1 ngư cụ khai thác chính, chiều dài trung bình của tàu
là 10,1m, nhỏ nhất là 7,2m và lớn nhất là 15m. Công suất tàu trung bình là 27,8CV và trọng
tải tàu trung bình là 1,42 tấn/tàu. Đề tư ngư cụ phục vụ đánh bắt hải sản và trang hiết bị trên
tàu được xem là tài sản quan trọng nhất của ngư dân (Vũ Thị Hoài Thu, 2013).

3.2 Lựa chọn sinh kế cho hộ khai thác lưới rê ven bờ ở Phú Quốc tỉnh Kiên Giang trong
năm năm tới
3.2.1 Ưu tiên hoạt động kinh tế khác ngoài khai thác trong năm năm tới
Việc lựa chọn sinh kế là một việc rất quan trọng vì nâng cao thu nhập cũng như cải thiện chất
lượng cuộc sống cho hộ ngư dân. Tổng thu nhập bình quân trong năm từ khai thác thuỷ sản
đạt 871triệu/năm. Sinh kế của ngư dân trong vùng khảo sát phụ thuộc 100% vào khai thác
thủy sản.
Bảng 15: đánh giá ưu tiên cho hoạt động kinh tế ngoài khai thác trong 5 năm tới
Nội dung

Số quan
sát (N)

Trung bình thu
nhập (triệu đồng)

Xếp hạng ưu
tiên hiện tại

Xếp hạng ưu
tiên 5 năm tới

Khai thác hải sản

30

871

1


1

Bán tạp hóa

14

53,0

2

2

Vá lưới thuê

10

41,6

3

3

6

36,8

4

4


Đi làm (cơ quan
địa phương)

10


Theo thông tin từ Nguyễn Quang (2007), khai thác thủy sản vào mùa lũ của nông hộ ở
ĐBSCL hàng năm giải quyết được 20.000- 30.000 lao động. Dựa theo nguồn thu nhập trong
những năm tới đây, khai thác thủy sản là ngành nghề được hộ ngư trong vùng ưu tiên hàng
đầu nhằm phục vụ sinh kế của họ. Ngoài ra bên cạnh khai thác, còn có những hoạt động kinh
tế khác mà họ tham gia như vá lưới, đi làm công nhân và buôn bán tạp hóa để góp phần tăng
thêm thu nhập cho gia đình. Dựa vào những điều kiện tại vùng khảo sát cho thấy, lao động là
yếu tố quan trọng nhất trong việc chọn lựa sinh kế để mang lại thu nhập do vậy khai thác vẫn
được ưu tiên. Ngoài ra phương tiện và ngư cụ đánh bắt được cải tiến hơn, hiện nay những quy
định về khai thác rất được quan tâm và chú trọng đến.

Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập hoạt động kinh tế của ngư dân
Trong 100% cơ cấu thu nhập của 4 ngành nghề của những hộ ngư dân, bao gồm nghề khai
thác thủy sản là nghề chính và 3 hoạt động kinh tế khác là đi làm (công nhân), vá lưới thuê và
bán tạp hóa. Cụ thể, khai thác chiếm tỷ trọng cao nhất 95,05% thu nhập (871 triệu/năm) và
còn lại tỷ trọng chia đều cho bán tạp hóa (2,7%), vá lưới thuê (1,34%) và đi làm công nhân
chiếm 0,91% thu nhập của hộ.
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ khai thác lưới rê
Hệ số R = 87,4% cho thấy mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc rất chặt chẽ. Hệ
số R2 = 76,4% cho thấy mô hình này giải thích được 76,4% các biến đưa vào mô hình, còn lại
là do các yếu tố khác không được giải thích bởi mô hình này.
Bảng 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ khai thác thủy sản
Stt

Diễn giải


Hệ số B

Sai số
chuẩn

Giá trị
t

Mức ý
nghĩa (%)

Hằng số

-662

316

-2,09

0,048

1

Trong độ tuổi lao động

-55.9

72,7


-769

0,450

2

Chiều dài ngư cụ (m)

0,126

0,078

1,61

1,121

3

Tổng số chuyến trên năm (chuyến)

3,53

1,25

2,82

0,010

4


Tổng lượng nhớt trên năm (lít)

0,752

0,246

3,05

0,006

5

Tổng lượng dầu trên năm (lít)

-0,060

0,048

-1,24

0,225

6

Số lao động thuê mướn (người)

61,8

80,9


0,764

0,453

R = 0,874, R2 = 0,764; R2 hiệu chỉnh = 0,700; Giá trị sig (mức ý nghĩa) = 0,000
11


Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu rất có ý nghĩa ở mức 0,05 (p < 0,05). Có nghĩa là thu
nhập của mô hình chịu sự tác động chủ yếu của các biến độc lập thông qua phương trình như
sau:
Y = -662 + 3,53X1 + 0,752X2
Y: Thu nhập (triệu đồng/ chuyến)
X1: Tổng số chuyến trên năm (chuyến)
X2: Tổng lượng nhớt trên năm (lít)
X1: Hệ số của biến tổng số chuyến biển có mối tương quan thuận với thu nhập, có nghĩa là,
nếu tăng số chuyến trong năm lên một chuyến thì thu nhập sẽ tăng theo với giá trị là 3,53 triệu
đồng/năm. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
X2: Hệ số của biến tổng lượng nhớt trên năm theo khảo sát có mối tương quan thuận đến thu
nhập của hộ ngư dân khai thác. Điều này có ý nghĩa là, nếu lượng nhớt tăng thêm một lit thì
thu nhập sẽ tăng thêm 0,752 triệu/năm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
3.3 Đề xuất giải pháp về sinh kế bền vững cho hộ khai thác lưới rê ven bờ
3.3.1 Thuận lợi và khó khăn
Nghề lưới rê hiện nay được duy trì và là nghề chính của ngư dân khai thác ven bờ do những
thuận lợi là kinh nghiệm khai thác chiếm 46,7% (14 hộ), bên cạnh đó thì còn có 6,6% cho
rằng thuận lợi về ngư cụ và máy móc dễ đầu tư. Thuận lợi về thị trường có sẵn (3,3%) và tiêu
thụ cho vựa quen (6,7%). Những hộ còn lại không có ý kiến (26 hộ) chiếm 86,7%.
Bảng 17: Những thuận lợi về kỹ thuật, tài chính, thị trường của hộ khai thác hải sản
Thuận lợi


Tần suất xuất hiện

Phần trăm (%)

14

46,7

2

6,6

14

46,7

2

6,6

28

93,4

Thị trường có sẵn

1

3,3


Bán cho vựa quen

2

6,7

Thị trường rộng

1

3,3

26

86,7

Tần suất xuất hiện

Phần trăm (%)

Neo đậu khó khăn

1

3,3

Tiếp cận khoa học kỹ thuật còn chậm

4


13,4

Không ý kiến

25

83,3

Vay vốn khó

11

36,7

Thiếu vốn đầu tư

15

50,0

4

13,3

30

100

Có kinh nghiệm
Máy móc ngư cụ tốt

Không ý kiến
Đủ vốn
Không ý kiến

Không ý kiến
Khó khăn

Không ý kiến
Bị ép giá
12


Bên cạnh những thuận lợi, hộ ngư dân còn gặp rất nhiều khó khăn như: việc tiếp cận khoa học
kỹ thuật còn rất hạn chế chiếm 13,4%, song song đó là tình trạng neo đậu tàu cũng gặp không
ít khó khăn (3,3%). Thiếu vốn chiếm 50% ý kiến, vấn đề vay vốn khó chiếm đến 36,7% trong
11 hộ, những hộ còn lại không có ý kiến. Và vấn đề thị trường hiện nay đang còn bất cập và
cần giải quyết cấp thiết đó là việc bị thương lái ép giá, khảo sát có 30 hộ chiếm 100%. Tóm
lại cần có cách giải quyết cho ngư dân thoát khỏi những khó khăn, cho nên rất cần ban ngành
cũng như Nhà Nước xem xét để có những giải pháp hợp lý và giải quyết triệt để.
3.3.2 Giải pháp sinh kế bền vững cho hộ khai thác lưới rê ven bờ ở Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang
Từ kết quả khảo sát và phân tích cho thấy, khai thác ven bờ còn gặp nhiều khó khăn và trở
ngại trong việc tiếp cận kỹ thuật cũng như tài chính và thị trường tiêu thụ, có 11 hộ (39,2%)
đề xuất về vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ để áp dụng trong khai thác nhằm nâng cao thu
nhập, bên cạnh đó hiện nay một số hộ còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc neo đậu tàu
(13,3% của 4 hộ), do ảnh hưởng tích cực đến sản lượng khai thác, vì vậy những yếu tố này là
những mong muốn mà các ngư dân khai thác đang quan tâm.
Hiện nay, mức quan tâm hàng đầu về mặt tài chính là vốn, vì vậy có đến 25 hộ (83,3%) mong
rằng chính quyền quan tâm hơn về việc hỗ trợ vốn, ngoài ra vay với mức ưu đã cũng được
nhiều ngư dân đề xuất. Bên cạnh đó, có 5 hộ (16,7%) cho rằng bình ổn giá nhiên liệu sẽ tác

động tích cực đến nguồn thu nhập của các ngư dân.
Thị trường được xem như yếu tố ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của các hộ khai thác lưới rê
ven bờ. Hầu hết khi hải sản khai thác được bán ra thị trường sẽ gặp không ít khó khăn về giá
cả, đặc biệt là bị thương lái ép giá, vì vậy, các ngư dân cho rằng nhà nước cần hỗ trợ đầu ra,
ổn định giá thị trường (50%) và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng như giải quyết đầu ra một
cách hiệu quả hơn (12,5%) là điều rất quan trọng.
Bảng 18: Một số đề xuất giải pháp về kỹ thuật, tài chính và thị trường của hộ
Giải pháp

Tần suất xuất hiện

Phần trăm (%)

4

13,3

Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật

11

39,2

Không ý kiến

14

47,5

5


16,7

25

83,3

5

12,5

Bình ổn giá

15

50

Không ý kiến

10

37,5

Giải quyết neo đậu

Ôn định giá nhiên liệu
Hỗ trợ vay vốn
Giải quyết đầu ra sản phẩm

Đối với công tác quản lý ngành cần quan tâm tới đời sống của cộng đồng sống chuyên bằng

nghề khai thác để có những chính sách thiết thực nhằm phục vụ sinh kế của họ. Bên cạnh đó,
cần thành lập các tổ chức xã hội hỗ trợ khai thác thuỷ sản để cho cộng đồng người khai thác
có thể tiếp cận được nguồn tài chính, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền để nâng cao ý
thức về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phục vụ sinh kế của họ. Quản lý chặt chẽ các
loại ngư cụ khai thác, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại
địa phương để đảm bảo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.. Môi trường là điều cơ bản gắn liền với
nguồn lợi thủy sản, vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thuỷ sản thì việc quản lý
môi trường phải được thực hiện song song cùng với quản lý nguồn lợi thủy sản.
13


4. Kết luận và đề xuất
4.1 Kết luận
Thời gian khai thác quanh năm bao gồm mùa vụ Bắc và vụ Nam.
Trung bình mỗi hộ ngư dân có 4 nhân khẩu trong gia đình và có 2 người là lực lượng lao động
chính của hộ. Trình độ học vấn trung bình chủ yếu là cấp 1 (56,7%).
Sản lượng khai thác bình quân là 8,78 tấn/năm. Sản lượng khai thác bình quân của vụ Bắc là
9,03 tấn/vụ (±2,81) và vụ Nam là 8,50 tấn/vụ (±1,46)
Tổng thu nhập bình quân là 871 triệu đồng/năm và lợi nhuận là 500 triệu đồng/năm. Tổng chi
phí bỏ ra trung bình khoảng 370 triệu đồng/năm.
Các khoản thu nhập khác phục vụ sinh kế cho ngư dân ngoài khai thác thủy sản bao gồm: bán
tạp hóa (thu nhập bình quân 53 triệu đồng/năm, chiếm 47%), vá lưới thuê (41,6 triệu
đồng/năm, chiếm 33%) và đi làm công nhân (trung bình khoảng 36,8 triệu đồng/năm, chiếm
20%).
Kết quả khảo sát theo thu nhập và nguồn lực hiện có của những ngư dân trong vùng cho thấy
hoạt động khai thác thủy sản là sinh kế quan trọng nhất đối với họ và đươc xem là sinh kế
được ưu tiên hàng đầu ở hiện tại cũng như trong 5 năm tới.
Các yếu tố có ảnh hưởng tới thu nhập của hộ khai thác ven bờ theo khảo sát bao gồm: tổng số
chuyển biển trên năm và tổng lượng nhớt sử dụng trên năm (lít).
Các khó khăn như thị trường bị ép giá (85%), thiếu vốn đầu tư (50%) và nguồn lợi thuỷ sản

tự nhiên bị cạn kiệt (36,7%) là ba khó khăn lớn nhất của hộ khai thác thuỷ sản.
4.2 Đề xuất
Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản nhằm phục vụ sinh kế bền vững cho cộng đồng
ngư dân ven biển ở Phú Quốc
Nên thành lập tổ hoặc nhóm khai thác ven bờ để có được sản lượng khai thác lớn làm cơ sở
ký kết với các cơ sở thu mua để đảm bảo đầu ra ổn định nhằm phục vụ cho sinh kế hiện tại
cũng như tương lai cho ngư dân khai thác thủy hải sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Huỳnh Văn Hiền, 2009. Vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của nông hộ sống trong
vùng lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ Khoa Học, chuyên ngành Phát
triển Nông thôn, số 606225 trang 1-74.
Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn Hiền, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thị Kim Quyên, 2010. Sinh kế và
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển Đổng Bằng
Sông Cửu Long. Kỳ Yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4, Đại học Cần Thơ. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp, trang 440-454.
Mai Thanh Cúc, 2006. Nghiên cứu sinh kế các cộng đồng nghèo vùng ven biển Việt Nam.
Tạp chí khoa học nông Nghiệp 2006, tâp IV, số 6: 117-123.
Nguyễn Minh Tú, Trương Hoàng Minh, 2010. Sinh kế và sự phụ thuộc của cộng đồng vào
nguồn lợi thủy sản ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu. Kỳ yếu Hội Nghị khoa học thủy
sản: 488-498.
Nguyễn Quang (2007). Phát triển kinh tế mùa lũ ở ĐBSCL: Làm gì để đạt hiệu quả bền vững.
www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2007/9/6510.html. Cập nhật ngày
20/09/2007.
14


Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh tài chính và kĩ
thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Đại
học Cần Thơ. 2010:14 360-372.

Nguyễn Thị Diệu Phương, Đỗ Văn Thịnh, Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Thị Hạnh Tiên,
2013. Sinh kế của cộng đồng dân tái định cư ở vùng long hồ sông Đà, huyện Phù Yên,
Tỉnh Sơn La. Tạp chí khoa học, trường đại học Nông Lâm TP.HCM. Số 88: trang 677688.
Nguyễn Trung Vẹn, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng, 2012. Phân tích hiệu quả khai thác
hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc
lần thứ IV. Số 06/2013: trang 662 – 670.
Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân và Trần Văn Quảng, 2012. Phân tích các nguồn lực
trong khung sinh kế bền vững khi có chương trình 135. Tạp chí khoa học, Đại học
Huế, tập 72B, số 3 trang 356-368.
Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2012. Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển. Diễn đàn phát
triển Việt Nam, 2012.
Vũ mưa, 2012. Tổng lượng thủy sản 2012. Truy cập 19/11/2014.
Vũ Thị Hoài Thu, 2013. Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong bối
cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sỹ
Kinh tế, chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bố lực lượng sản xuất và Phân vùng
kinh tế). Số 62340410.

15



×