Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

so sánh hiệu quả tài chính nghề lưới kéo đơn ven bờ và xa bờ ở tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.14 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LIÊU NGỌC TRÂN

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN
VEN BỜ VÀ XA BỜ Ở TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LIÊU NGỌC TRÂN

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN
VEN BỜ VÀ XA BỜ Ở TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THANH LONG

2014



SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NGHỀ LƢỚI KÉO ĐƠN
VEN BỜ VÀ XA BỜ Ở TỈNH KIÊN GIANG
Liêu Ngọc Trân và Nguyễn Thanh Long
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
Studying on inshore and offshore trawlers activities were conducted from August to
December 2014 in two coastal districts of Kien Giangprovince such as Kien Luong and
Chau Thanh districts. It was interviewed with 30 inshore trawler and 30 offshore trawler
households with main contents such as number of boats, fishing crops, fishing grounds,
main exploited species, yields and financial efficiency. Results showed that the number of
trawlerin Kien Giang province was 207boats of inshore trawlers and 463 boats of offshore
trawlers. Inshore and offshore trawlers with average capacity and average tonnage of 48
CV/vessel, 5 tons/vessel and 300 CV/vessel, 47 tons/vessel. The average of yield of coastal
trawlerswas36.58 tons/vessel/year, which accounted for 41% of trash fish; the average of
yield of offshore trawlers was 297tons/vessel/year, which accounted for 43% of trash fish.
The total average cost of a fishing trip of inshore trawlers was 26.1 million VND and net
return was 15.7 million VND/fishing trip, benefit ratio was 0.63;the total average cost of a
fishing trip of offshore trawlers was 640.73 million VND and net return was 365 million
VND/fishing trip, benefit ratio was 0.54. Difficulties of the present offshore trawlers
application were high fuel prices, increase the number of fishing vessels, the changing of
the weather.
Keywords: fishing,inshore, offshore, trawler, financialefficiency.
Title: Comparing financial efficiency of inshore and offshore trawlers in Kien Giang
province
TÓM TẮT
Nghiên cứu hoạt động của nghề lưới kéo được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12/2014 tại
các huyện ven biển Kiên Lương và Châu Thành tỉnh Kiên Giang. Đề tài đã tiến hành phỏng
vấn 30 hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn ven bờ và 30 hộ làm nghề lưới kéo đơn xa bờ về
khía cạnh kỹ thuật, tài chính, những thuận lợi và khó khăn. Kết quả cho thấy toàn tỉnh có

207 tàu làm nghề lưới kéo đơn ven bờ và 463 tàu làm nghề lưới kéo đơn xa bờ. Tàu lưới
kéo đơn ven bờ, xa bờ có công suất trung bình và trọng tải trung bình lần lượt là 48
CV/tàu, 5 tấn/tàu và 300 CV/tàu, 47 tấn/tàu.Sản lượng khai thác trung bình đối với tàu lưới
kéo ven bờ là 36,5 tấn/tàu/năm, trong đó cá tạp chiếm 41%; và đối với tàu lưới kéo xa bờ
chiếm tới 297,5 tấn/tàu/năm với lượng cá tạp chiếm 43%. Tổng chi phí trung bình một
chuyến biển của tàu ven bờ là 26,1 triệu đồng và lợi nhuận trung bình là 15,7 triệu
đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 0,63; trong khi đó đối với tàu khai thác xa bờ thì
tổng chi phí trung bình một chuyến biển là 640 triệu đồng, lợi nhuận trung bình là 365
triệu với tỉ suất lợi nhuận là 0,54. Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn là giá
nhiên liệu tăng cao, số lượng tàu khai thác tăng nhiều và thời tiết biến đổi thất thường.
Từ khóa: Khai thác thủy sản,ven bờ, xa bờ, nghề lưới kéo, hiệu quả tài chính.

1


1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành thuỷ sản hiện đang cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong
nước và góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trong năm
2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,07 USD, tổng sản lượng ước đạt 6,05 triệu tấn, trong đó
sản lượng khai thác đạt 2,8 triệu tấn chiếm khoảng 46,58% tổng sản lượng thủy sản của cả
nước (Tổng Cục Thống kê, 2013).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với bờ biển dài trên 780 km chiếm 23% chiều dài bờ
biển cả nước, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 297.000 km2 giáp biển Đông và Vịnh Thái
Lan, với vùng thềm lục địa có thế mạnh về thủy sản với trữ lượng thủy sản ước trên 2 triệu
tấn và khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
Sản lượng KTTS hàng năm luôn đứng đầu cả nước (Lê Văn Ninh, 2006).
Kiên Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có đường bờ biển dài gần 200 km, trên biển có
hơn 140 hòn, đảo lớn nhỏ nằm rãi rác khắp vùng biển, nguồn lợi thủy sản phong phú, hàng
năm ít gió bão, là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản (Sở NN&PTNT

tỉnh Kiên Giang, 2013).
Là địa phương có đội tàu khai thác lớn nhất cả nước, khai thác thủy sản (KTTS) trở thành
thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Những năm vừa qua, nghề lưới kéo đã góp phần không
nhỏ vào tổng sản lượng khai thác của toàn tỉnh. Hiện nay số lượng tàu cá toàn tỉnh là
10.726 chiếc với tổng công suất là 1.737.215 CV với tổng sản lượng 437.370 tấn (Sở
NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, 2014).
Hàng năm, sản lượng khai thác (SLKT) từ nghề lưới kéo mang lại đã là nguồn thu nhập
chính cho ngư dân vùng ven biển. Tuy nhiên, hiện nay việc số tàu cá công suất nhỏ đánh
bắt ven bờ ngày càng tăng đã và đang làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản, trong khi đã có
nhiều chính sách hỗ trợ các ngư dân từ khai thác ven bờ chuyển sang xa bờ nhưng nghề này
chưa được phát triển mạnh và ổn định, vì thế đề tài “So sánh hiệu quả tài chính nghề lưới
kéo ven bờ và xa bờ ở tỉnh Kiên Giang” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
So sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ven bờ và xa bờ ở tỉnh Kiên Giang nhằm cung
cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển ổn định nghề khai thác thủy sản.
1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo ven bờ.
Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ.
So sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ven bờ và xa bờ.

2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tại các huyện Kiên Lương,
Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang.

2



2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp gồm số lượng tàu thuyền, sản lượng khai thác thủy sản, hình thức quản lý
khai thác thủy sản… được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Kiên Giang, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các nghiên cứu có
liên quan, tạp chí chuyên ngành, luận văn tốt nghiệp đại học và các website chuyên ngành
cũng được tham khảo để viết báo cáo này.
2.2 Số liệu sơ cấp
Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộ làm nghề lưới kéo đơn ven bờ và 30 hộ làm nghề
lưới kéo đơn xa bờ theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu những thông tin như:
-

Những thông tin chung về chủ tàu và thuyền trưởng.
Lực lượng lao động trong gia đình và trên tàu.
Số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng.
Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo (kết cấu tàu, ngư cụ, ngư trường, mùa vụ,
thời gian khai thác của chuyến biển và trong năm).
Những loài khai thác (loài kinh tế và cá tạp)
Sản lượng khai thác thủy sản theo chuyến và theo năm.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả tài chính (chi phí, doanh thu, lợi nhuận).
Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo đơn.

2.3 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm Excel được sử dụng để nhập và phân tích số liệu. Các số liệu về khía cạnh kỹ
thuật và tài chính được thể hiện qua tần số suất hiện, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá
trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính dựa trên những công thức sau (tính cho 1 chuyến
biển):
-


Tổng thu nhập = tổng số tiền bán sản phẩm.
Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định (chi phí khấu hao một
chuyến).
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
Tỉ suất lợi nhuận (lần)= Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí.

Đối với các câu hỏi mở (nêu những thuận và khó khăn) thì 1 ý trả lời được cho 1 lần quan
sát, sau đó các ý được xếp hạng từ cao đến thấp để xác định tầm quan trọng của các ý.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình phát triển nghề KTTS ở Kiên Giang
Nghề KTTS ở tỉnh Kiên Giang đã có từ lâu đời, nó được coi là nghề KTTS truyền thống
của ngư dân ven biển nơi đây. Từ năm 2009 đến năm 2012, số lượng tàu KTTS đều tăng,
nhưng đến năm 2013 số lượng tàu đã giảm chỉ còn 10.726 chiếc với tổng công suất là
1.737.215 CV, bình quân 161,9 CV/chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ có 4.158 chiếc, tăng
222 chiếc so với năm 2011. Bên cạnh đó, SLKT đều tăng lên qua các năm, từ 355.378 tấn
năm 2009 tăng lên 437.370 tấn trong năm 2013. Trong đó, chủ yếu là các loại cá chiếm tới

3


66,4% tổng sản lượng khai thác, còn lại là mực chiếm 12,75%, tôm 8,95% và các loài hải
sản khác chiếm 11,85% (Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, 2014).
500,000

Số tàu (chiếc)

Sản lượng (tấn)

14,000
12,000

10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
-

400,000

300,000
200,000
100,000
-

2009

2010

2011

2012

2009 2010 2011 2012 2013

2013

Hình 1: Số tàu KTTS ở tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2009-2013

Hình 2: Sản lượng KTTS ở tỉnh Kiên Giang

giai đoạn 2009-2013

Đến nay toàn tỉnh có khoảng tàu 4.000 tàu hoạt động xa bờ, (có 270 tàu dịch vụ hậu cần
nghề cá) với hơn 20 loại nghề khác nhau thuộc các họ nghề; trong đó: lưới rê 40,3%, lưới
kéo 27,3%, nghề câu 21,5%, nghề lưới vây 3,10%, còn lại là các nghề khác và dịch vụ khai
thác hải sản trên biển , thu hút và giải quyết trên 170.000 việc làm, trong đó có hơn 82.000
lao động trực tiếp trên biển.Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản luôn tăng, nhất là số tàu
có công suất lớn có khả năng khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ; năm 2005, toàn tỉnh có
3.000 chiếc thì đến năm 2013 thì số tàu khai thác hải sản xa bờ tăng lên đạt gần 4.000
chiếc, gấp 1,2 lần so với năm 2005 (Sở NN&PTNTtỉnh Kiên Giang, 2013).
Bên cạnh đó, tỉnh cũng vận động ngư dân khai thác hải sản xa bờ theo từng tổ, đội để hỗ trợ
nhau trong sản xuất. Dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng cá đáp ứng yêu cầu. Tổng số
hàng qua cảng 326.896 tấn, trong đó hàng thủy sản 284.190 tấn và thu phí, dịch vụ trên
9,66 tỷ đồng. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và
bảo tồn biển luôn được quan tâm(Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Kiên Giang, 2013).
3.2 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lƣới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Kết quả khảo sát cho thấy tàu lưới kéo đơn ven bờ ở tỉnh Kiên Giang có công suất trung
bình là 48,3CV/tàu, tải trọng trung bình là 5 tấn/tàu (Bảng 1). Thời gian đánh bắt trên biển
của tàu lưới kéo ven bờ ngắn nên tải trọng thường nhỏ. Trong khi đối với tàu khai thác xa
bờ thì được trang bị máy tàu có công suất lớn để phù hợp với thời gian đánh bắt và SLKT,
cụ thể, tải trọng trung bình của tàu xa bờ là 46,8 tấn với công suất máy trung bình là 300,6
CV (Bảng 1).
Bảng 1: Công suất và tải trọng của tàu lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung
Giá trị
Ven bờ
Tải trọng của tàu (tấn)
5±1,58
Công suất của máy tàu (CV)
48,3±19,5


Xa bờ
46,8±17,8
300±118

Theo kết quả khảo sát thì kích thước mắt lưới 2a nhỏ nhất ở cả tàu ven bờ và xa bờ đều nhỏ
hơn kích thước mắt lưới qui định (Bảng 2), thêm vào đó lưới kéo là ngư cụ khai thác mang
4


tính chủ động, cá không thể thoát ra khỏi lưới nếu như không có khả năng quay chạy ngược
ra được miệng lưới đều này cho thấy hoạt động của nghề lưới kéo đang làm ảnh hưởng đến
nguồn lợi thủy sản vì lưới đánh bắt nhiều cá con. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên
kiểm tra ngư cụ đồng thời tuyên truyền cho ngư dân để đảm bảo kích thước mắt lưới đúng
với quy định, bảo vệ và phát triển bền vững NLTS.
Bảng 2: Kích thước mắt lưới của lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung

Giá trị
Ven bờ

Kích thước mắt lưới 2a nhỏ nhất (mm)

Xa bờ

18,2±1,56

23,9±3,27

Hầu hết các hộ làm nghề lưới kéo đơn ở 2 huyện khảo sát đều cho biết họ đã có nhiều năm

kinh nghiệm đi biển (từ 10-25 năm). Do là nghề cha truyền con nối cộng thêm điều kiện tự
nhiên thuận lợi cùng với mức lợi nhuận cao đã khiến cho các hộ dân nơi đây bám trụ lâu
với nghề.
Bảng 3: Lực lượng lao động của tàu lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung

Giá trị
Ven bờ

Tổng số lao động trong gia đình (người/hộ)

Xa bờ

Tỉ lệ (%)
Ven bờ

Xa bờ

2,4±1,4

2,83±0,99

Số lao động tham gia trong nghề này (người)

1,13±0,73

1,23±0,77

26,71


9,16

Số lao động thuê mướn thêm trên tàu (người)

3,1±1,88

12,2±3,45

73,2

90,8

4,23±1,81

13,4±3,56

100

100

Tổng số lao động trên tàu (người/tàu)

Đối với khai thác ven bờ, trung bình cứ mỗi gia đình có 2,4 người thì lại có 1,13 người làm
nghề này. Do là tàu có công suất nhỏ, số ngày mỗi chuyến biển ít nên tổng số lao động trên
tàu dao động trong khoảng 4,23 người/tàu, vì vậy số lao động thuê mướn thêm cũng chỉ
khoảng 3,1 người/tàu (73,2%).Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát cho thấy tổng số lao động
trên tàu lưới kéo xa bờ trung bình là 13,4 người/tàu (Bảng 3) thì lao động gia đình chỉ đáp
ứng được 9,16% lao động trên tàu, còn lại là 66,5% phải thuê mướn thêm. Ta thấy rằng,
tổng số lao động trên tàu khai thác thủy sản xa bờ luôn nhiều hơn so với tàu lưới kéo ven
bờ, chủ yếu là lao động thuê mướn, có nghĩa là việc phát triển nghề lưới kéo xa bờ đã phần

nào làm giảm đi tỉ lệ thất nghiệp của địa phương.
Bảng 4 cho thấy thời gian khai thác của nghề lưới kéo đơn ven bờ và xa bờ. Cụ thể, đối với
tàu lưới kéo ven bờ: thời gian khai thác trung bình một mẻ lưới là 4,13 giờ, mỗi ngày một
tàu chỉ khai thác được khoảng 2,9 mẻ lưới. Trung bình một chuyến biển sẽ kéo dài khoảng
7,9 ngày và một năm thì chỉ ra khơi được 9,8 tháng nên sẽ rất thuận lợi cho việc nghỉ ngơi
cũng như sửa chữa lại tàu thuyền và ngư cụ. Do là tàu có công suất nhỏ nên chủ yếu các tàu
lưới kéo ven bờ chỉ khai thác ở ngư trường Tây Nam Bộ.

5


Bảng 4: Thời gian khai thác của nghề lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung
Giá trị
Ven bờ
Thời gian trung bình một mẻ lưới (giờ)
4,13±0,51
Số ngày khai thácmột chuyến biển (ngày)
7,9±3,91
Số chuyến biển trong năm (chuyến)
Số tháng khai thác trong một năm (tháng)

Xa bờ
9,27±2,24
30,5±10,5

33±12,63
9,8±0,41

10±0,64

10±0,64

Riêng về tàu KTTS xa bờ, thời gian khai thác của một mẻ lưới trung bình khoảng 9,27 giờ.
Số ngày khai thác một chuyến biển cũng sẽ dài hơn, khoảng 30,5 ngày/chuyến biển. Trung
bình mỗi năm khai thác được 10 tháng do ảnh hưởng của mưa bão.
Bảng 5: Sản lượng của nghề lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung

Giá trị
Ven bờ

Xa bờ

Sản lượng một mẻ lưới (kg)

60,3±14,0

566±172

Sản lượng một chuyến (kg/tàu/chuyến)

1.425±887

30.116±16.881

Sản lượng một năm (tấn/tàu/năm)

36,5±0,48

297±5,25


Bảng 6: SLKTtheo thành phần loài của nghề lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Tên loài
Sản lượng bình quân/chuyến
Tỉ lệ (%)
(kg)
Ven bờ
Xa bờ
Ven bờ Xa bờ
Mực (Sthenoteuthisoualaniensis)
122±85
3166±1727
8,58 10,51
Cá thu (Acanthocybium solandri)
28,3±28,9
93,6±46,9
2,0
0,31
Cá bè (Scomberoides lysan)
Cá chẽm (Lates calcarifer)
Cá bạc má (Rastrekkiger kanagurta
Cá đù (Argyrosomus argentatus)
Tôm (các loại)
Ghẹ (Portunus pelagicus)
Cá sòng (Trachcerus symmetricus)
Cá chét(Eleutheronema tetradactylum)
Các loài khác
Tỉ lệ cá tạp
Tổng


38,7±12,1
42,3±13,8

118±92,6
99,5±58,5
521±222
503±177

2,72
2,97

0,4
0,33
1,73
1,67

313±154
9,58±5,42
37±11,0
34,2±12,5
211±265
588±411
1425±887

4828±2152
66,8±35,9
326±145
1156±439
5800±3713
13435±9919

30116±16881

22,0
0,67
2,6
2,4
14,8
41,26
100

16,04
0,22
1,08
3,85
19,26
44,6
100

Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo xa bờ cao hơn nhiều so với tàu lưới kéo ven bờ (Bảng
5). Cụ thể, sản lượng một mẻ của tàu lưới kéo ven bờ là 60,3 kg, thấp hơn tàu lưới kéo xa
bờ (566 kg), dẫn đến sản lượng khai thác một chuyến của tàu lưới kéo xa bờ cũng cao hơn
nhiều. Đây là do thời gian khai thác một mẻ lưới của tàu lưới kéo ven bờ ngắn hơn (khoảng
4 giờ) và thời gian một chuyến biển cũng ngắn hơn (4-10 ngày) nên SLKT thấp hơn nhiều.
6


Trung bình SLKT một năm của tàu KTTS ven bờ là 36,5 tấn/tàu/năm, còn tàu KTTS xa bờ
là 297 tấn/tàu/năm.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy mùa vụ khai thác của tàu lưới kéo (ven bờ và xa bờ) có sản
lượng cao từ tháng 2 đến tháng 6, chủ yếu tập trung vào vụ Nam (Nguyễn Thanh Long,

2010).
Trong SLKT theo thành phần loài của tàu lưới kéo ven bờ thì tôm đạt cao nhất (22%), kế
đến là mực (8,58%). Ngoài ra còn có một số loài cá có giá trị kinh tế như: cá thu (2%), cá
đù (2,97), cá chét (2,4%). Bên cạnh đó, thành phần loài khai thác được của tàu lưới kéo xa
bờ có phần đa dạng hơn do đánh ở ngoài khơi xa. Trong số đó thì tôm và mực vẫn chiếm tỉ
lệ cao nhất (16,04% và 10,51%), số còn lại là các loài cá có giá trị kinh tế cao nhưng sản
lượng thấp: cá bè (0,4%), cá chẽm (0,33%), cá chét (3,85%) (Bảng 6).
3.3 Khía cạnh tài chính của nghề lƣới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Chi phí đầu tư trên một chuyến biển bao gồm chi phí vỏ tàu, máy tàu và ngư cụ đã được
khấu hao. Kết quả khảo sát cho thấy để đầu tư cho một tàu lưới kéo đơn ven bờ cần trung
bình khoảng 343 triệu đồng, trong đó vỏ tàu chiếm tỷ lệ cao nhất (68,4%), vì vậy thời gian
khấu hao của nó cũng dài hơn từ 8-20 năm. Chi phí mua máy tàu chiếm 23,2%, thời gian
khấu hao của nó cũng cao khoảng từ 5-10 năm tùy theo loại máy, kế đến là chi phí mua ngư
cụ 3,91%, còn lại là chi phí mua các thiết bị hỗ trợ khai thác chiếm 4,49%. Vì là khai thác
ven bờ nên chi phí khấu hao mỗi chuyến biển của tàu ven bờ cũng không lớn lắm khoảng
1,53 triệu đồng/chuyến.
Bảng 7: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của tàu lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung
Chi phí cố định
Chi phí khấu hao
(Triệu đồng/chuyến)
Triệu đồng
Tỉ lệ (%)
Ven bờ
Xa bờ
Ven bờ Xa bờ
Ven bờ
Xa bờ
Vỏ tàu
234±163

1993±693
68,4
67,7 0,64±0,63
16,69±6
Máy tàu
Ngư cụ
Chi phí khác
Máy định vị
Máy bộ đàm
Rada
Dò cá
Tổng

79,6±49,4
13,4±20,7
2,23±1,99
8,73±1,84
4,43±1,63

343±213

420±156
403±165
83,3±23,9
9,9±4,8
7,27±3,32
12,3±6,72
15,4±10,5
2944±848


23,2
3,91
0,65
2,54
1,30

100

14,25
13,7
2,82
0,33
0,25
0,42
0,53
100

0,24±0,45
0,41±0,92
0,09±0,1
0,05±0,03
0,03±0,02

1,53±1,61

4,19±1,66
40,6±17,1
8,42±2,65
0,17±0,04
0,18±0,07

0,6±0,28
0,34±0,28
71,1±22,2

Đối với tàu lưới kéo xa bờ thì chi phí đầu tư lại khá cao, khoảng 2.944 triệu đồng, nhiều
nhất vẫn là chi phí mua vỏ tàu (67,7%),kế đến là máy tàu chiếm 23,2%, chi phí mua ngư cụ
chiếm 13,7 %, còn lại là chi phí trang thiết bị hỗ trợ khai thác trên biển chiếm 4,35%. Chi
phí khấu hao một chuyến biển của tàu xa bờ tương đối khoảng 71,1 triệu đồng/chuyến
(Bảng 7).

7


Bảng 8: Chi phí biến đổi cho một chuyến biển của tàu lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung
Nhiên liệu
Nhớt
Lương thực

Giá trị (triệu đồng/chuyến)
Ven bờ
Xa bờ
10,1± 6,1
201±97,7
0,45±0,21
7,57±4,67
0,54±0,28
6,27±2,02

Giá trị (triệu đồng/năm)

Ven bờ
Xa bờ
288±170
1996±971
13,1±4,5
75±45,9
15,8±6,19
62,3±19,5

Tỷ lệ (%)
Ven bờ
Xa bờ
41,06
32,8
1,82
1,23
2,2
1,02

Nước đá

0,91±0,41

9,63±4,48

3,7

1,57

26,7±8,87


95,8±44,5

Tiền nhân công

11,5±8,32

298±160

46,8

48,6

306±96,2

2938±1530

Chi phísữa chữa

1,07±0,25

3,43±2,31

4,35

0,56

34±11,9

34,4±23,3


Tiền lãi ngân hàng
Tổng chi phí

86,6±22,8
24,6±14,0

613±258

14,1
100

435±468

100

685±230

5637±2515

Trong cơ cấu chi phí biến đổi của một chuyến biển thì chi phí nhiên liệu và chi phí nhân
công là hai khoản tiền lớn mà các chủ tàu phải bỏ ra (Bảng 8). Đối với tàu ven bờ, tiền
nhân công chiếm 46,8% trong tổng chi phí biến đổi. Kế đến là chi phí nhiên liệu chiếm
41,06%,còn lại là chi phí sữa chữa (4,35%), chi phí mua nước đá (3,7%) và các chi phí
khác chiếm tỷ lệ thấp. So với tàu ven bờ thì mỗi chuyến biển tàu lưới kéo xa bờ phải bỏ ra
cao hơn nhiều, trung bình khoảng 613 triệu đồng/chuyến. Trong đó chi phí nhân công
chiếm tỷ lệ cao nhất (48,6%), do số lao động thuê mướn trên tàu xa bờ chiếm tới 90,8%
tổng số lao động trên tàu (Bảng 4), qua đó ta thấy nghề này không những giúp tăng thu
nhập cho chủ tàu mà cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây. Kế đến là
chi phí nhiên liệu (32,8%) và các chi phí khác chiếm tỷ lệ thấp (Bảng 8). Ngoài ra, hình

thức ăn chia giữa chủ tàu và thủy thủ trên tàu là 6:4, trừ chi phí xong rồi mới chia nên ngư
phủ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình.
Bảng 9: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung
Tổng chi phí (triệu đồng)

Chuyến biển
Ven bờ
Xa bờ
26,1±15,3
640±275

Cả năm
Ven bờ
723±244

Xa bờ
6341±2664

Tổng chi phí khấu hao
(triệu đồng)
Tổng chi phí biến đổi
(triệu đồng)
Tổng doanh thu (triệu đồng)

1,53±1,61

71,1±22,2

38,6±27,3


703±201

24,6±14,0

613± 258

685±230

5637±2515

41,8±25,6

1005±476

1148±340

9930±4568

Lợi nhuận (triệu đồng)

15,7±11,0

365±217

425±138

3589±2074

Tỉ suất lợi nhuận (lần)


0,63±0,19

0,54±0,2

0,63±0,19

0,54±0,2

Tổng thu nhập một chuyến biển trung bình của tàu ven bờ là 41,8 triệu đồng và có lợi
nhuận trung bình một chuyến là 15,7 triệu đồng với tỉ suất lợi nhuận là 0,63 lần (Bảng 9).
Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn xa bờ có lợi nhuận tương đối cao (425 triệu
đồng/tàu/năm). Đối với nghề lưới kéo xa bờ thì tổng chi phí cho mỗi chuyến biển hay một
năm đều rất lớn (6.341 triệu đồng/năm), nhưng do là tàu có công suất lớn, sản lượng khai
thác nhiều, đa số là các loài có giá trị kinh tế cao nên tổng doanh thu cũng như lợi nhuận
mà nó mang lại cũng rất hấp dẫn. Trung bình một chuyến biển thì chủ tàu lưới kéo xa bờ
thu được trung bình khoảng 1.005triệu đồng, với lợi nhuận là 365 triệu đồng. Kết quả cho
8


thấy lợi nhuận của tàu lưới kéo xa bờ cao hơn rất nhiều so với tàu lưới kéo ven bờ, nhưng
do tổng chi phí phải bỏ ra cũng tương đối cao nên tỉ suất lợi nhuận vẫn còn thấp (0,54 lần).
3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề lƣới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng, với nguồn
tài nguyên phong phú. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào, dễ tìm cũng là một yếu tố
thuận lợi nữa để ngư dân thực hiện nghề này. Kỹ thuật khai thác đòi hỏi không cao cộng
với kinh nghiệm đi biển lâu năm cũng giúp cuộc sống ngư dân nơi đây ổn định được với
nghề (Bảng 10).
Bảng 10: Những thuận lợi khi thực hiện nghề lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung

Số quan sát
Xếp hạng
Gần ngư trường
60

1

Nhân công dễ tìm
Kỹ thuật đòi hỏi không cao
Kinh nghiệm đi biển

2
3
4

52
37
27

Hầu hết các hộ được hỏi về khó khăn của nghề đều cho biết đó chính là giá nhiên liệu tăng.
Đặc biệt đối với các tàu khai thác xa bờ, chi phí biến đổi mỗi chuyến biển của họ rất cao,
việc giá dầu tăng cao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn trong việc tiếp tục khai thác của họ.Khó
khăn thứ hai là hiện nay số lượng tàu KTTS tăng nhiều, cạnh tranh trong nghề cao dẫn đến
sản lượng khai thác ngày một giảm. Thời tiết biến đổi thất thường, giá bán sản phẩm khai
thác thấp đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân nơi đây. Song song đó, việc không
vay được vốn ưu đãi đã khiến cho phần lớn các tàu lưới kéo xa bờ phải chịu một khoản tiền
lãi lớn, làm giảm bớt đi lợi nhuận (Bảng 11).
Bảng 11: Những khó khăn của nghề lưới kéo đơn ở tỉnh Kiên Giang
Nội dung
Số quan sát

Chi phí cao
51
Tàu KTTS tăng nhiều
48
Thời tiết thất thường
35
Giá bán sản phẩm khai thác thấp
Không vay được vốn ưu đãi

26
20

Xếp hạng
1
2
3
4
5

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
-

-

-

Nghề lưới kéo ở tỉnh Kiên Giang khai thác được ở cả hai ngư trường Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ, nhưng đối với tàu ven bờ thì chủ yếu chỉ khai thác ở vùng biển Tây
Nam Bộ. Trong đó tháng 2,3,6,7 có sản lượng cao nhất.

Sản lượng trung bình một năm của tàu lưới kéo khá cao. Cụ thể đối với tàu ven bờ
là 36,5 tấn/tàu/năm; trong khi đó sản lượng khai thác trung bình đối với tàu lưới kéo
xa bờ chiếm tới 297 tấn/tàu/năm.
Tổng chi phí trung bình của một chuyến biển đối với tàu ven bờ là 26,1 triệu đồng,
lợi nhuận trung bình là 15,7 triệu đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 0,63
lần; trong khi đối với tàu khai thác xa bờ thì tổng chi phí một chuyến biển là 640
triệu đồng, lợi nhuận trung bình là 365 triệu với tỉ suất lợi nhuận là 0,54 lần.
9


-

Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn là giá nhiên liệu tăng cao, số lượng
tàu khai thác tăng nhiều và thời tiết biến động thất thường.

4.2 Đề xuất
-

-

Nhà nước cần tiếp tục chính sách hỗ trợ chi phí dầu, tạo điều kiện cho ngư dân vay
vốn để ngư dân có thể tiếp tục phát triển nghề này.
Các cơ quan quản lý KTTS địa phương cần đầu tư xây dựng nhiều khu neo đậu
tránh bão an toàn, cần liên kết sản xuất giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm khai thác
làm tăng thu nhập cho ngư dân.
Cần quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền, tránh tình trạng tàu có công suất lớn (90
CV) khai thác ven bờ và khuyến khích ngư dân chuyển sang khai thác xa bờ.
Kiểm soát chặt chẽ các hình thức khai thác mang tính hủy diệt cao, tuyên truyền
những qui định trong khai thác và quản lí nhằm bảo vệ NLTS đang dần cạn kiệt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thúy Kiều, 2013. Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ
(>90 CV) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Cần Thơ.
2. Lê Thị Ánh Xuân, 2013. Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo ven bờ (<90
CV) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Lê Văn Ninh, 2006. Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và
một số định hướng phát triển trong thời gian tới. Tạp chí thuỷ sản số 11/2006.
4. Nguyễn Thanh Long, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề
khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học 2010, NXB Đại Học
Cần Thơ, 12 trang.
5. Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, 2013. Báo cáo tình hình giải quyết khó khăn trong
sản xuất và đời sống của ngư dân vùng biển, hải đảo.
6. Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, 2014. Hiện trạng và kế hoạch phát triển thủy sản
tỉnh Kiên Giang.
7. Tổng cục Thống kê, 2014. Niên giám Thống kê 2013. NXB Thống kê Hà Nội.

10



×